Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số biện pháp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý, hivaids ở trường thpt quan sơn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.55 KB, 21 trang )

Phần 1: MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS đang là hành động Quốc gia hiện nay, ngày 04
tháng 6 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg phê
duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tình hình ma tuý, HIV/AIDS trên toàn quốc nói chung, trong tỉnh Thanh Hoá nói
riêng đang là vấn đề cấp bách đối với toàn xã hội, chỉ tính riêng tại Thanh Hoá tính
đến hết tháng 9/2012 tổng số người nghiện Ma tuý có hồ sơ quản lý là 5 395 người, so
với năm 2011 tăng 15,1%, có tới 4 530 người đang sống ngoài xã hội, 597 người đang
cai nghiện trong các trung tâm giáo dục lao động xã hội của tỉnh, 268 người nghiện
ma tuý đang tạm giam giữ trong các trại tạm giam Công an tỉnh. Người nghiện Ma
tuý có mặt ở 27 huyện, thị, thành phố, 454/637 xã phường, thị trấn.
Thành phần người nghiện Ma tuý có đủ các thành phần, trong đó có ở học sinh,
sinh viên. Việc kiểm soát người nghiện Ma tuý, tổ chức sử dụng Ma tuý vẫn đang rất
khó khăn. Tính đến ngày 30 tháng 8 năm 2012 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 5 976
nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS là 3289 người và 93 ca tử vong do AIDS. Người
nhiễm HIV/AIDS có ở 27/27 huyện, thị, thành phố, 549/637 xã, phường, thị trấn.
Tình trạng tội phạm Ma tuý và người nghiện Ma tuý trong cộng đồng vẫn diễn biến
phức tạp. Số người nhiễm HIV/AIDS do tiêm chích Ma tuý có xu hướng gia tăng,
người nghiện Ma tuý phạm tội không giảm mà vẫn tăng.
Quan Sơn là một huyện vùng cao biên giới, có biên giới với các huyện Quan Hoá,
Bá Thước, Lang Chánh và nước bạn Lào, đây là những thị trường cung cấp Ma tuý
cho Quan Sơn và ngược lại, ngoài ra Quan Sơn cũng là đầu mối cung cấp Ma tuý cho
các huyện miền xuôi.
Với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thu nhập đầu người thấp, việc
làm không ổn định là những nguyên nhân dẫn đến các đối tượng lười nhác, thích ăn
chơi, xa ngã vào con đường Ma tuý, trong đó có lứa tuổi học sinh. Hiện tại trên địa
1
bàn Quan Sơn đã có nhiều đối tượng đang trong độ tuổi học sinh trở thành những kẻ
phạm tội Ma tuý.


Đứng trước tình hình trên, việc ngăn chặn, phòng ngừa Ma tuý, tội phạm Ma tuý
xâm nhập học đường là rất cần thiết, đặc biệt đối với trường THPT Quan Sơn 2, nằm
trên địa bàn nhạy cảm với các hoạt động Ma tuý, đặc biệt gần cửa khẩu quốc tế Na
Mèo, gần địa bàn Mường Lát, Quan Hoá, những nơi đang là trọng điểm của tệ nạn Ma
tuý. Vì vậy chúng tôi nhận thấy việc tuyên truyền, giáo dục phòng, chống Ma tuý,
HIV/AIDS là cực kỳ cần thiết góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng
giàu đẹp. Từ những lý do trên tôi mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm “ Một số biện pháp
tuyên truyền, giáo dục phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS ở trường THPT Quan Sơn
2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiện cứu:
Đề xuất một số biện pháp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS
ở trường THPT Quan Sơn 2.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận về công tác phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS.
Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống Ma
tuý, HIV/AIDS ở trường THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Đề xuất và thăm dò tính hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục phòng,
chống Ma tuý, HIV/AIDS.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp lý luận: nhằm giải quyết nhiệm vụ lý luận.
- Nhóm nghiên cứu thực tiễn: nhằm giải quyết nhiệm vụ thực trạng và thăm dò và tính
khả thi của đề tài.
- Quan sát
- Điều tra.
2
- Tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu bổ trợ : Phỏng vấn chuyên gia, toán thống kê …
4. Đối tượng nghiên cứu :
Một số biện tuyên truyền, giáo dục phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS ở trường

THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá
5. Giới hạn của đề tài:
Đề tài nêu lên một số biện pháp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống Ma tuý,
HIV/AIDS ở trường THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá mà nhà
trường và cá nhân đang thực hiện có hiệu quả. Đề tài có thể áp dụng cho nhiều trường
khác trong khối các trường THPT.
3
Phần 2 : NỘI DUNG.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Các văn bản chỉ đạo của cấp uỷ đảng về công tác phòng, chống Ma tuý,
HIV/AIDS.
- Thông tư 31/2009/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 10 năm 2009 ban hành quy định
về công tác phòng, chống Ma tuý tại các cơ sở Giáo dục thuộc Hệ thống giáo dục
Quốc dân.
- Kế hoạch phòng, chống Ma tuý số 04/KH-BCĐ ngày 21 tháng 01 năm 2011 của
Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS - Ma tuý – Mại dâm tỉnh Thanh Hoá.
- Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh Thanh
Hoá về “Kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tỉnh Thanh Hoá
năm 2011 và tầm nhìn đến năm 2020”
- Kế hoạch số 1586/KH-SGDĐT về phòng, chống tội phạm, phòng, chống Ma tuý
giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020
1.1.2. Các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục – Đào tạo Thanh Hoá về công tác
phòng chống ma tuý, HIV/AIDS.
- Kê hoạch số 1436/KH-SGDĐT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Giám đốc Sở GD &
ĐT về kế hoạch phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS, phòng chống tội phạm năm học
2012 – 2013.
- Công văn số 1437/SGDĐT-GDTrH, ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Giám đốc Sở
GD & ĐT về việc triển khai tháng cao điểm phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS, phòng

chống tội phạm năm 2012.
- Công văn số 1863/SGDĐT-GDTrH, ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Giám đốc Sở
GD & ĐT về việc triển khai tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm
2012 từ ngày 10/11 đến 10/12/2012.
4
- Công văn số 1864SGDĐT-GDTrH, ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Giám đốc Sở
GD & ĐT về việc tổ chức Hội thảo – Tập huấn công tác giáo dục phòng, chống Ma
tuý, HIV/AIDS năm học 2012 – 2013.
Các văn bản chỉ đạo của Sở GD & ĐT về việc thông qua các hoạt động ngoài giờ
lên lớp theo chủ điểm các đơn vị, trường học tập trung triển khai có chất lượng các
hoạt động phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS, chỉ đạo việc tích hợp lồng ghép các kiến
thức về Ma tuý, HIV/AIDS vào chương trình các môn học có liên quan ở tất cả các
bậc học, cấp học.
1.1.3. Các văn bản chỉ đạo của Nhà trường về công tác phòng, chống ma tuý,
HIV/AIDS.
- Quyết định số 05/QĐ-THPTQS2 ngày 25 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng về
củng cố, kiện toàn BCĐ phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS trường THPT Quan Sơn 2
năm học 2012 – 2013.
- Kế hoạch số 08/KH-THPTQS2 ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Ban chỉ đạo phòng,
chống Ma tuý, HIV/AIDS trường THPT Quan Sơn 2 về công tác tuyên truyền, giáo
dục phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS và phòng, chống tội phạm năm học 2012 –
2013.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS năm
2012 của nhà trường.
- Tổ chức mít tinh tuyên truyền tháng cao điểm PCMT; PC HIV/AIDS vào 2 đợt, tại
các tiết chào cờ(theo quy định) có ký cam kết của cả thầy và trò “Vì mái trường
không có Ma tuý” với 4 có và 4 không, nội dung này giao cho Đoàn thanh niên tổ
chức thực hiện.
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền thông qua hệ thống băng zôn, áp phích, khẩu hiệu,

hình ảnh có nội dung phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS trong khuôn viên nhà trường.
5
- Đưa nội dung phòng chống Ma tuý, phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có ký cam kết của đại diiện các thầy,
các cô và các em học sinh. Thực hiện vào Lễ khai giảng do BCĐ phong trào thực
hiện.
- Tổ chức tìm hiểu tình hình tệ nạn Ma tuý, đại dịch HIV/AIDS thông qua thi trả lời
các câu hỏi (thi viêt). Do Chuyên môn phối hợp với Đoàn thanh niên thực hiện.
- Tổ chức tìm hiểu thế nào là Ma tuý và Chất gây nghiện, HIV/AIDS là gì?. Giao
cho GV phụ trách NGLL tổ chức trong các tiết hoạt động NGLL.
- Tổ chức tìm hiểu Cơ chế gây nghiện, Cơ chế cắt cơn nghiện và các biện pháp cai
nghiện. Giao cho GV môn Sinh học dạy học lồng ghép.
- Tổ chức dạy học tích hợp nội dung về PCMT- HIV/AIDS thông qua các môn học
(Văn, Sử, Địa. GDCD, Sinh học và các hoạt động tập thể). Giao cho giáo viên các
môn Văn, Sử, Địa, GDCD và cán bộ Đoàn thực hiện.
- Tăng cường tuyên truyền các hoạt động truyền thông về không kỳ thị, phân biệt, đối
xử với người bị nhiễm HIV. Giao Đoàn TN, giáo viên chủ nhiệm thực hiện.
- Phổ biến các văn bản, quy định của Nhà nước, Bộ GD & ĐT về giáo dục PCMT -
HIV/AIDS. Giao cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức trong các tiết sinh hoạt và HĐ
NGLL.
- Tổ chức quản lý chặt chẽ và ngăn chặn CBGV – NV và học sinh vi phạm tệ nạn
Ma tuý. Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn trường phối
hợp thực hiện
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho toàn thể CBGV – NV và học sinh để kiểm
tra, xét nghiệm ngẫu nhiên việc sử dụng Ma tuý.
- Chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức thi tìm hiểu Luật PCMT; Luật sửa đổi một số
điều của Luật PCMT, Luật PC HIV/AIDS.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan: Công an, bộ đội biên phòng, Địa phương, Hội
Cha mẹ học sinh trong công tác PCMT.
1.2.2. Kết quả đạt được.

