Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong sách giáo khoa vận dụng vào dạy học môn địa lý lớp 11 ở trường thpt quan sơn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.68 KB, 21 trang )

Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là đào tạo ra
những con người phát triển toàn diện về nhiều mặt: Đức, trí, thể, mỹ và bồi dưỡng
cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo. Mục tiêu này lại được cụ thể hoá trong các
mục tiêu của các môn học trong chương trình dạy học ở trường THPT. Để thực
hiện tốt mục tiêu này bên cạnh việc nắm vững hệ thống kiến thức của chương trình,
nội dung kiến thức và mục tiêu của từng môn thì một yếu tố không kém phần quan
trọng đó là phương pháp dạy học.
Trong quá trình dạy học tôi luôn nghiên cứu tìm tòi những phương pháp giảng
dạy sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh để giúp các em nắm
vững kiến thức và luôn hứng thú học tập môn Địa Lí của học sinh.
Từ thực tiễn của việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa (SGK) Địa Lí và
thực tiễn của việc giảng dạy môn Địa Lí ở trường THPT trong các năm vừa qua,
nhằm góp phần nâng cao khả năng và giúp học sinh (HS) có khả năng nhận thức
kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Khai thác
kiến thức từ tranh ảnh trong sách giáo khoa vận dụng vào dạy học môn Địa Lí
lớp 11 ở trường THPT Quan Sơn 2 ”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1. Mục tiêu
Nhằm tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các kênh hình trong SGK địa lí.
- Giúp HS có khả năng nhận thức kiến thức và nắm vững kiến thức,tự hoàn
thiện kiến thức trong và sau bài học.
- Góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ
môn Địa Lí.
2.2. Nhiệm vụ
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
1
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2


Đề tài nhằm giải quyết những nội dung sau:
- Lí luận về phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Địa Lí.
- Hướng dẫn hoc sinh trong việc sử dụng tranh ảnh Địa Lí.
- Hướng dẫn học sinh khai thác một số tranh ảnh trong SGK Địa Lí 11.
2.3. Giới hạn
Đề tài này tôi nghiên cứu ở một số bài học Địa Lí 11, chương trình SGK ban
cơ bản và giới hạn trong việc tạo kĩ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong
SGK của HS và GV.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Để đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đất nước, góp phần, đổi
mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, nhiều nhà khoa học giáo, dục trong
và ngoài nước đã nghiên cứu việc khai thác kênh hình trong sách, giáo khoa địa lí
theo hướng tích cực.
- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy, học Địa Lí,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000.
- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng các phương tiện, dạy học địa
lí ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục, năm 1998.
- Tiến sĩ Hoàng Việt Anh, Vận dụng phương pháp Graph vào giảng dạy, địa lí lớp 6
và lớp 8, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, năm 1993.
- PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng số liệu thống kê, trong dạy
học địa lí kinh tế- xã hội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 1997.
- Ths. Nguyễn Hữu Huấn, Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy, học địa lí ở
lớp 7 trung học cơ sở, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, 2005.
- Ths. Nguyễn Thị Dung, Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy, học địa lí
lớp 11 THPT theo hướng tích cực, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo, dục, 2005.
- Ths. Hà Phúc Thuận, Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực, trong môn
Địa lia 10 THPT tại tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo, dục, 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
2

Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp quan sát qua các tiết dự giờ thao giảng.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
5. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm.
- Sáng kiến kinh nghiệm đã tổng hợp lí luận về các phương pháp dạy hoc trực
quan và khai thác tranh ảnh trong SGK Địa Lí 11.
- Sáng kiến kinh nghiệm hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo quý cho học sinh,
sinh viên và giáo viên chuyên ngành Địa lí trong trường phổ thông có thể học tốt
cũng như dạy tốt môn Địa Lí lớp 11.
6. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Sáng kiến kinh nghiệm gồm ba
chương:
- Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài.
- Chương 2. Cơ cở thực tiễn
- Chương 3. Khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong sách giáo khoa vận dụng vào
dạy học môn Địa Lí lớp 11
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
3
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Tìm hiểu phương pháp dạy học trực quan.
1.1.1 Khái niệm.
Khi nghiên cứu phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong giảng
dạy Địa Lí, chúng ta cần phải xác đinh nội dung khái niệm “Phương tiện trực quan”
(PTTQ). Trong giảng dạy Địa Lí, HS nhận biết các hiện tượng và sự vật không chỉ
bằng tai nghe mà còn bằng mắt nhìn, hoặc cầm nắm.Vậy tất cả những cái gì có thể
lĩnh hội (tri giác) nhờ sự hỗ trợ của các tín hiệu ngoài lời giảng của giáo viên đều

gọi là PTTQ.
Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp sử dụng các PTTQ trước,
trong và sau khi lĩnh hội kiến thức, tài liệu học tập mới. Sử dụng các PTTQ nhằm
gợi mở và hướng dẫn HS khai thác các nguồn tri thức và phát triển các năng lực tư
duy, sáng tạo cho HS.
1.1.2. Vai trò của phương pháp dạy học trực quan.
Phương pháp dạy học trực quan có vai trò rất quan trọng đối với việc dạy và
học Địa Lý, đặc biệt là đối với dạy và học môn Địa Lý theo phương pháp đổi mới.
Bởi vì HS chỉ có thể quan sát được một phần nhỏ các đối tượng xung quanh, còn
phần lớn các đối tượng khác thì không có điều kiện quan sát trực tiếp.Các phương
tiện dạy học trực quan vừa là phương tiện để dạy học, nhưng nó vừa chứa đựng
nguồn tri thức cụ thể cho học sinh khai thác. Các phương tiện dạy học trực quan
được thể hiện thông qua phương pháp dạy học trực quan, giúp học sinh hiểu bài
nhanh chóng và nhớ lâu hơn, đặc biệt nó gây hứng thú học tập, kích thích trí tò mò,
khả năng sáng tạo của học sinh, làm cho giờ học thêm sinh động.
1.1.3. Các phương pháp trong “phương pháp dạy học trực quan”.
- Phương pháp sử dụng bản đồ.
- Phương pháp sử dụng tranh ảnh, hình vẽ.
- Các phương pháp khác.
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
4
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
1.1.4. Hình thức sử dụng phương tiện trực quan.
Người GV địa lí muốn vận dụng phương pháp sử dụng các PTTQ, thì cần phải
nắm được nội dung, hình thức và đặc điểm của từng loại phương tiện (Gọi là
phương pháp). PTTQ theo ý kiến của M.V.Xtuđênikin, bao giờ cũng có hai chức
năng: vừa là đồ dùng để minh hoạ, vừa là nguồn tri thức. Nếu sử dụng nó như một
nguồn tri thức để cho HS khai thác trong quá trình học tập thì việc sử dụng PTTQ
có thể coi như một phương pháp, còn chỉ sử dụng nó như một đồ dùng để minh
hoạ, thì đó chỉ là một biện pháp phục vụ cho phương pháp dùng lời.

