Tải bản đầy đủ (.ppt) (50 trang)

Môi trường & Con người - P7 End

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 50 trang )


CHƯƠNG 7.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Những vấn đề môi trường toàn cầu
là những vấn đề môi trường mà ảnh hưởng và tác hại của nó
không chỉ giới hạn trong phạm vi của quốc gia gây ra vấn nạn
môi trường mà còn có thể xuyên biên giới và đạt đến mức độ
toàn cầu. Người ta phân biệt 9 vấn đề chính như sau:
1. Sự nóng dần lên của trái đất,
2. Sự suy thoái tầng ozon,
3. Sự vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm,
4. Sự ô nhiễm biển và đại dương,
5. Sự hoang mạc hoá,
6. Sự suy giảm nhanh đa dạng sinh học,
7. Mưa acid,
8. Sự phá huỷ rừng nhiệt đới,
9. Ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển

1. Những vấn đề môi trường toàn cầu
Khi đề cập đến những vấn đề MTTC, chúng ta
cần chú ý đến ba đặc điểm sau:

Là những vấn đề MT lớn về mặt không gian và
thời gian và tác động của chúng có thể kéo dài
qua các thế hệ,

Những vấn đề này không phải tách biệt và độc
lập nhưng có quan hệ với nhau rất phức tạp

Những vấn đề MT toàn cầu phần lớn do chính
con người là thủ phạm gây ra và cũng chính họ


là những nạn nhân của các ảnh hưởng và tác
hại của chúng.

1.1. Sự nóng dần lên của trái đất

Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay nóng
hơn gần 4
o
C so với nhiệt độ trong kỷ băng hà
gần nhất, khoảng 13.000 năm trước. Tuy
nhiên trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ TB
bề mặt Trái Đất tăng 0,6 - 0,7
o
C và dự báo sẽ
tăng 1,4 - 5,8
o
C trong 100 năm tới.

2000 2050 2100
IPCC SRES
0
1
2
3
4
5
6
7

Dự báo sự gia tăng nhiệt độ TĐ

Dự báo sự gia tăng nhiệt độ TĐ
1.4 ~5.8 ℃


Nguyên nhân chính của hiện tượng nóng lên
toàn cầu là do sự gia tăng nồng độ các khí
nhà kính trong khí quyển, trong đó 55% là
từ công nghiệp.

Các nước phát triển chiếm 78,8% tổng
lượng phát thải. Riêng Hoa Kỳ chiếm 30,3%
tổng lượng phát thải.

Góp phần vào việc ấm lên toàn cầu


Ấm lên toàn cầu có những tác động sâu sắc đến
môi trường và xã hội. Một trong những hệ qủa
tất yếu của sự gia tăng nhiệt độ của trái đất là
sự gia tăng mực nước biển. Sự dâng cao mực
nước biển cũng sẽ làm tăng sự nhiễm mặn của
các vùng đất nằm sâu trong nội địa, làm ảnh
hưởng đến các hệ sinh thái và các loài sinh vật.

Tốc độ ấm lên toàn cầu ở thế kỷ XXI nhanh hơn
so với sự thích ứng của các loài sinh vật, vì vậy
một số loài có thể tuyệt chủng.


Ấm lên toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến nông

nghiệp. Các cây trồng mới có thể phát triển ở
những vùng quá lạnh, tuy nhiên các loại dịch
bệnh và sâu hại sẽ phát triển mạnh hơn. Tài
nguyên nước cũng bị ảnh hưởng. Các hồ chứa
có thể bị cạn khô khi nhiệt độ tăng lên đặc
biệt khi lượng mưa cũng giảm.


Ấm lên toàn cầu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe
con người. Có nhiều bệnh liên quan đến nhiệt độ
cao khi mùa hè nóng hơn. Gia tăng các vấn đề về
hô hấp do sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các
thành phố khi nhiệt độ cao. Các loài muỗi sốt rét
lan rộng ở những vùng trước đây quá lạnh.

Bão lụt, hạn hán sẽ khốc liệt hơn và sẽ có những
tác động sâu sắc đến môi trường và xã hội, đặc
biệt đối với người nghèo vốn có ít khả năng ứng
phó với những tác động của ấm lên toàn cầu.

Sự hạ thấp của Sông băng

Gia tăng việc tan băng vào mùa hè ở Greenland

Greenland: Melting
Greenland: Melting

Sông băng Grinnell
1938 1981


Coastal Megacities (>8 million people)
UN Forecast for 2010
Istanbul
Lagos
Lima
Buenos Aires
Rio de Janeiro
Madras
Karachi
Jakarta
Calcutta
Bombay
Bangkok
Manila
Shanghai
Osaka
Tokyo
Seoul
Tianjin
Dhaka
New York
Los Angeles




The
The



Discovery
Discovery
Team who discovered the hole 1985.
From left: Joe Farman, Brian Gardiner, and Jonathan Shanklin
British Atlantic Survey Research station, Holly Bay, Antarctic coast
In 1985, using satellites,
In 1985, using satellites,
balloons, and surface stations, a
balloons, and surface stations, a
team of researchers had
team of researchers had
discovered a balding patch of
discovered a balding patch of
ozone in the upper stratosphere,
ozone in the upper stratosphere,
the size of the United States,
the size of the United States,
over Antarctica.
over Antarctica.

