1
Bài 2:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH
LỚP BỒI DƯỢNG GIÁO VIÊN CỐT CÁN
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN
2
Đổi mới phương pháp dạy học môn
GDCD ở trường trung học phổ thông nhằm
đáp ứng yêu cầu đổi mới, thực hiện sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và phát triển nền kinh tế thò trường
đònh hướng xã hội chủ nghóa.
Đổi mới nội dung, phương pháp, hình
thức dạy học nhằm góp phần tích cực vào
việc đào tạo nguồn nhân lực và những công
dân mới năng động, sáng tạo, thích ứng
với kinh tế thò trường, có phẩm chất và
năng lực để thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
3
•
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh, lấy học sinh “làm trung tâm”.
Đặc trưng của dạy học tích cực hóa hoạt động của học sinh là
thông qua việc tổ chức các hoạt động của học sinh, giúp học
sinh hoạt động một cách tích cực, tăng cường học tập cá thể
phối hợp với hoạt động hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy
với tự đánh giá của trò.
•
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động của học sinh không phải là phủ nhận sạch trơn các
phương pháp dạy học truyền thống, hoặc sao chép những
phương pháp xa lạ không phù hợp với nước ta. Vấn đề là ở
chỗ: kế thừa, tiếp thu có chọn lọc phương pháp truyền thống
và của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, phù hợp với
điều kiện của đất nước.
4
•
Đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hóa hoạt động không
những khộng hạ thấp vai trò của người
thầy, mà trái lại càng phát huy cao độ
tính chủ đạo, khả năng sáng tạo của
người thầy. Vai trò của người thầy trong
dạy học tích cực hóa hoạt động của học
sinh là người thiết kế, tổ chức quá trình
học tập của học sinh nhằm hướng dẫn
hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học
sinh nắm vững kiến thức, hình thành kỹ
năng, thái độ, tình cảm, niềm tin theo yêu
cầu của môn giáo dục công dân.
•
5
•
Đổi mới phương pháp dạy học
luôn luôn quát triệt nguyên tắc “học đi
đôi với hành”, “lý luận gắn với thực
tiễn”. Thông qua việc đa dạng hóa các
hoạt động dạy học, gắn goạt động dạy
học với hoạt động xã hội, hoạt động lao
động và những hoạt động thực tiễn khác
ở đòa phương để học sinh có thế giới
quan khoa học, nhân sinh quan tiến bộ,
củng cố niềm tin, kỹ năng tổ chức hoạt
động thực tế của học sinh.
6
Đổi mới phương pháp dạy học phải kế thừa những thành
quả giáo dục, dạy học môn Đạo đức ở tiểu học, Giáo dục
công dân ở trung học cơ sở, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và
trình độ nhận thức của bậc trung học phổ thông. Đồng thời
đổi mới phương pháp dạy học phải tranh thủ được các thành
tựu khoa học kỹ thuật hiện đại như là những phương tiện phục
vụ đắc lực cho quá trình dạy học như máy vi tính, mạng
internet…
7
I. PHƯƠNG PHÁP NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
•
1. Quan niệm về phương pháp dạy học nêu vấn đề
•
Dạy học nêu vấn đề xuất phát từ nhận thức cho rằng:
con người chỉ tích cực tư duy khi ở vào hoàn cảnh có vấn đề
nảy sinh, khi con người phát hiện các mâu thuẫn của lý thuyết
hay thực tế mà tư duy cũ không giải quyết được một cách tốt
nhất.
•
Những thành tựu dạy học gần đây cũng cho thấy trong
quá trình dạy học có những mâu thuẫn giữa yêu cầu dạy học
càng cao, khả năng tư duy ngày càng sáng tạo của học sinh
với việc tổ chức dạy học còn lạc hậu. Điều đó khiến họ nghó
đến biện pháp tăng thời gian học tập trên lớp để truyền thụ
được nội dung tri thức ngày càng nhiều.
8
•
Nhưng như vậy e rằng quá tải sẽ dẫn đến hạn chế chứ
không phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh.
•
Một cách khác là tăng hiệu quả giờ dạy bằng cách cải
tiến các phương pháp dạy học, nội dung chương trình và cả
hình thức tổ chức dạy học.
