Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường thpt số 3 văn bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.57 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN
HUYỆN VĂN BÀN – TỈNH LÀO CAI
Người thực hiện : Hoàng Văn Phong
Chức vụ : Hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường THPT số 3 huyện Văn Bàn
PHẦN MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay nước ta đang hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào các lĩnh vực kinh
tế xã hội của thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng làm phát sinh những vấn
đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, làm xói mòn những
giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một bộ phận nhỏ thanh
thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển
lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí
kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
Trong nhà trường phổ thông nói chung số học sinh vi phạm đạo đức có chiều
hướng gia tăng. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho
học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ việc giáo dục tình
cảm đạo đức, lối sống cho học sinh. Trước thực tế trên, việc trang bị cho giới trẻ bản
lĩnh, kỹ năng sống và những kiến thức cơ bản về một lối sống lành mạnh, sống có lý
tưởng, biết yêu thương và sống vì mọi người là việc làm vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Một vài giải pháp quản lý nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPTsố 3 Văn Bàn ”
với hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác giáo dục đạo đức học
sinh để có thể giáo dục được nhiều học sinh có ích phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Mục đích nghiên cứu
3


Đánh giá được công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT số 3 Văn
Bàn, thông qua đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh một cách có hiệu quả
giúp cho các em trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT số 3 huyện
Văn Bàn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra
thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra
những yếu tố liên quan để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong
trường THPT.
5. Giới hạn của đề tài sáng kiến
Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh của trường
THPT số 3 Văn Bàn trong các năm học 2010 – 2011 và 2011-2012
6. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học sinh và những quan điểm
đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại,
khen thưởng và kỷ luật học sinh.
b. Phương pháp quan sát
Đánh giá thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT
số 3 Văn bàn trong năm học 2010-2011 và học kì I năm học 2011-2012.
4
Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT
1. Cơ sở lý luận.

Học sinh cấp THPT thuộc lứa tuổi vị thành niên, ở độ tuổi này các em dễ xúc
động, dễ vui, dễ buồn chán. Việc điều chỉnh hành vi, tâm lý hướng các em trở thành
những người tốt là điều rất cần thiết ở giai đoạn này. Đồng thời ở lứa tuổi này nhu
cầu giao tiếp với bạn bè và môi trường xung quanh rất lớn, giới trẻ dễ tiếp thu những
mặt tốt mặt xấu ở xung quanh, dễ đi đến những hành động thiếu suy nghĩ nhiều lúc
vi phạm pháp luật mà vẫn không biết. Chính vì vậy các thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh, các tổ chức trong nhà trường và ngoài xã hội cần quan tâm sát sao, động viên
điều chỉnh kịp thời các hành vi của các em theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế
– xã hội 2001 – 2010 khẳng định: “ Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn
diện có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ và thẩm mỹ… góp phần làm cho dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc ”. Điều 2 chương I của Luật giáo dục nêu rõ: “ Mục tiêu giáo dục là
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khoẻ thẩm
5
mỹ và nghề nghiệp. Trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh muốn đạt được kết quả tốt phải
được tiến hành bằng nhiều biện pháp. Đồng thời đòi hỏi sự quan tâm của cộng đồng
trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội ở địa phương:
Trường THPT số 3 Văn Bàn được xây dựng tại xã Dương Quỳ huyện Văn
Bàn, địa bàn tuyển sinh chủ yếu tại 7 xã phía tây huyện Văn Bàn, đây là khu vực có
địa hình chủ yếu là đồi núi cao, gần 100 % dân số ở đây thuộc các dân tộc thiểu số ít
người như dân tộc Tày, Thái, Dao, H’Mông, Xa phó. Đây cũng là khu vực giàu có
về tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên rừng với nhiều loại gỗ quí như pơ mu, đinh,
giổi…; tài nguyên nước phát triển thủy điện đặc biệt là tài nguyên khoáng sản nhất là
vàng. Vàng sa khoáng có nhiều ở các xã Hòa Mạc, Dương Quỳ, Thẳm Dương, Minh

