Giáo dục môi trường cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động NGLL
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người đã gắn bó với thiên nhiên, nhờ có lao
động con người đã chủ động khai thác tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự sống
của mình. Trong quá trình lao động và sản xuất con người đã cải tạo thiên nhiên,
nhưng ngược lại cũng tàn phá thiên nhiên như đốt rừng, tiêu diệt các loài động
thực vật, sử dụng chất độc hóa học, chất phóng xạ hủy hoại thiên nhiên gây nên
tình trạng khủng hoảng sinh thái.
Cần phải làm gì để ngăn chặn thực trạng trên cứu lấy con người và sự sống
của muôn loài ?
Một trong những biện pháp có hiệu quả lâu dài và rất quan trọng là phải giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất
nước, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường . Ở nước ta vấn đề giáo dục
môi trường cũng là mối quan tâm sâu sắc của Đảng , nhà nước và hệ thống nhà
trường. Nghi quyết IV của Ban chấp hành TW Đảng khóa VII năm 1993 đã đề ra
nhiệm vụ: “Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, môi trường, dân số
rèn luyện thể chất cho học sinh.”
Trong hệ thống nhà trường, việc giáo dục môi trường (GDMT) cần được coi
trọng đặc biệt ở bậc tiểu học, bởi lẽ: Bậc tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổ
cập của hệ thống giáo dục quốc dân. Hàng chục triệu trẻ em một khi đã được giáo
dục đầy đủ các hành trang về nhận thức, tri thức về bảo vệ môi trường sẽ là một
lực lượng hùng hậu đóng vai trò nòng cốt , trong mọi hành động cải thiện môi
trường, bảo vệ tài nguyên của xã hội. Học sinh tiểu học ở độ tuổi đang phát triển
và định hình dần về nhân cách. Vì vậy những hiểu biết cơ bản của các em được bồi
dưỡng qua giáo dục môi trường sẽ để lại dấu ấn sâu sắc không thể phai mờ trong
toàn bộ cuộc đời sau này của các em. Đồng thời trẻ em lứa tuổi này có tính tích
cực cao, dễ hưng phấn, hiếu động, nghịch ngợm nếu không được giáo dục sẽ dẫn
tới hành động phá hoại môi trường một cách vô ý thức hoặc có ý thức.
Trong những năm gần đây ở trường Tiểu học nội dung giáo dục môi trường
đã được đưa vào các môn học: TNXH, Tiếng Việt, Đạo đức và được giảng dạy
ngay từ lớp 1 song việc giáo dục môi trường thông qua các môn học kể trên chưa
thực sự đầy đủ như các kiến thức về môi trường hoặc có liên quan đến môi trường
còn tản mạn.Tri thức về sự tác động qua lại giữa con người và tự nhiên chưa sâu
sắc, mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường tự nhiên ít được đề cập . Do vậy
chưa nêu bậc được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Thêm vào đó chương trình
không có những bài tập thực hành nào nhằm hình thành các kỹ năng bảo vệ môi
trường.
Vì vậy làm thế nào để nâng cao hiệu qủa giáo dục môi trường cho học sinh
Trường Tiểu học Trương Hoành là phải hình thành cho học sinh những tri thức về
môi trường, bảo vệ môi trường. Xây dựng cho học sinh thái độ, hành vi cư xử đúng
đắn với môi trường là vấn đề rất cần thiết hiện nay.
Ở bậc tiểu học, các môn học mang tính tích hợp nhiều hơn so với THCS và
PTTH. Cho nên vấn đề GDMT đưa vào tiểu học rất thuận lợi. Tuy nhiên mục tiêu
Thực hiện: Nguyễn Hữu Trung
1
Giáo dục môi trường cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động NGLL
GDMT không chỉ là cung cấp kiến thức mà cuối cùng học sinh phải có được thái
độ đúng đắn với môi trường và có hành vi bền vững về bảo vệ môi trường. Vì vậy
kết quả của việc thực hiện mục tiêu GDMT phải là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
giáo dục lý thuyết với thực hành, giáo dục trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp.
GDMT cho học sinh tiểu học cần thực hiện bằng nhiều con đường: chính qui, phi
chính qui, chính khóa, ngoại khóa.
Nhưng trong thực tế hiện nay việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường cho học sinh, tạo cảnh
quan sư phạm xanh - sạch - đẹp ngay nơi chúng ta đang sống.
II. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
Có thể nói rằng trong những năm qua từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, của
Nhà nước, đặc biệt là chủ trương của ngành GD Đại Lộc đã có những công văn
hướng dẫn, chỉ đạo đến công việc xây dựng và GDMT trong các trường Tiểu học
và THCS. Việc trồng cây xây dựng cảnh quan sư phạm một trong những yêu cầu
cấp bách không thể thiếu được trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc Gia.
Trường Tiểu học Trương Hoành đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia giai
đoạn 2005-2006 song thực trạng công tác giáo dục môi trường chưa được đầu tư
đúng mức đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc là: Về khía cạnh bảo vệ môi trường chưa
có nhiều tác động từ nhiều phía (địa phương, nhà trường, nhân dân). Công tác giáo
dục chưa cụ thể, chưa đưa ra nhiều hình thức để tổ chức, chưa gây được nhận thức
tốt, chưa xây dựng được hành vi đúng đắn. Từ đó, các em càng lớn trong độ tuổi
thì tình trạng phá phách càng kéo dài. Các biểu hiện cụ thể là học sinh luôn có thói
quen dẫm nát cây cỏ, ngắt phá hoa, cành, cây cảnh, bẻ ngọn cây non mới trồng, vứt
rác và phóng uế bừa bãi, vịêc bắn phá tổ chim, bắt giết bươm bướm, chuồn chuồn,
ếch nhái không chỉ là thói quen mà còn là thú vui của các em. Phần lớn các em
chưa phân biệt được những loài vật có lợi và những loài vật có hại để góp phần cho
công tác bảo vệ môi trường. Từ đó bản thân tôi suy nghĩ cần phải làm như thế nào
để giúp học sinh có ý thức tự giác bảo vệ của công, bảo vệ môi trường để cảnh
quan trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Giáo dục môi trường dưới nhiều hình thức ngoại khóa:
- Thành lập các nhóm câu lạc bộ ở các lớp, của trường được thành lập một
cách tự nguyện trong trường học. Nếu là nhóm câu lạc bộ của trường có thể vận
động Ban giám hiệu, thầy cô giáo, học sinh, các ban ngành đoàn thể trong trường
cùng tham gia để đi vào hoạt động .
- Thành lập nhóm phát thanh măng non tuyên truyền các kiến thức về môi
trường qua các buổi phát thanh của trường. Phân công lịch cụ thể để các lớp viết
bài, xây dựng chương trình tuyên truyền 1 tháng/lần/lớp, được tính vào thi đua của
lớp.
Thực hiện: Nguyễn Hữu Trung
2
Giáo dục môi trường cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động NGLL
- Tổ chức thi biểu diễn văn nghệ sưu tầm và hát các bài hát về môi trường vào
các lần sinh hoạt chủ điểm.
- Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường dành cho học sinh khối lớp 4, 5.
- Tổ chức đợt thi vẽ với chủ đề “Hành tinh xanh của chúng ta”, dành cho học
sinh lớp 2, 3, 4, 5.
- Định hướng nội dung hình thức tập huấn hướng dẫn các trò chơi cho GV
phụ trách và cán bộ lớp để GVPT tổ chức GDMT thông qua các giờ hoạt động tập
thể của lớp.
- Tổ chức các đợt ra quân, lao động trồng cây, làm vệ sinh, chăm sóc cây
cảnh, bồn hoa theo định kỳ hằng tháng, có kế hoạch phân công khu vực cho các
lớp chăm sóc cây, làm vệ sinh thường xuyên hằng ngày cho từng lớp được công
khai bằng sơ đồ cụ thể. Đồng thời chỉ đạo các lớp tiếp tục phân công công việc cho
từng tổ , từng học sinh của lớp, từ đó xây dựng hành vi, thói quen, biết quí trọng
sức lao động và ý thức tự giác, tự bảo vệ môi trường của từng học sinh.
- Nhà trường có thể quyết định bất kỳ thời điểm nào trong năm để phát động
cho học sinh tham gia tuần lễ “vệ sinh môi trường” các nội dung như:
+ Tự chăm sóc cây trồng và cây cảnh, bồn hoa được nhà trường giao
+ Thường xuyên làm vệ sinh trường, lớp, vệ sinh cá nhân.
+ Không vứt rác bừa bãi, đi tiêu, đi tiểu đúng nơi qui định
- Tổ chức hoạt động dã ngoại: một hoạt động diễn ra bên ngoài khung viên
nhà trường bao giờ cũng là nguồn hứng thú vô tận đối với học sinh. Tùy theo qui
mô của chương trình, thời gian của hoạt động dã ngoại thông qua đó để giáo dục
cho học sinh.
