NHỮNG THUẬN LỢI VÀ
KHÓ KHĂN KHI VIỆT NAM
THAM GIA HỘI NHẬP VÀ
LIÊN KẾT QUỐC TẾ
NHÓM: 2
I. GIỚI THIỆU
Toàn cầu hoá kinh tế là
xu thế tất yếu trên phạm
vi toàn cầu.
Theo xu thế chung của
thế giới, Việt Nam đã và
đang từng bước cố gắng
chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế.
II.NỘI DUNG
KHÁI NIỆM HỘI NHẬP KINH TẾ
Là quá trình chủ động thực
hiện đồng thời hai việc:
- Một mặt, gắn nền kinh tế
và thị trường từng nước với
thị trường khu vực và thế
giới thông qua các nỗ lực
thực hiện mở cửa và thúc
đẩy tự do hóa nền kinh tế
quốc dân;
- Mặt khác, gia nhập và góp
phần xây dựng các thể chế
kinh tế khu vực và toàn cầu
Các đặc trưng hội nhập kinh tế
quốc tế:
Hội nhập kinh tế là sự phát triển cao của phân công lao
động quốc tế
Hội nhập kinh tế là sự phối hợp mang tính chất xuyên
quốc gia giữa hai hay nhiều nước độc lập có chủ quyền
trong một hay nhiều hiệp định kinh tế thương mại.
Hội nhập kinh tế khu vực và song phương được xem và
giải pháp trung hòa giữa hai xu hướng đối lập nhau trên
thị trường thế giới.
Hội nhập kinh tế khu vực và song phương luôn là một
hành động tự giác, tích cực của các thành viên nhằm
phối hợp và điều chỉnh các chương trình kinh tế với
những thỏa thuận có đi có lại của các nước thành viên
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
- Khắc phục được tình
trạng bị phân biệt đối xử
trong buôn bán quốc tế.
- Đẩy mạnh thương mại
và quan hệ của Việt Nam
với các nước trên thế
giới.
Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ
thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ
với các cường quốc thương mại chính
Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh
nghiệm quản lý và công nghệ mới… của
nước ngoài
Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính
hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo
ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho
các doanh nghiệp Việt Nam
Tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế
cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy
thương mại phát triển.
2. Khó khăn
Cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, gây sức ép
không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp. nhất là
những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp
của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực
tài chính và công nghệ yếu kém
Hội nhập kinh tế quốc tế với sự chuyển dịch tự
do qua biên giới các yếu tố của quá trình tái sản
xuất hàng hóa và dịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro,
trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội.
Thể chế kinh tế nước ta đang còn quá
phức tạp, rườm rà khiến các nhà đầu tư e
ngại khi đầu tư vào Việt Nam
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội
ngũ doanh nhân chưa đủ mạnh đễ quản lý
nền kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự hợp
tác về an ninh và văn hóa. Đồng thời, việc
mở cửa thị trường, mở rộng giao lưu trong
điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, bên
cạnh nhiều mặt tốt, những cái xấu cũng
du nhập vào gây ảnh hưởng không tốt
dến truyền thống văn hóa Việt Nam.
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
- Xây dựng cơ sở vật chất hạ từng nhằm thu hút đấu tư
nước ngoài. Ứng dụng công nghệ khoa học kỷ thuật vào
sản xuất nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu và trì trệ
trong sản xuất ở các doanh nghiệp.
- Đề ra được những chính sách đúng đắn nhằm tăng
cường khả năng kiểm soát vĩ mô, nâng cao tính năng
động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh
tế, củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội
để khắc phục những khó khăn ngắn hạn.
- Phải liên tục hoàn thiện
môi trường kinh doanh để
thu hút đầu tư và phát huy
mọi tiềm lực của tất cả các
thành phần kinh tế. Đồng
thời không ngừng hoàn
thiện các quy định về cạnh
tranh để bảo đảm một môi
trường cạnh tranh lành
mạnh và công bằng khi hội
nhập.
- Tạo ra được một nền hành chính công
khai hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn,
một nền hành chính vì quyền lợi chính
đáng của mọi người dân, trong đó có
doanh nghiệp và doanh nhân, lấy người
dân, doanh nghiệp, doanh nhân làm trọng
tâm phục vụ, khăc phục mọi biểu hiện trì
trệ, thờ ơ và vô trách nhiệm
- Cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý
nhà nước và đội ngũ doanh nhân đủ mạnh, có
năng lực và phẩm chất tốt.
- Các cấp lãnh đạo, quản lý và mọi người dân
phải nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc nhằm nâng cao sức đề kháng,
chống lại sự tha hóa, biến chất, chống lại lối
sống hưởng thụ, tự do tư sản…
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Việc Việt Nam tham gia hội nhập và liên
kết quốc tế là một tất yếu khách quan,
việc hội nhập kinh tế quốc tế đưa đến cho
Việt Nam rất nhiều cơ hội mới trong sự
nghiệp phát triển kinh tế cũng như những
thách thức mà chúng ra cần giải quyết để
tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nắm bắt thời cơ, vượt qua những thách thức
rất lớn, phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa
các nguồn lực bên ngoài để tạo thế lực mới cho
công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, nhất định
đất Việt Nam sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
nước kém phát triển vào năm 2010 và trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020
2. Kiến nghị
- Tiếp tục tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho
hoạt động thương mại quốc tế của các doanh
nghiệp Việt Nam.
- Cần có Chiến lược tổng thể về đàm phán các
hiệp định thương mại song phương (FTA), trong
đó nêu ra những mục tiêu, tiêu chí, đối tượng
cần xúc tiến đàm phán nên trong quá trình đàm
phán thường gặp những vấn đề nảy sinh chưa
dự kiến được.
- Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành
trong hội nhập KTQT phải chặt chẽ hơn
nữa, có quy chế phối hợp giữa các cơ
quan trung ương với nhau, giữa các cơ
quan trung ương với các địa phương và
giữa trong nước với Đoàn đàm phán.