Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn vận dụng tư tưởng nghệ thuật ngoại giao hồ chí minh vào dạy học lịch sử việt nam phần quan hệ ngoại giao việt – pháp (từ 291945-19121946)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.3 KB, 15 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG , NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO
HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
PHẦN QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT - PHÁP
(TỪ 02/09/1945 ĐẾN 19/12/1946)
Người thực hiện: Đỗ Thị Ca
Chức vụ: Tổ Trưởng bộ môn
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Lịch sử

THANH HÓA 2013
1
I. Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo luôn
quan tâm đến vấn đề đổi mới dạy học, đổi mới phương pháp dạy học lấy học
sinh làm trung tâm, đổi mới về kỉ năng, kỉ thuật dạy học lấy học. song song với
sự đổi mới đó là vấn đề đề thi vào các trường đại học và cao đẳng môn lịch sử
không dễ chút nào, kể cả với cách cách chỉ đạo của chuyên viên lịch sử giáo dục
tỉnh Thanh Hóa tôi nhận thấy đề thi học sinh giỏi năm nay đề ra rất hay mang
tính sáng tạo có khả năng phân loại học sinh đánh giá được thực lực của học
sinh giỏi. Tuy nhiên điều khiến tôi băn khoan nhất la đề thi đại học càng ngày
càng khó hơn vấn đề ra đề thi cũng thể hiện sự bao quát trương trình hơn không
chú trọng đơn thuần giải quyết một vài vấn đề như trước đây. Trong khi đó tâm
lý học sinh là ngại, coi môn lịch sử là môn khó học. Điều quan trọng nhất đối
với giáo viên đứng lớp là phải làm gì để học sinh có hứng thú học trong giờ học
và cảm thấy được mỗi buổi học các em sẽ tiếp cận được với cái hay cái mới.
Bản thân học sinh không cảm thấy mơ hồ nhàm chán.
Lý do nữa là trong quá trình dạy học phần lịch sử Việt Nam về quan hệ


ngoại giao Việt- Pháp sau cách mạng tháng tám đến ngày 19/12/1946
Tôi nhận thấy phần này là một phần khó, học sinh thường không để ý học. Khi
cho học sinh làm bài kiểm tra liên quan đến phần này tôi nhận tháy các em còn
mắc rất nhiều lỗi, đặc biệt là còn có học sinh hiểu sai bản chất vấn đề, còn nhầm
lẫn trong quan hệ ngoại giao Việt-Tưởng-Pháp.
II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài là không nhiều. Dựa trên một số tài
liệu thành văn được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử đã nghiên cứu
và xuất bản, một số sách tuyển tập liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ
Chí Minh. Một số tài liệu về hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh.
2. Thực trạng nghiên cứu vấn đề.
Trên thực tế không có nhiều tài liệu tham khảo viết về giai đoạn lịch sử
này. Học sinh ngại học vì phần này thiên về lý luận nhiều, phần khó nhớ, nó
không giống như một chiến dịch lịch sử cụ thể.
2
Trong quá trình dạy học trên lớp tôi đã thực nghiệm ở một số lớp, kết quả
phản hồi là khác nhau. Đặc biệt kiểm tra phần này còn có nhiều học sinh bị điểm
yếu.
Một trong những khó khăn cho giáo viên dạy học lịch sử giai đoạn này là
khi cho học sinh làm bài kiểm tra thì đa số bài làm còn lúng túng chưa hiểu rõ
bản chất vấn đề.
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi đã quyết định chọn đề tài: Vận dụng
tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh vào dạy học phần quan hệ ngoại
giao Việt-Pháp ( từ 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946).
Tôi muốn nghiên cứu đề tài này để giúp học sinh khắc phục được những
điểm khó, hiểu bài sâu và hiểu được bản chất vấn đề. Có như vậy học sinh mới
cảm thấy tự tin khi bước vào các kỳ thi Đại học, cao đẳng và thi học sinh giỏi.
Qua đề tài giúp học sinh hiểu sâu hơn về Hồ Chí Minh và vai trò của
người và Đảng ta trong thời điểm lịch sử này.

