Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Điều khiển ra hoa trên xoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGIỆP HÀ NỘI
KHOA NÔNG HỌC
“ Một số biện pháp điều khiển xoài (Mangifera indica L.) ra hoa trái vụ”.
Thực hiện: Hoàng Việt Cường
K18TTA -Viện Đào tạo Sau đại học
MỞ ĐẦU

Xoài (Mangifera indica L.) có giá trị kinh tế và giá trị dinh
dưỡng cao.

Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát
triển của cây xoài. Tuy nhiên, chỉ cho thu hoạch quả 1
vụ/năm.

Cần đưa ra biện pháp để điều khiển cho xoài ra hoa trái vụ để cho
quả ở những thời điểm khác có giá cao hơn.
Một số biện pháp điều khiển xoài ra hoa trái vụ
Mục tiêu

Tìm hiểu những biện pháp điều khiển ra hoa quả trái vụ
cho cây xoài

Là cơ sở để lựa chọn biện pháp điều khiển ra hoa xoài
hợp lý
Cây xoài trên thế giới và Việt Nam
1
Một số vấn đề đối với sản xuất xoài hiện nay
2
Đặc điểm ra hoa của cây xoài
3
Một số biện pháp điều khiển xoài ra hoa trái vụ


4
NỘI DUNG
Cây xoài trên thế giới và Việt Nam
1
-
Cây xoài có nguồn gốc từ vùng Nam Á (Ấn Độ, Burma và đảo Aldaman). Chúng được du nhập tới Đông
Nam Á và Đông Á vào thế kỷ thứ 5 – thứ 4 trước CN.
-
Các nước sản xuất xoài lớn trên thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Mexico, Pakistan, Indonesia
chiếm đến 78% sản lượng thế giới và có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xoài thế giới
-
Việt Nam thuộc nhóm 20 nước sản xuất xoài có tiềm năng của thế giới và được trồng ở hầu hết các tỉnh phía
Nam nhưng tập trung nhiều vào các tỉnh Tiềng Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Hậu
Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Khánh Hòa
Một số vấn đề đối với sản xuất xoài hiện nay
2

Cơ hội nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đó là thị trường xuất khẩu các nước mở
ra sẽ thúc đẩy việc sản xuất phát triển mạnh lên.

Sản xuất xoài của Việt Nam phải cạnh tranh với những nước có trình độ kỹ thuật, có nền sản
xuất rất lâu đời và tiềm lực rất lớn như Ấn Độ, Thái Lan

Thái Lan - người nông dân đã điều khiển ra hoa trái vụ cây xoài quanh năm khiến cho cây xoài
từ một vụ trên năm trở thành cây cho thu hoạch quanh năm.

Xu hướng mới hiện nay là điều khiển cây xoài ra hoa trái vụ nhằm tránh thời điểm nở hoa gặp
điều kiện bất thường.
Đặc điểm ra hoa của cây xoài

3
Cây xoài ra hoa trên chồi tận ngọn. Hoa xoài có hai loại là hoa
đực và hoa lưỡng tính. Mỗi hoa mang từ 0-2 bao phấn hữu thụ và 0-6
bao phấn bất thụ.
Sự phân hóa mầm hoa chịu ảnh hưởng rõ rệt của thời tiết, nước
trong đất.
Ở Việt Nam, các tỉnh phía Nam xoài thường ra hoa
vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 năm sau, còn các tỉnh
phía Bắc xoài thường ra hoa muộn hơn tập trung vào tháng
12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Một số biện pháp điều khiển xoài ra hoa trái vụ
4
Có thể phân thành 2 nhóm biện pháp cơ bản sau:

Nhóm biện pháp canh tác

Nhóm biện pháp hóa học
Biện pháp canh tác
Hun khói
1

Hun khói kích thích xoài ra hoa là một kỹ thuật được Gonzales thực hiện từ năm 1923 ở Philippines.

