Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu bảo tồn biển Rạn Trào huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 106 trang )

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
Lời Mở Đầu
hát triển cộng đồng là một cách tiếp cận hữu hiệu trong công cuộc xóa đói
giảm nghèo tại Việt Nam. Có khá nhiều dự án Phát triển cộng đồng đã và
đang được thực hiện tại nước ta với các hoạt động hết sức thiết thực và hiệu quả như:
các hoạt động tăng thu nhập cho người dân, các hoạt động chuyển giao công nghệ,
các hoạt động tăng cường nhận thức,… gắn liền phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường. Việt Nam có đường biển dài hơn 3200km, với rất nhiều cộng đồng dân cư
sống ven biển và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tài nguyên biển. Tuy nhiên, có thể
nói rằng các dự án phát triển cộng đồng tại các vùng nông thôn ven biển lại rất ít.
P
Những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường ven biển có tầm quan trọng
trong chiến lược phát triển của đất nước. Quá trình xây dựng và thực thi các chính
sách quản lý môi trường vùng ven biển đòi hỏi phải có tính hệ thống, có sự kết hợp
chặt chẽ từ trung ương đến đòa phương trong đó nâng cao năng lực quản lý và từng
bước trao quyền quản lý cho cộng đồng như là một yêu cầu bức thiết.
Các đòa phương thường hướng quan tâm của mình đến phát triển kinh tế để
giải quyết vấn đề đói nghèo và vấn đề quản lý môi trường chưa được quan tâm một
cách đúng hướng hoặc có quan tâm thì manh mún, chắp vá, chưa hoàn toàn phù hợp
với yêu cầu quản lý môi trường.
Nằm trong vònh Văn Phong thuộc vùng biển xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh,
tỉnh Khánh Hòa có nguồn lợi hải sản các rạn san hô rất phong phú nhưng do khai
thác quá mức nên đã suy thoái nghiêm trọng. Với sự giúp đỡ của Sở KHCN và MT
(cũ) tỉnh Khánh Hòa và Liên minh sinh vật biển Quốc tế _ IMA Việt Nam, khu bảo
tồn biển Rạn Trào do đòa phương quản lý đã được thành lập. Phương pháp tiếp cận
chính của dự án là có sự tham gia của cộng đồng, vì cộng đồng và bởi cộng đồng.
Hiện nay dự án đã kết thúc và chuyển giao cho đòa phương. Các hoạt động
truyền thông bảo vệ rạn san hô đang được tiếp tục duy trì. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra
là cộng đồng đáp ứng thế nào với các hoạt động này và hành vi trong sinh hoạt sản
xuất của họ có mâu thuẩn với những gì đòa phương mong đợi trong bảo vệ rạn san hô


hay không? Các phát hiện trong nghiên cứu sẽ là các đóng góp để nâng cao công tác
quản lý và bảo vệ môi trường tại đòa phương.
SVTH: Lê Phương Thanh 1
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hệ sinh thái biển, rạn san hô có tính đa dạng sinh học phong phú nhất,
chúng chỉ chiếm 0,25% diện tích biển nhưng lại là nơi sinh sống của 25% tổng số
các loài cá trên toàn thế giới. Vì vậy, bảo vệ hệ sinh thái biển có năng suất sinh học
cao nhất này có ý nghóa quyết đònh đối với sự phong phú của nguồn lợi của vùng
biển.
Tại Việt Nam, vùng biển tỉnh Khánh Hòa là một trong những vùng biển có
nguồn lợi san hô với khu hệ sinh thái đặc biệt kèm theo vào loại phong phú nhất ở
vùng gần bờ nước ta.
Đòa thế của xã Vạn Hưng nằm gần đường quốc lộ, vừa có biển, vừa có đồng
bằng lại vừa có núi non nên rất thuận tiên cho việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
và có khả năng phát triển du lòch, dòch vụ. Nguồn lợi các rạn san hô nằm sát bờ biển
của xã Vạn Hưng nói chung và thôn Xuân Tự nói riêng là quà tặng trời cho đối với
người dân trong vùng. Nguồn lợi san hô ở đây rất đa dạng và phong phú. Đã bao đời
nay người dân ở đây chủ yếu sống nhờ vào khu vực biển ven bờ này để tồn tại và
phát triển.
Trong mấy năm gần đây thôn Xuân Tự cũng như toàn xã Vạn Hưng huyện
Vạn Ninh đã trở nên giàu có hơn nhờ phát triển nghề nuôi tôm hùm lồng và nghề
nuôi tôm sú ở các đìa ven biển. Tuy nhiên sự phát triển nuôi trồng không theo quy
hoạch, không dựa trên các cơ sở khoa học, đồng thời việc sử dụng các biện pháp
khai thác hủy diệt và tận thu đã dẫn đến hậu quả tai hại là nguồn lợi cá và các loài
hải sản suy giảm nghiêm trọng, môi trường biển bò thoái hóa. Kết quả điều tra mới
nhất cho thấy:
- Độ phủ trung bình của san hô cứng tại các Rạn khảo sát chỉ còn 10-20%,
riêng Rạn Trào nơi nhiều nhất còn được khoảng 40-60%.

- Nguồn lợi thủy sản ở vùng biển này, hiện nay ước tính chỉ còn khoảng 10%
so với những năm 1980, một số loài hải sản quý thường đánh bắt được trước đây như
bào ngư, hải sâm, cá mú… gần như không còn đánh được, ngay cả các loài trước đây
rất nhiều như ghẹ, cầu gai… nay cũng còn rất ít.
- Việc khai thác san hô một cách ồ ạt để làm đài nuôi tôm sú cũng là nguyên
nhân dẫn đến việc suy giảm nguồn lợi biển. Cùng với sự suy giảm nguồn lợi san hô,
SVTH: Lê Phương Thanh 2
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
nghề nuôi tôm hùm lồng và tôm sú đã chòu nhiều ảnh hưởng xấu như nguồn giống
tôm hùm khai thác tự nhiên hầu như không còn, tốc độ lớn của tôm bò chậm lại, các
loài tôm nuôi dễ bò nhiễm bệnh, thậm chí đôi khi chết hàng loạt do nước bò ô nhiễm.
- Quá trình phát triển nghề nuôi thủy sản ở xã Vạn Hưng, nhất là thời gian
đầu phát triển đã chỉ ra rằng nghề nuôi thủy sản chỉ phát triển tốt và đem lại lợi ích
khi sử dụng hợp lý hoặc chưa phát triển tới ngưỡng suy thoái. Tuy nhiên, khi nguồn
lợi san hô bò tàn phá, nghề nuôi thủy sản lập tức khó khăn; Nếu cứ tiếp tục theo
chiều hướng đó, nghề nuôi thủy sản sẽ dần bò xóa bỏ, nguồn sống của cư dân sẽ bò
đe dọa nghiêm trọng.
Thôn Xuân Tự nói riêng cũng như xã Vạn Hưng nói chung hiện nay đang
đứng trước hai con đường:
- Nếu nguồn lợi san hô không được quản lý và bảo vệ: sẽ xảy ra hậu quả
nặng nề vì ngoài nghề nuôi và khai thác thủy sản người dân chưa có nghề nào khác
để đảm bảo đời sống của họ. Nghề khai thác biển vùng này gần như xóa sổ vì nguồn
lợi hải sản suy giảm nghiêm trọng, nghề khai thác ở đây còn ở trình độ thấp, hoạt
động chủ yếu ở vùng ven bờ, chưa có điều kiện vươn ra đánh bắt xa bờ.
- Nếu nguồn lợi san hô được quản lý và bảo vệ: nghề nuôi thủy sản sẽ phát
triển, đa dạng sinh học, hệ sinh thái vùng rạn san hô và môi trường biển không bò
suy thoái, có khả năng tái tạo và phục hồi, nghề nuôi tôm hùm và các loài hải sản
khác sẽ phát triển cùng với sự duy trì của nghề khai thác tại vùng biển này. Kinh tế -
xã hội sẽ phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Ngoài ra, với đòa thế thuận

