Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC PHÒNG KINH DOANH TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.09 KB, 10 trang )

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
PHÒNG KINH DOANH TÀI CHÍNH
(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-TCT-TTNCPT ngày /11/2011
của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thương mại Hà Nội)
A. CÁC QUY TRÌNH
1. Quy trình giao, nhận hồ sơ thanh toán ngân hàng .
2. Quy trình làm hồ sơ thanh toán ngân hàng.
3. Quy trình làm hồ sơ vay vốn ngân hàng.
4. Quy trình vay vốn, theo dõi vốn vay tại các ngân hàng.
5. Quy trình theo dõi nguồn vốn TCT tại các ngân hàng.
6. Quy trình làm hạn mức tín dụng ngắn hạn,dài hạn mới và hàng năm tại các ngân
hàng .
7. Quy trình bảo lãnh vốn cho các đơn vị, trung tâm.
8. Quy trình huy động vốn các dơn vị thành viên và các cán bộ trong TCT.
9. Quy trình cho vay vốn các dơn vị thành viên.
10. Quy trình rút vốn về nhập quỹ- Phòng kế toán.
11. Quy trình cung cấp và xin cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan tại phòng kế toán
và phòng QLTC.
12. Quy trình tổng hợp, lập báo cáo, phân tích tình hình đầu tư vốn tại các doanh
nghiệp.
13. Quy trình thủ tục, đầu tư góp vốn tại các doanh nghiệp.
14. Quy trình, thủ tục xác định giá trị Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.
15. Quy trình kiểm tra, quyết toán chi phí cổ phần hóa, chi phí chuyển đổi doanh nghiệp
16. Quy trình bán phần vốn Nhà Nước tại các Công ty CP do TCT làm chủ sở hữu.
17. Quy trình chuyển nhượng cổ phần tại các công ty cổ phần do TCT đầu tư góp vốn.
18. Quy trình xử lý văn bản hồ sơ của phòng kinh doanh tài chính.


B. NỘI DUNG QUY TRÌNH
I. Quy trình giao, nhận hồ sơ thanh toán ngân hàng
1. Quy trình nhận hồ sơ thanh toán qua ngân hàng
1. Tất cả các hồ sơ thanh toán qua ngân hàng, hồ sơ vay vốn sau khi phòng KT
kiểm tra, ký duyệt CVTT sẽ chuyển hồ sơ đến CVN 2 của phòng KDTC. (Lưu ý:
1
các bộ hồ sơ khi chuyển sang phòng KDTC phải được sự kiểm tra, ký nháy của các
chuyên viên phòng kế toán theo chức năng nhiệm vụ được lãnh đạo P.KT giao)
2. CVN2 của phòng KDTC kiểm tra hồ sơ, phân loại và làm chứng từ thanh toán
theo đúng quy định và quy trình thanh toán ngân hàng.
3. Trường hợp có sai xót, phải sửa đổi, bổ xung hồ sơ sẽ được chuyển lại cho
CVTT phòng KT(xem bước 5)
4. Nếu hồ sơ kiểm tra chuẩn thì chuyên viên nguồn 2 sẽ làm hồ sơ thanh toán ngân
hàng.
5. Ngay sau khi CV phòng KT thực hiện các sửa đổi cần thiết, hồ sơ sẽ được
chuyển lại cho chuyên viên nguồn 2 kiểm ta làm chứng từ thanh toán.(lưu ý: quy
trình kiểm ta sẽ tiếp tục lặp lại cho đến khi hồ sơ thanh toán đúng theo quy định)
6. P.KDTC nhận hồ sơ thanh toán qua ngân hàng( trừ những trường hợp gấp phải
chuyển ngay): Sáng: Từ 8h - 9h, Chiều: Từ 15h - 16h
2. Quy trình nhận hồ sơ thanh toán qua ngân hàng:
1. Tất cả các hồ sơ thanh toán qua ngân hàng, hồ sơ vay sau khi CVN2 phòng
KDTC kẹp sổ phụ, chuyển đến CVTT của phòng KT để hạch toán.
2. CVTT của phòng KT có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ chứng từ trước khi tiếp
nhận từ phòng KDTC Nếu hồ sơ có sai xót, cần chỉnh sửa, hồ sơ sẽ được chuyển
lại cho CVN2 phòng KDTC (xem bước 5).
3. Ngay sau khi CVN2 phòng KDTC thực hiện các sửa đổi cần thiết , hồ sơ sẽ được
chuyển lại cho CVTT để hạch toán.(lưu ý: quy trình kiểm tra sẽ tiếp tục lặp lại
cho đến khi hồ sơ đúng theo quy định)
4. P.KDTC giao hồ sơ của P.KT: Từ 16h - 17h các ngày T2 & T6 hàng tuần
II. Quy trình làm hồ sơ thanh toán ngân hàng.