1.2. Sự suy giảm tầng ozon

Lỗ thủng ozon được phát hiện từ năm 1985 ở
Nam cực. Đến năm 1989, khả năng hủy hoại trên
qui mô lớn tầng ozon ở Bắc cực và trên các vùng
có mật độ dân số cao. Sự suy giảm nhanh tầng
ozon có tác động nghiêm trọng lên phần lớn các
dạng sống của hành tinh. Theo các nhà khoa học,
nếu tầng ozôn giảm 10% thì mức tăng tia cực tím
đến trái đất là 20%.


Nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái tầng ozon
là do việc sử dụng nhóm chất Chloro - Floro -
Carbon (CFCs) và các hóa chất khác như Halon và
NOx do các hoạt động của con người thải ra


1979
1986
1991
Lỗ thủng ozôn ở Nam Cực

“Lỗ thủng Ozone”, Nam cực, Tháng 9, 2000
Nam Mỹ
Nam Cực

/>
Sự suy giảm tầng ozon vẫn tiếp tục, vì thế, sự lựa
chọn đường lối chính sách cho tương lai được xem là
một trong những biện pháp nhằm giảm thiểu và sửa
chữa các thiệt hại đối với tầng ozon.

Giải pháp duy nhất hiện nay là giới hạn việc sản xuất
và thải CFCs

Nghị định thư Montreal (1987) và các bổ sung sửa
đổi sau đó là từng bước không sử dụng CFCs

Hơn 150 nước đã ký hiệp ước.


Tạo ra các hợp chất mới an toàn để thay thế CFC

Các nước Thế giới thứ 3 cần phải có hổ trợ về công
nghệ để từng bước không sử dụng CFCs

1.3. Sự vận chuyển xuyên biên giới
các chất thải nguy hại
Ở các nước công nghiệp phát triển, do gặp khó
khăn về xử lý chất thải nguy hại trong nước nên đã
tìm cách "xuất khẩu" chất thải sang các nước
nghèo.

Một lượng lớn chất thải hoá học chứa PCB và Dioxin
tồn đọng ở cảng Klongtoy (Bangkok) vào năm
1985, phần lớn là của các đại lý chở hàng không rõ
địa chỉ ở Singapore, Đức, Nhật, Mỹ.

Vào tháng 8/1986, 3.800 tấn chất thải hoá học của
Châu Âu được đổ vào phía Nam cảng Kaka trên
sông Niger của Nigeria với giá 100 USD/tấn, trong
khi đó chi phí cho việc đổ các chất thải đó ở Châu
Âu từ 380 - 1.750 USD/tấn.


Vào tháng 10/1987, tại Venezuela, 11.000 thùng
chất thải hoá học được chuyển trả lại cho Italia sau
khi một tập đoàn tư nhân Italia tìm cách đưa chúng
vào cảng Puero Cabello.

Năm 2000, chính phủ Campuchia đã buộc tái xuất

một lô hàng cập cảng Phnompenh vì phát hiện có
chứa chất thải công nghiệp.

Tháng 5/2003, tổ chức Toxic Link của Ấn Độ cảnh
báo rằng đất nước này cho nhập quá nhiều rác thải
hàng điện tử là các máy vi tính đã qua sử dụng từ
Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Trong máy tính có chứa 1 số
kim loại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như
chì, Cadimi, thuỷ ngân, v.v


Trước những nguy cơ các chất thải nguy hại có
khuynh hướng đổ dồn về các nước đang phát
triển, năm 1989, cộng đồng quốc tế đã thông
qua Công ước Basel ở Thụy Sĩ về kiểm soát sự
vận chuyển và thải các chất thải nguy hiểm
xuyên biên giới.

Vào tháng 5/2001, nhiều quốc gia đã ký Công
ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ bền
vững, tiến tới loại bỏ sản xuất, vận chuyển và
sử dụng 12 chất hữu cơ nguy hiểm với môi
trường.

1.4. Sự ô nhiễm đại dương và biển
Có 6 nguy cơ đe doạ môi trường đại dương và biển:

Gia tăng hoạt động vận tải biển, dẫn đến tăng
lượng dầu thải, sự cố tràn dầu, chất thải từ các tàu
và khu vực cảng biển;


Đổ thải trực tiếp xuống biển ngày càng gia tăng;

Dòng chảy mang chất thải và phát thải ô nhiễm từ
đất liền;

Khai thác khoáng sản dưới đáy biển;

Sự phát triển tập trung của vùng ven bờ;

Ô nhiễm không khí cũng có tác động mạnh mẽ tới ô
nhiễm biển.

1.5. Sự hoang mạc hóa
Hoang mạc hoá là quá trình suy thoái đất do
những thay đổi về khí hậu và do tác động của
con người.
Một trong những công cụ chống hoang mạc
hoá hiện nay là việc trồng cây để có thể giữ
nước và duy trì chất lượng đất.

Hoang mạc hóa

×