lợi của Vạn Ninh, ngành du lòch sinh thái sẽ phát triển, người dân sẽ hưởng được
nhiều lợi ích khi tham gia vào các hoạt động dòch vụ du lòch mang lại.
Vấn đề đặt ra là khai thác phải hợp lý và kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi
trường. Cộng đồng đòa phương được xem là đối tượng chính và họ phải nhận thức
được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và đồng thời họ phải tham gia các hoạt
động này. Như vậy, đòa phương và các cơ quan chức năng đã có những biện pháp gì
để bảo vệ hệ sinh thái quý giá này cũng như đã có các hoạt động gì hỗ trợ, thúc đẩy
và tạo điều kiện cho sự tham gia cộng đồng. Bên cạnh đó, người dân có những sáng
kiến gì để bảo vệ môi trường sống của mình. Với những lý do này, chúng tôi thực
SVTH: Lê Phương Thanh 3
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
hiện đề tài “Tham gia cộng đồng trong công tác bảo tồn biển Rạn trào -Huyện Vạn
Ninh-Tỉnh Khánh Hòa”.
Chúng tôi thực hiện đề tài này mong muốn các kết quả nghiên cứu sẽ cung
cấp nhiều thông tin hữu ích cho các cơ quan chức năng. Đây cũng là tài liệu tham
khảo cho sinh viên các năm sau, cũng như gợi mở ý tưởng cho các đề tài khác.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được chúng tôi nghiên cứu thực hiện với các mục tiêu chính sau:
2.1 Mục tiêu tổng quát
Tăng cường hiệu quả việc bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô ven bờ
tại xã Vạn Hưng (Huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa).
2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu này bao gồm các mục tiêu cụ thể như sau:
• Nhận dạng các chính sách và qui đònh, các hoạt động nâng cao nhận thức
cộng đồng và các loại hình tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ
rạn san hô.
• Đánh giá các thuận lợi, trở ngại, hiệu quả, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng
đến sự tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô ven bờ.
• Đưa ra đề nghò về chính sách và giải pháp tạo điều kiện cho sự tham gia cộng

đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô ven bờ trong thời gian tới.
3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tìm hiểu về các mô hình tham gia cộng đồng trong hoạt đồng bảo tồn ở nước
ta sách báo chưa viết nhiều. Do đó, chúng tôi rất khó khăn trong việc kế thừa tài liệu
nghiên cứu. Chúng tôi chỉ tiếp cận được một số ít tài liệu dưới dạng giới thiệu và các
báo cáo hội thảo từ dự án “Khu bảo tồn biển Rạn Trào”như sau:
1. Ủy ban Nhân dân Huyện Vạn Ninh, Liên minh sinh vật biển Việt Nam (IMA),
Kỷ yếu Hội thảo Nhân rộng mô hình Khu bảo tồn biển Rạn Trào do đòa
phương quản lý, tháng 12/2004
SVTH: Lê Phương Thanh 4
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
Hội thảo nhằm tổng kết đánh giá tác động Khu bảo tồn biển Rạn Trào và chia
sẽ kinh nghiệm, các bài học thực tiễn từ mô hình quản lý nguồn lợi trên cơ sở
cộng đồng.
2. Ủy ban Nhân dân Huyện Vạn Ninh, Liên minh sinh vật biển Việt Nam (IMA),
Báo cáo dự án Khu bảo tồn biển Rạn Trào do đòa phương quản lý.
Báo cáo mô tả hiện trạng khu vực dự án và cơ sở xây dựng dự án. Đồng thời,
báo cáo cũng tổng kết những thành quả và các rủi ro xảy ra của dự án.
3. Ủy ban Nhân dân Huyện Vạn Ninh, Báo cáo tổng quan về xây dựng và hoạt
động Dự án Bảo tồn biển Rạn Trào Xã Vạn Hưng - Huyện Vạn Ninh-Tỉnh
Khánh Hòa
Báo cáo giới thiệu quá trình hình thành Khu bảo tồn biển Rạn Trào. Báo cáo
cũng đề cập đến các mục tiêu, hoạt động và thành quả của dự án.
Do đề tài nghiên cứu còn đề cập đến “Sự đa dạng sinh học, thảm cỏ biển, tình
hình khai thác nguồn lợi xung quanh khu vực Rạn Trào” nên chúng tôi tiếp cận
công trình nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu phân vùng chức năng cho khu bảo
tồn Rạn Trào – Vạn Ninh” của Viện Hải Dương học Nha Trang. Đề tài đã thực
hiện các nội dung nghiên cứu: Sự đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rạn san hô,
thảm cỏ biển, tình hình khai thác nguồn lợi xung quanh khu vực. Đề tài cũng đã thiết