1. CVN2 của phòng KDTC khi nhận được hồ sơ kiểm tra lại, phân loại hồ sơ và
làm chứng từ thanh toán theo đúng quy định và quy trình thanh toán ngân hàng.
2. CVN 2 chuyển các hồ sơ sang CVN1 kiểm tra, ký nháy chứng từ.
3. Nếu có sai xót, phải sửa đổi, hồ sơ sẽ được chuyển lại cho chuyên viên nguồn 2
(xem bước 6)
4. Hồ sơ chuẩn được chuyển lên cho lãnh đạo phòng KDTC ký duyệt
5. Ngay khi lãnh đạo phòng xem hồ sơ và ký duyệt, hồ sơ sẽ được chuyển cho
CVN2 đi trình ký lãnh đạo TCT có ủy quyền ký duyệt hồ sơ thanh toán ngân
hàng
6. Ngay sau khi tài liệu được phê duyệt, CVN2 sẽ lấy tài liệu đóng dấu TCT chuyển
lại cho CVN1
7. CVN1 xem xét cân nguốn chuyển CVN2 đi mang chứng từ ra ngân hàng. (Lưu ý
khi lấy hồ sơ mang ra ngân hàng CVN2 phải ghi ngày chuyển chứng từ ra ngân
hàng lên bộ hồ sơ gốc.)
2
8. Chuyển hồ sơ ra ngân hàng (nếu không phải là hồ sơ gấp): Sáng: 10h, Chiều: 14h
III. Quy trình làm hồ sơ vay vốn ngân hàng.
1. Quy trình hồ sơ vay vốn ngắn hạn
1. Phương án kinh doanh của TCT(3 bản)
2. Giấy nhận nợ(3bản)
3. Ủy nhiệm chi (3 liên) hoặc lệnh chuyển tiền (02 bản)
4. Đề nghị thanh toán bằng chuyển khoản (mẫu)
5. Phương án kinh doanh (bộ phận đề nghị vay)
6. Bảng kê (hợp đồng, hóa đơn tài chính (bảng kê chi tiết HĐTC), biên bản giao
nhận, bảng đối chiếu công nợ, thanh lý hợp đồng) - Có chữ ký của cán bộ và lãnh
đạo phòng đề nghị và phòng kế toán
7. Hợp đồng
8. Hóa đơn tài chính (gốc + phô tô)
9. Biên bản giao nhận hàng hóa
10. Bảng đối chiếu công nợ

