Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Nghiên cứu và phân tích văn hóa doanh nhân ngô trọng thanh, CEO của công ty tư vấn phát triển thị trường mancom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.25 KB, 33 trang )

Mục lục
Lời mở đầu Trang
Nội dung
I. Tổng quan về doanh nhân Ngô Trọng Thanh………………………. 3
II. Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân……………… 5
2.1. Năng lực doanh nhân…………………………………………………. 5
2.2. Tố chất doanh nhân………………………………………………… 10
2.3. Đạo đức doanh nhân………………………………………………… 19
2.4. Phong cách doanh nhân………………………………………………. 25
III. Bài học từ doanh nhân Ngô Trọng Thanh…………………………… 28
Kết luận
Tài liệu tham khảo
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại kinh tế phát triển và hội nhập, nền kinh tế tri thức phát triển, thì
vai trò của lực lượng doanh nghiệp và doanh nhân ngày càng được chú trọng. Đây là
lực lượng tạo lên bước đột phá trong thương mại và công nghiệp, từ đó thúc đẩy sự
phát triển nên kinh tế đất nước. Để đáp ứng vai trò đó, các doanh nhân, những người
giữ vị trí chủ trốt trong phát triển kinh tế, nhất thiết phải là các doanh nhân có văn hóa.
Doanh nhân chính là tác giả của văn hóa kinh doanh và có vai trò quyết định tới văn
hóa kinh doanh.
Để có cái nhìn rõ hơn về văn hóa doanh nhân và tác động của nó đến hoạt động
kinh doanh, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và phân tích Văn hóa doanh nhân
Ngô Trọng Thanh, CEO của công ty tư vấn phát triển thị trường Mancom, chủ tịch
HĐQT công ty Vietmac.
2
I. Tổng quan về doanh nhân Ngô Trọng Thanh
Doanh nhân Ngô Trọng Thanh sinh năm 1969, tại quê hương Nam Định.
Ông tốt nghiệp THPT khóa 18 chuyên Toán đại học sư phạm Hà Nội (1983 –
1986). Năm 1986, ông học đại học Thương nghiệp, nay là Đại học Thương Mại Hà
Nội. Tốt nghiệp đại học năm 1990, ông giành nhiều thời gian tự học để nghiên cứu về


lĩnh vực marketing. Tiếp tục tìm kiếm những học bổng du học nước ngoài ngắn hạn và
dài hạn về marketing như chương trình EMBA của đại học Hawaii, Mỹ.
Sau những khóa học ngắn hạn ở Mỹ, ông trở về Việt Nam và trở thành một
chuyên gia tư vấn về marketing với rất nhiều vị trí công việc như quản lý về Sales cho
P&G (Procter & Gamble); giám đốc bán hàng kiêm giám đốc chi nhánh miền Bắc của
Lavie; giám đốc bán hàng toàn quốc của AFC.
Vốn yêu thích kinh doanh, lại có tầm nhìn xa về một ngành nghề mới sẽ phát
triển mạnh mẽ ở Việt Nam, đó là tư vấn chiến lược, đặc biệt là chiến lược marketing.
Ngày 13 tháng 10 Năm 2003, Ngô Trọng Thanh mạnh dạn thành lập công ty của riêng
mình – Công ty TNHH giải pháp quản lý thị trường (Mancom Solutions), đặt trụ sở
chính tại 28 đường Lê Ngọc Hân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Với sứ mệnh “Trả lời
mỗi nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam câu hỏi: Làm thế nào để bán được hàng” và
mục tiêu hỗ trợ những doanh nghiệp Việt gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường,
Mancom hoạt động như Ban giám đốc Marketing bên ngoài doanh nghiệp: nghiên cứu
môi trường cạnh tranh, xác lập mục tiêu doanh nghiệp, hoạch định và giám sát việc
thực hiện các chiến lược phát triển thị trường.
3
Sau gần 5 năm, dưới sự lãnh đạo của ông Ngô Trọng Thanh, Mancom đã tư vấn
chiến lược phát triển thị trường cho hơn 30 doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, như: Viettel Mobile, May 10, VNYP (thuộc VNPT), Đồ hộp Hạ Long-
Canfoco, Techcombank, Bia Đại Việt, Thạch Bàn Granite, Đạm Phú Mỹ, Prime
Group, Vang Đà Lạt, VICO Group (Bột giặt Vì Dân) đem lại nguồn lợi nhuận không
nhỏ cho vị doanh nhân này.
Các thành viên Mancom cũng từng tham gia đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm phát
triển thị trường cho hơn 1.200 Nhà Quản lý và Chuyên viên thị trường của các công ty
trong và ngoài nước: FPT, Vietnam Airlines, Bưu điện Hà nội, PVFC (Công ty tài
chính dầu khí Việt nam), Công ty chứng khoán Tân Việt, Techcombank, Ford, TNT,
Schneider, UTStarcom (USA), Total Gas, Samsung, ANZ Bank,
Năm 2011, ông trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần thực
phẩm Vietmac sau khi phát triển ý tưởng về một món ăn dân dã kết hợp phong cách

hiện đại fastfood – món “cơm kẹp”. Thương hiệu VietMac chính thức ra mắt ngày
04/7/2011 tại Hà Nội. Đầu năm 2012, VietMac thực sự trở thành tâm điểm chú ý khi
lần đầu tiên thương hiệu non trẻ này được định giá 2,5 triệu đôla Mỹ - con số cao gấp
10 lần giá trị đầu tư ban đầu. Hiện tại VietMac có 6 cửa hàng tại Hà Nội và 1 tại TP
HCM. VietMac đang hướng tới mục tiêu phát triển 40 - 60 cửa hàng nhượng quyền
thương mại tại Hà Nội và từng bước mở rộng thị trường tại các đô thị lớn như: TP Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…
4
Thương hiệu VietMac được định giá 2,25 triệu USD sau 10 tháng thành lập
đang là động lực để doanh nghiệp này quyết thực hiện ước mơ mang thương hiệu
"cơm kẹp" ra thị trường thế giới. VietMac đã ký hợp đồng franchise với đối tác tại
Đức (tháng 6 có cửa hàng đầu tiên ở Berlin), và xúc tiến với Anh (dự định tháng 8 sẽ
có cửa hàng đầu tiên ở London).
Bên cạnh đó, Ông còn là một người thầy, ông dành hai ngày mỗi tháng để đi
giảng dạy về marketing và bán hàng ở khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà
Nội và ở các doanh nghiệp.
II. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân
Trên đây, chúng ta đã có được cái nhìn khái quát nhất về một doanh nhân 6x
khá nổi tiếng hiện nay - Ngô Trọng Thanh - chủ tịch HĐQT công ty Vietmac với
thương hiệu “cơm kẹp” nổi tiếng, đồng thời là CEO của công ty tư vấn phát triển thị
trường Mancom. Sau đây, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ hơn về con người này, mà
trọng tâm là những nét nổi bật làm nên văn hóa của một doanh nhân qua các nhân tố
cơ bản đó là năng lực, tố chất, đạo đức và phong cách doanh nhân. Để qua đó, chúng
ta có những nhìn nhận đầy đủ hơn về khái niệm “văn hoá doanh nhân” và những biểu
hiện của nó ở một doanh nhân ngoài thực tế.
II.1. Năng lực của doanh nhân.
Yếu tố đầu tiên phải kể đến trong việc hình thành nên văn hoá doanh nhân, đó
chính là: năng lực của doanh nhân. Có thể nói, đây là yếu tố cốt lõi và căn bản đầu tiên
góp phần làm nên một doanh nhân nói chung và văn hoá doanh nhân nói riêng. “ Năng
lực doanh nhân” – có thể được hiểu là, năng lực làm việc trong đó bao gồm năng lực