3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện.
Giải pháp 1: là phải chỉ cho học sinh hiểu rõ tư tưởng, nghệ thuật ngoại
giao Hồ Chí Minh là gì sau đó mới vận dụng để dạy học phần mối quan hệ ngoại
giao Việt - Pháp sau cách mạng tháng tám.
Tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao của Hồ Chí Minh giai đoạn này là gì.
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.
Trong tư tưởng ngoại giao Hồ chí Minh thì hai mục tiêu độc lập, hòa bình
không tách rời nhau.
Tư tưởng về hòa bình của Hồ Chí Minh mang tính chiến đấu. Phải có lực
mới có thể thương lượng, đàm phán với kẻ thù khi chúng luôn luôn nuôi tham
vọng xâm lược.
Nguyên tắc quan trọng trong tư tưởng hòa bình trong tư tưởng hòa bình
của Hồ Chí Minh là hòa bình đạt được không phải bằng cầu xin mà bằng đấu
tranh chống những thế lực ngoan cố không chịu chấp nhận con đường hòa bình
thương lượng để kêta thúc chiến tranh.
Chủ trương hòa bình của người xuất phát từ thiện chí, từ sức mạnh của
chính nghĩa. Của nhân dân, đấu tranh cho độc lập tự do. Trong tư tưởng Hồ Chí
Minh chiến tranh là khúc quanh buộc phải tiến hành. Còn cánh cửa hòa bình vẫn
3
luôn rộng mở, nhịp cầu thương lượng vẫn bắc sẵn để đi tới kết thúc cuộc chiến
tranh và giành được mục tiêu thắng lợi được xác định.
Tư tưởng nêu trên được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống thực dân
pháp và tiếp theo là kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Nghệ thuật ngoại giao gắn với cuộc đời hoạt động Hồ Chí Minh.
Khi nói đến nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh người ta đề cập đến mấy
yếu tố sạu
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã vận dung 5 cái biết.
Biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến.
Nhân nhượng có nguyên tắc
Phát hiện, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương

Thêm bạn bớt thù.
Khi nói đến phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh, chúng ta phải đề cập
đến một số vấn đề như .
- Dự báo thời cơ và nắm bắt đúng thời cơ.
- Ngoại giao công tâm.
- Tư tưởng dĩ bất biến, ứng vạn biến.
- Thêm bạn bớt thù.
* Vậy thế nào là dĩ bất biến, ứng vạn biến.
Là lấy cái không thể thay đổi để ứng phó với muôn vàn sự thay đổi.
Mục đích bất di bất dịch của chúng ta là hòa bình, thống nhất, độc lập dân
chủ. Nguyên tắc thì phải giữ vững, sách lược thì phải linh hoạt. Sự linh hoạt phải
trên cơ sở giữ vững hai nguyên tắc. Muốn vậy phải.
Thứ nhất: Phải xác định được giới hạn của nhân nhượng, đó là không
được làm tổn hại đến chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc.
Thứ hai: Cần phải nắm vững mục tiêu cách mạng, có bản lĩnh vững vàng
và sự quyết đoán khôn ngoan, mau lẹ để ứng phó kịp thời với từng tình thế, từng
đối tượng trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Thứ ba: Lượng sức mình mà sử lí ứng phó kịp thời với từng tình thế,
từng đối tượng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Lượng sức mình mà tìm cách xử lý
ứng phó phù hợp, linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược, nhưng cũng phải thể hiện
thái độ kiên quyết và biết tận dụng mọi cơ hội để tấn công ngoại giao.
Giải pháp 2
4
Vận dụng tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh dạy phần hiệp
định sơ bộ 6/3/1946.
Sau cách mạng tháng tám nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi
tóc.” Bên trong thì bọn đội phản chống phá bên ngoái thì các thế lực thù địch
câu kết để bóp chết chính quyền non trẻ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa .
Ngày 28 - 02 - 1946 pháp và trung hoa dân quốc bắt tay với nhau bằng
hiệp ước hoa pháp, theo đó, Trung Hoa Dân Quốc được Pháp trả lại các tô giới,

