Vũ Thị Thuỷ – Trường Tiểu học B Trực Đại
Phòng giáo dục đào tạo Trực Ninh
Trường tiểu học B Trực Đại
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài
Rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh lớp 3
Giáo Viên : Vũ Thị Thuỷ
Năm Học : 2008 - 2009
1
Vũ Thị Thuỷ – Trường Tiểu học B Trực Đại
Sáng kiến kinh ngiệm toán lớp 3
I/ Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết dạy học Toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh: Có những kiến thức
cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một
số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Giải được các bài tốn đơn giản có ứng dụng nhiều
trong thực tế xây dựng nền móng tốn học để các em học tiếp lên các bậc học trên đồng thời
ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của các em. Góp phần bước đầu phát triển năng
lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải
quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú
học tập tốn; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa
học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
Để giúp học sinh đạt được mục đích trên, giáo viên cần thiết phải có nhiều yếu tố, trong
đó yếu tố quan trọng là phương pháp dạy học. Trong đó việc dạy đọc viết số là một trong những
nhiệm vụ quan trọng và quyết định trong việc học toán của các em học sinh. Đối với tiểu học tư
duy của các em đang dần dần chuyển từ trực quan sinh động sang tư duy trừu tượng; tư duy của
các em chưa thực sự hình tượng các vấn đề phức tạp, do vậy việc đọc, viết số là một trong
những vấn đề lại hiệu quả cao trong việc học toán cho các em.
Có nhiều biện pháp giúp học sinh đọc viết đúng các số có nhiều chữ số phù hợp với đặc
điểm tư duy của học sinh bậc tiểu học, đem lại niềm vui và hứng thú trong học toán của học
sinh.
Chính vì vậy, mà trong chun đề này tơi chọn đề tài
“ Rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh lớp 3”
làm đề tài nghiên cứu của mình để trao đổi với các thầy cơ giáo, cùng các đồng chí và các bạn.
2
Vũ Thị Thuỷ – Trường Tiểu học B Trực Đại
II/Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy đọc, viết số có bốn chữ số
Bậc tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học
lên bậc học trên; hình thành những cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu của nhân cách. Những gì
thuộc về tri thức và kỹ năng, về hành vi và tình người... được hình thành và định hình ở học sinh
tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người (như chữ viết, như kĩ năng thực hiện các phép tính,
như kĩ năng ứng xử trong cuộc sống thường ngày....) Trong đó kĩ năng học toán và giải toán là
một nội dung quan trọng trong việc học tập và cuộc sống mỗi con người. Đồng thời Tốn học là
một mơn cơng cụ để học các môn học khác, phục vụ trực tiếp cuộc sống của con người.
Việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng toán và đọc, viết số có bốn chữ số là yêu cầu cơ bản của
học sinh học tập bộ mơn Tốn. Để giải quyết yêu cầu cơ bản trên. Học sinh không chỉ nghe đọc
mẫu mà phải được tham gia hoạt động, thực hành, rèn luyện kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số.
Do vậy trong việc dạy toán cho học sinh người giáo viên cần phải dạy cho học sinh phương
pháp học toán, phương pháp thực hành rèn luyện kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số.
Đọc, viết số là cơ sở giúp học sinh học mơn tốn. Do đó địi hỏi học sinh phải được trang
bị kiến thức về đọc, viết số một cách cơ bản, có hệ thống.
Hệ thống kiến thức đọc, viết số được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức cơ bản khác
của mơn Tốn bậc tiểu học. Đọc, viết số ở bậc tiểu học, học sinh vừa thực hiện nhiệm vụ củng
cố kiến thức toán học đã lĩnh hội, đồng thời vận dụng kiến thức ấy vào đọc, viết, so sánh các
số, thực hiện các phép tính.
Dạy học tốn ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về tốn
vào các tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú và những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
Nhờ học tốn học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương
pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới.
III/ Khảo sát thực tiễn việc dạy đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh lớp 3 A trường tiểu
học B Trực đại.
