Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

hướng dẫn phương pháp học toán cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.83 KB, 11 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Tên đề tài:
Hướng dẫn phương pháp học Toán cho học sinh lớp 1.

Người thực hiện : Trần Thị Thịnh.
Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội
Hà Nội 2003 - 2004
I / Lí do chọn đề tài
Phấn đấu để dạy tốt các môn học nói chung và môn toán nói riêng là nguyện vọng tha thiết
của đội ngũ giáo viên tiểu học. Như chúng ta đã biết, toán học là khoa học suy diễn trừu tượng nhưng
toán học ở tiểu học lại mang tính trực quan, cụ thể bởi vì mục tiêu của môn toán học ở tiểu học là hình
thành những biểu tượng toán học ban đầu và rèn luyện kĩ năng toán cho học sinh, tạo cơ sở phát triển
tư duy và phương pháp toán học cho học sinh sau này. Một mặt khác toán học còn có tính thực tiễn.
Các kiến thức toán học đều bắt nguồn từ cuộc sống. Mỗi mô hình toán học là khái quát từ nhiều tình
huônng trong cuộc sống. Dạy học toán học ở tiểu học là hoàn thiện những gì vốn có trong học sinh,
cho học sinh làm và ghi lại một cách chính thức các kiến thức toán học bằng ngôn ngữ và các kí hiệu
toán học. Mỗi tiết học là dịp để học sinh hình thành những kiến thức và kĩ năng mới, vận dụng một
cách sáng tạo nhất, thông minh nhất trong việc học toán trong cuộc sống sau này. Chính vì vậy, người
giáo viên cần biết phát huy tính tích cực, trí thông minh của học sinh thông qua giờ học toán.
II / Cơ sở lí luận
Trí thông minh là sự tổng hợp, phối hợp nhịp nhàng các năng lực trí tuệ như : quan sát, ghi
nhớ, óc tưởng tượng và chủ yếu là năng lực tư duy mà đặc trưng là năng lực tư duy độc lập, linh hoạt,
sáng tạo, vận dụng những hiểu biết đã học để giải quyết vấn đề được đặt ra một cách tốt nhất. Chính
vì vậy, nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển trí thông
minh cho học sinh cấpI nhất là học sinh lớp 1. Nghị quyết đã chỉ ra rất rõ yêu cầu “Phát triển tư duy
khoa học” và “tăng cường ở các em ý thức, năng lực vận dụng một cách thông minh những điều đã
học”.
Một điểm đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay luôn coi trọng việc lấy học sinh làm trung
tâm, người thầy chỉ đóng vai trò là người giúp các em đi đúng hướng, giúp các em tiếp thu kiến thức
một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì vậy, ở lớp 1, việc phát triển trí thông minh cho trẻ thông qua