Lương; quặng vàng có nhiều ở xã Minh Lương, Nậm Xây, hiện nay việc khai thác
vàng đang diễn ra với quy mô khá lớn, rộng khắp tại các xã có vàng đã tác động
nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc khai thác vàng tại địa
phương ngoài những mặt tích cực thì những mặt tiêu cực cũng rất lớn như ô nhiễm
môi trường nguồn nước bị nhiễm hóa chất độc hại không thể dùng cho sinh hoạt và
sản xuất được. Tệ nạn xã hội phát triển mạnh nhất là việc sử dụng ma túy đã làm ảnh
hưởng không nhỏ tới cuộc sống của từng gia đình người dân. Tuy là vùng khai thác
nhiều vàng nhưng mức sống của người dân lại rất thấp, hiện nay tỉ lệ hộ nghèo tại
6
các xã trong vùng vẫn còn cao như Dương Quỳ 41 %, Thẳm Dương 40,65 %, Minh
Lương 48 %, Nậm Xây 51,7 % …; trình độ dân trí còn thấp. Trình độ phát triển kinh
tế - xã hội hiện nay còn thấp cùng với sự nhận thức, mức sống chưa cao. Đặc biệt
khu vực này là “ điểm nóng” về tệ nạn xã hội nên việc phát triển giáo dục nhất là
giáo dục đạo đức cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn.
2.2. Đặc điểm của trường THPTsố 3 Văn Bàn:
Trường được thành lập vào năm 2005, khi mới thành lập chỉ có 3 lớp với 91
học sinh và 10 giáo viên. Hiện nay nhà trường nằm cách trung tâm huyện 15 km về
phái tây tại thôn 13 xã Dương Quỳ, có diện tích là 20464m
2
.
Năm học 2011- 2012 trường có 29 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó có 02
cán bộ quản lí, 04 nhân viên hành chính, giáo viên trực tiếp giảng dạy là 23 giáo
viên, với quy mô là 09 lớp. Tỉ lệ học sinh dân tộc là 97,4%, tỉ lệ học sinh nữ là
42,6% trong đó nữ dân tộc chiếm 40,8%.
Sau 7 năm được thành lập, đóng tại khu vực khó khăn nhất của huyện Văn
Bàn, trường THPT số 3 Văn Bàn đã có nhiều cố gắng để tổ chức thực hiện khá tốt
nhiệm vụ của từng năm học.
- Phần lớn học sinh của trường là con em nông dân điều kiện kinh tế còn có
nhiều khó khăn, bố mẹ còn lo làm ăn và do nhận thức còn hạn chế nên việc quan tâm
đến con em chưa nhiều, dẫn đến làm giảm tác dụng phần nào của mối quan hệ giữa

nhà trường và gia đình.
- Do chủ yếu là học sinh dân tộc ít người ở vùng cao, ít được giao tiếp nên
phần lớn học sinh còn nhút nhát, chưa tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể.
7
- Một bộ phận học sinh của nhà trường chịu tác động trực tiếp của các tệ nạn
xã hội như: đánh bạc, ma tuý… làm cho nguy cơ mắc các tệ nạn này là rất lớn.
- Giáo viên giảng dạy tại trường đều là giáo viên trẻ nên kinh nghiệm về uốn
nắn, giáo dục đạo đức cho học sinh còn hạn chế .
8
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN
Để công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường THPT số 3 Văn Bàn đạt
hiệu quả cao, chúng tôi đã đề ra một số biện pháp sau:
1. Tăng cường công tác chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Ban lãnh đạo nhà
trường trong việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh.
- Triển khai kịp thời sâu rộng mọi Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, làm tốt công
tác giáo dục chính trị tư tưởng thông qua các buổi chào cờ hay các ngày lễ kỷ niệm
lớn của đất nước như ngày 2/9; 20/11, 22/12, 3/2, 8/3, 26/3, 30/4, 01/5.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Đảng viên phụ trách các hoạt động quan
trọng của nhà trường như: công tác chủ nhiệm, đoàn trường, chi đoàn giáo viên, tổ
chuyên môn, công đoàn trường, học sinh nội trú dân nuôi … để các đảng viên phát
huy vai trò tiên phong của mình trong các hoạt động quản lý, giáo dục đạo đức học
sinh.
- Chi bộ Đảng, Ban lãnh đạo nhà trường đã đưa ra kế hoạch gắn liền với việc
giáo dục đạo đức học sinh từng tháng, từng tuần theo các chủ điểm giao cho Đoàn
thanh niên phối hợp với tổ chủ nhiệm triển khai thực hiện:
Tháng