làm việc trí óc và năng lực làm việc thể chất. Đó là khả năng hoạch định, tổ chức, điều
hành, phối hợp và kiểm tra trong bộ máy doanh nghiệp để đưa ra các phương án lựa
chọn, đánh giá các phương án tối ưu và đưa ra được các quyết định đúng đắn nhất.
Như chúng ta đã biết, đối với một doanh nhân, khi tham gia vào thương trường,
điều mà họ đều hy vọng, đó chính là khao khát thành công, khao khát doanh nghiệp
mình luôn phát triển, thu được lợi nhuận, tạo dựng được thương hiệu, thiết lập danh
5
tiếng của mình…Tuy nhiên, để có thể đạt được những thứ ấy, không phải là điều dễ
dàng. Và nó càng khó khăn hơn trong bối cảnh kinh doanh như hiện nay, khi mà cái
triết lý “một mình một cõi” đã không còn tồn tại nữa, mà thay vào đó, các doanh
nghiệp luôn phải đối mặt với tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ nền kinh tế thị
trường. Ở đó, đội khi, thành công hay thất bại chỉ cách nhau giữa một quyết định “ có
“ hay “ không” mà thôi. Đứng trước hoàn cảnh đó, mỗi một doanh nhân cần phải có
những năng lực cho riêng mình, đó là những kinh nghiệm, những kỹ năng cần phải có
để mỗi doanh nhân đứng vững, và khẳng định mình. Vậy, những năng lực đó là gì? Cụ
thể, nó bao gồm một số năng lực cơ bản sau.
2.1.1. Trình độ chuyên môn.
Trình độ chuyên môn của một doanh nhân là yếu tố quan trọng giúp cho doanh
nhân giải quyết các vấn đề trong điều hành công việc, thích ứng và luôn tìm giải pháp
hợp lý với những vướng mắc có thể xảy ra, nó bao gồm bằng cấp, trình độ chuyên
môn, kiến thức xã hội, kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ mà trong
đó, trình độ kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ là yếu tố cốt lõi. Nó là công cụ để giúp doanh
nhân giải quyết công việc và hình thành nên phong cách của mình - phong cách doanh
nhân.
Đối với doanh nhân Ngô Trọng Thanh, trình độ chuyên môn của ông là một
điều hết sức thú vị đối với đa số những người đã từng, đang tiếp xúc và làm việc với
anh. Có thể khẳng định, vốn kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về marketing của ông
khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ. Được xem là một chuyên gia tư vấn marketing
hàng đầu của Việt Nam hiện nay, ông có vốn kiến thức hết sức sâu rộng và toàn diện,
am hiểu một cách sâu sắc về lý luận cũng như nghệ thuật marketing, đặc biệt là

marketing trong nước. Đặc biệt, cái cách mà ông tích luỹ lượng kiến thức “khổng lồ”
đó lại khiến cho nhiều người trong chúng ta phải kinh ngạc. Đang là giám đốc điều
hành của một công ty tư vấn về chiến lược marketing tầm cỡ, ít ai ngờ, lượng kiến
thức đồ sộ về marketing đấy là ông có được bằng con đường tự học, tự đọc, tự tìm
hiểu và tự trải nghiệm. Học đại học Thương Mại, khoa kinh tế, nhưng niềm đam mê
của anh lại hướng về marketing. Nhưng vào những năm 1990, ở Việt Nam, số trường,
khóa học chuyên sâu về marketing chỉ đếm trên đầu ngón tay, bởi vậy thời gian này
6
ông đã bắt đầu tự tích luỹ kiến thức về marketing cho bản thân với những cuốn sách về
marketing. Có thể nói, chính những cuốn sách về marketing đó đã giúp ông có được
một lượng kiến thức marketing lý thuyết hết sức đầy đủ và toàn diện. Và đây chính là
cái cơ sở, cái nền tảng quan trọng nhất giúp hình thành nên một con người marketing
trong ông, để sau này, ông có thể tự tin làm chủ và không ngừng hoàn thiện nó. Không
sai khi nói rằng, những ý tưởng tuyệt vời về marketing sau này của ông, có một phần
đóng góp rất lớn từ những kiến thức mà ông tự tích luỹ đó.
Nhưng qua những ngày tháng tự học và ứng dụng vào thực tiễn, ông nhận thấy
rằng mình nhất thiết phải tham gia những chương trình đào tạo thực sự về marketing,
do đó, ông không ngừng tìm kiếm những khóa học hấp dẫn, những chương trình liên
kết với nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Từ đó, lượng kiến thức của ông lại càng sâu sắc,
toàn diện, gần gũi với thực tiễn và có tính ứng dụng cao hơn. Nhưng chỉ những kiến
thức trong sách vở thôi là không đủ để làm nên một chuyên gia, sở dĩ ông có được như
ngày hôm nay là vì ông hơn người ở chỗ, ông biết tự tích luỹ những kiến thức, những
kinh nghiệm thực tế thông qua nỗ lực không ngừng tự trải nghiệm của bản thân. Là
một doanh nhân thế hệ 6x, ông có đủ sự tự tin và bản lĩnh để lao vào thương trường từ
rất sớm, không sợ khó khăn, thất bại để không ngừng tích luỹ những kinh nghiệm thực
tế cho bản thân, làm tiền đề cho bản thân sau này. Cụ thể cho những trải nghiệm đó là,
trước khi trở thành CEO của Mancom, ông đã có hơn 10 năm kinh nghiệm lăn lộn trên
thương trường, trải qua rất nhiều những vị trí quan trọng mà nhiều người đáng mơ
ước, là quản lý về sale cho P&G; giám đốc bán hàng kiêm giám đốc chi nhánh miền
bắc của Lavie; giám đốc bán hàng toàn quốc của AFC…hơn 10 năm kinh nghiệm

công tác ở những vị trí như vậy, anh đã tự tích luỹ cho mình những kinh nghiệm thực
tế quý báu. Và hiện nay, ông cũng rất hay được mời đào tạo và giảng dạy các khoá
huấn luyện, chủ yếu về kinh doanh, tiếp thị và quản lý cho nhân viên các công ty của
Mỹ , Đức, Anh , Pháp, Italia…đang làm ăn ở Việt Nam. Đồng thời, ông cũng thường
xuyên là giảng viên thính giảng của các trung tâm và trường đào tạo kinh doanh như:
Thames Business School, Bourne Griffiths-Smig (Australia) và HSB-Hanoi school of
business tại Việt Nam. Những điều này, càng chứng tỏ được năng lực chuyên môn
tuyệt vời của ông trên lĩnh vực marketing.
7
Bên cạnh đó, việc không bao giờ hài lòng với những gì mình đang có, và luôn
có ý thức không ngừng học hỏi thêm để nâng cao trình độ của bản thân mỗi ngày – là
một đức tính đáng quý của doanh nhân Ngô Trọng Thanh mà nhiều doanh nhân khác
phải học tập. Xã hội ngày càng phát triển không ngừng, những thứ đúng với ngày hôm
qua có thể không còn đúng với ngày hôm nay nữa. Vì thế, Ngô trọng Thanh luôn luôn
ý thức được rằng, bản thân phải không ngừng học hỏi, thay đổi để hoàn thiện và vươn
lên. Vừa làm tư vấn, vừa liên tục khảo sát thực tế, giám sát chặt chẽ những biến động
của thị trường để kịp thời thích nghi với những biến đổi, đồng thời, ông luôn đồng
hành sát sao với các khách hàng của mình, nhằm theo dõi những thành quả của mình,
để từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu. Đó chính là cách mà doanh nhân
Ngô Trọng Thanh vẫn luôn tâm niệm và làm theo để những kiến thức, kỹ năng của
mình luôn bắt kịp và đi trước thời đại.
2.1.2. Năng lực lãnh đạo.
Năng lực lãnh đạo của một doanh nhân là khả năng định hướng và điều khiển
người khác hành động để thực hiện những mục đích nhất định. Đó là khả năng gây ảnh
hưởng với người khác, và khả năng buộc người khác phải hành động theo ý muốn của
mình.
Để có thể thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình, việc đầu tiên mà một doanh
nhân cần phải làm đó là phải hoạch định được cho doanh nghiệp của mình một mục
tiêu dài hạn rõ ràng và cụ thể. Và ở đây, ở con người của doanh nhân Ngô Trọng
Thanh, những mục tiêu chiến lược mang tính dài hạn luôn thường trực trong đầu ông.

