Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận chính sách đối ngoại của ấn độ với mỹ từ 2009 tới nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.09 KB, 18 trang )

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
MỞ ĐẦU
Có thể khẳng định một điều, từ trước tới nay Ấn Độ luôn là một nước
lớn của khu vực Châu Á. Ngày nay, trong xu hướng toàn
cầu hóa kinh tế và đa cực hóa thế giới, Ấn Độ đang dần vươn ra ngoài vai
trò cường quốc khu vực và bắt đầu mang dáng dấp của một cường quốc
thế giới. Ấn Độ với vị trí địa chiến lược quan trọng, cửa ngõ dẫn vào khu
vực Trung Đông Bắc Phi-giếng dầu của thế giới, nơi có 2/3 số tàu chở dầu
và một nửa số tàu buôn chuyên chở hàng bằng công-te-nơ của thế giới đi
qua; giữ vai trò nước lớn ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương; được đánh
giá là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, dân số 1,237 tỉ người (2012) đứng thứ
2 thế giới và được coi là nền dân chủ lớn nhất thế giới[1]…Ấn Độ có
tiềm lực và có tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu và trên thực tế
đang đóng vai trò là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới.
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2010, trong chuyến thăm Ấn Độ, Tổng
thống Mỹ Barack Obama có những phát biểu tuy mang tính ngoại giao
nhưng không phải là không có cơ sở rằng: “Ấn Độ không phải là một
cường quốc đang lên. Quốc gia này là cường quốc lâu rồi”.
I. Lí do lựa chọn đề tài.
Trong bàn cờ chính trị quốc tế phức tạp và đan xen nhiều yếu tố như
hiện nay, chính sách đối ngoại của Ấn Độ có ảnh hưởng rất lớn tới an ninh
và phát triển không chỉ của khu vực mà còn cả của thế giới. Ấn Độ đang
trở thành một yếu tố không thể bỏ qua đối với Mỹ-cường quốc số 1 thế
giới hiện nay. Quan hệ Mỹ- Ấn, theo như lời Ngoại trưởng Mỹ John
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
Kerry, sẽ là một trong những quan hệ đối tác định hình của thế kỷ 21.
Chính sách đối ngoại của Mỹ với Ấn Độ và chính sách đối ngoại của Ấn
Độ với Mỹ sẽ là những nước cờ quan trọng trong ván cờ chính trị quốc tế
hiện nay. Mong muốn có cái nhìn cụ thể hơn về chính sách của Ấn Độ với
Mỹ, người viết lựa chọn đề tài tiểu luận: “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ


với Mỹ từ 2009 tới nay “.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu mà bài viết hướng đến xoay quanh cơ sở hoạch
định, quá trình triển khai triển khai và kết quả của chính sách đối ngoại Ấn
Độ. Bố cục bài tiểu luận theo trình tự bình thường của một bài phân tích
chính sách đối ngoại của một quốc gia với một quốc gia khác bao gồm: cơ
sở hình thành chính sách, nội dung chính sách, quá trình triển khai chính
sách, kết quả của chính sách, đánh giá triển vọng mối quan hệ.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, người viết mong muốn đem đến cho
người đọc nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại mà Ấn Độ đang áp
dụng trong quan hệ với Mỹ từ năm 2009 tới nay. Sở dĩ lựa chọn giai đoạn
này là bởi 2009 là thời điểm ông Manmohan Singh- một kiến trúc sư của
nền kinh tế tự do hóa Ấn Độ, lên nắm giữ vai trò Thủ tướng Ấn Độ, đánh
dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ của nước này trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh, quân sự…đặc biệt là trong lĩnh vực
đối ngoại. Trong nhiệm kì của ông Manmohan Singh, hàng loạt hoạt động
đối ngoại đã được triển khai mở rộng theo nhiều hướng, đặc biệt là nỗ lực
trong việc cải thiện quan hệ Mỹ- Ấn. Đây cũng là thời điểm Tổng thống
Mỹ Obama tuyên bố và thực hiện cam kết chuyển trọng tâm chính sách từ
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
Trung Đông sang Châu Á Thái Bình Dương, hứa hẹn quan hệ 2 nước có
nhiều biến chuyển. Vậy chính phủ Ấn Độ của ông Manmohan Singh đã
lựa chọn chính sách đối ngoại nào với Mỹ, nội dung bài tiểu luận sẽ cùng
người đọc làm rõ.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH.
I. Chính sách đối ngoại Ấn Độ từ sau chiến tranh lạnh.
Sau chiến tranh lạnh, cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác thực hiện chính sách đa dạng hóa đa
phương hóa quốc tế, liên kết với phương Tây, hướng tới phương Đông với

