Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc - hiểu tác phẩm đọc thêm cho học sinh 12 - ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.85 KB, 21 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1, Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học đang là một đòi hỏi bức thiết, một trong
những vấn đề được quan tâm hàng đầu của giáo dục nước ta. Phương pháp
dạy học hiệu quả sẽ quyết định trực tiếp đến sản phẩm giáo dục. Ngay từ Văn
kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã nêu lên
yêu cầu: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” (1, tr 41).
Cùng với xu thế chung của đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương
pháp dạy học Văn học cũng được đặt ra như một đòi hỏi mang tính cấp bách.
Chương trình ngữ văn Trung học phổ thông (THPT) đã thể hiện quan
điểm: đối với phần văn học không chỉ chú trọng đến các tác phẩm học chính
thức mà còn cần quan tâm đến cả những tác phẩm đọc thêm. Các tác phẩm
đọc thêm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bổ sung và mở rộng kiến
thức cho học sinh song song với các tác phẩm học chính thức.
Với một khối lượng tác phẩm đọc thêm chiếm một tỉ lệ giờ đáng kể
trong chương trình ngữ văn THPT thì việc trang bị những phương pháp, biện
pháp dạy học hiệu quả sẽ tháo gỡ được bài toán thời lượng cho giáo viên
đồng thời nâng cao khả năng tự học, khả năng sáng tạo của học sinh.
Thực tế giảng dạy ngữ văn cho thấy còn một số giáo viên lúng túng
trong việc giảng dạy các tác phẩm đọc thêm, một số giáo viên do chưa nhận
thấy tầm quan trọng của các tác phẩm đọc thêm nên đã dạy qua loa các tác
phẩm này. Bởi vậy, học sinh cũng có thái độ xem nhẹ hoặc không quan tâm
đến văn bản đọc thêm.
Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả đọc – hiểu tác phẩm đọc thêm cho học sinh lớp
12 – ban cơ bản” với mong muốn đóng góp một số phương pháp để các tiết
dạy văn bản đọc thêm có hiệu quả cao hơn.
2, Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp một số biện pháp giúp giáo viên
nâng cao chất lượng giảng dạy các tác phẩm đọc thêm


1
3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các tác phẩm đọc thêm trong chương trình SGK
THPT lớp 12 ban cơ bản.
4, Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết lí luận và thực tiễn
Phương pháp so sánh thống kê
Phương pháp xử lí thông tin định tính
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Cơ sở lí luận của đề tài
1.1. Lí thuyết đoc – hiểu tác phẩm văn chương
Trong công trình nghiên cứu “Đọc và tiếp nhận văn chương”, tác giả
Nguyễn Thanh Hùng đã khẳng định: “Đọc văn chương là đọc cái phần chủ
quan của người viết bằng cách đồng hóa tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của nó
vào trang sách. Đọc là đón đầu những gì mà mình đọc qua từng chữ, từng
câu, từng đoạn, rồi quay về những gì đọc đã qua để chứng kiến và đi tìm hợp
lực của tác giả, để tác phẩm được tái tạo trong tính cụ thể và giàu tưởng
tượng” [4, tr. 29]
Như vậy, đọc – hiểu tác phẩm văn chương có nét khu biệt so với hoạt
động đọc đại trà. Đọc – hiểu tác phẩm văn chương không đơn giản là hoạt
động tiếp cận ngữ nghĩa đơn thuần. Nó đòi hỏi người đọc phát huy phẩm
chất trí tuệ, khả năng tri giác ngôn ngữ và đặc biệt là khả năng liên tưởng,
tưởng tượng để thấu hiểu chia sẻ, đồng cảm với người viết. Đồng thời, người
đọc cũng có thể thể hiện vai trò bạn đọc đồng sáng tạo. Đọc – hiểu tác phẩm
văn chương dù ở hình thức đơn giản hay sâu sắc cũng đòi hỏi sự đắm mình
vào tác phẩm, đọc nó bằng cả vốn văn hóa và trái tim để hiểu giá trị nội
dung, giá trị nghệ thuật và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm, để chuyển mã
văn bản nghệ thuật thành bức tranh đời sống.
Thực tế, đọc văn chương là một hoạt động thẩm mĩ thông qua hai
phương diện:

2
Thứ nhất: kĩ thuật đọc: gồm phát âm, ngữ điệu, nhịp điệu, điệu bộ để
có những ấn tượng ban đầu về tác phẩm.
Thứ hai: nội dung đọc: đọc để thông hiểu nội dung ý nghĩa trên cơ sở
tri giác văn bản.
Quá trình đọc – hiểu tác phẩm văn chương cần trải qua những kĩ năng
cơ bản: đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm và hiểu cặn kẽ những điều mình
đọc.
1.2. Đọc hiểu các tác phẩm văn chương trong nhà trường
Một trong những khái niệm cơ bản để xây dựng chương trình môn ngữ
văn là khái niệm đọc – hiểu. Đọc - hiểu giúp học sinh tham gia xây dựng bài
một cách chủ động và sáng tạo hơn. Đôi khi chính nhờ đọc – hiểu mà học
sinh phát hiện ra những ý nghĩa thẩm mĩ mới mẻ cho tác phẩm mà chính giáo
viên cũng chưa phát hiện được. Vì vậy, đọc - hiểu là phương pháp học văn
tích cực hơn so với phương pháp bình giảng, giảng nghĩa thường thấy trong
cách dạy văn trước kia. Tác giả Trần Đình Chung khẳng định: “Giảng nghĩa,
bình văn cũng là đọc – hiểu, nhưng đó là đọc – hiểu của người dạy, còn đọc
– hiểu của người học sẽ là chiếm lĩnh văn học bằng đối thoại, lấy câu hỏi do
thầy thiết kế là phương tiện” [3, tr. 5].
Tác phẩm văn học chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn đọc biến nó thành sự
kiện trong tâm hồn mình. Cũng vậy, một tác phẩm văn chương trong nhà
trường (bao gồm cả tác phẩm văn học học chính thức và tác phẩm đọc thêm)
phải được học sinh chủ động tìm hiểu mới có thể trở thành một một sự kiện
trong tâm hồn người học. Từ đó học sinh mới có thể say mê và hứng thú với
các tác phẩm văn chương.
1.3. Đặc điểm của các tác phẩm đọc thêm trong chương trình ngữ
văn lớp 12 – ban cơ bản
Chương trình ngữ văn lớp 12 tập trung vào hai giai đoạn văn học: giai
đoạn từ sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 và giai đoạn từ
năm 1975 đến hết thế kỷ XX.