Có thể nói, quyết định thành lập một công ty tư vấn phát triển thị trường như Mancom
vào thời điểm đó ở Việt Nam – đã thể hiện một tầm nhìn chiến lược và một mục tiêu
dài hạn hết sức rõ ràng. Ông đã nhanh chóng nhận ra rằng: tình hình thị trường ở Việt
Nam đã và đang có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập
WTO. Đây là thời gian cấp thiết để các doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc phát triển thị
trường. Tuy nhiên, “chiếc chìa khoá”, “đòn bẩy” quan trọng nhất để các doanh nghiệp
có thể bứt phá trong thời điểm hiện tại lại chính là thứ mà đa số các doanh nghiệp này
còn thiếu và yếu: các giải pháp marketing cho sản phẩm của mình. Nhận thấy rõ nhu
cầu rất lớn đó, Mancom của Ngô Trọng Thanh đã ra đời, với mục tiêu giúp các doanh
8
nghiệp Việt có thể chiếm lĩnh được thị trường của mình bằng chính những năng lực
hiện có của doanh nghiệp đó. Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, cho thuê giám đốc và
quản lý bán hàng cấp cao, phát triển chiến lược marketing , phát triển kênh phân phối
và chiến lược phát triển doanh nghiệp - đó chính là cách mà Mancom dung để thực
hiện mục tiêu của mình. Và thực tế đã chứng minh cho tính hiệu quả của của chiến
lược đó. Chỉ sau gần 4 năm kể từ khi ra đời, cho đến nay, Mancom đã tham gia tư vấn
hiệu quả cho hơn 30 doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Viettel
mobile, May 10, VNPT, đồ hộp Hạ Long, Techcombank, bia Đại Việt, công ty Thạch
Bàn…đem lại những hiệu quả kinh doanh hết sức to lớn cho các doanh nghiệp đó.
Cũng xuất phát từ tầm nhìn chiến lược đó, mà thương hiệu “cơm kẹp” nổi tiếng
Vietmac đã ra đời. Với mục tiêu tạo ra một thương hiệu fastfood đậm chất thuần Việt,
phù hợp với phong cách của người dân Việt. Ngô Trọng Thanh đã cho ra đời món cơm
kẹp –sự kết tinh và pha trộn một cách thần kỳ giữa một món ăn dân dã mang khẩu vị
truyền thống Việt Nam với một phong cách rất châu Âu , hiện đại, tạo thành một sản
phẩm hết sức độc đáo và mới lạ trên thị trường. Chính vì lẽ đó, dễ hiểu khi thương
hiệu này đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Việc được định giá thương hiệu lên tới
con số 2,25 triệu đô chỉ sau hơn 10 tháng thành lập và hiện nay, con số đó là khoảng
2,5 triệu đô, đã minh chứng cho tính hiệu quả của những mục tiêu mà ông chủ của nó -
doanh nhân Ngô Trọng Thanh đã suy nghĩ và đặt ra tại thời điểm ban đầu.
Bên cạnh đó, năng lực lãnh đạo của một doanh nhân còn thể hiện ở chỗ, họ

quyết định phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp mình ở đâu, lúc nào và như thế
nào? Về vấn đề này, lại là một câu chuyện hết sức thú vị về doanh nhân Ngô Trọng
Thanh. Có thể nói là từ khi công ty Mancom ra đời, đã có rất nhiều người đặt câu hỏi,
tại sao anh lại lựa chọn thị trường miền Bắc làm nơi phát triển cho công ty của mình?
Quả thực, thực tiển hoạt động đã chứng minh đó là một quyết định đầu tư hết sức đúng
đắn của anh, và điều đó càng làm rõ nét hơn về năng lực lãnh đạo tuyệt vời của doanh
nhân này. Với một dịch vụ có thể được xem là khá “ kén” khách hàng như dịch vụ mà
công ty anh đang đảm nhận, việc lựa chọn thị trường miền bắc là một lựa chọn sang
suốt, bởi vì: đây là một thị trường hết sức tiềm năng đối với dịch vụ tư vấn phát triển
thị trường. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp lớn đa phần đều nằm ở trong miền nam
9
và các doanh nghiệp này lại luôn muốn mở rộng thị trường ra miền bắc. Trong khi đó,
thị trường miền bắc lại là một thị trường tương đối khó tính. giúp các doanh nghiệp
miền nam có thể xâm nhập được vào thị trường miền bắc, đó là tiềm năng phát triển
rất lớn của Mancom. Và đó cũng chính là lý do để anh chọn miền bắc làm nơi phát
triển cho công ty của mình.
Ngoài ra, khi nói về năng lưc lãnh đạo của doanh nhân Ngô Trọng Thanh,
chúng ta cũng không thể bỏ qua khả năng chèo lái doanh nghiệp của mình. Không chỉ
là người hoạch định ra các chiến lược phát triển cho công ty, mà Ngô Trọng Thanh
còn là người hết sức nỗ lực để biến những mục tiêu đó thành hiện thực. Luôn sát cánh
cùng những thăng trầm của công ty, cùng các cộng sự thân cận của mình, Ngô Trọng
Thanh đã luôn chứng tỏ mình là một doanh nhân toàn diện, hết mình vì công việc và vì
tất cả mọi người - đó cũng chính là một nét “sang” hình thành nên văn hoá doanh nhân
của anh.
2.1.3. Trình độ quản lý kinh doanh.
Như chúng ta đều biết, dấu ấn của một doanh nhân ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn
tại của một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh sẽ là thước đo chính xác nhất cho năng
lực của mỗi doanh nhân, mà cụ thể là nó được biểu hiện qua năng lực quản lý kinh
doanh của mỗi doanh nhân. Đối với doanh nhân Ngô Trọng Thanh, dù chưa có bất cứ
bằng cao học về quản trị kinh doanh nào nhưng năng lực điều hành và quản trị kinh