Hiện nay việc sử dụng PTTQ thường có hai hình thức:
- GV dùng các PTTQ để vừa giảng, hướng dẫn HS tìm ra kiến thức và vừa minh
hoạ những kiến thức địa lí để HS dễ lĩnh hội kiến thức, qua việc tri giác trực tiếp
đối tượng quan sát.
- GV dùng câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát các phương tiện trực quan và
yêu cầu giải thích những kiến thức trong bài hoặc làm sáng tỏ những mối liên hệ
giữa các sự vật và hiện tượng địa lí.
1.1.5. Những yêu cầu khi sử dung phương tiện trực quan
Vì các PTTQ có tác dụng chủ yếu là tạo cho học sinh những biểu tượng sinh
động, gần với thực tế về các sự vật, hiện tượng cũng như quá trình địa lí, cho nên
trong quá trình sử dụng chúng, GV cần phải chú ý đến một số yêu cầu như:
+ Cần lựa chọn PTTQ sao cho phù hợp với mục đích sư phạm, với nội dung bài
dạy.
+ Cần triệt để khai thác tính trực quan của chúng để phục vụ cho hoạt động nhận
thức của học sinh.
+ Cần quan tâm đến các yêu cầu về mỹ thuật, kĩ thuật và kinh tế.
1.2. Phương pháp sử dụng các tranh ảnh trong việc dạy địa lí.
Nhiệm vụ chính của tranh ảnh (Tranh ảnh địa lí treo tường, tranh ảnh địa lí
trong sách giáo khoa, tranh ảnh đial lí khổ nhỏ cắt ra từ hoạ báo, tạp chí v.v ) là
hình ảnh cho HS những biểu tượng cụ thể về địa lí.Trong các loại kể trên, có ý
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
5
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
nghĩa quan trọng hơn cả là các tranh treo tường in sẵn và các tranh ảnh địa lí trong
sách giá khoa, vì nội dung của chúng đều được lựa chọn cẩn thận, phù hợp với nội
dung các bài dạy trong chương trình.
Tranh ảnh minh hoạ có thể sử dụng trong nhiều khâu giảng dạy khác nhau,
nhưng nhiều hơn cả là trong khâu lĩnh hội tri thức mới của HS bằng cách:
- GV có thể cho HS quan sát, đặt một số câu hỏi cho HS phân tích tranh trước,
rồi sau đó mới dùng cách quy nạp trình bày tài liệu, rút ra kết luận. Nhưng cũng có

thể, GV dùng tranh ảnh để củng cố bài học,bổ sung kiến thức cho HS sau khi dạy .
- GV dùng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn HS quan sát, tập trung chú ý
khai thác những chi tiết quan trọng. HS trong khi lĩnh hội tri thức phải vừa quan
sát, vừa suy nghĩ, trả lời những câu hỏi của GV.
- Trong khi giải thích tài liệu mới, GV cũng có thể kết hợp việc minh hoạ bài
bằng tranh ảnh với việc đọc tài liệu trong sách giáo khoa. Khi tranh ảnh không nêu
được các chi tiết quan trọng của đối tượng thì GV phải bổ sung bằng các hình vẽ
trên bảng.
- Trong quá trình dạy, tranh ảnh cũng phải được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc
thì mới phát huy được hết tác dụng không làm cho HS giảm hứng thú, phân tán tư
tưởng.
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
6
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng sử dụng tranh ảnh trong dạy và học Địa Lí ở trường THPT.
2.1.1. Về phía giáo viên :
Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề: Hầu hết các GV có sử dụng tranh ảnh
trong SGK nhưng chưa thường xuyên, sử dụng còn qua loa, nên vai trò và chức
năng của đồ dùng trực quan nói chung và tranh ảnh nói riêng, bị hạn chế rất nhiều
mà trong khi đó chương trình địa lí mới đã biên soạn lại nội dung và bổ sung thêm
các kênh hình. Vì những lý do trên nên kết quả dạy - học theo phương pháp mới
vẫn chưa cao.
Việc nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp “Khai thác kiến thức từ tranh
ảnh trong sách giáo khoa Địa Lí 11” để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên dạy
Địa Lí có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.
2.1.2. Về phía học sinh:
Do quan niệm đây là bộ môn phụ nên HS chưa đầu tư thời gian thích đáng cho
việc học tập bộ môn. Phần vì kiến thức Địa lý khá trìu tượng, nhiều mối quan hệ tự
nhiên - xã hội rất phức tạp, bản chất là một môn học rất khô khan nên học sinh ít

thích học. Cho nên trong suốt năm học 2011 - 2012 vừa qua chất lượng học sinh
đạt kết quả cao trong các tiết học chưa nhiều, các mức độ biết khai thác và vận
dụng hình ảnh vào trong bài học được chia thành các mức độ sau: tốt, khá, trung
bình, yếu:
Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu TỔNG
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
10A1 4 13,3 6 20,0 7 23,3 13 43,4 30 100
10A2 3 10,0 4 13,3 5 16,7 18 60,0 30 100
10A3 2 7,1 4 14,3 5 17,9 17 60,7 28 100
10A4 5 17,8 5 17,8 6 21,4 12 43,0 28 100
TỔNG 14 12,0 19 16,4 23 19,8 60 51,8 116 100

