Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Chuyên đề Thực trạng xuất khẩu lao động sang đài loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.83 KB, 41 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu,Việt Nam
đã xây dựng được nhiều mối quan hệ kinh doanh quốc tế. Một trong những
mối quan hệ đó là việc hợp tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài, hay còn gọi là xuất khẩu lao động. Có thể nói, hoạt động xuất
khẩu lao động của Việt Nam đang ngày càng được mở rộng đến nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực
của các nước, với đủ các loại hình lao động khác nhau. Đồng thời, hoạt
động này, đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm trong nước,
giải quyết tình trạng thất nghiệp, từ đó cải thiện tốt hơn đời sống cho cư
dân Việt Nam.
Hoạt động xuất khẩu lao động luôn gắn liền với một quốc gia và
vùng lãnh thổ nhất định trên cơ sở sự hợp tác kinh tế giữa chính phủ Việt
Nam với chính phủ nước nhận xuất khẩu. Năm 2011, tổng số lao động Việt
Nam xuất khẩu sang nước ngoài theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu Lao
động Việt Nam là 88.298 người. Trong đó 40% số lao động Việt Nam đang
có mặt tại bốn thị trường lớn nhất là Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc và
Nhật Bản. Lý do nào mà ở những thị trường người Việt Nam sang làm việc
đông như vậy? Làm gì để ổn định và phát triển hoạt động xuất khẩu lao
động Việt Nam ở đây? Chúng ta hãy cùng tiềm hiểu về một trong những thị
trường lớn nhất mà Việt Nam xuất khẩu lao động sang – đó chính là thị
trường Đài Loan.
Lời mở đầu.
1
Mục lục: Trang:
I. Tổng quan về xuất khẩu lao động Việt Nam………………… 3
1.1. Xuất khẩu lao động là gì? 3
1.2. Xuất khẩu lao động Việt Nam qua các thời kỳ……………. 3
1.3. Hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động đối với
Việt Nam………………………………………………………. 14
II. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường


Đài Loan………………………………………………………. 14
2.1. Thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan………………… 14
2.1.1. Đài Loan và các đặc điểm tổng quan……………………… 14
2.1.2. Cơ chế quản lý của chính phủ Đài Loan với lao động
nước ngoài thông qua xuất khẩu lao động……………… 17
2.1.3 Đặc điểm của thị trường lao động xuất khẩu Đài Loan… 23
2.2. Thực trạng lao động Việt Nam tại Đài Loan……………… 27
2.2.1. Thành tựu đạt được…………………………………………. 27
2.2.2. Hạn chế……………………………………………………… 34
III. Đánh giá và giải pháp………………………………………… 38
3.1. Đánh giá………………………………………………………… 38
3.2. Định hướng và giải pháp……………………………………… 40
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.
I. Tổng quan về xuất khẩu lao động Việt Nam
1. Xuất khấu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, có tính
chất thông dụng để chỉ hoạt động chuyển dịch lao động từ quốc gia này
sang quốc gia khác. Nó gồm cả xuất khẩu lao động tại chỗ. Tham gia vào
quá trình này gồm hai bên: Bên nhập khẩu lao động và bên xuất khẩu lao
động
Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của Chính
phủ nêu rõ: “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế -
xã hội góp phần phát triển nguồn lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và
nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho
đất nước, tăng cường hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế
giới…cùng với giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất
khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp
2
phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”.
2. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam qua các thời kỳ.
Xuất khẩu lao động ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức
hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa, trong tình hình kinh tế
Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Kết quả đã đem lại nhiều thuận lợi cho
đất nước. Từ khi cơ chế thay đổi năm 1991, hoạt động xuất khẩu lao động
phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bước sang thế kỷ 21, có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam xuất
khẩu sang nước ngoài, nhiều nhất tại ba thị trường Đài Loan, Malaysia và
Hàn Quốc. Tính đến 2011, Việt Nam có khoảng 500.000 lao động làm việc
tại nước ngoài, trong đó 85.650 tại Đài Loan, giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao
động nước ngoài tại Đài Loan.
• Giai đoạn từ 1980 đến 1990
Số lượng người lao động Việt Nam đi làm ở Liên Xô, CHDC Đức,
Tiệp Khắc, Bungari từ 1980- 1990.
Cuối những năm thập niên 70 và đầu 80, kinh tế Việt Nam trong tình
cảnh gặp nhiều khó khăn, sản xuất công nghiệp trì trệ, mô hình hợp tác xã
3
không tạo ra cạnh tranh nên không kích thích được sản xuất. Thêm vào đó
là các khoản nợ sau chiến tranh cần phải trả và hai cuộc chiến tranh biên
giới Tây Nam và phía Bắc ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế. Do đó, chính
quyền chủ trương đưa lao động ra làm việc tại các nước Xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu.
Năm 1980, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài với hình thức chủ yếu là hợp tác sử dụng lao động thông
qua các hiệp định Chính phủ trực tiếp kí kết. Trong giai đoạn này, gần
245.000 lao động và chuyên gia đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp
trong nước được đưa đến 4 nước Xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, CHDC Đức,
Tiệp Khắc và Bungari). Bên cạnh đưa người đi lao động, Việt Nam cũng đã
ký kết về hợp tác chuyên gia trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nông nghiệp

với một số quốc gia châu Phi

(Libya, Angeri, Angola, Mozambique, Congo,
Madagasca) với con số người đưa sang là 7.200 người; Trung Đông (Iraq)
khoảng 18.000 người. Bên cạnh đó, gần 24.000 thực tập sinh và học sinh
học nghề tại các nước Đông Âu đã chuyển sang lao động trong những năm
thập niên 80. Tổng số lao động được đưa đi trong thời kì này gần 300.000
người.
Theo thống kê của cơ quan chuyên trách, từ năm 1980 đến 1989,
ngân sách nhà nước đã thu được khoảng 800 tỷ đồng và hơn 300 triệu
USD, một khoản tiền lớn tại thời điểm lúc đó. Ngoài giảm bớt số người thất
nghiệp trong nước; người lao động được tiếp cận với công nghệ mới và gửi
về nước một khối lượng hàng hóa tiêu dùng khá lớn, giúp cải thiện cuộc
sống gia đình tại Việt Nam trong thời kỳ khó khăn.
Năm 1989, có nhiều biến động chính trị lớn xảy ra tại các nước Xã
hội chủ nghĩa Đông Âu và khủng hoảng kinh tế, chính trị tại nhiều nước
châu Phi, dẫn đến phần lớn các nước này không còn nhu cầu nhận lao động
từ Việt Nam. Sau khi nước Đức tái thống nhất vào năm 1990, những công
nhân chưa hết hợp đồng được đền bù để trở về nước.
4
• Giai đoạn 1991 đến 2001
Lao động Việt Nam làm ở nước ngoài từ 1992 đến 2006 theo giới
tính.
Lao động Việt Nam làm ở nước ngoài từ 1992 đến 2006 theo quốc
gia.
Tình hình và nhu cầu thực tiễn cùng với việc cơ chế quản lý kinh tế
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới dẫn đến những thay đổi về cơ chế
hoạt động xuất khẩu lao động từ phía chính quyền. Ngày 9-11-1991, Nghị
định về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ra đời. Cụ thể, các
5