doanh của anh vẫn khiến nhiều người phải nể phục. Là ông chủ của Vietmac và đồng
thời là CEO của công ty Mancom, Ngô Trọng Thanh vẫn khẳng định được năng lực
quản lý nhạy bén của mình để từng bước đưa cả hai công ty cùng phát triển như ngày
hôm nay. Như trên đã nói, hiệu quả kinh doanh chứng minh năng lực của một doanh
nhân. Sự thành công của Vietmac và Mancom như hiện nay là một minh chứng rõ nét
nhất cho năng lực của doanh nhân Ngô Trọng Thanh.
2.2. Tố chất doanh nhân Ngô Trọng Thanh
2.2.1. Tầm nhìn chiến lược
Tầm nhìn của doanh nhân thể hiện ở chỗ họ vượt qua được những giới hạn của
những suy nghĩ thông thường, có khả năng dự đoán những biến động để tận dụng
10
chúng làm bàn đạp cho doanh nghiệp tiến lên. Không những vậy, họ còn là những
người vạch ra được kế hoạch, những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để công ty hướng
đến, biết kết hợp mục tiêu đó với nguồn lực của doanh nghiệp cũng như những thách
thức và cơ hội của môi trường kinh doanh.
Đối với doanh nhân Ngô Trọng Thanh, một chuyên gia có rất nhiều kiến thức
cũng như kinh nghiệm về marketing, nhưng ông luôn say mê với việc đi tìm kiếm
những ý tưởng marketing mới mẻ. Ông đã từ bỏ những vị trí đáng mơ ước trong các
doanh nghiệp nước ngoài để thành lập công ty của chính mình với việc cung cấp dịch
vụ tư vấn về marketing cho các công ty Việt Nam. Vậy tại sao ông lại chọn hướng đi
này? Chúng ta hãy tìm hiểu xem tầm nhìn của ông đối với lĩnh vực này như thế nào và
lý do cho sự ra đời công ty tư vấn phát triển thị trường ManCom là gì?
Nắm bắt nhanh xu thế của đất nước trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu
của các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại trên cái nhìn về marketing, ông nhận thấy
rằng phần lớn các doanh nghiệp VN hoạt động chưa hiệu quả ở mảng marketing của
mình, nhất là trong việc phát triển kênh phân phối. Bởi vậy, ông quyết định thành lập
Mancom với dịch vụ cốt lõi và khác biệt là marketing và phát triển kênh phân
phối. Tác động đúng vào điểm yếu của mỗi doanh nghiệp, giúp họ nhận ra vấn đề
chính là giúp họ giải quyết nó. Điều này cho ta thấy cái nhìn sâu sát của ông trước thời
thế.

Nói đến Ngô Trọng Thanh, chúng ta không thể không nhắc đến cơm kẹp
Vietmac, chính sự ra đời và phát triển của thương hiệu này một lần nữa cho ta thấy
tầm nhìn chiến lược dài hạn của ông.
Năm 2010, một ý tưởng mới về một sản phẩm đậm chất quê hương nhưng lại
phục vụ cho phong cách làm việc hiện đại ngày nay đã ra đời rất bất chợt trong một
chuyến bay dài cùng gia đình, doanh nhân Ngô Trọng Thanh đã bắt tay ngay vào việc
thực hiện ý tưởng đó. Qua phân tích thị trường ăn trưa văn phòng tại Hà Nội và Tp.Hồ
Chí Minh, dung lượng thị trường ăn trưa văn phòng rất lớn và ngày càng lớn hơn do sự
phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, cầu thì lớn như vậy nhưng cung về
các cửa hàng ăn nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu nhanh, ngon, bổ, rẻ của dân văn phòng
Việt Nam thì lại rất thiếu. Ông đã nắm bắt được cơ hội về sự phát triển hãng thức ăn
11
nhanh mang đậm chất ẩm thực Việt với những sản phẩm "Việt hóa" sản phẩm của Mỹ,
và "Mỹ hóa" phong cách của Việt. Từ đó cơm kẹp VietMac đã chính thức ra đời.
Chính sự ra đời của hai doanh nghiệp với những sản phẩm, dịch vụ rất độc đáo,
giá trị đã cho thấy Ngô Trọng Thanh là một doanh nhân có tầm nhìn chiến lược sâu và
xa.
2.2.2. Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng
tạo.
Một doanh nhân thành đạt có thể thích ứng trước sự biến động của môi trường
với khả năng quan sát tỉ mỉ, độ nhạy bén cao, khả năng thích ứng với sự thay đổi và sự
tập trung cao độ trong công việc. Những đặc điểm này được thể hiện rõ qua quá trình
làm việc của doanh nhân Ngô Trọng Thanh.
• Về sự nhạy bén:
Sự nhạy bén của nhà doanh nhân này được thể hiện rất rõ ở khả năng cảm nhận
cơ hội kinh doanh của ông, nhờ có các thông tin được xử lý tốt về ngành nghề tư vấn,
ngành kinh doanh thức ăn nhanh văn phòng, về thị trường Việt Nam, về sản phẩm,
dịch vụ mới, cập nhật tiến bộ kỹ thuật. Ông đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội về lĩnh
vực tư vấn marketing hay về cơm kẹp văn phòng. Nếu đi sâu hơn vào sự nghiệp kinh
doanh của ông, chúng ta có thể nhìn thấy được sự nhạy bén về thị trường của doanh

nhân này:
Sau khi ra đời, VietMac đã phát triển khá nhanh với 6 cửa hàng tại Hà Nội và
từng bước mở rộng thị trường tại các đô thị lớn như: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng…Khi mở rộng thị trường vào thành phố Hồ Chí Minh, ban lãnh đạo công ty
quyết định bán cổ phẩn cho một doanh nghiệp ở Tp Hồ Chí Minh là công ty Tôn Văn.
Bởi theo định hướng chiến lược của mình, VietMac đang trong quá trình hoàn thiện
nên rất cần một người đủ đam mê và có uy tín trong Tp.HCM để mở rộng thị trường
vào trong đó. VietMac sẽ áp dụng mô hình xoáy trôn ốc, tức là bắt đầu ở Hà Nội, có
bước đột phá ở Sài Gòn và sau đó quay lại tạo cú hích ở Hà Nội. Theo ông Ngô Trọng
Thanh, VietMac đã chọn công ty Tôn Văn vì giám đốc công ty là người không quá
quan tâm đến việc VietMac đã đầu tư bao nhiêu tiền, máy móc ra sao, lời lỗ như thế
nào nhưng lại là người rất tâm huyết và là một doanh nhân có uy tín ở Tp.HCM. Hơn
12
nữa, bằng sự quan sát của mình, ông nhận thấy rằng trong vòng vài chục năm nay, gần
như không có một doanh nghiệp Bắc nào thành công tại Tp.HCM, ngay cả những
thương hiệu lớn và rất thành công ở miền Bắc như May 10, đồ hộp Hạ Long Do đó,
VietMac đã rút kinh nghiệm của những người đi trước: “ Chúng tôi cần một người
trong Tp.HCM vào cuộc cùng chúng tôi” Ông Thanh chia sẻ.
• Về khả năng thích nghi với sự thay đổi:
Ngô Trọng Thanh là một người rất mạnh mẽ và linh hoạt. Trong sự nghiệp của
mình, không ít lần ông và công ty của ông gặp thất bại, nhưng không bao giờ ông nản
chí. Khi thất bại, ông nhanh chóng đứng dậy, rút ra bài học, giữ vững lập trường và
bước đi tiếp.
Thất bại trong những bước đi đầu tiên của ManCom là một ví dụ rất điển hình:
Công ty Mancom ra đời vào ngày 13-10-2003. Nhưng vừa thành lập, Mancom đã gặp
hai cú sốc lớn. Sáu tháng sau khi công ty ra đời, ba trong số bốn người góp vốn cùng
ông, trong đó có cả người nước ngoài, đã quyết định rút lui vì “đi làm thuê kiếm tiền
nhanh hơn”. Và một hợp đồng lớn thất bại vì bê nguyên xi giải pháp marketing của
doanh nghiệp nước ngoài vào doanh nghiệp trong nước. “Đến bây giờ, tôi vẫn chưa
hết ngượng với khách hàng”, anh Thanh tâm sự.