môn toán là hết sức cần thiết.
III / Các biện pháp tiến hành
1/ Biện pháp thứ nhất:
Dạy học sinh nắm được bản chất các kiến thức toán học:
Để học sinh học toán một cách thông minh, người giáo viên cần phải dựa vào việc học sinh
nắm vững các kiến thức được học để giúp học sinh hiểu cặn kẽ bản chất của kiến thức đó.
Tuy nhiên cần phải thấy rằng : không phải cứ nắm được nhiều kiến thức thì càng thông minh
mà ngược lại nếu dạy cho trẻ nắm nhiều kiến thức vô ích một cách hình thức mà không hiểu bản
chất, không biết vận dụng thì chỉ là nhồi nhét và làm cùn trí thông minh của trẻ. Vì vậy khi dạy
cho học học toán, giáo viên cần phải biết lựa chọn phương pháp, biện pháp thích hợp để học sinh
nắm được các kiến thức bản chất nhất rồi từ đó làm cơ sở cho việc học các kiến thức tiếp theo.
Giáo viên cũng cần dựa vào những kinh nghiệm của học sinh, những kiến thức cơ bản mà học sinh
đã học để tiếp thu tốt các kiến thức của bài sau và đi sâu tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của kiến thức
đó.
Ví dụ :
Khi dạy học sinh làm tính cộng : 2+3=5. Bằng kinh nghiệm sống của trẻ, các em có thể trả lời
ngay được kết quả là 5, song nều chỉ nghĩ rằng học sinh chỉ học thuộc các phép tính làm đúng kết
quả thôi thì chưa đủ mà người giáo viên cần làm cho học sinh hiểu cặn kẽ bản chất, ý nghĩa của
phép cộng bằng các hình ảnh trực quan, động tác hoạt động của học sinh để từ đó rút ra “động
tác gộp các nhóm đồ vật vào nhau chính là cơ sở của phép cộng hay nói cách
khác đó chính là ý nghĩa của phép cộng.”
Từ các hình ảnh cụ thể, từ những hoạt động của chính mình, học sinh đã biết vận dụng các kiến
thức về ý nghĩa phép cộng. Dần dần các em hiểu về phép cộng một cách trừu tượng, khái quát
hơn, thông qua việc hình thành cấu tạo số để hình thành phép cộng một cách có cơ sở, từ đó mở
rộng sự hiểu biết của mình.
Ví dụ 1:
Khi dạy phép cộng trong phạm vi 3, sau khi hiểu ý nghĩa phép cộng là : 2 gộp 1 là 3 thì sẽ có
phép tính 2+1=3, học sinh đã biết khái quát hơn về ý nghĩa bằng cách dựa vào cấu tạo số:



1

1

1

1

2

Từ việc hiểu ý nghĩa để vận dụng dựa vào cấu tạo số như trên, học sinh cần được hiểu ý nghĩa
phép tính cộng một cách toàn diện hơn, khái quát hơn, đầy đủ hơn:-
2 + 1 = 3
ð
2 gộp 1 là 3
- 2 thêm 1 là 3
- 2 tăng 1 là 3
Ví dụ 2:
Khi dạy các số tròn chục, giáo viên gợi ý cho học sinh nắm chắc cấu tạo số rồi tự học sinh suy nghĩ
tìm ra nét đặc biệt của các số tròn chục là hàng đơn vị luôn bằng 0. Từ nhận biết cơ bản này, học sinh
sẽ áp dụng vào việc thực hiện phếp cộng, trừ các số tròn chục một cách thuận lợi.
30 + 50 = 80
80 - 30 = 50
Vì hàng đơn vị luôn băng 0 nên học sinh chỉ cần nhẩm hoặc tính hàng chục thì sẽ ra kết quả của phép
tính.
Ví dụ 3 :
Khi dạy học sinh các dạng :
giáo viên cần dạy cho học sinh hiểu để tìm ra điểm cơ bản của 3 dạng tính là số có 1 chữ số có hàng
chục bằng 0. Do đó khi thực hiện phép tính ở hàng chục các em cần vận dụng kiến thức toán đã học ở
bài “Số 0 trong phép cộng và phép trừ.” để giải bài nhanh và đúng.