nhượng địa của Pháp trên đát Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua
cảng Hải Phòng và Vân Nam không phải đóng thuế. Đổi lại Pháp được đư quân
ra miền Bắc thay quân Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
Hiệp ước Hoa Pháp buộc cách mạng nước ta đứng trước hai con đường
phải lựa chọn hoặc là hòa hoãn, hoặc chống pháp. Trước tình hình khó khăn đó,
để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù và để kéo dài thời gian hòa
hoãn xây dựng lực lượng chuẩn bị kháng chiến chống pháp lâu dài.
Ngày 3 - 3 - 1946, Ban thường vụ trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh
chủ trì đã chọn giải pháp “hòa để tiến”
Chiều ngày 6 - 3 - 1946 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp
bản hiệp định sơ bộ với nội dung.
Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa là một
quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính
riêng và là thành viên của liên bang Đông Dương, nằm trong khối liên hiệp
Pháp.
Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15000 quân pháp
ra Bắc thay quân Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
Hai bên ngừng mọi xung đột ở phía nam và giữ nguyên quân đội của mình tại vị
trí cũ.
Với việc ký hiệp định sơ bộ ta đã gạt được việc đuổi quân Tưởng sang
cho Pháp là sách lược linh hoạt của Hồ Chí Minh, khai thác cái thuận lợi trong
điều kiện bất lợi.
Tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh vận dụng đối với hiệp định
sơ bộ là tư tưởng hòa bình, độc lập tranh thủ đồng minh, cô lập kẻ thù chủ yếu,
kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, biết thắng từng bước để tiến tới
5
thắng lợi hoàn toàn. Sự cứng rắn về nguyên tắc đó là vẫn giữ được độc lập tự
chủ, nhưng lại mềm dẻo về sách lược đó là sự nhượng bộ có nguyên tắc.
Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương để tách kẻ thù chĩa mũi
nhọn vào kẻ thù trước mắt.

Đấu tranh ngoại giao song song với xây dựng và phát triển lực lượng, triệt
tiêu khả năng tập hợp lực lượng của kẻ thù.
Giải pháp 3
Vận dụng tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao khéo léo của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh đối phó với Pháp trong hoàn cảnh khó khăn sau khi đã ký hiệp định
sơ bộ.
Sau khi ký bản hiệp định sơ bộ,ta nghiêm chỉnh chấp hành những điều đã
ký, còn thực dân pháp thì bội ước.
Trước thái độ ngoan cố và khiêu khích của phía Pháp.
Ngày 31/5 với danh nghĩa là thượng khách của nước Pháp, Người cùng
phái đoàn chính phủ ta do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đến Pháp đàm phán
với phái đoàn chính phủ Pháp ở Phôngtennơbrô.
Việc Hồ Chí Minh sang nước Pháp cùng thời gian với đàm phán Việt
Nam là một quyết định sáng suốt, thể hiện một bản lĩnh cách mạng vững
vàng.
Nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng lo lắng cho sự an toàn của Người, song
vững tin ở sức mạnh chính nghĩa ở sự ủng hộ của Đảng Cộng Sản và nhân dân
tiến bộ Pháp. Cần thiết phải có mặt trong cuộc đấu tranh ngoại giao.
Những gì có thể sảy ra khi người lãnh đạo nhà nước vắng mặt trong một thời
gian dài.
Trước khi lên đường người căn dặn một điều đơn giản mà hàm súc, làm
phương trâm ứng xử trong mọi tình huống “ dĩ bất biến, ứng vạn biến”
Không chỉ kiên định với tư tưởng hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ mà
nghệ thuật ngoại giao “ dĩ bất biến, ứng vạn biến”đã được Hồ Chí Minh vận
dụng vào sách lược ngoại giao để đối phó với pháp trong tình huống tưởng
chừng như đã bế tắc trước khi ký với Pháp bản tạm ước.
Mặc dù không là thành viên phái đoàn chính phủ, nhưng trong suốt thời
gian diễn ra hội nghị Phôngtennơblô, Chủ Tịch Hồ Chí Minh thường xuyên theo
dõi và ra những chỉ thị kịp thời chỉ đạo hoạt động của đoàn ta trên bàn hội nghị.
6