- Thông qua hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh qua các đợt sinh hoạt chủ
đề, chủ điểm trong năm để lồng ghép nội dung GDMT. Các nội dung GDMT có
thể xem là một phần của chương trình hoạt động trong năm. Sau mỗi đợt hoạt động
đều tổ chức tuyên dương khen thưởng kịp thời.
2. Đối với các giáo viên cần phải nắm vững các qui tắc sau để xây dựng các
biện pháp và cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa để GDMT cho học
sinh:
- Lựa chọn nội dung để tiến hành tổ chức: cần phải xem xét nội dung thể hiện
tính ưu tiên của vấn đề môi trường. Sự lựa chọn này luôn phải tính đến các mối
quan hệ như: phát triển/tác động, nguyên nhân/kết quả, vấn đề/giải pháp, suy
nghĩ/hành động. Điều này quyết định đến việc lựa chọn nội dung phù hợp. Việc
xác định và lựa chọn những vấn đề môi trường có liên qua trực tiếp đến học sinh
nhằm thu hút các em giải quyết vấn đề bằng những hành động trách nhiệm .
- Thiết kế các hoạt động ngoại khóa về GDMT: Các hoạt động được thiết kế
dựa vào nội dung được lựa chọn. GDMT dưới hình thức ngoại khóa là một quá
trình chứ không phải một tiết học. Do đó về nguyên tắc mọi GV phụ trách đều có
vai trò và trách nhiệm trong quá trình thực hiện.
Hiện nay GV đang đề cao các phương pháp tổ chức hoạt động, thiết kế việc
làm cho học sinh; bởi vì thực tế cho thấy cung cấp kiến thức bằng lời giảng của
thầy chưa phát huy hết sức mạnh thực tiễn của GV nhất là trong lĩnh vực GDMT.
Thực hiện: Nguyễn Hữu Trung
3
Giáo dục môi trường cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động NGLL
Hơn nữa vì các hoạt động ngoại khóa đó sẽ giúp học sinh hình thành kỹ năng
cư xử tạo cơ hội chiếm lĩnh kiến thức, có điều kiện thu hút học sinh tham gia nhiều
hơn, hình thành hành vi thích hợp hơn về công tác GDMT.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục môi trường có các bước thực hiện
như sau:
+ Chọn địa bàn, bối cảnh môi trường thích hợp có thể trong lớp, có thể ngoài
lớp.
+ Nêu nhiệm vụ thực hiện
+ Nêu cách thực hiện
+ Nêu các yêu cầu về sản phẩm cuối cùng cần đạt.
+ Học sinh thực hiện nhiệm vụ
+ Giáo viên giám sát quá trình thực hiện, giúp đỡ.
+ Học sinh trình bày kết quả thực hiện (cá nhân hoặc nhóm)
+ Đánh giá (Học sinh tự đánh giá - Nhóm hoặc cá nhân - GV định hướng)
- Giúp học sinh phân tích kết quả:
Phân tích và khai thác kết quả sau một lần tổ chức hoạt động, những bài học
được rút ra trong quá trình phân tích, tranh luận và kết luận. Kiến thức về môi
trường được tích lũy cho học sinh ở giai đoạn này là nhiều nhất, thích hợp nhất.
- Sử dụng các phương pháp trong quá trình tổ chức thực hiên các hoạt động
ngoại khóa.
Mọi phương pháp giáo dục môi trường đều thực hiện trên nguyên tắc lấy học
sinh làm nhân vật trung tâm được thực hiện bởi 2 hình thức:
+ Hình thức triển khai hoạt động độc lập
+ Hình thức triển khai hoạt động chung
- Đặt ra các vấn đề mới cần giải quyết sau khi tổ chức một hoạt động
Không có một hoạt động nào thực sự kết thúc hoàn toàn; tự nó vốn đã tìm ẩn
các vấn đề mới, có nhu cầu cần được tiếp tục giải quyết.
Ví du:Sau khi quan sát một vấn đề về môi trường nào đó thường sẽ nảy sinh
nhu cầu cần phân tích. Sau khi phân tích lại nảy sinh ra nhu cầu cần có giải pháp
và ngay cả khi giải pháp được thực hiện thì vấn đề mới cũng có nhiều khả năng
nảy sinh ra kết quả như thế này, kết quả như thế khác
3. Đối với học sinh:
Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa về GDMT đạt được các yêu cầu sau:
Học sinh có khả năng lĩnh hội tri thức và kỹ năng hình thành hành vi và các
yêu cầu về bảo vệ môi trường là:
- Thực hiện trách nhiệm của minh biết sử dụng những tri thức, kỹ năng đã
được học tập, rèn luyện để tự xây dựng hành vi, thói quen của mình trong việc bảo
vệ và củng cố môi trường trong cuộc sống của chính mình.