2/ Biện pháp thứ hai:
Bồi dưỡng cho họ sinh năng lực quan sát, biết suy nghĩ lập luận, phân tích đề toán để phát hiện trí
thông minh.
Quan sát là chức năng bẩm sinh của muôn loài nhưng với con người thì nó tinh tế và sâu sắc hơn rất
nhiều. Nhờ biết cách quan sát mà loài người đã phát hiện ra các chân lí của cuộc sống. Quan sát là
một cách thức rất hiệu quả giúp cho con người nhận thức chân lí “từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của quá trình nhận thức
chân lí. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy năng lực quan sát, năng lực suy nghĩ của học sinh trong học
tập nói chung và học toán nói riêng còn hạn chế. Chính vì vậy việc rèn luyện năng lực quan sát, suy
nghĩ lập luận cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết để dạy học sinh học toán một cách thông minh
.
Muốn học tốt môn toán, biết giải các bài tập toán từ đơn giản đến phức tạp thì đều đòi hỏi học sinh
biết quan sát, biết suy nghĩ một cách thông minh, từ đó tìm ra cách giải ngắn gọn, sáng tạo, chính xác
bằng cách lập luận chính xác để loại bỏ những giả thiết không phù hợp với yêu cầu của đề bài. Vì vậy
phương pháp giảng dạy của giáo viên phải gợi mở cho học sinh biết suy nghĩ tìm ra những giả thiết
không thích hợp để đi đến đích là có lời giải đúng.
Ví dụ 1:
Mẹ cho Thư hộp kẹo trong đó có 5 cái kẹo xanh, 5 cái kẹo đỏ. Thư lấy ra 8 cái chia cho các bạn. Số
kẹo mỗi màu của Thư lấy ra có thể là bao nhiêu? Hỏi trong hộp còn lại mấy cái kẹo?
Sau khi cho học sinh đọc kỹ đề, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh quan sát bằng hình ảnh cụ
thể để học sinh suy nghĩ và xác định yêu cầu của bài.
+ Số kẹo lấy ra mỗi màu có thể là bao nhiêu?
+ Số kẹo còn lại trong hộp?
Sau khi đã xác định yêu cầu của bài, học sinh sẽ suy nghĩ, phân tích, lập luận để tìm ra những giả
thiết có thể xảy ra ở yêu cầu 1.
Học sinh cần biết vận dụng kiến thức phân tích số 8 để tìm ra các giả thiết sau:
Chọnđược vì phù hợp với đề bài
Loạibỏ vì không phù hợp với đề bài (có 5 xanh, 5đỏ)

Loại,bỏ vì không phù hợp với đề bài

Khi học sinh đã tìm ra các giả thiết, giáo viên cùng học sinh thảo luận và lựa chọn các giả thiết phù
hợp với yêu cầu đề bài và loại những yêu cầu không phù hợp (giáo viên cần gợi ý cho học sinh tự lựa
chọn và giải thích tại sao lại chọn giả thiết đó)
Yêu cầu 2 : học sinh biết gộp 2 màu kẹo để tìm kết quả số kẹo lúc đầu rồi mới bớt số kẹo đã cho
bạn để tìm ra kết quả cuối cùng:
5 + 5 - 8 = 2
3/ Biện pháp thứ ba:
Dạy học sinh nắm chắc các kiến thức đơn lẻ để rèn kỹ năng nhận biết hình, vẽ hình để giải các bài
tập tổng hợp.
Trong đời sống, trong sản xuất khoa học kỹ thuật, đâu đâu cũng cần kỹ năng toán học trong đó có
kỹ năng hình học, nói hẹp là kỹ năng thao tác vẽ hình, nhận biết hình ở lớp 1. Các thao tác hình học là
phương tiện cần thiết để học sinh lĩnh hội kiến thức hình học. Song tư duy của trẻ lớp 1 chủ yếu là tư
duy cụ thể, các em có thể phát hiện và làm nhanh các đề toán có kiến thức cơ bản cụ thể song khi gặp
các bài toán có tính tổng hợp nhiều kiến thức hình học, kiến thức cũ được tổng hợp, trừu tượng hoá
hơn thì các em gặp nhiều lúng túng. Vì vậy trong việc dạy học sinh làm quen với hình học, giáo viên
cần chú ý bồi dưỡng khả năng khái quát cho học sinh bằng cách hướng dẫn học sinh biết vận dụng
những kiến thức toán học đơn giản để giải các bài tập hình có kiến thức tổng hợp để bồi dưỡng óc
quan sát, khả năng tập trung suy nghĩ độc lập của học sinh.
Ví dụ 1:
Khi dạy học sinh phần nhận dạng các hình, các đoạn thẳng, nếu là hình đơn, các đoạn thẳng không
bị cắt thì các em nhận biết rất dễ dàng. Song những đoạn bị cắt bởi 1, 2, 3 điểm ở giữa trong các
hình thì các em gặp rất nhiều khó khăn vì tính trừu tượng khái quát cao.
Để giúp các em giải được loại toán này, trước hết cần dạy các em nắm chắc, nhận biết được khái
niệm một đoạn thẳng luôn được xác định bởi 2 điểm, rồi nhận biết các đoạn thẳng bị cắt bởi 1 điểm, 2
điểm, 3 điểm ở giữa một cách thành thạo sau đó mới hướng dẫn các em vận dụng vào việc nhận biết
số lượng các đoạn thẳng trong các hình tổng hợp. Cụ thể khi dạy về các đoạn thẳng, ngoài việc học
sinh nắm chắc khái niệm về đoạn thẳng, các em còn phải nhận dạng được các đoạn thẳng trong nhiều
trường hợp.
Sau khi các em đã nắm được cách tìm các đoạn thẳng bị cắt bởi nhiều điểm một cách thành thạo,
giáo viên cần tiếp tục giúp các em biết vận dụng vào việc tìm đoạn thẳng trong các hình tổng hợp.