Văn học từ cách mạng tháng 8/1945 đến 1975 là nền văn học mới ra
đời phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nên thống nhất về khuynh
hướng tư tưởng, tổ chức và quan niệm. Đây là giai đoạn hình thành kiểu nhà
3
văn mới: Nhà văn - chiến sĩ. Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn
cảnh đất nước trải qua nhiều sự kiện lớn (Đấu tranh chống thực dân Pháp, đế
quốc Mĩ, xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc ) vì vậy văn học hình thành
những tư tưởng, tình cảm rất riêng và có đặc điểm riêng. Văn học từ cách
mạng tháng 8/1945 đến 1975 có 3 đặc điểm cơ bản: Nền văn học chủ yếu
vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâư sắc với vận mệnh chung
của đất nước; nền văn học hướng về đại chúng; nền văn học chủ yếu mang
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Văn học từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX phát triển trong hoàn cảnh đất
nước đã thoát khỏi chiến tranh nên nhà văn có điều kiện, cơ hội đi vào khám
phá những “miền đất” mới mà thời trước chưa có dịp nói đến. Đất nước bước
vào kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất nhưng phải đương đầu với nhiều
thử thách mới, nghiệt ngã mới đặc biệt gặp muôn vàn khó khăn về kinh tế do
hậu quả chiến tranh để lại. Lúc này, nguyện vọng của nhà văn và người đọc
đã khác trước. Cái nhìn của nhà văn không đơn giản, một chiều mà đa diện,
góc cạnh, có tính chất đối thoại. Người đọc cũng mong chờ những khám phá
mới của văn học và đáp ứng được nhiều nhu cầu phong phú trong đó có nhu
cầu giải trí và thể nghiệm tâm linh.
Chương trình Ngữ văn lớp 12 - ban cơ bản trích học 32 tác phẩm văn
học, trong đó 12 tác phẩm được phân phối vào phần đọc thêm. Chiếm tỉ lệ
37.5% - một tỷ lệ đáng kể trong chương trình giảng dạy ngữ văn lớp 12, từ
đó cho thấy nhóm biên soạn SGK dành sự quan tâm không nhỏ đến phần
Đọc thêm.
II/ Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1. Khảo sát tư liệu dạy học
Khảo sát: sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, sách giáo viên Ngữ văn 12

chương trình cơ bản, và phân phối chương trình có thể nhận thấy:
Phần văn bản đọc thêm trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 chương
trình cơ bản, Phan Trọng Luận tổng chủ biên - NXB Giáo dục, 2012 được
biên soạn gồm các nội dung sau:
- Tiểu dẫn: giới thiệu những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác,
xuất xứ của tác phẩm.
4
- Phần văn bản đoạn trích: nêu các câu hỏi về bố cục, cảm xúc, hình
tượng thơ, nghệ thuật nhằm hướng dẫn đọc thêm.
- Trong SGK đối với các văn bản đọc thêm, mục kiến thức cần đạt và
ghi nhớ không có nên các học sinh khó khái quát được về nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm, chưa có thước đo các chuẩn kiến thức cần thiết để có
định hướng điều chỉnh quá trình nhận thức phù hợp.
- Điều đáng lưu ý là các tác phẩm đọc thêm được sắp xếp phù hợp với
đặc trưng thể loại và giai đoạn văn học với các tác phẩm được học chính
thức. Điều này là một dụng ý của người biên soạn sách giáo khoa nhằm giúp
học sinh có sự liên hệ giữa các tác phẩm cùng giai đoạn, cùng thể loại.
Phần hướng dẫn dạy học văn bản đọc thêm trong sách giáo viên Ngữ
văn 12 chương trình cơ bản, Phan Trọng Luận tổng chủ biên - NXB Giáo
dục, 2012 được biên soạn gồm 3 mục:
- Mục I: Sách hướng dẫn đưa ra những điều cần lưu ý về tác giả và tác
phẩm liên quan tới quá trình tiếp nhận văn bản.
- Mục II: Sách hướng dẫn dạy học phần đọc thêm bằng các gợi ý đáp
án của các câu hỏi trong SGK.
- Mục III: Sách chỉ cho GV những tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ
cho bài giảng.
Phân phối chương trình môn Ngữ văn THPT của Sở GD - ĐT Thanh
Hóa hướng dẫn thực hiện dạy các bài Đọc thêm và các bài Tự học có ghi rõ :
“Đối với những bài đọc thêm và tự học có hướng dẫn: giáo viên tổ chức cho
học sinh tự học, tự tìm hiểu thông qua hướng dẫn, yêu cầu trong SGK. Với