1/ Thực trạng:
3
Vũ Thị Thuỷ – Trường Tiểu học B Trực Đại
Trong mọi hoạt động của nhà trường Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên luôn coi việc
đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm. Coi trọng việc dạy cho học sinh có
phương pháp học tập đúng, rèn kỹ năng thực hành ứng dụng trong cuộc sống. Nhà trường đã có
nhiều điển hình trong hoạt động dạy và học. Có nhiều cơ giáo đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp
tỉnh, cấp huyện, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
Trong hoạt động dạy học, nhà trường luôn lấy học sinh làm trung tâm, áp dụng các
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Trong đó mơn Tốn là môn học được
giáo viên và học sinh trong trường đầu tư thời gian và trí tuệ nhiều nhất. Trong các giờ học toán
giáo viên và học sinh đã nghiên cứu và áp dụng nhiều phương pháp dạy toán khác nhau vào việc
rèn kỹ năng đọc viết số có bốn chữ số.
2/ Kết quả khảo sát: (Riêng ở khối lớp 3)
STT
Lớp
1
2
3A
3B
HS biết đọc, viết số
có bốn chữ số.
Tỷ lệ HS
Tổng
Tỷ lệ HS
đọc đúng, viết
số HS đọc, viết số
đúng số có bốn
có bốn chữ số
chữ số.
chưa đúng.
30
30
3/30 = 11%
2/30 = 6,6%
27/30 = 89%
28/ 30 = 93,4%
Như vậy, qua nghiên cứu thực trạng tôi thấy hầu hết các em học sinh lớp 3 trường tơi đã
biết đọc, viết đúng số có bốn chữ số. Song vẫn còn một số em đọc, viết số có bốn chữ số chưa
đúng. Chính vì vậy tơi đã chú ý đến việc rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh
lớp 3.
IV/ Các biện pháp rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh lớp 3
Để rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh lớp 3, giáo viên phải xác định được
mục tiêu về dạy đọc, viết số có bốn chữ số và chương trình sách giáo khoa tốn 3, cụ thể như
sau:
4
Vũ Thị Thuỷ – Trường Tiểu học B Trực Đại
1/ Mục tiêu:
- Nhận biết các số có bốn chữ số.
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của mỗi chữ
số ở từng hàng.
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị của hai hàng liền kề nhau.
- Biết viết một số thành tổng các số theo các hàng và ngược lại.
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số để so sánh các số
có bốn chữ số.
- Biết xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm có khơng q bốn số cho trước.
- Biết sắp xếp các số có bốn chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
2/ Chương trình sách giáo khoa tốn 3:
Mơn tốn lớp 3 gồm 175 tiết. Trong đó có 5 tiết dạy về đọc, viết số có bốn chữ số.
Các tiết lý thuyết gồm 3 tiết ( Tiết 91, 93, 94)
Các tiết thực hành gồm 2 tiết ( Tiết 92, 95 )
3/ Các biện pháp rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh lớp 3
Khi dạy đọc, viết số có bốn chữ số ở lớp 3, giáo viên cần rèn cho học sinh các kỹ năng như:
- Hình thành biểu tượng về số có bốn chữ số.
- Xác định hàng tương ứng với từng chữ số trong số có bốn chữ số.
- Rèn kỹ năng viết số có bốn chữ số dựa vào cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí
của các chữ số trong số đó.
- Rèn kỹ năng đọc số có bốn chữ số.
Bước 1: Hình thành biểu tượng về số có bốn chữ số.
Để hình thành biểu tượng về số có bốn chữ số ta xét một số 1423, có thể tổ choc các hoạt
động như sau:
Hình thành số 1423
-Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh lấy các tấm ô vuông như SGK đặt trên bàn:
+ Lấy lần thứ nhất: 10 tấm ơ vng, mỗi tấm có 100 ơ vuông, xếp thành một hàng. Ta lấy
được 1000 ô vuông.
5
Vũ Thị Thuỷ – Trường Tiểu học B Trực Đại
+ Lấy lần thứ hai: 4 tấm ô vuông, mỗi tấm có 100 ơ vng, xếp thành một hàng. Ta lấy
được 400 ô vuông.