6
Cho dù nhà trường mới thành lập, các điều kiện phục vụ công tác dạy học, giáo
dục còn nhiều khó khăn, nhưng thầy và trò nhà trường luôn quyết tâm thực hiện thắng
lợi mọi kế hoạch, nhiệm vụ. Trong đó có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục phòng,
chống Ma tuý, HIV/AIDS. Đến nay chưa có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm về
tệ nạn Ma tuý, 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục, chưa có trường hợp học
sinh biểu hiện hoặc được các cơ quan chức năng thông báo có liên quan đến tệ nạn
Ma tuý.
7
Chương 2.
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ,
HIV/AIDS Ở TRƯỜNG THPT QUAN SƠN 2, HUYỆN QUAN SƠN, TỈNH
THANH HOÁ.
2.1. Thực trạng vấn đề ma tuý, HIV/AIDS ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội.
Huyện Quan Sơn có vị trí địa lý: 21
0
06'15" - 20
0
24'30" độ vĩ bắc. 104
0
36'30" -
105
0
08'25" độ kinh đông; là vùng đầu nguồn sông Mã, nằm cách Thành phố Thanh
Hoá 157 km về phía Tây theo quốc lộ 47 và quốc lộ 217.
+ Phía Bắc giáp huyện Quan Hoá.
+ Phía Đông giáp huyện Bá Thước và huyện Lang Chánh
+ Phía Tây và phía Nam giáp Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 93.017,03 ha, với 13 đơn vị hành chính
gồm 12 xã và 1 thị trấn huyện lỵ, có 11 xã và một bản của xã Trung Hạ là vùng đặc
biệt khó khăn thuộc chương trình 135 giai đoạn II; có 6 xã gồm 16 bản giáp biên giới
với Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, với 68km đường biên giới.
Tổng dân số toàn huyện là 36.172 người (7.710 hộ) (2009) trong đó nữ là
18.194 người, nam là 17.978 người; dân số nông nghiệp nông thôn là 32.916 người
(6.986 hộ). Cư trú trên địa bàn của huyện có 4 dân tộc anh em là: Thái, Mường, Kinh
và HMông.
Trong đó:
+ Dân tộc Thái 31.007 người chiếm 85,72%.
+ Dân tộc Mường 2.814 người chiếm 7,78%
+ Dân tộc Kinh 1.338 người chiếm 3,70%
+ Dân tộc Mông 1.013 người chiếm 2,80%
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,3%.
Tổng số lao động là 22.115 người; trong đó lao động trong độ tuổi là 18.846
người, lao động nữ 9.316 người, có 91% là lao động lâm - nông nghiệp.
8
Trong đó:
- Lao động có việc làm thường xuyên là 14.826 người.
- Lao động có việc làm không thường xuyên là 7.286 người.
Phân bố dân cư trên địa bàn rất thưa thớt bình quân 38,88 người/km
2
và phụ
thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng và phong tục tập quán của địa phương.
Ngoài 4 địa điểm chính tập trung đông dân cư là: Tiểu khu km 22 thuộc xã
Trung Tiến, thị trấn Quan Sơn km 35, Tiểu khu 61 xã Sơn Điện, cửa khẩu biên giới
Na Mèo, chủ yếu dân cư phân bổ dọc theo các triền sông, suối, nơi có điều kiện làm
nương rẫy, ruộng nước, trên địa bàn có 99 bản, tiểu khu. Hiện vẫn còn dân sống du
canh, du cư nhiều nhất là khu đồng bào Mông.
Huyện có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

