Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để truyền tải
tư tưởng tình cảm của con người, nó xuất hiện từ rất lâu đời và gắn bó mật thiết với
con người cho đến hết cuộc đời. Âm nhạc có tính truyền cảm trực tiếp, bao gồm
âm thanh của nhạc cụ và âm thanh của giọng hát. Con người sử dụng âm nhạc như
một loại phương tiện làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, góp phần cải
thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Âm nhạc đem đến cho con người những
khoái cảm thẫm mĩ. Không những thế, âm nhạc còn có sức truyền bá hết sức rộng
lớn.
Môn âm nhạc ở bậc tiểu học bước đầu hình thành cho học sinh sự hiểu biết
về năng lực cảm thụ âm nhạc, và những hiểu biết đơn giản về kiến thức phổ thông
môn âm nhạc. Muốn đạt được điều đó người giáo viên phải tìm tòi, không ngừng
học hỏi để nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm để hướng dẫn, giảng dạy cho
các em biết gõ đệm đúng nhịp, đúng phách, đúng tiết tấu lời ca theo yêu cầu của
từng bài hát.
1) Lí do khách quan:
Hiện nay cơ sở vật chất ở trường tôi đang công tác còn nhiều thiếu thốn.
Trường chưa có phòng học Âm nhạc riêng. Học sinh ở đây chủ yếu là con em đồng
bào dân tộc thiểu số, việc học tiếng Việt đã khó, việc tiếp thu kiến thức Âm nhạc
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 1
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
còn khó hơn. Bản thân giáo viên lại ít thông thạo tiếng đồng bào dân tộc, ngôn nhữ
bất đồng nên việc truyền đạt kiến thức còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc dạy
cho các em gõ đệm đúng nhịp, đúng phách, đúng tiết tấu lời ca còn gặp nhiều hạn
chế.
2) Lý do chủ quan:
- Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc tại trường tiểu
học La Văn Cầu.
- Trước những thực tế khó khăn trên, bản thân tôi cùng các bạn bè đồng
nghiệp luôn luôn tìm tòi, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm để tìm ra phương pháp
giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tế ở trường giúp các em tiếp thu bài học
được tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trường.
- Về phía học sinh các em rất thích học môn Âm nhạc, thích hát và đệm theo
nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca để bài hát thêm hay, tiết học thêm sôi nổi,
nhưng vì các em chưa nắm được các nốt nhạc, cách kiểu gõ đệm theo nhịp, theo
phách, theo tiết tấu lời ca nên các em thường hát không đúng giai điệu và gõ đệm
không đúng yêu cầu.
=> Với những lý do khách quan và chủ quan như phân tích ở trên tôi mạnh
dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm
khi hát” .
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 2
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
PHẦN II: MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1) Mục tiêu:
Hiện nay Bộ giáo dục đã quy định dạy đủ 9 môn bắt buộc đối với bậc tiểu
học, và môn âm nhạc là một môn không thể thiếu trong trường học. Bởi vì âm nhạc
là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và ở trẻ
em nói riêng. Âm nhạc mang đến cho trẻ sự cảm nhận về thế giới xung quanh, làm
cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, góp phần giáo dục cho trẻ tính kĩ
luật, tính tập thể, tính chính xác, khoa học. Thông qua Âm nhạc để giáo dục tình
cảm, đạo đức, trí tuệ, hướng con người tới sự hài hòa, cân bằng, hướng thiện, góp
phần phát triển trí tuệ, óc thẫm mỹ, trí tưởng tượng của trẻ. Nội dung bài hát mang
đến cho các em niềm tin yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu bản sắc văn
hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Âm nhạc là một môn học rất nhạy cảm
góp phần làm thư giãn đầu óc của các em, tạo cho các em sự hứng thú ở các môn
học khác. Từ việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát, tập gõ đệm, biểu diễn và biết được
một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc…. Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một
trình độ văn hóa tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 3
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
của con người. Để giúp các em có năng lực cảm thụ Âm nhạc, biết hát đúng giai
điệu, tiết tấu, gõ đệm đúng yêu cầu thì trước hết cần phải giúp các em nắm vững
cách gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca.
