Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn cách dạy phần tiểu dẫn góp phần nâng cao hiệu quả giờ đọc văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.42 KB, 20 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nêu: “Phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”
Như vậy, khác với những lần cải cách giáo dục trước đây (1950, 1956,
1980), đổi mới giáo dục năm 2006 tập trung đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông. Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK giáo dục
phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa
vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh (HS) với sự tổ chức và hướng dẫn
đúng mực của giáo viên (GV) nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp
phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập,
tạo niềm tin và niềm vui trong học tập cho HS.
Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học đã có những
tiến triển đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu vẫn rất cần có sự tận tâm và cố
gắng của cả thầy và trò
Như chúng ta đã biết, bản chất của đổi mới phương pháp là phát huy tính
chủ động, tích cực của người học. Mô hình giờ học luôn được đánh giá cao là:
thầy thiết kế, trò thi công. Hơn nữa, chúng ta đang tích cực hưởng ứng phong
trào: xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Chất lượng dạy và học
của nhà trường nói chung, của từng bộ môn, từng giờ học nói riêng không thể
thiếu yếu tố thân thiện và tích cực; cũng có nghĩa là không chấp nhận việc làm
thay, nói hộ của thầy. Muốn thế, người thầy phải chú trọng khâu hướng dẫn HS
tự học, chủ động suy nghĩ và sáng tạo.
Ngữ văn là một môn học mang tính đặc thù và gồm các phân môn: Đọc
văn, Tiếng Việt, Làm văn. Trong đó phân môn Đọc văn chiếm một thời lượng
lớn (khối 10: 52/104 tiết; khối 11: 67/123 tiết; khối 12: 55/105 tiết). Trong phân
môn Đọc văn, số tiết đọc hiểu văn bản văn học (cũng là số tiết có phần Tiểu


dẫn) chiếm đa số: khối 10: 42/52 tiết, khối 11: 55/67 tiết, khối 12: 47/55 tiết.
1
Khác với một số môn học cung cấp cho HS những khái niệm, định lí,…giờ Đọc
văn lại đem đến cho các em những vẻ đẹp, giá trị của cuộc sống, những triết lí
nhân sinh,…
Chính vì thế, giờ Đọc văn không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức
mà người thầy còn phải giúp HS khám phá vẻ đẹp, giá trị của tác phẩm văn học
đằng sau văn bản ngôn từ ấy.
Để HS chủ động tiếp cận và có hứng thú khám phá văn bản văn học,
người thầy cần cung cấp cho các em cách thức nắm vững kiến thức có tính chất
chìa khoá (được trình bày trong phần Tiểu dẫn - SGK hiện hành). Làm tốt điều
này, cũng có nghĩa là thầy đã giúp trò tự hình thành được phương pháp học phần
Tiểu dẫn, góp phần nâng cao hiệu quả giờ Đọc văn.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc dạy tiểu dẫn hiện nay, bên cạnh những điều
đã làm được vẫn còn một số vấn đề cần phải bàn. Nhiều giáo viên chủ yếu chỉ
dừng lại ở cấp độ cơ học, tường thuật, mô tả thông tin chứ chưa hướng HS tới
tầng sâu của thông tin. Có GV còn tuỳ tiện đưa thêm kiến thức ngoài SGK một
cách không cần thiết. Lại có khi, GV còn lúng túng trong việc đặt câu hỏi, chưa
tiếp nối uyển chuyển phần tiểu dẫn với văn bản, chưa có ý thức hình thành cho
HS thói quen đọc hiểu tiểu dẫn,…
Sở dĩ như vậy là do GV chưa nhận thức rõ vai trò quan trọng của tiểu dẫn,
chưa xác định đúng bản chất của đổi mới phương pháp, tâm lí sợ HS không biết
nên cần phải nói chi tiết, nói hết,…
Thực trạng HS học môn Ngữ văn hiện nay cũng là vấn đề cần quan tâm.
Trên báo chí, trong dư luận và thực tế hằng ngày đang cho thấy tình trạng HS
không hứng thú với môn văn; các trường học ngày càng ít HS theo học ban khoa
học xã hội hoặc ban cơ bản C,D. Tình hình đó cho thấy việc kéo HS lại với môn
Ngữ văn hoàn toàn phụ thuộc vào sự nỗ lực của đội ngũ GV thực sự tâm huyết
với nghề. Thầy cô phải trăn trở để đổi mới phương pháp, để có những giờ dạy
chất lượng, để HS hứng thú với bộ môn,…

Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi nhận thấy việc dạy phần Tiểu dẫn như
thế nào để góp phần nâng cao hiệu quả giờ Đọc văn là hết sức cần thiết. Bởi
vậy, trong học kỳ II năm học 2012-2013, tôi đã đặc biệt chú trọng cách dạy Tiểu
dẫn trong các giờ Đọc văn ở các lớp: 11A5, 11A6, 11A7, 11A8 và đã đạt được
một số hiệu quả bước đầu. Vậy nên xin được trình bày ở đây để trao đổi cùng
đồng nghiệp.
2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Vai trò của Tiểu dẫn
Chúng ta đều biết, tác phẩm văn học ra đời chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi
yếu tố con người nhà văn, hoàn cảnh lịch sử xã hội, sự chi phối của đặc trưng
thể loại,…Trong chương trình SGK (từ năm 2000) những yếu tố này đã được
đưa vào phần Tiểu dẫn (trước mỗi văn bản văn học và khi thực hiện giờ dạy
trên lớp phần tìm hiểu tiểu dẫn quy định là mục Tìm hiểu chung). Điều đó đồng
nghĩa với việc dạy tốt tiểu dẫn là GV đã giúp HS không chỉ có được lượng thông
tin cần thiết mà còn tạo cho các em có được hứng thú tìm hiểu, khám phá giá trị
văn bản. Hơn thế, có những kiến thức ở phần tiểu dẫn sẽ theo suốt quá trình
khám phá văn bản.
Chẳng hạn, không thể thấm thía ý nghĩa của hành trình trở về trong tâm
tưởng đầy thiết tha nhưng không kém phần đau đớn của Hàn Mặc Tử với cảnh
cũ, người xưa trong Đây thôn Vĩ Dạ, nếu không biết ông đã từng có 2 năm học ở
Huế, đã từng có một mối tình đơn phương với người con gái ở Vĩ Dạ, và hiện tại
ông đang mắc căn bệnh quái ác (bệnh phong). Cũng không thể cảm nhận được
nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế, “lòng quê dợn dợn” với nỗi nhớ nhà da diết,
sâu nặng của Huy Cận trong Tràng giang nếu không biết nhà thơ quê Hà Tĩnh,
ra Hà Nội học từ năm 1939, chiều chiều ra bờ đê ngắm nhìn dòng sông Hồng
mênh mang sóng nước…Người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn hào
hùng và giọng thơ tâm huyết sôi trào của của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội
Châu trong Lưu biệt khi xuất dương khi đặt bài thơ vào bối cảnh lịch sử và hoàn
cảnh sáng tác: Vào những năm cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần vương chống

Pháp thất bại, Phan Bội Châu là một trong những nhà nho Việt Nam đầu tiên
nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới…Vào những năm đầu thế kỉ
XX, đối với các nhà yêu nước Việt Nam, hướng về Nhật Bản cũng có nghĩa là
hướng về một chân trời mới đầy hi vọng và ước mơ
Như vậy, vị trí và vai trò quan trọng của Tiểu dẫn là định hướng, dẫn dắt
tìm hiểu tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học,…có ý nghĩa mở đường, gợi hứng
thú cho HS đi vào tìm hiểu, khám phá văn bản.
3
II. Giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Các dạng tiểu dẫn
Tiểu dẫn thường theo một mô hình chung bao gồm: giới thiệu những nét
chính về tác giả: tiểu sử và sự nghiệp sáng tác, những nhận định chung về tư
tưởng, về phong cách nghệ thuật và vị trí, vai trò của nhà văn. Sau cùng là giới
thiệu những nét khái quát nhất về tác phẩm (văn bản) sắp học, nếu là đoạn trích
sẽ có thêm xuất xứ.
Tuy nhiên, cấu trúc của Tiểu dẫn ở mỗi bài học lại không hoàn toàn giống
nhau mà rất đa dạng. Cụ thể, có một số dạng như sau:
* Dạng cho bài học về văn bản thơ trữ tình
Dạng này thường giống với mô hình chung (cũng là phổ biến nhất): giới
thiệu những nét chính về tác giả (tiểu sử và sự nghiệp sáng tác, những nhận định
chung về tư tưởng, về phong cách nghệ thuật và vị trí, vai trò của nhà văn); giới
thiệu những nét khái quát nhất về tác phẩm sắp học (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ).
Ví dụ: phần tiểu dẫn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) bao
gồm 4 đoạn văn, lần lượt như sau:
- Đoạn 1,2: những nét chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Phan Bội
Châu
- Đoạn 3: những nhận định chung về tư tưởng, về phong cách nghệ thuật
và vị trí, vai trò của Phan Bội Châu
- Đoạn 4: bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh ra đời bài thơ Lưu biệt khi xuất
dương