của khu vực miền núi và tỉnh Thanh Hoá: với cửa khẩu quốc tế Na Mèo - Nậm Xôi và
cửa khẩu tiểu ngạch Tam Thanh - Sầm Tớ, thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng biên
giới, phát triển giao thương với nước bạn Lào. Xây dựng biên giới hoà bình, hợp tác
và hữu nghị; Đây là một trong những điều kiện cho việc mua bán, trao đổi Ma túy từ
bên Lào sang, có quốc lộ 217 nối các huyện đồng bằng với các trung tâm phát triển
của tỉnh, với nước bạn Lào là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển du lịch, cho giao lưu
hợp tác và liên kết phát triển đồng thời giữ vị trí rất quan trọng về chính trị, an ninh,
quốc phòng.
2.1.1.2.Tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội.
Tốc độ phát triển kinh tế bình quân là 7,77%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản là 6,63%, công nghiệp xây dựng 12,37%, du lịch 7,98%.
Cơ cấu kinh tế:
- Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản : 55%
- Công nghiệp - xây dựng : 15%
- Dịch vụ : 30%
Thu nhập bình quân đầu người đạt 5,3 triệu đồng (bằng 1/2 thu nhập bình quân
đầu người của tỉnh Thanh Hoá).
9
2.1.2. Thực trạng vấn đề Ma tuý HIV/AIDS ở huyện Quan Sơn và trường
THPT Quan Sơn 2.
Điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, thu nhập thấp, việc làm không thường
xuyên là một trong những nguyên nhân dẫn đến có nhiều đối tượng, đặc biệt các đối
tượng lười nhác, ngại làm việc, thích ăn chơi xa ngã vào con đường Ma túy. tính đến
nay(tháng 3/2013) trên địa bàn Quan Sơn có khoảng hơn 100 đối tượng nghiện Ma
túy và liên quan đến Ma tuý trong đó đối tượng nghiện Ma tuý chiếm khoảng 60%,
hàng năm lại có sự du nhập các đối tượng từ nơi khác về theo mùa nên có thời điểm
con số đối tượng nghiện Ma tuý lên gần 100, chủ yếu là lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, có
khoảng 10% số đó nhiễm HIV, có đối tượng đã chết(tuổi 18 – 20).
Ma tuý đến với Quan Sơn chủ yếu từ Lào, Mường Lát, Quan Hoá qua các con
đường khác nhau: Theo hàng hoá, người vận chuyển qua các đường tiểu ngạch do các

đối tượng buôn bán, một phần nhỏ Ma tuý có ở Quan Sơn từ các bản người Mông.
Việc buôn bán Ma tuý và các chất gây nghiện đem lại lợi ích kinh tế rất lớn nên rất rễ
thu hút người dân tham gia vì vậy các đối tượng này ngày càng đông lên, trong đó tỷ
lệ thanh niên ngày càng nhiều, đặc biệt lứa tuổi học sinh.
Trường THPT Quan Sơn 2 nằm trên địa phận xã Mường Mìn là 1 trong 6 xã
biên giới, học sinh của trường thuộc 4 xã biên giới Sơn Điện, Sơn Thủy, Mường Mìn
và Na Mèo, điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, thu nhập
đầu người thấp, lao động có việc làm không thường xuyên nhiều, có nhiều bản người
Mông sinh sống, việc giao lưu với Lào, với các huyện Quan Hóa, Mường Lát là
những địa bàn có nhiều người nghiện Ma túy, nhiều vùng trồng cây anh túc, nhiều đối
tượng buôn bán, trao đổi, vận chuyển Ma túy nên không tránh khỏi tình trạng học sinh
bị lôi kéo tham gia, nhưng rất may, các đối tượng liên quan đến Ma tuý trên địa bàn
lại đã học xong hoặc đã bỏ học. Những năm trước đây, đã có một số đối tượng là học
sinh trong nhà trường là đối tượng theo dõi của các cơ quan chức năng vì nghi vấn có
liên quan đến Ma tuý, nhưng chưa phát hiện và chưa có chứng cứ để kết tội, hiện nay
theo thông báo mật của các cơ quan chức năng cũng có vài đối tượng bị lôi kéo, có
10
liên quan đến Ma tuý nhưng cũng chưa rõ ràng. Vì vậy, nhà trường đã đặc biệt quan
tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS để có thể
giúp các đối tượng tình nghi từ bỏ, các học sinh chưa liên quan biết được để phòng,
tránh.
2. 2. Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS ở
trường THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá
2.2.1. Các giải pháp chủ yếu.
2.2.1.1. Giải pháp về công tác lãnh chỉ đạo, quản lý.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà trường, sự chỉ đạo của Chuyên
môn trong công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS.
2.2.1.2. Giải pháp về xây dựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục.
Hàng năm bước vào đầu năm học, ngay từ cuối tháng 8, BCĐ tổ chức họp để cùng
nhau xây dựng kế hoạch hoạt động cho Ban nói chung và kế hoạch tuyen truyền giáo