Ví dụ 2:
Tìm xem hình vẽ dưới đây có:
- Mấy tam giác
- Mấy đoạn thẳng
Để tìm ra số đoạn thẳng ở hình 1 và hình 2, các em đã phát hiện ra ngay 10 đoạn thẳng vì biết áp
dụng bài trước vào việc giải bài tập. Đó là nhận ra hình 1 có 2 đoạn bị cắt bởi 1 điểm, vậy mỗi đoạn sẽ
tạo thành 3 đoạn và 4 đoạn đơn nên : 3 + 3 + 4 = 10 đoạn
Còn ở hình 2 có 1 đoạn đáy tam giác bị cắt bởi 2 điểm do đó sẽ tạo thành 6 đoạn và 4 đoạn đơn,
tổng cộng là 10 đoạn.
Ngoài việc dạy các em kỹ năng nhận biết hình từ đơn giản đến phức tạp thì việc dạy các em vẽ hình,
sử dụng các dụng cụ hình học cần được giáo viên quan tâm đặc biệt thông qua việc luyện tập với các
bài toán cơ bản. Vẽ một đoạn thẳng, vẽ một đường thẳng, vẽ đoạn thẳng nối 2 điểm, vẽ đoạn thẳng
có số đo cho trước, vẽ một hình vuông, hình tam giác. Việc vẽ một đối tượng hình học thường quy về
vẽ các đối tượng hình học cơ bản nên người giáo viên cần biết kết hợp rèn luyện kỹ năng thao tác hình
học với việc rèn luyện các kỹ năng toán học khác, đặc biệt là kỹ năng thực hành toán học. Việc rèn
luyện kỹ năng thao tác hình học cần thực hiện thường xuyên, liên tục với yêu cầu cao dần về trình độ
kỹ năng.
4/ Biện pháp thứ tư:
Kết hợp việc kiểm tra bài cũ để học tốt bài mới
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, có rất nhiều tiết học nói chung và tiết học toán nói riêng, không
ít giáo viên chưa thực sự coi trọng việc kiểm tra bài cũ. Có những giáo viên đã “sát nhập” hoặc “đan
xen” khâu kiểm tra bài cũ với bước truyền thụ kiến thức mới đế có sự “đổi mới’, “sáng tạo”. Song làm
như vậy đã khiến cho khâu kiểm tra bài cũ trở thành hình thức, không rõ mục đích nên để việc kiểm
tra bài cũ có chất lượng, hiệu quả, góp phần giúp học sinh ôn luyện kiến thức đã học để làm cơ sở cho
việc tiếp thu kiến thức mới là một việc hết sức cần thiết. Chính vì vậy, ở khâu soạn tôi luôn xác định rõ
3 vấn đề là:
- Kiểm tra bài để làm gì?
- Kiểm tra cái gì?
- Kiểm tra như thế nào?
Để trả lời 3 câu hỏi trên, tôi luôn xác định yêu cầu cần kiểm tra từ cuối tiết học trước để định hình