những mục tiêu cơ bản: Củng cố vai trò tại Nam Á, mở rộng quan hệ và
ảnh hưởng tới khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từng bước nâng cao vị
thế.
II. Mỹ là một trong những sự lựa chọn của Ấn Độ.
Để nhìn nhận ra chính sách đối ngoại Ấn Độ đối với Mỹ cần đặt trong
tổng thể chính sách đối ngoại của Ấn Độ với phần còn lại của thế giới. Đặt
cạnh quan hệ với những đối tác lớn khác như Nga, Trung Quốc…thì Mỹ
không phải là sự lựa chọn duy nhất mà Ấn Độ có trong tiến trình nâng cao
địa vị nước lớn của mình. Cũng như tất cả các quốc gia khác, Ấn Độ phải
giải bài toán làm sao để đạt được cân bằng trong quan hệ với tất cả các đối
tác khác, ít nhất là trong vòng Mỹ, Trung Quốc , Pakixtan Trung Đông và
Đông Á. Tuy nhiên, Mỹ đang có chung rất nhiều mối quan tâm lớn và chia
sẻ những lợi ích chiến lược với Ấn Độ có thể điểm tới như sau.
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
III. Những mẫu số chung.
1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc
Rõ ràng cả Ấn Độ và Mỹ đều không lấy gì làm dễ chịu trước một Trung
Quốc đang lớn mạnh từng ngày và ngày càng có những hành động quyết
đoán hơn. Mỹ và Ấn Độ trong mối quan hệ này cùng chia sẻ quan điểm
muốn kiềm chế Trung Quốc. Đó là chưa kể Ấn Độ luôn giữ thái độ đề
phòng nhất định với Trung Quốc kể từ sau chiến tranh biên giới năm 1962
, hiện nay, tranh chấp biên giới trên đất liền giữa hai nước vẫn chưa được
giải quyết, Mỹ cũng lo ngại Trung Quốc vươn lên sẽ đe dọa vị trí siêu
cường số 1 thế giới của mình. Cả 2 đều không muốn để Trung Quốc chiếm
thế thượng phong ở khu vực.
2. Kinh tế
Ấn Độ không chỉ có nguồn tài nguyên phong phú, thị trường lớn, mà
còn là nước lớn đang phát triển, Ấn Độ có thực lực kinh tế, khoa học kỹ
thuật ngày càng phát triển. Đây là điều Mỹ tìm kiếm trong quá trình phục