* Dạng cho bài học về văn bản tự sự.
Dạng này, về cơ bản cũng giống cấu trúc tiểu dẫn cho bài học về văn bản
trữ tình: giới thiệu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm. Tuy nhiên, ở một số
bài học (văn bản là trích đoạn), phần giới thiệu về tác phẩm còn trình bày tóm
tắt nội dung toàn bộ tác phẩm. Ví dụ: Tiểu dẫn bài học: Người cầm quyền khôi
phục uy quyền (V. Huy-gô) có thêm phần tóm tắt nội dung tiểu thuyết Những
người khốn khổ; Tiểu dẫn bài học: Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng
Phụng (Học kỳ I) có thêm phần tóm tắt nội dung tiểu thuyết Số đỏ.
4
* Ngoài ra, ở một số tiểu dẫn còn có thêm phần giới thiệu khái quát về
đối tượng được đề cập trong văn bản
Chẳng hạn ở bài học Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, ngoài giới thiệu
những nét chính về tác giả (Ăng-ghen) và văn bản được học, còn có thêm phần
giới thiệu khái quát về Các Mác (Mác là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại
người Đức, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn
thế giới).
Tương tự, tiểu dẫn bài Tây Tiến (Ngữ văn 12), ngoài giới thiệu khái quát
về tác giả Quang Dũng và về bài thơ, SGK còn cung cấp thêm những nét cơ bản
nhất về đoàn quân Tây Tiến.
Nhìn chung, phần tiểu dẫn thường trình bày những nét khái quát về tác
giả, tác phẩm. GV căn cứ vào từng bài học cụ thể mà định hướng cho HS biết
chốt lại những ý nào là cơ bản, từ đó, giúp các em có những kiến thức quan
trọng, cũng như sự chủ động và hứng thú đi vào đọc hiểu văn bản.
2. Hệ thống giải pháp thực hiện
a) Hướng dẫn cho HS chuẩn bị trước ở nhà
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là
thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy
học tích cực” (PPDHTC) nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học. Làm cho “Học” là quá
trình kiến tạo; HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí

thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới tự
tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
Một trong những đặc trưng cơ bản của PPDHTC là: dạy học chú trọng
rèn luyện phương pháp học tập và phát huy năng lực tự học của HS. Mà trong
các phương pháp học tập thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho
người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho
họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập
sẽ được nâng lên gấp bội.
5
Đổi mới phương pháp dạy học yêu cầu GV phát huy tối đa tính chủ động,
sáng tạo của HS. Vì vậy, GV nên hướng dẫn ở cuối tiết trước cho HS chuẩn bị
đọc tiểu dẫn và văn bản ở nhà. Việc làm ấy góp phần rèn luyện cho HS thói
quen tự học, tự nắm bắt kiến thức có tính chất cơ sở, tiền đề cho bài học mới.
Hơn nữa, chúng ta đều thấy, thời lượng của các tiết Đọc văn (phần Văn
học Việt Nam – từ tiết 73 đến tiết 87 – chương trình HKII lớp 11) chỉ có 1 tiết
(trừ Vội vàng của Xuân Diệu: 2 tiết), cho nên việc chuẩn bị bài trước ở nhà của
HS là hết sức cần thiết. Nếu lên lớp, GV yêu cầu HS đọc Tiểu dẫn, rồi sau đó
mới nêu câu hỏi để HS trả lời thì sẽ lãng phí thời gian. Đó là chưa kể đến việc
GV còn phải ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, HS đọc chưa được tốt, rồi các tình
huống phát sinh trong giờ học,…Trong khi đó, mức độ cần đạt ở mỗi tiết học lại
quyết định ở việc đọc – hiểu văn bản văn học. Thiết nghĩ như vậy nên trên lớp
tôi yêu cầu HS trình bày những ý chính trong phần Tiểu dẫn mà các em đã đọc
hiểu ở nhà. Sau đó GV điều chỉnh, bổ sung và chốt lại những thông tin cần thiết.
Trong thực tế thì HS cũng đã dần dần hình thành được thói quen tự đọc hiểu tiểu
dẫn trước khi đến lớp.
b) Các cách giới thiệu tiểu dẫn.
* Cách 1: hệ thống thông tin cơ bản.
Thông tin trong SGK thường là về tác giả, tác phẩm. Ở phương diện tác
giả, các thông tin về năm sinh năm mất, tên khai sinh, quê quán,…nên đề nghị
HS xem SGK. Khoảng thời gian ngắn ngủi giành cho tiểu dẫn cần nhấn mạnh,