- Việc gõ đệm đúng giúp các em hát đúng giai điệu, tiết tấu của bài hát.
- Giúp học sinh biết phân biệt bài hát nhịp 2 hoặc nhịp 3 để gõ đệm theo
nhịp chính xác.
- Giúp học sinh biết phân biệt cách gõ đệm theo từng kiểu:
+ Gõ đệm theo nhịp là gõ vào phách mạnh của từng ô nhịp.
+ Gõ đệm theo phách là gõ vào các phách mạnh và nhẹ có ở trong bài.
+ Gõ đệm theo tiết tấu lời ca là có bao nhiêu tiếng trong lời ca thì gõ bấy
nhiêu cái.
2) Phương pháp:
- Sự phối hợp các phương pháp trong một tiết học là rất quan trọng, chúng ta
phải lựa chọn phương pháp cụ thể cho từng tiết học, sử dụng phối hợp các phương
pháp để đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu đề tài:
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Quan sát thực tiễn
+ Phân tích sản phẩm
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 4
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
Tuy nhiên tùy từng bài hát để lựa chọn phương pháp giảng dạy, lựa chọn
kiểu gõ đệm và nhạc cụ để sử dụng cho từng bài hát, từng cách dạy tạo không khí
vui tươi sôi nổi trong giờ học và đạt hiệu quả giảng dạy cao nhất.
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIÊN
1. NỘI DUNG:
Bước vào đầu năm học mới tôi được BGH phân công giảng dạy các lớp: 1A,
2A, 2B, 2C, 3A, 3B, 3C, 4C. Có năm lớp ở trường chính và ba lớp ở phân hiệu.
Học sinh ở đây chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn các em sử
dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hằng ngày, các em ít hiểu tiếng Việt nên việc
truyền đạt kiến thức phổ thông Âm nhạc còn gặp nhiều khó khăn. Ở trường chính
chưa có phòng học Âm nhạc riêng nên việc mang đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho
một tiết dạy là rất khó khăn. Giáo viên không thể nào mang các dụng cụ cần thiết
cho một tiết học như: Đàn organe, thanh phách, tranh hình… Mà đặc thù của môn
Âm nhạc là rất sôi nỗi nhưng không khí lớp học còn phải hạn chế vì sợ gây ảnh
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 5
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
hưởng đến việc học của các lớp xung quanh. Các lớp ở phân hiệu thì 100% các em
đều là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, tình hình kinh tế của gia đình rất khó
khăn, việc học của các em không được quan tâm. Cơ sở vật chất ở phân hiệu còn
nhiều khó khăn và thiếu thốn hơn nữa. Việc học của các em ít được quan tâm nên
việc tiếp cận với những bài hát cho thiếu nhi còn hạn chế. Nhiều em ngoài giờ học
còn phải ở nhà giúp đỡ gia đình ít có thời gian học bài ở nhà, ít em xem ti vi, nghe
đài, băng đĩa về những bài hát dành cho thiếu nhi mà chủ yếu là xem phim hoạt
hình, xem đĩa siêu nhân, phim ảnh… Theo phân phối chương trình của Bộ Giáo
dục và đào tạo quy định mỗi tuần một tiết Âm nhạc. Do sự phát triển trí tuệ chưa
hoàn chỉnh, tâm lý chưa ổn định nên ở lứa tuổi này các em rất dể thuộc nhưng lại
rất hay quên. Tiết trước dạy các em nhưng tiết sau hỏi lại thì các em đã quên, mà
trong một tuần chỉ có một tiết Âm nhạc từ 30 đến 35 phút. Khi giáo viên giới thiệu
các kiểu gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca thì các em hiểu rất mơ
hồ và chưa phân biệt được từng kiểu gõ đệm bởi vì những từ đó rất trừu tượng đối
với lứa tuổi học sinh tiểu học. Vậy làm thế nào để giúp học sinh biết cách gõ đệm
đúng theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca khi hát. Mà muốn hát đúng giai điệu
của bài hát thì cần phải biết gõ đệm đúng yêu cầu.
Bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi, qua các bạn bè đồng nghiệp khác, qua
sách báo, phương tiện thông tin đại chúng… Từ đó tìm ra phương pháp dạy học
phù hợp nhất với điều kiện thực tế tại trường và khả năng tiếp thu của các em. Tìm
tòi sáng tạo ra các trò chơi Âm nhạc sử dụng các kiểu gõ đệm lồng ghép vào tiết
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 6
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
học, giúp các em thêm hứng thú với môn học, hăng say với các trò chơi để các em
tiếp thu một cách tốt nhất về các cách gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu
lời ca cho một bài hát.
Giáo viên khi lên lớp luôn vui vẻ hòa mình cùng học sinh, tạo sự gần gũi
giữa thầy và trò. Tạo cho lớp học không khí thoải mái, luôn quan tâm đến tất cả
các em trong lớp, đặc biệt là những em học sinh cá biệt. Không để các em đó ra
ngoài lề lớp học, giúp các em hòa đồng cùng bạn bè thực hiện tốt các hoạt động
trong giờ học. Giáo viên tạo điều kiện cho các em khác được tự nhiên bộc lộ, phát
triển khả năng năng khiếu của mình.
Trước khi lên lớp giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy ở nhà. Soạn giáo án
đầy đủ, cụ thể từng hoạt động cho từng đối tượng học sinh khác nhau. Sáng tạo,
đan xen, lồng ghép các phương pháp, hình thức gõ đệm và chọn nhạc cụ gõ đệm
trong một tiết học. Khi lên lớp giáo viên cần mang đầy đủ các đồ dung, dụng cụ
cần thiết cho tiết dạy để học sinh được trực tiếp thực hiện. Tránh tình trạng dạy
chay, học sinh sẻ khó thực hiện đượccác hoạt động trong bài học. Lâu ngày học
sinh sẻ mất đi hứng thú học môn Âm nhạc và không nắm được cách gõ đệm theo
từng kiểu. Nên giáo viên cần phải cho học sinh làm quen và thực hành ngay các
kiểu gõ mà giáo viên giới thiệu. Mục đích tạo cho học sinh hứng thú với môn học,
giúp các em tạo được kĩ năng kĩ xão về gõ đệm, phân biệt được các kiểu gõ đệm
khác nhau như thế nào!
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 7
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
Qua một năm tôi được phụ trách giảng dạy môn Âm nhạc bản thân tôi nhận
thấy rằng học sinh trường tôi còn lúng túng chưa phân biệt được từng cách gõ đệm
theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca khác nhau như thế nào trong một bài hát
cụ thể.
Ví dụ: Có lần tôi dạy bài “Cùng múa hát dưới trăng” của nhạc sĩ Hoàng
Lân. Khi hướng dẫn cho học sinh gõ đệm theo phách cho bài hát thì học sinh hát
đúng, gõ đệm đều, nhịp nhàng. Nhưng khi hát đến câu “La la lá la lá la” thì học
sinh lại chuyển từ vỗ tay theo phách qua vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
==&==========F=====F==
====G======F======G==
====F==9=====B========
G======G==
La la lá la lá la. Cùng múa
hát…
Gõ phách: x x x x x x x
x
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 8
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
Gõ tiết tấu: x x x x x x x x
x
Tôi nhận thấy câu hát này có tiết tấu lạ và nhanh hơn các câu khác trong bài,
lời ca thì vui tươi. Khi hỏi một học sinh thì em trả lời: Vì đến câu hát này em khó
gõ đệm theo phách. Một em khác thì nói: Vì đến câu này gõ đệm theo tiết tấu dễ
hơn.
Ngoài ra các em hát và sử dụng cách gõ đệm còn tùy tiện không đúng nhịp,
lúc nhanh lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát.