hồi kinh tế sau khủng hoảng và 2 nền kinh tế này có thể bổ sung cho nhau
tương tự như giữa Mỹ và Trung Quốc.
3. Chống khủng bố
Mỹ và Ấn Độ đều là nước bị hại của chủ nghĩa khủng bố, việc tấn công
chủ nghĩa khủng bố đã trở thành nhu cầu chung của cả hai nước. Ngay từ
năm 2000, về vấn đề chống khủng bố, hai nước đã xây dựng nhóm công
tác chung. Sau “Sự kiện 11/9”, khu vực Nam Á trở thành tuyến đầu của
việc Mỹ tấn công các thế lực khủng bố như Taliban và Al-Qeada.
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
4. An ninh hàng hải
Bảo vệ an ninh biển là mục tiêu chủ yếu của sự hợp tác trên biển giữa
Mỹ và Ấn Độ. Hai bên tồn tại lợi ích chung ở Ấn Độ Dương và khu vực
biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), liên quan đến việc cung cấp dầu mỏ,
phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt quy mô lớn, buôn bán ma túy, tự do
trên biển, anh ninh hàng hải và giải quyết hoà bình tranh chấp lãnh thổ.
5. Chung định hướng
Hai nước cũng coi nhau là những nền dân chủ lớn nhất thế giới, trong
quá khứ cũng không có bất đồng gì quá sâu sắc, chính sách “tái cân bằng
châu Á” của Mỹ không có gì mâu thuẫn mà còn bổ sung tăng cường cho
chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ.
Đây là những mẫu số chung hai nước cùng chia sẻ mà không phải cặp
quan hệ nào cùng có được và làm cho Mỹ có một vị trí quan trọng hơn
trong chính sách đối ngoại Ấn Độ. Ấn Độ hiểu rằng, cần và có thể có được
sự ủng hộ của Mỹ- cường quốc số 1 trên thế giới hiện nay trong khát vọng
khẳng định vị thế nước lớn trên thế giới của mình, cần tăng cường hợp tác
nhiều mặt với Mỹ bao gồm của quân sự. Tuy nhiên, trong khi hợp tác với
Mỹ, Ấn Độ cũng tính toán tới lợi ích đa phương để tránh bị lệ thuộc vào
Mỹ (bản thân Ấn Độ đủ khả năng tránh được sự phụ thuộc vào Mỹ), đặc
biệt là với một nền chính trị thực dụng như Mỹ, cũng như tránh để mất

lòng các đối tác khác.
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH.
Vì những cơ sở như vậy, Ấn Độ lựa chọn chính sách Hợp tác nhiều
mặt cùng có lợi trong quan hệ với Mỹ, theo đúng nghĩa của cụm từ này.
1. Về chính trị.
Tăng cường giao lưu đối thoại cấp cao với Mỹ.
2. Về an ninh quốc phòng.
Cởi mở hơn trong hợp tác quân sự với Mỹ thông qua việc đẩy mạnh
mua bán vũ khí và tiến hành những hành động quân sự chung.
3. Về vấn đề hạt nhân.
Hoàn chỉnh chương trình hợp tác hạt nhân dân sự với Mỹ.
4. Về thương mại.
Đẩy mạnh trao đổi thương mại 2 chiều.
CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH.
I. Về chính trị.
1. Cơ chế đối thoại chiến lược giữa Mỹ và Ấn Độ.
Tính đến nay Ấn Độ và Mỹ đã xây dựng hơn 20 cơ chế đối thoại về
hàng loạt các vấn đề song phương nhằm mở rộng quan hệ 2 nước. Trong
đó Đối thoại chiến lược Mỹ- Ấn là cơ chế đối thoại quan trọng nhất và là
đối thoại cấp cao nhất giữa 2 nước. Cơ chế đối thoại chiến lược Mỹ- Ấn
được thực hiện từ năm 2010 và tiến hành hằng năm, cho tới nay là lần đối
thoại thứ 4. Đây là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của quan hệ
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
đối tác chiến lược Mỹ Ấn, đồng thời cuộc đối thoại mở đường cho các
hoạt động trao đổi ý kiến và thảo luận định kỳ giữa chính phủ hai nước ở
cấp ngoại trưởng. Nội dung chủ yếu của mỗi kì đối thoại xoay quanh
những vấn đề quan hệ trên các lĩnh vực của 2 nước; những vấn đề của khu