+ Lấy lần thứ ba: 2 thanh ô vng, mỗi thanh có 10 ơ vng, xếp thành một hàng. Ta lấy
được 20 ô vuông.
+Lấy lần thứ tư: 3 ô vuông nhỏ. Ta lấy được 3 ô vuông.
- Hoạt động 2.u cầu học sinh đọc tồn bộ số ơ vng đã có trên bàn hoặc đã lấy ra, các
em có thể đọc như sau:
+ Một nghìn bốn trăm hai mươi ba ơ vng.
+ Một nghìn, bốn trăm , hai choc, ba đơn vị.
+ Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại số thẻ đã lấy được để biểu diễn cho số ô vuông trong
mỗi hàng, sau mỗi lần học sinh nêu được thì viết số vào hàng tương ứng.
Cụ thể là:
Hàng thứ nhất lấy được 1 thẻ 1000
Hàng thứ hai lấy được 4 thẻ 100
Hàng thứ ba lấy được 2 thẻ 10
Hàng thứ tư lấy được 3 thẻ
1
( 1000 ô vuông)
( 400 ô vuông)
( 20 ô vuông)
( 1000 ô vuông)
viết 1 vào hàng nghìn.
viết 4 vào hàng trăm.
viết 2 vào hàng trục.
viết 3 vào hàng đơn vị.
Ta có bảng sau:
Hàng
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
1
4
2
3
Từ kết quả ghi số ô vuông được lấy theo hàng như trên, giáo viên có thể hỏi: Số trên gồm
mấy nghìn, mấy trăm, mấy choc, mấy đơn vị ?
Học sinh nêu: Số gồm 1 nghìn 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị.
- Hoạt động 4: Tổ chức cho h/s ghi số: 1423 ( Viết liền các số của hàng nghìn, hàng trăm,
hàng chục, hàng đơn vị ta được số 1423).
-Hoạt động 5: Tổ chức cho h/s đọc số từ cách ghi trên.
+ Gọi h/s đọc số 1423 ( gợi ý cho h/s cách đọc tương tự như đọc số có ba chữ số).
6
Vũ Thị Thuỷ – Trường Tiểu học B Trực Đại
+ H/S rút ra cách đọc: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
Sau khi hình thành được được biểu tượng, cách viết, đọc số 1423, tiếp tục hình thành biểu
tượng, cách viết, cách đọc một số nữa là số 4231 (Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt). Tiếp
đó thơng qua các bài tập thực hành có dạng dựa vào cấu tạo để viết số, đọc số.
HS dần dần hình thành được biểu tượng về các số có bốn chữ số, biết đọc, viết số có bốn
chữ số. Để học sinh hình thành chắc chắn biểu tượng về các số có bốn chữ số, cần chia các
số có bốn chữ số thành các dạng khác nhau:
+ Số có bốn chữ số mà cả bốn chữ số đều khác 0.
+ Số có bốn chữ số mà chữ số hàng trăm có giá trị là 0.
+ Số có bốn chữ số mà chữ số hàng chục có giá trị là 0.
+ Số có bốn chữ số mà chữ số hàng đơn vị có giá trị là 0.
Qua các bài dạy các dạng số có bốn chữ số HS có thể tự nhận thấy rằng một số được gọi là
số có bốn chữ số khi nó có đủ các chữ số ở tất cả các hàng: Hàng nghìn, hàng trăm, hàng
chục, hàng đơn vị, trong đó chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị có thể bằng 0 nhưng
chữ số hàng nghìn phải khác 0.
Bước 2: Dạy đọc, viết số có bốn chữ số.
Việc dạy đọc, viết số là hoạt động liền ngay sau khi hình thành biểu tượng số. Vì thế việc
dạy đọc, viết các số vẫn dựa vào hình ảnh trực quan đó là các thẻ số đã được mơ tả ở trên.
