Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam – phương pháp tiếp cận mô hình biên ngẫu nhiên (SFA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 73 trang )

i

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu và là một yêu cầu khách quan
đối với bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn phát triển hiện nay. Tuy nhiên, tiến
trình này ngoài việc tạo ra những thuận lợi, cơ hội nhất định cho các quốc gia
tham gia hội nhập, còn đặt các nước này trước những khó khăn, thách thức không
nhỏ.
Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt các doanh nghiệp của các quốc gia đang
phát triển nói chung, hệ thống NHTM nói riêng, trước môi trường kinh doanh mới
với những áp lực cạnh tranh gay gắt cùng những đối thủ không cân sức.
Từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu, phân tích, đưa ra những nhân tố ảnh hưởng
đến tính hiệu quả trong hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn
hội nhập hiện nay để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống NHTM là một vấn đề cấp thiết.
Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để giải
quyết vấn đề nghiên cứu. Trong đó, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp biên
ngẫu nhiên - Stochatic Frontier Analysis (SFA) để tính toán biến hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam, sau đó sử dụng mô hình 2SLS và Tobit để phân
tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM.
Bài nghiên cứu đánh giá thực trạng hiệu quả của hệ thống NHTM Việt Nam,
xem xét các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống. Đồng thời cung
cấp một cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam về sự
hiệu quả hoạt động và về các nhân tố chủ quan cũng như khách quan tác động đến
tính hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM, từ đó bài nghiên cứu cũng đề xuất
những giái pháp, kiến nghị nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực
cạnh tranh cho các NHTM trong bối cảnh mới, thời kỳ mới, đưa hệ thống NHTM
trở thành một kênh dẫn vốn hữu hiệu cho nền kinh tế, đóng góp vào công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
ii


MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ vi
1. Giới thiệu 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
1.6. Nội dung nghiên cứu 2
2. Cơ sở lý luận 3
2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 3
2.1.1. Bản chất và chức năng của ngân hàng thương mại 3
2.1.2. Hiệu quả hoạt động của NHTM 9
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả họat động của NHTM 11
2.2.1. Nhóm nhân tố khách quan: 12
2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan: 14
2.3. Các nghiên cứu trước đây về tính hiệu quả hoạt động của hệ thống
NHTM 15
2.3.1. Các nghiên cứu trong nước 15
2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài 16
2.4. Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 19
iii

2.4.2. Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 1991-1999 22
2.4.3. Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2000-2005 27

2.4.4. Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006 –2012 32
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 40
3.1. Dữ liệu nghiên cứu 41
3.2. Phương pháp nghiên cứu 41
4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 45
5. Giải pháp và kiến nghị 50
5.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt
Nam 50
5.1.1. Giải pháp từ Nhà nước 50
5.1.2. Giải pháp từ phía các NHTM 51
5.2. Kiến nghị hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
NHTM Việt Nam 54
6. Kết luận 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO i
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT i
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH v
PHỤ LỤC vii







iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT






Viết tắt
Viết đầy đủ tiếng Việt
Viết đầy đủ tiếng Anh
2SLS
Phương pháp hồi quy hai giai đoạn
Two stage least squares
CRED
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Credit Growth
DEA
Phương pháp phân tích bao số liệu
Data envelopment
analysis
DEPO
Tốc độ huy động vốn
Deposit Mobilization
Growth
NHTM
Ngân hàng thương mại
Commercial banks
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
Joint-stock commercial
bank
NHTMNN
Ngân hàng thương mại nhà nuốc
State-owned commercial
banks

NHTMQD
Ngân hàng thương mại quốc doanh
State-owned Commercial
Banks
SFA
Phương pháp biên ngẫu nhiên
Stochatic Frontier
Analysis
TCTD
Tổ chức tín dụng
Credit Unions
TOC
Tổng chi phí hoạt động
Total of Operating Cost
VAMC
Công ty mua bán nợ quốc gia
Vietnam Asset
Management Company
v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thị phần các NHTM Việt Nam (%) 29
Bảng 2.2. Cơ cấu NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2006 –2012 33

