Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

nhân học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.23 KB, 19 trang )



BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN: NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG
GV:PGS.TS. PHAN THỊ YẾN TUYẾT

NHÓM 7


VAI TRÒ CỦA TOÀN CẦU HOÁ
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC XUYÊN
QUỐC GIA
VÀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG


Chúng ta đang sống trong thập kỉ đầu của thế
kỉ 21. Không ai phủ nhận rằng cả thế giới
đang bước vào quá trình toàn cầu hoá về mọi
mặt. Con người đang ngày một từng bước
chinh phục tự nhiên và vũ trụ.
Trong những năm vừa qua nền khoa học, kỹ
thuật đã đạt được những thành tựu đáng kể
giúp ích cho con người rất nhiều. Trong lónh
vực truyền thông cũng có những phát triển
vượt bật. Tuy nhiên dù quá trình toàn cầu
hoá diễn ra mạnh mẽ nhưng chủ nghóa dân
tộc xuyên quốc gia vẫn tồn tại và không
ngừng phát trển.


Cụm từ “toàn cầu hoá” đã không còn


quá xa lạ với nhiều người. Từ cuối
những năm 1980, nó đã trở thành một
chủ đề khoa học quan trọng. Toàn cầu
hóa đề cập đến sự gia tăng tính liên kết
toàn cầu, cho là thế giới đầy rẫy sự vận
động và pha tạp, tiếp xúc và liên kết, sự
tương tác và trao đổi thường xuyên.


Kinh tế ngày một phát triển hơn, điều
đó đã tạo cho con người nhiều mặt
thuận lợi trong cuộc sống hơn nữa.
Ngày nay con người không chỉ cố đònh
một nơi mà di chuyển không ngừng, có
thể chỉ trong một thời gian nhất đònh
nhưng cũng có thể là lâu dài.
Phạm vi của sự di chuyển cũng rất khác
nhau, có thể là từ vùng, miền này đến
vùng, miền khác của một quốc gia;
nhưng cũng có thể là từ nước này đến
khác, châu lục này đến châu lục khác.



Và có nhiều nguyên nhân khác nhau, như: đi
theo gia đình, đi làm việc, hoặc du lòch…. Tuy
nhiên dù có ở nơi đâu thì con người vẫn duy
trì các mối quan hệ với gia đình, với những
người thân quen….
Đặc biệt với những người khi rời xa quê

hương, họ luôn cố gắng gìn giữ những yếu tố
truyền thống, văn hóa của quê mình. Không
chỉ vậy họ còn giới thiệu cho người khác biết
hơn, hiểu hơn về văn hoá nơi mà mình được
sinh ra.


Khi con người di chuyển, họ vẫn duy trì
mối quan hệ với nhau và với quê hương
mình thông qua công nghệ, phương tiện
truyền thông và các dòch vụ vận chuyển.
Không ai phủ nhận được rằng ngày nay
các phương tiện truyền thông đại chúng
rất phổ biến và không thể thiếu được
trong cuộc sống của con người. Chính
truyền thông là cầu nối giúp mọi người
gần nhau hơn.


Các phương tiện truyền thông đóng một vai trò
quan trọng trong xã hội, vì:

Là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức và thông
tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế
cho người dân.

Là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành
và cải cách xã hội.

Phương tiện truyền thông đã trở thành một bộ

phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống
hàng ngày của mọi cá nhân trong xã hội.
Chúng là phương tiện cung cấp thông tin, kiến
thức và giải trí cho người dân.


Các phương tiện truyền thông giữ một vai trò
chủ chốt trong việc phổ biến các quy đònh,
điều lệ, luật pháp… của nhà nước, chính
quyền, đòa phương…
Những nhà làm chính trò, những quan chức
chính phủ cũng nổ lực sử dụng đài phát thanh
và truyền hình cho mục đích của mình như
vận động tranh cử.
Và với những người dân thì cũng thông qua
các phương tiện truyền thông để những nhà
quản lí chú ý đến mối quan tâm của mình.