xoáy sâu vào những kiến thức trọng tâm, cần thiết cho việc đọc hiểu văn bản.
Đặc biệt là những thông tin xuyên suốt, bám sát và chi phối toàn bộ quá trình
đọc hiểu văn bản.
Chẳng hạn, ở phần tiểu dẫn bài Hầu Trời của Tản Đà, GV hướng HS chốt
lại những thông tin cơ bản sau:
+ Tác giả:
- Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939); quê Ba Vì (Hà Tây):
bên bờ sông Đà, gần chân núi Tản Viên.
6
- Là một thi sĩ mang đầy đủ tính chất “con người của hai thế kỉ” cả về học
vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương.
- Có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam- gạch nối giữa
văn học trung đại và văn học hiện đại.
+ Bài thơ:
- Xuất xứ: in trong tập “Còn chơi” (1921).
Cũng với cách như vậy, ở bài Vội vàng của Xuân Diệu, những thông tin
cơ bản được HS chốt lại như sau:
+ Tác giả:
+ Xuân Diệu (1916-1985), quê cha: Hà Tĩnh, quê mẹ: Bình Định.
+ Đến với cách mạng sớm, cả cuộc đời gắn bó với nền văn học dân tộc.
Là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.
+ Là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ và sự nghiệp văn
học phong phú
=> Là một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn.
+ Bài thơ:
+ Xuất xứ: được in trong tập “Thơ thơ” (1938), tập thơ đầu tay của Xuân
Diệu.
+ Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách
mạng tháng Tám.
Như vậy, dạy phần tiểu dẫn cần đảm bảo các yêu cầu: đúng kiến thức,

ngắn gọn, trọng tâm và ấn tượng. Phải làm thế nào để người thầy cùng học trò
khơi được những rung cảm đầu tiên, để HS có được sự tự tin, hào hứng khi
chuyển tiếp vào đọc hiểu văn bản.
* Cách 2: mở rộng, khắc sâu
Tinh thần chung khi dạy tiểu dẫn là chốt lại những thông tin cơ bản nhất.
Cũng có nghĩa là GV không nên nói lại toàn bộ những thông tin mà SGK cung
cấp. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết hoặc thời gian cho phép, lại có
thể đưa thêm kiến thức bên ngoài, nhưng phải rất chọn lọc.
7
Chẳng hạn, với bài Hầu Trời của Tản Đà, ngoài những thông tin cơ bản
về tác giả, tác phẩm như đã nói ở trên, GV cần cung cấp thêm:
- Đề tài: cảnh trời- mô típ nghệ thuật có tính hệ thống (Hầu Trời, Muốn
làm thằng Cuội, Thiên thai, Viết thư hỏi Giời, Giời mắng,…)
- Giá trị: trong 19 bài thơ trường thiên của Tản Đà “có ba bài lời thơ chắc:
Thu khuê oán, Hầu Trời và Thăm mả cũ” là “những bài đứng lại được với thời
gian, ngạo cùng năm tháng” (Xuân Diệu)
Cũng như vậy, khi học bài Về luân lí xã hội ở nước ta, GV nhất định phải
mở rộng thêm thông tin về tác giả Phan Châu Trinh- một con người mà lâu nay
bị chỉ trích là “ảo tưởng” vì chủ trương dựa vào Pháp để giành độc lập và xây
dựng nền dân chủ. Nhưng mặt khác, lại phải thấy Phan Châu Trinh ngoài lòng
yêu nước nồng nàn trước sau như một còn là một chính khách đã có những
đường lối mới mẻ có tính chất cách mạng. Sự nghiệp giải phóng dân tộc của ông
gắn liền với cuộc cách mạng về xã hội. Ông đề cao việc mở mang dân tộc để tự
giải phóng khỏi sự thống trị. Đúng như Hoàng Xuân Hãn đã từng phân tích:
“Sau khi phong trào Cần Vương bị đàn áp hoàn toàn, Phan Châu Trinh đã đi sâu
nghiên cứu những nhược điểm cơ bản về văn hoá xã hội Việt Nam, cụ thấy rõ
nguyên nhân sâu xa đưa đến mất nước, bị nô lệ ngày càng khốc liệt, là sự thua
kém của xã hội ta so với phương Tây”. Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp,
những người bạn chiến đấu của Phan Châu Trinh, coi ông là “nhà cách mạng
đầu tiên của Việt Nam”. Nhà sử học người Pháp Daniel Héméry cho rằng:

“Những nan đề do Phan Châu Trinh xác định từ thế kỉ XX các thế hệ người Việt
Nam còn phải đảm nhận lâu dài”
Việc đưa thêm những thông tin trên là cần thiết để giúp HS hiểu đúng
những đóng góp quan trọng của các tác giả cũng từ đó hiểu hơn văn bản được
học.
Tiểu dẫn thường đưa kiến thức khái quát (dạng văn học sử). Quá trình đọc
hiểu tiểu dẫn chính là nhằm chốt lại những kiến thức khái quát ấy. Tuy nhiên,
trong những bài học cụ thể, GV nên có lời bình để tạo sự hứng thú cho HS.
8
Chẳng hạn, khi đọc hiểu tiểu dẫn bài Tràng giang của Huy Cận, ở phần khái
quát về tác giả, ngoài thông tin trong SGK, GV nên đưa thêm: thơ Huy Cận luôn
thấm đẫm một nỗi buồn. Ai cũng biết thơ mới thường buồn. Nỗi buồn trong thơ
Huy Cận có những sắc thái riêng. Theo Hoài Thanh, đấy là “Cái buồn toả ra từ
đáy hồn một người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh”. Có lẽ vì thế, thơ Huy Cận
thường khắc hoạ những cảnh lụi tàn, bơ vơ, hoang vắng, chia lìa, dường như nhà
thơ “lượm lặt những chút buồn rải rác để sáng tạo nên những vần thơ ảo não”
(Hoài Thanh)
Cũng như vậy, khi tìm hiểu tiểu sử Xuân Diệu, GV nói rõ hơn về xuất
thân của nhà thơ (quê cha: Hà Tĩnh, quê mẹ: Bình Định):
- Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
Ông đồ nho lấy cô làm nước mắm
- Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng.
Và kết quả sự kết hợp kì diệu của mối tơ hồng từ hai phía đèo Ngang ấy
đã để lại cho đời một “ông hoàng thơ tình”, một nhà thơ “mới nhất trong các nhà
thơ mới”.
c) Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp.
Trong tiến trình dạy học, GV sẽ sử dụng rất nhiều câu hỏi, và mỗi câu hỏi
đều có một vai trò, vị trí khác nhau. Tuy nhiên, nếu ở phần Đọc - hiểu văn bản
chủ yếu là câu hỏi khám phá, phát hiện,…thì ở phần Tìm hiểu chung (đọc hiểu

Tiểu dẫn) hầu hết câu hỏi thường là nhận biết, tái hiện. Tuy nhiên, không vì thế
mà GV không đầu tư cho việc đặt câu hỏi ở phần này. Tôi thấy quá trình đọc
hiểu Tiểu dẫn nên có các dạng câu hỏi như sau:
* Câu hỏi phát hiện luận điểm.
Ví dụ: Phần tiểu dẫn trong SGK trình bày mấy vấn đề? Đó là những vấn
đề nào?
Với câu hỏi này, khi đọc hiểu tiểu dẫn bài Lưu biệt khi xuất dương của
Phan Bội Châu, HS dễ dàng trả lời: phần tiểu dẫn trình bày hai vấn đề, đó là:
9
những nét khái quát về tác giả Phan Bội Châu và về hoàn cảnh ra đời bài thơ
Lưu biệt khi xuất dương. Còn ở bài Hầu Trời của Tản Đà thì HS lại trả lời: phần
tiểu dẫn trình bày hai vấn đề: những nét khái quát về tác giả Tản Đà và về xuất
xứ bài thơ Hầu Trời. Câu hỏi dạng này có tác dụng giúp HS phát hiện các cụm
chi tiết và biết gọi tên các cụm chi tiết ấy. Không những thế, nó còn giúp các em
rèn luyện kĩ năng lập ý khi viết văn nghị luận. Đó cũng là một cách tích hợp đơn
giản mà hiệu quả.
* Câu hỏi tái hiện kiến thức.
VD: Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả (…)?
Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác phẩm (…)?
Đây là dạng câu hỏi giúp HS kết hợp SGK và những hiểu biết của mình
để cụ thể hoá các đơn vị kiến thức.
Chẳng hạn, ở phần tiểu dẫn bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội
Châu, HS sẽ biết kết hợp với kiến thức lịch sử để chốt lại những thông tin cơ
bản sau:
+ Tác giả:
- Phan Bội Châu (1867-1940); quê: Nam Đàn (Nghệ An)
- Là nhà yêu nước và cách mạng lớn, “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả
thân vì độc lập”;
- Là nhà văn, nhà thơ lớn, khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình –
chính trị.

+ Bài thơ:
- Bối cảnh lịch sử: Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào
yêu nước thất bại; ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn
vào.
- Hoàn cảnh ra đời: Viết trong buổi chia tay bạn bè lên đường sang Nhật
Bản.
* Câu hỏi nhấn mạnh trọng tâm và tạo ấn tượng.
10
Dạng câu hỏi này hướng HS vào trọng tâm của kiến thức và tạo ấn tượng
tốt cho HS về văn bản.
VD: Thông tin nào trong phần tiểu dẫn của SGK giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về văn bản?
Với câu hỏi này, khi đọc hiểu tiểu dẫn bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc
Tử, HS trả lời như sau:
Thông tin trong phần tiểu dẫn của SGK giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn
bản đó là: Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử,
người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế
Cũng câu hỏi trên, khi đọc hiểu tiểu dẫn bài Vội vàng, HS đã trả lời:
Thông tin trong phần tiểu dẫn của SGK giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn
bản là: Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đã đem
đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện
một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi,
đắm say, yêu đời thắm thiết.
* Câu hỏi định hướng phương pháp đọc hiểu văn bản.
VD: Tác phẩm thuộc thể loại nào? Đặc trưng thể loại đó là gì?
Em hãy đề xuất hướng đọc hiểu văn bản?
Đây là câu hỏi chuyển tiếp từ đọc hiểu tiểu dẫn sang đọc hiểu văn bản.
Với những câu hỏi này, ở bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, HS
trả lời như sau:

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú luật Đường. Bố cục của thể
loại đó là gồm bốn phần: hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận và hai câu kết. Vì
vậy, hướng đọc hiểu văn bản là theo bố cục.
Tương tự, ở bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh, thì HS trả lời:
Bài thơ được viết theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt. Bố cục của thể
loại này cũng có bốn phần: câu khai đề, câu thừa đề, câu chuyển và câu hợp.
Tuy nhiên, hướng đọc hiểu văn bản có thể theo bố cục (từng câu một) hoặc đọc
hiểu: hai câu đầu, hai câu sau.
11
Còn khi học bài Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), thì HS sẽ trả lời:
văn bản được viết theo thể văn nghị luận cho nên hướng đọc hiểu văn bản là tìm
vấn đề đem ra bàn luận, các luận điểm, luận chứng và cách lập luận của tác giả.
d) Có phương pháp kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
Học văn giống như nhiều môn học khác, trước khi tới lớp, HS đều cần có
sự chuẩn bị nhất định. Với môn Ngữ văn, đó là việc tìm hiểu trước bài học theo
hướng dẫn và định hướng của sách giáo khoa. Ở các bài đọc văn thì việc chuẩn
bị của các em sẽ là tìm những ý lớn trong phần Tiểu dẫn và trả lời câu hỏi
Hướng dẫn học bài cho phần văn bản. Chính vì vậy mà rất nhiều HS cảm thấy
uể oải, chán nản khi đứng trước bốn, năm câu hỏi “Hướng dẫn học bài” có dung
lượng câu chữ không hề ngắn. Vậy là nhiều HS đã tìm đến những cuốn Để học
tốt có sẵn lời giải rồi chép. Hoặc có HS thì soạn qua loa, sơ sài, thậm chí còn
mượn vở soạn của bạn để chép…
Việc làm ấy chắc chắn là không nên. Để HS tự giác và hứng thú với việc
chuẩn bị bài trước ở nhà, người thầy cần phải có phương pháp kiểm tra. Bản
thân tôi đã từng thực hiện như sau:
* Kiểm tra vở ghi bài trên lớp và vở chuẩn bị bài của HS ở nhà trước khi
vào giờ học (có thể kết hợp trong khi kiểm tra bài cũ hoặc thay cho kiểm tra bài
cũ).
Với đối tượng là học sinh THPT thì không có quy định về việc thu vở để
chấm lấy điểm. Tuy nhiên, việc kiểm tra vở ghi và vở soạn của HS lại hết sức

cần thiết. Bởi môn Ngữ văn là môn học cần ghi chép nhiều và yêu cầu phải soạn
bài. GV có kiểm tra thì HS mới có ý thức ghi bài, chuẩn bị bài đầy đủ, nhất là
với những HS học ban cơ bản A, B, không có hứng thú và cũng không đầu tư
cho bộ môn Ngữ văn.
* Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới thay vì vẫn thường kiểm tra bài cũ (nếu
thấy phù hợp).
Ví dụ: Khi đọc hiểu văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền của V.
Huy-gô (tiết 98,99), GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS bằng việc yêu
12
Tác phẩm
Sự nghiệp
cầu các em trình bày tóm tắt nội dung toàn bộ tác phẩm Những người khốn khổ.
Phần tóm tắt này có ở Tiểu dẫn của SGK mà nếu không đọc trước ở nhà thì các
em sẽ không thể trả lời được.
Hoặc khi học bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan bội Châu, GV kiểm
tra việc chuẩn bị bài của HS bằng việc yêu cầu các em vẽ sơ đồ tư duy phần
Tiểu dẫn của bài học. HS vẽ như sau:

Việc kiểm tra chuẩn bị bài của HS thực sự có tác dụng động viên, khuyến
khích kịp thời sự tiến bộ của các em trong quá trình học tập cũng như nhắc nhở,
uốn nắn những HS còn lơ là, chểnh mảng trong học bộ môn.
Như vậy, giờ học Ngữ văn (nói chung), giờ Đọc văn (nói riêng) đều nhằm
hướng đến Kết quả cần đạt. Việc xác định được cách dạy Tiểu dẫn chính là góp
phần đạt đến cái đích ấy. Hơn nữa, trong thực tế có nhiều kiến thức, nhận định
trong phần Tiểu dẫn đã trở thành đề thi dạng tái hiện kiến thức, thành những gợi
ý cho đề văn nghị luận trong kiểm tra đánh giá, thi tốt nghiệp, đại học,…Đặc
biệt trong những năm gần đây, khi chúng ta dạy học theo yêu cầu đổi mới thì
việc bám sát kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa để ra đề thi càng được quan tâm.
GV nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề và quan tâm đúng mực, thì sau khi
hoàn thành tiết dạy đã tạo được sự cộng hưởng thú vị từ tiểu dẫn đến văn bản;