dục phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS(dự thảo) nói riêng. Sau khi có kế hoạch, nhiệm
vụ năm học của Ngành, Kế hoạch, nhiệm vụ năm học của nhà trường, kế hoạch về
phòng, chống Ma tuý của cấp trên, Ban chỉ đạo phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS của
nhà trường chỉnh sửa lại kế hoạch của đơn vị để thành kế hoạch chính thức đưa vào
hoạt động.
Kế hoạch hoạt động cụ thể về công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống Ma
tuý của nhà trường năm học 2012 - 2013 có những nội dung cơ bản sau:
- Tổ chức mít tinh tuyên truyền tháng CĐ PCMT; PC HIV/AIDS vào 2 đợt, đợt 1 vào
buổi chào cờ sáng thứ 2 ngày 20/8/2012, đợt 2 vào buổi chào cờ sáng thứ 2 ngày
26/11/2012. (Đoàn thanh niên thực hiện)
- Tổ chức tuyên truyền thông qua các băng zôn, khẩu hiệu có nội dung phòng, chống
Ma tuý, HIV/AIDS (treo cả năm). (Đoàn thanh niên thực hiện)
- Đưa nội dung phòng chống Ma tuý, phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có ký cam kết của đại diiện các thầy,
các cô và các em học sinh. (BCĐ phong trào thực hiện vào Lễ Khai giảng)
11
- Tổ chức tìm hiểu tình hình tệ nạn Ma tuý, đại dịch HIV/AIDS (giao Đoàn thanh niên
thực hiện tháng 11)
- Tìm hiểu thế nào là Ma tuý và CGN, HIV/AIDS (giao cho GV chủ nhiệm lớp tổ
chức hoạt động NGLL).
- Tổ chức tìm hiểu Cơ chế gây nghiện, Cơ chế cắt cơn nghiện và các biện pháp cai
nghiện (giao cho Gv môn sinh học dạy học lồng ghép vào các tiết học có liên quan
trong năm học).
- Tổ chức dạy học tích hợp nội dung về PCMT- HIV/AIDS thông qua các môn học
(Văn, Sử, Địa. GDCD, Sinh học và các hoạt động tập thể các tiết học và các buổi hoạt
động tập thể trong năm học).
- Tuyên truyền các hoạt động truyền thông về không kỳ thị, phân biệt, đối xử với
người bị nhiễm HIV. (giao Đoàn TN, GVCN thực hiện).
- Phổ biến các văn bản, quy định của Nhà nước, Bộ GD & ĐT về giáo dục PCMT -
HIV/AIDS. (giao GV NGLL thực hiện).

- Tổ chức quản lý chặt chẽ và ngăn chặn CBGV – NV và học sinh vi phạm tệ nạn Ma
tuý (CBQL thực hiện).
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho toàn thể CBGV – NV và học sinh để kiểm tra,
xét nghiệm ngẫu nhiên việc sử dụng ma tuý(Nhân viên y tế học đường, phối hợp với y
tế xã thực hiện).
- Chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức thi tìm hiểu Luật PCMT; Luật sửa đổimột số điều
của Luật PCMT, Luật PC HIV/AIDS.
- Phối hợp chặt chẽ với Địa phương, Hội Cha mẹ học sinh, các cơ quan chức năng
trong công tác PCMT.
2.2.1.3. Giải pháp về công tác phối kết hợp.
- Hàng năm Ban chỉ đạo phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS của nhà trường tổ chức
phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Đoàn thanh niên, Công đoàn,
Hội Chữ thập đỏ về công tác phòng chống Ma tuý, HIV/AIDS.
12
- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội (các cơ quan chức năng: Công an, bộ
đội Biên phòng, Hải quan, y tế, địa phương ) trong công tác phòng chống Ma tuý,
HIV/AIDS.
2.2.1.4. Giải pháp về kiểm tra, đánh giá.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống Ma
tuý, HIV/AIDS đến học sinh thông qua các hình thức thi tìm hiểu về Ma túy, tội phạm
Ma tuý, các hành vi liên quan đến Ma tuý, các biểu hiện của người nghiện Ma tuý
- Kiểm tra việc thực hiện phòng, chống Ma tuý, việc nói không với Ma tuý, việc ký
cam kết của học sinh thông qua việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ, việc văng nghỉ học,
bỏ tiết của học sinh, các biểu hiện của học sinh trên lớp.
2.2.1.5. Giải pháp về huy động nguồn lực.
- Để tổ chức hiệu quả công tác phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS cần phải có kinh phí,
sức lực, trí tuệ, thời gian nên cần phải huy động được các nguồn lực này từ Nhà
trường(kinh phí, thời gian), từ Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, các tổ
nhóm chuyên môn(sức lực, trí tuệ).
2.2.2.Các biện pháp thực hiện.