tổ chức doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao
động thông qua hợp đồng ký với nước ngoài. Cơ chế này đã đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu lao động Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu. Số lao
động đưa đi nước ngoài tăng đều mỗi năm. Tổng lao động xuất khẩu trong
giai đoạn này gần 160.000 người.
Có sự thay đổi về thị trường trong giai đoạn này. Ban đầu, Việt Nam
xuất khẩu công nhân xây dựng sang một số nước Trung Đông (chủ yếu là
Iraq), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait. Năm 1992, Việt
Nam kí các hợp đồng xuất khẩu thuyền viên với Đài Loan, Hàn Quốc.
• Giai đoạn 2001 đến nay
Thị trường xuất khẩu năm 2011
Địa điểm Số người
Đài Loan   34.998
Hàn Quốc   15.049
Malaysia   9.195
Nhật Bản   6.373
Ả Rập Saudi   3.514
Lào   3.581
Campuchia   2.556
Macao   1.826
UAE   1.128
Cộng hòa Síp   0.792
Israel   0.327
Nga   0.301
Algeria   0.204
Khác   1.631
Từ năm 2006 đến 2008, trung bình mỗi năm có hơn 83.000 lao động
xuất khẩu sang nước ngoài, chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải
quyết việc làm trong cả nước. Đến năm 2009 đã có khoảng 500.000 lao
động Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm

ngành nghề khác nhau. Vào thời điểm năm 2011, xét về lượng tiếp nhận thì
lao động Việt Nam nhiều nhất tại Đài Loan, sau đó là Hàn Quốc, Malaysia,
Nhật Bản, Ả Rập Saudi, Lào, Campuchia,…Trong số đó lao động nữ chiếm
6
gần 50%, chủ yếu làm trong ngành phục vụ cá nhân và xã hội và công
nghiệp.
Một số thị trường khác như Brunei, Singapore, Các Tiểu vương quốc
Ả Rập Thống nhất cũng đang được mở rộng. Các quốc gia phát triển có thu
nhập cao như Úc, Mỹ, Canada, Phần Lan và Ý cũng là mục tiêu xuất khẩu
lao động Việt Nam hướng đến.
Năm 2008, Hàn Quốc nhận thêm 12.000 lao động Việt Nam mới và
tái tuyển dụng 6.000 lao động, tăng số lao động Việt Nam tại quốc gia này
lên gần 50.000 lao động. Đến năm 2011, Việt Nam có khoảng 60.000 lao
động tại Hàn Quốc

và 85.650 tại Đài Loan - giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao
động nước ngoài tại Đài Loan.
Không giống với Đài Loan và Malaysia được xem là thị trường
truyền thống ít đòi hỏi, Nhật Bản được đánh giá là thị trường có nhiều đòi
hỏi cao. Tuy nhiên, theo những chính sách và chương trình hợp tác tạo
nhiều thuận lợi, lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật làm việc ngày
càng tăng. Với con số 35.000 tu nghiệp sinh theo thống kê năm 2011, Việt
Nam đứng thứ 2 trong trong tổng số 14 nước có tu nghiệp sinh làm việc tại
Nhật Bản (sau Trung Quốc). Chất lượng lao động cũng được tín nhiệm.
Năm 2011, tổng số lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài
theo số liệu từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước là 81.475 người. Theo
thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam, con số này là 88.298
người. Riêng số lao động Việt Nam đang có mặt tại bốn thị trường lớn nhất
là Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là hơn 200.000 người (40%
tổng số lao động Việt Nam tại nước ngoài).

Bảng 3:Tổng hợp lao động và ngành nghề
Đơn vị: người
Thị trường Ngành nghề
Số LĐXK đã qua đào tạo Tổng
2006 2007 2008
Nhật Bản

Công nghiệp 3950 4158 4577 12685
Vận tải biển 1211 1130 1078 3419
Xây dựng 75 137 57 269
7
Thị trường Ngành nghề
Số LĐXK đã qua đào tạo Tổng
2006 2007 2008
Ngành nghề khác 124 92 430 646
Lao động lành nghề (TDC) 4652 4373 5822 14847
Cộng 5360 5517 6142 17019
Hàn Quốc
Công nghiệp 8205 10462 14219 32886
Thuyền viên tàu cá 1219 1409 2380 5008
Vận tải biển 90 82 68 240
Xây dựng 1031 152 783 1966
Ngành nghề khác 32 82 691 805
Lao động lành nghề (TDC) 1255 1579 8428 11262
Cộng 10577 12187 18141 40905
Đài Loan
Khán hộ công, giúp việc gia
đình
1419 8734 7430 17583
Công nghiệp 10980 12980 21492 45452

Vận tải biển 252 71 55 378
Thuyền viên tàu cá 1376 1812 1890 5078
Xây dựng 12 15 21 48
Ngành nghề khác 88 28 743 859
Lao động lành nghề (TDC) 4325 8033 9534 21892
Cộng 14127 23640 31631 69398
Malaysia
Công nghiệp 35237 26442 7337 69106
Giúp việc gia đình 0 0 245 245
Nông nghiệp và dịch vụ 2704 239 192 3135
Lao động lành nghề (TDC) 3915 4705 2467 11087
Cộng 37941 26704 7810 72455
Cata
Xây dựng 327 470 150 947
Công nghiệp (SXCT) 0 3 0 3
Dịch vụ (Nhà hàng, KS….) 27 20 0 47
Lao động lành nghề (TDC) 2885 3019 1135 7039
Cộng 3219 4685 2757 10661
UAE
Xây dựng 1420 1488 2341 5249
Công nghiệp (SXCT) 302 667 477 1146
Dịch vụ (Nhà hàng, KS….) 38 15 27 80
Lao động lành nghề (TDC) 1585 1554 2389 5528
Cộng 1760 2130 2845 6735
Ả rập xê út
Xây dựng 59 711 1232 2002
Công nghiệp (SXCT) 22 457 708 1187
Vận tải 17 41 61 119
Giúp việc gia đình 0 452 986 1438
Lao động lành nghề (TDC) 74 955 1293 2322