11. Thanh lý hợp đồng
Lưu ý:
- Những bộ vay hàng XNK phải có đủ HĐ nội, HĐ ngoại
- Những bộ vay hàng nội địa hóa đơn , chứng từ không quá 1 tháng từ khi nhập hàng
2. Quy trình hồ sơ vay vốn trung dài hạn
1. Ủy nhiệm chi
2. Giấy nhận nợ, Bảng kê rút vốn (3 bản)
3. Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ vay
4. Tổng hợp tình hình vốn vay và vốn tự có tại thời điểm hiện tại
5. Bảng kê chứng từ
6. Giấy đề nghị thanh toán, tạm ứng của nhà thầu
7. Hồ sơ pháp lý của nhà thầu
8. Phương án thi công
9. Hợp đồng
10. Bảng thanh toán khối lượng
11. Thanh lý hợp đồng
12. Bảng quyết toán khối lượng
Lưu ý:
- Những bộ vay Dự án VCB:
- Những bộ vay hàng nội địa hóa đơn , chứng từ không quá 1 tháng từ khi nhập hàng.
3
IV. Quy trình vay vốn và theo dõi vốn vay tại xác ngân hàng
1. Tất cả các bộ hồ sơ vay sau khi hoàn thiện thủ tục CVN2 chuyển ra ngân hàng
vay vốn
2. Sau 2 ngay CVN2 lấy sổ phụ và giấy nhận nợ lưu chứng từ
+ Sổ phụ chuyển KTTT- PKT
+ Giấy nhận nợ chuyển CVN1 vào sổ theo dõi
3. Hàng tuần CVN1 kiểm tra, theo dõi nếu đến hạn trả nợ cách 1 tuần phải chuẩn bị
nguồn trả nợ
4. Sau khi trả nợ thì gạch sổ theo dõi chuyển GNN sang hồ sơ lưu

V. Quy trình theo dõi nguồn vốn TCT tại các ngân hàng
1. CVN kiểm tra số dư TK bằng Internetbanking vào sổ theo dõi tổng hợp nguồn
vốn – hàng ngày.
2. Cuối mỗi ngày, mỗi tuần CVN1 sẽ có báo cáo lãnh đạo phòng chi tiết nguồn vốn
nằm ở các ngân hàng.
VI. Quy trình hồ sơ hạn mức tín dụng ngắn hạn,dài hạn mới và hàng năm tại các
ngân hàng.
Khi có nhu cầu vay vốn, phòng kế toán lập và gửi đến NH nơi cho vay các giấy
tờ sau:
- Hồ sơ pháp lý:
+ Tổng công ty nếu thiết lập quan hệ tín dụng lần đầu phải gửi đến NH nơi cho
vay các giấy tờ (bản sao có công chứng) sau:
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp;
+ Điều lệ doanh nghiệp;
+ Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc
(giám đốc), kế toán trưởng;
+ Đăng ký kinh doanh;
+ Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh);
+ Các thủ tục về kế toán theo quy định của ngân hàng.
- Hồ sơ kinh tế:
+ Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ;
+ Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ gần nhất.
- Hồ sơ vay vốn:
+ Giấy đề nghị vay vốn;
+ Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
+ Các chứng từ có liên quan (xuất trình khi vay vốn);
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.
4
Lưu ý: Với các hợp đồng hạn mức tín dụng ngắn hạn, hàng năm trước khi hết

