Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN sử dụng phương pháp giao việc giúp học sinh học tốt môn TNXH lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.17 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, để tiếp cận với nền tri thức mới và ứng dụng thành công những thành
tựu của khoa học trên thế giới thì các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đòi
hỏi phải có cuộc đổi mới trong hệ thống giáo dục về mục tiêu, nội dung và
phương pháp. Chúng ta cần đào tạo ra một đội ngũ nhân lực vừa hồng vừa
chuyên. Không chỉ giỏi về tri thức khoa học mà còn phải am hiểu những tri thức
về xã hội. Môn học Tự nhiên xã hội trong nhà trường Tiểu học hiện nay giữ vị trí
vai trò quan trọng trong việc hình thành tri thức này.
Thế nhưng hiện nay có nhiều giáo viên chưa thật sự hiểu hết ý nghĩa của việc
đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung cũng như môn Tự nhiên
xã hội nói riêng nên chưa thật sự quyết tâm từ bỏ thói quen dạy theo kiểu truyền
đạt qua sách vở, theo lối học thụ động.
Có rất nhiều phương pháp dạy học giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức
nhưng nổi bật lên trong đó là phương pháp giao việc. Đây là phương pháp giúp
các em tự tìm tòi kiến thức, tự phát hiện và nêu thắc mắc trước khi bước vào tiết
học. Giáo viên chỉ là người hỗ trợ giúp các em kết luận lại và định hướng cho
các em đâu là
kiến thức đúng.
Phương pháp này
rất tích cực và
mang nhiều ưu
điểm.
A. Cấu trúc chương trình môn học:
Bao gồm 3 chủ đề:
- Chủ đề “Con người và sức khỏe”: học sinh được học về cơ thể người và các
cơ quan trong cơ thể, cách giữ vệ sinh than thể, cách ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi
điều độ và an toàn, phòng tránh một số bệnh tật.
- Chủ đề “Xã hội”: học sinh được học về các thành viên, các hoạt động và các
mối quan hệ trong gia đình, trong trường học, cộng đồng và điều kiện sống ở xã
hội, các hoạt động sinh sống của nhân dân, một số cơ sở hành chính, y tế, giáo
dục…Cách giữ vệ sinh nhà ở, lớp học, trường học , nơi công cộng: cách giữ an


toàn cho bản thân và người khác trong môi trường sinh hoạt và học tập khác
nhau.
- Chủ đề “Tự nhiên ”: học sinh được học về đặc điểm cấu tạo, môi trường sống
của động thực vật phổ biến: ích lợi và tác hại của chúng đối với đời sống và sức
khỏe con người, một số hiện tượng tự nhiên, sơ lược về mặt trời, ….
Với những chủ đề của môn học trên, tôi thiết nghĩ làm thế nào để các em tiếp cận kiến
thức một cách chủ động nhất và những kiến thức này thật sự là của các em, không máy
móc, không gò bó. Và tự bản thân cấu trúc của chương trình cũng đã có mục đích giúp
cho các em khám phá những kiến thức đơn giản thân thuộc với cuộc sống của mình.
Chính vì thế, tôi nghĩ với vị trí là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi sẽ tận
dụng vốn sống của các em để từ đó tạo nền tảng giúp các em khám phá ra những kiến
thức tưởng chừng như xa lạ nhưng lại vô cùng thân thuộc với chính các em. Qua đó,
chính bản thân các em cũng lại khám phá ra mình, chủ động học tập, chủ động tiếp nhận
kiến thức của môn học.
Đó chính là lý do tôi tâm đắc khi lựa chọn phương pháp giao việc trong phân môn Tự
Nhiên Xã Hội.
B. Phương pháp giao việc:
1. Thế nào là phương pháp giao việc?
Là phương pháp lôi cuốn học sinh vào
các hoạt động đa dạng với những công
việc cụ thể, với những nghĩa vụ xã hội
nhất định. Qua đó, học sinh sẽ có điều
kiện để thể hiện những kinh nghiệm vốn
có của mình hình thành được những
hành vi phù hợp với công việc được giao, thu nhận kiến thức phù hợp.
2. Cách tiến hành:
 Lựa chọn bài dạy phù hợp với phương pháp giao việc.
 Xây dựng kế hoạch:
Căn cứ vào mục tiêu của bài , điều kiện, phương tiện dạy học cũng như đặc
điểm, trình độ nhận thức của học sinh trong lớp và kinh nghiệm của bản thân mà