Cộng 98 1620 2987 4705
CH Séc Công nghiệp 0 338 1370 1708
Dệt may 0 85 47 132
Xây dựng 0 0 15 15
Dịch vụ 7 0 0 7
Lao động lành nghề (TDC) 0 406 1127 1533
8
Thị trường Ngành nghề
Số LĐXK đã qua đào tạo Tổng
2006 2007 2008
Cộng 7 423 1432 1862
Ma Cao
Giúp việc gia đình 0 1169 2474 3643
Dịch vụ 0 836 446 1282
Công nghiệp 0 2 3 5
Khác 7 125 102 234
Lao động lành nghề (TDC) 0 869 548 1417
Cộng 0 2132 3025 5157
Khác Cộng 5766 5982 11355 23103
Tổng cộng 57202 53268 42294 152764
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước
• Đặc trưng một số thị trường
Dưới đây là thống kê đặc trưng chi phí và loại hình tuyển dụng, lương
trung bình tại một số thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam năm 2006:
Thị trường
Loại hình
tuyển dụng
Phí tuyển
dụng tối đa
Thu nhập

bình quân
tháng
(USD)
Chú thích
Đài Loan
Công nhân
sản xuất,
xây dựng
1.500/người
/hợp đồng 2
năm, gia
hạn 1 năm
300-500
Giúp việc
1.000/người
/hợp đồng 2
năm
Thuỷ thủ,
thuyền viên
-
Malaysia
Lao động
nam
350/người/h
ợp đồng 3
năm
150-200
Công nhân điện,
công nhân may mặc,
dịch vụ

Lao động
nữ
300/người/h
ợp đồng 3
năm
Ả Rập Lao động 400/người/h 160-300 Công nhân xây dựng,
9
Saudi phổ thông
ợp đồng 2
năm >1000
kĩ sư
Lao động có
tay nghề
500/người/h
ợp đồng 2
năm
Giúp việc -
Qatar,
Oman,
Bahrain,
UAE
Lao động
phổ thông
400/người/h
ợp đồng 2
năm
400-1000
Công nhân điện,
công nhân xây dựng,
dịch vụ

Lao động có
tay nghề
550/người/h
ợp đồng 2
năm
Ma Cao
Công nhân
xây dựng
2.500/người
/hợp đồng 2
năm
-
Giúp việc
750/người/h
ợp đồng 2
năm
Bảo vệ, lao
công
900/người/h
ợp đồng 2
năm
Dịch vụ nhà
hàng, khách
sạn
1000/người/hợp đồng 2
năm
Nhật Bản -
1.500/người/hợp đồng 2
năm
-

Úc -
5000/người/hợp đồng 4
năm
-
Brunei Công nhân
sản xuất,
nông dân
250/người/hợp đồng 3
năm
Công nhân 350/người/hợp đồng 3
10
xây dựng năm
Cộng hoà
Séc
-
1.500/người/hợp đồng 2
năm
Hàn Quốc
450-
1000
Hoa Kỳ
1250-
1600
Nông dân
Anh
1300-
2500
Phục vụ phòng
khách sạn,giúp
việc

3. Hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
 Giải quyết việc làm
Mặc dù nền kinh tế của Việt Nam đã phục hồi và tiếp tục tăng
trưởng, phần lớn người Việt Nam vẫn trong tình trạng nghèo đói, thất
nghiệp, trình độ giáo dục chưa cao. Mong muốn cải thiện đời sống là
nguyên nhân chính thúc đẩy người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước
ngoài.
Theo thống kê năm 2009, Việt Nam có 46,7 triệu lao động, chiếm
hơn 50% dân số, trong đó 90% hoạt động ở khu vực kinh tế ngoài nhà
nước. Bên cạnh đó, mỗi năm có thêm hơn 1 triệu người đến tuổi la o động.
Thêm vào đó, mức độ gia tăng của lực lượng lao động trong bối cảnh tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn tương đối
cao đặt ra những vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Trong đó,
xuất khẩu lao động được xem một giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp tại
Việt Nam.
 Nguồn thu ngoại tệ
Lao động xuất khẩu qua đào tạo ngày càng tăng. Năm 2007, người
lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước lượng kiều hối từ 1,6 tỷ USD.
Trung bình mỗi năm gửi về từ 1,6 tỷ đến 2 tỷ USD. Trong đó từ Hàn Quốc
trên 700 triệu USD, Nhật Bản hơn 300 triệu USD. Năm 2010, Việt Nam
11
đứng thứ 16 trong 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất, là
một trong 10 quốc gia có thu nhập lớn từ xuất khẩu lao động.
 Lợi ích khác
Xuất khẩu lao động cũng tạo điều kiện thay đổi đời sống của người
dân. Tại một số làng xã tỉ lệ xuất khẩu lao động cao, nhiều người từ nghèo
trở nên giàu có, ước tính trung bình số tiền gửi về hằng năm có thể đạt từ
40 đến 100 tỷ đồng. Thêm vào đó, nhiều người trở về nước đã trở thành các
nhà đầu tư, gây dựng doanh nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương
Một lợi ích khác là xuất khẩu lao động giúp một bộ phận lao động

tiếp cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, tác
phong công nghiệp, nâng cao trình độ và tay nghề. Do đó, xuất khẩu lao
động được coi là ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích kinh tế và
xã hội.
Tại những huyện nghèo vùng núi, nơi có nhiều dân tộc thiểu số, đa
số thanh niên đều có nhu cầu lao động và công việc lao động ở quê nhà
thường được cho là vất vả hơn so với đi xuất khẩu lao động.
II. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam đi Đài Loan.
2.1. Thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan.
2.1.1. Đài Loan và các đặc điểm tổng quan.
• Vị trí địa lý:
Đài Loan nằm cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng
150 km, ngăn cách với lục địa Trung Hoa bởi eo biển Đài Loan. Đài Loan
bao gồm 64 đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và trên 20 đảo khác với
tổng diện tích trên 53.960 km2. Đài Loan cách Philippines 350 km và Nhật
Bản 1090 km. Đài Loan có vị trí địa lý khá gần với Việt Nam, từ Hà Nội
hoặc Tp Hồ Chí Minh đi Đài Loan chỉ mất khoảng 3-4 giờ bay.
• Dân số:
Dân số Đài Loan năm 2011 ước tính khoảng 23,2 triệu người, hầu
hết trong số đó cư trú tại đảo Đài. Thủ phủ Đài Bắc là nơi có mật độ dân số
cao nhất, tiếp sau đó là thành phố Cao Hùng ở phía Nam. Gần 60% dân số
Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn : Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và
Đài Nam. Đó cũng là những địa phương tiếp nhận lao động nước ngoài chủ
12
yếu, đa phần lao động nước ngoài tập trung tại 4 thành phố này và các khu
vực phụ cận.
• Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ sử dụng chính thức là tiếng Hoa phổ thông và tiếng địa
phương là tiếng Đài Loan. Ngoài ra tiếng Anh cũng là thứ tiếng khá phổ
biến ở đây. Chữ viết là chữ Hán.