giúp HS nắm vững kiến thức có tính chất chìa khoá để đọc hiểu văn bản, rèn
luyện cho HS khả năng tư duy, cách vận dụng kiến thức vào quá trình đọc hiểu
và thực hành làm văn.
13
Phan Bội Châu
Phong cách
Cuộc đời
III. Kết quả thực nghiệm
* Qua quá trình dạy và học trên lớp
Thực tế giảng dạy ở HKII năm học 2012-2013, tôi đã luôn chú trọng việc
làm thế nào để dạy tốt phần tiểu dẫn, góp phần nâng cao hiệu quả giờ Đọc văn.
So sánh với cách dạy không thường xuyên chú trọng việc này ở HKI, tôi thấy có
sự khác biệt:
- Không khí các tiết dạy ở HKI thường trầm, HS ít phát biểu ý kiến, thời
lượng của tiết học cảm thấy eo hẹp hơn.
- Ở HKII, việc GV chú trọng đến đọc hiểu tiểu dẫn, trong đó có sự hướng
dẫn chuẩn bị bài cho HS, thực sự đã đem lại một số hiệu quả nhất định:
+ HS đã có sự hào hứng hơn trong học tập, bởi các em được hoạt động
nhiều hơn, chủ động hơn và do đó cũng tích cực hơn.
+ HS khi đã chuẩn bị bài tốt ở nhà, cũng giúp các em tích cực và tự tin khi
phát biểu ý kiến xây dựng bài. Các em mạnh dạn đưa ra những nhận xét, kết
luận của bản thân. Điều đó đã không chỉ giúp HS hiểu mà còn khắc sâu được
kiến thức bài học một cách có hệ thống.
+ Đặc biệt, việc chuẩn bị bài ở nhà, nhất là khâu tự đọc hiểu Tiểu dẫn còn
giúp HS rèn luyện năng lực tự học. Đó còn là cơ sở để các em có ý thức sáng tạo
trong quá trình học hiểu cũng như khi thực hành làm văn.
* Kết quả cụ thể về xếp loại của bộ môn
Lớp Số HS
Yếu Trung bình Khá, Giỏi
Học kì I Học kì II Học kì I Học kì II Học kì I Học kì II

11A5 48 09 02 32 35 07 11
11A6 48 06 04 37 32 06 12
11A7 48 04 03 32 27 12 18
11A8 48 11 03 34 34 04 11
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
14
Là một người thầy, khi đứng trên bục giảng, cũng như tất cả đồng nghiệp,
tôi luôn băn khoăn, trăn trở để tìm phương pháp giảng dạy tối ưu nhất. Đặc biệt
là với đối tượng HS mà đầu vào còn khiêm tốn, cộng với niềm yêu thích học bộ
môn Ngữ văn đang có phần mai một, thì lại càng cần hơn bao giờ hết sự cố
gắng, tận tâm của người thầy. Một khi chúng ta giúp HS có được cái nhìn khái
quát, sâu sắc về tác giả văn học, tác phẩm văn học và gợi được những hứng thú
ban đầu thì nhất định các em sẽ không bao giờ thụ động khi đi vào đọc hiểu văn
bản văn học. Việc chú trọng dạy tốt phần Tiểu dẫn thực sự đã giúp tôi có được
những thành công đáng kể trong giảng dạy bộ môn.
Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng đã và
vẫn đang được tiến hành tích cực và có hiệu quả. Vì vậy, tôi thiết nghĩ, bài viết
này chỉ là một đóng góp nhỏ trong phong trào và sự nghiệp chung. Những kinh
nghiệm của bản thân chắc chắn chưa được trọn vẹn. Rất mong được đồng
nghiệp góp ý để hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 10 tháng 4 năm
2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Nguyễn Thị Thêm


15
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
CÁCH DẠY PHẦN TIỂU DẪN, GÓP PHẦN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIỜ ĐỌC VĂN
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thêm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2013
16
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỔ NGỮ VĂN
Thanh Hoá, ngày 20 tháng 04 năm
2013
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2013-2014
Căn cứ thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường
xuyên giáo viên trung học phổ thông; Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10
tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành Quy
chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường
xuyên.
A. Đặc điểm tình hình
I. Những thuận lợi và khó khăn.
a) Thuận lợi:

- Đa số GV trong tổ còn trẻ, có năng lực và triển vọng;
- Có nhận thức và ý thức tốt trong công tác triển khai Quy chế và chương
trình BDTX giáo viên.
b) Khó khăn:
- 6/7 GV trong tổ có con nhỏ
- Lần đầu tiên triển khai cụ thể kế hoạch đến từng cá nhân nên có phần lúng
túng
- Không chủ động được về thời gian và nguồn tài liệu của chương trình
II. Đặc điểm về đội ngũ