vực như vấn đề Afganishtan, Pakistan, Iran; đến những vấn đề của thế giới
như chống biến đổi khí hậu, chống khủng bố…
2. Những chuyến thăm cấp cao giữa Ấn Độ và Mỹ.
Dưới nhiệm kì của ông Manmohan Singh, người ta cũng chứng kiến
hàng loạt chuyến thăm qua lại lẫn nhau của nguyên thủ quốc gia Mỹ và
Ấn Độ. Chỉ riêng trong năm 2013, hai nước đã có 55 cuộc trao đổi song
phương chính thức và các chuyến công du thăm viếng lẫn nhau, đặc biệt là
chuyến thăm chính thức tới Mỹ của Thủ tướng Manmohan Singh năm
2009 và tháng 9 năm 2013 vừa qua, chuyến thăm chính thức Ấn Độ của
Tổng thống Obama năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton năm
2012 và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 7 năm 2013 vừa qua.
Con số này phản ánh sự quan tâm, chia sẻ về các vấn đề chung giữa 2
nước cũng như những vấn đề quốc tế mà 2 bên cùng quan tâm.
II. Về an ninh.
1. Cơ chế đối thoại an ninh Mỹ- Nhật Bản- Ấn Độ.
Ấn Độ cũng tích cực tham gia Cơ chế đối thoại an ninh 3 bên Mỹ - Nhật
- Ấn được tổ chức lần đầu vào tháng 12 năm 2011, lần 2 ngày 29 tháng 10
năm 2012 tại New Delhi. Cuộc đối thoại đề cập tới khả năng hợp tác trong
các lĩnh vực chiến lược, bao gồm cả nạn hải tặc và an ninh của các tuyến
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
đường biển trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong bối cảnh ảnh
hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong khu vực.
III. Về quân sự.
Tháng 7 năm 2009, trong thời gian Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
đến thăm Ấn Độ, hai nước đã ký kết “Hiệp ước giám sát khách hàng từ
đầu đến cuối” về quốc phòng, Mỹ bán công nghệ quốc phòng tiên tiến cho
Ấn Độ. Trên thực tế, hiệp ước này khiến cho Ấn Độ giành đựơc một chiếc
“thẻ được phép mua” vũ khí tiên tiến của Mỹ, vì theo quy định của luật
pháp Mỹ, chỉ có đạt được “Hiệp ước giám sát khách hàng từ đầu đến cuối”

với bên mua, mới được cho phép bán trang thiết bị vũ khí tiên tiến.
Gần đây nhất là cuộc tập trận chung Mỹ Ấn ngày 7 tháng 11 năm 2013
mang tên “MALABAR 2013”
1
kéo dài trong 4 ngày tại vịnh Bengal.
IV. Về vấn đề hạt nhân.
Tháng 7 năm 2005, khi đến thăm Mỹ, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan
Singh và Tổng thống George W. Bush con cùng công bố Tuyên bố chung
về hợp tác năng lượng hạt nhân dân dụng giữa hai nước. Tuyên bố chung
cho rằng Ấn Độ là một “quốc gia trách nhiệm có công nghệ hạt nhân tiên
tiến”, “đáng được hưởng quyền lợi và lợi ích giống như các nước khác”.
Tháng 3 năm 2006, Tổng thống Mỹ George W. Bush đến thăm Ấn Độ,
cùng với Thủ tướng Manmohan Singh ký “Thoả thuận hợp tác năng lượng
hạt nhân dân dụng”. Theo thoả thuận, trước tình hình Ấn Độ chưa ký
1 “MALABAR” là chương trình tập trận thường niên giữa hải quân Mỹ và Ấn Độ nhằm mục đích tăng
cường quan hệ hàng hải đa quốc gia và phối hợp trong các vấn đề an ninh chung.
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
“Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” (NPT), Mỹ sẽ cung cấp nhiên
liệu hạt nhân và hỗ trợ công nghệ cho Ấn Độ phát triển năng lượng hạt
nhân dân dụng. Đổi lại là các biện pháp đảm bảo an toàn và IAEA có
quyền thanh tra các nhà máy hạt nhân của Ấn Độ. Năm 2008, Hiệp định
hợp tác hạt nhân dân sự (ANC) giữa Ấn Ðộ và Mỹ chính thức được kí kết.
Tháng 2 năm 2010, Ấn Độ đã chính thức cho phép các thanh sát viên
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tiếp cận các lò phản ứng
hạt nhân dân sự nước mình. Động thái này đã gạt bỏ thêm một trở ngại để
thỏa thuận giữa hai nước sớm có hiệu lực[3]. Tuy nhiên kể từ đó tới nay,
chương trình này luôn được nhắc lại trong các kì đối thoại chiến lược Mỹ-
Ấn hằng năm nhưng chưa có tiến triển nào mới.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG.