• Khí hậu:
Đài Loan có khí hậu nhiệt đới Đại dương, khí hậu Đài Loan có 4
mùa: Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa
thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2.
• Tiền tệ:
Tiền Đài Loan có tên là đồng Đài tệ (NT$) gồm tiền giấy và tiền kim
loại, dễ chuyển sang Đô la Mỹ (USD) và các ngoại tệ khác tại ngân hàng.
• Phong tục – tập quán:
Phong tục ở Đài Loan rất gần gũi với phong tục của Việt Nam, tiêu
biểu nhất là các lễ hội. Hàng năm đều có các lễ hội lớn như: Tết Âm lịch,
Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Thất tịch, Tết Trung
nguyên, Tết Trung thu, Tết Đông chí…
Tập quán sinh hoạt của người Đài Loan cũng có nhiều nét gần gũi
với người Việt Nam. Người Đài Loan thường ăn bánh bao, trứng rán, bánh
mì, sữa đậu nành. Bữa trưa họ ăn trong các quán ăn hoặc cơm hộp. Bữa tối
ăn ở nhà hoặc tại các quán ngoài phố. Người Đài không uống bia, rượu vào
bữa trưa và sáng mà chỉ uống nước hoa quả hoặc cà phê.Trong công việc,
người Đài rất cần cù, chăm chỉ và có nhiều đức tính tốt. Đồng thời họ rất
hiếu khách, nhiệt tình và niềm nở trong giao tiếp.
• Tôn giáo:
Do ảnh hưởng Trung Quốc nên đa số dân chúng theo Phật giáo và do
phần đông dân cư Đài Loan hiện nay di cư từ Phúc Kiến và Quảng Đông
sang nên khi định cư họ mang theo tôn giáo của mình tới Đài Loan: Thờ
Mẫu Tổ và Phật.
• Về kinh tế:
Đài Loan đã công nghiệp hóa một cách nhanh chóng trong nửa cuối
của thế kỷ 20, và điều này được mệnh danh là “Thần kỳ Đài Loan” . Đài
13
loan cùng với Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore được gọi là bốn con
rồng châu Á (hay 4 con hổ Châu Á).

Năm 1962, Đài Loan có thu nhập quốc dân (GNP) đầu người là 170
đô là Mỹ. Năm 2008 thu nhập quốc dân đầu người đã lên tới 33.000 đô là
Mỹ. Chỉ số Phát triển Con người (HDI) cũng tương đương với các nước
phát triển. HDI của Đài Loan năm 2007 là 0,943 (xếp thứ 27 trên Thế giới);
và 0,868 năm 2010 (xếp thứ 18 trên Thế giới) theo cách tính mới của Liên
Hiệp Quốc.
Đài Loan ngày nay có một nền kinh tế năng động, tư bản, dựa vào
xuất khẩu đi cùng với việc dần dần giảm sự can dự của nhà nước trong đầu
tư và thương mại quốc tế. Một số ngân hàng và các hãng công nghiệp lớn
do chính quyền điều hành đã được tư nhân hóa. Tăng trưởng GDP thực
trung bình là 8% trong suốt gần 3 thập kỷ gần dây. Xuất khẩu là động lực
chính cho công nghiệp hóa. Thặng dư thương mại khá lớn và dự trữ ngoại
hối của Đài Loan đứng thứ 5 thế giới tỉnh đến 31 tháng 12 năm 2007.
Đóng góp của nông nghiệp trong nền kinh tế Đài Loan là rất nhỏ, chỉ
chiếm 2% so với 35% vào năm 1952. Từ những năm 1980, các ngành công
nghiệp sử dụng nhiều nhân công đã dần di dời ra hải ngoại và được thay thế
với các ngành đòi hỏi tính kỹ thuật cũng như vốn đầu tư lớn. Các khu công
nghệ cao đã có mặt tại tất cả các vùng tại Đài Loan. Đài Loan trở thành một
trong các nhà đầu tư nước ngoài chính tại Trung Quốc đại lục, Thái Lan,
Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam. Theo ước tính năm 2003, có
khoảng 50.000 doanh nhân và người làm ăn cũng như gia đình của họ sống
tại CHNDTH.
• Về chính trị:
Sự tranh cãi về vị thế chính trị Đài Loan xoay quanh việc Đài Loan,
gồm cả quần đảo Bành Hồ nên tiếp tục tồn tại với tư cách là một vùng lãnh
thổ của Trung Hoa Dân Quốc hay thống nhất với những vùng lãnh thổ hiện
thuộc quyền quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hay trở thành
nước Cộng hòa Đài Loan. Tình trạng chính trị của Đài Loan rất rắc rối vì
14
những tranh cãi về sự tồn tại của Trung Hoa Dân Quốc như một nhà nước,

nói cách khác về vị thế chính trị của Trung Hoa Dân Quốc.
Dù tình hình còn mù mờ, đa số các nhà quan sát tin rằng nó sẽ ổn
định khi có đầy đủ sự hiểu biết lẫn nhau và sự đồng thuận của các quý ông
nhằm giữ mọi điều không bùng phát thành một cuộc chiến. Sự tranh cãi
hiện nay là về thuật ngữ một Trung Quốc, như Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa yêu cầu Trung Hoa Dân Quốc chấp nhận trước khi có bất kỳ một cuộc
đàm phán nào. Dù Đảng Tiến bộ Dân chủ đã giảm bớt ủng hộ giành cho
chính sách Đài Loan độc lập, sự ủng hộ bên trong đảng vẫn còn chưa đủ để
Trần Thủy Biển đồng ý với chính sách một Trung Quốc. Trái lại, Quốc Dân
Đảng (KMT) và Đảng Thân Dân (PFP) đối lập dường như muốn có một số
thay đổi với chính sách một Trung Quốc, và các nhà quan sát tin rằng lập
trường của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có mục đích loại bỏ Trần Thủy
Biển trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004 với hy vọng rằng một nhân
vật ủng hộ tích cực hơn cho việc Thống nhất Trung Quốc sẽ lên nắm
quyền. Một phần để đối đầu với chính sách này, Trần Thủy Biển đã thông
báo vào tháng 7 năm 2002 rằng nếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không
đáp ứng lại thiện chí của Đài Loan, Đài Loan có thể "đi trên con đường
của riêng mình."
2.1.2. Cơ chế quản lý của chính phủ Đài loan với lao động
nước ngoài thông qua xuất khẩu lao động.
Luật Tiêu chuẩn lao động của Đài Loan quy định lao động nước
ngoài được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện những nghĩa vụ cơ bản
sau đây:
 Các quyền lợi cơ bản của người lao động:
 Thời hạn được lưu trú và làm việc tại Đài Loan:
Theo quy định của Pháp luật Đài Loan, chủ thuê được ký hợp đồng
với lao động nước ngoài mỗi lần là 2 năm, khi hết hạn nếu muốn thuê tiếp,
chủ được xin gia hạn thêm 1 năm. Những lao động làm việc tốt, không vi
phạm pháp luật trong 3 năm qua có thể được ký hợp đồng làm việc ở Đài
Loan thêm 3 năm nữa, nhưng phải xuất cảnh về nước sau đó mới được tái

