Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn giáo dục giá trị sống cho học sinh bằng phương pháp làm báo của giáo viên chủ nhiệm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.32 KB, 14 trang )

SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
Giáo dục giá trị sống bằng phương pháp "làm báo" cho học sinh
Người thực hiện:
GV: Thiều Thị Hà
Tổ TD-GDQP-GDCD
ThANH ho¸, th¸ng 5 n¨m 2013
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống đang là một vấn đề được đặt ra đối với
cả xã hội của chúng ta. Bộ giáo dục cũng đã tổ chức cho giáo viên được đi tập
huấn để lồng ghép vào các môn học trong đó có cả môn GDCD và trong công
tác chủ nhiệm. Các nhà trường và các thầy cô giáo cũng đã và đang thực hiện
1
việc này rất nhiêm túc và nhiều trăn trở. Tất cả những cố gắng của thầy cô giáo
cũng đều vì học sinh của mình.
Thực tiễn công tác giáo dục là tổng hợp của nhiều hoạt động của gia đình, nhà
trường và xã hội. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục là tạo ra con người – công
dân cho cộng đồng, đây là một sản phẩm rất đặc biệt. Sản phẩm này đòi hỏi phải
có sức khỏe, tri thức, biết sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã
hội, cá nhân mỗi người không phải là một cục bột để nhào nặn, tô vẽ theo ý
muốn chủ quan của người dạy là bố mẹ, thầy cô và các hoạt động khác của cộng
đồng, hơn nữa mỗi cá nhân đều có cá tính, đặc điểm riêng của bản thân mình.
Chính vì vậy mà các sản phẩm giáo dục của chúng ta không bao giờ giống nhau.
Mỗi thầy cô giáo luôn muốn sản phẩm của mình đạt yêu cầu chung của xã
hội, song điều này không đơn giản và dễ dàng, đặc biệt là công việc của giáo
viên chủ nhiệm. Là một giáo viên GDCD, được phân công chủ nhiệm thường
xuyên nhưng tôi không dám khẳng định mình là một giáo viên chủ nhiệm biết
cách chủ nhiệm có hiệu quả, vì mỗi khóa học sinh đều khác nhau, có nhiều học


sinh khác nhau. Nếu là lớp chất lượng đầu thì khác còn lớp “đuôi” lại khác.Tuy
nhiên, mỗi lớp học sinh tôi vẫn luôn cố gắng để làm tốt công tác chủ nhiệm của
mình.
Năm học 2011-2012 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 10I, là một lớp
“đuôi”, chất lượng đầu vào thấp hơn so với một số lớp khác, lại nhận thêm 02
học sinh lưu ban, xếp loại lớp không bị tụt hậu nghiêm trọng nhưng những vấn
đề nảy sinh trong lớp đã làm tôi không yên tâm và có những lo lắng nhất định.
Trong số 2 học sinh lưu ban là 2 học sinh ngại học nhất, ham chơi, hay bỏ học
và còn thêm một số học sinh khác chưa nghiêm túc tuân thủ nội quy của nhà
trường mặc dù mới chỉ là học sinh lớp 10 vừa mới vất vả ôn thi xong, lớp chưa
tự đoàn kết…Với quan điểm là: lực học của các em có thể hạn chế nhưng tư
tưởng, ý thức đạo đức phải được hoàn thiện dần để sau này trở thành những
2
công dân biết tuân thủ pháp luật, sống có nghĩa tình, tôi nghĩ - ngoài việc dạy bộ
môn, thực hiện đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm thì bản
thân giáo viên phải làm mới hơn cách chủ nhiệm để có thể giúp các em hiểu sâu
sắc hơn những giá trị sống, kĩ năng sống. Để từ đó các em tự điều chỉnh hành vi,
lối sống của mình, tất nhiên kết quả này là lâu dài, là cả năm học, là hết lớp 12
hay phải sau đó nữa.Từ thực tế lớp chủ nhiệm, tôi đã lựa chọn nhiều biện pháp,
thật nghiêm khắc nhưng cũng phải mềm dẻo, thân thương, tôi hiểu rằng cần phải
giáo dục giá trị sống cho các em bằng cách biên tập một đầu báo cho lớp của
mình, ở đó có mục tin tức, có thơ, truyện ngắn, có câu chuyện nghề nghiệp, có
lời tâm sự về giá trị sống.
B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1-C Ơ SỞ LÍ LUẬN
Theo Từ điển Tiếng Việt( Nhà xuất bản Khoa học xã hội), giá trị là cái mà
con người dùng làm cơ sở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào với con
3
người; cái mà ccon người dựa vào dùng để xem xét một ngưòi đáng quý đến
mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, tài năng; những quan niệm về thực tại về cái