Từ hai sự cố này, Mancom định vị lại hướng đi, tập trung vào tư vấn phát triển
chiến lược marketing, trong đó tập trung vào các giải pháp phát triển kênh phân phối
và cải tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Ngay sau khi ký hợp đồng tư vấn,
Mancom sẽ hoạt động như một ban giám đốc marketing ngoài doanh nghiệp. Mancom
phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng, của đối thủ cạnh tranh, phân
tích thị trường để đề ra những giải pháp. Sau đó, giúp khách hàng xây dựng chiến lược
tiếp thị, hệ thống phân phối theo định hướng và khả năng tài chính của mỗi doanh
nghiệp.
Chính sự thay đổi kịp thời này đã giúp ManCom đứng vững trên thị trường và
trở thành đối tác tư vấn chiến lược phát triển thị trường cho hơn 30 doanh nghiệp lớn
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Viettel Mobile, May 10, VNYP (thuộc VNPT),
13
Đồ hộp Hạ Long- Canfoco, Ngân hàng Techcombank, Bia Đại Việt, Thạch Bàn
Granite, Đạm Phú Mỹ, Tập đoàn Prime Group, Vang Đà Lạt, VICO Group (Bột giặt
Vì Dân), chỉ sau gần 5 năm thành lập.
• Vể sự sáng tạo
Luôn có những ý tưởng mới, tìm tòi ra những sáng kiến mới nhằm cải tiến hoạt
động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của XH. Sự sáng tạo
không ngừng trong quá trình hoạt động của doanh nhân Ngô Trọng Thanh được thể
hiện ở sự phát triển của ManCom cũng như sự ra đời và phát triển của VietMac.
Để đưa ra được sản phẩm cơm kẹp như hiện nay, từ những ý tưởng được phác
thảo trong đầu, ông và 2 thành viên sáng lập VietMac đã phải bắt đầu từ những việc
rất nhỏ như lựa chọn gạo, xử lý bánh cơm, rồi tìm ra yếu tố cốt lõi của sản phẩm và
xây dựng, quản lý các quy trình trong chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh. Ông tìm hiểu và
ghi nhận từng việc một từ phát triển chuỗi, đến mô hình quản lý, cách thức lựa chọn
bao bì quy trình phục vụ của nhân viên ngay tại quầy hàng. Và ngày 26/10/2010 -
Công ty Cơm kẹp có tên VietMac ra đời.
Biết rằng sản phẩm của mình là sản phẩm độc đáo và mới lạ, do đó, để có thể đi
vào lòng người tiêu dùng Việt, điều đỏi hỏi quan trọng đó là phải cái tiến không
ngừng, từ mẫu mã, hương vị, đến chất dinh dưỡng: Để sản phẩm hợp khẩu vị với

nhiều người, giai đoạn đầu, những nhà lãnh đạo phải nhờ đến sự hỗ trợ của anh em,
bạn bè và đồng nghiệp, thậm chí là những chuyên gia am hiểu lĩnh vực ẩm thực để
nếm thử. Người chê cũng có, lời khen cũng không ít. Từ sự trải nghiệm của mỗi người
ông tổng hợp lại để đưa ra sản phẩm cuối cùng mang hương vị đặc trưng nhất, và phù
hợp với thị hiếu của nhiều người.
2.2.3. Độc lập, quyết đoán, tự tin.
Đây là những tố chất rất quan trọng của một người thành đạt, mà đặc biệt là một
doanh nhân thì sự độc lập, quyết đoán, tự tin là điều không thể thiểu. Để có được tố
chất này, người doanh nhân phải là người hiểu sâu, biết rộng, am hiểu các lĩnh vực của
14
đời sống kinh doanh, phải là người có tinh thần trách nhiệm cao, luôn độc lập, tự chủ
trong ra quyết định, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Việc quyết định thành lập công ty tư vấn phát triển thị trường Mancom đã
chứng minh tính độc lập, quyết đoán và tự tin của doanh nhân Ngô Trọng Thanh. Đến
việc cho ra đời một thương hiệu hoàn toàn mới là cơm kẹp VietMac đã khẳng định tố
chất kinh doanh của con người này.
Kể về những thách thức mà ManCom đã phải vượt qua, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn
về sự quyết đoán cũng như tự tin của ông.
Năm 2005, Viettel Mobile đặt hàng Mancom tư vấn phát triển thị trường Tp Hồ
Chí Minh. Nhận được đơn hàng từ Viettel, sau 14 ngày nghiên cứu, Ngô Trọng Thanh
cùng các đồng nghiệp đã trình bày chiến lược phát triển đặc thù cho riêng thị trường
này. Mặc dù chiến lược mà ManCom đưa ra bị nhiều ý kiến phản đối, nhưng bằng
kinh nghiệm, kiến thức và sự tin tưởng vào bản thân mình, Ngô Trọng Thanh đã thuyết
phục được những nhà lãnh đạo khó tính của Viettel đi theo định hướng tư vấn của
công ty. Và thành quả đạt được khi Viettel khai thác thành công thị trường này chính
là phần thưởng xứng đáng cho sự quyết đoán, tự tin của ông.
Nói đến niềm tin, không thể không nói đến niềm tin vào sự thành công của
VietMac của những nhà cầm quân như ông Ngô Trọng Thanh. Khi được hỏi về sự
phát triển của VietMac, ông luôn khẳng định sự thành công trong tương lai của thương
hiệu này:

“Nếu ai hỏi rằng, VietMac đã hoàn hảo chưa, chúng tôi vẫn nói là
chưa, nhưng sự cam kết về chất lượng sản phẩm thì chúng tôi sẽ là người đi
tiên phong. Thương hiệu giống như phần nổi của một tảng băng chìm, trong đó
phần chìm là chất lượng sản phẩm. Sản phẩm trôi về đâu là do phần chìm đó
quyết định”.
“Để gây dựng thành công một thương hiệu ở Việt Nam, tôi nghĩ thực ra
khó nhất là suy nghĩ của các doanh nhân. Còn lại rất dễ bởi thị trường Việt vẫn
đang rất hoang sơ, rất nhiều cơ hội để phát triển. Tôi cho rằng, đừng bao giờ
15
chiến đấu bằng cơ bắp, bằng đồng tiền, bởi cuộc chiến thương hiệu là cuộc
chiến bằng trí tuệ.”
2.2.4. Năng lực quan hệ xã hội.
Nói đến năng lực quan hệ xã hội là nói đến khả năng tạo dựng mối quan hệ tốt
đẹp giữa người doanh nhân với những đối tượng hữu quan khác. Con người không thể
sống thiếu các mối quan hệ và doanh nhân lại càng không, họ cần có tố chất này để có
thể phát triển sự nghiệp của mình và đưa đứa con của mình phát triển mạnh mẽ và bền
vững.
• Mối quan hệ với cộng sự, nhân viên trong công ty:
Luôn đảm bảo sự thỏa mãn cao nhất cho nhân viên trong công ty, dù làm ăn lỗ
hay lãi. Ông luôn coi các cộng sự như người thân trong gia đình của mình. Trong
những ngày tháng vất vả nhất để tạo ra Vietmac, ông cùng cộng sự đã cùng nhau
nghiên cứu, thử nghiệm hàng trăm loại gạo, loại thịt để cho ra đời món cơm kẹp hợp
khẩu vị nhất. Chính những ngày tháng này đã giúp đội quân VietMac gắn bó và đồng
lòng hơn bao giờ hết.
• Mối quan hệ với khách hàng
Hiểu rõ khách hàng của mình, quan tâm đến nhu cầu thực sự của họ bằng
những phân tích và phán đoán thực tế. Là một chuyên gia marketing nên khả năng
nhìn nhận khách hàng tiềm năng của ông rất nhạy bén. Chăm sóc khách hàng bằng
những dịch vụ, sản phẩm chất lượng nhất là quan điểm của ông Chính quan điểm này
đã giúp doanh nhân Ngô Trọng Thanh có cách lựa chọn và ứng xử với khách hàng của