nhập cảnh làm việc.
15
 Được ký hợp đồng lao động với chủ thuê:
Trước khi xuất cảnh sang Đài Loan, chủ thuê gửi cho Công ty Việt
Nam bản giới thiệu công việc và hợp đồng để người lao động ký kết. Hợp
đồng được ghi rõ về thời hạn, tên chủ thuê, Mức lương, Chi phí ăn, ở, Công
việc, Địa chỉ, Thời gian làm việc, các quy định bắt buộc người lao động và
chủ thuê phải thực hiện.
Khi ký hợp đồng người lao động phải đọc kỹ xem nội dung hợp đồng
đã hợp lý chưa. Hợp đồng được ký thành 2 bản, người lao động phải giữ lại
01 bản để làm chứng cứ bảo vệ quyền lợi của mình và phải thực hiện đúng.
Sau này nếu có tranh chấp xảy ra không được nêu lý do là không biết.
 Thời gian làm việc
- Lao động trong nhà máy, công trường:
Theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn lao động của Đài Loan thì lao
động trong các cơ quan, công trường, xí nghiệp đều áp dụng chế độ làm
việc mỗi ngày 8 giờ và hưởng các quyền lợi theo quy định của luật này.
- Lao động giúp việc gia đình và chăm sóc người già, người bệnh:
Trong lĩnh vực giúp việc gia đình và khán hộ công trong bệnh viện
và các khu điều dưỡng, do tính chất đặc thù của công việc là phải phục vụ
nên không áp dụng chế độ làm việc 8 giờ/ngày. Thời gian làm việc, xin
nghỉ, làm thêm giờ (vào ngày chủ nhật) đều căn cứ theo hợp đồng do người
lao động ký với chủ thuê. Người lao động phải hoàn thành các công việc
được chủ thuê giao cho, hết việc trong ngày thì được nghỉ. Vì vậy người
lao động cần hiểu rõ để xác định thái độ làm việc và không được yêu cầu
chủ thuê phải thực hiện theo luật.
 Quyền lợi cụ thể
- Tiền lương:
Lương cơ bản cho lao động nước ngoài là 15.840 NT $/tháng.
- Tiền làm thêm giờ:

Đối với lao động tại nhà máy, công trường làm thêm 2 giờ trong
ngày bình thường được trả thêm 33% lương mỗi giờ. Làm thêm các giờ
tiếp theo được trả thêm 66% lương mỗi giờ; Làm thêm ngày chủ nhật, ngày
nghỉ lễ, nghỉ phép được trả lương gấp 2 lần ngày thường. Lao động giúp
việc gia đình và khán hộ công không áp dụng chế độ trên. Nếu làm thêm
16
ngày chủ nhật được trả thêm theo thoả thuận ghi trong hợp đồng lao động
thường ở mức 528 Đài tệ/ngày.
- Bảo hiểm lao động:
Đối với lao động làm việc tại nhà máy, công trường được chủ chịu
tiền Bảo hiểm lao động 100%. Lao động giúp việc gia đình và khán hộ
công không bắt buộc tham gia bảo hiểm lao động.
- Bảo hiểm y tế:
Chủ sử dụng trả 60%, người lao động trả 30% và chính quyền trợ
cấp 10%.
- Bảo hiểm tai nạn đột xuất:
Người lao động tham gia tự nguyện, những người không tham gia
bảo hiểm lao động nhưng có tham gia bảo hiểm tai nạn đột xuất sẽ rất có
lợi khi gặp tai nạn rủi ro.
- Quyền khiếu kiện và chấm dứt hợp đồng:
Người lao động có quyền khiếu nại với cơ quan lao động của Đài
Loan và có quyền chấm dứt hợp đồng nếu chủ thuê hoặc các thành viên
trong gia đình chủ có hành vi bạo lực, xúc phạm hoặc không trả lương theo
đúng hợp đồng đã ký.
 Các nghĩa vụ người lao động phải thực hiện:
 Nghĩa vụ trong công việc:
- Người lao động phải thực hiện nghiêm chỉnh nội dung các điều
khoản đã ký trong hợp đồng thuê lao động với chủ thuê.
- Chịu sự điều hành, giám sát va làm tốt mọi công việc được chủ
thuê giao cho.

- Không được cãi lại hoặc có hành vi gây mất an toàn cho chủ thuê.
- Thời gian thử việc là 40 ngày đầu tiên, nếu người lao động không
nhanh chóng thích ứng với công việc sẽ bị chủ thuê trả về nước.
- Phải thực hiện đúng nội qui làm việc, tôn trọng phong tục, tập quán
của gia chủ…
- Trong suốt thời hạn hợp đồng người lao động không được phép đòi
chuyển đổi chủ.
- Không được làm việc cho chủ khác ngoài hợp đồng đã ký. Khi bị
bắt vì tự ý bỏ hợp đồng làm việc cho chủ khác, người lao động sẽ bị đưa về
nước, phải tự chịu tiền vé máy bay và không dược phép quay lại Đài Loan
làm việc. Ngoài ra. nếu bỏ hợp đồng ra ngoài mà bị tai nạn, ốm đau…sẽ
17
không được hưởng bảo hiểm y tế và phải tự chi trả mọi chi phí khám chữa
bệnh đắt đỏ.
- Nếu tự ý bỏ hợp đồng, bỏ trốn hoặc làm hư hỏng tài sản của chủ,
người lao động phải bồi thường thiệt hại đã gây ra.
 Nghĩa vụ thực hiện các quy định của Luật lao động Đài
Loan đối với lao động nước ngoài, gồm những điểm chính
sau đây:
- Khám sức khoẻ định kỳ:
Trong vòng 3 ngày sau khi nhập cảnh vào Đài Loan, người lao động
phải đi với chủ hoặc công ty môi giới đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ.
Sau đó cứ 6 tháng chủ thuê phải đưa người lao động đi kiểm tra lại một lần.
Nếu không đạt yêu cầu về sức khoẻ người lao động sẽ bị trả về nước.
- Làm giấy phép lao động và thẻ cư trú:
Trong vòng 15 ngày sau khi nhập cảnh vào Đài Loan, chủ thuê phải
làm Giấy phép lao động xin cấp Thẻ cư trú cho người lao động. Mỗi năm
người lao động phải xin Giấy phép lao động và làm thẻ cư trú một lần.
Thẻ cư trú dùng làm giấy tờ đi lại, người lao động phải giữ cẩn thận.
Khi đi ra ngoài phải mang theo để phòng công an kiểm tra giấy tờ đột xuất.

