Tải bản đầy đủ (.ppt) (67 trang)

TAM LI HOC LA MOT KHOA HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 67 trang )

1
TÂM LÝ H C Đ I C NGỌ Ạ ƯƠ


Th.s.GVC.Lê Đình Dũng
Học viện hành chính quốc gia cơ sở Thành phố Hồ
Chí Minh

2
TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Nội dung học phần:

Gồm 4 phần: 9 chương

Phần 1. Những vấn đề chung về tâm lý

Phần 2. Các quá trình nhận thức

Phần 3. Nhân cách và sự hình thành nhân
cách

Phần 4. Sự sai lệch hành vi cá nhân và hành
vi xã hội
3
4
5
1.1.Tâm lí:
Người nguyên thủy cho rằng con người có
hai phần: Thể xác và tâm hồn. Tâm hồn chính là
cội nguồn của tâm lý con người. Tâm hồn là bất


tử con người sau khi chết còn có cuộc sống
của tâm linh
Trong từ điển tiếng việt 1988 có định nghĩa “
tâm lý là ý nghĩ, tình cảm làm thành thế giới nội
tâm, thế giới bên trong của con người”
1. Tâm lý và tâm lý học
6
Định nghĩa
Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần
nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và
điều hành mọi hành động, hoạt động của con
ngừơi.
7
Tâm lý học
Là khoa học về các hiện tượng tâm lí. Nó
nghiên cứu các quy luật nảy sinh vận hành và
phát triển của các hiện tượng tâm lí trong hoạt
động đa dạng diễn ra trong cuộc sống hàng
ngày của mỗi con người
8
9
2.1. Quan niệm về tâm lí con người trong
hệ tư tưởng triết học duy tâm

Theo các nhà duy tâm thì tâm lí con người
là “ linh hồn”- do các lực lượng siêu nhiên như
Thượng Đế, Trời, Phật tạo ra. “Linh hồn” là cái
có trước, thế giới vật chất là cái thứ hai, có
sau.


Đại diện tiêu biểu: Platôn (427 – 347
trcn),Becơli (1685-1753),Hium.
10
Platôn (427-347 Tr,CN)
Coi “thế giới ý niệm” là nguồn gốc của vạn
vật, do linh hồn nhập vào con người. Ông cho
rằng tâm hồn là cái có trước, thực tại là cái có
sau, tâm hồn do thượng đế sinh ra. Tâm hồn trí
tuệ nằm ở trong đầu, tâm hồn dũng cảm nằm ở
ngực và chỉ có ở từng lớp quí tộc, tâm hồn
khát vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô
lệ
11
Hium (1811- 1916):
Một nhà duy tâm phái bất khả tri cho thế giới
là những kinh nghiệm chủ quan, con người
không thể nhận biết được tồn tại khách quan
và phủ nhận cơ sở vật chất của sự vật.
12
2.2.Quan niệm về tâm lí con người trong
hệ tư tưởng triết học duy vật
Arixtốt(384-322tr.C.N)
Talet (khoảng 624-547tr.C.N)
Heracrlit (540-480tr.CN)
Đemôcrit (460-370tr.Cn)
13
Arixtốt (348-322trcn)
Trong cuốn bàn về tâm hồn, ông cho rằng tâm
hồn gắn liền với thể xác và có ba loại tâm hồn
-

Tâm hồn dinh dưỡng :đảm bảo chức năng
tăng trưởng, hấp thụ dinh dưỡng và sinh sản.
-
Tâm hồn cảm giác đảm nhận chức năng cảm
thụ, vận động.
-
Tâm hồn suy nghĩ đảm bảo chức năng lý
gỉai, lập luận
Theo ông các loài thực vật có tâm hồn dinh
dưỡng, còn các loại động vật có cả tâm hồn
dinh dưỡng và tâm hồn cảm giác, chỉ có con
người mới có cả ba loại tâm hồn
14

Ta lét: cho rằng tâm hồn do nước sinh ra

Heraclit: Tâm hồn do lửa sinh ra

Đêmôcrit: Tâm hồn do nguyên tử sinh ra.

Nhưng thời đó do khoa học tự nhiên cũng
như chũ nghĩa duy vật còn thô sơ người ta
chưa giải thích những hoạt động tâm lý phức
tạp như :tư duy, ý thức, tính cách của con
người
15

Đã tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng: “hãy
tự biết mình”. Đây là một định hướng có giá trị
to lớn trong tâm lý học ở chỗ: lần đầu tiên

trong lịch sử phát triển của triết học và tâm lý
học đã có quan điểm cho rằng con người có
thể và cần phải tự hiểu biết về chính bản thân
mình
Xôcrát (469 – 399 Tr.cn)
16
L. phơbách (1804-1872)

Tâm lí không tách rời khỏi não người, nó là
sản phẩm của thứ vật chất phát triển tới mức
độ cao là bộ não. Tâm lí là hình ảnh của thế
giới khách quan.
17
2.3. Quan niệm về tâm lí con người của
thuyết nhị nguyên luận

Thuyết nhị nguyên: R. Decác cho rằng vật chất và tâm
hồn là hai thực thể song song tồn tại. Cơ thể con người
giống như một cái máy, còn bản thể tinh thần, tâm lý con
người thì không biết được.

