Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

bài giảng quản trị ngoại thương - chương 4 tổ chức thực hiện hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 28 trang )

TỔ CHỨC
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Chương 4
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:
1. Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định.
2. Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán.
3. Chuẩn bị hàng để xuất khẩu.
4. Kiểm tra hàng xuất khẩu.
5. Làm thủ tục hải quan.
6. Thuê phương tiện vận tải.
7. Giao hàng cho người vận tải.
8. Mua bảo hiểm cho hàng hoá.
9. Lập bộ chứng từ thanh toán.
10. Khiếu nại.
11. Thanh lý hợp đồng.
1.1 Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của nhà
nước:
- Hàng hoá xuất khẩu phải phù hợp với ngành hàng đăng ký
trong giấy phép kinh doanh.
- Hàng hoá phải nằm trong danh mục được phép xuất khẩu.
- Hàng hoá xuất khẩu phải đảm bảo các quy định liên quan về
kiểm dịch động thực vật, vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Phải có giấy phép, hạn ngạch, … nếu hàng hoá xuất khẩu
nằm trong danh mục yêu cầu.
1.2 Thực hiện những công việc bước đầu của khâu
thanh toán:
• Nếu thanh toán bằng TT trả trước:
- Nhắc nhở đối tác trả tiền trước đúng hạn.
- Chờ ngân hàng báo “Có” mới giao hàng.
• Nếu thanh toán bằng CAD:
- Nhắc nhở đối tác mở tài khoản tín thác đúng hạn.


- Liên hệ với ngân hàng để kiểm tra đủ: điều kiện thanh
toán, các chứng từ xuất trình, người cấp, số, …mới tiến hành
giao hàng.
• Nếu thanh toán bằng L/C:
- Nhắc người mua mở L/C theo yêu cầu.
- Kiểm tra L/C. Nếu phù hợp mới giao hàng.
Nếu thanh toán bằng Clean Collection, D/A, D/P thì người bán phải giao
hàng rồi mới thực hiện yêu cầu thanh toán.
1.3 Chuẩn bị hàng để xuất khẩu:
Đối với những đơn vị xuất khẩu:
- Chuẩn bị nguyên nhiên vật liệu để sản xuất hàng theo
đúng yêu cầu.
- Đóng gói, kẻ, ký mã hiệu theo yêu cầu người mua.
Đối với những đơn vị chuyên kinh doanh XNK:
- Thu gom hàng hoá đầy đủ theo yêu cầu.
- Đầu tư trực tiếp, gia công, đặt hàng, đổi hàng, …
1.4 Kiểm tra hàng xuất khẩu:
Đối với cấp cơ sở:
- Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
(KCS) chứng nhận, có chữ ký của thủ trưởng đơn vị.
- Nếu người mua yêu cầu, có thể mời các cơ quan giám
định độc lập kiểm tra: Vinacontrol, Foodcontrol,…
Đối với cấp cửa khẩu:
- Hải quan thẩm tra lại KQ kiểm tra ở cấp cơ sở.
Quy trình giám định hàng hoá:
a. Nộp hồ sơ giám định: (giấy yêu cầu, hợp đồng, L/C)
b. Cơ quan giám định tại hiện trường: (phân tích mẫu ở phòng TN)
c. Cơ quan giám định thông báo kết quả, cấp giấy CN tạm.
d. Kiểm tra vệ sinh hầm hàng: (gạo, nông sản, )
e. Giám sát quá trình xuất hàng:(tại Nmáy, kho hàng, hiện trường)