2.2. Giải pháp khắc phục:
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
7
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
Trong điều kiện dụng cụ trực quan còn chưa được cung cấp đồng bộ. Trước
mắt người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng mọi biện pháp, mọi khả năng có
thể để xây dựng kế hoạch hoạt động cho mình, tự thiết kế những đồ dùng đơn giản.
Sưu tầm tranh ảnh minh họa, cung cấp thông tin cho học sinh hoặc vẽ những sơ đồ,

hình vẽ trong sách giáo khoa phóng to để sử dụng.
Như vậy việc chuẩn bị của giáo viên ở nhà là rất quan trọng, giáo viên phải
nghiên cứu thật kỹ nội dung bài dạy để sáng tạo cho mình những đồ dùng trực quan
phù hợp sinh động nhất.
Đối với những đồ dùng trực quan đã có sẵn chúng ta cần khai thác triệt để
lượng kiến thức cho phép trong đồ dùng trực quan đó phát huy vai trò của đồ dùng
trực quan, của kênh hình và kênh chữ trong một bài học, chú trọng vào chất lượng
dạy và học, lựa chọn phương pháp phù hợp cần kết hợp giữa khai thác, kiểm tra và
rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
CHƯƠNG 3. KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ TRANH ẢNH TRONG SÁCH
GIÁO KHOA VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11.
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
8
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
3.1. Một số vấn đề trong dạy học địa lí 11:
Đối với chương trình địa lí 11được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình
huống, thông tin đã được lựa chọn. Vậy giáo viên phải tổ chức học tập, phân tích,
tổng hợp và xử lí thông tin, tạo điều kiện cho HS trong quá trình học tập vừa tiếp
nhận được kiến thức vừa rèn luyện các kỹ năng và nắm được phương pháp học tập
tạo điều kiện tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới, phát huy tính
tích cực, độc lập của học sinh.
Những tranh ảnh, hình vẽ trong sách giáo khoa không đơn thuần chỉ là minh
họa cho bài giảng mà chúng còn gắn bó hữu cơ với bài học là một phần không thể
thiếu được trong nội dung bài học.
3.2. Một số ví dụ cụ thể:
3.2.1. Bài 5 tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi.
Dạy phần I: Một số vấn đề về tự nhiên.

Hình 5.2. Hoang mạc Xa – ha – ra
- Nếu chỉ đơn thuần khai thác hệ thống kênh chữ thì cả GV và HS đã vô tình bỏ qua

một nội dung rất quan trọng được thể hiện trong hình 5.2. Trong phần kênh hình đã
lột tả hết những đặc trưng cơ bản cho cảnh quan và khí hậu của Châu Phi, chỉ bằng
một câu hỏi: Dựa vào hình 5.1 kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho
biết đặc điểm khí hậu và cảnh quan của Châu Phi?
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
9
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
- HS có thể quan sát hình 5.1 kết hợp với hình 5.2 nêu một số đặc điểm khí hậu và
cảnh quan của Châu Phi như sau:
+ Châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa
van là chủ yếu.
- Trên cở sở đó giáo viên có thể đưa thêm câu hỏi nâng cao: Hãy nêu những hiểu
biết của mình về hoang mạc Xahara?
- HS trả lời dựa trên phần kết thức lĩnh hội được như:
+ Vị trí, diện tích, phạm vi.
+ Đặc điểm cơ bản của hoang mạc.
+ Tác động của hoang mạc đến sự phát triển kinh tế xã hội của Châu Phi.
Như vậy việc sử dụng hình 5.2 vừa giúp HS khai thác kiến thức đồng thời
giúp học sinh lĩnh hội được tri thưc mới.
3.2.2. Bài 5. Tiết 3: Một số vấn đề của của khu vực Tây Nam Á và khu vực
Trung Á.
Dạy phần I, mục 1: Tây Nam Á.