GV sẽ lập ra hệ thống câu hỏi và phân chia công việc cho từng nhóm(cá nhân)
Ví dụ: Bài “ Cây gỗ”:
Để đảm bảo mục tiêu bài học giáo viên cần giao việc theo 4 nhóm với các
câu hỏi như sau:
Nhóm 1: Hãy quan sát và tìm hiểu xem những cây có thân lớn thường được
trồng ở đâu?
Nhóm 2: Những cây có thân to ấy có những bộ phận nào? Có giống với những
bộ phận của cây rau và cây hoa không?
Nhóm 3: Hãy hỏi những người thân trong gia đình những cây có thân to ấy tên là
gì? Tìm thêm hình ảnh (nếu có)
Nhóm 4: Những cây có thân to thường có ích lợi gì? Làm được những vật dụng
nào?
 Hỗ trợ - Kiểm tra:
Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình GV cần hỗ trợ gợi ý
giúp các em tìm kiếm thông tin và kiểm tra tiến độ thực hiện của các nhóm. Đồng
thời cũng giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn trong quá trình thu nhận thong tin của
mình.
 Tiến hành tiết dạy:
Trong từng hoạt động,các nhóm sẽ lần lượt trình bày sản phẩm hay thông tin thu
thập được theo điều khiển của GV. Những phần kiến thức học sinh trình bày sẽ
là phần mở đầu cho một hoạt động hoặc sẽ là phần đúc kết kiến thức của hoạt
động đó. GV sẽ là người nhận xét và đúc kết kiến thức của hoạt động.
 Nhận xét – lưu ý – tuyên dương.
3. Ưu – nhược điểm của phương pháp:
 Ưu điểm:
• Học sinh chủ động tìm ra kiến thức.
• Các em không chỉ sử dụng vốn sống của bản thân mà trong quá
trình tham gia đi tìm kiếm thông tin giúp các em tự gây dựng thêm
vốn sống cho mình.
• Giáo viên tránh được lối truyền đạt thụ động, không gây hứng thú

cho học sinh.
• Tạo được mối liên kết cũng như có sự phối họp giữa gia đình và
nhà trường trong quá trinh giáo dục các em.
• Gây cho học sinh sự đam mê, sự khám phá.
• Rèn kĩ năng chủ động trong việc nắm bắt kiến thức và giúp cho các
em khắc sâu kiến thức hơn.
 Nhược điểm:
- Đối tượng học sinh còn nhỏ nên
trong quá trình tìm tòi kiến thức
cần có sự hỗ trợ của gia đình.
- Các em dễ tìm hiểu lan man,
không đúng trọng tâm yêu cầu.
- Trình bày chưa logic, mang tính chất liệt kê.
- Dễ dẫn đến việc phân công quá sức với học sinh.
- Phải tiến hành thực hiện kéo dài trong một thời gian nhất định.
4. Giải pháp:
a. Cần có sự trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong các buổi họp
để có sự hỗ trợ, chia sẻ từ họ trong việc thực hiện phương
pháp này:
Ngay trong buổi họp đầu năm, tôi đã có sự chia sẻ các phương pháp học tập
đặc trưng của từng môn học. Thông qua buổi họp, tôi cũng nói rõ mục đích và ý
nghĩa của việc giao việc cho các em. Từ đó, phụ huynh nhìn nhận thấy được ưu
điểm và có sự hỗ trợ nhất định trong suốt năm học. Khi đó phụ huynh cũng giúp
tôi định hướng cho các em thu thập thông tin chính xác hơn, tránh sai mục tiêu
của tiết học.
b. Cần xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể, chi tiết trong việc
phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:
Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhất. Tôi đã luôn cân nhắc thật kĩ khi giao việc
cho từng cá nhân. Phải cân nhắc lựa chọn bài sao cho phù hợp. Không phải bài
học nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Và lúc này đòi hỏi bản thân tôi