Như vậy có thể thấy học sinh có thể dựa vào kinh nghiệm đã tích luỹ được ở tốn lớp 2 để
học đọc, viết số tương ứngvới các hình ảnh trực quan. Mặt khác với việc sử dụng các hình
ảnh trực quan- thẻ số có mức độ trừu tượng và khái quát cao hơn các hình ảnh trực quan học
sinh có khả năng đọc, viết các số có nhiều chữ số. Căn cứ vào quy ước về giá trị biểu diễn
của các thẻ số, khi thấy 1 thẻ số 1000 HS tự hình dung ra được là có 1000 ơ vuông. Hoặc
chỉ cần viết, chẳng hạn 7 ở cột hàng nghìn . HS tự hiểu được số 7 ở đây biểu thị cho 7 thẻ số
dạng 1000 tức là có 7000 đơn vị, Đây là sự tiếp tục củng cố về “ Giá trị theo vị trí( theo
hàng) của chữ số” đã được chuẩn bị tong bước ở lớp 1 lớp 2.
- Nội dung dạy học đọc, viết các số có bốn chữ số đều có cùng cấu trúc, cụ thể là:
7
Vũ Thị Thuỷ – Trường Tiểu học B Trực Đại
+ Dạy học đọc, viết các số có tất cả các chữ số đều khác 0. Trong trường hợp này giáo
viên rèn cho học sinh khi đọc đến chữ số hàng chục ta đọc thêm từ “mươi’’ rồi đọc đến
chữ số hàng đơn Vi.
+ Dạy học đọc, viết các số có các chữ số ở hàng cao nhất khác 0 và các chữ số cịn lại
đều là 0 hoặc có ít nhất một chữ số là 0.
Trong trường chữ số 0 đứng ở hàng trăm đọc là không trăm, chữ số 0 đứng ở hàng chục
đọc là linh, chữ số 0 đứng ở hàng đơn vị đọc là mươi.
+ Trong quá trình dạy học đọc, viết các số đều có các bài luyện tập về đọc, viết một nhóm
các số liên tiếp nhau. Dạng bài tập đọc, viết số này giúp làm rõ dần đặc điểm của dãy số tự
nhiên( Nếu thêm 1 vào một số thì được số liền sau nó; Nếu bớt 1 ở một số thì được số liền trước
nó) và cũng để củng cố kỹ năng đọc, viết các số một cách chắc chắn cho học sinh.
Như vậy, khi dạy học đọc, viết các số nên căn cứ vào nội dung bài học để xác định có những
hoạt động nào, trong đó học sinh tham gia mức nào, Sử dụng
đồ dùng trực quan gì để HS tự nêu được cách đọc, viết các số.
* Trong khi dạy học sinh đọc số có 4 chữ số tơi lưu ý cho học sinh cách đọc số có 4 chữ
số ở một số trường hợp sau :
- Trường hợp 1: Số có 4 chữ số mà có chữ số 1 đứng ở hàng đơn vị:
+Nếu chữ số hàng chục là 0 hoặc 1thì chữ số 1 ở hàng đơn vị được đọc
là “Một”.
Ví dụ:1301: Đọc là Một nghìn ba trăm linh một .
1311: Đọc là Một nghìn ba trăm mười một
+Nếu chữ số hàng chục lớn hơn 1 thì chữ số 1 ở hàng đơn vị đọc
là “ Mốt ”.
Ví dụ : 8721: Đọc là Tám nghìn bảy trăm hai mươi mốt.
- Trường hợp 2: Chữ số 5 trong số có 4 chữ số.
+ Chữ số 5 đứng ở hàng đơn vị:
Nếu chữ số ở hàng chục là 0 thì đọc chữ số 5 ở hàng đơn vị là “ Năm”
Ví dụ: 2005: Đọc là Hai nghìn khơng trăm linh năm.
Nếu chữ số hàng chục khác 0 thì chữ số 5 ở hàng đơn vị đọc là “ Lăm”
Ví dụ:2415 :Đọc là Hai nghìn bốn trăm mười lăm.