lập phân vùng chức năng và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý khu bảo tồn thiên
nhiên Rạn Trào, một vùng biển giàu tiềm năng và mang tính chiến lược cao.
Như vậy để tìm hiểu, phân tích và đánh giá riêng về các hình thức tham gia
cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại KBTB Rạn Trào hầu như chưa có
công trình nào. Thêm nữa, việc xâm nhập, tìm hiểu về KBTB Rạn Trào không phải
là việc dễ dàng. Thực hiện đề tài này, chúng tôi xem là một thử nghiệm nghiên cứu
của sinh viên ngành môi trường về một khía cạnh của vấn đề bảo tồn đó là tham gia
cộng đồng trong hoạt động bảo tồn.
Sau đây chúng tôi xin trình bày một số đònh nghóa và nội dung liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
3.1KHU BẢO TỒN BIỂN
3.1.1 Đònh nghóa Khu bảo tồn biển
SVTH: Lê Phương Thanh 5
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
Khu bảo tồn biển là một vùng biển được thiết lập nhằm quản lý, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và cho những mục đích khác không gây tác động xấu đến môi
trường.
Để bảo vệ tài nguyên biển, một số hoạt động trong khu bảo tồn biển sẽ bò hạn
chế, còn các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và du lòch giải trí sẽ được khuyến
khích.
3.1.2 Lợi ích của Khu bảo tồn biển
- Bảo tồn hệ sinh thái san hô và đa dạng sinh học điển hình.
- Giữ môi trường lành mạnh tạo cơ sở cho việc phát triển du lòch bền vững.
- Tạo sinh kế bền vững cho dân đòa phương.
- Bảo vệ hệ sinh thái, các bãi đẻ nhằm duy trì và phát triển nguồn lợi sinh vật
biển.
- Tạo điều kiện phát triển nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và giải trí.
- Phục hồi những vùng có hệ sinh thái biển bò suy thoái.
3.1.3 Các hoạt động được phép trong khu bảo tồn biển

- Bơi lội, lặn có ống thở, lặn có khí tài.
- Quan sát, quay phim, chụp ảnh dưới nước.
- Các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và đào tạo.
- Thưởng thức cảnh đẹp của môi trường biển, giải trí.
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản trong những vùng đã được quy đònh.
3.1.4 Các nguyên tắc trong vấn đề phát triển cộng đồng tại Khu bảo tồn biển
- Tăng quyền lực: ở những cộng đồng ven bờ, tăng quyền lực chính là tăng
quyền kiểm soát, quản lý nguồn tài nguyên mà họ sống phụ thuộc vào, qua
đó nâng cao thu nhập và bảo đảm việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
ven biển. Sự tăng quyền lực cũng có nghóa là xây dựng nguồn nhân lực và
nâng cao năng lực của cộng đồng để họ có thể quản lý có hiệu quả nguồn tài
nguyên của họ theo hướng bền vững.
SVTH: Lê Phương Thanh 6
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
- Sự công bằng: sự công bằng có nghóa là có sự bình đẳng giữa mọi người và
mọi tầng lớp trong cộng đồng đối với những cơ hội tồn tại để phát triển, bảo
vệ và quản lý nguồn tài nguyên ven biển. Cũng cần phải bảo đảm tính công
bằng giữa thế hệ hiện tại và tương lai bằng việc tạo ra những mô hình sử dụng
bền vững nguồn tài nguyên ven biển.
- Tính hợp lý giữa bảo tồn và phát triển bền vững: sự phát triển bền vững còn
có nghóa là phải cân nhắc, nghiên cứu trạng thái và bản chất của môi trường
tự nhiên trong khi theo đuổi sự phát triển kinh tế mà không làm tổn hại đến
lợi ích của thế hệ tương lai. Cũng không nên khuyến khích việc bảo tồn một
cách tiêu cực làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cộng đồng.
- Tôn trọng những tri thức truyền thống/ bản đòa: quá trình phát triển cộng đồng
ven biển cần phải thừa nhận giá trò của tri thức và hiểu biết bản đòa. Nó
khuyến khích sự chấp nhận và sử dụng những tri thức truyền thống/ bản đòa
trong các hoạt động khác nhau của mình.
- Sự bình đẳng giới: dự án phát triển cộng đồng cần thừa nhận vai trò và sự

đóng góp của nam và nữ giới trong lónh vực sản xuất và tái sản xuất, qua đó
thúc đẩy cơ hội bình đẳng của cả hai giới trong sự tham gia có ý nghóa vào
việc quản lý tài nguyên ven bờ.
3.2GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ RẠN SAN HÔ
San hô là hệ sinh thái độc đáo ở biển nhiệt đới. Đây là môi trường sinh thái lý
tưởng, là nơi trú ẩn, sinh sống và phát triển của hàng nghìn sinh vật ở biển và có tác
dụng trong việc hạn chế sóng biển bảo vệ khu dân cư, vùng bờ biển, vùng nuôi trồng
thủy sản.
3.2.1. Tính chất chung
San hô xuất hiện từ si-kỷ và cho đến nay vẫn còn bành trướng khắp nơi. Nó là
loại động vật đa bào chính thức (eumetazoa), thuộc ngành ruột khoang
(coelenterata) và có dạng bám polyp.
Đây là loài động vật sống cô độc hay tập đoàn. Loại cô độc sống nơi đáy
nước sâu-đến 1200m còn loại tập đoàn chỉ ở độ sâu 40m. Cốt vôi của từng cá thể gọi
là các con bám hay polypierit. Các con bám dính vào nhau nhờ xi măng vôi.
SVTH: Lê Phương Thanh 7
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
Cách sinh sản gồm có hữu tính và vô tính. Hướng vô tính thì theo lối nảy chồi
và cắt ngang (đoạn phân). Hướng hữa tính do các bộ phận sinh dục đảm trách. Con
bám có thể là đực hoặc là cái hoặc vừa đực vừa cái. Đôi khi không sinh sản được.
Loài Flabellum rubrum thay đổi phái tính tùy theo tuổi. Lúc còn trẻ là phái cái
nhưng sau đó là phái đực rồi chết. Hằng năm, san hô có khả năng sản sinh ra một
năng xuất ban đầu đạt đến 1500-3500Grc/m
2
.
San hô có thân là ống rỗng gồm nhiều lớp tế bào đã chuyên hóa. Bên trong
nó có chứa những bộ phận dinh dưỡng riêng. Bên ngoài phần mềm là một tường
bằng vôi, có vách ngăn dọc.
Theo Đacwin có 3 kiểu rạn san hô:

- Các rạn san hô tạo thành hàng rào dọc theo lục đòa.
- Các rạn san hô bao quanh các đảo.
- Các rạn san hô vòng hình móng ngựa vây lấy một vùng biển.
3.2.2. Phân loại các loài
Các rạn san hô là một trong những hệ sinh thái giàu đa dạng sinh học nhất
trên trái đất.
Cho đến nay khoảng 800 loài san hô đã tạo thành rạn san hô đã được xác
đònh. Chỉ đề cập đến san hô Seleractinia là loại quang trọng nhất tạo nên các rạn san
hô thì được xác đònh có 298 loài thuộc 76 giống và họ.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia như H.Schuhmacher(1976), Hatarki Etal
(1980) thì có khoảng hơn 550 loài thuộc 110 giống san hô. Riêng ở Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương thì có khoảng 500 loài thuộc 80 giống, còn lại là Đại Tây Dương.
Một số nhà khoa học nổi tiếng Marjorie ReakaKudla ước tính có khoảng 1-9
triệu loài có liên quan với san hô. Sử dụng con số này và các ước tính thô về sự suy
giảm rạn san hô do con người gây ra thì có trên 1 triệu loài có thể đối mặt với sự
tuyệt chủng trong vòng 4 thập kỉ tới.
Ở Ustralia có rạn san hô dài 2000 km ngang 7km. Chúng có nhiều loại:
Acropoda (203 loài), Fuzyia (46 loài), Porites (23 loài).
SVTH: Lê Phương Thanh 8
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
Riêng ở Việt Nam có 350 loài san hô. Trong đó có 95 loài ở vùng biển phía
bắc và 255 loài ở vùng biển phía nam. Chỉ tính ở Vònh Hạ Long đã có 101 loài thuộc
40 giống, 12 họ. Trong đó họ Fuvadac có 35 loài (chiếm 33,7% tổng số loài), họ
Acroporidac có 19 loài (chiếm 18,3%), họ Pitadac có 10 loài (chiếm 9,7%), những họ
còn lại chỉ có từ 1-6 loài. Ở cấp giống Acropara có nhiều nhất 12 loài, sau đó là
Favia có 9 loài, Montipora có 6 loài, Potrites có 5 loài. Các giống khác có ít loài hơn.
San hô có 3 nhóm phụ là:
- San hô bảng (Tabulata)
- San hô tứ phân hay tứ san hô (Tetracorallia)

- San hô lục phân hay lục san hô(Hexacorallia)
3.3TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
3.3.1 Các vấn đề chung về truyền thông môi trường
3.3.1.1 Khái niệm về truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác hai chiều, giúp cho mọi
đối tượng tham gia vào quá trình đó cũng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau các thông
tin môi trường, với mục đích đạt được sự hiểu biết chung về các vấn đề có liên quan,
và từ đó có năng lực cùng chia sẻ trách nhiêm bảo vệ môi trường có liên quan. Hiểu
biết chung sẽ tạo ra nền móng của sự nhất trí chung, và từ đó có thể đưa ra các hành
động cá nhân và tập thể để bảo vệ môi trường.
Truyền thông môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi
nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tham
gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường; và không chỉ tự mình tham gia, mà còn lôi
cuốn những người khác tham gia, để tạo ra những kết quả có tính đại chúng.
Truyền thông môi trường góp phần cùng với giáo dục môi trường chính khóa
và ngoại khóa để: 1) Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường; 2)
Thay đổi thái độ của người dân về vấn đề môi trường; 3) Xác đònh tiêu chí và hướng
dẫn cách lựa chọn hành vi môi trường có tính bền vững.
Truyền thông môi trường rất đặc biệt vì:
- Môi trường là một hệ thống phức tạp;
SVTH: Lê Phương Thanh 9
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
- Tác động và hậu quả của các hành vi không phù hợp với môi trường không
dễ dàng nhìn thấy được ngay;
- Các hành vi gây tác hại tới môi trường dã trở thành thường xuyên, thói
quen, tập quán xã hội;
- Những hành vi phù hợp với môi trường không mang lai lợi nhuận trực tiếp;
- Đối tượng truyền thông là những người có học vấn, chuyên môn, kinh
nghiệm sống, vò trí xã hội… rất khác biệt nhau.

3.3.1.2 Mục tiêu của truyền thông môi trường
Nâng cao nhận thức của công dân (kể cả dân thường và cán bộ lãnh đạo) về
bảo vệ môi trường, cơ sở luật pháp, các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà
Nước về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tạo lập cách ứng xử thân
thiện với môi trường, tự nguyện tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Phát hiện các tấm gương, mô hình tốt, đấu tranh với các hành vi, hiện tượng
tiêu cực xâm hại đến môi trường.
Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới truyền thông môi trường, góp phần
thực hiện thành công xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
3.3.1.3 Vai trò của truyền thông môi trường trong quản lý môi trường
Hiện nay, công tác quản lý môi trường đang đứng trước các thách thức to lớn
khi mà các mong muốn về hưởng thụ một môi trường trong lành, an toàn luôn mâu
thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc gắn với các hoạt động
gây tác động tiêu cực đến môi trường. Nói cách khác, công tác quản lý môi trường
đang phải đối mặt với các mâu thuẫn trong suy nghó, thái độ hành vi về môi trường
giữa các nhóm người khác nhau rong xã hội, giữa người này với người khác và ngay
cả trong bản thân một con người.
Vì vậy, truyền thông môi trường cần phải được xem như là một công cụ cơ
bản trong công tác quản lý môi trường nhằm xã hội hóa bảo vệ môi trường. Nó tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng
đồng, từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường từ
đơn giản nhất đến phức tạp nhất và không chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn
người khác cùng tham gia, tạo nên những kết quả chung của toàn xã hội.
SVTH: Lê Phương Thanh 10
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
Truyền thông môi trường còn là một quá trình tương tác xã hội hai chiều, giúp
cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình đó cùng tạo ra và cùng chi sẻ với nhau các
thông tin về môi trường, với mục đích đạt được sự hiểu biết chung về các vấn đề môi
trường có liên quan, và từ đó có khả năng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường. Vì

vậy, truyền thông môi trường là cơ sở của xã hội hóa môi trường – một nhiệm vụ
quan trọng của công tác quản lý môi trường.
Tóm lại, truyền thông môi trường có 3 vai trò chính trong công tác quản lý
môi trường:
- Thông tin: thông tin cho đối tượng cần truyền thông biết tình trạng quản lý
môi trường và bảo vệ môi trường của đòa phương nơi họ sống, từ đó lôi cuốn
họ cùng quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
- Huy động: huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của tập thể và cá
nhân vào các chương trình, kế hoạch hóa bảo vệ môi trường.
- Thương lượng: thương lượng, hòa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về
môi trường giữa các cơ quan và trong cộng đồng.
3.3.1.4 Các yêu cầu cơ bản của truyền thông môi trường
Ngoài các yêu cầu cơ bản đối với truyền thông, truyền thông môi trường còn
có một số yêu cầu riêng như:
- Tuân thủ luật pháp, kể cả các quy đònh cấp quốc tế, quốc gia và cấp đòa
phương về bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức về môi trường được
truyền thông.
- Truyền thông môi trường phải có hệ thống, kế hoạch và chiến lược. Mỗi
một chương trình cần là bước đệm cho các chương trình sau, cao hơn về nội
dung và mới hơn về hình thức.
- Tạo dựng sự hợp tác rộng rãi giữa truyền thông môi trường với các chương
trình, dự án truyền thông của các ngành khác, đặc biệt là sự hỗ trợ của lực
lượng truyền thông môi trường tình nguyện.
3.3.2 Truyền thông môi trường vùng ven biển
SVTH: Lê Phương Thanh 11
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
3.3.2.1 Những đặc điểm cần xem xét khi tổ chức các chiến dòch truyền
thông môi trường