f. Cơ quan giám định cấp chứng thư chính thức
1.5 Làm thủ tục hải quan:
- Khai và nộp tờ khai hải quan.
- Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm quy định
kiểm tra.
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.
1.6 Thuê phương tiện vận tải:
- Người bán phải thuê phương tiện vận tải nếu bán theo điều
kiện nhóm C,D.
Thuê tàu chợ:
- Số lượng hàng không lớn, chủ yếu hàng khô, hàng đã vào
bao.
- Cước phí, tuyến đường, thời gian quy định trước.
- Thủ tục đơn giản, cước phí cao.
Thuê tàu chuyến:
- Số lượng hàng lớn: ngũ cốc, khoáng sản, phân bón.
- Giá cước thấp.
- Yêu cầu nghiệp vụ thuê tàu cao.
1.7 Giao hàng cho người vận tải:
Giao hàng bằng đường biển (SEA):
Nếu người mua thuê phương tiện thì yêu cầu người mua cung cấp: tên, số
hiệu, thời gian, địa điểm… phương tiện sẽ đến nhận hàng.
- Lập Cargo list  nhận Shipping Order (S/O)  nhận
Mate’s Receipt (MR)  đổi Clean Bill of Lading.
Giao hàng bằng hàng không (AIR):
Hiện nay chủ yếu thông qua các công ty, đại lý, giao nhận vận tải.
- Chủ hàng mang hàng ra sân bay: Người giao nhận và nhân
viên sân bay tiếp nhận, bốc xếp, cân, kiểm, đóng gói, …
- Người giao nhận mang hàng ra sân bay cùng với nhân viên
sân bay …

Giao hàng bằng đường sắt (Train)
Giao hàng cho đường sắt hoặc đăng ký toa xe, bốc hàng lên toa
xe, giao cho đường sắt và nhận vận đơn đường sắt.
Lưu ý đối với giao hàng bằng đường biển:
+ Liên hệ với các cơ quan hữu quan để nắm những thông tin về tàu,
hàng
+ Liên hệ với công ty đại lý tàu biển để nắm thông tin về tàu, lấy sơ
đồ xếp hàng…
+ Liên hệ với cảng để: nắm ngày giờ bốc hàng lên tàu; ký các HĐ
thuê nhân công, dụng cụ, bốc dỡ
+ Liên hệ với cơ quan giám định: để lập các biên bản cần thiết
+ Liên hệ công ty giao nhận: để nắm ngày giờ giao hàng
+ Liên hệ Hải Quan để làm thủ tục liên quan đến xuất khẩu.
+ Cung cấp các giấy tờ cần thiết cho các bên liên quan.
+ Cử người theo dõi để giải quyết những vướng mắc trong quá trình
giao nhận hàng hoá
+ Thu thập các số liệu của mỗi ca giao hàng
+ Chuẩn bị vận đơn để khi có biên lai thuyền phó sẽ thực hiện ký
phát vận đơn.
Giao hàng bằng container:
a. Giao hàng lẻ: LCL
Người bán chuẩn bị hàng hố, vận chuyển hàng hố ra
trạm đóng hàng container giao cho người chun chở để lấy vận
đơn (house B/L). Trước khi giao người bán cần :
- Làm thủ tục HQ
- Cung cấp chứng từ cho các bên có liên quan
b. Hàng nguyên: FCL
- Làm thủ tục mượn container rỗng
- Chở container về kho bãi của mình
- Đóng hàng vào container dưới sự giám sát

của HQ và cơ quan giám đònh.
- Sau khi đóng hàng nhờ HQ và cơ quan giám
đònh niêm phong cặp chì cho container.
- Chở container ra bãi container giao cho người
chuyên chở và lấy vận đơn để thanh toán.
1.8 Mua bảo hiểm cho hàng hoá:
Bán hàng theo điều kiện CIF/CIP:
- Người bán mua bảo hiểm vì quyền lợi của người mua.
- Nếu hợp đồng hoặc L/C không quy định thì người bán
chỉ cần mua theo điều kiện tối thiểu: C
Bán hàng theo điều kiện nhóm D:
- Người bán mua bảo hiểm vì quyền lợi của mình.
- lựa chọn điều kiện sao cho đảm bảo an toàn cho hàng
hoá và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.9 Lập bộ chứng từ thanh toán:
Bộ chứng từ thanh toán:
Thường gồm
- Hối phiếu thương mại.
- Vận đơn sạch.
- Đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu bán CIF/CIP)
- Hoá đơn thương mại.
- Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hoá.
- Giấy chứng nhận số lượng/chất lượng.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
- Phiếu đóng gói.
- Giấy kiểm dịch động thực vật (nếu có).
Lưu ý: Theo yêu cầu của L/C, mỗi loại chứng từ sẽ có bao
nhiêu bản chính và bản copy.
1.10 Khiếu nại:
Khi người bán khiếu nại:

- Đơn khiếu nại: (bên nguyên, bên bị, cơ sở pháp lý khiếu
nại, lý do khiếu nại, tổn hại đối phương gây ra cho mình, yêu
cầu giải quyết).
- Các chứng từ kèm theo: Hợp đồng, hoá đơn thương mại,
các thư từ,fax,…giao dịch 2 bên…
Khi người mua khiếu nại:
- Nghiên cứu hồ sơ tìm phương hướng giải quyết.
1.11 Thanh lý hợp đồng:
Quyết toán công nợ, thừa-thiếu tiền hàng và các vấn đề
khác có liên quan.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢPĐỒNG NHẬP KHẨU:
1. Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định.
2. Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán.
3. Thuê phương tiện vận tải.
4. Mua bảo hiểm cho hàng hoá.
5. Làm thủ tục hải quan.
6. Nhận hàng.
7. Kiểm tra hàng nhập khẩu.
8. Khiếu nại.
9. Thanh toán.
10. Thanh lý hợp đồng.
2.1 Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của nhà
nước:
- Hàng hoá nhập khẩu phải phù hợp với ngành hàng đăng ký
trong giấy phép kinh doanh.
- Hàng hoá phải nằm trong danh mục được phép nhập khẩu.
- Hàng hoá nhập khẩu phải đảm bảo các quy định liên quan
về kiểm dịch động thực vật, vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Phải có giấy phép, hạn ngạch, … nếu hàng hoá nhập khẩu
nằm trong danh mục yêu cầu.

2.2 Thực hiện những công việc bước đầu của khâu
thanh toán:
• Nếu thanh toán bằng TT trả trước:
- Phải làm thủ tục chuyển tiền theo đúng quy định.
Nếu thanh toán bằng CAD:
- Phải tới ngân hàng mở tài khoản ký thác cho NB.
Nếu thanh toán bằng L/C:
- Đến ngân hàng quy định làm đơn xin mở L/C, ký quỹ và
mở L/C theo đúng thời gian và yêu cầu của hợp đồng.
- Trả phí mở L/C.
Nếu thanh toán bằng Clean Collection, D/A, D/P thì người mua đợi người
bán giao hàng rồi mới tiến hành thanh toán.
2.3 Thuê phương tiện vận tải:
- Người mua phải thuê phương tiện vận tải nếu mua theo
điều kiện nhóm E,F.
Thuê tàu chợ:
- Số lượng hàng không lớn, chủ yếu hàng khô, hàng đã vào
bao.
- Cước phí, tuyến đường, thời gian quy định trước.
- Thủ tục đơn giản, cước phí cao.
Thuê tàu chuyến:
- Số lượng hàng lớn: ngũ cốc, khoáng sản, phân bón.
- Giá cước thấp.
- Yêu cầu nghiệp vụ thuê tàu cao.
2.4 Mua bảo hiểm cho hàng hoá:
Mua hàng theo điều kiện EXW,FCA,FAS,FOB,CFR,CPT:
- Người mua phải mua bảo hiểm vì quyền lợi của mình.
- Lựa chọn điều kiện sao cho đảm bảo an toàn cho hàng
hoá và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Mua hàng theo điều kiện nhóm D:

- Người mua lưu ý trong trường hợp người bán mua bảo
hiểm hàng hoá từng chặng.
2.5 Làm thủ tục hải quan:
- Khai và nộp tờ khai hải quan nhập khẩu.
- Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm quy định
kiểm tra.
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.
2.6 Nhận hàng:
- Ký hợp đồng uỷ thác cho cảng nhận hàng.
- Trước khi tàu đến, hãng tàu sẽ gửi “giấy báo tàu đến” cho
người nhận. Người nhận hàng mang theo B/L gốc và giấy giới
thiệu  đến nhận 3 bản Delivery Order (D/O)  làm thủ tục
nhận hàng.
Lưu ý: Nếu hàng đến trước chứng từ thì đợi chứng từ đến hoặc xin giấy
cam kết của ngân hàng mở L/C mới nhận hàng được.
Nhận hàng rời:
- Đến cảng hoặc chủ tàu đóng phí lưu kho, xếp dỡ. Mang biên
lai, 3 bản D/O, invoice, packing list  ký xác nhận DO tại vp
đại diện hãng tàu (để lại 1 DO)  kho vận  2 phiếu xuất kho
làm thủ tục xuất kho  hoàn thành thủ tục hải quan  nhận
hàng.
Nhận hàng nguyên:
- Làm đơn xin kiểm hàng tại kho riêng.
- Làm thủ tục mượn Container tại hãng tàu.
- Mang bộ chứng từ: 3 bản DO có đóng dấu “đã tiếp nhận tờ
khai”, biên lai thu phí xếp dỡ, biên lai thu phí lưu giữ container, đơn
mượn container đã được chấp nhận  vp đại lý hãng tàu làm giấy
phép xuất Container  kiểm tra Seal, nhận “lệnh vận chuyển”  hải
quan kho bãi kiểm tra: số container, seal, tờ khai, lệnh vận chuyển 
mang hàng ra cảng  mời hải quan kiểm tra  hoàn thành thủ tục

hải quan.
Nhận nguyên tàu hoặc số lượng lớn:
Nhận DO  nộp hồ sơ cho hải quan  nhận NOR
Mời đại diện:
- Người bán (nếu có)
- Người mua
- Cơ quan kiểm định
- Đại diện hãng tàu
- Hải quan giám sát, hải quan kiểm hoá
- Đại diện cảng, Bảo hiểm (nếu nghi ngờ hàng có hư hại)
+ Nhân viên giao nhận thường xuyên cập nhật số liệu.
+ Cơ quan giám định lấy mẫu kiểm tra.
+ Bảo hiểm xác định mức độ thiệt hại (nếu có), lập biên bản.
+ Cảng “lập biên bản hàng đổ vỡ, hư hỏng”, bảng kê hàng hoá.
+ Ký “Biên bản tổng kết giao nhận hàng hoá”
2.7 Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu:
- Mời công ty giám định hoặc cty bảo hiểm đến kiểm tra.
- Mời các cơ quan chức năng (sở văn hoá, môi trường, y tế,
…) tuỳ theo từng mặt hàng.
- Lập biên bản giám định, thư dự kháng nếu nghi ngờ hàng
có hư hỏng.
Một số hàng hoá đặc biệt phải được hải quan kiểm tra và
dán tem trước khi hoàn tất thủ tục hải quan: rượu, quạt điện, xe
đạp, TV nguyên chiếc, máy điều hoà, tủ lạnh nguyên chiếc, ….
2.8 Khiếu nại:
Khiếu nại người bán:
- Các khiếu nại: Không giao hàng, giao hàng chậm, thiếu,
phẩm chất hàng không đúng, bao bì xấu, ký mã hiệu sai, không
giao hoặc giao chậm tài liệu kỹ thuật, …
- Hồ sơ khiếu nại: hợp đồng, vận đơn, biên bản giám định

Khiếu nại người vận tải:
- Các khiếu nại: Không có tàu, tàu chậm đến, hàng hoá bị
tổn thất, mất mát, thiếu hụt, kém phẩm chất, … do lỗi của
người chuyên chở.
- Hồ sơ khiếu nại: hợp đồng chuyên chở, vận đơn, phiếu
kiểm kiện hàng, biên bản kết toán, giấy chứng nhận hàng thiếu,
biên bản giám định khối lượng theo mớn nước, biên bản hàng
đổ vỡ, biên bản giám định hàng sắp xếp trong tàu, biên bản
kiểm hoá hải quan.

×