Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT VĂN CHO HS LỚP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.79 KB, 19 trang )


Nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh lớp 5

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5
I/ Khái quát chương trình Tập làn văn lớp 5:
- Dạng văn miêu tả là chủ yếu (tả người, tả cảnh sinh
hoạt)
- Dạng văn tường thuật một việc đã làm (tương đối
phức tạp)
- Dạng văn kể chuyện (có sáng tạo).
- Dạng văn viết thư.
* Nội dung dạy chủ yếu xoay quanh vào luyện tập cách tìm ý; lập
dàn bài; tập nói và viết (dựng đoạn và liên kết đoạn)
(Trích: Tài liệu chỉ đạo chuyên môn dạy tập làm văn ở tiểu học)

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5
*Nội dung cần dạy Tập làm văn ở Tiểu học:
- luyện nói trong hội thoại:
Tập giải thích rõ thêm vấn đề trong trao đổi. Tập
tán thành, bác bỏ hay bảo vệ một ý kiến.
Tập trả lời sau khi nghe nói lại ý kiến của mình.
Dùng lời nói phù hợp với các quy tắc giao tiếp
ngôn ngữ nơi công cộng, trong gia đình, nhà trường
(khi bàn bạc, trình bày ý kiến riêng…)

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5

Luyện nói thành bài: Nói liền mạch, linh hoạt và


có kết cấu chặc chẽ
Tập phát triển một chủ đề đơn giản trong bài nói
trước lớp một cách linh hoạt và lịch sự.
Giới thiệu về lịch sử, văn hóa, các nhân vật tiêu
biểu của trường học, địa phương với người khách.
Kể lại một câu chuyện ngắn dựa theo một chuyện
đã đọc hoặc một sự kiện đã biết. Tập thay đổi ngôi
vai khi kể chuyện.

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5

Viết:
- Lập dàn ý, từ bài viết rút ra dàn ý, chuyển dàn ý thành
bài.
- Mở đoạn, kết bài theo các cách khác nhau, liên kết đoạn.
- Viết bài tả người, cảnh sinh hoạt, kể một chuyện đã trải
qua hoặc chứng kiến.
- Viết biên bản ngắn về một việc vừa xảy ra, về một cuộc
rao đổi, thảo luận…), viết đơn từ (không theo mẫu), viết thông
báo.
- Sửa lỗi trong các bài làm văn.

Trong khuôn khổ của Hội thảo chỉ xoay quanh vấn đề nâng cao chất lượng viết
văn. Bản thân và cùng các thành viên trong tổ tập trung thông nhất một số vấn đề
cơ bản về nâng cao viết văn dạng bài trong chương trình SGK như sau:

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5
II/ Biện pháp giúp học sinh viết văn:

1/ Tìm hiểu đề, đồng thời tạo cảm hứng – nhu cầu
viết của các em.
Sử dụng các biệp pháp như:

Trò chuyện, trao đổi.

Kể chuyện.

Sử dụng tranh ảnh/ hình ảnh.

Sử dụng âm thanh: âm nhạc, tiếng động.

Sử dụng tình huống.

Kết hợp vẽ, tô màu…

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5

Mục đích các biện pháp trên:
Chuyển hóa nội dung ý nghĩa của đề bài vào tâm trí
học sinh. Kích thích khả năng xác định rõ yêu cầu cơ
bản của đề bài cần viết. Giúp học sinh có được một
chuỗi sự kiện liên tưởng, hồi tưởng, tưởng tượng
(hoàn cảnh, thời gian, không gian, trạng thái tâm lý,
những hình ảnh hay ký ức, ấn tượng…) về đối tượng
định nói hay viết. Từ đó học sinh dễ nhận diện ra đặc
điểm thể loại, phân tích đề, xác định nội dung của đề,
hình dung ra hoàn cảnh và đối tượng cần viết và chọn
các phương án viết phần mở bài (trực tiếp, gián tiếp).


CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5
2/ Lập dàn ý:

Cần chú ý cách xác lập một dàn theo nhiều
cách khác nhau:
- Dựa theo câu hỏi
- Dựa vào hình ảnh, tranh, phim ảnh…
- Dựa vào hoạt động động não của HS
- Dựa vào khung dàn ý ( sơ đồ khối, mạng nhện,
sơ đồ cây,…).