Các hoạt động chính

8 - Ổn định nền nếp của học sinh các lớp.
- Tổ chức tuần lễ sinh hoạt tập thể cho học sinh khối 10 làm quen với nền
9
nếp của nhà trường.
- Kiện toàn tổ chức lớp, bầu Ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn.
- Tổ chức cho học sinh học tập Luật Giáo dục, Điều lệ trường học, các quy
định về đánh giá xếp loại học sinh… để học sinh có cơ sở rèn luyện đạo
đức trong năm học.
9
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, trang trí lớp học theo mẫu thống nhất, tạo môi
trường giáo dục xanh- sạch- đẹp.
- Chấm lớp học thân thiện, trao giải.
- Tổ chức tốt đợt quyên góp ủng hộ tân binh lên đường nhập ngũ.
- Tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật, thi tìm hiểu Luật an toàn giao
thông vào tuần 03 của tháng 09, tổng kết và trao giải trong tuần 01 của
tháng 10. Thực hiện sinh hoạt chuyên đề "An toàn giao thông" đầu tuần 03,
chuyên đề "Tình bạn, tình yêu và gia đình" đầu tuần 04.
Kiện toàn tổ chức thông qua đại hội các chi đoàn học sinh và chi
đoàn giáo viên - nhân viên, tiến tới Đại hội Đoàn trường, kiện toàn đội ngũ
cờ đỏ, đội thanh niên xung kích, lấy nòng cốt là thành viên BCH của chi
đoàn.
- Phát động thi đua chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10).
10
- Chấm và trao giải cuộc thi tìm hiểu Luật An toàn giao thông đường bộ
trong tuần 01 của tháng.
- Phối hợp với Hội chữ thập đỏ phát động quyên góp đợt 1 ủng hộ học sinh
nghèo vượt khó.
- Bắt đầu triển khai tiến hành nội dung 3 của cuộc vận động "Xây dựng
10
trường học thân thiện, học sinh tích cực": Rèn luyện kĩ năng sống cho học

sinh thông qua tập huấn Chữ thập đỏ “Sơ cấp cứu ban đầu” để rèn luyện kĩ
năng sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ cho đoàn viên thanh niên.
- Sơ kết thi đua 20/10.
- Sinh hoạt chuyên đề "Văn Bàn - Lào Cai" (tuần 01), chuyên đề “ Củng cố
nề nếp, kỷ cương trường THPT số 3 huyện Văn Bàn" (tuần 02), chuyên đề
"Phụ nữ Việt nam" (tuần 03 + 04).
- Phát động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).
- Tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình có công với Cách mạng, gia đình
chính sách tại địa phương.
11
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, TDTT, tổ chức kỷ niệm ngày 20/11.
- Phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt đêm văn nghệ chào mừng 20/11.
Thực hiện nội dung 4 của cuộc thi đua xây dựng “Trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
- Sơ kết, trao giải cho đợt thi đua 20/11.
- Tuyên truyền pháp luật theo chủ đề: Luật giáo dục.
- Thăm, tặng quà cho cho một số gia đình chính sách, gia đình có công với
cách mạng ở địa phương, thực hiện nội dung 5 của phong trào thi đua xây
dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”: HS tham gia tìm hiểu,
chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa
phương.
- Sinh hoạt chuyên đề "Truyền thống hiếu học" (tuần 01), chuyên đề
"Truyền thống tôn sư trọng đạo" (tuần 02), chuyên đề "Kỉ niệm về thầy cô
11
và mái trường" (tuần 03)
12
- Tuyên truyền, đôn đốc, nhắc nhở đoàn viên thanh niên thực hiện đúng quy
chế thi cử, chuẩn bị kết thúc học kì I theo lịch.
- Tuyên truyền ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
- Tuyên truyền pháp luật theo chủ đề: Luật nghĩa vụ quân sự.

- Phối hợp với Hội chữ thập đỏ tổ chức quyên góp ủng hộ đợt 2.
- Thăm, tặng quà cho cho một số gia đình chính sách, gia đình có công với
cách mạng ở địa phương, thực hiện nội dung 5 của phong trào thi đua xây
dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”: HS tham gia tìm hiểu,
chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa
phương.
- Sinh hoạt chuyên đề "Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc" (tuần 01), chuyên đề “Trung thực trong học tập, kiểm tra và thi cử"
(tuần 02), chuyên đề "Bảo vệ thiên nhiên và môi trường" (tuần 03+ 04)
01
- Tuyên truyền về ý nghĩa của ngày thành lập Đảng 3/2.
- Tổ chức thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, rèn luyện kĩ
năng ứng xử văn hoá theo tấm gương Hồ Chủ Tịch ( lồng ghép vào giờ
chào cờ hàng tuần )
- Sinh hoạt chuyên đề "Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội" (tuần 01 +
02), chuyên đề "Đảng đã cho ta một mùa xuân" (tuần 03), chuyên đề
"Thanh niên với lí tưởng cách mạng" (tuần 04)
02
- Phát động thi đua chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập
Đoàn TN 26/03.
- Tuyên truyền pháp luật, tổ chức thi tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực
12
gia đình vào tuần 03 của tháng 02.
- Phối hợp với Hội chữ thập đỏ tổ chức quyên góp ủng hộ đợt 3.
- Sinh hoạt chuyên đề " Mừng Đảng - Mừng Xuân - Mừng đất nước đổi
mới" (tuần 01), chuyên đề "Xây dựng trường học thân thiện" (tuần 02),
chuyên đề "Mẹ và cô" (tuần 03), chuyên đề "Thanh niên với vấn đề lập
nghiệp" (tuần 04)
03
- Phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, TDTT chào