- Biết học tập thông qua các việc làm, tự rèn luyện tính tích cực để phục vụ
cho bản thân mình và phục vụ cho mọi người. Cách rèn luyện có hiệu quả nhất là
rèn luyện bằng hoạt động thực tiễn, hoạt động ngoại khóa. Đây là cơ hội giúp học
sinh tiếp thu nhanh hơn và khắc sâu kiến thức hơn.
Thực hiện: Nguyễn Hữu Trung
4
Giáo dục môi trường cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động NGLL
Trong suốt quá trình tổ chức hoạt động bản thân đã xây dựng được mẫu thiết
kế các hoạt động ngoại khóa có tính chất chung nhất để giúp GV xây dựng kế
hoạch hoạt động của lớp.
Mẫu: 1. Chọn đề tài (phù hợp với nội hoạt động)
2. Hình thức hoạt động (hoạt động dã ngoại, phát thanh măng non,
sinh hoạt chủ đề, phát động tuần lễ Vệ sinh môi trường )
3. Thiết kế hoạt động:
+ Mục đích yêu cầu.
+ Chuẩn bị (nhân sự, phân công nhiệm vụ để thực hiện, hỗ trợ tài chính, thời
gian thực hiện )
+ Chương trình hoạt động (kế hoạch chi tiết)
4. Diễn biến hoạt động (theo dõi quá trình thực hiện)
5. Kết thúc hoạt động (đánh giá kết quả, rút bài học kinh nghiệm)
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Xuất phát từ quan điểm giáo dục của Đảng, Nhà nước coi trọng GD Tiểu học
là nền tảng để tạo điều kiện từng bước cho học sinh phát triển toàn diện là nhiệm
vụ hàng đầu trong đó có việc GD, rèn luyện kỹ năng bảo vệ môi trường.
Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy hiệu quả của GDMT cho học sinh tiểu
học đã được nâng cao. Nếu tiến hành GDMT thông qua hoạt động ngoài giờ lên
lớp với những nội dung phong phú hình thức đa dạng phù hợp lứa tuổi của học
sinh, gần gũi với cuộc sống thực của trẻ và phù hợp với những điều kiện cụ thể của
nhà trường.
Về quan cảnh trường lớp luôn luôn sạch sẽ, cây non trong nhà trường không
còn tình trạng bị bẻ phá như trước. Việc ý thức bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh
môi trường được nâng cao một cách rõ rệt.
Để kiểm nghiệm lại việc thực hiện đề tài này tôi tiến hành khảo sát tình hình
học sinh dưới hình thức trắc nghiệm với nội dung như sau:
Hãy đánh dấu x vào trước nhận xét đúng:
1/ Cây xanh có tác dụng:
a/ Làm cho không khí không nóng, phong cảnh thêm đẹp.
b/ Giảm được tiếng ồn, cản được bụi cát và tạo không khí trong sạch.
c/ Che ánh nắng, giảm khói, cản nước, không gây lụt.
d/ Tất cả các ý trên đều đúng.
2/ Mục đích của giáo dục môi trường là:
a/ Bảo vệ và chăm sóc các con vật có lợi.
b/ Bảo vệ được sức khỏe cho con người.
c/ Làm cho trường lớp xanh, sạch, đẹp.
d/ Tất cả các ý trên đều đúng.
3/ Theo em việc bảo vệ môi trường là của:
a/ Chủ yếu là người lớn.
b/ Toàn xã hội trong đó có học sinh.
Thực hiện: Nguyễn Hữu Trung
5
Giáo dục môi trường cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động NGLL
c/ Các thành viên của câu lạc bộ môi trường.
d/ Cơ quan y tế.
4/ Em thấy ở sân trường vài mẫu giấy vụn, em sẽ làm gì ?
a/ Dùng chân đá các mẩu giấy đó sang một bên.
b/ Gọi các bạn học sinh trực đến nhặt.
c/ Em tự nhặt các mẩu giấy đó và bỏ vào sọt rác.
d/ Bình thản bỏ đi.
5/ Em có ước mơ và kiến nghị gì về môi trường hiện nay:
(Học sinh tự luận).
* Về yêu cầu kỹ năng hệ thống các câu hỏi đưa ra khảo sát học sinh cần đạt
các yêu cầu sau:
+ Kiểm tra được nhận thức của học sinh về môi trường.
+ Đánh giá việc thể hiện hành vi của học sinh
+ Biểu lộ tình cảm của học sinh về môi trường,
* Tiêu chí đánh giá xếp loại như sau:
+ Loại tốt: trả lời đúng 4 câu hỏi và viết lời tự luận tốt.