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5

Cấu trúc tường thuật
Có 3 dạng tường thuật:
- Cá nhân – Tường thuật một kinh nghiệm cá nhân: Thư từ,
nhật ký, nói chuyện.
- Có thực – Tường thuật một chuyện xảy ra: lịch sử, báo cáo
tin tức, thí nghiệm.
- Tưởng tượng – Chi tiết có tính tưởng tượng trong hoàn cảnh
thực.

Mở đầu: Thông tin cơ bản (Ở đâu? Cái gì? Khi nào? Ai?
Tại sao ? )

Thân bài : Chuỗi sự kiện (Sự kiện nào theo trình tự - Ý kiến
cá nhân đối với các sự kiện.)


Kết bài : Ý kiến nhận xét cuối cùng (Ý kiến cá nhân về điều
xảy ra).
Ví dụ minh họa:

Dàn ý bài tường thuật
2/ Sự kiện theo trật tự thời gian:
Sự kiện 1:…
Sự kiện 2:…
Sự kiện 3:……
……
Kết luận:….
1/ Bối cảnh: Ai? Ở đâu? Khi nào? Chuyện gì? Tại sao?

Mở bài:
Giới thiệu đồ vật
(Giới thiệu chiếc
áo em thích)
- áo sơ mi, áo ấm…
- áo mới hoặc áo cũ
- ai mua? Ai tặng?
- vào dịp nào?
- thời gian nào?
VD: Tả cái áo của em
Dàn bài chi tiết (bài văn tả đồ vật)

Thân bài
Tả bao quát:
Dáng, kiểu,
rộng, hẹp,

vải, màu.,
Dáng: gọn gàng, rộng, không dài, xinh xắn,…
Kiểu: áo sơ mi nam, cổ đứng,…
hoặc (sơ mi nữ, cổ bèo, )
Áo màu trắng, hoặc xanh lơ,…
Chất vải cô-tông, không có ni lông, ấm về mùa
đông, mát về mùa hè,…
Tả chi tiết
(bộ phận):
-
Thân áo
-
Tay áo
-
Nẹp, khuy áo
Mặt trước áo có hai mảnh ghép với nhau, mặt
sau có một mảnh lớp ôm trùm cả lưng và hông
Cổ áo mềm, vừa vặn,…
Áo có một (hai) túi trước ngực, được viền lớp
vải màu đỏ, (xanh),…
Hàng khuy trắng bóng, tròn, khâu đều nhau,…
Tay áo dài tận cổ tay, (ngắn) khuỷu tay,…

Thân bài
Việc sử dụng
đồ vật:
- Khi đang mặc
-
Khi không mặc
Khi đang mặc áo:

Giữ không cho bẩn, dơ, dính, mực,…
Không chơi các trò chơi nguy hiểm trèo cây,
kéo rách áo,…
Khi không mặc áo: treo áo trên chiếc mắc áo,
giặt sạch, phơi áo, là áo,…
Kết luận:
Nêu cảm nghĩ
Áo đã cũ nhưng em rất thích.
Kỷ niệm: ngày sinh nhật, ngày lễ phát thưởng,
Em có cảm giác mình lớn lên mỗi khi mặc áo,
…….

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5
3/ Viết văn: (Khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
viết văn)

Thông qua dàn bài học sinh tập trao đổi và trình bày bằng lời
nói trước các bạn thành một đoạn hay một bài văn hoàn chỉnh
bằng ngôn ngữ của mình.

Người GV cần chú ý uốn nắn HS những điểm khác biệt giữa
văn nói và văn viết. Khi HS viết bài cần chú ý tập trung rèn
HS những điểm sau:
- Cách trình bày một văn bản: Đúng thể loại, đầy đủ bố cục (có
mở bài, liên kết đoạn hay thân bài, kết luận)
- Chữ viết: rõ ràng, sạch đẹp.
- Lỗi chính tả.
- Cách sử dụng từ ngữ.
- Cách sử dụng câu, liên kết câu, liên kết đoạn


1. Bố cục bài văn:
- Phần mở đầu (Đặt vấn đề, nêu vấn đề, mở bài)

Chú ý: dung lượng tùy theo độ dài của văn bản mà hướng dẫn HS viết mở
bài. Nếu văn bản dài ở phần thân bài thì phầm mở bài sử dụng kiểu mở bài
gián tiếp và người lại. Tránh tình trạng phần mở bài dài dòng mà phần thân
bài ngắn, thì bài văn mất cân đối. Phần mở bài phải tách thành một đoạn
riêng hay phần riêng.
- Phần chính (giải quyết vấn đề, nội dung, thân bài):