Mặc dù chính quyền Pháp tìm cách ngăn cản, Hồ Chí Minh vẫn tích cực
tuyên truyền cho lập trường chính nghĩa Việt Nam trước dư luận nhân dân pháp
và phần nào dư luận quốc tế. Người đã căn dặn phải làm tôt ba việc là phả đoàn
kết, cẩn thận làm cho người pháp hiểu ta để gây tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Trong thời gian ở pháp người đã gặp gỡ và nói chuyện với hầu hết đại diện các
chính đảng lớn, các tổ chức chính trị và đoàn thể quan trọng của nước
Pháp.Người đã giành nhiều thời gian gặp gỡ giới báo chí pháp đủ các xu hướng
và các hảng thông tấn …
Những hoạt động của Hồ Chí Minh đã gây ảnh hưởng tốt trong dư luận
tiến bộ pháp. Báo chí và dư luận Pháp trong thời gian này sôi nổi nói về người,
về cuộc đàm phán tại lâu đài Phôngtennơblô .
Những hoạt động của Hồ Chí Minh trên đất Pháp đã phối hợp chặt chẽ và
hỗ chợ tích cực cho cuộc đấu tranh ngoại giao của phái đoàn ta trong hội nghị
phôngtennơblô. Tại cuộc họp báo quan trọng ngày 12-7-1946 tại Pa ri, Người đã
nêu rõ 6 điểm trong lập trường đàm phán của Việt Nam:
Việt Nam đòi quyền độc lập nhưng không phải hoàn toàn tuyệt giao với
pháp mà ở trong liên hiệp Pháp, vì như thế có lợi cho cả hai nước. Về mặt kinh
tế và văn hóa Việt Nam vui lòng cộng tác với Pháp.
Việt Nam quyết không chịu có chính phủ liên bang
Nam Bộ là một bộ phận của nước Việt Nam, không có ai có quyền chia rẽ
Việt nam sẽ bảo hộ tài sản của pháp, nhưng người pháp phải tuân theo luật lao
đọng Việt Nam và Việt Nam giữ quyền mua lại những tài sản có quan hệ đến
quốc phòng.
Nếu cần đến cố vấn, Việt Nam sẽ dùng người Pháp trước.
Việt Nam có quyền phái đại sứ và lãnh sự đi các nước.
Thời gian này Hồ Chí Minh thường xuyên theo dõi diễn biến của hội nghị
phôngtennoblô. Người đã đến thăm, trao đổi với phái đoàn ta ít nhất là 8 lần.
Người đã có những chỉ thị cho phái đoàn và đặc biệt lưu ý nhắc nhở về thái độ
mềm mỏng cần thiết để tỏ rõ thiện chí của nhân dân Việt Nam. Người rất chú
trọng việc tạo không khí hòa dịu thuận lợi cho cuộc đàm phán.

Cuộc đàm phán chính thức khai mạc ngày 6 - 7 - 1946.
7
Cuộc đàm phán căng thẳng giữa hai bên đến ngày 10-9-1946 nhưng
không đạt được thỏa thuận nào. Ngày 13-9-1946 phái đoàn chính phủ Việt Nam
rời Pa Ri lên đường về nước. Cuộc đàm phán tại Phôngtennơblô bị thất bại.
Phái thực dân hiếu chiến pháp gần như đã thực hiện được âm mưu phá vỡ
cuộc đàm phán với chính phủ ta. Xóa bỏ hiệp định sơ bộ nguy cơ một cuộc
chiến tranh mới dang đến trong khi Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn ở xa đất nước.
Trước tình hình đó, một là kiên quyết không ký kết, ra về với sự tan vỡ
không còn gì ràng buộc giữa hai chính phủ, hai là chịu nhân nhượng thêm một
bước nữa
Giải pháp 4.
Vận dụng tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh dạy phần tạm ước
19 - 12 - 1946
Tiếp tục giữ mối quan hệ hòa hoãn dù chỉ rất mong manhvới chính phủ
pháp giữa hai con đường ấy Hồ Chí Minh quyết định chọn con đường thứ hai.
Ngày 14 - 9 - 1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh gặp Mu tê và Bi đôn, ký với Mu tê
( bộ trưởng bộ quốc pháp hải ngoại) bản tạm ước 14-9. Bản tạm ước gồm có 11
điều khoản có hai điều khoản ban đầu còn lại 9 điều khoản đều nhằm hai nội
dung tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa, hiệp
định Sơ bộ ký kết ngày 14- 9 mãi đến 30-10 mới có hiệu lực, điều này cũng nằm
trong dự tính Hồ chí Minh trong thời gian đó nhân dân ta có thêm thời gian hòa
hoãn để chuẩn bị kháng chiến.
Ký tạm ước với Mu tê là một quyết định đúng đắn của chủ Tịch Hồ Chí
Minh. Điều này chứng tỏ người nắm rất chắc lập trường, thái độ của từng nhân
vật trong chính giới pháp về vấn đề Đông Dương và quan hệ với Việt Nam.
Vậy là Hồ Chí Minh đã khai thác đúng chỗ những khả năng ít ỏi nhất để đạt
được sự hòa hoãn với Pháp trong khi con dường ấy giường như bế tắc .Tạm ước
14/9/1946 là bước nhân nhượng cần thiết để cứu vãn hòa bình.
Điều quan trọng đối với ta lúc ấy đó chỉ là bản tam ước đặt trong hoàn