đẹp, sự thật, điều thiện của xã hội; tính chất quy ra được thành tiền của một vật
trong quan hệ buôn bán, đổi chác; độ lớn của một đại lượng, một lượng biến
thiên.
Theo nghĩa chung nhất, giá trị là cái đã làm cho một khách thể nào đó có ích,
có nghĩa, đáng quý với chủ thể, được mọi người thừa nhận.Tuy nhiên, khi xem
xét nó trên những góc độ khác nhau thì cũng đưa đến những quan niệm khác
nhau về giá trị, vì con người có nhiều điểm tương đồng trong định hướng giá trị
nên có những giá trị được số đông chấp nhận và những giá trị này sẽ trở thành
những giá trị chung của xã hội. Tuy nhiên giá trị cũng là một phạm trù có tính
lịch sử. Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì giá trị là tính có nghĩa tích cực, đáng
quý, có ích của các đối tượng với các chủ thể.
Ngày nay Giá trị sống được đề cập đến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Nam, với 12 giá trị cơ bản, là tiêu chuẩn để chúng ta dễ dàng định hình chuẩn
mực sống của xã hội, 12 giá trị sống này cũng là chuẩn mực của đạo đức xã hội
mà con người đang hướng đến, bao gồm: Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương,
Khoan dung, Trung thực, Khiêm tốn, Hợp tác, Hạnh phúc, Trách nhiệm, Giản
dị, Tự do, Đoàn kết. Những giá trị sống phổ rộng và khái quát này đều chứa
đựng và thống nhất với các giá trị truyền thống của Việt Nam.
Trong xã hội hiện đại, chúng ta phải đối diện với việc khi xã hội có gì,
trong nhà trường có đó. Hệ quả là, những vụ án giết người dã man, cố ý gây
thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và
thầy cô giáo của họ không còn hiếm. Việc bùng phát hiện tượng học sinh phổ
thông hút thuốc, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm , thậm
chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống cũng khiến chúng ta phải suy
nghĩ. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng
giao tiếp lại rất kém.
4
Bà Lê Thị Minh Châu -chuyên gia về phát triển thanh thiếu niên của
Unicef Việt Nam - Người đã tham gia dự án Thúc đẩy sự phát triển của Trẻ em
và Thanh thiếu niên (2006-2010) chia sẻ kinh nghiệm: Hiện có ít nhất 70 quốc

gia đang phát triển có đưa KNS vào chương trình học chính khóa, dưới hình
thức môn học riêng hoặc lồng ghép, tích hợp vào các môn học. Tại Việt Nam,
những năm gần đây cũng đã xuất hiện loại hình này song chủ yếu ở các thành
phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh
Việc Bộ GD&ĐT quyết định đưa GDKNS vào giảng dạy là phù hợp với
xu hướng quốc tế cũng như mong đợi của xã hội. Học sinh cần phải được rèn
luyện song song cả kiến thức và kỹ năng, nếu chỉ có kiến thức không thì các em
sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, dễ bị vướng vào tệ nạn xã hội. Tình trạng bạo
lực học đường cũng một phần do các em thiếu các KNS như kỹ năng kiềm chế
cảm xúc, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng đoàn kết
Tuy nhiên, bà Châu cũng cho biết, một trong những vấn đề giáo viên băn
khoăn nhất là liệu việc đưa GDKNS vào các môn học có làm nặng thêm chương
trình phổ thông vốn dĩ đã quá tải hiện nay. Thêm nữa, mặc dù, giáo viên hết sức
nhiệt tình, nhưng chỉ biết làm một cách máy móc theo đề cương hướng dẫn.
Cũng hỏi đáp, hát hò, trẻ cũng thích nhưng không có một sự thay đổi sâu sắc.
Theo Tiến sĩ Lưu Thu Thủy - Viện Khoa học Giáo dục: Có thể GDKNS
cho HS trong tất cả các bài học mà không cần phải đưa thêm thông tin, kiến thức
và tăng thời gian tiết học như một số băn khoăn của GV. Việc đưa và tăng
cường GD các KNS vào môn Giáo dục công dân là thực hiện được.
Bà Thủy nêu ví dụ về việc GDKNS trong môn Giáo dục công dân nhằm:
Giúp HS biết sống và ứng xử phù hợp với các mối quan hệ với người thân, bạn
bè, cộng đồng, đất nước Giúp HS tích cực, chủ động, hài hòa, lành mạnh, có
kỷ luật, có kế hoạch phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật; phòng tránh
những tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của
các em
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: Thực tế, hiện nay
5
GDKNS cũng chỉ mới được tích hợp vào môn số môn học, bài học. Lâu nay,
chúng ta không coi trọng GDKNS, chưa coi trọng việc “Học để biết - học để
làm”, cụ thể là việc HS sẽ được gì sau khi lĩnh hội những kiến thức nặng về lý