hướng dẫn học sinh học ở nhà và có được sự chuẩn bị tốt cho tiết học sau của cả thầy và trò. Vì vậy
việc kiểm tra sẽ có tác dụng đánh giá chính xác sự tiếp thu của học sinhvaf giúp cho học sinh vận
dụng tốt kiến thức cũ vào việc học kiến thức mới.
Khi thực hiện việc kiểm tra tôi luôn bám sát đặc trưng môn học, đối tượng học sinh để tận dụng
tối đa khoảng thời gian cho phép, phương tiện dạy học, đồ dùng học tập của học sinh, sử dụng và phá
huy hết khả năng của các phương tiện ấy để tạo ra các hình thức kiểm tra đa dạng và phong phú mà
không cầu kỳ tốn kém.
Ví dụ:
Khi dạy bài: Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)
Phần kiểm tra bài cũ tôi xác định rõ yêu cầu cần kiểm tra các kiến thức đã học của học sinh, đó là:
- Kỹ năng cộng các số tròn chục
- Kỹ năng làm tính cộng với số 0
- Kỹ năng đặt tính và tính theo cột dọc
*Học sinh 1: Tính
- Củng cố cách tính nhẩm( dựavào đặc điểm các sốtròn chục : hàng đơn vị luôn bằng 0 nên chỉnhẩm hàng
chục cho nhanh).
- Dựa vào phép tính 50 + 30 = 80 đểtính nhanh hai phéptính 80 – 30 =50 , 80 – 50 = 30 ( quan hệ
giữaphép cộng và phép trừ)

50 + 30 =
80 - 30 =
80 - 50 =
* Học sinh 2 : Tính (bảng lớp)
- Củng cốphép tính cộng với số 0
5 + 0 = 5
0 + 5 = 5

* Học sinh 3: Đặt tính rồi tính (bảng lớp)
- Rèn kĩ năng đặt tính rồitính.
- Rèn phép tính cộng với số 0.

17 - 3
6 + 10
5 + 20

* Kiểm tra vấn đáp ( bảng con):
- Đọc các số : 35, 24, 30.
- Phân tích số : 35 gồm chục và đơn vị.
24 gồm chục và đơn vị
20 gồm chục và đơn vị.
Với thời gian cho phép, các phương tiện đồ dùng có sẵn và việc xác định rõ yêu cầu của việc kiểm
tra, tôi thấy ngoài việc đánh giá chính xác các kiến thức đã học của học sinh nó còn là cơ sở thuận lợi
cho việc tiếp thu bài mới với các dạng sau:
- Vận dụng phần kiểmtra phân tích số 35, 24, 20 và kĩ năng đặt tính.
- Vận dụng phần củngcố phép tính cộng.

IV/ Đánh giá kết quả
Từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn chọn đề tài và các biện pháp triển khai đề tài, qua
khảo sát thực tế việc tiếp thu của học sinh, tôi thấy đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
- Học sinh được đánh giá chính xác kết quả học tập, các em biết vận dụng thành thạo các kiến
thức đã học làm cơ sở cho việc tiếp thu bài mới một cách thuận lợi, vững chắc.
- Luyện tập cho học sinh thói quen suy nghĩ, quan sát, lập luận để học sinh phát huy trí thông
minh, óc sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy độc lập và thông qua việc thảo luận,
tranh luận mà học sinh phát triển khả năng nói lưu loát, biết lí luận chặt chẽ khi giải toán.
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đơn lẻ để giải các bài toán tổng hợp nhiều kiến thức
- Tạo không khí sôi nổi, niềm say mê hứng thú cho học sinh bằng các bài toán sinh động, hấp
dẫn thực sự biến giờ học, lớp học luôn là không gian toán học cho học sinh.
Ý kiến nhận xét đánh giá của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm cấp trường

×