cảnh cụ thể khi quân Trung Quốc Dân Quốc dã rút. Phái hiếu chiến khác đang
ráo riết cắt đứt mọi đàm phán, xóa bỏ mọi thỏa thuận để xúc tiến nhanh chóng
việc mở rộng chiến tranh thôn tính toàn bộ Việt Nam.
Vậy bản tạm ước càng thể hiện sự sáng suốt và kịp thời của Người. Bản
tạm ước đã đẩy lùi được âm mưu của thế lực hiếu chiến khác trong việc
8
làm bùng nổ cuộc chiến tranh, trong tình thế ấy Hồ Chí Minh cho rằng “ Có tạm
ước còn hơn không.”Hồ Chí Minh đã kiên quyết là “ Không trở về bằng tay
không” mà phải đạt được điều gì đó mặc dù đó chỉ là bản tạm ước nhưng nó đã
tạo được điều kiện hòa bình thuận lợi để nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu
dài.
Một điều sáng suốt nữa mà ta còn thấy được khi kí tạm ước với Pháp Hồ
Chí Minh đã cân nhắc kĩ lưỡng về ngày có hiệu lực của bản tạm ướclà 30/10
Tư tưởng. Nghệ thuật ngoại giao của Hồ Chí Minh được vận dụng trong việc ký
kết bản tạm ước đó là:
Về mặt tư tưởng không thay đổi
Vận dụng nghệ thuật biết mình, biết người, dự báo tình hình, dĩ bất biến ứng vạn
biến.
Tìm kiếm bạn đồng minh, lợi dụng mâu thuẩn trong hàng ngũ kẻ thù,
phân hóa chúng.
Việc ký hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 và bản tạm ước ngày 14-9-1946
gắn với tư tưởng và tài trí trong nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh, điều đó có
ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc khẳng định và nâng cao vị thế của nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng hòa trên trường quốc tế. Những hoạt đọng của Chủ Tịch Hồ
Chí Minh tại Pháp đã làm cho công luận pháp và thế giới thấy rõ âm mưu xâm
lược của bọn thực dân phản động pháp, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân
dân Pháp và nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân
ta.
Dự đoán trước xu thế phát triển của các sự kiện, xác định rõ mục tiêu hoạt
động đối ngoại, tạo cơ hội và kịp thời khi thời cơ xuất hiện, kết hợp giữa việc

xây dựng thực lực với hoạt động ngoại giao, giữa tìm kiếm bạn đồng minh với
việc lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân hóa chúng, triệt tiêu khả
năng tập hợp lực lượng của kẻ thù chính, đó chính là nét đặc sắc sáng tạo trong
hoạt động ngoại giao của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh còn được vận dụng sáng
tạo vào dạy phần Đường lối kháng chiến toàn quốc 1946-1954. Đó là Chủ Tịch
Hồ Chí Minh đã vận dụng tính chính nghĩa và tính nhân dân để đập tan âm mưu
của kẻ thù, đồng thời tập hợp sức mạnh toàn dân để chống lại thực dân pháp.
Vận dụng vào dạy phần câu hỏi thi cụ thể:
9
Phân tích tính chính nghĩa và tính nhân dân đường lối kháng chiến chống
Pháp của Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn
thể hiện quan điểm tư tưởng của mình, vai trò của mình trong quan điểm đấu
tranh.
Trước âm mưu và hành động trở lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp
Đảng và chính phủ ta đã chủ trương hòa hoãn với pháp bằng cách ký hiệp định
sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 và tạm ước ngày 14 - 9 - 1946.
Sau khi ký hiệp định sơ bộ và tạm ước ta thực hiện những đièu đã ký còn
thực dân pháp thì bội ước ngày càng lấn tới, và cuối cùng chúng ngang nhiên xé
bỏ hiệp sơ bộ và tạm ước.Trước tình thế đó, Chủ Tịch Hồ Chí Minh thay mặt
Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là cuộc kháng
chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc đã giành được trong cách mạng tháng tám
1945.
Đây là cuộc kháng chiến hoàn toàn chính nghĩa, vì chĩnh nhgiã nên trong
quá trình kháng chiến, nhân dân ta đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân
dân tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là nhân dân Pháp.
Cũng xuất phát từ cuộc kháng chiến chính nghĩa nên ta chủ trương kháng
chiến lâu dài để chống lại âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh” của pháp và cuối