•
Cuối cùng, họ đã đi đến kết luận rằng: quy luật chung
để tích cực hóa hoạt động học của học sinh là nhờ họ độc lập
trong việc giải quyết các tình huống có vấn đề. Ngày nay, dạy
học nêu vấn đề đã phát triển thành một kiểu dạy học hiện
đại. Thực chất của kiểu dạy học này là tạo ra một chuỗi tình
huống có vấn đề và điều kiện hoạt động của học sinh nhằm
giúp học sinh độc lập giải quyết các vấn đề học tập.
9
•
Như vậy, dạy học nêu vấn đề là
hoạt động có chủ đích của giáo viên,
bằng cách đặt vấn đề học tập và tạo ra
các tình huống có vấn đề, hướng dẫn
học sinh tiếp thu nhằm giải quyết các
vấn đề học tập, tạo điều kiện cho việc
lónh hội tri thức mới và cách hành động
mới, hình thành năng lực sáng tạo cho
học sinh.
•
Vấn đề nêu ra trong giảng dạy và
học tập có thể là một câu hỏi, một luận
đề phải chứng minh, lý giải hay bác bỏ.
Vấn đề bao giờ cũng đòi hỏi giải quyết.
Vấn đề học tập được đặt ra khi giảng
bài, tọa đàm, khi học sinh nghiên cứu
sách giáo khoa.
10
•
Đặc trưng của dạy học nêu vấn đề:
•
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề là những yếu tố tất yếu.
Không thể chỉ có nêu vấn đề mà không giải quyết, cũng như
không chỉ có giải quyết vấn đề mà không nêu vấn đề.
•
Giải quyết vấn đề sẽ giúp học sinh hiểu bản chất của
sự vật, hiện tượng.
•
Kết quả của dạy học nêu vấn đề không chỉ là tổng số
những tri thức mà học sinh sẽ thu nhận được mà còn hình
thành ở học sinh ý nghóa bên trong của các sự kiện, hiểu biết
bản chất của sự vật, hiện tượng.
11
Nội dung chương trình môn giáo dục công dân mang
tính trừu tượng, khái quát hóa cao, tính chất đa lónh vực. Nên
nó càng đòi hỏi một phương pháp dạy học có hiệu quả:
phương pháp dạy học nêu vấn đề. Phương pháp này giúp học
sinh phát triển tư duy, nắm chắc kiến thức, nhất là khi học
sinh tự mình đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
12
DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
Thầy: Thông báo.
Thầy: Đưa học sinh vào tình
huống có vấn đề.
Trò: Tiếp thu, lưu trữ thông
báo.
Trò: Tự lực giải quyết.
Trò: Tái hiện, vận dụng.
Trò: Vận dụng những điều đã
học.
Kết quả: Thu được tri thức
mới dựa vào thông báo (bài
giảng) của thầy.
Kết quả: Thu được tri thức mới,
thu được cách thức hoạt động trí
tuệ mới.
•
Có thể so sánh kiểu dạy học truyền thống với dạy học
nêu vấn đề như sau:
•
Như vậy, dạy học nêu vấn đề là quá trình nhận thức
độc đáo của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
13
2. Những giai đoạn cơ bản của dạy học nên vấn đề
•
a) Giai đoạn xây dựng tình huống có vấn đề
•
Vấn đề được nêu để dạy học là vấn đề học
tập. Nó là mới đối với học sinh, nhưng trong khoa
học, nó là vấn đề đã được giải quyết, kiểm nghiệm
trong thực tế.
•
Vấn đề là những câu hỏi, những thắc mắc,
là bản thân hoạt động tìm kiếm các câu trả lời của
người học.
•
Vấn đề nêu ra có thể là đơn giản, có thể là
phức tạp. Điều quan trọng là giáo viên cần khéo
liên hệ với tri thức cũ, vốn hiểu biết của học sinh
để giải quyết vấn đề mới.
14
•
Muốn nêu vấn đề, giáo viên cần phải nắm chắc sách
giáo khoa. Đây là tài liệu quan trọng nhất vì nó cung cấp cho
học sinh những tri thức khoa học cơ bản, đúng đắn đã được
kiểm nghiệm.