Hình 5.6. Vườn treo Ba – bi – lon.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Lấy ví dụ để chứng minh cho nền văn minh rực
rỡ của Tây Nam Á?
- HS quan sát vào hình 5.6 để trả lời: Vườn treo Babilon và cho biết thêm đây là
một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại.
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
10

Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
- GV cung cấp thêm một số thông tin ve vườn treo: Vườn treo được xây dựng nên
để cho bà vợ của Nebuchadnezzar làAmyitis khuây nỗi nhớ quê hương. Amyitis là
con gái vua xứ Medes, đã cưới Nebuchadnezzar để tạo nên một liên minh giữa hai
nước. Quê hương bà là một vùng đất xanh tươi với những núi non hùng vĩ, và bà
coi vùng đất Lưỡng Hà (một vùng ở phía Tây nam Châu Á) bằng phẳng bị mặt trời
thiêu đốt là buồn chán. Nhà vua quyết định tái tạo lại quê hương hoàng hậu bằng
cách xây nên một vùng núi non nhân tạo bằng những vườn treo trên mái nhà.
Vườn treo Babylon dựng ngay cạnh cung điện nhà vua, bên bờ sông Euphrate
thuộc lưu vực Lưỡng Hà, cách thành Baghdad, Iraq 50 km về phía nam. Dù còn
nhiều tranh cãi về hình dáng và đặc điểm, nhưng Vườn treo Babylon đã đánh dấu
một thời vàng son của lịch sử vùng Lưỡng Hà, thời kì phát triển rực rỡ của vương
quốc Chaldean, hay còn gọi là Tân Babylon. Nhà vua Nabuchadnezzar trị vì đất
nước được 44 năm thì qua đời. Sau đó, vườn treo Babylon cũng tàn lụi theo.
3.2.3. Bài 5. Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
Dạy phần II, mục 2: Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố.

Hình 5.9. Nạn nhân của cuộc xung đột tại Tây Nam Á
- Để khai thác được hình có hiệu quả thì trước khi khai thác GV cần giới thiệu về
hình 5.9 như sau: Hình 5.9 mô tả hình ảnh một người phụ nữ và hai đưa con ngồi
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
11
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
trên một đống gạch đổ nát hoang tàn. Gương mặt nguời mẹ trông mệt mỏi, chán
nản và đau khổ, trong khi hai đứa trẻ vãn ngây thơ chưa biết gì đến nổi đau và sự
mát mát của chiến tranh.
- Từ sự dẫn dắt đó, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Vậy hình ảnh trên
đã nói lên điều gì?
- HS trả lời: Đây là một hình ảnh có sức lan toả sâu rộng, kêu gọi mọi người trên
Trái Đất hãy lên án và ngăn chặn chiến tranh, hãy bảo vệ lấy thế hệ tương lai của

chúng ta.
3.2.4. Bài 7: Liên minh Châu Âu ( EU )
Tiết 1: EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới
Dạy phần I, mục 2: Mục đích và thể chế.