mừng ngày 8/3 và ngày 26/3.
- Sơ kết và trao giải cho các hoạt động.
- Chấm và trao giải cuộc thi tìm hiểu Luật phòng chống bạo lực gia đình
vào tuần 02 của tháng.
- Sinh hoạt chuyên đề "Truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh" (tuần 01
+ 02), chuyên đề "Thanh niên và tương lai" (tuần 03+ 04)
04
- Hoạt động TDTT chào mừng ngày 30/4 và 1/5. Thực hiện nội dung 4 của
cuộc thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Thăm, tặng quà cho cho một số gia đình chính sách, gia đình có công với
cách mạng ở địa phương, thực hiện nội dung 5 của phong trào thi đua xây
dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”: học sinh tham gia tìm
hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở
địa phương.
- Sinh hoạt chuyên đề "âm nhạc và tuổi trẻ" (tuần 01), chuyên đề "Hoà
13
bình, hữu nghị và hợp tác" (tuần 02), chuyên đề "Tổ quốc Việt Nam anh
hùng" (tuần 03+ 04)
05
Sinh hoạt chuyên đề "Bác Hồ kính yêu" (tuần 01+ 02 ), chuyên đề
"Thanh niên và TDTT" (tuần 03 + 04).
Để giáo dục đạo đức học sinh, nhà trường đã ban hành qui tắc ứng xử đối với
cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh, dựa trên sự hướng dẫn của Sở giáo dục. Quy
tắc ứng xử văn hoá được thực hiện thường xuyên tại trường THPT số 3 Văn Bàn trên
cơ sở tinh thần tự phê bình, phê bình trung thực, thẳng thắn và gắn với các tiêu chí
gắn với đánh giá, xếp loại, khen thưởng giáo viên nhân viên và học sinh.
Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh kí cam kết
việc thực hiện tốt qui tắc đó nhằm hướng tới một lối sống trong sáng lành mạnh, có
văn hóa. Cụ thể là:
Đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và khách đến trường:

1. Ứng xử trong chào hỏi, xưng hô, giới thiệu với thầy giáo, cô giáo, nhân viên
nhà trường, khách đến thăm, làm việc với nhà trường đảm bảo kính trọng, lịch sự, rõ
ràng, ngắn gọn, đủ câu từ; không thô lỗ, cộc lốc, không rụt rè, không sử dụng tiếng
địa phương, không sử dụng các động tác cơ thể gây phản cảm như thè lưỡi, giơ tay,
búng tay, đấm lưng nhau, trố mắt, hô to, hò hét, kéo dài giọng, chỉ trỏ, bình phẩm
2. Ứng xử khi hỏi, trả lời đảm bảo trật tự trên dưới, câu hỏi và trả lời phải ngắn
gọn, rõ ràng, có thưa gửi, cảm ơn. Phải có thái độ cầu thị khi hỏi các thầy cô giáo bất
14
kể vấn đề gì, không được hỏi một cách quá suồng sã, không hỏi các câu hỏi giễu cợt,
không đùa cợt quá trớn.
3. Ứng xử khi mắc lỗi phải có thái độ ăn năn, hối hận, không cãi lại khi thầy
cô giáo phân tích đúng sai, phải xin lỗi đúng lúc; sau khi mắc lỗi phải kịp thời sửa
chữa. Khi làm phiền thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường đảm bảo thái độ văn
minh, tế nhị, chân thành.
4. Ứng xử khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo
và ngược lại phải đảm bảo chân tình, giản dị, cởi mở, thân mật, tôn trọng bí mật cá
nhân, không khách sáo, cầu kỳ, giễu cợt.
Đối với bạn bè
1. Ứng xử trong xưng hô đảm bảo thân mật, cởi mở, trong sáng, không cầu kỳ,
kiểu cách; không gọi nhau, xưng hô bằng những từ chỉ dành để gọi những người tôn
kính như ông, bà, cha, mẹ , không gọi tên gắn với tên cha, mẹ, những khiếm khuyết
ngoại hình hoặc đặc điểm cá biệt về tính nết…
2. Ứng xử trong chào hỏi, giới thiệu, bắt tay nhau đảm bảo thân mật, trong
sáng, không thô thiển, cục cằn, không làm ầm ĩ ảnh hưởng đến người xung quanh.
3. Ứng xử trong khi thăm hỏi, giúp đỡ bạn bè đảm bảo chân thành, tế nhị,
không che giấu khuyết điểm của nhau, không xa lánh, coi thường người bị bệnh, tàn
tật. Đối với các bạn có hoàn cảnh khó khăn hoặc có ý định bỏ học không được coi
thường mà cần phải quan tâm, chia sẻ, động viên bạn kịp thời. Khi chúc mừng bạn
đảm bảo vui vẻ, thân tình, không cầu kỳ, không gây khó xử.
15