cùng giành thắng lợi.
Tính nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng vào quá trình thực
hiện đường lối kháng chiến.
Trong đường lối kháng chiến chống pháp xâm lược, Đảng ta chủ trương
kháng chiến toàn dân. Nhờ có đường lối này, đã tập hợp được đông đảo quần
chúng nhân dân tham gia kháng chiến và phục vụ kháng chiến.
Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ.
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo,
đảng phái. Hễ là người Việt Nam, phải cầm vũ khí chống thực dân pháp …Đáp
lời kêu gọi nhân dân cùng đứng lên kháng chiến.
Trong quá trình kháng chiến ta đánh địch ở khắp các mặt trận và sử dụng
các loại vũ khí có sẵn trong tay, như Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi: “ Ai coa súng
10
dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm dùng quốc thuổng gậy
gộc…”
Nhờ tính nhân dân trong kháng chiến chống pháp mà ta đánh bại được âm
mưu “ dùng người việt đánh người việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh ” Của
thực dân pháp
Đúc kết một số tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh đã được vận dụng vào dạy học lịch sử phần quan hệ ngoại giao Việt Pháp
từ ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946.
Tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh trong cách giải quyết mối quan hệ
Việt Pháp ở giai đoạn 1945-1946 là sử dụng phương pháp hòa bình. Đó là tư
tưởng chỉ đạo của Người về cách giải quyết mối quan hệ quốc tế của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều đó thể hiện cụ thể qua chính sách ngoại giao của
Đảng và nhà nước trong buổi đầu độc lập mà Người đã góp phần quan trọng
kiến tạo nên. Tư tưởng ấy phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo, với truyền thống lịch
sử và nguyện vọng của dân tộc Việt Nam. Phù hợp với xu thế chung của loại
tiến bộ.
Xây dựng mối quan hệ hòa bình, hợp tác và thân thiện với nước Pháp, với

nhân dân Pháp là chủ trương nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh để giải
quyết mối quan hệ Việt Pháp từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa mới
được thành lập.
Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất đát nước là vấn đề nguyên tắc
trong quan hệ ngoại giao với Pháp.
Ở giai đoạn 1945-1946. Hồ Chí Minh chủ trương một nền ngoại giao hòa
bình. Song không phải hòa bình với bất cứ giá nào. Trong tương quan giũa Việt
Nam với Pháp và hoàn cảnh quốc tế ở giai đoạn 1945-1946. Hồ Chí Minh và
trung ương Đảng đã chủ trương “đối với Pháp độc lập về chính trị nhân nhượng
về kinh tế ”. Những thỏa ước mà Người ký kết với phía Pháp có nhiều điều
khoản quy định những ưu tiên cho nước Pháp về kinh tế, văn hóa. Tạm ước 14-
9-1946 đánh dấu những nhân nhượng cao nhất đối với phía pháp mà Hồ Chí
Minh đã quyết định. Điều đó nói lên rằng khi cần thiết, Người có đủ bản lĩnh để
đi đến giới hạn cuối cùng của sự nhân nhượng. Song người không bao giờ vượt
qua sợi tóc mỏng manh phân cách giữa sự nhân nhượng và sự đầu hàng. Trong
cuộc đấu tranh ngoại giao với phía pháp ở giai đoạn này, Hồ Chí Minh luôn giữ
11
vững những yêu cầu cơ bản về độc lập, chủ quyền dân tộc và thống nhất lãnh
thổ Việt Nam. Đó là lập trưpừng có tính nguyên tắc, xuyên suốt mọi cuộc đối
thoại chính thức và không chính thức mà Người và các phái đoàn Việt nam tiến
hành với phía Pháp.
Xây dựng nội lực là cơ sở quyết định đấu tranh ngoại giao.
Nhận định đúng tương quan lực lượng và xu thế phát triển của tình hình,
đưa ra những yêu cầu đúng mức.
Chủ động linh hoạt vận dụng sách lược và giải quyết các mối quan hệ
trong đấu tranh ngoại giao.
Ở giai đoạn 1945-1946, với cách nhìn bao quát, đồng thời cũng rất cụ thể.
Hồ Chí Minh đã đặt việc giải quyết mối quan hệ giữa các bên liên quan trực tiếp
đến Việt Nam. Để thực hiện sách lược thêm bạn bớt thù, Người luôn quan tâm
tới các quan hệ Pháp-Trung, Pháp-Mỹ, Mỹ-Trung,…và tìm cách tránh những hệ