phải có sự hiểu biết về đặc tính và hoàn cảnh của học sinh để tránh gây lúng
túng cho học sinh và bản thân phụ huynh.
c. Giúp học sinh trong quá trình tìm tòi kiến thức. Phải kiểm tra
thường xuyên tiến độ làm việc từng nhóm. Định hướng cho các
em tìm kiếm đúng trọng tâm kiến thức
Giáo viên cần trao đổi thường xuyên với các nhóm để có thể hỗ trợ cho các em.
Đồng thời từ đó gợi ý sâu hơn giúp các em hiểu rõ hơn khi trình bày trước lớp.
 Đối với những bài như “Cuộc sống xung quanh”:
GV cần thường xuyên hỏi thăm trao đổi và giúp đỡ cho học sinh, tránh tình trạng
học sinh chỉ tìm hiểu một số nơi các em thích đến mà không chú ý đến những gì
bé thấy trên đường làm cho phần thu thập thông tin không phù hợp, không
phong phú.
 Đối với bài: “Con cá”:
Để quan sát cá bơi và thở như thế nào GV cần hướng dẫn cho học sinh chú ý
đến bộ phận đầu cá. Gợi ý cho các em ra hồ cá ở vườn trường, hoặc ở nhà
mình. Tránh để học sinh quan sát cá bơi mà không nắm được kiến thực cần
nắm.
d. Yêu cầu các nhóm trình bày thử cho giáo viên sau khi hoàn
thành. GV sẽ gợi ý giúp các em trình bày lưu loát hơn:
Trước khi tiết học được tiến hành GV nên đề nghị các em trình bày bài của mình
theo logic. Tránh gây mất thời gian
của giờ học vì đôi khi các em lúng
túng chưa biết cách trình bày làm
mất hiệu quả của phần thu thập
thông tin trong nhóm.
e. Khi giao việc giáo
viên cần lưu ý đến
đặc điểm của từng
học sinh như: tính cách, điều kiện sống, nơi ở ….để tránh giao
những nhiệm vụ không phù hợp, quá sức đối với học sinh.

Cần lưu ý đặc điểm của tùng học sinh để giao việc sao cho phù hợp, không gây
ảnh hưởng đến phụ huynh cũng như tâm lý của các em.
f. Cần chú ý đến khoảng thời gian sao cho hợp lý:
Khi thực hiện phương pháp này đòi hỏi phải kéo dài trong một thời gian nhưng
người GV chủ động để tránh kéo dài lâu, gây ảnh hưởng và sao nhãng các môn
học khác của các em.
Cần cân đối thời gian hợp lý tránh tình trạng để thời gian tìm thông tin quá dài,
hiệu quả của giao việc sẽ không cao.
Đối với học sinh lớp 1 kiến thức môn Tự Nhiên cũng không quá xa lạ với các em
nên tốt nhất GV chỉ cần giao việc trước một ngày.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Về phía học sinh:
- Các em đã biết tìm tòi, sáng tạo trong quá trình thu thập kiến thức
của mình.
- Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm, bổ
sung kiến thức cho nhau, giúp đỡ nhau cùng khám phá tri thức mới.
- Biết chủ động
nắm kiến thức
cũng như chủ
động tìm kiếm
thông tin một
cách bài bản cho các tiết học tiếp theo dù không có sự phân công
của giáo viên.
- Biết trình bày logic những nội dung mà các em được giao.
- Hầu hết các em biết tự khai thác vốn sống của mình cũng như tự
làm giàu vốn sống đó hơn thông qua những tiết học được các em
chuẩn bị tốt việc được giao.
- Những em nhút nhát, rụt rè, thụ động đã nhanh nhẹn hơn, tích cực
hơn. Biết tham gia vào mọi hoạt động nhờ có sự hỗ trợ của nhóm
cũng như của Giáo viên.

2. Về phía Giáo viên:
Bản thân tôi cũng rất đắn đo khi lựa chọn phương pháp này. Vì đối tượng học
sinh của tôi còn quá nhỏ, các em chưa có ý thức tự học cao. Nếu ứng dụng
không khéo sẽ làm cho học sinh hiểu lầm kiến thức cũng như trở thành gánh
nặng cho phụ huynh. Chính vì thế, tôi luôn tâm niệm làm thế nào để cho học
sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và chủ động nhất. Thiết nghĩ, GV
cần:
- Nắm vững mục tiêu, yêu cầu bài học.
- Nắm vững đặc điểm tâm lý cung như hoàn cảnh của học sinh.
- Học hỏi thêm kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp, tham khảo
sách vở để lựa chọn nhiều hình thức tổ chức giúp các em trong quá
trình học tập.
Với những suy nghĩ đó, bản thân tôi cũng đã cảm thấy mình giúp được các em
phần nào trên con đường đi khai thác nguồn tri thức nhân loại.
Đây là một phương pháp tích cực và mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng
dạy của người Giáo viên, đặc biệt là đối với môn Tự nhiên xã hội. Đây là môn
học đòi hỏi các em không chỉ biết lắng nghe mà chính bản thân các em phải tự
khám phá những kiến thức đang ở xung quanh trong đời sống hàng ngày. Từ đó,
các em sẽ biết làm chủ kiến thức của mình.
Để ứng dụng thành công phương pháp này ngoài việc thực hiện tốt các giải
pháp trên GV cần lưu ý lựa chọn bài dạy phù hợp để ứng dụng phương pháp.
Tân Phú, ngày 8 tháng 4 năm 2008
Người thực hiện
ĐINH HẢI VÂN
Nhận xét của Ban giám hiệu









Nhận xét của Lãnh đạo cấp trên:








×