Vùng ven biển là nơi năng động kinh tế, tài nguyên thường bò tranh chấp cho
nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Vùng ven biển gần như là một xã hội thu nhỏ
với sự có mặt gần như đủ các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
thủy bộ, du lòch, ngư nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến), an ninh, quốc phòng
v.v… Ở vùng ven biển vừa có nông thôn, vừa có đô thò và các điểm du lòch. Vì thế
cộng đồng vùng biển rất đa dạng, đòi hỏi bước phân tích đối tượng truyền thông phải
chi tiết.
Vùng ven biển là nơi tương tác của nhiều quá trình động lực môi trường:
nước, khí, đất và con người, trong đó tương tác biển - lục đòa là quá trình cơ bản. Các
thành tạo tự nhiên - sản phẩm của quá trình tương tác biển lục đòa, như của sông, cồn
cát, bãi biển, rừng ngập mặn, rạn san hô, vũng, vònh … có vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo an toàn cho các hệ sinh thái ven bờ. Việc duy trì các “van” an toàn
này phải là chìa khóa của các kế hoạch truyền thông môi trường.
Các cộng đồng ngư dân ven biển là một đối tượng truyền thông đặc biệt vì lối
sống, văn hóa, ngôn ngữ của họ không giống cộng đồng nông dân, công nghiệp và
du lòch. Khi phân tích đối tượng và mục tiêu truyền thông cần chú ý đến cộng đồng
ngư dân. Hoạt động ngư nghiệp là một hoạt động đặc thù về nhiều mặt như phân
công lao động theo giới, mùa vụ đánh bắt. Các làng chài ven biển cũng thường đông
đúc chật chội, tốc độ tăng dân số tự nhiên cao, mặt bằng dân trí thấp hơn cộng đồng
khác, nhiều vân đề môi trường khó giải quyết.
Một nhóm ngư dân đặc biệt không có chỗ ở cố đònh, là dân sống du cư trên
sông nước. Nhóm dân cư này có lối sống tách biệt so với nhóm cư dân trên đất liền
về nhiều mặt.
Bão, nước dâng do bão kèm triều cường, nhiễm mặn, cát bay v.v… là những
tai biến môi trường thường gặp.
Những dòch bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường thường gặp là tiêu chảy,
lò trực trùng, bệnh ngoài da.
3.3.2.2 Những gợi ý để lựa chọn phương pháp truyền thông môi trường
vùng ven biển
SVTH: Lê Phương Thanh 12

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
Do phức tạp, sự đa dạng của cộng đồng vùng ven biển nên rất khó tổ chức
một chiến dòch truyền thông phù hợp tối đa về nội dung và phương phá với tất cả
cộng đồng ven biển. Tùy theo mục tiêu của chiến dòch nhằm vào những cộng đồng
chủ chốt nào để lựa chọn phương pháp truyền thông phù hợp.
Đối với cộng đồng đònh cư trên mặt đất, có thể sử dụng các phương pháp
truyền thông đặc thù cho nông thôn hay đô thò tùy theo đối tượng.
Đối với cộng đồng trên thuyền, phương pháp tốt nhất là tổ chức các
tàu/thuyền truyền thông. Ngôn ngữ, thông điệp, áp phích, các hoạt động thu hút sự
tham gia của các cộng động cũng phải được soạn thảo phù hợp với cộng đồng sống
du cư trên sông nước. Ngay cả các triển lãm nhỏ cũng cần làm trên tàu/thuyền hoặc
tại các bến neo đậu.
Cần gắn kết nội dung truyền thông môi trường với các hoạt động văn hóa
truyền thống của người ven biển như đua thuyền, lễ hội cầu ngư, lễ hội thờ các vò
thần biển v.v…
3.3.2.3 Gợi ý nội dung truyền thông môi trường vùng ven biển
Bảo vệ nguồn lợi gắn với bảo vệ đa dạng sinh học: Bảo vệ rạn san hô, bảo vệ
và phát triển vùng ngặp mặn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng, chắn cát; kiểm
soát hoạt động đánh bắt quá mức và các phương tiện đánh bắt cá hủy diệt; các mô
hình nuôi trồng thủy sản bền vững.
Nước sạch và vệ sinh môi trường: Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt; quản lý phân
rác (mô hình quản lý rác có sự tham gia của cộng đồng, mô hình hố xí hợp vệ sinh).
Vệ sinh an toàn thực phẩm: mười lời khuyên vàng đối với người tiêu dùng,
đối với nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm; quy chế của Bộ Thủy Sản đối với
người chế biến hải sản và chợ cá.
Lồng ghép vấn đề dân số và môi trường.
Tai biến môi trường: bão, nước dâng do bão, xói lỡ biển, lụt cửa sông, tràn
dầu, thủy triều đỏ, nhiễm mặn, cát bay.
Sức ép môi trường đối với các hoạt động du lòch biển: dòng biển, vực xoáy,

các sinh vật biển có tính độc …
SVTH: Lê Phương Thanh 13
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
4. KHUNG NGHIÊN CỨU

`

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Lý thuyết nghiên cứu
Đề tài này dựa vào các lý thuyết về hành vi để đònh hướng trong thu thập và
phân tích dữ liệu.
5.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài là cộng đồng dân cư thôn Xuân
Tự, xã Vạn Hưng, Huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Ngoài ra, chúng tôi phỏng vấn các cấp chính quyền đòa phương để khai thác
bổ thêm nguồn thông tin chính xác và phong phú.
SVTH: Lê Phương Thanh 14
MÔI TRƯỜNG SẢN
XUẤT
KIẾN THỨC, NHẬN
THỨC, THÁI ĐỘ VỀ
BẢO VỆ SAN HÔ
HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG VỀ
BẢO VỆ RẠN SAN HÔ
HÀNH VI BẢO VỆ
RẠN SAN HÔ
HIỆU QUẢ – TRỞ NGẠI
ĐỀ NGHỊ