hạn hợp đồng tín dụng 2 tháng phòng kế toán sẽ cung cấp BCTC, số dư vay … ra ngân
hàng để chuẩn bị ký lại HĐHMTD hoặc trình tăng hạn mức tín dụng tùy theo nhu cầu
kinh doanh của TCT năm đó.
VII. Quy trình bảo lãnh vốn cho các đơn vị, trung tâm
1. Khi nhận được Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ vay và tờ trình công
văn vay vốn của đơn vị, trung tâm CVN1 theo sự chỉ đạo của lãnh đạo phòng
làm tờ trình xin chủ trương trình TGĐ và HĐQT Tổng Công ty chuyển lãnh đạo
P.KDTC.
2. Ngay sau khi Lãnh đạo phòng KDTC xem xét và ký duyệt được chuyển cho
CVN1 trình KTT ký duyệt và trình ký TGĐ, HĐQT TCTy xin chủ trương.
3. Kết hợp với phòng QTNS làm ủy quyền và bảo lãnh vốn theo tờ trình HĐQT ký
nháy TPQTNS,TP KDTC,KTT chuyển trình ký Tổng giám đốc
VIII. Quy trình huy động vốn các dơn vị thành viên và các cán bộ trong TCT
1. CVN1- P.KDTC làm tờ trình huy động vốn và lãi suất huy động vốn trình ký
đạo phòng KDTC
2. Lãnh đạo phòng KDTC ký chuyển CVN1 trình KTT, TGĐ ký duyệt
3. Khi tờ trình được ký xong CVN1 phô tô lưu chứng từ tại P.KDTC, chuyển sang
bộ phận KTTT phòng kế toán để thực hiện theo đúng nội dung tờ trình.
4. Ngay sau khi làm xong HĐVV, CVN1 chuyển Lãnh đạo PKT ký nháy, chuyển
Ban PLHĐ kiểm tra ký nháy sau đó chuyển đơn vị ký
5. Ngay sau khi nhận được HĐVV do đơn vị chuyển lại, CVN1 chuyển lãnh đạo
TCT ký hợp đồng.
6. Sau khi ký HĐ và thu tiền gửi CVN1 theo dõi các hợp đồng huy động vốn,tính
lãi, trả lãi và gốc theo đúng điều khoản trong HĐ.
IX. Quy trình cho vay vốn các dơn vị thành viên thuộc TCT
1. Khi nhận được công văn vay vốn của Đơn vị thành viên CVN1 theo sự chỉ đạo
của lãnh đạo phòng làm tờ trình xin chủ trương trình TGĐ và HĐQT Tổng Công
ty chuyển lãnh đạo P.KDTC
2. Ngay sau khi Lãnh đạo phòng KDTC xem xét và ký duyệt được chuyển cho
CVN1 trình KTT ký duyệt và trình ký TGĐ, HĐQT TCTy xin chủ trương

3. Sau khi có ý kiến chấp thuận của TGĐ, HĐQT, CVN1 phô tô lưu chứng từ tại
P.KDTC, làm hợp đồng cho vay vốn theo nội dung tờ trình được duyệt
4. HĐVV làm xong CVN1 chuyển Lãnh đạo P.KDTC ký nháy, chuyển Ban PLHĐ
kiểm tra ký nháy sau đó chuyển đơn vị ký
5. Khi nhận được HĐVV do đơn vị chuyển lại, CVN1 chuyển lãnh đạo TCT ký
hợp đồng, CVN1 chuyển công văn, tờ trình, HĐVV phô tô cho CVN2 làm UNC
chuyển tiền.
5
6. CVN2 phô tô UNC chuyển CVN1 lưu hồ sơ cho vay vốn theo dõi và tính lãi
hàng tháng
7. Khi hết hạn HĐVV, CVN1 gửi Email hoặc làm công văn, gọi điện nhắc đơn vị
chuyển trả vốn và thanh lý HĐ
X. Quy trình rút vốn về nhập quỹ
1. Khi có nhu cầu rút tiền mặt nhập quỹ hoặc tiền mặt tồn tại quỹ vượt quy định của
Tổng công ty - Thủ quỹ xin ý kiến chỉ đạo lãnh đạo phòng kế toán, phòng kinh
doanh tài chính, kế toán trưởng, báo bộ phận nguồn vốn để cân nguồn từ các
ngân hàng.
2. Viết Séc hoặc giấy nộp tiền mặt vào ngân hàng.
3. Thủ quỹ trình ký Séc hoặc giấy nộp tiền mặt Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng
Kinh doanh tài chính sau đó ký lãnh đạo TCT và đi ngân hàng
4. Sau khi rút hoặc nộp tiền vào ngân hàng thủ quỹ chuyển chứng từ cho KTTT
hạch toán và phô tô phiếu thu hoặc chi cho bộ phận nguồn Phòng KDTC
XI. Quy trình cung cấp và xin cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan tại phòng kế
toán và phòng QLTC
1. Khi có việc cần các hồ sơ liên quan đến tài chính của Tổng công ty do Phòng
KDTC lưu giữ chứng từ, phòng KT và phòng QLTC làm đề nghị cung cấp hồ sơ
chuyển lãnh đạo phòng ký và chuyển sang phòng KDTC
2. Sau khi nhận đề nghị cung cấp hồ sơ nếu những chứng từ sẵng có thì chuyên
viên phòng KDTC xin ý kiến lãnh đạo phòng để cung cấp hồ sơ.
3. Phòng KDTC sẽ cung cấp ngay chứng từ,hồ sơ nếu có sẵn, những chứng từ cần