phần Văn học, cần hướng học sinh tới việc đọc – hiểu, nắm vững các giá trị
nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật của tác phẩm” [2, tr.5]. Tài liệu này
cũng quy định rõ thời lượng cụ thể cho từng bài đọc thêm:
Tiết theo
PPCT
Tên bài dạy Thời lượng
12 - Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi)
- Đôt–xtôi-ép-xki
1/2 tiết mỗi bài
29 - Đất nước (Nguyễn Đình Thi) 1 tiết
34-35 - Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
- Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
2/3 tiết mỗi bài
5
- Đò Lèn
40 - Bác ơi (Tố Hữu)
- Tự do (Ê-luy-a)
1/2 tiết mỗi bài
50 - Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
(Võ Nguyên Giáp)
1 tiết
65 - Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam 1 tiết
73 - Mùa lá rụng trong vườn (trích) - Ma Văn
Kháng
1 tiết
74 - Một người Hà Nội ( trích) - Nguyễn Khải 1 tiết
Như vậy vị trí quan trọng của phần văn bản đọc thêm trong chương
trình ngữ văn là không thể phủ nhận. Tuy nhiên thời lượng dành cho các tác
phẩm đọc thêm không nhiều. Vì vậy, để có thể dạy hiệu quả những tiết đọc
thêm đòi hỏi giáo viên phải có cách thức triển khai bài giảng phù hợp. Đặc

biệt phải phát huy cao độ khả năng đọc – hiểu một cách chủ động của học
sinh.
2.2. Thực tiễn dạy học các văn bản đọc thêm trong nhà trường
THPT
Với việc quan sát những tiết dạy - học các văn bản đọc thêm và tham
khảo các giáo án dạy – học các văn bản đọc thêm, tôi nhận thấy một số thực
tế như sau:
Về phía giáo viên
Tồn tại quan niệm coi những bài học thêm không quan trọng. Vì thế
thường xem nhẹ hoặc giảng dạy qua loa chủ yếu bằng phương pháp thuyết
trình. Điều này dẫn đến thái độ ỷ lại của học sinh.
Đối với những tác phẩm quá dài như “Tiếng hát con tàu” (Chế Lan
Viên), “Mùa lá rụng trong vườn” (Ma Văn Kháng), giáo viên chỉ cho học
sinh đọc bài mà không tìm hiểu tác phẩm hoặc chỉ tìm hiểu một số ý quan
trọng điều này làm mất đi tính chỉnh thể của hình tượng nghệ thuật.
Giáo viên rất ít quan tâm đến vấn đề thể loại, giai đoạn văn học khi tìm
hiểu các văn bản đọc thêm, cũng ít liên hệ giữa các tác phẩm đọc thêm với
các tác phẩm được học chính thức.
Cách soạn giáo án giảng dạy các văn bản đọc thêm không khác so với
cách soạn giáo án các văn bản dạy chương trình chính thức.
6
Về phía học sinh
Tài liệu hướng dẫn cho phần đọc thêm môn ngữ văn bậc THPT hầu
như chưa có. Để chuẩn bị cho bài đọc thêm, học sinh chỉ biết dựa vào hướng
dẫn của SGK. Thậm chí đối với một số học sinh việc chuẩn bị bài ở phần đọc
thêm chỉ dừng lại ở đọc văn bản.
Trong giờ học, học sinh học phần tác phẩm đọc thêm thiếu chủ động,
chủ yếu lắng nghe những đáng giá của giáo viên về tác phẩm mà chưa có
được cách đọc – hiểu phù hợp. Điều này dẫn đến việc kiến thức về các tác
phẩm đọc thêm thường nhanh phai trong tâm trí học sinh.

Có thể khẳng định, hiện nay cả người dạy và người học đều chưa có sự
quan tâm đúng mức đến các tác phẩm đọc thêm. Điều này đặt ra những câu
hỏi bức thiết: Cần làm gì để khơi gợi hứng thú học tập của học sinh đối với
các tác phẩm đọc thêm?; làm sao để mỗi giờ đọc – hiểu tác phẩm đọc thêm
có thể để lại những ấn tượng sâu sắc cho học sinh?; bài toán thời lượng của
các tiết dạy tác phẩm đọc thêm cần được giải quyết như thế nào?
III/ Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc – hiểu
tác phẩm đọc thêm cho học sinh lớp 12 – ban cơ bản.
Trên cơ sở tìm hiểu lí thuyết về đọc – hiểu tác phẩm văn chương và
đọc – hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường đồng thời dựa vào kinh
nghiệm giảng dạy văn của bản thân ở bậc THPT, tôi đã đúc rút được một số
kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả đọc – hiểu tác phẩm đọc thêm cho
học sinh lớp 12 – ban cơ bản.
3.1. Đổi mới cách tiếp cận phần tiểu dẫn
Trước khi tiếp xúc với tác phẩm, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho
học sinh tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản, nắm được những tri thức
chung về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, vị trí ). Những tri thức này
phần lớn đã được trình bày ở phần tiểu dẫn. Một số các giáo viên chọn cách
thuyết trình cho học sinh về phần này. Tuy nhiên cách làm như vậy thường ít
gây được hứng thú cho người học, người học không chủ động đọc – hiểu
phần tiểu dẫn nên hiệu quả không cao. Hơn thế cách làm này sẽ khiến việc
tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản chiếm một thời lượng đáng kể. Tôi cho
rằng, cần phải có cách thức hợp lí hơn để hướng dẫn học sinh tìm hiểu những
7
yếu tố ngoài văn bản. Trước hết, để chuẩn bị cho tiết học, giáo viên yêu cầu
học sinh đọc trước phần tiểu dẫn SGK, đồng thời gợi ý cho học sinh một số
tài liệu (nhà văn trong nhà trường, bình giảng văn học ) các trang mạng (ví
dụ: Wikipedia, diễn đàn kiến thức văn học ) để người học có sự khám phá
thêm về tác giả, tác phẩm một cách chủ động nhằm tạo nên những hứng thú
cho người học. Trong tiết dạy, giáo viên chỉ cần đưa ra những câu hỏi gợi mở