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
CỘNG ĐỒNG
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã thực hiện cuộc trao đổi với các chuyên gia
nghiên cứu cùng lónh vực để thu thập thêm các ý kiến xoay quanh đề tài nghiên cứu.
5.3 Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập dữ liệu
Về việc thu thập thông tin dữ liệu, chúng tôi đã dựa vào 02 nguồn là: thứ cấp
và sơ cấp.
- Dữ liệu thứ cấp: Chúng tôi tiến hành tham khảo từ 3 nguồn tài liệu chính
+ Tài liệu trong trường: các Luận văn, các Đề tài nghiên cứu khoa học có liên
quan đến vấn đề bảo vệ môi trường biển.
+ Các báo cáo, các chương trình, dự án của Huyện Vạn Ninh.
+ Các thông tin có liên quan đến đề tài được công bố trên phương tiện truyền
thông (báo chí, website…)
- Dữ liệu sơ cấp:
+ Đòa điểm thu thập: Thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, Tỉnh
Khánh Hòa
+ Công cụ thu thập:
o Bảng câu hỏi:
* Số mẫu: 120 hộ gia đình hiện đang cư trú và hoạt động khai thác
* Nội dung: bảng hỏi bao gồm các nội dung
- Đặc điểm kinh tế xã hội của hộ gia đình
- Kiến thức về san hô và nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ
rạn san hô
- Thái độ của cộng đồng đối với vấn đề bảo vệ rạn san hô
- Hoạt động kinh tế – sinh hoạt và bảo vệ rạn san hô
- Ý kiến cộng đồng về các hoạt động truyền thông môi trường
- Ý kiến mong đợi của cộng đồng nhằm bảo vệ rạn san hô

SVTH: Lê Phương Thanh 15
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
(xem phụ lục 1)
* Đối tượng: các hộ gia đình đang hoạt động kinh tế và sống ở khu vực
o Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu: các đối tượng phỏng vấn bao gồm
* Hộ gia đình: 20 hộ
* Cơ quan chức năng: đại diện chính quyền đòa phương và đại diện Ban
Quản lý dự án.
• Phương pháp xử lý dữ liệu
- Các dữ liệu đònh lượng (bảng hỏi): Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS version 13.
- Các dữ liệu đònh tính (phỏng vấn sau): Phân loại, sắp xếp và so sánh các
thông tin thu thập được theo đề mục đã đònh sẵn.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu tập trung phân tích vào các loại hình hoạt động bảo vệ rạn san hô
mà người dân đòa phương tham gia cùng với hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến
sự tham gia này. Nghiên cứu không đi sâu phân tích các khía cạnh kỹ thuật của hoạt
động bảo tồn rạn san hô và công tác quản lý của Ban quản lý khu bảo tồn.
7. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
STT Nội dung thực hiện Thời gian
1 Thống nhất tên đề tài và các
nội dung chính của đề cương
với thầy hướng dẫn
Từ 25/9/2006 đến 30/9/2006
2 Thiết kế đề cương chi tiết bao
gồm nội dung bảng hỏi, bảng
kiểm, phỏng vấn sâu
Từ 1/10/2006 đến 15/10/2006
3 Liên hệ đòa phương tiến hành

thu thập thông tin
Từ 16/10/2006 đến 5/11/2006
4 Nhập và xử lý dữ liệu Từ 6/11/2006 đến 25/11/2006
5 Thuyết minh kết quả xử lý Từ 26/11/2006 đến 5/12/2006
6 Hoàn chỉnh đồ án lần I Từ 6/12/2006 đến 15/12/2006
7 Hoàn chỉnh đồ án lần II Từ 16/12/2006 đến 20/12/2006
8 Chuẩn bò báo cáo Từ 21/12/2006 đến 27/12/2006
SVTH: Lê Phương Thanh 16
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH KHÁNH HÒA
1.1ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1 Vò trí đòa lý
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh
Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm
Đồng, phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ Việt Nam, Khánh Hòa nằm ở tọa độ
từ 108
0
’50” đến 10
0
’55” kinh độ Đông và từ 11
0
’50” đến 12
0
’15” vó độ Bắc.
Khánh Hòa nằm trên quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam, là cửa ngõ
của Tây Nguyên xuống đồng bằng qua quốc lộ 26, là tỉnh có nhiều cảng biển quan
trọng, đặc biệt là cảng Cam Ranh- một trong ba cảng biển có điều kiện tự nhiên nổi
tiếng trên thế giới. Khánh Hòa còn có đường hàng không nằm trong hành lang bay

của đường bay nội đòa Bắc-Nam.
1.1.2 Diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa gồm đất liền và hơn 200 đảo, quần đảo là
5.197 km
2
. Đòa hình tỉnh Khánh Hòa hẹp và thon ở hai đầu, có nơi chỉ rộng 10-15km,
nơi rộng nhất trên 60km với hai vùng đồng bằng là Diên Khánh và Ninh Hòa. Đất
nông nghiệp tương đối phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất các loại cây lương thực, cây
công nghiệp và cây ăn quả có giá trò cao.
1.1.3 Khí hậu
Nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa chòu ảnh hưởng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng khô ráo và ôn hòa, quanh năm nắng ấm, thường chỉ
có 2 mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài 8-9 tháng và mùa mưa ngắn, chỉ trong 3-4 tháng.
Nhiệt độ trung bình hằng năm thường trên dưới 26
0
C, các tháng cuối năm và đầu
năm lạnh nhưng không rét buốt, mùa hè ít bò ảnh hưởng của gió Tây. Lượng mưa
cũng tương đối ít, trung bình năm 1.200 - 1.800mm.
SVTH: Lê Phương Thanh 17
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
1.1.4 Hệ thống sông ngòi
Sông ngòi ở Khánh Hòa không lớn, nhưng mật độ sông suối khá dày. Toàn
tỉnh có khoảng trên 40 con sông, trong đó có hai sông chính là sông Cái Nha Trang
(sông Cù) dài 79km và sông Cái Ninh Hòa (sông Dinh) dài 49km.
Sông Cái (sông Nha Trang) bắt đầu từ đỉnh Gia Lộ cao 1842m của dãy
Trường Sơn Nam, chạy dài 78 km, chảy qua các vùng Khánh Vónh, Diên Khánh rồi
đổ ra biển, với tổng lưu vực 1750 km
2
và lưu vực trung bình đo ở hạ lưu là