Ví dụ: Đối với bài “Em yêu trường em” của nhạc sĩ Hoàng Lân học sinh
thường gõ đệm không đủ nhịp dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát. Vì có câu:
“Trong muôn vàn yêu thương” ngân dài năm phách rưỡi nên học sinh gõ đệm
không đủ phách.
==&=0======B======B===
=@======B=====r=====R=
9====F=====V
====V=======Y====
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 9
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
Trong muôn vàn yêu thương. Nào bàn, nào
ghế…
Gõ phách: x x x x x x x x x x x
x x
HSTH: x x x x x x x x x
x x
Hay đối với những bài có đảo phách thì học sinh lúng túng không biết gõ
đệm thế nào dẫn đến việc gõ đệm sai và hát sai giai điệu của bài hát. Ví dụ như bài:
“Tiếng hát bạn bè mình” của nhạc sĩ Lê Hoàng Minh đảo phách ở câu “Một lời
mẹ ru con bình yên giấc say” có nhiều em hát đúng nhưng gõ đệm lại sai:
==&==2====D=====D====
==D=====E======V=====
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 10
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
=T======V=====H======E
====e===!
Một lời mẹ ru con bình yên giấc say
Gõ phách: x x x x x x
x x
HSTH: x x x x x x
x
Có nhiều em gõ đệm sai dẫn đến việc hát sai giai điệu:
==&==2====D=====D====
==D=====E======V=====
=T======V=====H======E
====e===!
Một lời mẹ ru con bình yên giấc say
HSTH: x x x x x x x
x x
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 11
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
=> Vì vậy mà các em rất e ngại khi đứng hát trước đám đông, do sợ mình
hát sai, sợ các bạn chê cười. Bởi thế mà làm giảm đi phần nào khả năng biểu hiện
năng biểu hiện năng lực học tập âm nhạc của bản thân mình.
2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
a) Đối với học sinh lớp 1 và 2:
Bước đầu hình thành cho các em sự hiểu biết những kiến thức phổ thông cơ
bản của Âm nhạc. Đối với các em lớp 1 và 2 chưa nhận biết được hình nốt và giá
trị độ dài của các nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép, dấu lặng đen, dấu
lặng đơn. Các em cũng chưa hình dung được cách hát luyến của một số bài hát
mang âm hưởng ca dao, dân ca. Giáo viên chỉ có thể dùng phương pháp truyền
miệng để giảng dạy cho các em. Giáo viên hướng dẫn cho các em làm quen với các
cách gõ đệm cho bài hát để học sinh bắt chước làm theo.
Ví dụ như bài: “Mời bạn vui múa ca” nhạc và lời: Phạm Tuyên. Trước khi
dạy cho các em hát thì giáo viên phải tập cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu nhiều
lần. Giáo viên phải đọc mẫu và học sinh đọc theo vì đặc thù của học sinh ở đây là
ít hiểu tiếng Việt. Nếu tập cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu chỉ 2 đến 3 lần thì
nhiều em không đọc được và khi giáo viên tập hát thì các em này ngồi im vì không
đọc được. Sau khi dạy hát giáo viên hướng dẫn cho các em cách gõ đệm theo cả ba
cách. Hướng dẫn cho các em bằng bảng phụ có nốt nhạc và đánh dấu vào các từ
cần gõ đệm trong bài.
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 12
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
Gõ đệm theo phách cần phải gõ thật đều đặn, nhịp nhàng. Tránh tình trạng
gõ đệm nhanh dần.
Gõ đệm theo nhịp chậm hơn gõ đệm theo phách. Nhịp 2 có một phách
mạnh và một phách nhẹ, khi đệm phải gõ vào phách mạnh, vì thế cần chú ý theo
từng bài hát. Nếu bài hát bắt đầu là phách nhẹ thì đến phách mạnh mới bắt đầu gõ.
Khi bài hát bắt đầu là phách mạnh thì sẽ gõ đệm ngay vào phách mạnh đầu tiên.