Chi phí khám sức khoẻ định kỳ và làm thẻ do người lao động chịu.
- Nghĩa vụ nộp thuế:
Tất cả lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan đều phải nộp thuế
thu nhập theo qui định của pháp luật sở tại.
- Chi phí ăn, ở của lao động nước ngoài:
Chủ sử dụng lao động Đài Loan được khấu trừ tiền lương của lao
động làm việc tại công trường và nhà máy chi phí tiền ăn và ở từ 0 đến
4000 Đài tệ, mức khấu trừ tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa chủ sử dụng và
người lao động.
Lao động làm việc trong lĩnh vực khán hộ công và giúp việc gia đình
không phải áp dụng quy định khấu trừ này. Tiền ăn và ở do chủ chịu.
- Nộp phí quản lý cho chủ sử dụng theo quy định của Đài Loan:
Phí quản lý người lao động phải nộp, theo quy định năm thứ nhất là
1.800 Đài tệ/tháng; năm thứ 2 mỗi tháng nộp 1.700 Đài tệ và năm thứ 3
mỗi tháng nộp 1.500 Đài tệ.
18
Những lao động làm việc tốt, sau khi hết hạn hợp đồng 3 năm được
về phép nếu nhập cảnh trợ lại để làm việc cho chủ cũ thì mỗi tháng chỉ phải
nộp phí dịch vụ là 1.500 Đài tệ. Nếu đổi chủ mới thì phí dịch vụ lại phải
nộp như ban đầu.
- Bị chấm dứt hợp đồng về nước:
Người lao động sẽ bị chấm dứt hợp đồng và phải về nước trong các
trường hợp sau đây:
Trong 40 ngày thử việc ban đầu, nếu người lao động không thích ứng
với công việc được chủ giao cho.
Trong thời hạn hợp đồng, người lao động vi phạm pháp luật dưới các
hình thức sau :
* Bỏ trốn hoặc lôi kéo người khác bỏ trốn.
* Bỏ việc liên tục từ 3 ngày trở lên hoặc có tổng cộng 6 ngày nghỉ
không có lý do trong một tháng;

* Đưa người thân đến sống chung tại Đài Loan;
* Kết hôn, có thai, sinh con trong thời gian làm việc;
* Kết quả khám sức khoẻ phát hiện thấy mắc các bệnh như: lao phổi,
bệnh đường sinh dục, bệnh sốt rét, sức khoẻ không đạt yêu cầu;
* Bị mất khả năng làm việc;
* Bị phát hiện nhiễm HIV hoặc nghiện hút;
* Làm việc cho chủ khác ngoài hợp đồng đã ký hoặc làm thêm việc
khác;
* Có hành vi vi phạm tập quán, phong tục của chủ;
* Giả dối không trung thực trong việc kê khai giấy tờ, hồ sơ;
* Không tuân theo yêu cầu làm việc do chủ phân công;
* Vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Đài Loan.
Khi bị đưa về nước trong các trường hợp trên, người lao động phải
chịu tiền vé máy bay và toàn bộ chi phí liên quan đến việc về nước.
Như vậy có thể tóm tắt các khoản tiền người lao động xuất khẩu sang
Đài Loan phải nộp theo quy định của pháp luật Đài Loan và Việt Nam:
- Tiền khám sức khoẻ định kỳ: 2.000 Đài tệ/lần.
19
- Làm thẻ cư trú: 1.000 Đài tệ/lần.
- Phí bảo hiểm y tế: 210 Đài tệ/tháng.
- Phí quản lý và giao thông Năm thứ Nhất: 1.800 Đài tệ/tháng.
Năm thứ Hai: 1.700 Đài tệ/tháng.
Năm thứ Ba: 1.500 Đài tệ/tháng.
- Nộp thuế thu nhập 6 tháng đầu (20% tiền lương cơ bản): 3.168
Đài tệ/tháng.
- Nộp thuế thu nhập từ tháng 7 về sau (6% tiền lương cơ bản): 950
Đài tệ/tháng.
- Phí dịch vụ xuất khẩu lao động cho Công ty Việt Nam: Theo quy
định cứ mỗi năm làm việc người lao động phải nộp 1 tháng
lương cơ bản, quy ra mức nộp mỗi tháng là 1.320 Đài tệ. Phí

dịch vụ có thể nộp trước cả 2 năm làm việc hoặc khấu trừ hàng
tháng sau khi người lao động đến Đài Loan làm việc tuỳ theo
thoả thuận giữa Công ty Việt Nam và người lao động, hoặc theo
hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khi có các
quyết định mới.
- Phí môi giới (nộp cho Công ty môi giới Đài Loan) mức nộp tuỳ
thuộc vào sự thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa Công ty Việt
Nam với Công ty môi giới Đài Loan. Người lao động được thông
báo trước khi đi làm việc ở Đài Loan về khoản phí này và cùng
thoả thuận về phương thức nộp phí môi giới.
2.1.3. Đặc điểm của thị trường lao động xuất khẩu Đài
Loan.
Từ năm 1989, do sức ép của vệc nâng lương trong nước cũng như
cần tiến hành nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, để giải quyết tình trạng
thiếu nhân lực, chính quyền Đài Loan đã mở cửa cho phép nhận lao động
nước ngoài vào làm việc.
- Cơ chế nhập khẩu lao động nước ngoài:
Không giống như Nhật Bản, Hàn Quốc tuyển dụng lao động nước
ngoài theo quy chế tu nghiệp sinh, Đài Loan có chính sách nhận lao động
nước ngoài chính thức (ký hợp đồng lao động chính thức), có hệ thống luật
lệ và quy chế tương đối rõ ràng và chặt chẽ với lao động nước ngoài. Từ
đầu những năm 90, Đài Loan đã nhận lao động từ 4 nước Thái Lan,
20
Philippines, Malaysia và Indonesia, đến cuối năm 1999 tiếp nhận thêm lao
động Việt Nam. Khởi đầu quy mô lao động nước ngoài bị chính quyền giới
hạn khoảng 15.000 người/năm. Những năm gần đây, con số này được nâng
lên và dao động trong khoảng 240.000 đến trên dưới 300.000 người/năm.
Theo số liệu của Uỷ ban lao động Đài Loan (CLA), tính đến cuối tháng
5/2003 số lượng lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan là 301.780
người, trong đó: Thái Lan : 110.782 người (chiếm 36.7%); Indonesia :