400m
3
/giây.
Sông Cái Ninh Hoà (Sông Dinh) phát xuất từ đỉnh Chư Nư cao 2.051m, nằm
trong dãy Vọng Phu phía Bắc xã Ninh Tây. Sông có độ dài 60km, qua vùng Ninh
Hoà rồi đổ ra biển Hà Liên, với lưu vực 83 km
2
và lưu vực trung bình ở hạ lưu
400m
3
/giây.
Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa
SVTH: Lê Phương Thanh 18
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
1.2TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1 Kinh tế
Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế trong 3 năm vừa qua đều đạt và vượt kế
hoạch để ra. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) của từng năm tăng từ 7-11%, cơ cấu
kinh tế chuyển theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng
công nghiệp-dòch vụ.
GDP bình quân đầu người liên tục tăng theo từng năm: năm 2002 đạt
7.796.512 đ/người, năm 2003 đạt: 8.458.000đ/người, đến năm 2004 đạt 10.552.513 đ/
người. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhà máy mới được đưa vào sử dụng, góp phần
làm tăng nhanh giá trò sản xuất của nhiều ngành kinh tế.
1.2.2 Xã hội
1.2.2.1 Dân số
Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2005 dân số toàn tỉnh Khánh Hoà
là 1.110.000 người với tốc độ tăng dân trung bình khoảng 1,34%.
Phân bố dân cư ở Khánh Hoà không đều, ở các thành phố, thò xã có mật độ

dân cư tương đối cao như Cam Ranh. Số dân và tỷ lệ dân số đô thò và nông thôn ở
Khánh Hoà thể hiện như sau:
Bảng 1: Phân bố dân cư ở tỉnh Khánh Hòa năm 2005
Đơn vò hành
chính
Số dân ở đòa phương (người) Tỷ lệ dân (%)
Số dân đô thò Số dân nông
thôn
Tỷ lệ dân đô
thò
Tỷ lệ dân
nông thôn
Nha Trang 269.000 72.000 78,9 21,1
Ninh Hoà 21.860 203.214 9,7 90,3
Vạn Ninh 20.164 105.702 16,0 84,0
Diên Khánh 20.631 120.074 14,6 85,4
Khánh Vónh 4.114 25.903 13,7 86,3
Cam Ranh 88.636 123.044 41,9 58,1
Nguồn: báo cáo Hiện trạng môi trường 2005 các đòa phương
SVTH: Lê Phương Thanh 19
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
1.2.2.2 Y tế
Trong những năm qua, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân
luôn là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã
hội của tỉnh Khánh Hoà. Điều này đã được chứng minh qua một số kết quả mà
ngành Y tế Khánh Hoà đã đạt được như: 95% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm vắcxin nay
đủ, tỷ lệ trẻ em bò suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 45% (năm 1993) xuống còn
29,7% (năm 2002). Đặc biệt ngành đã thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc
gia về phòng, chống bệnh và các đại dòch, không để dòch bệnh lớn xảy ra.

Trong thời gian tới, ngành sẽ tiến hành nâng cấp một số bệnh viện như bệnh
viện huyện Ninh Hoà, thò xã Cam Ranh; thành lập bệnh viện phụ sản, bệnh viện y
học cổ truyền tỉnh. Đồng thời Trường Trung học Y tế sẽ được nâng cấp thành trường
Cao đẳng Y tế đảm nhận yêu cầu của công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế
Khánh Hoà và khu vực.
1.2.2.3 Kết cấu hạ tầng
 Điện lực
Điện lực Khánh Hoà được thành lập ngày 28-12-1976 với tên gọi ban đầu là
Sở Quản lý và Phân phối Điện Phú Khánh thuộc Công ty Điện lực miền Trung (công
ty này được sáp nhập từ Nhà máy Điện Nha Trang của SIPEA-Pháp). Hiện nay,
Điện lực Khánh Hoà đã có cơ ngơi khá hiện đại, cùng hệ thống cung cấp điện khá
hoàn chỉnh với trên 2.000 đường dây và gần 2.000 trạm biến áp. Điện lực Khánh
Hoà giữ vai trò là ngành kinh tế – kỹ thuật đặc biệt cho sự phát triển kết cấu hạ
tầng.
Hơn 25 năm vượt qua mọi gian nan thử thách, Điện lực Khánh Hoà đã không
ngừng lớn mạnh, ghi dấu trong những trang vàng chói lọi của ngành Điện lực Việt
Nam. Với những đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng quê hương Khánh Hoà
giàu mạnh, tập thể và nhiều cá nhân của Điện lực Khánh Hoà đã được nhận nhiều
phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước, ngành điện, Uỷ ban nhân dân tỉnh trao
tặng.
Hệ thống điện sinh hoạt dân dụng theo quy hoạch đến năm 2010 đạt khoảng
2400-2500kWh/người/năm (tương đương 700W/người).
SVTH: Lê Phương Thanh 20
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
 Giao thông vận tải
Nằm ở vò trí giao thông thuận lợi, Khánh Hoà có đầy đủ điều kiện phát triển
toàn diện các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng
không. Năm 2003 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác xây dựng cơ bản
các công trình giao thông trên đòa bàn tỉnh với vốn đầu tư tăng 70 – 90%so với các

năm trước. Nếu như các năm trước, nhắc đến các công trình xây dựng cơ bản lớn của
Khánh Hoà là nói đến các công trình cầu và đường Trần Phú nối dài. Nhưng nay,
nhiều công trình lớn khác đang được triển khai thi công và bứơc vào giai đoạn hoàn
thành như đường Nam Sông Lô – Cù Hin – sân bay Cam Ranh, đoạn nối đường Trần
Phú – Quốc lộ1A, … Những công trình này, khi hoàn thành, sẽ tạo nên diện mạo mới
về cơ sở hạ tầng và cảnh quan cho tỉnh Khánh Hoà.
 Cấp thoát nước:
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòa phương. Công ty cấp thoát
nước Khánh Hoà những năm qua luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đáp
ứng nhu cầu sử dụng nước trong đời sống và sản xuất. Không dừng lại ở đó, ngành
đang tích cực triển khai hàng loạt dự án cấp nước mới nhằm xây dựng một mạng lưới
cung cấp, phân phối nước sạch thường xuyên, bảo đảm chất lượng tốt hơn trong
tương lai
Hệ thống cấp nước sinh hoạt được tính theo tiêu chuẩn 150 lít/người cho 90%
dân số, nước công nghiệp tập trung là 45m3/ha, nước công trình công cộng là 10%
nước sinh hoạt. Hệ thống thoát nước thải được xây dựng theo đường cống riêng và
tập trung tại các trạm xử lý.
Với những gì đã và đang đạt được, công ty Cấp thoát nước Khánh Hoà đã góp
phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống nhân dân cũng như thúc đẩy nền kinh
tế Khánh Hoà phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
 Bưu chính viễn thông:
Theo số liệu tổng kết của ngành Bưu chính – Viễn thông Khánh Hoà, hàng
năm, đơn vò luôn hoàn thành kế hoạch và giữ tốc độ tăng trửơng bình quân
15,5%/năm. Năm 2002, doanh thu đạt trên 300 tỷ đồng, gấp 20 lần so với năm 1993
– năm đầu tiên của giai đoạn tăng tốc. Thành tựu nổi bật của ngành Bưu chính-Viễn
SVTH: Lê Phương Thanh 21
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
Thông Khánh Hoà trong thời gian qua là đã đón đầu, đi trước trong việc sử dụng
công nghệ, kó thuật mới, đồng thời đổi mới toàn diện trong công tác quản lý hoạt