I. Kết quả đạt được.
1. Sự tín nhiệm từ phía Mỹ.
Từ chính sách tăng cường hợp tác với Mỹ, Ấn Độ có được sự tín nhiệm
từ chính quyền Obama. Trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2010 Tổng thống
Mỹ Obama đã khẳng định: “Ấn Độ là đồng minh tự nhiên quan trọng của
Mỹ”. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta mô tả Ấn Độ là "một
cột trụ" trong trục xoay Châu Á Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry cũng từng tuyên bố quan hệ Mỹ Ấn là một trong những mối quan hệ
mang tính quyết định của thế kỷ 21 tại cuộc đối thoại chiến lược Mỹ Ấn
lần thứ 4. Không chỉ là những tuyên bố ngoại giao, nội hàm của nó còn
nhấn mạnh Mỹ thừa nhận và đánh giá cao vị thế của Ấn Độ trong chính
sách đối ngoại của Mỹ, thể hiện rõ qua việc Mỹ dành cho Ấn Độ rất nhiều
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
ưu tiên trong nhiều lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh
quốc phòng.
2. Hợp tác thương mại.
Kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và Mỹ ước đạt 60 tỷ USD/năm
(năm 2013 đạt gần 100 tỷ USD) [4]. Mỹ hiện đang là đối tác thương mại
lớn thứ 2 của Ấn Độ [5]. Nếu đem so với kim ngạch thương mại Mỹ -
Trung vào khoảng 550 tỷ USD thì chỉ bằng 1/8. Trong 60 tỷ USD đó buôn
bán vũ khí chiếm tỉ trọng khá lớn. Điều này dễ khiến người ta đánh giá
thấp quan hệ Mỹ -Ấn, rằng mối quan hệ này có lẽ cũng chỉ dừng ở những
tuyên bố đầy tính ngoại giao. Nhưng phải nói thêm rằng, không phải quốc
gia nào Mỹ cũng đồng ý bán vũ khí cho, chỉ có thể là những đồng minh
Mỹ tin tưởng, mà Ấn Độ là một trong số đó. Bên cạnh đó Mỹ và Trung
Quốc vẫn được gọi là 2 nền kinh tế cộng sinh, con số 550 tỷ USD trong đó
phần lớn là hàng tiêu dùng và tuyệt nhiên không bao gồm vũ khí. Đây
cũng là một ví dụ sinh động cho tình huống quan hệ kinh tế phát triển
không theo kịp quan hệ chính trị.

3. Hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
Ấn Độ xưa nay vốn khá dè dặp khi đề cập tới hợp tác quân sự thì nay đã
tích cực tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ. Như lời của Đại sứ của
Mỹ tại Ấn Độ Robert Blackwill đã từng nói: “Hợp tác quốc phòng là một
phương diện sống động, có những thành tích rõ rệt và không ngừng mở
rộng trong sự chuyển đổi của mối quan hệ Mỹ Ấn”. “Sự chuyển đổi của
mối quan hệ Mỹ Ấn” ông nhắc tới ở đây là những chuyển biến nhanh
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
chóng trong quan hệ Mỹ Ấn từ bất đồng trong chiến tranh lạnh, lạnh nhạt
hậu chiến tranh lạnh và nay là hợp tác, hơn nữa còn là hợp tác trong lĩnh
vực quốc phòng.
Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận hợp tác trong các công việc quốc phòng
giữa hai nước bao gồm các lĩnh vực như phòng thủ tên lửa đạn đạo, tổ
chức tập trận quân sự chung, mở rộng mua bán vũ khí, tăng cường giao
lưu nhân viên và tình báo quân sự, nới lỏng việc xuất khẩu kỹ thuật hai
chiều. Điều này cho thấy sự phát triển của mối quan hệ quân sự Mỹ-Ấn đã
được nâng lên một tầng cao mới.
II. Đánh giá mối quan hệ Mỹ-Ấn hiện nay.
1. Quan hệ phát triển ổn định.
Tóm lại, sau hàng loạt những nỗ lực từ cả 2 phía, quan hệ Mỹ Ấn hiện
nay đang phát triển ổn định, quan hệ đối tác chiến lược không ngừng được
tăng cường. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng, những gì
quan hệ Mỹ Ấn đạt được vẫn chưa tương xứng với những gì 2 bên mong
muốn. Giữa Mỹ và Ấn Độ còn tồn tại nhiều rào cản.
2. Những rào cản còn tồn tại.
a. Sự trênh lệch.
Một thực tế đang tồn tại là sự trênh lệch nhiều mặt giữa Ấn Độ và Mỹ.
Ấn Độ dù được đánh giá có trình độ phát triển khoa học kĩ thuật khá cao
so với mặt bằng chung của thế giới, nhưng dù gì cũng là quốc gia đang