để học sinh tự tìm thông tin, những câu hỏi này có thể trình bày dưới hình
thức trắc nghiệm. Biện pháp này vừa giúp học sinh đọc – hiểu kiến thức
ngoài văn bản một cách chủ động vừa tiết kiệm thời gian.
3.2. Đổi mới cách tiếp cận tác phẩm
Nhìn chung, các tác phẩm được phân phối đọc thêm trong chương
trình ngữ văn lớp 12 có dung lượng lớn trong khi thời gian dành cho việc tìm
hiểu tác phẩm lại rất hạn chế. Không ít giáo viên lúng túng khi giải quyết bài
toán thời gian đối với một tác phẩm đọc thêm. Không thể dạy tác phẩm đọc
thêm như dạy một tác phẩm được học chính thức song vẫn phải đảm bảo
rằng học sinh nắm được các giá trị nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật
của tác phẩm. Để đạt được mục đích như trên giáo viên có thể thực hiện như
sau:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp xúc bước đầu với văn bản bằng
hình thức đọc văn bản (đối với tác phẩm trữ tình) hoặc tóm tắt văn bản (đối
với tác phẩm tự sự). Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc (tóm tắt) văn bản
trước, sau đó nhận xét, bổ sung. Đối với tác phẩm trữ tình, giáo viên có thể
đọc lại văn bản. Việc đọc văn bản (đối với tác phẩm trữ tình) hoặc tóm tắt
văn bản (đối với tác phẩm tự sự) là rất quan trọng trong việc tạo nên những
ấn tượng ban đầu cho học sinh về tác phẩm văn học.
Sau khi tạo được trong học sinh những ấn tượng ban đầu về tác phẩm,
giáo viên hướng dẫn học sinh thâm nhập vào cấu trúc hình tượng nghệ thuật.
Đây chính là phần đọc – hiểu nội dung văn bản, nhằm đi sâu vào văn bản văn
học để phát hiện, phân tích, đánh giá văn bản từ các chi tiết, hình ảnh. Tầng
hình tượng thường được tổ chức thành các mối quan hệ rất phức tạp giữa cái
hiển ngôn và cái vô ngôn, giữa cái ổn định và cái biến đổi, giữa nghĩa thực
và nghĩa biểu trưng Nếu giáo viên vẫn áp dụng cách thức giảng dạy tác
8
phẩm học chính thức để khám phá cấu trúc hình tượng trong những bài học
thêm thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu về thời gian. Vì vậy, khi hướng dẫn
học sinh thâm nhập vào cấu trúc hình tượng nghệ thuật trong những tác phẩm

đọc thêm chỉ nên hướng dẫn học sinh đọc – hiểu để xác định những dấu hiệu
nghệ thuật cơ bản (thể loại, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, yếu
tố thời đại ) và khám phá chủ đề tư tưởng của tác phẩm (vấn đề đặt ra trong
tác phẩm là gì? Những nhân vật chính trong tác phẩm là ai? Vấn đề mà tác
giả gửi gắm qua các nhân vật chính? ). Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
thâm nhập vào cấu trúc hình tượng nghệ thuật bằng cách đặt những câu hỏi
gợi mở để học sinh suy nghĩ trả lời.
Từ những hiểu biết cơ bản về nội dung và nghệ thuật, giáo viên hướng
dẫn học sinh đọc – hiểu sâu về một nội dung hoặc một hình thức nghệ thuật
nào đó. Giáo viên có thể tự chọn một, hai vấn đề để giúp học sinh khắc sâu
ấn tượng về tác phẩm bằng phương pháp đặt những câu hỏi gợi mở. Giáo
viên cũng có thể cho học sinh hoạt động nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị trước
một vấn đề đặc biệt ấn tượng về tác phẩm để trình bày trước lớp. Giáo viên
chỉnh sửa, bổ sung. Việc khắc sâu những ấn tượng trong tác phẩm là điều vô
cùng quan trọng giúp học sinh đọc – hiểu văn bản văn học một cách chủ
động, phù hợp với bản chất của đọc – hiểu tác phẩm văn chương.
Sau khi học sinh đã có những hiểu biết khái quát về nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm, đồng thời cũng thể hiện được những ấn tượng sâu đậm
của mình về tác phẩm đọc thêm. Giáo viên nên liên hệ những vấn đề trong
tác phẩm học thêm với những tác phẩm được học chính thức. Như đã trình
bày, các tác phẩm đọc thêm được sắp xếp phù hợp với đặc trưng thể loại và
giai đoạn văn học với các tác phẩm được học chính thức. Việc liên hệ này
vừa làm phong phú kiến thức của mỗi tác phẩm vừa tạo hứng thú cho học
sinh khi tìm hiểu tác phẩm đọc thêm. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
liên hệ những vấn đề trong tác phẩm học thêm với những tác phẩm được học
chính thức bằng cách đặt những câu hỏi gợi mở hoặc bằng hình thức trắc
nghiệm.
3.3. Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá
9
Do điều kiện thời gian, thời lượng hướng dẫn học sinh đọc – hiểu các