2.2.2.1. Tổ chức củng cố, kiện toàn BCĐ phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS của nhà
trường.
Hàng năm, vào đầu năm học, trước khi khai giảng năm học mới BCĐ tham mưu
với Cấp uỷ, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể để củng cố, kiện toàn lại BCĐ phòng,
chống Ma tuý, HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội khác của nhà
trường để chọn ra được những con người có đầy đủ phẩm chất đạo đức, có lòng nhiệt
tình, tâm huyết với công việc, có tình yêu thương học sinh, đồng nghiệp nói riêng và
con người nói chung, có sự sáng tạo, linh hoạt để làm việc đạt hiệu quả nhất.
Quá trình lựa chọn những thành viên như thế cần phải lựa chọn cho đầy đủ các
thành phần: Cấp uỷ, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, BCH Đoàn thanh
niên, Hội Chữ thập đỏ, Hội học sinh, sinh viên để quá trình làm việc được thuận lợi.
2.2.2.2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục phòng chống Ma tuý, HIV/AIDS có hiệu quả
13
Xác định đây là công tác quan trọng nhất của việc phòng, chống Ma tuý,
HIV/AIDS nên Ban chỉ đaoh phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS của nhà trường đã xây
dựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục cụ thể và đa dạng.
a. Tuyên truyền giáo dục thông qua băng zôn, khẩu hiệu, áp phích.
Ngay từ đầu năm học mới, khi có kế hoạch cụ thể về tháng cao điểm phòng, chống
Ma tuý, HIV/AIDS, Ban chỉ đạo đã cho treo các băng zôn, khẩu hiệu có nội dung
tuyên truyền phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS như: “Thầy trò trường THPT Quan
Sơn 2 tích cực hưởng ứng tháng cao điểm phòng chống Ma tuý, HIV/AIDS”, “Thầy
trò trường THPT Quan Sơn 2 quyết tâm nói không với Ma tuý học đường”, “ Hãy
tránh xa Ma tuý, vì nó là kẻ thù vô cùng nguy hiểm của chúng ta”, “Thầy trò trường
THPT Quan Sơn 2 quyết tâm xây dựng nhà trường không có Ma tuý”, “ Tương lai
của bạn phụ thuộc vào chính bạn và Ma tuý, HIV/AIDS”,
Bên cạnh các băng zôn, khẩu hiệu Ban chỉ đạo còn cho treo ở khuôn viên nhà
trường các tranh ảnh về Ma tuý, HIV/AIDS và tác hại vo cùng to lớn của Ma tuý.
b. Tuyên truyền giáo dục phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS thông qua việc truyền
thông.
- Truyền thông các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước

về phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS.
- Truyền thông các văn bản chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về công tác phòng, chống
Ma tuý, HIV/AIDS.
- Truyền thông các văn bản chỉ đạo của Ngành về công tác phòng, chống Ma tuý,
HIV/AIDS.
- Truyền thông các kế hoạch, nhiệm vụ của nhà trường về cong tác phòng, chống Ma
tuý, HIV/AIDS.
Các nội dung truyền thông được BCĐ tổ chức truyền thông vào các buổi chào cờ,
vào hoạt động ngoại khoá, vào hoạt động NGLL, bằng việc tổ chức míttinh, cổ động.
c. Tuyên truyền giáo dục phòng chống Ma tuý, HIV/AIDS thông qua phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
14
Vào lễ khai giảng hàng năm, BCĐ phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS phối hợp với
BCĐ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ổ chức cho CBGV-NV và học
sinh ký cam kết 4 có và 4 không về Ma tuý trong lễ phát động các phong trào thi đua
của năm học.
d. Tuyên truyền giáo dục phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS thông qua dạy lồng ghép,
dạy tích hợp các nội dung về phòng, chống ma tuý, HIV/AID vào các môn học.
Ban chỉ đạo phối hợp với Chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học
lồng ghép, dạy học tích hợp các nội dung về phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS qua
các môn học có liên quan như: Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, GDCD, các hoạt
động tập thể. Qua đó để có thể cho các em học sinh tìm hiểu về tình hình Ma tuý, đại
dịch HIV/AIDS, tìm hiểu thế nào là Ma tuý và chất gây nghiện, HIV/AIDS là gì, tìm
hiểu cơ chế gây nghiện, cơ chế cắt cơn nghiện và các biện pháp cai nghiện.
đ. Tuyên truyền, giáo dục phòng chống Ma tuý, HIV/AIDS thông qu việc tổ chức các
cuộc thi.
Tổ chức thi tìm hiểu Luật phòng chống Ma tuý, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Luật PCMT, Luật PC HIV/AIDS. Các hình thức thi bằng cả thi viết và sân khấu
hoá vào dịp các ngày lế lớn: 20/10, 20/11, 26/3.
2.2.2.3. Tổ chức phối hợp, giao lưu với các đơn vị bạn trong quá trình hoạt động.