Ví dụ: Bài “Tìm bạn thân” nhạc và lời: Việt Anh
==&==2====F=====I=====
=I======I====I=====I====
=Y======F=====G=====G=
======
Nào ai ngoan ai xinh ai tươi. Nào ai
yêu…
Gõ nhịp: x x x x
Bài: “Cộc cách tùng cheng” nhạc và lời: Phan Trần Bảng
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 13
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
==&==2======V======F==
==F=====G====F====I===
=I====I=====Y=====I====
=======
Sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách cách…
Gõ nhịp: x x x
Tất cả các bài hát trong chương trình lớp 1 và lớp 2 đều có thể gõ đệm theo
nhịp 2, riêng bài “Chúc mừng sinh nhật” viết theo nhịp 3 cần chú ý trong một
nhịp có 1 phách mạnh và 2 phách nhẹ. Khi gõ đệm theo nhịp 3 phải hướng dẫn kĩ
cho các em nếu không sẽ dễ nhầm lẫn phách mạnh với phách nhẹ.
Ví dụ:
==&=3===C=====C=====
T=====S===V=====e====C
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 14
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
======C=====T====S====
=W====f==!
Mừng ngày sinh một đóa hoa. Mừng ngày sinh một khúc
ca…
Gõ nhịp: x x x
x
Giáo viên có thể kết hợp phương pháp khác hoặc kết hợp với trò chơi để
giúp các em gõ đệm đúng.
Trước khi hướng dẫn cho học sinh tập gõ đệm theo nhịp 3 cho bài hát, giáo
viên ghi số phách 1 - 2 - 3, 1 - 2 - 3,… lên bảng và hướng dẫn học sinh tập đếm
đều đặn, nhịp nhàng. Sau đó cho học sinh gõ đệm theo nhịp 3 như sau: Phách 1(là
phách mạnh) thì gõ đệm, phách 2 và 3( là hai phách nhẹ) thì mở tay ra nhịp 2 cái
hoặc vỗ nhẹ vào mu bàn tay 2 phách. Thực hiện đều đặn, nhịp nhàng, liên tục. Sau
khi học sinh tập đều đặn giáo viên cho học sinh hát kết hợp vỗ tay theo nhịp và gõ
đệm theo nhịp. Kết quả sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm
đều hơn.
Hoặc giáo viên tổ chức cho các em chơi một trò chơi về gõ đệm như:
- Vỗ đệm theo nhịp 3:
+ Phách 1: Vỗ hai tay xuống bàn.
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 15
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
+Phách 2 và 3: Vỗ hai tay vào nhau.
- Gõ đệm bằng các nhạc cụ:
Giáo viên sử dụng hai loại nhạc cụ cho trò chơi là trống nhỏ và thanh phách.
Từng tổ thi đua với nhau. Mỗi tổ chia thành 2 nhóm: một nhóm sử dụng nhạc cụ gõ
đệm là trống, một nhóm sử dụng nhạc cụ gõ đệm là thanh phách.
+ Phách 1: Gõ trống
+ Phách 2 và 3: Gõ thanh phách.
Kết quả: học sinh hứng thú, tích cực tham gia trò chơi. Lần sau khi đến lớp
tôi thấy không khí lớp học vui tươi, hứng khởi. Có vẻ học sinh rất thích học môn
Âm nhạc. Khi tôi hướng dẫn học sinh gõ đệm cho bài hát thì các em rất tập trung,
gõ đệm đúng nhịp, đều đặn, hát đúng giai điệu lời ca. Tôi rất vui vì đã tạo cho các
em có ý thức, hứng thú khi học môn Âm nhạc
Đối với gõ đệm theo tiết tấu lời ca giáo viên cũng nên dùng phương pháp
truyền miệng vì nếu giáo viên giải thích thì các em sẽ không hiểu những lời giáo
viên nói dẫn đến việc các em lúng túng không biết nên gõ đệm thế nào. Giáo viên
đánh dấu vào những từ cần gõ đệm theo tiết tấu lời ca ở trong bài.
Ví dụ: Bài: “Lí cây xanh” dân ca Nam Bộ.