tác phẩm đọc thêm trên lớp có hạn, những bài học thêm đòi hỏi học sinh phải
phát huy năng lực tự học cao. Vì vậy, giáo viên bắt buộc phải có sự kiểm tra,
đánh giá kiến thức tự học của học sinh để kịp thời uốn nắm bổ sung. Bên
cạnh hình thức kiểm tra miệng, giáo viên có thể kiểm tra bằng hình thức trắc
nghiệm. Hình thức kiểm tra này có ưu điểm là trong một thời gian ngắn giáo
viên có thể kiểm tra được nhiều lượng kiến thức nhất, vừa đảm bảo tính vừa
sức vừa khắc phục lối học vẹt của học sinh.
3.4. Đổi mới cách soạn giáo án
Có một thực tế là một số giáo viên soạn giáo án giảng dạy các văn bản
đọc thêm không khác so với cách soạn giáo án các văn bản dạy chương trình
chính thức. Điều này dẫn đến những sự bất cập về thời gian khi triển khai bài
đọc thêm. Thiết nghĩ giáo án dạy thêm chỉ nên có cái nhìn khái quát về nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm, từ đó khai thác sâu một hoặc hai ấn tượng
đặc biệt của tác phẩm đồng thời thể hiện sự liên hệ đối với các tác phẩm
được học ở chương trình chính thức. Giáo án dạy thêm cũng nên thể hiện
những biện pháp nhằm khắc phục bài toán thời gian (Ví dụ: đặt câu hỏi trắc
nghiệm đối với phần tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm ). Hơn hết, giáo án
dạy thêm phải thể hiện rõ quan điểm dạy học tích cực, phải để học sinh chủ
động đọc – hiểu tác phẩm, để tác phẩm thực sự trở thành một dấu ấn tâm hồn
của người học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, tuyệt đối không
đọc – hiểu thay học sinh.
Giáo viên cũng nên sử dụng giáo án điện tử, các phương tiện hỗ trợ để
bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn.
IV/ Kết quả bước đầu trong việc áp dụng những biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả đọc – hiểu tác phẩm đọc thêm cho học sinh lớp 12 –
ban cơ bản.
Trong năm học 2012 – 2013, tôi đã tích cực áp dụng những biện pháp
trên để giảng dạy tác phẩm đọc thêm cho học sinh các lớp 12I, 12Đ, 12A
trường THPT chuyên Lam Sơn và đã thu được những kết quả khả quan. Cụ thể:
- 100% các tiết dạy bài đọc thêm không vi phạm quy định về thời gian

cho phép.
10
- Học sinh học tập chủ động, tích cực trong việc đọc – hiểu tác giả, tác
phẩm. Học sinh có sự hứng thú trong học tập.
- Đa số học sinh nắm được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm. Đồng thời học sinh có được những ấn tượng sâu sắc đối với
những vấn đề, chi tiết quan trọng trong tác phẩm.
Tôi cũng đã dạy thao giảng trước tổ Ngữ Văn - trường THPT chuyên
Lam Sơn bài đọc thêm: Đò Lèn (Nguyễn Duy) và có được kết quả như sau:
- Học sinh trả lời được tất cả câu hỏi trắc nghiệm nêu lên trong giờ giảng.
- 95% học sinh trả lời đúng hoàn toàn những câu hỏi trắc nghiệm trong
phiếu kiểm tra đánh giá sau giá học.
- 100% giáo viên dự giờ đánh giá giờ thao giảng đạt loại giỏi với số
điểm trung bình là 18.5/20.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KHOA HỌC
1. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học văn nói riêng
đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của giáo dục nước
ta. Vấn đề đó đòi hỏi bản thân mỗi người dạy phải không ngừng nghiên cứu,
học hỏi để tìm được những phương pháp, biện pháp thật sự phù hợp đối với
từng đối tượng bài dạy.
2. Bằng cách tự học hỏi, nghiên cứu lí thuyết đọc – hiểu tác phẩm văn
chương nói chung và đọc – hiểu văn chương trong nhà trường nói riêng,
đồng thời dựa vào kinh nghiệm giảng dạy Ngữ văn của bản thân ở bậc
THPT, tôi đã đúc rút được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đọc –
hiểu tác phẩm đọc thêm cho học sinh lớp 12 – ban cơ bản. Tất cả những biện
pháp đó đều nhằm mục đích giúp học sinh chủ động và hứng thú hơn trong
nắm bắt tác phẩm đọc thêm, khắc phục được những hạn chế về thời gian cho
phép. Bước đầu những biện pháp ấy đã thu được một số kết quả nhất định,
song vẫn cần một sự nghiên cứu, trau dồi hơn nữa để những biện pháp trở
nên hoàn thiện hơn.