quả không tốt đến quan hệ giữa Việt Nam với các thế lực đó. Giải pháp mà
Người đưa ra với phía Pháp bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố có thể phù
hợp với chính sách hoặc ít ra là tuyên bố của nhiều bên, trên cơ sở đó, tranh thủ
sự đồng tình và hạn chế sự phá hoại của nhiều đối tượng Hồ Chí Minh đã thực
hiện triệt để sách lược phân hóa kẻ thù ; thực hiện xuất sắc chỉ dẫn của V.I.Lê
nin về lợi dụng khai thác tỉ mỉ những mâu thuẫn, rạn nứt dù nhỏ bé nhất trong
hàng ngũ kẻ thù.
Tài năng và uy tiến tuyệt đối của Hồ Chí Minh đã giúp người thống nhất
được ý chí và hành động trong nội bộ lãnh đạo Đảng, giữ vững được lòng tin
của đại đa số nhân dân, thực hiện có hiệu quả đối sách với phía pháp.
Suy nghĩ Hồ Chí Minh trong lĩnh vực ngoại giao, ông Phạm Văn Đồng đã
viết: “Hồ Chí Minh là một nhà ngoại giao có thể nói là hiếm có trong ngoại
giao…Toàn bộ những tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động ngoại giao như biết
đánh giá, dự báo tình hình, nắm bắt thời cơ, tổ chức lực lượng, nhận rõ bạn thù,
tranh thủ đồng minh, cô lập kẻ thù là chủ yếu, kiên định về nguyên tắc, linh hoặt
về sách lược, biết thắng từng bước để tiến tới chiến thắng hoàn toàn, độc lập tự
chủ gắn liền với đoàn kết quốc tế, là di sản quý báu đối với chúng ta trong hoặt
động ngoại giao để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
12
4. Kiểm nghiệm.
Với việc thực nghiệm vận dụng tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí
Minh vào dạy phần quan hệ ngoại giao Việt- Pháp từ 2-9-1945 đến 19-12-1946
tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú học bài, hiểu bài sâu hơn, qua các bài kiể tra
tôi thấy số điểm khá giỏi tăng nhanh. Đặc biệt là học sinh không còn mắc phải
các lỗi đáng tiếc như trước đây nữa và qua đề tài được ứng dụng vào dạy học.
Học sinh đã hiểu rõ hơn vai trò của Hồ Chí Minh trong hoạt động ngoại giao,
qua đó học sinh đã rút ra được cho bản thân nhiều bài học kinh nghiệm quý báu
ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh
hiện tại ngày nay vì từ năm 2007 đến nay cả nước đang xúc tiến học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đặc biệt là chuyên đề năm nay là chuyên