•
Để nêu vấn đề có hiệu quả, giáo viên cần chú ý:
•
- Khi giảng dạy phải liên hệ chặt chẽ sự phát triển của
các khoa học triết học, kinh tế chính trò, đạo đức, pháp luật.
•
- Khi nêu những vấn đề thực tế, giáo viên cần diễn đạt
một cách chặt chẽ dưới dạng mâu thuẫn chưa được giải quyết.
•
- Khi nêu vấn đề, phải chú ý tới nguyên lý về sự thống
nhất giữa lý luận với thực tiễn. Giáo viên cần gợi ý để học
sinh có thể tự nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
15
•
b) Giai đoạn giải quyết vấn đề
•
Giải quyết vấn đề phụ thuộc vào vấn đề nêu ra. Cơ sở
để giải quyết vấn đề là nội dung kiến thức trong sách giáo
khoa và vốn hiểu biết của giáo viên và học sinh. Muốn giải
quyết vấn đề có hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bò một cách
chu đáo, chia những vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ phù
hợp với trình độ của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến
thức từ đơn giản đến phức tạp.
•
Giai đoạn này đòi hỏi học sinh phải huy động tri thức,
vốn sống để giải quyết vấn đề. Giáo viên cần khéo gợi ý để
học sinh tự giải quyết, tạo ra sự hứng thú bằng cách bêu
những câu hỏi gợi mở, giải quyết từng vấn đề. Giáo viên
cũng cần nêu ra những giả đònh, nhằm khắc sâu trí nhớ, phát
triển trí tuệ cho học sinh.
16
•
c) Giai đoạn hệ thống hóa kiến thức
•
Sau khi giải quyết vấn đề, việc hệ
thống hóa kiến thức giúp học sinh nắm
vững kiến thức cơ bản một cách có hệ
thống. Hệ thống hóa kiến thức là sự sắp
xếp kiến thức theo một trình tự nhất đònh,
có liên quan chặt chẽ với nhau. Tức là bảo
đảm tính khoa học của bài giảng, thể hiện
phương pháp tư duy khoa học, nhấn mạnh
những vấn đề thế giới quan, phương pháp
luận khoa học, những giá trò đạo đức…
Đồng thời, giáo viên cần quan tâm đến
việc uốn nắn những suy nghó, hành động
không đúng đắn.
17
•
3. Các kiểu dạy học nêu vấn đề
•
a) Trình bày nêu vấn đề
•
Đây là mức độ thấp nhất trong dạy học
nêu vấn đề. Nó được sử dụng khi truyền thụ
những kiến thức mang tính trừu tượng hóa,
khái quát hóa cao mà học sinh không thể tự
mình giải quyết được.
•
Trong khi thực hiện phương pháp này,
giáo viên dường như phải thực hiện toàn bộ
các giai đoạn của dạy học nêu vấn đề. Thông
qua cách trình bày nêu vấn đề, học sinh hiểu
bài, nắm vững được kiến thức và học cách tư
duy.
18
•
b) Tìm tòi bộ phận
•
Một bài giảng thường có nhiều
đề mục, mỗi đề mục có khi lại có
những tiểu mục. Mỗi đề mục hay tiểu
mục có liên quan đến một vấn đề cụ
thể. Nó có liên quan đến nhau và là
từng phần của bài giảng. Phương pháp
này dùng để truyền thụ tri thức trong
mỗi bộ phận. Tùy theo từng đề mục,
giáo viên đưa học sinh vào tình huống
có vấn đề, tạo điều kiện để học sinh
tham gia nêu và giải quyết vấn đề.
19
•
c) Nêu vấn đề toàn bộ
•
Đây là mức độ cao nhất của kiểu dạy
học nêu vấn đề. Thực chất của kiểu dạy học
này là: dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học
sinh tự mình giải quyết toàn bộ một vấn đề
cụ thể nào đó trong bài học.