3. Thiết nghĩ sự thành công trong công tác giảng dạy ở bất cứ bộ môn
nào đều cần sự phối hợp của nhiều yếu tố. Trong đó rất cần sự tạo điều kiện
11
của Sở Giáo dục và Đào tạo, của nhà trường, sự nỗ lực của bản thân người
dạy và người học. Trên cơ sở đó, xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức tập huấn cho giáo viên theo
chuyên đề giúp giáo viên các trường có điều kiện học tập trao đổi kinh
nghiệm.
- Đối với nhà trường: Hàng năm duy trì công việc báo cáo kinh
nghiệm về công việc giảng dạy bộ môn, tiếp tục có sự quan tâm, hỗ trợ, động
viên giáo viên và học sinh cùng vươn lên trong dạy và học.
- Đối với giáo viên: Luôn tự học, tự trau dồi kiến thức, kinh nghiệm
bản thân. Luôn ý thức rõ ý nghĩa của dạy học tích cực trong giảng dạy Ngữ
văn là phải để học sinh chủ động đọc – hiểu văn bản.
- Đối với người học cần có sự chuẩn bị bài nghiêm túc trước khi đến
lớp, luôn có ý thức chủ động trong công việc học tập của bản thân.
Với sự kết hợp của các yếu tố trên có thể tin tưởng rằng công tác giảng
dạy trong nhà trường THPT nói chung, công tác giảng dạy Ngữ văn nói riêng
sẽ có được những thành tựu tích cực.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết
Đinh Thị Thu Hằng
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương (khoá

VIII) (1997), NXB chính trị Quốc gia.
2. Phân phối chương trình THPT môn Ngữ văn (2012), Nhà in Sở
GD và ĐT Thanh Hóa.
3. Trần Đình Chung (2004), Tiến tới một quy trình đọc hiểu văn
trong bài học ngữ văn mới. Văn học và tuổi trẻ, số 2, tr 25.
4. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB
Giáo dục HN.
5. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2012), Ngữ văn lớp 12 tập 1,
NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2012), Ngữ văn lớp 12 tập 2,
NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2012), Sách giáo viên Ngữ văn
lớp 12 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.
8. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2012), Sách giáo viên Ngữ văn
lớp 12 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Nhiều tác giả, Lí luận văn học (2001), NXB Giáo dục Việt
Nam.
13
Tiết…35.… .…Soạn ngày 6 tháng 11 năm 2012
Giảng ngày 15 tháng 11 năm 2012 – Lớp giảng: 12A
ĐÒ LÈN
Nguyễn Duy
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
* Về kiến thức: Giúp HS:
1. Hiểu được những tình cảm, suy nghĩ cảm động và sâu lắng của nhà thơ
đối với người bà; sự vận động của mạch cảm xúc thơ.
2. Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ
3. Thấy được vị trí của thơ Nguyễn Duy trong nền văn học mới
* Về kỹ năng: Rèn luyện rèn luyện kỹ năng đọc thơ và phương pháp tiếp cận
vấn đề

* Về thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
 Giáo viên chuẩn bị giáo án, phương tiện dạy học, hình dung về
phương pháp giảng dạy, cách thức tiến hành (Phương pháp đọc sáng
tạo, phương pháp vấn đáp gợi tìm, phương pháp đặc câu hỏi trắc
nghiệm, tích hợp phân môn Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn),
 Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước tiết học.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Cảm nhận của em về một hình ảnh em ấn tượng nhất
trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
3. Bài mới:
HĐ của GV và HS
HĐ 1: Tìm hiểu phần Tiểu dẫn
- Trên cơ sở HS đã đọc phần
Tiểu dẫn ở nhà và tìm hiểu
các nguồn tài liệu khác,
Yêu cầu cần đạt
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả:
Xác định các thông tin về tác giả thông qua việc
trả lời câu hỏi trắc nghiệm (đánh dấu vào đáp án
đúng)
14
GV yêu cầu HS trả lời nhanh
các câu hỏi trắc nghiệm về tác
giả, tác phẩm. GV trình chiếu
câu hỏi trắc nghiệm.
- HS trả lời
- GV xác nhận lại đáp án

(?) Quê quán của tác giả Nguyễn Duy?
A. Thanh Hóa B. Hà Tây
C. Hà Nội
(?) Ai là người gắn bó với tuổi thơ Nguyễn Duy
nhiều nhất?
A. Bố B. Bà ngoại
C. Mẹ
(?) Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành thời kì
nào?
A. Kháng chiến chống Pháp B. Sau 1975
C. Kháng chiến chống Mĩ
(?) Đặc điểm thơ Nguyễn Duy là gì?
A. Hồn hậu, phóng khoáng, tinh tế, tài hoa
B. Nóng hổi tính thời sự, giàu chất sử thi, chất
anh hùng ca và chất chính luận, có vẻ đẹp trí tuệ
độc đáo.
C. Kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng trữ
tình với chất thế sự đậm đặc.
2. Tác phẩm
Xác định các thông tin về tác phẩm thông qua
việc trả lời câu hỏi trắc nghiệm (đánh dấu vào
đáp án đúng)
(?) Bài thơ Đò Lèn sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi tác giả đang tham gia chiến đấu tại chiến
trường
B. Trong một dịp tác giả trở về quê hương
C. Khi tác giả ở thành phố Hồ Chí Minh mà bồi
hồi nhớ về quê ngoại
(?) Bài thơ Đò Lèn sáng tác năm nào?
A. 1983 B. 1985