==&==2======G======V=
=====V=======V==9===D=
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 16
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
====Y=====W=======V==
9========
Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh…
Gõ tiết tấu: x x x x x x x x
Một số em không nắm vững cách gõ đệm theo tiết tấu lời ca nên khi gõ đệm
theo tiết tấu lời ca cho một bài hát các em thường gõ sai, gõ kết hợp hai kiểu một
lúc.
Ví dụ: Bài: “Sắp đến tết rồi” nhạc và lời: Hoàng Vân.
==&==2====G=======G==
====W======T===:=====G
=======D=======W=====
=V===:==!
Sắp đến tết rồi đến trường rất vui.
Gõ tiết tấu: x x x x x x x x x
x
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 17
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
Trường hợp này giáo viên nên hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết
tấu nhiều lần. Sau đó giáo viên hướng dẫn các em đọc lời ca kết hợp gõ đệm theo
tiết tấu. Như vậy, khi dạy hát các em dể hát đúng giai điệu, gõ đệm đúng tiết tấu.
Sau khi hướng dẫn cho học sinh biết các kiểu gõ đệm giáo viên mới nêu
đinh nghĩa của từng kiểu gõ cho học sinh hiểu thêm.
+ Gõ đệm theo nhịp: là gõ vào phách mạnh ở trong bài.
+ Gõ đệm theo phách: là gõ vào các phách (phách mạnh và phách nhẹ) ở
trong bài.
+ Gõ đệm theo tiết tấu lời ca: là có bao nhiêu tiếng ở trong bài thì gõ bấy
nhiêu cái.
Để phân biệt hai cách gõ trên giáo viên chia lớp thanh 3 nhóm, hai nhóm
thực hiện hai kiểu gõ khác nhau, nhóm thứ 3 nghe và sẽ phân biệt được sự khác
nhau của cá kiểu gõ đệm. Thực hiện ngược lại để cả lớp được gõ và được nghe để
phân biệt sự khác nhau giữa các kiểu gõ đệm.
Khi học sinh đã biết, giáo viên cũng cố bài học cho học sinh bằng cách: Giáo
viên gõ đệm lại một câu hát trong bài lần lượt theo các kiểu mà giáo viên đã hướng
dẫn trong tiết học đó, hỏi học sinh: Đó là kiểu gõ đệm nào? Như vậy giáo viên giúp
học sinh phân biệt được cách kiểu gõ đệm. Giúp các em thuộc bài ngay tại lớp.
b) Đối với học sinh lớp 3,4 và 5:
Các em đã được làm quen với tên nốt, hình nốt, khuông nhạc, biết giá trị độ
dài của các nốt nên giáo viên cần thành lập một bảng phụ (phụ lục 1) ở góc học tập
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 18
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
cho các em để các em để rèn cho học sinh nhớ các nốt nhạc và giá trị độ dài của
các nốt. Yêu cầu đối với các em là phải biết nội dung và tính chất của các bài hát.
Đối với các em lớp 4 và 5 cần phải biết đọc các bài TĐN.
Ở tiểu học, dạy hát cho học sinh không chỉ đơn thuần làm công việc truyền
thụ bài hát để các em hát đúng giai điệu và lời ca mà còn phải kết hợp hoạt động.
Hát kết hợp vận động thân thể hoặc kết hợp một vài động tác múa minh họa là
công việc không thể thiếu trong quá trình dạy hát cho trẻ em. Người có trình độ
văn hóa âm nhạc không nhất định phải hát hay, đàn giỏi mà chủ yếu là căn cứ vào
năng lực cảm thụ, tiếp thu âm nhạc và tích cực tham gia những hoạt động âm nhạc
như: nghe, xem, tập hát, gõ đệm và biết rung động trước thế giới âm nhạc. Khi các
em hát đúng, tiếp thu được các kiến thức phổ thông về Âm nhạc, biết rung động
trước thế giới Âm nhạc, các em tập gõ đệm cho bài hát sẽ hiệu quả hơn.
Khi giáo viên dạy hát cho các em cần nêu rõ nội dung, thể loại của bài hát.