thuyết, chưa có kiểm tra đánh giá năng lực của HS sau khi học.
Khi quyết định giáo dục giá trị sống ở một hình thức khác trong nhà
trường với vai trò là giáo viên chủ nhiệm tôi hiểu là không dễ dàng nhưng tôi
nghĩ nếu cố gắng làm chắc chắn sẽ có kết quả.
2-THỰC TRẠNG XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG LỚP 11 I (2012-2013)
a-Thực trạng xã hội ảnh hưởng tới môi trường giáo dục
Sau nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới, cải cách , mở cửa, hội nhập
với thế giới Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tốt, kinh tế phát triển hơn, đời
sống nhân dân ngày càng cải thiện, tiếp nhận nhiều giá trị tích cực của nhiều
nền văn hóa. Các giá trị đạo đức xã hội theo đó cũng được bồi đắp thường
6
xuyên, cùng với thời gian giá trị này trở nên ổn định và được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác và trở thành động lực, sức mạnh, bản sắc của nhân cách
con người Việt Nam. Những giá trị đạo đức của chúng ta đó là: tinh thần yêu
nước, lòng thương người sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù,
tiết kiệm. Tuy nhiên, trong quá trình đó chúng ta cũng phải đối mặt với mặt trái
của cơ chế thị trường là mọi hoạt động đều phải hướng tới lợi ích lợi nhuận nên
ít nhiều giá trị sống của chúng ta đã bị không rõ ràng, khó định hình, tâm lí chạy
theo đám đông, sống vội vàng… Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến ý thức,
hành vi của nhiều thế hệ, thói vị kỉ, làm dối, phạm pháp… Chính vì vậy mà
những người làm công tác giáo dục đã rất vất vả, họ phải đảm bảo cả dạy kiến
thức, dạy làm người,( dạy làm người trong cơ chế thị trường) để sản phẩm của
họ ghi dấu ấn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Sự phát triển kinh tế không đều, khu vực nông thôn vẫn là sản xuất nông
nghiệp là chính, mà giá trị đem lại không cao, công nghiệp tập trung chủ yếu ở
các Thành phố lớn, vì cuộc sống buộc nhiều bố mẹ gửi con cái của mình cho
người thân để đi lao động xa nhà. Những học sinh này khi học THPT lại còn
phải đi ở trọ vì trường học ở xa ( 8 đến 10 km ), nghĩa là còn phải xa người thân
nữa. Trong khi đó, ngoài trường học có nhiều quán Internet, cho vay cầm đồ,
dịch vụ chơi đề, bi-a…Học sinh THPT Huyện Thiệu Hóa -Thanh Hóa phải đối