+ Chữ số 5 đứng ở hàng nghìn, trăm, chục khi đọc ta đọc là “ Năm”
Ví dụ: 5555 Đọc là Năm nghìn năm trăm năm mươi lăm.
*Trong khi dạy học sinh viết số có 4 chữ số tơi lưu ý cho học sinh cách viết số có 4 chữ số ở
một số trường hợp sau :
8
Vũ Thị Thuỷ – Trường Tiểu học B Trực Đại
+ Trường hợp 1: Dựa vào cách đọc số để viết số:
Hướng dẫn học sinh viết từ trái sang phải viết bắt đầu từ chữ số hàng cao nhất đến hàng thấp
nhất.
Ví dụ: Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy. Viết là 5947
+ Trường hợp 2: Dựa vào cấu tạo số để viết số:
Trường hợp này khó nên học sinh thường lúng túng. Vì vậy tơi lưu ý học sinh đọc kỹ đầu bài
và chỉ ra được các hàng tương ứng với từng chữ số.
Ví dụ: Viết số gồm : Tám nghìn, năm trăm, năm chục.
Tám nghìn: Chữ số 8 ở hàng nghìn
Năm trăm: Chữ số 5 ở hàng trăm
Năm chục: Chữ số 5 ở hàng chục
Hàng đơn vị khơng có thì ghi chữ số 0.
Viết số gồm : Tám nghìn, năm trăm, năm chục: Viết là: 8550.
*Trong khi dạy học sinh viết số có 4 chữ số tơi cịn lưu ý cho học sinh một số bài tập về
viét một nhóm các số liên tiếp nhau.
Dạng bài tập này cần cho học sinh nhận xét để tìm ra quy luật của dãy số
Ví dụ : Bài 3 (trang 95) Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a, 3000 ; 4000 ; 5000 ; ........; ........; .........
b, 9000; 9100 ;9200 ; ..........; .........; ........
c, 4420 ; 4430 ; 4440 ;..........;..........;.........
Hướng dẫn học sinh tìm ra quy luật của dãy số:
Dãy số phần a là dãy số trịn nghìn. Số viết tiếp vào dãy số này là 6000; 7000; 8000
Dãy số phần b là dãy số tròn trăm. Số viết tiếp vào dãy số này là 9300;9400 ;9500.
Dãy số phần c là dãy số tròn chục. Số viết tiếp vào dãy số này là 4450 ; 4460; 4470
V/ Kết quả và bài học kinh nghiệm:
1. Kết quả :
Sau một khoảng thời gian áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn giảng dạy mơn tốn
lớp 3 tại trường Tiểu học B Trực Đại tôi thấy tỷ lệ học sinh biết đọc, viết số có bốn chữ số
được nâng lên. Các giờ học toán đã được diễn ra nhẹ nhàng, gây được hứng thú nhiều hơn cho
học sinh.
Sau đây là số liệu khảo sát cụ thể :
STT
Lớp
HS biết đọc, viết số
có bốn chữ số.
Tổng
Tỷ lệ HS
số HS biết đọc, viết số có
bốn chữ số
9
Vũ Thị Thuỷ – Trường Tiểu học B Trực Đại
1
3A
30
30/30 = 100%
2
3B
30
28/ 30 = 93,4%
2.Bài học kinh nghiệm :
Để rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh, giáo viên cần rèn cho học sinh
những kỹ năng sau
- Nhận biết các số có bốn chữ số.
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của mỗi chữ
số ở từng hàng.
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị của hai hàng liền kề nhau.
- Biết xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm có khơng q bốn số cho trước.
- Biết sắp xếp các số có bốn chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
Cần rèn cho học sinh biết vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức đã học để đọc, viết số
có bốn chữ số đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một số biện pháp rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số đã được tôi áp dụng
vào thực tế giảng dạy và đã có hiệu quả. Tơi rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn !
Trực Đại ngày 10 tháng 11 năm 2008.
Người viết
Vũ Thị Thuỷ
10
Vũ Thị Thuỷ – Trường Tiểu học B Trực Đại
11