4. Ứng xử trong đối thoại, nói chuyện, trao đổi với bạn bè đảm bảo chân thành,
thẳng thắn, cởi mở, ôn tồn, không cãi vã, chê bai, dè bỉu, xúc phạm, khua chân múa
tay, nói tục, chửi thề, khạc nhổ Khi có xích mích phải giải quyết tế nhị tránh gây gổ
đánh nhau làm mất trật tự an ninh trường học. Biết lắng nghe tích cực và phản hồi
mang tính xây dựng khi thảo luận, tranh luận.
5. Ứng xử trong quan hệ với bạn khác giới đảm bảo tôn trọng, nhã nhặn,
không sấn sổ, săn đón, điệu bộ quá trớn.
6. Ứng xử trong học tập, người học được phát huy chính kiến, bày tỏ quan
điểm phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập. Đảm bảo nghiêm túc, trung thực
không vi phạm quy chế kiểm tra, thi cử.
Đối với gia đình
1. Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương
yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình, kính trên nhường dưới.
2. Ứng xử trong khi đi, về; lúc ăn uống đảm bảo lễ phép, có chào mời, thưa
gửi, xin phép. Khi được hỏi phải trả lời lễ phép, nhẹ nhàng, rõ ràng. Không khích
bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và người hơn tuổi.
3. Ứng xử trong quan hệ với anh chị em trong gia đình đảm bảo trật tự họ
hàng, quan tâm chăm sóc, nhường nhịn, giúp đỡ, chia sẻ, an ủi chân thành.
4. Ứng xử khi có khách đến thăm nhà và ra về đảm bảo chào hỏi lễ phép, tiếp
khách chân tình, cởi mở, lắng nghe.
16
5. Ứng xử trong công việc gia đình đảm bảo làm việc chăm chỉ, vừa sức,
không cãi cọ, cau có khi bị nhắc nhở, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, phải có
trách nhiệm với công việc của mình.
Đối với thôn, xóm, bản, tổ dân phố nơi cư trú
1. Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo đúng mực, lịch sự, lễ phép; ân cần giúp đỡ;
hỏi thăm, quan tâm, chia sẻ chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù vặt.
2. Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây
mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.
3. Ứng xử trong thực hiện nghĩa vụ công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh,