TT Họ và tên Trình độ
1 Nguyễn Thị Thêm Đại học
2 Lê Thị Kim Anh Thạc sỹ
3 Lương Thị Thuỳ An Thạc sỹ
4 Trần Thị Hoài Đại học
5 Hoàng Thị Hồng Đại học
6 Nguyễn Thị Thuý Đại học
7 Hoàng Thị Xuân Đại học
B. Kế hoạch chung
I. Mục tiêu
1. Cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính
trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và
những năng lực khác theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm
vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi
mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
17
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hoá, ngày 20 tháng 04 năm

2013
KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2013-2014
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thêm Trình độ chuyên môn: ĐHSP
Chức vụ, tổ chuyên môn: Tổ trưởng. Tổ Ngữ văn
Công việc chuyên môn và kiêm nhiệm: Giảng dạy các lớp: 11A5,11A6,11A7,
11A8; Trưởng ban thanh tra nhân dân; Uỷ viên BCH chi bộ Xã hội.
I. Mục tiêu của việc BDTX
18
1. Cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính
trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và
những năng lực khác theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm
vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi
mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng.
II. Nội dung, hình thức và thời gian thực hiện BDTX
Thời
gian
Nội dung BDTX Số
tiết
Hình thức
BDTX
Kết quả cần đạt được
Tháng
9/2013
- Nội dung 1
- Nội dung 3: Tìm kiếm, khai
thác những thông tin cơ bản
phục vụ bài giảng
10

5
- Tập trung: 5t
tự học: 5 tiết
- Tự học
- Nắm vững và thực hiện tốt
- Biết cách tìm kiếm, khai
thác
Tháng
10/2013
- Nội dung 1
- Nội dung 3: Các bước cơ bản
trong thực hiện phương pháp
tìm kiếm, khai thác, xử lí thông
tin phục vụ bài giảng
2
10
- Tự học
- Tập trung: 5t;
tự học: 5 tiết
- Nắm vững và thực hiện tốt
- Sử dụng được các phương
pháp, kĩ thuật tìm kiếm, khai
thác, xử lí
Tháng
11/2013
- Nội dung 1
- Nội dung 3: Các phương
pháp dạy học tích cực
2
10

- Tự học
- Tập trung: 5t
tự học: 5 tiết
- Nắm vững và thực hiện tốt
- Vận dụng được các PPDH
tích cực
Tháng
12/2013
- Nội dung 1
- Nội dung 3: Các kĩ thuật dạy
học tích cực
2
5
- Tự học
- Tự học
- Nắm vững và thực hiện tốt
- Vận dụng được các kĩ thuật
dạy học tích cực
Tháng
1/2014
- Nội dung 1
- Nội dung 3: Vai trò của công
nghệ thông tin trong dạy học
2
5
- Tự học
- Tự học
- Nắm vững và thực hiện tốt
- Nâng cao hiệu quả giờ dạy
Tháng

2/2014
- Nội dung 1
- Nội dung 3: Ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học
2
10
- Tự học
- Tập trung: 5t
tự học: 5 tiết
- Nắm vững và thực hiện tốt
- Nâng cao hiệu quả giờ dạy
Tháng
3/2014
- Nội dung 1
- Nội dung 3: Vai trò của kiểm
tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh
2
5
- Tự học
- Tự học
- Nắm vững và thực hiện tốt
- Xác định được vai trò của
kiểm tra, đánh giá
Tháng
4/2014
- Nội dung 1
- Nội dung 3: Các phương
pháp kiểm tra đánh giá kết quả
2

5
- Tự học
- Tự học
- Nắm vững và thực hiện tốt
- Phân biệt được các phương
pháp
19
học tập của học sinh
Tháng
5/2014
- Nội dung 1
- Nội dung 3: Thực hiện các
phương pháp kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh
6
10
- Tập trung: 3t
tự học:3 tiết
- Tập trung: 5t
tự học: 5 tiết
- Nắm vững và thực hiện tốt
- Thực hiện tốt các phương
pháp
Tháng
6/2014
- Nội dung 2: Ngữ văn địa
phương
5 - Tự học Đáp ứng yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ phát triển giáo dục
của điạ phương

Tháng
7/2014
- Nội dung 2: Ngữ văn địa
phương
5 - Tự học Đáp ứng yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ phát triển giáo dục
của điạ phương
Tháng
8/2014
- Nội dung 2: Ngữ văn địa
phương
20 Tập trung: 10t;
tự học: 10 tiết
Đáp ứng yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ phát triển giáo dục
của điạ phương
Tổng 120
BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO
VIÊN
(Ký duyệt)
20

×