Trong kinh tế thì các phương tiện truyền
thông giúp các nhà sản xuất “quảng
cáo” sản phẩm của mình đến người tiêu
dùng.
Tuy nhiên các phương tiện truyền thông
là con dao “hai lưỡi”, bên cạnh những
yếu tố tích cực, thì mặt tiêu cực của nó
cũng rất nhiều. Chính sự phổ biến và
rộng rãi của nó gây ra không ít khó
khăn cho những nhà quản lí.



Và sự kiểm soát của nhà nước đối với
các phương tiện truyền thông đang ngày
càng yếu dần đi. Nhiều chính phủ từng
bước giới hạn việc đưa tin tự do. Luật
được ban hành để kiểm soát các thông
tin đồi trò trên Internet. Quốc hội Iran và
nhiều quốc gia khác ngăn cấm việc sử
dụng ăng-ten chảo.


Bên cạnh việc mở mang kiến thức cho
con người thì các phương tiện truyền
thông còn tạo điều kiện cho người dân
được nói lên chính kiến của mình.
Nhưng đôi khi nó lại làm trầm trọng
thêm các đònh kiến, gia tăng sự hoài
nghi quá mức, mất lòng tin, và kể cả sự
căm ghét đối với các quan chức và
chính phủ.


Các nhà bình luận người Mỹ đang than
van về sự rạn nứt của xã hội, sự biến
mất của “những giá trò gia đình”, và sự
gia tăng tội phạm ở nước Mỹ.
Các phương tiện truyền thông cũng góp
một phần không nhỏ trong vấn đề Tôn
giáo. Trên khắp thế giới, những tôn
giáo mới xuất hiện đang là những thách

thức đối với các tôn giáo truyền thống.



Như ở Mỹ những người dẫn chương
trình của các chương trình truyền hình
Cơ đốc giáo bảo thủ đang trở thành
những phát thanh viên, những nhà bình
luận rất có ảnh hưởng và là những
người tạo ra ý kiến mới.
Tại các nước Mỹ La Tinh, các thuyết
Tin Lành Phúc âm đang lôi kéo được
hàng triệu người cải đạo từ Thiên Chúa
giáo La Mã.


nh hưởng của các phương tiện truyền
thông đến cuộc sống của người dân là rất
lớn. Nhiều nhà nước không còn khả năng
duy trì trật tự và luật pháp, mang lại sự an
toàn cho công dân, lo ngại trước tình hình
tội phạm, mưu tìm trật tự và an ninh đang
là vấn đề chung của nhiều quốc gia.


Những lo ngại là có căn cứ nhưng đôi
khi lại được thổi phồng lên quá mức. Và
các phương tiện truyền thông lại có vai
trò trong tình trạng này.
Vô số những hình ảnh và thông tin được

truyền tải khắp thế giới đã củng cố
quan niệm cho rằng thế giới này là một
nơi nguy hiểm với những mối đe doạ về
an ninh và trật tự ở khắp mọi nơi.
Chính điều này đã gây không ít hoang
mang cho người dân.


Không ai phủ nhận được những lợi ích mà
các phương tiện truyền thông mang đến cho
cuộc sống hàng ngày của con người.
Tuy nhiên nó cũng mang lại không ít khó
khăn cho những người quản lí, và chính phủ.
Sự bành trướng của của truyền hình cáp và
việc phát, truyền tin 24/24 giờ đã làm cho
con người không còn thờ ơ trước các hiểm
hoạ ở khu vực này, đất nước nọ hay vùng
kia trên thế giới mà người ta đã cảm thấy nó
ở ngay bên nhà mình.


THÀNH VIÊN NHÓM 7:
1/ Lê Thu Trang 0609155.
2/ Đỗ Văn Linh 0609157.
3/ Nguyễn Thò Bình 0609158.
4/ Nguyễn Thò Bích Phương 0609160.
5/ Phạm Hồng Chuyên 0609161.
6/ Hoàng Bảo Khánh 0609164.
7/ Trần Văn Minh 0609165.
8/ Lương Thò Hoàng Hiếu 0609167.

9/ Quách Thò Huyền 0609168.
10/ Lê Văn Vân 0609170.


Cảm ơn Cô và các bạn đã quan
tâm theo dõi!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×