tổng hợp trên sổ tùy theo mức độ sẽ cung cấp trong ngày hoặc ngày hôm sau.
4. Khi chuyển hồ sơ cho các phòng chuyên viên vào sổ và ký nhận khi bàn
giao( nếu hồ sơ gốc khi các phòng ban trả lại thì sẽ gạch sổ giao nhận chứng từ)
5. Trong trường hợp xin cung cấp hồ sơ tại các phòng thuộc Ban tài chính kế toán,
thì bộ phận cần cung cấp hồ sơ sẽ làm đề nghị chuyển lãnh đạo duyệt và chuyển
sang phòng cần lấy hồ sơ.
( Lưu ý: vì là phòng KDTC nên các hồ sơ cung cấp cần nhanh chóng, kịp thời vì vậy
khi xin cung cấp hồ sơ chuyên viên cần đề nghị các phòng ban cung cấp sớm trong ngày
hoặc ngày hôm sau)
XII. Quy trình tổng hợp, lập báo cáo, phân tích tình hình đầu tư vốn tại các Doanh
nghiệp:
1. Lập danh sách theo dõi tình hình đầu tư góp vốn theo từng thời điểm của toàn
TCT.
2. Soạn thảo công văn gửi các Công ty cổ phần có vốn góp của Tổng công ty về
việc nộp tiền thù lao của đại diện vốn, tiền cổ tức, thông báo xác nhận cổ tức,
báo cáo tài chính hàng năm.
6
3. Lập danh sách và theo dõi tiền thù lao, tiền cổ tức các Công ty cổ phân nộp về
TCT. Chi trả thù lao cho cán bộ đại diện vốn theo quy chế chung của Tổng công ty.
4. Tiếp nhận các báo cáo của đại diện vốn tại công ty cổ phần (theo biểu mẫu đã
quy định) và báo cáo tài chính hàng năm của các đơn vị gửi về để lập báo cáo
hàng tháng, hàng quý, hàng năm trên cơ sở đó đó tổng hợp và phân tích đánh giá
tình hình đầu tư vốn của TCT tại công ty cổ phần.
5. Lập danh sách, theo dõi tình hình nộp “sổ cổ đông” (giấy chứng nhận quyền sở
hữu cổ phần) của các Công ty cổ phần về TCT.
XIII. Quy trình thủ tục, đầu tư góp vốn tại các Doanh nghiệp.
1. Đối với những công ty mới thành lập TCT đầu tư góp vốn: Tiếp nhận hồ sơ
thành lập công ty, Tờ trình của Trung tâm nghiên cứu phát triển xin ý kiến của
BĐMPTDN TCT, HĐQT TCT về việc đầu tư góp vốn tại các công ty cổ phần.
2. Đối với các Công ty cổ phần khi TCT tiếp tục góp vốn ( hoặc tiếp tục mua cổ