Tập cho các em nhận biết được bài hát ở nhịp nào. Khi các em nắm vững nội dung
của bài hát, thể loại là dân ca, hành khúc, vui tươi linh hoạt hay nhẹ nhàng tình
cảm. Giáo viên cần nêu rõ việc chọn kiểu gõ đệm cho từng bài hát, từng thể loại
khác nhau.
- Dân ca thì không nên dùng kiểu gõ đệm theo tiết tấu lời ca vì có nhiều
tiếng luyến láy.
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 19
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
- Gõ đệm theo tiết tấu lời ca có thể vận dụng vào một số bài hát khi bài hát
có âm hình tiết tấu rõ ràng, mạch lạc, chỉ áp dụng cách này tùy theo từng bài không
nên áp dụng cho tất cả các bài hát.
Ví dụ: Có thể gõ đệm theo tiết tấu lời ca cho bài “Em yêu hòa bình” nhạc
và lời: Nguyễn Đức Toàn không nên gõ đệm kiểu đó với bài “Cò lả” Dân ca đồng
bằng Bắc Bộ.
Giáo viên cũng nên tạo cho các em thói quen nhận biết bài hát ở nhịp nào
2
4
, nhịp 3(
3
4
,
3
8
) hay nhịp
4
4
. Từ đó học sinh phân biệt cách gõ đệm ở từng nhịp.
Nhịp
2
4
đã quen thuộc với các em, còn ở nhịp 3 và
4
4
khó hơn. Giáo viên hướng dẫn
học sinh cách gõ đệm theo nhịp 3(
3
4
,
3
8
). Giáo viên giải thích nhịp 3 là mỗi phách
được tính bằng một nốt móc đơn.
Phách 1(mạnh): trống nhỏ
Phách 2,3(phách nhẹ): thanh phách
Ví dụ: Bài “Cùng múa hát dưới trăng” nhạc và lời Hoàng Lân
==&=========B=======E
====S===R====E====U===
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 20
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
=S==U===V===W==F=====E
======B===
Mặt trăng tròn nhô lên tỏa sáng xanh khu
rừng
Trống: x x x
x
Thanh phách: x x x x x x
Hoặc giáo viên hướng dẫn cho các em cách gõ thứ hai: Hai học sinh ngồi
gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ đệm: Phách 1 vỗ tay, phách 2 và 3 vỗ hai
cái vào tay bạn ( giáo viên làm mẫu). Sau đó học sinh hát và gõ đệm theo nhịp đều
đặn đến hất bài như vậy sẽ giữu vững được cao độ, trường độ và giai điệu.
Nhịp 4 có 1 phách mạnh, 1 phách mạnh vừa và 2 phách nhẹ. Giáo viên nên
hướng dẫn cho các em gõ đệm theo nhịp chia đôi( gõ phách mạnh và phách mạnh
vừa)
Ví dụ: Bài “Ước mơ” nhạc Trung Quốc
==&==0==W====S=====W=
====V=====U====V==U==c
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 21
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
====W=====Z====Y==W==
V=====w!
Gió vờn cánh hoa bay dưới trời đàn bướm xinh dạo
chơi
P mạnh: x x x
x
P mạnh vừa: x x x
Với cách dạy không rập khuôn máy móc, theo lối truyền khẩu như đối với
lớp 1 và 2 sẽ tạo cho mỗi học sinh có một cách thức học tập cơ bản về các cách gõ
đệm theo giai điệu của một bài hát. Vì nếu các em biết cách xác định từng cách gõ
thì các em sẽ hát đúng giai điệu của bài, đó là điểm cơ bản để các em nhớ bài tốt
hơn. Tùy vào từng nội dung bài và trình độ của học sinh mà giáo viên lựa chọn
cách gõ đệm khác nhau sao cho đảm bảo được tất cả các em đều nắm vững cách gõ
đệm và phù hợp với bài. Không phải bài hát nào cũng có âm hình tiết tấu rõ ràng,
mạch lạc, đơn giản mà còn có những bài hát viết ở dạng đảo phách.