đề học tập phong cách, dân chủ nêu gương Hồ Chí Minh.
Với việc dạy thực nghiệm ở 2 lớp tôi đã so sánh trước và sau khi thực
nghiệm kết quả
Qua việc triển khai sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy học sinh hiểu bài
hơn. các em cảm thấy hứng thú trong giờ học, không cảm thấy khó khi học phần
này nữa. Đa số các em hăng hái làm bài tập, kết quả kiểm nghiệm qua các bài
kiểm tra cũng đã thấy sự tiến bộ rõ rệt, kết quả học tập cũng đã nâng lên cụ thể
trong việc đối chiếu kết quả của hai lớp trước và sau khi ứng dụng sáng kiến
kinh nghiệm vào dạy học các em.
* Trước khi ứng dụng SKKN vào dạy học kết quả khảo sát của học sinh.
STT Lớp Sĩ số
Điểm
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 12C5 47 3 6 8 17 28 60 8 17
2 12C7 52 4 7 19 37 14 27 15 29
* Sau khi ứng dụng SKKN vào dạy học kết quả khảo sát thu được như sau.
STT Lớp Sĩ số
Điểm
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 12C5 47 14 30 20 42 13 28 0 0
2 12C7 52 16 30 25 48 11 22 0 0
III. Kết luận và đề xuất:
13
Sau khi vận dụng tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh vào dạy
học lịch sử Việt Nam phần quan hệ ngoại giao Việt- Pháp( từ 2-9-1945 đến 19-
12 - 1946). Tôi nhận thấy học sinh nhận thức phần này rõ ràng hơn.
Qua các bài kiểm tra định kỳ cách viết bài của các em không còn lúng túng như
trước kia.

Học sinh tiếp thu bài theo cách hiểu bài sâu hơn và không cảm thấy khó
khi học phần này. Bởi mỗi phần ứng dụng giáo viên đã chỉ rõ cho học sinh về tư
tưởng, nghệ thuật ngoại giao của Hồ Chí Minh để các em hiểu rõ bản chất vấn
đề trong từng ứng dụng cụ thể.
Bản thân tôi có rút ra những bài học kinh nghiệm qua các bài dạy và vận
dụng giáo dục cho học sinh hiể sâu hơn về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để
giúp các em học tập Người để có thêm kỷ năng sống cho bản thân và nâng cao
hiểu biết, ý thức trách nhiệm với cộng đồng với tổ quốc.
Là nguồn tư liệu quí giá để tôi và các đồng nghiệp của mình ứng dụng vào
dạy ôn luyện học sinh giỏi, ôn thi Đại học, cao Đẳng, ôn thi tốt nghiệp…
Với việc ứng dụng thực tế đó trong những năm gần đây với vai trò là tổ
trưởng bộ môn lịch sử trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi bản thân tôi thường
xuyên có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi, có học sinh đạt giải nhì, và luôn
được hội khuyến học huyện khen thưởng có nhiều học sinh đạt giải trong kỳ thi
học sinh giỏi tỉnh.
Đối với ôn luyện thi Đại học cũng đạt kết quả cao có học sinh đạt 9,5
điểm.
Đề Xuất: Sở Giáo Dục thường xuyên mở các lớp học bồi dưỡng cho cán
bộ cốt cán bộ môn để thường xuyên có những điểm mới, những kinh nghiệm
hay ứng dụng vào dạy học bộ môn.
Cần cho xuất bản 3 bộ bản đồ ở cả 3 khối cấp cho các trường THPT nhằm
hỗ trợ đắc lực hơn trong công tác dạy học ( tuy công nghệ thông tin phát triển
nhưng không phải bài dạy nào cũng ứng dụng công nghệ thông tin) có những bài
dạy chỉ cần bản đồ, lược đồ để hỗ trợ là đủ. Sở dĩ tôi đề xuất lý do này là vì nó
phù hợp cho đại da số những trường chưa có phòng đa năng như trường tôi.
IV. Tài liệu tham khảo
14
1. Hoạt đọng đối ngoại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống
Pháp : NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội.
2. Đinh Xuân Lâm. Nguyễn Văn Khoan: Những mối quan hệ của Hồ Chí

Minh trong chuyến sang Pháp 1946. Tạp chí lịch sử Đảng số 6.1993.
3. Hồ Chí Minh toàn tập. Xuất bản lần thứ hai T3. T4.
Nxb Chính trị Quốc gia H.1995.
4. Phạm Văn Đồng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, quá khứ, hiện tại và tương
lai.Nxb Sự thật .H.1991.
5. Biên bản họp hội đồng chính phủ năm 1945 - 1946.Bản sao, lưu bảo tàng
Hồ Chí Minh.
6. Sách giáo khoa lớp 12. Xb - 2007
7. Sách giáo Viên lớp 12. Xb - 2007
8. Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-
1954).
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2013
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu trưởng
Vũ Tiến Ca
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Đỗ Thị Ca
15

×