trong quá trình vươn lên, Ấn Độ không tránh khỏi việc gặp nhiều khó
khăn khi tiếp cận với Mỹ. Những năm gần đây, Ấn Độ đã đặt mua vũ khí
Mỹ trị giá khoảng 9 tỷ USD. Vấn đề đặt ra là ngành quốc phòng Ấn Độ
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
chẳng có thứ gì có thể bán sang Mỹ. Quốc gia này vẫn chưa phát triển
được cơ sở sản xuất vũ khí giống như Nhật, nước đang phối hợp phát triển
các hệ thống vũ khí tiên tiến với Mỹ. Thực tế, Ấn Độ phụ thuộc hoàn toàn
vào nhập khẩu, không chỉ từ các nhà cung cấp lớn như Mỹ và Nga mà còn
cả Israel, nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 6 thế giới, để đáp ứng nhu cầu quốc
phòng cơ bản của mình. Nếu người Mỹ coi đây là một dấu hiệu tích cực
thì người Ấn Độ lại cho rằng đó là biểu hiện của một sự phụ thuộc.
b. Sự khác biệt.
Quan niệm của người Ấn và người Mỹ cũng rất khác nhau, thậm chí là
trái ngược. Người Ấn vốn thật thà nên không quen tìm cách o ép thiên hạ,
đúng với tinh thần khẩu hiệu của nước này là “Satyameva jayate” (tạm
dịch: Chỉ chân lý, chân thật, mới thắng). Trên tất cả, người Ấn không quen
xem mình là trung tâm, thiên hạ là vệ tinh, không quen tự làm khách
không mời. Người Mỹ thì ngược lại, cách của tôi là tốt nhất, nghe những
điều tôi nói thì bạn sẽ tốt lên. Đó là lí do thỉnh thoảng giữa 2 nước lại xảy
ra vài “trục trặc” nhỏ mà gần đây nhất là vụ việc Mỹ bắt giữ Phó Tổng
lãnh sự Ấn Độ Devyani Khobragade tại New York . Trênh lệch và khác
biệt luôn tồn tại trong bất kì mối quan hệ nào, quan trọng là cả 2 nên cùng
biết dung hòa và tôn trọng sự khác biệt nếu không muốn để xảy ra tình
trạng bằng mặt mà không bằng lòng trong quan hệ 2 nước.
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
c. Gìn giữ lợi ích đa phương khác.
Cả 2 bên đều quan tâm tới việc giữ gìn lợi ích đa phương với những đối
tác khác. Về phía Mỹ, đơn cử như việc, trong khi tăng cường quan hệ với