79.777 người (chiếm 26,44%); Philippines : 71.516 người (chiếm 23,7%);
Việt Nam : 36.675 người (chiếm 13,15%), Malaysia : 30 người (chiếm xấp
xỉ 1%).
- Việc làm của lao động nhập khẩu:
Theo báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan, tính
đến hết tháng 1.2011, tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại Đài
Loan là 383.164 người, trong đó lao động ngành dịch vụ (Giúp việc gia
đình + Khán hộ công) là 188.557 người (chiếm 49,21%); lao động làm việc
trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo là 183.779 người (chiếm 47,96%);
lao động ngành xây dựng là 2.960 người (chiếm 0,77%) và lao động thuyền
viên tàu cá là 7.868 người (chiếm 2,06%). Như vậy ở Đài Loan, công việc
chủ yếu vẫn là lao động ngành dịch vụ và công nhân sản xuất chế tạo.
- Qui định của luật pháp Đài Loan với lao động nhập khẩu:
Lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan được điều chỉnh bởi một
hệ thống luật pháp tương đối đầy đủ và thống nhất cho mọi nước có lao
động đi làm việc tại Đài Loan. Hợp đồng lao động thường có thời hạn là 2
năm, sau khi hết hạn được gia hạn một lần và thời gian gia hạn không được
quá 1 năm. Đài Loan vẫn duy trì chế độ ngày làm việc 8h/ngày và 6
ngày/tuần, từ tháng 1/2001 là 5,5 ngày/tuần (trừ một số ngành nghề đặc thù
như giúp việc gia đình và khán hộ công). Nếu có nhu cầu làm thêm giờ thì
doanh nghiệp và người lao động phải có sự thoả thuận trên cơ sở tuân thủ
các quy định của Luật lao động tiêu chuẩn Đài Loan. Tiền lương cơ bản
cho mỗi lao động là 15840 Đài tệ/tháng (khoảng 450 USD), nếu cộng thêm
tiền làm thêm giờ mức lương bình quân là 20.000 Đài tệ/tháng. Riêng trong
21
ngành điện tử, nếu 1 ngày làm việc 12 giờ thì tiền lương đạt 30.000 Đài tệ,
nhưng cũng có trường hợp không làm thêm giờ thì tiền lương chỉ được
15.840 Đài tệ. Đương nhiên lương cơ bản của lao động nước ngoài và của
người bản xứ là không giống nhau và cũng khác nhau khi làm ở các lĩnh
vực khác nhau. Mức lương này có thể được điều chỉnh tuỳ thuộc vào sự

phát triển của nền kinh tế. Người lao động được tham gia bảo hiểm lao
động, bảo hiểm y tế và phải nộp thuế thu nhập (6% thu nhập chịu thuế nếu
số ngày làm việc trong năm lớn hơn 183 ngày và 20% nếu số ngày làm việc
trong năm không đủ 183 ngày).
- Kênh cung ứng lao động nước ngoài sang Đài Loan:
 Kênh thứ nhất:
Chủ sử dụng trực tiếp tuyển dụng người lao động nước ngoài và trực
tiếp thuê chuyên gia đến làm nhiệm vụ quản lý lao động. Đi theo kênh này
là các xí nghiệp lớn hoặc các chủ công trình bao thầu lớn và thực tế cho
thấy đi qua kênh này cũng chỉ có khoảng gần 10% số lao động nước ngoài
làm việc tại Đài Loan, với lao động Việt Nam hầu như hoàn toàn không sử
dụng kênh này.
 Kênh thứ hai:
Các hợp đồng được ký thông qua các công ty môi giới, các công ty
có chức năng tìm kiếm các quota nhận lao động, tuyển dụng lao động theo
sự uỷ quyền của chủ sử dụng lao động và tham gia vào quá trình quản lý
lao động nước ngoài tại Đài Loan. Trên 90% số lao động nước ngoài làm
việc tại Đài Loan đã đi theo kênh này. Phí môi giới do người lao động phải
chịu, mức phí này thường khá cao. Mặc dù chính phủ Đài Loan đã quy định
rõ : "Công ty môi giới không được thu phí môi giới của người lao động
nước ngoài làm việc trong mọi lĩnh vực" nhưng trên thực tế, các công ty
môi giới Đài Loan vẫn thường thu của người lao động từ 56.000 Đài tệ
(1750 USD) cho đến 90.000 Đài tệ (2810 USD) cho mỗi hợp đồng, khoản
phí môi giới này - được nguỵ trang dưới nhiều tên gọi khác nhau để "lách
luật" - thậm chí còn cao hơn thế do các công ty cung ứng lao động nước
ngoài đã không ngừng tăng cao chi phí môi giới trả cho các công ty môi
22
giới Đài Loan nhằm tranh giành các quota lao động. Ngoài chi phí môi
giới, người lao động còn phải chi thêm một khoản tiền phục vụ cho công
tác quản lý, mức phí này dao động trong khoảng 1500 - 1800 Đài tệ/ tháng.