Ông cũng đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế
phản xạ trong để cắt nghĩa một cách duy vật những hành
động đơn giản của động vật và con người (hoạt động tâm
lý).

Kích thích-> tạo ra xung động thần kinh chuyển lên não
->não phát tín hiệu đưa xung động thần kinh xuống chân
tay hay một cơ bắp nào đó Kích thích này là nguyên
nhân khách quan quyết định sự vận động của cơ thể .


Theo ông chỉ có thế giới khách quan là có tâm lý (có
kích thích thì có phản ứng). Còn những hành động chủ
định có ý thức của con người thì vẫn do linh hồn điều
khiển
18
2.4. Tâm lí học trở thành một khoa học
độc lập
Các sự kiện có ảnh hưởng đến sự ra đời của TLH
để nó trở thành một khoa học độc lập:
*Thuyết tiến hoá của S. Đacuyn (1809-1894) nhà
duy vật Anh
*Thuyết tâm sinh lí học giác quan của HemHôn
(1821-1894) người Đức
*Thuyết tâm sinh lí học của Phecne (1801 -1887)và
Vê-Be (1795- 1878) người Đức
*Tâm lí học phát sinh cuả Gantôn(1822-1911) người
Anh
*Các công trình nghiên cứu về Tâm thần học của
bác sỹ Saccô(1875- 1893) người Pháp.
19
Thành tựu của chính khoa học tâm lý lúc bấy giờ,
cùng với các thành tựu của các lĩnh vực khoa học nói
trên là điều kiện cần thiết cho tâm lý trở thành một
khoa học độc lập.
Đặc biệt vào năm 1879 nhà TLH Đức v. Vuntơ (1832-
1920) đã sáng lập ra phòng thí nghiệm TLH đầu tiên cuả
thế giới tại TP. Laixic và một năm sau trở thành viện
Tâm lý học đầu tiên trên thế giới xuất bản các tạp chí
tâm lý học


-> Từ vương quốc chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức
chủ quan là đối tượng của TLH và con đường nghiên
cứu ý thức là các phương pháp nội quan, tự quan sát
Vuntơ đã bắt đầu dần chuyển sang nghiên cứu TL ý
thức một cách khách quan bằng quan sát, thực
nghiệm, đo đạc.
2.4. Tâm lí học trở thành một khoa
học độc lập (tt)
20
21
Trường phái này quan niệm rằng, tâm lý học
không mô tả giảng giải các trạng thái ý thức
mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể. Ở con
người cũng như động vật hành vi được hiểu là
tổng số các hoạt động bên ngoài nảy sinh ở cơ
thể nhằm đáo lại các kích thích nào đó
Toàn bộ hành vi, phản ứng của con người và
động vật phản ánh bằng công thức:
S(kích thích) -> R(phản ứng).
3.1.Tâm lý học hành vi: J. Oátsơn
22
Với công thức này trường phái cho rằng
hành vi là do ngoại cảnh quyết định, hành vi ó
thể quan sát được, nghiên cứu một cách khách
quan, từ đó có thể điều khiển hành vi theo
phương pháp “Thử - Sai”
Chũ nghĩa hành vi đã quan niệm một cách
cơ học, máy móc về hành vi, đem đánh đồng
hành vi của con người với con vật. Hành vi chỉ

còn là những phản ứng máy móc nhằm đáp
ứng kích thích, giúp cơ thể thích nghi với môi
trường chung quanh
23
3.2. Phân tâm học
Người sáng lập ra phân tâm học S.
Phơrớt (1859-1939) là bác sỹ người Áo.
Chia nhân cách của con người gồm ba
phần:
Vô thức (cái ấy),
Ý thức (cái tôi),
Siêu thức (siêu tôi)
Vô thức là yếu tố quyết định nhất trong
tâm lí con người
24
Đánh giá:
+ Ưu điểm:
Đã cố gắng đưa tâm lý học đi theo hướng
khách quan, góp phần trong việc giải thích giấc
mơ.
+ Nhược điểm:

Đề cao quá đáng cái bản năng vô thức->
phủ nhận ý thức, bản chất xã hội,lịch sử của
tâm lí con người, đồng nhất tâm lí người với
tâm lí của con vật.
25
3.3. Tâm lí học Gestalt (Cấu trúc)
Họ đã đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính
ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật”

bừng sáng” của tư duy.
Trên cơ sở thực nghiệm, các nhà tâm lý học
Gestal khẳng định các qui luật của tri giác,
của tư duy và tâm lý của con người do cấu
trúc của não tiền định.
Nhược điểm: ít chú ý đến vai trò của kinh
nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×