mặt với một thực tế như vậy, các em ở trọ là học sinh chủ yếu ở Thiệu Ngọc,
Thiệu Vũ, làng Tiên Nông – Thiệu Long. Thầy cô giáo của nhà trường nói
chung họ vừa là giáo viên nhưng lại vừa có vai trò là người nhà của các em, vừa
là chuyên gia tâm lí động viên những em cố gắng khắc phục khó khăn, thiếu
thốn để nghĩ đến ngày mai cho mình. Tất nhiên trong quá trình ấy không phải
em nào cũng có thể nghe lời thầy cô, tự chiến thắng với chính bản thân để vượt
qua cám dỗ đi hết chặng đường 3 năm THPT.
b-Thực trạng lớp 11I
7
Kết thúc năm học 2011-2012, sĩ số lớp 11I có 41em, có 2 học sinh thi lại, một
em không đạt, do lưu ban lần 2 nên em nghỉ học luôn, em thứ 2 thi đạt, lên lớp
nhưng vẫn rất mải chơi, sau 2 tháng theo học lớp 11, em xin nghỉ ( là con gia
đình theo đạo, hộ nghèo, gia đình chài lưới, đông anh em). Năm học 2012-2013,
lớp tiếp nhận thêm 7 học sinh, 1 em từ trường khác đến, 2 em chuyển khối, 3 em
không học theo được các bạn ở lớp đầu, 1 em lưu ban. Sĩ số lớp thay đổi, nề nếp
biến động. Kết thúc học kì 1, cũng đã có thêm 3 em không thể tiếp tục theo
học(1học sinh nữ , 2 học sinh nam). Mặc dù được động viên, khích lệ, chia sẻ
nhưng những học sinh này không thể vượt qua được. Có 1 em vay nợ
lãi(4.670.000) bố mẹ phải trả nợ. Như vậy việc nhận thức về bản thân của học
sinh là chưa tốt, cộng thêm những em này bố hoặc mẹ bận rộn quá dẫn đến hậu
quả như vậy. Những tác động này ít nhiều đã ảnh hưởng đến tập thể lớp, có 1
học sinh nữ đánh nhau, biết nói dối, lớp luôn đứng tốp “đèn đỏ”. Có thể nói
rằng, kết quả lớp thể hiện rất rõ nguyên nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ
quan của giáo viên chủ nhiệm, phương pháp, cách thức vẫn chưa phù hợp.
Trong số những nguyên nhân chủ quan hay khách quan, tôi để ý thấy rõ là
3 trong số những học sinh mà giáo viên đặc biệt quan tâm vì lí do không tuân
thủ nghiêm túc nội quy hay chuyển từ lớp khác đến thì 1 em chỉ có mẹ, 1 em bố
mẹ ly hôn, cả bố và mẹ đều đã có gia đình mới, em ở cùng bà nội, mẹ cũng quan
tâm nhưng ở xa, bố thì không để ý, 1 em mẹ cũng đi làm xa, bố ốm yếu không
quản lí được và có một số em khác cũng có hoàn cảnh tương tự - mà chủ yếu là

bố mẹ đi làm xa.
3-CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Không mệt mỏi, không thể dừng lại để kệ học sinh, dứt khoát phải thay đổi.
Nhà trường có tốt hay không, niềm tin của người dân vào chế độ, Nhà nước có
8
hay không cũng chính là 1 phần thông qua đội ngũ giáo viên. Chính vì vậy tôi đã
quyết định cứng rắn hơn:
Một là, thông qua buổi họp phụ huynh lần hai của năm học( cuối học kì 1)
xin ý kiến của phụ huynh học sinh, những học sinh hay đi muộn, bỏ giờ phải bị
phạt, gọi cho phụ huynh tìm con về trường.(có 4 em hay thường xuyên đi muộn ,
trốn giờ học, cố tình vào muộn)
Hai là, trong giờ sinh hoạt lớp đầu tuần sau khi sơ kết 1 tuần qua, những
điểm chưa tốt phải khắc phục thì tổ chức chơi trò chơi mang tính cộng đồng, ví
dụ như thi hát về Bác Hồ, nhóm nào hát được nhiều bài về Bác nhất, sau bài
Chính sách văn hóa - giáo dục - khoa học…
Ba là, có 1 cách thức mới hơn, giáo dục giá trị sống bằng cách Biên tập
cho lớp của mình một số báo ra hằng tuần, có tin tức nêu gương, những bạn hay
bị phê bình, được khen và những câu chuyện, bài thơ…
Thực tế, nếu học sinh ở Thủ đô và một số thành phố, thành thị, điều kiện kinh
tế dồi dào ngoài giờ học văn hóa ở trường việc được theo học ở các trung tâm
văn hóa hay một trung tâm bất kì và tìm mua, thuê- mượn sách để đọc nâng cao
hiểu biết, nhận thức cho bản thân là rất dễ dàng, thuận lợi. Nhưng học sinh
Thiệu Hóa cũng giống như nhiều học sinh nông thôn của nhiều miền quê khác
những hoạt động này đều rất khó khăn, thiếu thốn.
Khi theo dõi báo mạng, bản thân tôi thấy xã hội cũng đang rất quan tâm
đến việc rèn luyện văn hóa đọc cho mọi người, chính vì vậy tôi đã quyết định
chọn cách thử làm biên tập một tờ báo cho học sinh của mình. Với một hy vọng
là qua đó gieo vào các em những giá trị sống tích cực, giúp các em thích đọc.
Đọc để suy ngẫm, đọc để “sống chậm” hơn, đọc để thấy yêu thương, biết chia
sẻ. Tôi hiểu rõ dù là một huyện lẻ, điều kiện còn thiếu thốn không dồi dào như ở