mình rất hợp lý. Trong 6 năm qua, khách hàng chủ yếu của Mancom là các doanh
nghiệp vừa và lớn. Bởi chi phí cho dịch vụ tư vấn ở Mancom khá cao, đối với khá
nhiều doanh nghiệp nhỏ, do ngân sách có hạn, đã không có cơ hội hợp tác. Tuy nhiên,
thay vì cung cấp các dịch vụ cấp thấp hơn như một vài lời đề nghị của một số công ty,
Mancom đã khẳng định rằng “Không có sản phẩm và dịch vụ hạng hai trong ngành tư
vấn”.
Nhìn vào sự thay đổi từng ngày của cơm kẹp Vietmac, chúng ta thấy được tầm
quan trọng của khách hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Liên tục cải tiến
16
nhờ những phiếu điều tra thu thập thông tin từ khách hàng, cơm kẹp ngày càng hợp
khẩu vị với người dân Việt Nam và ngày càng đúng với sologan của nó: nhanh, ngon,
bổ.
• Mối quan hệ với đối tác.
Việc lựa chọn cũng như các hoạt động kinh doanh với các đối tác được thực
hiện một cách bài bản và yêu cầu cao về sự thích ứng, hợp lý và hợp tác được
“Thú thực, ngay sau một thời gian ra mắt thị trường Hà Nội, có
nhiều người ngỏ ý muốn mua cổ phần VietMac, nhưng chúng tôi không bán.
Chúng tôi không quá coi trọng đến việc đối tác đang thành công với lĩnh
vực nào. Yếu tố mà chúng tôi quan tâm, đó là nhiệt huyết và tính nhạy bén
trong kinh doanh của họ. Chúng tôi hoàn toàn không ngại rủi ro với bản
hợp đồng này. Với bất kỳ doanh nghiệp nào khi quy mô còn nhỏ thì sản
phẩm đó nó sẽ phản ánh nhân cách của những người lập ra nó. Khi chọn
ông Nghĩa làm đối tác, chúng tôi đã nhìn thấy tính cách của ông ấy khá phù
hợp với tính cách của chúng tôi.
Đây cũng là doanh nghiệp biết kết hợp những cái bình dị của Việt
Nam như vỏ sò, ốc, vỏ dừa và cộng với trí tuệ vào đó thì thành những sản
phẩm đắt tiền, có thương hiệu”.
Hiện tại VietMac có 6 cửa hàng tại Hà Nội và 1 tại TP HCM. VietMac đang
hướng tới mục tiêu phát triển 40 - 60 cửa hàng nhượng quyền thương mại tại Hà Nội
và từng bước mở rộng thị trường tại các đô thị lớn như: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,

Hải Phòng…Thương hiệu VietMac được định giá 2,25 triệu USD sau 10 tháng thành
lập đang là động lực để doanh nghiệp này quyết thực hiện ước mơ mang thương hiệu
"cơm kẹp" ra thị trường thế giới. VietMac đã ký hợp đồng franchise với đối tác tại
Đức (tháng 6 có cửa hàng đầu tiên ở Berlin), và xúc tiến với Anh (dự định tháng 8 sẽ
có cửa hàng đầu tiên ở London).
• Mối quan hệ với cộng đồng, truyền thông
17
Là một chuyên gia marketing nên Ngô Trọng Thanh rất biết PR bản thân và
doanh nghiệp mình. Ông thể hiện mình không chỉ qua các bài trả lời phỏng vấn, mà
bằng sự hiểu biết và tâm huyết của mình, ông còn tham gia viết rất nhiều bài báo phân
tích về marketing, tham gia các chương trình cho giới trẻ về khởi nghiệp như chương
trình Khởi nghiệp cùng CEO trong Chương trình chuyển tiếp đại học Bridge2B - liên
kết giữa Trường đại học FPT và Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) tổ chức , Café
cùng CEO do câu lạc bộ CSE tổ chức hay Café doanh nhân do báo điện tử
Doanhnhancuoituan tổ chức.
• Mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh
Với quan niệm, không một công ty nào không có người cùng đồng hành, Ngô
Trọng Thanh coi những đối thủ cạnh tranh của mình là những đồng nghiệp, cùng đi
xây dựng và đóng góp cho sự phát triển của ngành nghề tư vấn marketing.
2.2.5. Nhu cầu cao về sự thành đạt
Vươn lên trong cuộc sống, khát khao sự thành công trong kinh doanh Ông Ngô
Trọng Thanh đã từng chia sẻ với phóng viên rằng ông không nhận vị trí Tổng giám
đốc của một công ty mà muốn đi theo con đường tư vấn cho doanh nghiệp, để được
nếm trải cảm giác trải qua thử thách, khó khăn cùng các doanh nghiệp.
2.2.6. Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có
đầu óc kinh doanh.
• Say mê kinh doanh:
Nói đến niềm say mê kinh doanh của ông, đầu tiên phải nói đến niềm say mê
với marketing: Như là bản năng của một người chuyên sâu về Marketing, khi thấy
những sản phẩm tốt mà không tìm được chỗ đứng trên thị trường, ông quyết phải tìm

cho ra nguyên nhân, nguyên nhân chính theo ông là ở giải pháp Marketing. Những ý
tưởng Marketing trong ông xuất phát từ nguồn đam mê bất tận và tạo ra một lực hấp
dẫn cuốn ông theo đuổi chúng.
Công ty ManCom của ông cũng là công ty đầu tiên tại miền Bắc cung ứng dịch
vụ phát triển kênh phân phối sản phẩm. Nhiều người bạn doanh nghiệp của ông
thường nói đùa rằng ông chọn một dịch vụ “độc nhất vô nhị, biến cái không thể thành
18
cái có thể”, nhưng ông lại vô cùng tự tin để đi theo niềm đam mê của mình. Và
ManCom đã “đánh” trúng lĩnh vực mà doanh nghiệp đang cần, đang vừa thiếu lại vừa
yếu: phát triển kênh phân phối sản phẩm.
Và bây giờ, niềm đam mê của ông lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết cho một sản
phẩm, một thương hiệu mang đậm phong cách ẩm thực Việt, chính là cơm kẹp
VietMac. Như đứa con đẻ của mình, Ngô Trọng Thanh đã đặt toàn bộ tình yêu và
niềm tin vào sự thành công của thương hiệu này, đưa nó đi khắp Việt Nam và thế giới,
khẳng định giá trị của quê hương đất nước cho bạn bè năm châu.
Trả lời câu hỏi phỏng vấn của nhà báo, doanh nhân Ngô Trọng thanh đã khẳng
định:
“Đã bao giờ các ông tính đến việc bán đứt thương hiệu Vietmac?
Chúng tôi không bao giờ có ý định đó. Giám đốc VietMac đã từng khóc khi
tôi chê đồ ăn dở. Tôi cho rằng, đó là một đứa con của cô ấy, của chúng tôi và
là một đam mê của cả tập thể. VietMac chỉ bán cổ phần để nhân rộng ra mà
thôi, còn thương hiệu thì không bao giờ bán.”
• Chấp nhận mạo hiểm:
Có nhiều người khi quyết định làm việc gì đều tính toán rất kỹ và họ chỉ quyết
định một phương án nào đó khi chắc chắn được gần 80% sự thành công. Nhưng đã là
một doanh nhân, nghĩa là phải đầu tư để có lợi nhuận, mà đã đầu tư thì phải chấp nhận
rủi ro, nhưng trong kinh doanh thì rủi ro càng cao thì khả năng thu lợi nhuận lại càng
lớn. Do đó, để thành công, một doanh nhân phải biết chấp nhận rủi ro, biết mạo hiểm,
luôn có tâm lý chuẩn bị sẵn sàng cho thất bại, chuẩn bị các phương án và tính toán một
cách kĩ lưỡng trong đó có cả phương án dự phòng rủi ro. Dám đưa ra những ý tưởng

