Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Tiết 141: Các thao tác lập luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.22 KB, 17 trang )


Tiết 143 - 144: Làm văn
LUYỆN TẬP KẾT HỢP CÁC
THAO TÁC LẬP LUẬN

LUYỆN TẬP KẾT HỢP CÁC
THAO TÁC LẬP LUẬN
1. Bài tập1(SGK - 112) Đọc đoạn trích sau
và trả lời các câu hỏi.
Đoạn trích viết về vấn đề
gì?

* Vấn đề tác giả nêu: Sự ảnh hưởng mạnh mẽ
của dòng thơ lãng mạn Pháp đối với các nhà thơ
trong phong trào Thơ mới Việt Nam.
Quan điểm của tác giả đối
với vấn đề đó như thế nào?

* Quan điểm của tác giả: Thơ mới Việt Nam có
chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn Pháp.Mỗi nhà thơ
Việt có cách tiếp nhận riêng, họ vẫn giữ được bản
sắc của dân tộc mình và bởi thế thơ họ sống mãi.
Các tác giả sử dụng thao tác
lập luận nào là chủ yếu?

* Các thao tác lập luận:
- Thao tác lập luận chủ yếu : Thao tác lập
luận so sánh.
Ngoài ra, trong đoạn trích
còn có thao tác lập luận nào
nữa không?



Ngoài ra còn sử dụng thao tác phân
tích,bình luận và bác bỏ.
Em hãy chỉ ra những
thao tác lập luận đó?

+ Thao tác phân tích,so sánh: Trong thơ Thế Lữ
ta chỉ thấy ẩn hiện đôi nhà thơ Pháp về thời lãng
mạn Ảnh hưởng của Pháp trong thơ Việt đến
Xuân Diệu là cực điểm. Huy Cận cũng chịu ảnh
hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh hưởng của
Véc len.
+ Kết hợp các thao tác so sánh và bình luận:
Cả hai đều chịu rất nặng ảnh hưởng của Bô-đơ-
le Chế Lan Viên đi từ Bô-đơ-le, Ép-ga –Pô, còn
Hàn Mặc Tử thì ngược lại.

+ Thao tác lập luận bác bỏ: Sự thực đâu có thế
Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã
Việt hoá hoàn toàn Thi văn Pháp không làm mất
bản sắc Việt Nam.Những sự mô phỏng một cách ngu
muội lập tức bị đào thải.
Em suy nghĩ thế nào về quan
niệm: Càng sử dụng nhiều thao tác
lập luận thì văn bản càng hấp dẫn?

* Quan niệm: Càng sử dụng nhiều thao tác lập
luận thì bài văn càng hấp dẫn: Chưa chính xác.
Dựa vào đâu để đánh giá
mức độ thành công của

việc kết hợp các thao tác
lập luận?

- Dựa vào sự mạch lạc và độ hấp dẫn, sức
thuyết phục của văn bản.
- Dựa vào nội dung và tư tưởng được thể hiện
qua văn bản.
Em hãy nhắc lại các thao tác
lập luận đã học? Mục đích
của từng thao tác?

- Giải thích là để người ta hiểu.
- Phân tích giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo.
-
So sánh nhằm nhận rõ giá trị của sự việc,
hiện tượng này so với sự việc, hiện tượng khác.
- Bác bỏ nhằm phủ nhận một điều gì đó.
- Bình luận là thuyết phục người khác nghe
theo sự đánh giá, bàn bạc của mình về một
hiện tượng, vấn đề.
- Chứng minh là để người ta tin.

2. Xây dựng đề cương vận dụng các
thao tác lập luận
*Bàn về một trong những phẩm chất mà người
thanh niên ngày nay cần có.
Các bước cần thực
hiện?

* Vấn đề cần nghị luận:

- Thanh niên ngày nay cần có ý chí vươn lên
trong học tập và công tác.
* Lập dàn ý:
- Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần
nghị luận: Thanh niên ngày nay cần phải có
ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

- Giải quyết vấn đề:
+ Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong
học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn và phù
hợp với quy luật phát triển của con người ở
thời đại mới.
+ Tại sao phải rèn luyện ý chí vươn lên
trong học tập?

+ Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của
một số thanh niên hiện nay.
+ Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên
trong học tập và công tác?
- Kết thúc vấn đề:
+ Ý nghĩa của vấn đề đặt ra
+ Bản thân phải có nhận thức và hành động
như thế nào?

* Trình bày một luận điểm:
-Tại sao thanh niên ngày nay phải rèn luyện ý
chí vươn lên trong học tập và công tác?
+ Thanh niên ngày nay sinh ra trong thời bình
chưa biết đến chiến tranh gian khổ.
+ Một vài năm gần đây vấn đề giáo dục lí tưởng

cho thanh niên bị coi nhẹ.
+ Bị một số tác động tiêu cực của xã hội bị
ảnh hưởng,vì vậy cần phải đặt ra vấn đề giáo
dục cho thanh niên.

Kính chào các thầy cô giáo và
các em học sinh lớp 11A6.
Chúc các em đạt kết quả tốt trong
học tập.

×