động sản xuất-kinh doanh; phát huy nhân tố con người, nâng cao trình độ của đội
ngũ cán bộ, công nhân viên; chủ động nắm vững và cải tiến, ứng dụng kó thuật công
nghệ mới, đáp ứng nhiệm vụ trứơc mắt và lâu dài. Nhờ đó, đơn vò đã mạnh dạn đầu
tư phát triển mạng lưới bưu chính- viễn thông trong tỉnh với tốc độ ngày càng cao,
phục vụ tốt nhất những yêu cầu chính đáng của mọi đối tượng khách hàng.
SVTH: Lê Phương Thanh 22
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.1.1 Vò trí đòa lý
Khu bảo tồn biển Rạn Trào hiện nằm ở thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện
Vạn Ninh, phía bắc tỉnh Khánh Hòa. Khu vực dự án là vùng nước có các rạn san hô
nằm cách bờ 3km với tổng diện tích bảo vệ là 40ha, vùng lõi là rạn san hô có diện
tích 27ha.
Từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Hải Dương Học Nha Trang
trong năm 2004-2005, để bảo vệ hiệu quả các hệ sinh thái khác (cỏ biển, rừng ngập
mặn) và môi trường sống của các loài sinh vật biển cũng như tạo điều kiện thuận lợi
SVTH: Lê Phương Thanh 23
Hình 2: Bản đồ KBT biển Rạn Trào
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
cho việc phân vùng quản lý các khu bảo tồn thì diện tích của khu bảo tồn dự kiến là:
1673ha mặt đất, mặn nước.
2.1.2 Đặc điểm khí hậu và thủy văn
Khu bảo tồn biển Rạn Trào nằm trong vùng biển thuộc vònh Văn Phong – Bến
Gỏi nên mang đặc điểm chung về khí hậu của toàn vùng.
Điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển các hoạt động du lòch, nhất là du
lòch biển: tắm biển, nghó dưỡng, lặn xem san hô…
2.1.2.1 Đặc điểm khí hậu

 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình năm của khu vực là 26,5
0
. Nhiệt độ thấp nhất
vào tháng I, nóng nhất là tháng V, VIII. Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển san
hô và du lòch sinh thái ở đây.
 Mưa, độ ẩm, mây, nắng
- Mưa: vònh Văn Phong – Bến Gỏi là vùng ít mua nhất tỉnh Khánh Hòa, tổng
lượng mưa bình quân năm 1100 – 1300mm. Lượng mưa cao nhất là tháng X, XI
(314,1 – 314,4), thấp nhất là tháng IV (0,2mm).
- Độ ẩm: độ ẩm trung bình nhiều năm của khu vực là 80%. Độ ẩm trung bình
trong các tháng từ VIII – II là 83%, các tháng còn lại là 77%.
- Nắng: số nắng trung bình năm là 2000 – 2500h/năm. Tháng có giờ nắng lớn
nhất là 300,8 giờ (tháng V/1991), thấp nhất là 52,8 giờ (tháng XII/1995).
- Gió: mang đặc trưng của nhiệt đới gió mùa. Mùa gió ĐÔng Bắc hình thành
từ tháng XI – III, gió Tây Nam hình thành từ tháng VI – IX. Tuy nhiên do ảnh hưởng
của đòa hình đòa phương, vào mùa gió Đông Bắc có gió Tu Bông thổi dọc theo sườn
thung lũng từ Tu Bông ra phía biển (hướng Tây bắc), gió này kèm theo thời tiết khô,
lạnh.
Nằm trong dải ven biển trong vùng vònh Văn Phong còn tồn tại gió đất, biển.
 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
- Bão: vònh Văn Phong – Bến Gỏi ít chòu ảnh hưởng của gió bão. Mùa bão bắt
đầu vào tháng X và kết thúc vào tháng XII, tập trung nhiếu nhất vào tháng XI. Số
SVTH: Lê Phương Thanh 24
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào…
cơn bão trung bình năm là 0,75 cơn. Bão thường gây sóng gió mạnh ở vùng ven biển,
mưa lớn ở đầu nguồn sông, gây ngập lụt, xói lỡ bờ biển…
- Dông: ít bò dông, thường xuất hiện vào tháng V và tháng IX. Các tháng này
số ngày dông trung bình 6-10 ngày/tháng, các tháng còn lại không quá 5 ngày/tháng.

- Sương mù: số ngày có sương mù tại khu vực này hàng năm bình quân rất
thấp (1-15 ngày). Sương mù chỉ là sương mù nhẹ thường xảy ra vào các buổi sáng
vào các tháng XII, I, II.
2.1.2.2 Đặc điểm thủy văn
 Hệ thống sông ngòi
Có 3 con sông chính đổ vào vònh Văn Phong – Bến Gỏi. Các sông, suối chỉ có
tác dụng hạn chế đến chế độ thủy văn trong dải phía tây vònh vào mùa mưa. Nói
chung, lưu lượng sông suối đổ vào vònh hầu như không ảnh hưởng đến độ đục vá
chất lượng nước nên ít ảnh hưởng đến sự phát triển của san hô trong vònh.
 Đặc điểm thủy văn
- Biến động nhiệt, muối theo mùa: đây là những tác nhân chính có ảnh hưởng
đến sự tồn tại của san hô. Các số liệu khảo sát của Viện Hải Dương Học Nha Trang
vào hai mùa chính lá mùa mưa và mùa khô như sau:
+ Mùa khô
Bảng 2: Đặc trưng nhiệt độ nước (
0
C) theo các tầng nước (mùa khô)
Đặc trưng
thống kê
Tầng 0 m Tầng 10m Tầng đáy Toàn lớp
nước
Max 30,50 29,28 28,72 30,50
Trung bình 29,78 28,86 26,75 28,46
Min 29,20 27,99 24,47 24,47
Biên độ 1,30 1,29 4,25 6,03
Bảng 3: Đặc trưng độ muối theo các tầng nước (
0
/
00
) (mùa khô)

Đặc trưng
thống kê
Tầng 0 m Tầng 10m Tầng đáy Toàn lớp
nước
Max 34,23 34,20 34,27 34,27
Trung bình 34,14 34,12 34,12 34,13
Min 34,07 34,02 34,02 34,02
SVTH: Lê Phương Thanh 25

×