Hình 7.3. Những trụ ccột của ngôi nhà chung EU
- GV hướng dẫn học sinh quan sát ba trụ cột của EU là Cộng đồng Châu Âu ,
Chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hợp tác về tư pháp và nội vụ. Yêu cầu HS
trả lời câu hỏi giữa bài: Trình bày những liên minh hợp tác chính của EU?
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
12
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
- HS quan sát hình vẽ và trả lời được:
+ Liên minh: thuế quan, thị trường nội địa, kinh tế và tiền tệ.
+ Hợp tác: Hợp tác trong chính sách đối ngoại, phối hợp hành động để giữ gìn hoà
bình, chính sách an ninh, chính sách nhập cư, đấu tranh chống tội phạm, hợp tác về
cảnh sát và tư pháp.
- GV: yêu cầu HS chỉ ra được mục đích của EU: Là tạo ra một khu vực liên thông
về hàng hoá, dịch vụ, con người và tiền vốn trong các nước thành viên trên cơ sở
tăng cường sự liên kết kinh tế, pháp luật, nội vụ , an ninh, đối ngoại.
3.2.5. Bài 7: Liên minh Châu Âu ( EU )
Tiết 1: EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới
Dạy phần I, mục 2: Mục đích và thể chế

Hình 7.4. Các cơ quan đầu não của EU.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hinh 7.4 kể tên các trung tâm đầu não của EU?
- HS: Quan sát hình trả lời:
+ Hội đồng Châu Âu
+ Nghị viện Châu Âu
+ Hội đồng bộ trưởng Châu Âu.

+ Uỷ ban liên minh Châu Âu.
+ Toà án Châu Âu.
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
13
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
+ Cơ quan kiểm toán.
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 7.4 để thấy rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động
của các cơ quan đầu não EU?
- HS trả lời:
+ Hội đồng Châu Âu: quyết định cơ bản những người đứng đầu nhà nước.
+ Uỷ ban liên minh Châu Âu: dự thảo nghị quyết và dự luật.
+ Hội đồng bộ trưởng Châu Âu: quyết định các dự thảo, nghị quyết và nghị quyết
do Uỷ ban liên minh Châu Âu dự thảo.
+ Nghị viện Châu Âu: kiểm tra các quyết định của Uỷ ban liên minh Châu Âu,
tham vấn và ban hành các quyết định và luật lệ.
+ Toà án Châu Âu và Cơ quan kiểm toán là những cơ quan chuyên môn.
- Để từ đó HS có thể rút ra thể chế hoạt động của EU:
+ Nhiều quyết định quan trọng về kinh tế, chính trị do các cơ quan đầu não của EU
đề ra.
+ Cơ quan quan trọng nhất là Hội đồng Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Hội đồng
bộ trưởng Châu Âu, Uỷ ban liên minh Châu Âu.
Như vậy, việc sử dụng kênh hình phải được GV sử dụng tối đa, triệt để, để
khai thác kiến thức.Từ thực tế trên thì công việc chuẩn bị bài giảng ở nhà của giáo
viên là tối quan trọng, mang tính khoa học cao, câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, gãy
gọn, kích thích sự tìm tòi, hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên không chỉ đơn
thuần dạy bằng những đồ dùng có sẵn, mà còn phải sáng tạo ra những hình vẽ đơn
giản, sưu tầm tranh ảnh, minh họa tổ chức hoạt động có hiệu quả, phù hợp với đối
tượng học sinh. Khi dạy giáo viên cần tận dụng việc khai thác kiến thức kết hợp
kiểm tra kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
4. Kết quả thực nghiệm.