•
Để sử dụng tốt kiểu dạy học nêu vấn
đề này, giáo viên cần chú ý tới khả năng tư
duy của học sinh và các điều kiện chon phép
học sinh tự giải quyết vấn đề. Giáo viên
chuẩn bò kỹ trọng tâm, trọng điểm và mối
liên hệ giữa các phần với nhau, mối liên hệ
giữa kiến thức cũ và kiến thức mới…
20
•
Việc chia thành các mức độ trong dạy học nêu vấn đề
là cần thiết. Nhưng tuỳ theo khả năng của giáo viên, nội dung
của từng bài mà có cách sử dụng phù hợp. Hơn nữa phải kết
hợp một cách nhuần nhuyễn với các phương pháp khác, không
nên coi dạy học nêu vấn đề là phương pháp vạn năng. Bởi vì
các phương pháp khác đã xuất hiện từ lâu, đã và đang phát
huy tác dụng quan trọng.
•
Phương pháp dạy học nêu vấn đề phát huy được tư duy
độc lập, sáng tạo cho học sinh. Nhưng phương pháp này khó
vận dụng. Nó đòi hỏi giáo viên phải có tay nghề vững vàng,
nhiều thời gian. Giáo viên nên chọn những bài có nội dung
không bao gồm nhiều vấn đề phức tạp để vận dụng phương
pháp dạy học nêu vấn đề.
21
III. PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI
•
1. Quan niệm về phương pháp đàm thoại
•
Trong giáo dục công dân, đàm thoại được coi là một
phương pháp dạy học mà việc truyền thụ tri thức của giáo
viên và lónh hội tri thức của học sinh thông qua hệ thống câu
hỏi, gợi ý của giáo viên và câu trả lời của học sinh nhằm đạt
hiệu quả dạy học cao.
•
Phương pháp đàm thoại được thực hiện bằng cách giáo
viên nêu câu hỏi và tổ chức cho học sinh trả lời. Đồng thời,
nó cũng có thể được tiến hành bằng cách trao đổi giữa học
sinh với nhau, hoặc tự mỗi học sinh đặt câu hỏi yêu cầu giáo
viên giải quyết.
22
•
Phương pháp này được dùng rất phổ
biến, nhất là các môn khoa học xã hội.
Trong môn giáo dục công dân, nó có thể
dùng để gợi lại tri thức cũ để tiếp thu kiến
thức mới. Nó giúp học sinh hiểu sâu hơn
kiến thức cũ, làm nền cho việc tiếp thu kiến
thức mới và không bò gián đoạn trong nhận
thức. Nó cũng có thể được giáo viên dùng để
rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh hoặc
kiểm tra, đánh giá khả năng nhận thức, tiếp
thu bài giảng của học sinh.
•
Đàm thoại có tác dụng rất cao trong
việc phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng
tạo cho học sinh.
23
Cách nêu câu hỏi trong môn giáo dục công dân phụ
thuộc vào hình thức trao đổi, nội dung kiến thức, khả năng
của giáo viên và trình độ của học sinh. Nhưng thông thường
các câu hỏi mà giáo viên nêu ra mang tính chất bài tập nhận
thức, nó đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức một cách
tổng hợp. Nếu học sinh trả lời được câu hỏi đó sẽ nắm được
kiến thức cơ bản của bài học.
24
2. Các kiểu đàm thoại
•
Căn cứ vào cách thức tổ chức hoạt động dạy học có
thể chia thành hai loại đàm thoại:
•
a) Đàm thoại có chủ đích
•
Đàm thoại có chủ đích là phương pháp đàm thoại mà
giáo viên nêu ra một hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời
nhằm hướng dẫn học sinh tiếp thu được kiến thức cơ bản
trong bài giảng.
•
Hệ thống câu hỏi mà giáo viên nêu ra có thể hướng
dẫn học sinh tiếp cận với các khái niệm, phạm trù, tiếp thu
kiến thức cơ bản…
25
Đàm thoại có chủ đích có thể có các loại sau:
•
- Đàm thoại diễn giải:
•
Đàm thoại diễn giải thường được giáo viên dùng để
giảng giải các khái niệm, phạm trù. Giáo viên có thể đặt ra
các câu hỏi trên cơ sở những dấu hiệu bản chất của các khái
niệm, phạm trù, mối liên hệ giữa chúng với kiến thức học
sinh đã có để kích thích tư duy, liên tưởng nhằm hiểu được
vấn đề.
•
Đương nhiên mỗi loại phạm trù, khái niệm, giáo viên
cần có cách đàm thoại, diễn giải riêng, vì mỗi loại khái niệm
đều có cách nêu dấu hiệu bản chất riêng.