Thành phố lớn, trung tâm đô thị nhưng kênh thông tin với các em cũng không
thiếu, nào báo mạng ở quán, nào tivi, báo đọc ở sạp báo bưu điện nhưng đây là
những bài sưu tầm có chọn lọc ở mạng, thêm thông tin về trường, lớp của mình.
9
Đó là tờ báo của cô giáo biên tập tặng riêng cho lớp hằng tuần, trong đó có bọn
mình trên trang báo.
Tôi hiểu việc giáo dục giá trị sống này không đơn giản là giao giảng về 12 giá
trị sống, rồi bắt các em phải thuộc lòng, thực hiện nghiêm túc( Thực tế là thực
hiện như thế nào nếu chỉ có giao giảng suông kiểu đọc – chép). Và cũng không
thể có kết quả ngay vào ngày mai. Để làm được điều này phải tỉ mỉ như người
mài sắt thành kim vậy, rồi phải tin vào các em, tin rằng các em sẽ tốt hơn, hoàn
thiện hơn. Một ngày, hai ngày và lâu hơn.
4 - HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG BẰNG PH ƯƠNG PHÁP
LÀM BÁO
a-Áp dụng phương pháp làm báo để giáo dục giá trị sống cho học sinh
Qua theo dõi học sinh của mình, tôi thấy các em thi thoảng bị bắt truyện, báo
hoa học trò, tạp chí cho tuổi của các em do đọc trộm trong giờ học, nghĩa là các
em vẫn thích đọc. Đây là một lí do để những tin tức, truyện ngắn trên báo của cô
10
chắc sẽ được đọc. Thực tế truyện cho lứa tuổi của các em rất phong phú, đa
dạng, chỉ cần cô chịu khó tìm tòi giúp các em thôi.
Để làm được, tự tôi tìm ảnh minh họa cho trang bìa, trang tiếp theo là lời tâm
sự, câu chuyện nghề nghiệp( làm công tác hướng nghiệp luôn), trang tiếp theo là
truyện ngắn, sau đó là thơ, bài hát…
Trước tiên tôi tự tải về từ mạng (ghi rõ nguồn cung cấp, của tác giả nào, tránh
vi phạm quyền sở hữu trí tuệ), tự biên tập và gửi tặng các em, ở chuyên mục Lời
ngỏ tôi viết bằng cảm xúc thật dành cho các em, cũng có thể một cảm xúc hay
viết trên mạng.
b - Kết quả khi thực hiện giáo dục giá trị sống
Sau khi sử dụng đồng thời nhiều biện pháp, trong thời gian 1 tháng kết quả