Ấn Độ, Mỹ vẫn duy trì quan hệ đồng minh và bán vũ khí cho Pakistan
quốc gia láng giềng khó chịu của Ấn Độ. Hay Tổng thống Barack Obama
đứng trung lập trong các tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Mỹ đã từ
chối tập trận chung với Ấn Độ ở bang Đông Bắc Arunachal Pradesh, nơi
Trung Quốc coi là khu vực Nam Tây Tạng kể từ năm 2006. Về phía Ấn
Độ, bộ 3 Nga Ấn Độ Trung Quốc cùng nằm trong nhóm BRICS và vẫn có
sự hợp tác tốt; Ấn Độ và Nga là tương đối ổn định, mâu thuẫn về chiến
lược có thể nói là không có và Ấn Độ vẫn tiếp tục mua vũ khí từ Nga;
Trung Quốc cũng đang là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Ấn Độ [6];
giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng có cơ chế đối thoại kinh tế chiến lược;
Đối thoại Chiến lược Ấn - Trung lần thứ năm diễn ra vào ngày 20 tháng 8
năm 2013 vừa qua tại thủ đô New Delhi cũng được nối lại sau 3 năm gián
đoạn. Cả Ấn Độ và Mỹ đều hiểu rằng mình không phải là sự lựa chọn duy
nhất của đối phương và cùng chia sẻ tình trạng cùng lúc phải chia nhỏ sự
quan tâm tới nhiều hướng, nhưng đó cũng là một nhân tố vô hình chung
cản trở quan hệ Mỹ Ấn tiến xa hơn.
3. Điểm thú vị.
Đây cũng chính là điểm thú vị trong quan hệ Mỹ-Ấn. Ấn Độ hợp tác
nhưng không rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào Mỹ. Điều này thể hiện
qua việc Ấn Độ sẵn sàng bày tỏ quan điểm thẳng thắn và không nhượng
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
bộ trong nhiều vấn đề. Trong hợp tác trên lĩnh vực hạt nhân chẳng hạn.
Trên thực tế, Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự (ANC) giữa Ấn Ðộ và Mỹ
được kí kết có nghĩa là Mỹ đã chính thức thừa nhận vị thế quốc gia vũ khí
hạt nhân của Ấn Độ. Ấn Độ là một trong những trường hợp ngoại lệ được
Mỹ dành cho ưu tiên này. Mỹ đã bị thu hút bởi tiềm năng to lớn của thị
trường năng lượng hạt nhân Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ buộc các nhà cung
cấp hạt nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại mà không
được hỗ trợ từ chính phủ, theo khuôn khổ trách nhiệm mà chính phủ Ấn

Độ đặt ra trong năm 2010 để đối phó với tai nạn hạt nhân. Vì vậy, nhiều
công ty Mỹ đã ngần ngại trong việc hợp tác, và thỏa thuận này đến nay
vẫn chưa có thêm bước tiến nào (nhưng hiện Ấn Độ đã hoàn thiện 2 lò
phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Kudankulam hợp tác cùng
Nga xây dựng, một phần của các thỏa thuận quốc phòng và năng lượng
giữa hai nước dự định sẽ xây 16 lò phản ứng hạt nhân tại Ấn Độ.). Hơn
nữa, Ấn Độ đã bất chấp các kỳ vọng của Mỹ khi không muốn tham gia ký
kết Hiệp ước Cấm thử nghiệm toàn diện (CTBT), và cũng không tỏ ra hợp
tác trong việc chấm dứt quá trình sản xuất vật liệu phân hạch (làm giàu
uranium hoặc plutonium).
Hay trong chính vụ Mỹ bắt giữ Phó lãnh sự Ấn Độ mới đây, Ấn Độ
cũng tỏ rõ lập trường cứng rắn. Để xảy ra vụ việc trên một cách hoàn toàn
hữu ý cho thấy rất có thể một mặt Mỹ muốn thị uy vị thế nước lớn rằng
chỉ có luật pháp Mỹ là tối thượng, người Mỹ không bao giờ đặt các lợi ích
ngoại giao cao hơn luật pháp nước Mỹ. Mặt khác có thể đây cũng là phép
thử phản ứng của người Mỹ để dò độ nông sâu thực sự trong quan hệ Mỹ -
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
Ấn, là phép thử để kiểm nghiệm sức mạnh ngoại giao thực chất của Ấn Độ
ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, những đáp trả mạnh mẽ của Ấn Độ cho
thấy người Ấn không dễ để người Mỹ “bắt nạt”.Hợp tác với Mỹ nhưng Ấn
Độ chọn điểm dừng ở cùng có lợi là như vậy.
Đây chính là điểm thú vị trong quan hệ Mỹ-Ấn. Mỹ rất cần Ấn Độ với
tư cách như một đồng minh trong tương lai, nhưng không giống như với
EU hay Nhật Bản, Ấn Độ không để mình bị phụ thuộc và để Mỹ “muốn
làm gì thì làm” trong những vấn đề liên quan tới lợi ích của Ấn Độ. Quan
hệ Mỹ- Ấn có sự tự nguyện, độc lập và bình đẳng (tương đối) giữa 2 bên.
Đây phải chăng là yếu tố “thế kỉ 21” mà Ngoại trưởng John Kerry nhắc
đến khi miêu tả quan hệ Mỹ-Ấn? Mối quan hệ này mang tính chất mới mà
Mỹ chưa từng có trước đó, một đối tượng mà Mỹ phải tìm cách “chinh