Trong quá trình hoạt động của mình, hàng năm BCĐ thường xuyên phối hợp, giao
lưu với các đơn vị bạn: Công an huyện Quan Sơn, Đồn Biên phòng Mường Mìn, Hải
quan cửa khẩu Na Mèo, Đoàn xã Mường mìn, Sơn Điện, Sơn Thuỷ, Na Mèo, Bản
Luốc Lầu nơi đơn vị đứng chân để thông qua đó có thể nắm bắt được các thông tin về
tình hình Ma tuý, thông tin về học sinh tham gia tệ nạn Ma tuý, học được các biện
pháp tuyên truyền, giáo dục hay của bạn để về áp dụng, phối hợp với bạn để cùng
nhau ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn ma tuý, HIV/AIDS.
2.2.2.4. Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh tìm hiểu thực tế.
Hàng năm Ban chỉ đạo phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS của nhà trường xây dựng
kế hoạch, liên hệ với các địa chỉ có người nghiện Ma tuý, người lây nhiễm HIV trên
15
địa bàn để tổ chức cho CBGV – NV và học sinh đến động viên, thăm hỏi, chia sẻ, qua
đó CBGV – NV và học sinh thấy được hình ảnh của người nghiện Ma tuý, người mắc
HIV, nghe họ tâm sự, dãi bày hoàn cảnh đaư đẩy họ đến con đường nghiện nập, lây
nhiễm, từ đó có thể thông cảm với họ, không kỳ thị với họ, đặc biệt là rút được kinh
nghiệm cho bản thân, biết được các biểu hiện của người nghiẹn Ma tuý, người lây
nhiễm HIV.
Ban chỉ đạo còn liên hệ với Toà án nhân dân huyện để CBGV – Nv và học sinh
được tham gia các phiên xét xử người vi phạm tệ nạn Ma tuý, có thể là xét tại Toà
hoặc các phiên xét lưu động. Qua đó CBGV – NV và học sinh biết được các tội danh
vi phạm Ma tuý, khung hình phạt đối với người có liên quan đến Ma tuý, thấy được
sự mất mát to lớn về nhân cách, về quyền con người về tinh thần, tư tưởng của cả bản
thân và gia đình chỉ vì một phút nông nổi, đua đòi bạn bè.
2.2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm hoạt động.
Ban chỉ đạo xác định việc tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả bao nhiêu thì
không thể không có công tác kiểm tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm. Việc kiểm tra,
đánh giá, đúc rút kinh nghiệm được BCĐ thực hiện thường xuyên hàng tháng, hàng
kỳ và hàng năm để qua đó có thể bổ sung, chỉnh sửa kế hoạch hoạt động cho phù hợp
với điều kiện thực tế của nhà trường, các hoạt động vừa tiết kiệm được thời gian, công
sức vừa tiết kiệm tiền của nhưng vẫn đạt hiệu quả. Việc kiểm tra, đánh giá còn để

nhìn nhận năng lực cụ thể của từng đồng chí trong Ban chỉ đạo ở từng mảng công việc
cụ thể, từ đó có thể luân chuyển, thay thế sao cho phù hợp.
2.2.2.6. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng.
Tất cả các hoạt động dều cần thi đua khen thưởng, có thi đua khen thưởng thì mới
phát huy được vai trò tích cực và hiệu quả công việc. Vì vậy BCĐ phòng, chống Ma
tuý, HIV/AIDS của nhà trường hàng năm vẫn thực hiện tốt công tác thi đua khen
thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống
Ma tuý, các hình thức khen thưởng và giá trị khen thưởng có thể rất nhỏ như: Tặng
một giấy khen, một cuốn sổ tay hay tuyên dương trước cờ, tuyên dương trong Lễ Sơ
16
kết học kỳ, Lễ Tổng kết năm học, tuyên dương trong buổi họp phụ huynh hoặc gắn
với trao tặng Đoàn viên ưu tú, học sinh khá giỏi, găn với chỉ tiêu thi đua của giáo
viên, nhân viên, của các tập thể Chi đoàn, lớp cũng có thể khuyến khích được tinh
thần, trách nhiệm, ý thức tích cực, nhiệt tình của các tập thể và cá nhân trong công tác
phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS. Vì việc phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS không
phải cho ai mà chính là cho bản thân họ, cho tương lai của họ.
17
Phần 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Hiện nay, tình hình ma tuý, HIV/AIDS đang ngày càng phức tạp và diễn biến khó
lường, số người nghiện ma tuý, số người nhiễm HIV/AIDS, số người tham gia vào tệ
nạn ma tuý ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là lứa tuổi học sinh liên quan đến ma tuý,
HIV/AIDS ngày càng gia tăng nhanh. Vì vậy công tác tuyên truyền giáo dục phòng
chống ma tuý, HIV/AIDS đang là công tác quan trọng của cả xã hội nói chung và của
ngành giáo dục nói riêng. Trường THPT Quan Sơn 2 nhận thức được tầm quan trọng
của công tác này nên hàng năm đã xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống ma
tuý, HIV/AIDS khá hiệu quả. Từ thực trạng đó chúng tôi đã mạnh dạn đúc rút một số
kinh nghiệm của đơn vị về một số biện pháp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma
tuý, HIV/AIDS ở trường THPT Quan Sơn 2. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng trong
sáng kiến vẫn còn những tồn tại nhất định, kính mong các đồng chí cho ý kiến xây