Hun khói làm phân hóa mầm hoa chứ không phải kích thích phát triển mầm hoa được hình thành từ
trước do tác động bởi nhiệt gây ra kết hợp với khí CO và CO
2
(Galang và Agati, 1936)

Hun khói được tiến hành hàng ngày trong 2 tuần, mầm hoa bắt đầu phân hóa sau 5-15 ngày sau khi
hun khói liên tục (Dutcher, 1972). Biện pháp này được thực hiện từ tháng 11 hoặc đầu tháng 12 nhưng hiệu

quả nhất là vào tháng giêng.
1
Cắt rễ
2

Rễ cây xoài được cắt xung quanh tán cây, cách gốc 60 cm
và sâu 60 cm

Cắt rễ hai lần vào tháng 12 và tháng 4. Năng suất cao gấp
3,5 lần

Cắt rễ là một kỹ thuật có thể làm ngăn cản sự tích luỹ ở mức độ cao các chất carbohydrate, làm giảm sự
sinh trưởng của cây xoài và làm cho cây đạt năng suất cao hơn.
Khoanh vỏ, khấc thân
3

Biện pháp khoanh vỏ dựa trên cơ sở làm tăng tỷ lệ C/N trong
cây. Nhờ vậy, sau 1 tháng cây có thể ra hoa.

Các tỉnh phía Nam xoài nở hoa từ tháng 9 đến tháng 3 năm
sau. Còn ở phía Bắc xoài thường ra hoa từ tháng 12 đến tháng
3 năm sau. Vì vậy, công việc khoanh vỏ được tiến hành trước
1 tháng khi cây bắt đầu ra hoa
Cắt tỉa tạo tán và bẻ chùm hoa
4

Trên một số giống xoài ngoài việc tỉa hoa người ta
còn kết hợp phun axit boric nồng độ 0.01% vào
thời gian hoa bắt đầu nở của đợt hoa tái sinh.


Cần cắt bỏ 60% của toàn bộ cànhđể cây thông thoáng, ánh nắng chiếu đều khắp cây

Chỉ tiến hành tỉa hoa trên những chùm hoa đã phát triển đầy đủ. Cách làm này giúp xoài ra hoa muộn hơn 1-
2 tháng
Tưới nước
5

Thời điểm trước khi xoài đâm chồi ra hoa và thời
gian chồi hoa đang biến đổi thì cây xoài yêu cầu phải thiếu
nước để chồi bung ra thành chồi hoa.

Thời điểm biến đổi của chồi hoa sẽ liên quan tới
việc tích trữ C6H12O6 ở cây.
Vậy nên ngưng cấp nước ở thời điểm trước khi ra hoa.

Nước là yếu tố cấu thành năng suất của cây vì trong quá trình chuyển hóa hóa sinh trong cây cần có nước trực
tiếp và gián tiếp
1. Xử lý Paclobutrazol (PBZ):
Nhóm các biện pháp hóa học

Paclobutrazol là chất ức chế hình thành GA3 giúp tạo
hoa nhanh hơn bình thường.

Ở Thái Lan áp dụng PBZ tưới vào gốc xoài 1,0-1,5g
a.i/m tán lá.
Sau 120 ngày thì phun thiourea 0,5% sẽ kích thích phân
hóa mầm hoa tốt hơn.
Sử dụng phương pháp này hoa sẽ xuất hiện sau
khoảng 2,5-4 tháng (tùy thuộc vào giống) sau khi xử lý
PBZ.

2. Xử lý Nitrat Kali (KNO
3
)

KNO
3
tác động như là một tác nhân kích thích phá vỡ sự ngủ
nghỉ của mầm hoa và gây ra sự phân hoá mầm hoa thành hoa

Sử dụng KNO3 với nồng độ 15 ml/lít phun lên lá vào tháng
giêng.

Juergen Griesbach (2003) để xử lý xoài ra hoa trái vụ ở Kenya
thì nên áp dụng cách phun KNO
3
1% phun đều lên tán cây,
mầm hoa sẽ xuất hiện sau khoảng 10-14 ngày sau phun)
3. Xử lý Thiourea

Thiourea là hoá chất có tác dụng kích thích ra hoa trên xoài giống như
Nitrate kali.

Phun Thiourea ở nồng độ 0,5-1,0% để kích thích ra chồi tập trung. Ở
nồng độ 0,5% cây ra chồi rất đồng đều sau 14-16 ngày.