4.1. Đối với giáo viên: Qua nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
14
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
Khi Khai thác kiến thức từ tranh ảnh Địa lí GV cần chú ý:
- Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi phát hiện để gợi ý cho học sinh nhìn và quan
sát trên tranh ảnh có sẵn trong SGK để trả lời.
- Có thể phân tích tranh, ảnh trước rối quy nạp lại kiến thức hoặc nêu và phát hiện
kiến thức, tranh ảnh có tính chất dẫn kiến thức.
- Trong quá trình sử dụng tranh ảnh giáo viên nên dùng phương pháp đàm thoại để
hướng dẫn học sinh quan sát, tập trung chú ý những chi tiết quan trọng.
- Khi tranh ảnh không nêu rõ được đặc điểm, chi tiết của đối tượng thì giáo viên
phải kết hợp với việc bổ sung các hình vẽ trên bảng hoặc các vật mẫu.
-Tranh ảnh nên sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì mới phát huy được hết tác dụng
không làm cho học sinh giảm hứng thú hoặc phân tán tư tưởng.
- Giáo viên nên cho học sinh sưu tầm những tranh ảnh từ các tạp chí, báo trong các
trang WEB theo các chủ đề khác nhau.
- Giáo viên tích cực đầu tư nghiên cứu và sử dụng PTTQ để hình thành những kĩ
năng, hướng dẫn HS khai thác kiến thức bằng PTTQ nói chung và bằng tranh ảnh
nói riêng, phù hợp với nội dung chương trình của từng mục, từng bài, nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học.
4.2. Đối với học sinh:
Về kiến thức: Thông qua quan sát các phương tiện trực quan (sơ đồ, bảng số liệu
thống kê, hình vẽ, biều đồ và bản đồ…, ) nói chung và tranh ảnh nói riêng, học sinh
lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, tiếp nhận thông tin địa lý nhẹ nhàng hơn, kiến thức
nắm được vững vàng hơn và bước đầu học sinh yêu thích học tập bộ môn hơn, giờ
học sôi nổi hơn.
Về mặt kĩ năng học sinh đã sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lý
như: Quan sát, mô tả, phân tích, nhận xét và trình bày các đối tượng địa lý, biết vận
dụng kiến thức đã học để tìm hiểu thiên nhiên môi trường xung quanh, bổ sung

kiến thức địa lý cho mình. Giải thích được các hiện tượng tự nhiên đơn giản và vận
dụng vào thực tế đời sống sản xuất tại địa phương.
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
15
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
Về thái độ tình cảm: Học sinh yêu thích học tập bộ môn, yêu mến thiên nhiên, từ
đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường. có niềm tin vào khả năng của con
người để chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cuộc sống.Từ đó các em
có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh “Xanh - Sạch - Đẹp” môi trường sống
trong lành. Giữ gìn vệ sinh trường, lớp, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cảnh quan
trường học.
4.3. Mục đích thực nghiệm.
Thực nghiệm nhằm làm sáng tỏ lí luận về phương pháp ". Kết quả thực
nghiệm sẽ là cơ sở khoa học để nhận định sự cần thiết và đúng đắn của đề tài.
Qua kết quả thực nghiệm đánh giá được đề tài phù hợp với xu hướng đổi mới
với phương pháp dạy học hiện nay. Đó là xu hướng dạy học tích cực, phát huy tính
chủ động sáng tạo của HS. GV chỉ là người hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo hoạt động
tập của HS. HS là người chiếm lĩnh những tri thức mới, nâng cao tính tự học của
HS lên hàng đầu.
Ngoài ra, thực nghiệm còn giúp em trau dồi, học hỏi những kinh nghiệm
trong phương pháp giảng dạy của các thầy cô giáo ở trường THPT. Qua đó có thể
trao đổi để hoàn thiện hơn đề tài. Đồng thời tích luỹ thêm kinh nghiệm để chuẩn bị
tốt hơn cho công tác giảng dạy sau này.
4.4. Đối tượng và địa bàn thể nghiệm
Trong điều kiện cho phép, tôi chỉ tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Quan
Sơn 2 nên đối tượng HS chủ yếu ở vùng xa, vùng sâu, con em dân tộc thiểu số.
Trường cũng có đa dạng đối tượng HS xét về học lực: Có đối tượng HS khá, giỏi, có
đối tượng HS học lực trung bình hoặc kém, thậm chí có nhiều đối tượng HS mất căn
bản ở cấp THCS do sự yếu kém về phát triển giáo dục ở vùng khó khăn. Tổng hợp
tất cả những đặc điểm trên của đối tượng thực nghiệm, tôi thấy cần những điều kiện