mới, thực hiện nó, dám cho ra đời những sản phẩm mới, sẵn sàng thâm nhập thị trường
mới.
“Sáng 1 tháng 2 năm 2011, cửa hàng cơm kẹp đầu tiên của hãng đồ ăn
nhanh mang thương hiệu Việt - VietMac khai trương ở TP HCM. Kế hoạch
Nam tiến này được hãng triển khai sau gần một năm phát triển 5 cửa hàng tại
thị trường Hà Nội. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang
co cụm, thu hẹp quy mô, cắt giảm đầu tư, việc mở rộng hoạt động tại thị trường
phía Nam được lãnh đạo VietMac nhìn nhận là bước đi mạo hiểm nhưng nếu
thành công thì hiệu quả thu về sẽ lớn.”
19
2.3. Đạo đức doanh nhân
Đạo đức được hiểu là toàn bộ quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh vàđánh giá hành vi của mình trong quan hệ với bản thân, xã hội và tự
nhiên.
Đối với mỗi cá nhân, đạo đức được coi là tòa án lương tâm có khả năng tự phê
phán, đánh giá từng ý nghĩ, hành vi của bản thân. Về bản chất đạo đức là sự tự do lựa
chọn của con người. Sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện và tự giác rất cao.
Đạo đức của doanh nhân Ngô Trọng Thanh:
2.3.1. Đạo đức của một con người:
Mỗi doanh nhân là một cá thể thì vấn đề đạo đức trước hết phải là đạo đức của
một người. Điều đó thể hiện qua một số khía cạnh như:
- Thiện tâm: Như một mệnh lệnh bản thân định hướng cho hoạt động con người,
luôn biết hướng tới điều thiện, thương người như thể thương thân.
- Trách nhiệm với công việc, với lời nói và với bản thân. Cá nhân phải có trách
nhiệm chuyển yêu cầu đạo đức của xã hội thành những nhu cầu, mục đích và sự
hứng thú bản thân trong các sinh hoạt đời thường. Biểu hiện của các chuyển
hóa này là hành vi cá nhân sẽ tự giác, tự nguyện tuân thủ các chuẩn mực đạo
đức này.
- Nghĩa vụ với người khác trong mối quan hệ xã hội, gia đình và tổ chức.
Trong quá trình làm việc và kinh doanh của mình, Ngô Trọng Thanh đã luôn

tuân thủ đạo đức của chính mình, đạo đức của một con người, điều đó được thể hiện rõ
thông qua những gì mà ông đã làm.
Là Giám đốc tư vấn Marketing Công ty Mancom, ông luôn hướng tới khách
hàng, những doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập
WTO, rất cần thiết để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt phát triển thị trường. Điều đó
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Mancom, Mancom đã và đang chỉ tư vấn cho các
doanh nghiệp không biết cách quảng bá sản phẩm, chỉ tập trung tất cả cho sản phẩm,
với suy nghĩ hữu xạ tự nhiên hương. Công ty kiên quyết từ chối những công ty mạnh
20
về quảng cáo mà coi nhẹ chất lượng. Bởi họ cho rằng, chỉ có sản phẩm, và chính chất
lượng sản phẩm mới là cái gốc của thương hiệu. Mọi sự lừa dối khách hàng, mọi sự
thổi phồng cái tôi… sẽ khó có sự phát triển bền vững, và cũng không phải là đối tác
mà Mancom mong đợi.
Là Chủ tịch HĐQT VietMac, một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đồ
ăn . Nhận thấy từ nhu cầu thực tế của khách hàng do cuộc sống và công việc ngày một
khẩn trương và căng thẳng, thời gian nghỉ trưa ngày một hạn chế. Tình trạng kẹt xe,
tắc đường cũng như khoảng cách lớn giữa nơi làm việc và nhà ở đã không cho phép
công chức văn phòng về nhà dùng bữa cơm trưa. Vì vậy, mà ông đã nghĩ ra một ý
tưởng kinh doanh, một thương hiệu cơm trưa văn phòng hoàn toàn mới ở Việt Nam đã
ra đời, lấy tên là VietMac. Nhằm mang đến cho khách hàng một bữa ăn thuần Việt, đủ
dinh dưỡng với phong cách hiện đại. Có thể nói, ông là người đi đầu và luôn định
hướng cho hoạt động của doanh nghiệp mình hợp đạo đức và sự kỳ vọng của xã hội.
Cụ thể, điều đó được thể hiện rõ ràng thông qua slogan cũng như biểu tượng của
doanh nghiệp.
• Slogan của Vietmac là Fresh fast: VietMac luôn nỗ lực hướng tới tính fresh -
lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Không chỉ làm từ cơm, mà mỗi suất VietMac có
rất nhiều rau. Hơn nữa, VietMac rất hạn chế dùng các sản phẩm chiên, xào. Tất
cả các sản phẩm bán kèm cũng chỉ được lựa chọn nếu nó thực sự tốt cho sức
khỏe.
• Hình tượng chim cánh cụt: chim cánh cụt chỉ sống ở Nam cực. Nhưng có thể

không nhiều người biết rằng, Nam cực là nơi gần như chưa có ô nhiễm, và vì
vậy được coi là trong lành nhất trên thế giới. Và đó cũng là điều sản phẩm
VietMac hướng tới! hơn nữa, doanh nghiệp cũng mong muốn và hướng tới giúp
khách hàng có được sự thoải mái, có thể vươn vai thoải mái như chú chim ngộ
nghĩnh này sau mỗi giờ làm việc.
2.3.2. Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động:
Trong môi trường cạnh tranh trong kinh doanh, nhu cầu việc làm đặt ra yêu cầu
phải có nhận thức rõ rệt về một số phạm trù đạo đức cơ bản như thiện ác, lương tâm
21
nghĩa vụ, nhân phẩm danh dự,…là cơ sở định hướng cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh, đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nhân và xã hội. Biểu hiện:
Giá trị mà Ngô Trọng Thanh đề cao, đó chính là giá trị cốt lõi của thương hiệu hay sản
phẩm. Vì vậy nó sẽ là định hướng cho sự phát triển của Mancom cũng như Vietmac.
• Sứ mệnh của mancom “Trả lời mỗi nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam câu
hỏi: Làm thế nào để bán được hàng” và mục tiêu hỗ trợ những doanh nghiệp
Việt gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, coi sự thành công của khách hàng
chính là sự sống còn của ManCom.
• Tất cả các sản phẩm của VietMac chỉ được lựa chọn nếu nó thực sự lành mạnh
cho sức khoẻ. “Chúng tôi không chỉ đem lại bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, đảm
bảo vệ sinh mà còn đem lại cho khách hàng niềm vui và trải nghiệm thú vị khi
ăn.” . Và tất cả nguyên liệu chế biến cơm VietMac đều được cam kết đảm bảo
sự an toàn.
Góp phần thúc đẩy sự phát triển cộng đồng. Họ luôn cố gắng cung cấp các sản phẩm
lành, tốt cho sức khỏe, nhằm chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng.VietMac cố
gắng tạo ra những đồ ăn lành nhất có thể trong phạm vi thức ăn nhanh: chỉ có đồ hấp,
nướng (để giảm độ béo), và rất nhiều rau, hương vị hoàn toàn thuần Việt.
Tôn trọng nhân phẩm người lao động. Luôn hiểu rằng đó những người sẽ cùng mình
bước đi trên con đường kinh doanh, sự nghiệp. Vì vậy ông luôn coi trọng mối quan hệ
tốt đẹp trong công ty, thường xuyên lấy ý kiến đóng góp của mọi người để thay đổi
bản thân.