dựng để chúng tôi hoàn thành tốt sáng kiến này.
2. Kiến nghị, đề xuất.
- Sở GD & ĐT Thanh Hoá cần tổ chức tập huấn về công tác phòng, chống ma tuý,
HIV/AIDS nhiều hơn nữa cho các thành phần đóng vai trò quan trọngổntng công tác
phòng, chống ma tuý ở các nhà trường như : Cán bộ Đoàn, Đội, Hội, giáo viên Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học.
- Cung cấp nhiều hơn nữa các tài liệu, tranh ảnh, băng, đĩa hình có liên quan đến
phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS để công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma
tuý, HIV/AIDS trong các nhà trường thêm sinh động.
- Tăng cường hơn nữa công tác thi đua khen thưởng về công tác phòng, chống ma tuý,
HIV/AIDS đối với các đơn vị trường học, gắn công tác phòng, chống ma tuý,
HIV/AIDS vào tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua ciối năm của các đơn vị.
18
Phần: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư 31/2009/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 10 năm 2009 ban hành quy định về
công tác phòng, chống ma tuý tại các cơ sở Giáo dục thuộc Hệ thống giáo dục Quốc
dân.
2. Kế hoạch phòng, chống Ma tuý số 04/KH-BCĐ ngày 21 tháng 01 năm 2011 của
Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS - Ma tuý – Mại dâm tỉnh Thanh Hoá.
3. Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh Thanh
Hoá về “Kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tỉnh Thanh Hoá
năm 2011 và tầm nhìn đến năm 2020”
4. Kế hoạch số 1586/KH-SGDĐT về phòng, chống tội phạm, phòng, chống Ma tuý
giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020
5. Kê hoạch số 1436/KH-SGDĐT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Giám đốc Sở GD &
ĐT về kế hoạch phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS, phòng chống tội phạm năm học
2012 – 2013.
6. Công văn số 1437/SGDĐT-GDTrH, ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Giám đốc Sở
GD & ĐT về việc triển khai tháng cao điểm phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS, phòng
chống tội phạm năm 2012.

7. Công văn số 1863/SGDĐT-GDTrH, ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Giám đốc Sở
GD & ĐT về việc triển khai tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm
2012 từ ngày 10/11 đến 10/12/2012.
8. Công văn số 1864SGDĐT-GDTrH, ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Giám đốc Sở
GD & ĐT về việc tổ chức Hội thảo – Tập huấn công tác giáo dục phòng, chống ma
tuý, HIV/AIDS năm học 2012 – 2013.
9. Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác phòng chống ma tuý, HIV/AIDS năm 2012 của
Sở GD & ĐT Thanh Hoá.
19
10. Kế hoạch số 08/KH-THPTQS2 ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Ban chỉ đạo phòng,
chống Ma tuý, HIV/AIDS trường THPT Quan Sơn 2 năm học 2012 – 2013.
Phần 5. MỤC LỤC.
Mở đầu: 01
1.Lý do chọn đề tài 02
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 02
3.Phương pháp nghiên cứu 02
4.Đối tượng nghiên cứu 03
5. Giới hạn của đề tài 03
Nội dung 04
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 04
1.1.Cơ sở lý luận 04
1.1.1. Các văn bản chỉ đạo của cấp uỷ đảng về công tác phòng, chống ma tuý,
HIV/AIDS 04
1.1.2.Các văn bản chỉ đạo của Ngành Giáo dục Thanh Hoá về công tác phòng, chống
ma tuý, HIV/AIDS 04
1.1.3.Các văn bản chỉ đạo của Nhà trường về công tác phòng, chống ma tuý,
HIV/AIDS 05
1.2. Cơ sở Thực tiễn 05
1. 2.1. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS năm
2012 của nhà trường 05

1.2.2. Kết quả đạt được 06
Chương 2.Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma tuý, HIV/AIDS ở trường
THPT Quan Sơn 2, huyện Quan sơn, tỉnh Thanh Hoá 07
2.1. Thực trạng vấn đề ma tuý, HIV/AIDS ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá 07
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá 07
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội 07
20
2.1.1.2.Điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội 09
2.1.2. Thực trạng vấn đề Ma tuý HIV/AIDS ở huyện Quan Sơn và trường THPT
Quan Sơn 2 10
2. 2.Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS ở trường
THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá 11
2.2.1. Các giải pháp chủ yếu 11
2.2.1.1. Giải pháp về công tác lãnh chỉ đạo, quản lý 11
2.2.1.2. Giải pháp về xây dựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục 11
2.2.1.3. Giải pháp về công tác phối kết hợp 12
2.2.1.4. Giải pháp về kiểm tra, đánh giá 13
2.2.1.5. Giải pháp về huy động nguồn lực 13
2.2.2. Các biện pháp thực hiện 13
2.2.2.1. Tổ chức củng cố, kiện toàn BCĐ phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS của nhà
trường 13
2.2.2.2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma tuý, HIV/AIDS có hiệu
quả 13
2.2.2.3. Tổ chức phối hợp, giao lưu với các đơn vị bạn trong quá trình hoạt động 15
2.2.2.4. Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh tìm hiểu thực tế 15
2.2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm hoạt
động 16
2.2.2.6. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng 16
Kết luận 18
1.Kết luận 18

2.Kiến nghị, đề xuất 18
Tài liệu tham khảo 19
Mục lục 20
21

×