thuận lợi ở một mức độ nhất định để tôi có thể rút ra những kết luận có cơ sở và đáng
tin cậy về đề tài của mình.
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
16
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
Năm học 2011 - 2012 tôi bắt đầu nghiên cứu. Cụ thể năm 2011 - 2012 chưa
áp dụng đổi mới phương pháp gồm lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4. Năm học 2012 -
2013 áp dụng đổi mới phương pháp gồm lớp 11A1, 11A2, 11A3, 11A4. Kết quả
đạt được thể hiện rõ ở cuối kì học là số lượng học sinh yếu kém không còn đáng kể
mà số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên rất cao so với năm học 2011 - 2012:
Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu TỔNG
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
11A1
6 20 8 26,7 9 30,0 7 23,3 30 100
11A2
5 16,7 7 23,3 11 36,7 7 23,3 30 100
11A3
6 21,4 8 28,5 9 32,1 7 25,0 28 100
11A4
8 28,5 6 24,1 10 35,7 4 14,2 28 100

TỔNG
25 21,5 29 25,0 37 31,8 25 21,5 116 100
Sau một năm thay đổi phương pháp giảng dạy, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh biết
vận dụng hình ảnh vào khai thác kiến thức ở các mức độ đã cao hơn trước cụ thể:
Tổng số HS nhận biết ở mức độ giỏi, khá, trung bình tăng lên rất nhiều, còn mức độ
yếu giảm nhanh.
Năm học 2011 - 2012 2012 -2013
Số lượng % Số lượng %
Giỏi 14 12 25 21,6
Khá 19 16,4 29 25,0
Trung bình 23 19,8 37 31,8
Yếu 60 51,8 25 21,6
KẾT LUẬN :
Phương pháp dạy học sử dụng PTTQ nói chung và phương pháp “Khai thác
kiến thức từ tranh ảnh, hình vẽ trong SGK Địa Lí ở trường THPT” là phương pháp
dạy học tích cực, cơ bản nhất trong dạy học Địa Lí.Nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động sáng tạo, tạo hứng thú học tập địa lí của HS. Học sinh có thể tự khai thác,
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
17
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
tìm tòi kiến thức để bổ sung cho nguồn tri thức của mình thêm phong phú, tạo nên
những năng lực cần thiết để sau này trở thành người lao động sáng tạo, năng động,
hoà nhập với cuộc sống .Kênh hình trong giảng dạy địa lí khá hoàn chỉnh, mang
nhiều lượng kiến thức cơ bản của bài học, có mối quan hệ hữu cơ với bài học.Như
vậy kênh hình SGK phải được sử dụng tối đa để hướng dẫn HS khai thác kiến thức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Dược-Nguyễn Trọng Phúc.
Lý luận dạy họcđịa lí phần đại cương. NBĐHQGHN.2007
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
18

Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
2.Nguyễn Trọng Phúc.
Một số vấn đề trong dạy học địa lí ở trường phổ thông.2004
2. Đặng Văn Đức- Nguyễn Thu Hằng.
Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực
NXB Đại học Sư phạm 2003.
3. Tô Xuân Giáp.
Phương tiện dạy học. NXB Giáo dục 1977.
4. Nguyễn Trọng Phúc.
Phương tiện kỹ thuật trong dạy học địa lý.
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2001.
5.Nguyễn Hải Châu-Vương Thị Phương Hạnh-Phạm Thị Thu Phương
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng. NXBGD2009
6. Phạm Thị Sen, Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Đức Vũ.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng địa lí 10. NXBGD2010
7.Lê Thông,Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ.
SGV, SGK Địa lí lớp 10 . NXB GD 2009
8.Phạm Thị Sen, Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Đức Vũ.
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông.
NXBGD 2007.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PTTQ Phương tiện trực quan
GV Giáo viên
HS Học sinh
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
19
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2
THPT Trung học phổ thông

THCS Trung học cơ sở
SGK Sách giáo khoa
MỤC LỤC

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
20
Trịnh Thị Huyền THPT Quan Sơn 2

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012 – 2013
21

×