Chú ý: Có dung lượng thông tin lớn nên hướng dẫn cho HS cách trình bày
có thể được tách thành nhiều đoạn.
Lưu ý: Khi viết đoạn văn GV tập trung hướng dẫn HS viêt đoạn theo kiểu
Tổng – Phân – Hợp hoặc theo cấu trúc song hành. (VD: bài văn tả người.
Có thể tả theo thứ tự hoặc tả hình dáng xen lẫn tính nét,…)
- Phần kết (kết thúc vấn đề, kết luận, kết bài):

Tương tự như phần mở bài.
+ Lưu ý: khi chuyển đoạn, các phần trong bài văn tuyết đối không dùng
dấu gạch hoặc bất cứ ký hiệu nào trong bài văn.
Cụ thể:

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5
2. Lỗi chính tả (qua thực tế HS làm bài văn sai chình tả
rất nhiều, cần có chuyên đề riêng về chính tả)
3. Cách sử dụng từ, hình ảnh,…

GV chú ý khai thác tối đa vốn từ cho HS, đặc biệt cho

HS tự phát huy hết vốn từ của mình và người GV cần
uốn nắn cách sử dụng từ phù hợp ngữ cảnh, hoàn
cảnh, sử dụng từ chân thật tránh mĩ miều quá mức,
tránh áp đặt HS sử dụng từ ngữ do mình định sẵn.
Một vấn đề nữa cần chú ý giúp đỡ HS biết cách sử
dụng từ là tăng công tác dạy học Luyện từ và câu, có
thói quen tra cứu từ điển tiếng Việt.

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5
4. Cách dụng câu:

GV chú ý rèn HS biết cách sử dụng các
kiểu câu, liên kết câu phù hợp với mạch văn,
viết câu chính xác về mặt cấu trúc câu. Phát
huy tối đa sử dụng các kiểu câu khi viết bài.

Lưu ý: không dùng các kiểu câu có cấu trúc
dài, câu sai về logic (VD: Vì năm nay lượng
mưa kéo dài nên mùa màng bị thất bát.)
(sự thiết lập sai môi quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu)
nhiều/ ít

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5
5. Chữa bài làm văn:

Thông qua tiết chữa bài giúp học sinh nhận biết
những khuyết điểm cở bản và biết tự sửa sai và rút
kinh nghiệm cho những bài làm lần sau có hiệu quả

hơn.
GV cần phải kiên trì không chê bai, chỉ trích, nêu tên
HS làm chưa chính xác nhiều lần,…ảnh hưởng tâm lý
e ngại của HS. Đặc biệt không chỉ rõ HS (A) viết sai
từ, ngữ, câu văn, bài văn si nhiều chỗ mà người GV
cần nêu là bài văn em (A) co nhiều từ ngữ, câu văn sử
dụng chưa chính xác và hợp lý nên cần sửa lại nhử
thế này….thi bài văn mới hay.

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VIẾT VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5
Ngoài những vấn đề trên chúng tôi đã đưa ra một phần nào đó
là giải pháp tối ưu nhất có thể̉ giúp học sinh nâng cao chất lượng
viết văn. Theo tinh thần chỉ đạo của ngành và nhà trường chúng ta
cần áp dụng nhiều hơn nữa việc ứng dụng CNTT vào Dạy – Học,
tổ chức học nhóm, lồng ghép, tích hợp trong một tiết dạy,…giúp
học sinh ngày càng tiến bộ hơn trong việc viết văn.
Vậy để nâng cao chất lượng viết văn cho HS thì người GV
phải có tâm huyết nghề nghiệp và có lỏng nhiệt tình giúp đỡ HS
nhiều hơn nữa thì mới việc dạy học mới có hiệu quả hơn.
Mong Hội đồng bổ sung và đóng góp ý kiến tích cực và rút ra
một số kinh nghiệm bổ ích giúp HS ngày tiến bộ hơn trong học tập.
Chúc Hội đồng Sư phạm sức khỏe và chúc hội thảo thành
công.

×