C. 1984
15
HĐ 2: Tìm hiểu phần văn
bản
- GV yêu cầu HS đọc bài thơ.
Một HS đọc bài thơ, GV uốn
nắn cách đọc và đọc lại thật
diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS xác định
thể thơ, không gian nghệ
thuật, thời gian nghệ thuật,
xác định những nhân vật trữ
tình trong tác phẩm? chia bố
cục bài thơ và xác định nội
dung chính trong từng đoạn?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
phần 1: Kí ức tuổi thơ của tác
giả. Chỉ tập trung tìm hiểu về
hình ảnh tác giả khi còn thơ
bé.
- GV hỏi: liệt kê những hình
ảnh thơ gắn với những kí ức
của tác giả? HS trả lời
(?) Bài thơ Đò Lèn được in trong tập thơ nào?
A. Bụi B. nhìn ra bể rộng trời cao
C. Ánh trăng
II/ Đọc – hiểu văn bản
1, Tìm hiểu khái quát về những dấu hiệu nghệ
thuật và chủ đề tư tưởng của phẩm
- Bài thơ viết theo thể thơ tự do

- Bài thơ đưa người đọc đi từ kí ức tuổi thơ của
tác giả khi tác giả còn là cậu bé đến thời gian
hiện tại khi tác giả đã là một người lính.
- Bài thơ có bố cục 2 phần:
+ phần 1: Kí ức tuổi thơ của tác giả
+ phần 1: Hình ảnh người bà và nỗi niềm của tác
giả khi nhớ về bà
- Chủ thể trữ tình trong tác phẩm là tác giả,
khách thể trữ tình là người bà của tác giả
1. Kí ức tuổi thơ
- Kí ức tuổi thơ của Nguyễn Duy gắn với những
câu chuyện đi câu cá, theo bà đi chợ, bắt chim
sẻ, xem lễ đền Sòng ("Đền Sòng thiêng nhất xứ
Thanh" - Ca dao), bà đi bán trứng ở ga Lèn
→ Những kỉ niệm tuổi thơ của một chú bé nhà
nghèo, ngây thơ, hiếu động và nghịch ngợm
sống nơi làng quê yên bình
→ Cậu bé ham mê thế giới kì ảo của những tiên,
16
- GV hỏi: Từ những hình ảnh
thơ gắn với những kí ức của
tác giả, em nhận xét gì về
hình ảnh cậu bé trong thi
phẩm? HS trả lời
GV tổng kết và trình chiếu
thông tin một cách linh hoạt
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
phần 2: Hình ảnh người bà và
nỗi niềm của tác giả khi nhớ
về bà theo cách thức đặt câu

hỏi. HS trả lời. GV tổng kết
và trình chiếu thông tin một
cách linh hoạt
- GV hỏi: người bà trong kí ức
tuổi thơ tác giả gắn với những
kỉ niệm nào? HS trả lời
- GV hỏi: Vì sao hình tượng
người bà trong bài thơ lại có
sức ám ảnh, cuốn hút người
đọc? HS trả lời
GV hỏi: Tìm hiểu nghệ thuật
dùng từ, phân tích giá trị tạo
hình và biểu cảm của từ "thập
thững" trong câu thơ: "Quán
Cháo, Đồng Giao thập thững
phật thánh thần
2. Hình ảnh người bà và nỗi niềm của tác giả
khi nhớ về bà
a. Hình ảnh người bà trong kí ức tuổi thơ của
tác giả
- Mẹ mất sớm nên Nguyễn Duy có thời gian dài
được bà nuôi dưỡng chăm sóc.
- Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
- Bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng
Giao thập thững những đêm hàn
- Bà ăn củ dong riềng luộc sượng trong năm đói
- Bom Mĩ thổi bay nhà… bà đi bán trứng ở ga
Lèn
→ Bà hiện lên qua nét bút chân thực, gần gũi:
cuộc đời bà lam lũ tần tảo, bà giàu tình thương

nhân ái như bóng mát che chở đời cháu, bà thầm
lặng hi sinh, giữa hoàn cảnh vô cùng khó khăn
bà vẫn rất kiên cường. Hình tượng này giản dị
mà lớn lao, thân thiết mà gợi nhiều xót xa
thương cảm. Đó là hình ảnh của bao người bà
khác trong chiến tranh mà mỗi chúng ta đều có.
Chuyện riêng của nhà thơ đụng vào chuyện
chung của bao người vì thế đoạn thơ rất hấp
dẫn.
→ Từ láy “thập thững”:Diễn tả bước chân khó
nhọc, không chắc chắn, lúc cao, lúc thấp, trong
bước chân đó có cái gì thật tội nghiệp. Từ "thập
17
những đêm hàn". HS trả lời
GV hỏi: Tìm hiểu nỗi niềm
tác giả khi nhớ về bà? HS trả
lời
thững" ẩn chứa cả một tấm lòng của Nguyễn
Duy.
b. Nỗi niềm của tác giả khi nhớ về bà
- Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế: Câu thơ chân
thực đến đắng lòng, nó mang theo nỗi thương
tiếc và ân hận của một người đang tự nhận thức
lại về cái giá của sự vô tư đến vô tâm của mình
- Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực: Thể hiện
một nét tâm lí của tuổi thơ rất say mê với miền
đất cổ tích đầy hư ảo. Vì thế mà quên đi không
để ý đến những cay cực, lao khổ mà bà đang
chịu đựng. Đó chính là những sai lầm nhưng ta
không thể tránh được và bản thân tác giả cũng