phục” chứ không phải là “chiếm đoạt” hay “mua chuộc”.
LỜI KẾT.
Có thể nói đường lối đối ngoại của Ấn Độ thời Thủ tướng Manmohan
Singh kết hợp được cả truyền thống đối ngoại độc lập tự chủ và xu hướng
hội nhập hợp tác. Chính sách Hợp tác nhiều mặt cùng có lợi trong quan hệ
với Mỹ tỏ ra có hiệu quả. Đặc biệt Ấn Độ giữ được thế cân bằng của
mình, khi Mỹ có điều chỉnh chính sách, Ấn Độ cũng có những điều chỉnh
tương ứng như là việc thúc đẩy quan hệ với các nước khác như Nga và
Trung Quốc. Ấn Độ có lẽ sẽ trở thành “bạn chơi xứng tầm” với siêu cường
đơn độc - Mỹ trên đường dài trong tương lai xa. Hiện nay, Mỹ vẫn sẽ giữ
vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Khi Ấn Độ phát
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
triển hơn, khoảng cách với Mỹ được thu hẹp hơn thì mói quan hệ này sẽ
có thêm nhiều không gian để phát triển hơn nữa.
Vì sự gắn kết từ những lợi ích chiến lược chung, trong tương lai, quan
hệ Mỹ - Ấn sẽ phát triển theo chiều hướng tốt. Như mọi mối quan hệ giữa
các nước lớn khác, sự hợp tác này luôn mang đến cho môi trường khu vực
và thế giới cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Chiều hướng tích cực,
quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Ấn Độ sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển,
đảm bao an ninh cho khu vực. Chiều hướng tiêu cực, vì quan hệ Mỹ - Ấn
đặt trong mối ràng buộc với nhiều nước khác nên có thể sự xích lại gần
nhau hơn của Ấn Độ và Mỹ có thể sẽ làm phức tạp thêm tình hình khu
vực, với sự tham gia của nhiều bên hơn vào những vấn đề vốn đã phức
tạp.
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Internet:
1. The worldbank, India Overview,

/>Truy cập ngày 20/12/2013.
2. “Hiệp định hạt nhân dân sự Mỹ- Ấn đạt bước tiến mới”, Báo
điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 05/02/2010
/>co_id=0&cn_id=387930
Truy cập ngày 21/12/2013.
3. Top Trading Partners - December 2012, United States census,
/>trade/statistics/highlights/top/top1212yr.html#2012
Truy cập ngày 21/12/2013.
4. The World Factbook, Central Intelligence Agency,
/>factbook/fields/2050.html
Truy cập ngày 21/12/2013.
5. The World Factbook, Central Intelligence Agency,
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Mỹ từ 2009 tới nay.
/>factbook/fields/2050.html
Truy cập ngày 22/12/2013.
Tạp chí:
1. “Thông tin tra cứu”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 10 (128),
10/2011.
2. Theo Project Syndicate, “Bất cân bằng trong quan hệ quân sự
Mỹ-Ấn”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay Số tháng 6/2013 (183)
Sách:
1. Tiến sĩ Hồ Anh Thái , “Namaskar! Xin chào Ấn Độ”, Nhà
xuất bản Văn Nghệ.
Ngô Thị Thu Giang. Lớp CT38H.

×