+ Loại khá: trả lời đúng 4 câu hỏi và viết lời tự luận chưa tốt
+ Loại TB: trả lời sai tối đa một câu và tự luận chưa tốt.
+ Loại CĐYC: trả lời sai từ 2 câu trở lên.
Qua bài khảo sát tôi tổng hợp kết quả toàn trường như sau:
Khối TSHS Giỏi Khá TB
SL TL SL TL SL TL
5 120 82 68.3 38 31.7 0 0
4 107 73 68.2 34 31.8 0 0
3 100 66 66.0 34 34.0 0 0
2 102 58 56.9 44 43.1 0 0
TC 429 279 65.0 150 35.0 0 0
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Phối kết hợp với TPT Đội thường xuyên xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt
động ngoại khóa, với hình thức toàn trường, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và lực
lượng cán bộ lớp xây dựng kế hoạch tổ chức tại lớp để duy trì được độ thường
xuyên của công việc.
Chính việc làm thường xuyên của Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp đã làm
cho GVCN và cán sự các lớp thấy rõ được vai trò, trách nhiệm của mình đối với
công tác giáo dục môi trường và phong trào thi đua của lớp.
Sau mỗi đợt tổ chức hoạt động cần tổ chức cuộc họp để rút kinh nghiệm, là
người đứng ra tổ chức cố gắng lắng nghe ý kiến góp ý xây dựng của GVCN, của
các lớp về kế hoạch phương thức tổ chức , nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm
tổ chức Thông qua cuộc họp rút kinh nghiệm trang bị thêm cho bản thân, các
thành viên trong cuộc họp nhiều phương thức tổ chức hoạt động phong phú, hợp
lý, hấp dẫn, khoa học, thiết thực và đa dạng hơn.
Thực hiện: Nguyễn Hữu Trung
6
Giáo dục môi trường cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động NGLL
Để công tác tổ chức và điều hành mọi hoạt động đạt kết quả cao cần phải xây
dựng kế hoạch chi tiết cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của trường, phân công
công việc cho từng thành viên trong ban hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với
khả năng của từng người hay nói cách khác chọn người để giao việc.
Mọi kế hoạch trước khi tổ chức phải được đưa ra bàn bạc một cách kỹ lưỡng,
sau khi đã được trực tiếp bàn bạc và tham gia góp ý xây dựng kế hoạch chính là
bước quán triệt kế hoạch từ cán bộ chủ chốt đến GV, nhân viên, đến cả học sinh
trong nhà trường tạo ra sự đồng bộ về nhận thức và xuyên suốt trong quá trình thực
hiện.
Đưa nội dung giáo dục môi trường vào kế hoạch hoạt động hằng năm của Đội
TNTP Hồ Chí Minh phát huy được sức mạnh của tổ chức Đội trong nhà trường,
góp phần đa dạng hóa loại hình hoạt động Đội.
Giai đoạn đầu thực hiện các kế hoạch này thường gặp nhiều khó khăn nên ban
hoạt động ngoài giờ lên lớp phải tập trung đầu tư xây dựng giúp đỡ một vài đơn vị
làm mẫu từ đó nhân điển hình cho các lớp khác thực hiện.
Mỗi đợt tổ chức hoạt động đều đưa vào nội dung thi đua để xếp loại cá nhân,
lớp. Ban tổ chức phải xây dựng bản điểm để chấm điểm, thành lập ban giám khảo
theo dõi chấm điểm, tổng kết khen thưởng kịp thời. Đây là động cơ tốt nhằm thôi
thúc mọi thành viên tham gia hoạt động một cách tích cực, do đó mọi hoạt động
đều đem lại kết quả cao.
Qua một học kỳ thực hiện ở Trường Tiểu học Trương Hoành tôi nhận thấy
việc tổ chức GDMT qua hoạt động ngoại khóa đã tạo điều kiện cho học sinh tiếp
thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, gây được nhiều hứng thú trong học tập rèn
luyện kỹ năng thực hành một cách nhanh chóng, xây dựng được hành vi thói quen
bước đầu hình thành nhân cách cho học sinh.
Tôi tin tưởng rằng với kinh nghiệm này các đồng chí trong ban hoạt động
ngoài giờ, thầy cô giáo chủ nhiệm ở các trường đều cũng có thể áp dụng được với
trường lớp của mình.
Đại Nghĩa, ngày 23 tháng 12 năm 2009
Người viết
Nguyễn Hữu Trung
Thực hiện: Nguyễn Hữu Trung
7