phiếu), tăng vốn điều lệ. Phối kết hợp với Đại diện vốn làm tờ trình xin ý kiến
TGĐ, HĐQT TCT để tiếp tục đầu tư góp vốn vào Công ty cổ phần.
3. Căn cứ vào Tờ trình đã được phê duyệt của HĐQT TCT ra Quyết định đầu tư
góp vốn theo đúng tỷ lệ % (hoặc theo từng đợt) đã cam kết.
4. Làm thủ tục chuyển tiền khi có công văn đề nghị chuyển tiền góp vốn, giấy đề
nghị chuyển tiền của Đại diện vốn của TCT tại công ty cổ phần được Tổng giám
đốc phê duyệt.
XIV. Quy trình, thủ tục xác định giá trị Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa:
1. Căn cứ vào đề án chuyển đổi doanh nghiệp, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước đã
được Chính phủ phê duyệt, căn cứ vào quyết định của UBND thành phố cho
phép đơn vị triển khai cổ phần hóa.
2. Lập danh sách các công ty thuộc diện triển khai cổ phần hóa.
3. Hướng dẫn đơn vị lựa chọn Công ty kiểm toán tư vấn xác định giá trị doanh
nghiệp. Sau đó soạn thảo tờ trình xin ý kiến BĐMPTDN TCT, HĐQT TCT về
việc lựa chọn Công ty kiểm toán tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp.
4. Tham mưu Ban chỉ đạo cổ phần hóa và tổ giúp việc Công ty chuẩn bị hồ sơ tài
liệu pháp lý liên quan đến doanh nghiệp bao gồm các bước:
+ Kiểm kê, phân loại tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại thời điểm
XĐGTDN.
+ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo quy định của Nhà nước.
+ Báo cáo kết quả kiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp
5. Căn cứ vào hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty do Công ty Kiểm
toán lập. Soạn thảo tờ trình UNBD TP Hà Nội về việc phê duyệt giá trị doanh
nghiệp của đơn vị.
7
6. Căn cứ vào thời điểm ra Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp. Tham mưu
với Ban chỉ đạo cổ phần hóa lựa chọn phương thức bán cổ phần theo quy định,
tổ chức đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường, bán cổ phần ưu đãi cho người
lao động.
7. Tổng hợp kết quả bán cổ phần báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hóa, để ra

quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp.
8. Tiến hành Đại hội cổ đông lần thứ nhất: Thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động,
phương án SXKD, bầu HĐQT, BKS và bộ máy điều hành của Công ty cổ phần.
9. Căn cứ vào kết quả Đại hội cổ đông lần 1, HĐQT Công ty CP thực hiện đăng ký
kinh doanh, nộp con dấu cũ, khắc con dấu mới.
10. Lập báo cáo tài chính tại thời điểm Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh mới.
XV. Quy trình kiểm tra, quyết toán chi phí cổ phần hóa, chi phí chuyển đổi Doanh
nghiệp.
1. Hướng dẫn công ty tập hợp chi phí cổ phần hóa từ thời điểm quyết định cổ phần
hóa đến thời điểm bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần (Theo thông
tư 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007).
2. Căn cứ vào công văn của công ty gửi TCT về việc xin quyết toán chi phí cổ phần
hóa. Phòng soạn thảo tờ trình, trình BĐMPTDN TCT, HĐQT TCT xin ý kiến
chấp thuận chi phí cổ phần hóa đơn vị.
3. Được sự chấp thuận của HĐQT TCT, tiến hành làm công văn gửi Sở tài chính,
UBND Thành phố HN về việc báo cáo quyết toán chi phí cổ phần hóa của đơn vị.
4. Xác lập Biên bản xác định chi phí cổ phần hóa.
5. Căn cứ vào Quyết định của UBND TP Hà Nội, tiến hành làm thủ tục Bàn giao
giữa Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần.
XVI. Quy trình bán phần vốn Nhà nước tại các Công ty CP do TCT làm chủ sở hữu:
1. Xác định danh sách các công ty dự kiến bán phần vốn NN. Làm tờ trình xin ý
kiến bán phần vốn Nhà nước trình BĐMPTDN TCT, HĐQT TCT.
2. Căn cứ Tờ trình đã được phê duyệt của HĐQT TCT, làm công văn gửi Sở Tài
Chính, UBND TP HN đề xuất kiến nghị bán phần vốn NN tại các công ty cổ phần.
3. Sau khi có Quyết định của UBND TP HN, thực hiện việc chuyển nhượng vốn
Nhà Nước theo quy định của pháp Luật, Sở Tài chính Hà Nội, thực hiện triển
khai quy trình theo các bước sau:
+ Thuê tổ chức tư vấn độc lập xác định giá trị doanh nghiệp trong đó có tính đến
lợi thế đất đai của doanh nghiệp (Theo thông báo số 48/TB-BTC ngày 21/01/2011