đã thay đổi rõ rệt, kết quả này bản thân là giáo viên chủ nhiệm tôi cũng rất bất
ngờ, lớp từ 31/33, 28/33, lên 18/33, 14/33…
Kết thúc đợt thi đua chào mừng 26/3 lớp đứng thứ 15/33, bóng đá nữ đạt
giải 3, các bạn nam của lớp hăng hái làm huấn luyện viên và cổ động viên rất
hăng say.
Có 4 học sinh nam ham chơi thực hiện nội quy của Đoàn trường tốt hơn, ý
thức của các em thay đổi hẳn, biết ứng xử lịch thiệp. 1 học sinh nữ “biết nói dối”
đã thay đổi về thái độ, hành vi.
Kết quả này so với các lớp khác, nhất là những lớp tốp đầu, chất lượng học
tập khá tốt thì không là gì nhưng so với chính nội tại của lớp 11I, tôi thấy đây là
1 bước tiến đáng kể. Tất nhiên như thế cũng chưa phải là đã tốt đẹp hoàn toàn.
C-KẾT LUẬN
1- Ý nghĩa của giáo dục giá trị trị sống bằng phương pháp làm báo trong
công tác chủ nhiệm

11
Như vậy, việc giáo dục giá trị sống cho các em từ những tấm gương Thầy,
Cô giáo và những giá trị sống mà các thầy cô giáo tích lũy được trong quá trình
công tác, trong cuộc sống thường nhật là rất có ý nghĩa. Có nhiều cách để thực
hiện điều đó, mỗi giáo viên sẽ có những cách làm sáng tạo của riêng mình. Với
cách gửi thông điệp yêu thương, hòa nhập, thân thiện, giáo dục lòng yêu
nước…. qua trang báo của GVCN, tôi thấy trong công tác chủ nhiệm của
mình thật sự đã có kết quả. Như vậy các em hiểu là cô vẫn đang rất quan tâm
đến mình.
Cách làm này sẽ góp phần vào việc xây dựng trường học thân thiện cho
học sinh và cả bản thân tôi.
2- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN
của bản thân
Đối với nhà trường, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thành công
hay không, phụ thuộc rất lớn vào tư chất, đạo đức và năng lực của thầy giáo, cô

giáo. Muốn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tốt, trước hết, mỗi thầy giáo, cô
giáo phải giáo dục cho học sinh bằng sự nêu gương. Thầy giáo, cô giáo phải
gương mẫu trong ứng xử, trong giáo dục nhân cách. Có như vậy, thầy giáo, cô
giáo mới cung cấp cho học sinh những kỹ năng sống mà mình đã trải qua. Việc
giáo dục này có thể bằng những nội dung trong giáo án, hoặc bằng những nội
dung ngoài giáo án. Có nghiệp vụ, tình cảm yêu thương thì ngay cả giờ dạy
toán, vật lý, giáo viên cũng dạy cho học sinh kỹ năng sống theo cách của mình,
không so sánh môn học chính – phụ với các em. Giáo viên phải nhận thấy trách
nhiệm của mình đối với việc giáo dục học trò, không nên xem việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh là vấn đề tạo nên gánh nặng công việc (điều quan trọng
là biết cách kết hợp, lồng ghép để truyền đạt nội dung).
Trong quá trình thực hiện sáng kiến này tôi nhận thấy một điều rất rõ là, làm
GVCN cần “sống” cùng các em, chia sẻ cảm xúc thật cùng các em, nhiều lúc
phải là bạn của các em để cùng buồn, vui, động viên chia sẻ đúng lúc. Bản thân
tôi tự cảm thấy mình cũng đang giống như các em, đặt mình vào vị trí của các
12
em để hiểu nhiều bí mật thầm kín của các em và để quản lí các em tốt hơn. Thầy
cô không nên chỉ đến với học trò bằng những lời giáo huấn suông.
Hiện nay tôi vẫn đang đọc nhiều hơn mỗi ngày để có nhiều chọn lựa hoàn
thiện cho việc giáo dục giá trị sống cho học sinh của mình. Với những học sinh
“cá biệt”, tôi không nhìn các em “cá biệt” mà xem như là những học sinh rất
“đặc biệt” và luôn giành cho các em những tình cảm yêu mến như những học
sinh khác và giành sự quan tâm nhiều hơn, với phương châm là “sẵn sàng vì
các em trong điều kiện có thể”.
Trong lớp có một số em học khối C, tôi sẽ giúp các em viết và biên tập, để
các em làm chủ trang báo của mình ở lớp 12, tự tin vào chính mình.
Tuy nhiên vì không có máy in màu (kể cả dịch vụ in bên ngoài ở thị trấn Vạn
Hà) nên sản phẩm báo chưa làm tôi được hài lòng.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày tháng năm

2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
13
PHỤ LỤC
14

×