chỉ biết hối hận mà thôi, "trong suốt" là nhận
thức thơ ngây, trong trẻo, hồn nhiên, cậu bé mới
chỉ biết yêu bà mà chưa biết thương bà".
- Giờ đây, trong cảm nhận của nhà thơ Con
người không thể mãi sống trong thế giới cổ tích.
Những niềm tin ngây thơ không thể giúp con
người chống lại những thế lực tàn bạo.
- Dòng sông xưa cũng là dòng sông cuộc đời
vẫn luôn chảy trôi với tất cả niềm vui và nỗi
buồn, hạnh phúc và đắng cay, hài lòng và ân
hận. Đi cùng dòng sông – cuộc đời, nhận thức
của con người sẽ trưởng thành hơn, sẽ tự nhận
thức được lẽ còn - mất trong cuộc đời. Để rồi từ
một nấm cỏ: mong manh, nhỏ nhoi, đơn sơ, hữu
hạn nhưng lại bật thức triết lí nhân sinh cao quý:
Hãy dành nhiều hơn nữa tình thương yêu, cảm
thông và thấu hiểu đối với người thân, đối với
những người quanh ta, đừng để khi biết yêu
thương người khác thì cơ hội đáp đền đã không
18
GV liên hệ bài thơ với tác
phẩm “Bếp lửa” (Bằng Việt),
HĐ3: Tổng kết, dặn dò
GV hướng dẫn HS nhìn nhận
lại một số điểm cơ bản sau:
- Mạch cảm xúc và sự vận
động phát triển của nó.
- Thành công về nghệ thuật.
- Giá trị nội dung
- Phong cách thơ Nguyễn

Duy
GV trình chiếu phần tổng kết
GV dặn HS soạn bài tiếp
theo: tìm hiểu về một số phép
tu từ cú pháp.
còn.
III/ Tổng kết
- Nguyễn Duy – thi sĩ thảo dân
- Bài thơ viết về người bà cùng với những kí ức
tuổi thơ với cả nỗi niềm kính yêu, tiếc thương,
xót xa ân hận của một người cháu khi đã trưởng
thành
- Đò Lèn tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn
Duy giàu chiêm nghiệm, luôn được viết từ
những cảm hứng về nhân dân và nguồn cội.
- Cách viết thơ dung dị, giản dị mà đi vào lòng
người
19
HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
SAU KHI HỌC BÀI “ĐÒ LÈN” – NGUYỄN DUY
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào những đáp án đúng
1. Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành thời kì nào?
A. Kháng chiến chống Pháp
B. Sau 1975
C. Kháng chiến chống Mĩ
2. Đặc điểm thơ Nguyễn Duy là gì?
A. Hồn hậu, phóng khoáng, tinh tế, tài hoa
B. Nóng hổi tính thời sự, giàu chất sử thi, chất anh hùng ca và chất chính
luận, có vẻ đẹp trí tuệ độc đáo.

C. Kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng trữ tình với chất thế sự đậm đặc.
3. Bài thơ Đò Lèn được in trong tập thơ nào?
A. Bụi
B. nhìn ra bể rộng trời cao
C. Ánh trăng
4. Trong bài thơ “Đò Lèn”, hình ảnh tác giả khi còn thơ bé được tái hiện
như thế nào?
một chú bé nhà nghèo, ngây thơ, hiếu động và nghịch ngợm
Cậu bé ham mê thế giới kì ảo của những tiên, phật thánh thần
Cả hai ý kiến A và B
5. Hình ảnh người bà trong kí ức tuổi thơ của tác giả?
A. Bà lam lũ tần tảo, giàu tình thương, bà thầm lặng hi sinh, giữa hoàn cảnh
vô cùng khó khăn bà vẫn rất kiên cường
B. Bà lam lũ tần tảo, giàu tình thương yêu cháu
C. Bà thầm lặng hi sinh, che chở cho cháu trong mưa bom bão đạn.
6. Nỗi niềm của tác giả khi nhớ về bà?
A. Tác giả ân hận vì những suy nghĩ thơ trẻ của mình
B. Tác giả cảm thấy vừa kính yêu, tiếc thương vừa xót xa ân hận.
C. Tác giả cảm thấy yêu thương bà mình hơn bao giờ hết.
20
7. Những điểm gần gũi giữa tác phẩm “Đò Lèn” (Nguyễn Duy) và tác phẩm
“Bếp lửa” (Bằng Việt)?
A. Đề tài, nội dung cảm xúc, bút pháp
B. Đề tài, nội dung cảm xúc, giọng điệu
C. Đề tài, nội dung cảm xúc , điểm nhìn của nhân vật trữ tình.
8. Điểm tương đồng giữa tác phẩm “Đò Lèn” (Nguyễn Duy) và “Tiếng hát
con tàu” (Chế Lan Viên)?
A. Đề tài và thể thơ
B. Điểm nhìn của nhân vật trữ tình và thể thơ
C. Giọng điệu thơ và thể thơ

9. Tác phẩm “Đò Lèn” (Nguyễn Duy) thuộc giai đoạn văn học nào?
A. Trước cách mang tháng 8/ 1945
B. Từ cách mang tháng 8/ 1945 đến 1975
C. Từ 1975 đến hết thế kỉ XX
10. Nhà phê bình Chu Văn Sơn đã đánh giá Nguyễn Duy như thế nào?
A. Thi sĩ thảo dân
B. Thi sĩ đồng quê
C. Thi sĩ chân quê
21

×