Ví dụ: Bài “Dàn đồng ca mùa hạ”
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 22
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
Hay có những bài có sử dụng nhiều dấu chấm dôi khó hát đúng giai điệu tiết
tấu khiến các em lúng túng khi gõ đệm.
Ví dụ: Bài “Hãy giữ cho em bầu trời xanh” nhạc và lời: Huy Trân
==&==2:=J====I=(=X======
H======G=====V=====W=
===h==H==9==C=====A===
=S===
Hãy xua tan những mây mù đen tối. Để bầu
trời…
Gõ phách: x x x x x x x x x
x
Tiết tấu: x x x x x x x x x x
x
Đó là những bài hát khó. Nếu giáo viên không tập cho học sinh tính tự lập
xác định nhịp phách thì học sinh sẽ gõ sai phách và không hát đúng giai điệu. Gặp
những bài khó các em lúng túng chắc chắn sẽ hát sai.
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 23
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
Vì vậy để dạy cho học sinh nắm chắc được nhịp, phách, tiết tấu trong bài
hát, giáo viên phải tạo cho học sinh tính chủ động, hướng học sinh biết cách xác
định nhịp, phách trong bài. Cần hạn chế việc sử dụng cách gõ đơn giản mà luyện
tập cho học sinh những cách gõ phách nhiều hơn trong bài.
Chính vì vậy mà khi tôi áp dụng phương pháp trên thì 95% học sinh đều
hiểu và thực hiện tốt các kiểu gõ đệm, hiểu rõ nội dung và giai điệu của bài.
PHẦN IV: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là hết sức
khả qua. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết
học là có thẻ rèn cho học sinh có thói quen và cách thức xác định được cách gõ
đệm cho bài. Giáo viên phải có sự kiên trì, động viên các em luyện tập. Có nhiều
em giáo viên cần phải cầm tay hướng dẫn cụ thể từng từ, từng tiếng cho đến câu.
Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong một giờ học giáo viên phải hòa
mình cùng học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lý từng học sinh, cũng như đặc điểm
của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp khác nhau. Vì trong các
phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng mà giáo viên cần
phải biết kết hợp hài hòa sáng tạo thì khả năng phát huy được năng khiếu cũng như
tinh thần say mê học tập của học sinh.
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 24
Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát.
Khi sử dụng những phương pháp, cách thức như trên thì các em đều tham
gia rất tích cực, sôi nỗi trong tất cả các tiết học. Các em rụt rè, nhút nhát vì sợ hát
sai, gõ đệm không đúng nay đã ít rụt rè hơn, tham gia tất cả các hoạt động học tập
ở trong lớp, hòa đồng cùng các bạn. Học sinh trong lớp đều biết cách phân biệt
từng kiểu gõ đệm khác nhau cho từng bài hát. Các em đã gõ đệm rất đều, đúng, hát
đúng giai điệu, to, rõ ràng không còn gõ sai dẫn đến lúng túng trong việc thực hiện
các bài hát.
2. ĐỀ XUẤT:
- Để dạy và học tốt môn Âm nhạc, mong nhà trường nên đầu tư một phong
học dành riêng cho môn Âm nhạc, có đầy đủ trang thiết bị để nâng cao chất lượng
dạy và học đồng thời qua đó tổ chức các lớp năng khiếu để tạo điều kiện cho các
em phát huy tốt năng khiếu Âm nhạc.
- Cần bổ sung sách tham khảo và tài liệu về bộ môn âm nhạc để giáo viên có
tài liệu tham khảo, nâng cao kiến thức chuyên môn phục vụ cho công tác giảng
dạy.
- Kính mong các cấp lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện, đầu tư cơ sở vật chất
để việc dạy học cho các em đạt hiệu quả hơn. Giúp các em học sinh được tiếp xúc
nhiều hơn với các bài hát dành cho thiếu nhi. Tạo nhiều sân chơi cho âm nhạc cho
các em được phát huy năng khiếu âm nhạc và giúp các em có hứng thú hơn với các
môn học khác trong trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
GV - Trần Thị Kiều Trang - Trường TH La Văn Cầu * Trang 25