của Bộ Tài chính về việc công bố danh sách các danh sách các doanh nghiệp
thẩm định giá, doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động
thẩm định giá năm 2011)
8
+ Công bố thông tin công khai rộng rãi cho các nhà đầu tư.
+ Tổ chức bán đầu giá công khai tại doanh nghiệp hoặc qua trung tâm giao dịch
chứng khoán.
+ Công bố kết quả bán đấu giá.
+ Hoàn tất thủ tục chuyển nhượng cổ phần theo quy định.
XVII. Quy trình chuyển nhượng cổ phần tại các công ty cổ phần do TCT đầu tư
góp vốn:
1. Căn cứ Tờ trình của Đại diện vốn tại công ty cổ phần đề xuất chuyển nhượng
phần vốn góp của Tổng công ty tại Công ty CP, trên cơ sở đó soạn thảo tờ trình,
trình BĐMPTDN TCT, HĐQT TCT xin chủ trương về việc chuyển nhượng phần
vốn góp của TCT.
2. Căn cứ vào chấp thuận của HĐQT của TCT ra Quyết định chuyển nhượng cổ
phần của Tổng công ty tại công ty cổ phần.
3. Soạn thảo Hợp đồng chuyển nhượng vốn.
4. Hoàn tất thủ tục chuyển nhượng cổ phần theo quy định.
XVIII. Quy trình xử lý văn bản, hồ sơ của phòng kinh doanh tài chính.
1. Tất cả các văn bản, hồ sơ chuyển trong phòng đều được quy chuẩn hóa, phân loại
theo mảng công việc.
2. Chuyển văn bản, hồ sơ cho lãnh đạo phòng xin ý kiến chỉ đạo.
3. Phân công chuyên viên trong phòng gửi văn bản, hồ sơ cho các phòng, ban,bộ
phận các nhân có liên quan xử lý theo quy trình.
4. Các phòng ban bộ phận phòng, ban, cá nhân có liên quan khi nhận văn bản phải
có ý kiến của mình với văn bản đó.
5. Chuyên viên theo mảng công xử lý xong, báo cáo lãnh đạo phòng và lưu hồ sơ.
XVIV. Quy trình lưu trữ văn bản, hồ sơ của phòng kinh doanh tài chính
Tất cả các văn bản, hồ sơ phòng KDTC tiếp nhận, ban hành hoặc gửi đi đều được

lưu trữ tại phòng KDTC. Văn bản nội bộ phòng KDTC được lưu trữ tại từng bộ phận
liên quan như:
- Hồ sơ về bảo lãnh, huy động, vay vốn…được lưu tại bộ phận ngân hàng
- Hồ sơ về cổ phần hóa, đầu tư vốn tại các doanh nghiệp lưu tại bộ phận đầu tư tài
chính ra ngoài.
Quy trình tiếp nhận, lưu trữ và quản lý hồ sơ được tiến hành như sau:
Với các văn bản đến:
1. Sau khi được xử lý, hồ sơ được đưa về từng bộ phận để lưu trữ, bảo quản.
2. Phân loại hồ sơ theo đúng quy định( trình tự thời gian, tên công ty )
3. Nhập tên, số hồ sơ vào sổ lưu trữ
4. Sao lưu hồ sơ vào từng file theo đúng quy định
9
Với các văn bản đi:
1. Đánh số hồ sơ theo đúng quy định( theo số, theo thời gian )
2. Nhập tên, số hồ sơ vào sổ lưu trữ
3. Lưu hồ sơ vào nơi theo đúng quy định.
TỔNG GIÁM ĐỐC
Vũ Thanh Sơn
10

×