Nồng độ tốt nhất của Thiourea là 20 g/L (Bondad và ctv., 1978). Ở
Thái Lan, nồng độ Thiourea được khuyến cáo ở mức 38-40 g/10 lít
nước (Dokmaihom và ctv., 1996)
4. Xử lý Ethrel (2-CEPA)


Ethrel là chất lỏng có tác dụng phân hóa mầm hoa đối
với xoài, nhờ đó cũng có thể kích thích cây ra hoa trái vụ.

Phun Ethrel 5 lần với lượng 1000mg/l, liên tục hàng
tuần từ tháng 11 đến đầu tháng 12 sẽ làm phân hóa mầm hoa
trên xoài ở cả cành non và cành thành thục. Chồi hoa sẽ nở vào
cuối tháng 12.

Phun ethephon ở nồng độ 400 mg/L kết hợp với khấc
thân làm cho cây xoài ra hoa sớm hơn đối chứng 2 tuần và tỉ lệ ra
hoa đạt trên 50%.
5. Xử lý ra hoa bằng Cycocel

Cycocel là chất có đặc tính ức chế sự tăng trưởng, thúc
đẩy sự ra hoa.

Trên cây xoài Langra trưởng thành, nồng độ 2.000 ppm,
cây còn non phải áp dụng nồng độ 4.000 ppm.

Rojas và Leal (1995) xử lý Mepiquat chloride ở nồng độ 1
hoặc 2,5 g/L, 3 tuần sau phun Nitrate 6% cũng kích thích
ra hoa sớm hơn 9 tuần trên cây xoài Haden 2 năm tuổi.
6. Xử lý Morphactin (MF)

MF bắt nguồn từ hydroxyfluorene-9-carboxylic acid, là một chất điều hoà
sinh trưởng tổng hợp

Quét MF vào rảnh khấc thì nồng độ từ 0,03-0,06g a.i/cây, tuỳ theo đường
kính gốc thân. Thời điểm xử lý cột dây có thấm MF từ tháng 9-11 ở liều
lượng 0,002 g a.i./cây cho năng suất cao gấp 2,5 lần.

Bón phân cân đối và hợp lý cho cây xoài ra hoa trái vụ
Bón phân đúng cách là điều quan trọng vì điều khiển xoài ra hoa kết quả trái vụ thường cho quả 2 lần
trong năm
Lưu ý:

Trên thế giới đã có rất nhiều phương pháp đó đã được áp dụng rộng rãi trong ngành sản xuất xoài và
đem lại hiệu quả cao.

Việt Nam đã bắt đầu có những nghiên cứu và ứng dụng điều khiển ra hoa trái vụ cho xoài trên cơ sở
các nghiên cứu trên thế giới.

Trong thực tế muốn đạt hiệu quả cao trong điều khiển ra hoa trái vụ cho xoài thì cần kết hợp các biện
pháp canh tác với các biện pháp hóa học và chăm sóc hợp lý.

Không nên lạm dụng các biện pháp hóa học bởi có thể gây nên các hậu quả lâu dài cho cây xoài làm
giảm sức sản xuất ở vụ sau và làm giảm chất lượng sản phẩm.
THẢO LUẬN
1.
2. http://www. agpps.com.vn
3.
4. Trần Văn Hâu và Lê Thanh Điền, (2009). Ảnh hưởng của thời điểm kích thích ra hoa bằng thiourea sau khi xử lý paclobutrazol trên sự ra hoa mùa nghịch trên xoài
cát Chu tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học-Trường Đại học Cần Thơ, No 11, p425-431.
5. E. K. Chacko, R. R. Kohli, R. Dore Swamy, G. S. Randhawa, (1974). Effect of (2-Chloroethyl)phosphonic Acid on Flower Induction in Juvenile Mango(Mangifera
indica) seedlings Abstract in
/>6.Junthasri, R.,Nartvaranant, P.,Subhadrabandhu, S.,Tongumpai, P (2000). Flower induction for producing off-season mango in Thailand. Jour. Appl. Hort, 2 (1) 65-70.
7.Juergen Griesbach, (2003). Mango Growing in Kenya. Full text in />8. Eduard Salomon (1994). Effect of paclobutrazol treatment on the growth and first flowering of intact and autografted seedlings of mango. Scientia Horticulturae.
Volume 60, Issues 1-2, December 1994, Pages 81-87
Tài liệu tham khảo
Chân thành cảm ơn!

×