Có lối sống văn minh, có nếp sống khoa học. Đứng trước vòng quay chóng mặt của
thời gian, con người ngày càng có ít thời gian để chăm sóc cho bản thân. Vì vậy mà
ông cũng hướng hoạt động kinh doanh tới việc chăm sóc các bữa ăn cho con người,
nhưng theo hướng hiện đại, nhanh, gọn, phù hợp với lối sống hiện đại của con người
mà không quên đi bản sắc của dân tộc. Và từng bữa ăn cũng được tính toán một các
khoa học, cung cấp những dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe.
22
Lấy chữ tín làm trọng, chất lượng sản phẩm làm hàng đầu. Vì vậy mà Vietmac luôn đi
theo đúng hướng, chú trọng tới khách hàng, luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng
đầu.
• Tất cả nguyên liệu chế biến cơm VietMac đều được lựa chọn kỹ lưỡng và cam
kết đảm bảo sự an toàn. Được chọn ra từ hơn 30 loại gạo, 100% rau củ quả
được lấy từ trang trại Tonkin, trang trại rau sạch 80 hecta tại Hà Nội. Thịt cá
được nhập từ các công ty chế biến thịt sạch đang cung cấp cho các siêu thị lớn
tại Hà Nội. Họ thường xuyên thay đổi để thích ứng với tập quán tiêu dùng của
người dân ở từng điểm bán hàng.
Sống và kinh doanh theo đúng pháp luật.
Không phá vỡ môi trường thiên nhiên và xã hội, điều đó ăn sâu trong tiềm thức của
doanh nhân trẻ này, vì vậy ngay từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, ông luôn định
hướng công ty trở thành nhà sản xuất xanh ngay từ ngày đầu khởi nghiệp.
• Tất cả bao bì, giấy gói của sản phẩm cơm VietMac đều được thiết kế riêng và
sử dụng một lần. Giấy gói, bao bì được làm từ những chất liệu hoàn toàn thân
thiện với môi trường.
Tuân thủ quy luật kinh tế: nhận thức rõ việc cần phải tuân thủ các quy luật kinh tế, và
quan trọng hơn là trong thời buổi cạnh tranh, thì mọi quyết định được đưa ra cần phải
phù hợp với quy luật và được thừa nhận. Vì vậy, sản phẩm Vietmac ra đời, tuy hình
thức là khá giống hamburger nhưng về khẩu vị thì hoàn toàn mang phong cách Việt,
chính cái tên Vietmac được đưa ra đã khẳng định được cái phong cách Việt đó, giúp
doanh nghiệp có thể tránh được các vấn đề thương hiệu có thể nảy sinh.
2.3.3. Nỗ lực vì sự nghiệp chung:

Thể hiện thông qua việc ông luôn nỗ lực làm việc vì sự nghiệp toàn thể doanh
nghiệp, sử dụng quỹ thời gian, tích cực giải quyết các khó khăn trong và ngoài doanh
nghiệp, triệt để thực hiện các mục tiêu.
23
• Khoảng 3 tháng đầu tiên, hệ thống phát triển rất nhanh. Nhưng nhận thấy chất
lượng sản phẩm không như ý, họ hiểu rằng cần phải thay đổi mình để doanh
nghiệp có thể tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai. Vì vậy, ông và các đồng
nghiệp đã nỗ lực, cố gắng tìm ra vấn đề.
• Luôn tìm cách thích ứng với mọi thay đổi của môi trường và dành cơ hội tốt
cho doanh nghiệp mình.
• Việc lựa chọn đối tác cũng được họ cân nhắc kỹ lưỡng, theo hướng có lợi nhất
cho doanh nghiệp. Hiện VietMac đang trong quá trình hoàn thiện nên rất cần
một người đủ đam mê và có uy tín trong Tp.HCM để mở rộng thị trường vào
trong đó, do vậy mà họ chọn Công ty nút áo Tôn Văn mà không phải một số
quỹ đầu tư và doanh nghiệp tư nhân khác.
2.3.4. Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội:
Thứ nhất, sự đóng góp của ông đối với xã hội được thể hiện thông qua chính
kết quả hoạt động kinh doanh
• Thương hiệu VietMac được định giá 2,25 triệu USD sau 10 tháng thành lập -
con số cao gấp 10 lần giá trị đầu tư ban đầu. Góp phầ n không nhỏ cho ngân
sách nhà nước, thông qua việc nộp đầy đủ các khoản thuế quy định.
• Sản phẩm cơm kẹp của Vietmac đã cung cấp cho khách hàng một món ăn
nhanh. Đó là một bữa ăn thuần Việt, đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh với phong
cách hiện đại.
• VietMac đã ký hợp đồng franchise với đối tác tại Đức (tháng 6 có cửa hàng đầu
tiên ở Berlin), và xúc tiến với Anh (dự định tháng 8 sẽ có cửa hàng đầu tiên ở
London). Góp phần quảng bá cơm kẹp, một sản phẩm mang đậm phong cách
ẩm thực Việt ra thị trường quốc tế.
Thứ hai, ngoài việc làm giàu chính đáng cho bản thân, đóng góp của ông cho xã
hội còn được khẳng định thông qua các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ, hay tài trợ các hoạt

động văn hóa xã hội.
• Vừa là một nhà tư vấn marketing, nhà kinh doanh bận rộn nhưng ông luôn dành
hai ngày mỗi tháng để đi giảng dạy về marketing và bán hàng ở khoa Quản trị
kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội và ở các doanh nghiệp. Nhằm truyền
nhiệt huyết cũng như hiểu biết của mình về marketing đến các bạn trẻ, những
24
doanh nhân tương lai của đất nước với mong muốn nâng cao vị thế của các
doanh nghiệp Việt.
Thứ ba, ông cũng thể hiện mình là một công dân yêu nước, kết hợp lợi ích cá
nhân với lợi ích của đất nước, đã mang sản phẩm của doanh nghiệp mình đến với thế
giới, như một sản phẩm đặc trung cho văn hóa ẩm thực Việt. Đồng thời, ông cũng luôn
thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước, đóng góp vào ngân
sách nhà nước, nhằm xây dựng một xã hội phát triển phồn vinh.
2.4. Phong cách doanh nhân
2.4.1. Khái niệm
Phong cách doanh nhân là sự tổng hợp các yếu tố, diện mạo, ngôn ngữ, cách cư xử,
hành động của anh ta. Phong cách của nhà kinh doanh thường được đồng nhất với
phong cách hay lối kinh doanh của chủ thể vì nhà kinh doanh thường dành phần lớn
thời gian vào cuộc sống của họ trong công việc.
2.4.2. Nguồn gốc hình thành phong cách doanh nhân.
 Kinh nghiệm cá nhân:
Ông là Chủ tịch HĐQT VietMac, Giám đốc tư vấn Marketing Công ty
Mancom. Ông có kinh nghiệm 10 năm làm quản lý về Sales cho P&G (Procter &
Gamble); Giám đốc bán hàng kiêm giám đốc chi nhánh miền Bắc của Lavie; Giám bán
hàng toàn quốc của AFC.
• Mancom: Thành lập năm 2003, sau gần 5 năm, dưới sự lãnh đạo của ông Ngô
Trọng Thanh, Mancom đã tư vấn chiến lược phát triển thị trường cho hơn 30
doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Viettel Mobile, May 10,
VNYP (thuộc VNPT), Đồ hộp Hạ Long- Canfoco, Techcombank, Bia Đại Việt,
Thạch Bàn Granite, Đạm Phú Mỹ, Prime Group, Vang Đà Lạt, VICO Group

(Bột giặt Vì Dân)
• VietMac: Cái tên "Cơm kẹp" được biết đến từ ngày 4/7/2011, khi cửa hàng đầu
tiên mang tên VietMac khai trương tại Hà Nội. Đầu năm 2012, VietMac thực sự
25

×