- Yêu cầu với lao động nhập khẩu vào Đài Loan:
Thị trường Đài Loan cũng là một thị trường tương đối khó tính, Đài
Loan chủ yếu nhận lao động có nghề, phải biết tiếng Hoa ở mức độ cơ sở
và có những quy đinh rất ngặt nghèo về sức khoẻ. Đồng thời, đây cũng là
một thị trường có tính cạnh tranh cao. Cho đến hiện nay số lượng lao động
của chúng ta tại thị trường này vẫn đứng sau Thái Lan, Indonesia và
Philippines. Những nước này đã có mặt tại thị trường Đài Loan từ những
năm 1990 -1991, trong khi nước ta mới bắt đầu từ năm 1999. Lao động
Thái Lan chiếm số lượng đông nhất trong số lao động nước ngoài làm việc
tại Đài Loan, được đánh giá là cần cù, chịu khó, có sức khoẻ và dẻo dai. Số
lao động Indonesia đứng thứ hai, chăm chỉ, nhẫn nại, hơi yếu về tiếng Hoa
nhưng bù lại có sức khoẻ và tính kỷ luật cao. Lao động Phippines thì khá
tiếng Hoa, đặc biệt là tiếng Anh, có trình độ, chuyên môn tốt, tuy có nhược
điểm là hay cãi chủ và hay xin nghỉ. Trong khi đó, các công ty cung ứng
lao động của Thái Lan và Indonesia sẵn sàng chấp nhận mức phí môi giới
cao để kéo các đơn hàng về mình. Chi phí vé máy bay của nước ta đến Đài
Loan lại cao hơn mặt bằng chung trong khu vực rất nhiều khiến các chủ sử
dụng phải tính toán, lựa chọn giữa việc tuyển mộ lao động nước ta với lao
động các nước khác để giảm tiền vé máy bay. Nói chung, những "đối thủ"
của chúng ta rất mạnh và cạnh tranh tìm được chỗ đứng trong một thị
trường như vậy là một điều hoàn toàn không dễ dàng. Tuy Philippines và
Indonesia hiện nay đều đã bị "đông kết" không được phép đưa lao động
vào thị trường Đài Loan nữa nhưng khả năng mở cửa lại với các nước cung
ứng lao động này vẫn còn, nghĩa là nguy cơ cạnh tranh với lao động Việt
Nam là rất lớn. Vấn đề chủ yếu đặt ra với chúng ta khi đưa lao động sang
làm việc tại thị trường này là phải tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng
cho người lao động thật tốt, đảm bảo trang bị đầy đủ cho người lao động
23
những kiến thức về công việc, ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Hoa) và pháp
luật, phong tục, tập quán Đài Loan nhằm nâng cao chất lượng lao động.

Ngoài ra, chúng ta cần chú ý khắc phục và ngăn chặn tình trạng lao động tự
ý phá bỏ hợp đồng, trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp, tránh dẫm lại "vết
xe đổ" của Indonesia (đã bị "đông kết" ngừng tiếp nhận lao động từ tháng
8/2002 do có tỷ lệ lao động bỏ trốn quá cao). Điều này chỉ có thể làm được
khi các công ty cung ứng làm tốt công tác tuyển chọn, thực hiện chế độ tài
chính rõ ràng với người lao động, tiến hành công tác giáo dục đào tạo tốt
đồng thời quản lý theo dõi sát xao tình hình sinh hoạt và làm việc của
người lao động. Người lao động cũng phải tự nhận thức được quyền lợi và
trách nhiệm của mình khi làm việc tại thị trường này, quyền lợi của bản
thân phải gắn liền với quyền lợi của cộng đồng và của xã hội.
2.2. Thực trạng lao động Việt Nam tại Đài Loan
2.2.1. Thành tựu đạt được:
 Về số lượng lao động xuất khẩu :
Việt Nam mới bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan từ
cuối năm 1999. Ngay từ đầu, chính phủ ta đã coi Đài Loan là một trong
những thị trường trọng điểm về xuất khẩu lao động của đất nước. Xuyên
suốt những năm qua, chủ trương này luôn được khẳng định và nhất quán,
dồng thời nó cũng nhận được sự quan tâm rộng rãi của các ngành, các cấp,
các tổ chức kinh tế cũng như đông đảo người lao động và dư luận xã hội.
Qua hơn 10 năm làm việc với thị trường Đài Loan, tính đến hết năm
2011, chúng ta đã đưa được tổng cộng 85.650 lượt lao động sang đây làm
việc. Mức tăng trưởng lao động xuất khẩu đi Đài Loan năm 2011 tăng
36,8% so với năm 2010. Con số lao động đưa đi tăng đều đặn qua từng
năm và đặc biệt tăng mạnh nhất từ tháng 8/2002 trở lại đây, khi Uỷ ban lao
động Đài Loan (CLA) thực hiện lệnh tạm thời "đông kết" đối với lao động
Indonesia do các rắc rối về chính trị và có tỷ lệ bỏ trốn quá cao, các chủ sử
dụng Đài Loan đã tăng cường tuyển mộ lao động Việt Nam.
Ví dụ: Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2003, chúng ta đã đưa
được 11.158 lao động sang Đài Loan làm việc, nhiều hơn 442 người so với
24

con số 10.716 lao động của cả năm 2002, trung bình mỗi tháng chúng ta
xuất được gần 2.000 lao động sang thị trường này.
Số lượng lao động Việt Nam cho đến năm 2011 liên tục tăng trong
bối cảnh lao động của các nước khác ở Đài Loan như Indonesia và ngay cả
Thái Lan có dấu hiệu giảm mạnh do nền kinh tế Đài Loan thời gian gần đây
gặp nhiều khó khăn đã khẳng định vị thế của lao động nước ta tại thị trường
này.
Theo lãnh đạo Tổng cục lao động Ngoài nước (Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ) cho biết, hiện nhu cầu nhân lực tại Đài Loan đang
tiếp tục tăng lên do nền kinh tế ở khu vực này đang phát triển khá mạnh
mẽ. Theo đó số lượng lao động nước ngoài tới làm việc tại Đài Loan cũng
gia tăng tỷ lệ thuận với nhu cầu nhân lực. Cùng với nhu cầu nhân lực gia
tăng mạnh mẽ, phía Đài Loan đã bắt đầu nới lỏng biên độ “tổng lượng lao
động nước ngoài” trên thị trường; Tổng số lao động nước ngoài tại Đài
Loan đã tăng mạnh chưa từng có. Theo thống kê của cơ quan lao động Đài
Loan trong 5 tháng đầu năm 2011, số lượng lao động nước ngoài tại Đài
Loan tăng thêm xấp xỉ 22.500 lượt người, tăng hơn gấp 2 lần so với lượng
gia tăng cùng kì năm ngoái.
Như vậy có thể nói Đài loan vẫn là một thị trường đầy tiềm năng cho
lao động xuất khẩu Việt nam trong những năm tới.
 Về cơ cấu lao động xuất khẩu :
Lao động Việt Nam tại Đài Loan chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực
giúp việc gia đình và khán hộ công, công nhân công xưởng (điện tử, dệt
may, cơ khí v.v ), thuyền viên và một bộ phận nhỏ làm việc trong ngành
xây dựng. Theo báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan,
tính đến hết năm 2011, tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại Đài
Loan là 383.164 người, trong đó lao động ngành dịch vụ (Giúp việc gia
đình+ khán hộ công) là 188.557 người (chiếm 49,21%); lao động làm việc
trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo là 183.779 người (chiếm 47,96%);
lao động ngành xây dựng là 2.960 người (chiếm 0,77%) và lao động thuyền

viên tàu cá là 7.868 người (chiếm 2,06%).
25

×