Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

các phép tính về số thập phân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.88 KB, 11 trang )


CÁC PHÉP TÍNH VỀ SỐ THẬP PHÂN
Họ và tên: Lê Thị Chuyện
Lớp CĐTHLT A2

I, PHÉP CỘNG
Bài 47: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN

A. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

-Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân

-Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng hai số
thập phân:
* Giáo viên nêu bài toán 1 (Ví dụ 1 - SGK) với yêu
cầu: “Hãy đưa ra phép tính để giải bài toán”

Học sinh nêu: 1,84 +2,45=? (m)

Giáo viên nên yêu cầu tiếp theo: “Tìm cách thực
hiện phép cộng trên?”

Học sinh nêu cách thực hiện (hoặc giáo viên có thể
gợi mở từng bước):



Chuyển về phép cộng hai số tự nhiên:
Ta có:
1,84m = 184cm
2,45m = 245 cm
và 184
+245
249 (cm)



Chuyển lại để tìm kết quả của bài toán trên:
Có : 429cm =4,29m
Vậy 1,84 + 2,45 =429(m)
Hướng dẫn học sinh tự đặt tính và tính:
1,84
+ 2,45
4,29


Cho học sinh quan sát và nêu sự giống nhau và
khác nhau của hai phép cộng:
184 1,84
+245 +2,45
429 4,29


(Đặt tính và cộng giống nhau, khác nhau ở chỗ có hay không
có dấu phẩy)

Học sinh tự nêu (hoặc giáo viên gợi mở để học sinh tự nêu)

cách cộng hai số thập phân (gồm 2 bước như SGK)

Giáo viên nêu ví dụ 2 – SGK. Giáo viên cho học sinh nhận ra
số chữ số ở phần thập phân của hai số hạng không giống
nhau nên phải lưu ý khi đặt tính ( có thể viết thêm chữ số 0 vào
bên phải phần thập phân của 15,9 để có 15,90)

Học sinh tự đặt tính và tính (Một học sinh lên bảng tính, cả lớp
thực hiện vào bảng con)

* Nêu cách cộng hai số thập phân (như SGK). Một số học sinh
nhắc lại

2. Thực hành
Bài 1: Học sinh làm và chữa bài trên bảng lớn
Khi chữa giáo viên nên cho học sinh nêu cách thực hiện từng
phép cộng. Chẳng hạn:
58,2 .2 cộng 3 bằng 5, viết 5
+ 24,3 . 8 cộng 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1
82,5 . 5 cộng 2 bằng 7 thêm 1 bằng 8, viết
8
Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với dấu phẩy của các số hạng.

Bài 2: Học sinh làm bài và chữa bài ở bảng con.
Giáo viên nên lưu ý học sinh chú ý đặt tính và
tính trường hợp ở hai số hạng số các chữ số sau
dấu phẩy không giống nhau (phần c)

Bài 3: Học sinh đọc và tóm tắt bài toán (bằng lời)
Học sinh giải và chữa bài toán trên bảng:


Bài giải:
Tiến cân nặng là:
32,6 + 4,8 = 37,4(kg)

Đáp số: 37,4kg

×