không vi phạm các quy định đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện.
Ở nơi công cộng
1. Ứng xử ở nhà trường khi tham gia sinh hoạt chung đảm bảo đúng giờ, tác
phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ. Trong quá trình sinh hoạt phải
tuyệt đối giữ trật tự, tôn trọng, lắng nghe và tuân theo các yêu cầu của người điều
hành; đảm bảo nếp sống văn minh, không xô đẩy, chen lấn, không khạc nhổ, vứt rác
bừa bãi; không đi, đứng, trèo, ngồi lên lan can, bàn học
2. Ứng xử khi có mặt trong khu vực công cộng như đường phố, nhà ga, bến xe,
rạp hát đảm bảo cử chỉ, hành động lịch thiệp; nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn
khi được giúp đỡ; không làm ồn, ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm người khác. Không
vi phạm các nội quy, quy định chung ở nơi công cộng.
17
3. Ứng xử khi đến các cơ quan, công sở để giao dịch, liên hệ công việc đảm
bảo thái độ lễ phép, lịch sự, thẳng thắn, mạch lạc; không luồn cúi, gây mất trật tự;
nhã nhặn khi hỏi và cảm ơn khi được phục vụ.
4. Ứng xử khi ở tập thể, ký túc xá đảm bảo trật tự, ngăn nắp, tôn trọng mọi
người, biết nhường nhịn, chia sẻ, cảm thông nhưng không vào hùa, bắt chước; phải
tuân thủ nội quy về giờ giấc, dọn vệ sinh khu vực kí túc xá theo sự phân công và phải
có ý thức giữ gìn vệ sinh chung; không vi phạm các quy định chung về trật tự, an
ninh, các mối quan hệ bên ngoài khu tập thể.
Ở trong lớp học
1. Ứng xử trong thời gian ngồi nghe giảng trong lớp học đảm bảo tư thế, tác
phong nghiêm túc, tôn trọng thầy giáo, cô giáo và bạn cùng lớp. Trong lớp phải chép
bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, không làm việc riêng, không làm các cử
chỉ như: vò đầu, gãi tai, ngoáy mũi, quay ngang ngửa, phát ngôn tùy tiện, nhoài
người, gục đầu; không sử dụng tiếng địa phương và phương tiện liên lạc cá nhân
2. Ứng xử khi cần mượn, trả đồ dùng học tập đảm bảo thái độ nghiêm túc, lời
nói nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến giờ học, không có các hành vi thô lỗ như:
lấy đồ dùng khi không được sự đồng ý, giật đồ dùng khi bạn đang sử dụng
3. Ứng xử khi trao đổi, thảo luận về nội dung bài giảng đảm bảo thái độ cầu

thị, tôn trọng ý kiến người khác, không gay gắt, chê bai, mỉa mai những ý kiến khác
với ý kiến bản thân.
18
4. Ứng xử trước khi kết thúc giờ học đảm bảo tôn trọng thầy, cô giáo, không
nôn nóng gấp sách vở, rời chỗ ngồi để ra chơi, ra về; khi thầy cô giáo chưa kết thúc
bài giảng không được có thái độ bất bình, phải đảm bảo trật tự, không xô đẩy bàn
ghế, giữ vệ sinh chung.
5. Ứng xử khi bản thân bị ốm đau đột xuất đảm bảo kín đáo, tế nhị, hạn chế
làm ảnh hưởng đến mọi người; đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân và tránh làm lây lan
bệnh cho người khác. Khi bị đau ốm nhẹ như: đau đầu, đau bụng có thể liên hệ với
hội chữ thập đỏ của trường để được cấp thuốc uống kịp thời, có thể lên lớp tiếp tục
học.
2. Không ngừng nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên
chủ nhiệm.
- Chi bộ Đảng, Ban lãnh đạo trường THPT số 3 Văn Bàn luôn nhận thức rõ
tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh
trong nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng quan trọng trong công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh là người quản lý mọi hoạt động của lớp học, là người triển
khai mọi hoạt động của trường đến từng lớp, từng học sinh. Do đó ngay từ đầu năm
học 2010- 2011 và năm học 2011-2012 Ban lãnh đạo nhà trường đã lựa chọn phân
công những giáo viên làm công tác chủ nhiệm là những đồng chí có đạo đức tốt, có
tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Có năng lực tổ chức, thương yêu và tôn
trọng học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, có thể nói gần như
quyết định đến việc nhận thức cũng như hình thành nhân cách cho học sinh, nhất là
với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng như học sinh có năng khiếu đặc
biệt.
19
- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm đối với việc giáo
dục đạo đức học sinh, chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức
hội thảo về công tác chủ nhiệm với các nội dung:

+ Tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm học tập về quyền và nghĩa vụ của người
giáo viên chủ nhiệm. Học tập một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt cách phát
hiện học sinh năng khiếu, lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp. Xây dựng tập thể lớp tự quản.
Mục đích giúp giúp các giáo viên chủ nhiệm (đặc biệt các giáo viên mới làm công
tác chủ nhiệm) có thể học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp để áp dụng vào tình
hình cụ thể của lớp mình phụ trách.
+ Chỉ đạo để mỗi giáo viên chủ nhiệm khi nhận lớp phải phân loại tìm hiểu kỹ
hoàn cảnh gia đình, tính tình, năng lực của từng học sinh, sau đó đề ra biện pháp giáo
dục sao cho hiệu quả. Ngoài các hoạt động chung của nhà trường khuyến khích để
các lớp có hoạt động riêng phù hợp, đổi mới thường xuyên giờ sinh hoạt lớp tránh
hiện tượng nhàm chán.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải có sổ theo dõi học sinh, nắm bắt kịp thời các vi
phạm của học sinh, khi xử lý phải có tính giáo dục cao, biết khơi dậy ở các em phần
tích cực, tạo điều kiện cho các em sửa chữa khuyết điểm, lập thành tích mới. Tránh
hiện tượng thành khiến với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm thông
tin những trường hợp đặc biệt của lớp mình với Ban lãnh đạo nhà trường để cùng tìm
ra biện pháp giải quyết. Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp tốt với các lực lượng như
bảo vệ, giáo viên bộ môn, Đoàn trường để cùng quản lý giáo dục học sinh. Tăng
cường mối liên hệ với phụ huynh học sinh để kịp thời phát hiện, uốn nắn những hành
vi, biểu hiện bất thường trong lối sống của học sinh.
20
3. Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên bộ môn trong
hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh.
Trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh không chỉ là của riêng giáo viên chủ
nhiệm lớp mà còn là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong Hội đồng
giáo dục nhà trường. Ngoài việc đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp Ban lãnh
đạo nhà trường còn coi trọng vai trò của giáo viên bộ môn trong việc thực hiện
nhiệm vụ này. Giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình thường xuyên, liên
tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền
thụ kiến thức khoa học cho học sinh mà còn giáo dục cho các em những hành vi, cử

chỉ, tình cảm, thái độ đối với từng vấn đề cụ thể. Các môn học ở trường THPT đều
góp phần vào việc giáo dục đạo đức học sinh. Ở đây vai trò của người giáo viên bộ
môn rất lớn và thông qua các bài giảng của mình nhất là những nội dung tích hợp
liên quan tới bộ môn, liên quan tới tiết học có thể giáo dục được tình yêu quê hương
đất nước, biết sống nhân ái với mọi người, biết chấp nhận những khác biệt ở người
khác đối với bản thân mình.
Chỉ đạo để giáo viên bộ môn nhận thức được việc giáo dục đạo đức học sinh.
Người giáo viên bộ môn cũng phải có trách nhiệm bằng việc: trong các giờ học do
mình phụ trách giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cơ sở vật chất và môi trường, giáo
dục về hành vi ứng xử với thầy cô bạn bè. Thông qua các bài giảng của mình,
người giáo viên bộ môn có thể giúp học sinh: Giáo dục niềm say mê, yêu thích,
khám phá và tìm hiểu khoa học, sau này trưởng thành đem kiến thức học tập của
mình để phục vụ cuộc sống, phục vụ xã hội. Hiểu được truyền thống nghìn năm văn
hiến, truyền thống giữ nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, từ đó có ý thức bảo
21
vệ thành quả của cha ông. Giáo dục tình yêu thương con người, hướng tới những
mục đích cao đẹp, xa rời những thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội. Nhất là trong giai
đoạn hiện nay còn một bộ phận thanh thiếu niên có lối sống ích kỷ, thiên về hưởng
thụ, xa rời mục tiêu lý tưởng thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng quan
trọng. Thông qua các kiến thức bài giảng giúp học sinh nắm được những kiến thức
cơ bản về pháp luật… Vận dụng được các chuẩn mực, hành vi đạo đức vào trong các
hoạt động và các quan hệ hàng ngày.
4. Đề cao vai trò của Đoàn thanh niên trong hoạt động quản lý giáo dục
đạo đức học sinh.
Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có viết: “ Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị, xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng
cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn
bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước
Việt Nam độc lập dân chủ giàu mạnh, công bằng và văn minh theo định hướng xã
hội chủ nghĩa”.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đoàn thanh niên trong trường THPT cần
chú ý trong giáo dục đạo đức, giữ vững kỷ cương, trật tự, nề nếp học tập, sinh hoạt,
đấu tranh chống những tiêu cực xã hội xâm nhập vào nhà trường. Đoàn phải giữ vai
trò làm chủ, xây dựng chế độ tự quản lý lớp, trong trường và trong các hoạt động xã
hội ngoài nhà trường.
Nắm được tinh thần trên, đoàn trường THPT số 3 Văn Bàn đã tổ chức những
chương trình hoạt động gắn kết với giáo dục đạo đức học sinh có kết quả tốt:
22
+ Thực hiện tốt Công tác tăng cường các hoạt động giáo dục chính trị, truyền
thống, đạo đức, lối sống, nếp sống, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân
trong học sinh.
+ Thực hiện tốt công tác tăng cường liên kết và đẩy mạnh công tác xã hội hóa
trong triển khai phong trào "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp"
+ Đoàn trường kết hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục kỹ năng sống, sự
hiểu biết về giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên, về tình bạn, tình yêu…
+ Vào dịp 26/3 nhà trường chỉ đạo Đoàn trường tổ chức các hoạt động tập thể,
thi đua với mục đích cho học sinh được bộc lộ các năng khiếu sở trường của mình,
giúp các em tự tin hơn trong các hoạt động tập thể, sau này khi ra cuộc sống các em
dễ hoà nhập cộng đồng và làm việc sẽ hiệu quả hơn.
- Ban chấp hành Đoàn trường phối hợp với đội thanh niên xung kích tham gia
nhắc nhở việc bảo vệ môi trường và làm vệ sinh vào đầu mỗi buổi học. Tham gia
chống ách tắc giao thông ở cổng trường vào các buổi tan học.
5. Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường và xã hội.
Điều 82, chương VI Luật giáo dục quy định về trách nhiệm của gia đình: “Mọi
người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trường thuận
lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất”. Cũng trong chương 6,
điều 84 quy định về trách nhiệm của xã hội: “Giúp nhà trường công tác các hoạt
động giáo dục… góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành
mạnh, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên”. Như vậy, gia
đình và xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo

dục đạo đức học sinh.
23
Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ trên, khi vào đầu các năm
học, nhà trường đã đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa, đặc biệt là sự quan tâm
của phụ huynh học sinh và cộng đồng tại địa phương đối với việc học tập của học
sinh.
6. Không ngừng nâng cao tinh thần tự quản, tự rèn luyện của học sinh.
Nhà trường luôn coi trọng tinh thần tự rèn luyện của học sinh, đặc biệt là chú
trọng đến việc lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn có đủ năng lực, trách nhiệm
trong công việc được giao. Đội ngũ cán bộ lớp, cán sự đoàn tự quản được và tổ chức
các hoạt động của lớp theo quy định. Tổ chức các hoạt động học tập và ngoại khoá
của lớp. Để đội ngũ cán bộ lớp có thể làm tốt được công tác này, hàng năm nhà
trường chỉ đạo Đoàn trường mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ tự quản cho cán bộ
lớp, giúp các em xây dựng một phương pháp làm việc khoa học. Chia lớp theo đơn vị
tổ chức, có thể chia theo địa phương hoặc theo nhóm năng lực học tập để các cá nhân
trong tổ có thể kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau. Trong lớp nếu có những học sinh cá biệt,
giáo viên chủ nhiệm cùng cán bộ lớp họp, thảo luận, phân công các bạn trong lớp
kèm cặp, giúp đỡ.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Mặc dù ở trên địa bàn rất phức tạp về các tệ nạn xã hội, những năm qua nhờ sự
nỗ lực cố gắng của nhà trường, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình
24
và xã hội trong việc giáo dục đạo đức học nên trường THPT số 3 Văn Bàn đã đạt
được kết quả khả quan:
Hai năm trở lại đây nhà trường đều đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến.
Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường liên tục được duy trì và giữ vững.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp không ngừng được tăng lên, số học sinh thi đỗ vào các
trường đại học, cao đẳng và các trường chuyên nghiệp, dạy nghề năm học 2010-2011
đạt trên 37% trong đó riêng đỗ vào các trường đại học là 22 %.

Chất lượng giáo dục đạo đức ngày càng có sự chuyển biến rõ rệt, xếp loại đạo
đức tốt, khá của học sinh luôn được tăng lên. Năm học 2010 – 2011 đạt 83,8 % đến
học kì I năm học 2011- 2012 tăng lên 86 %. Ý thức tu dưỡng rèn luyện của học sinh
ngày càng tốt hơn.
Có được những kết quả trên đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của tất cả các lực lượng
trong nhà trường, sự ủng hộ của gia đình và các địa phương có học sinh học tập tại
trường. Kết quả đó có tác dụng lớn động viên tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường
cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác giáo dục đặc biệt là giáo dục đạo đức.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó
tác động không ít và làm suy giảm đạo đức, lối sống của một bộ phận trong xã hội vì
vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách để xây dựng hoàn thiện
25

×