Bảng 4.1. Thể hiện thống kê mô tả của các biến được sử dụng trong mô hình
SFA, trong đó hiệu quả được xem xét theo biến tổng chi phí (toc) 46
Bảng 4.2. Thể hiện kết quả ước lượng mô hình 2SLS, tobit, trong đó hiệu quả hoạt
động của hệ thống ngân hàng là biến phụ thuộc (toc) theo cách tiếp cận hiệu quả
theo chi phí. 47

Bảng 4.3. Thể hiện kết quả chạy mô hình mô hình SFA, trong đó hiệu quả được
xem xét theo biến lợi nhuận trước thuế (pbt) 48
Bảng 4.4. Thể hiện kết quả ước lượng mô hình 2SLS, tobit, trong đó hiệu quả hoạt
động của hệ thống ngân hàng là biến phụ thuộc (pbt) theo cách tiếp cận hiệu quả
theo lợi nhuận. 49


















vi

DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ


Hình 2.1. Sơ đồ chức năng trung gian tín dụng 4
Hình 2.2. Sơ đồ chức năng trung gian thanh toán 6


Sơ đồ 2.1. Tổ chức hệ thống NHTM ở Việt Nam giai đoạn 1987 -1990 20
Sơ đồ 2.2. Tổ chức hệ thốngNHTM ở Việt Nam theo pháp lệnh về ngân hàng năm
1990 22
Sơ đồ 2.3. Tổ chức hệ thống NHTM ở Việt Nam theo luật ngân hàng 1997 25

Biểu đồ 2.1. cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam thời kỳ 1991-
1999 23
Biểu đồ 2.2. thị phần tiền gửi của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thời kỳ
1993 –1996 24
Biểu đồ 2.3. thị phần tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thời kỳ
1993 – 1996 24
Biểu đồ 2.4. nợ quá hạn/tổng dư nợ của hệ thốngNHTMViệt Nam thời kỳ 1992-
1999 26
Biểu đồ 2.5. cơ cấuNHTM ở Việt Nam thời kỳ 2001-2005 28
Biểu đồ 2.6.: dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế thời kỳ
2000-2005 (tỷ đồng) 29
Biểu đồ 2.7. tốc độ tăng trưởng tín dụng (cred) và huy động vốn (depo) của hệ
thống NHTM Việt Nam thời kỳ 2001-2005. 30
Biểu đồ 2.8. nợ quá hạn/tổng dư nợ của hệ thống NHTM ở Việt Nam 31
Biểu đồ 2.9 nợ quá hạn/ tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng một số nước trong
khu vực và Việt Nam. 31
Biểu đồ 2.10. dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế thời kỳ
2006 –2012 32
vii

Biểu đồ 2.11. tốc độ tăng trưởngtín dụng (cred) và huy động vốn (depo) của hệ
thống NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2005-2012. 36
Biểu đồ 2.12. nợ xấu/tổng dư nợ của hệ thống NHTM ở Việt Nam 36






















1

1. Giới thiệu
1.1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu và là một yêu cầu khách quan
đối với bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn phát triển hiện nay. Tuy nhiên, tiến
trình này ngoài việc tạo ra những thuận lợi, cơ hội nhất định cho các quốc gia
tham gia hội nhập, còn đặt các nước này trước những khó khăn, thách thức không
nhỏ.
Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt các doanh nghiệp của các quốc gia đang

phát triển nói chung, hệ thống NHTM nói riêng, trước môi trường kinh doanh mới
với những áp lực cạnh tranh gay gắt cùng những đối thủ không cân sức.
Từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu, phân tích, đưa ra những nhân tố ảnh hưởng
đến tính hiệu quả trong hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn
hội nhập hiện nay để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống NHTM là một vấn đề cấp thiết.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Tính hiệu quả của cácNHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006-2012.
- Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng là gì?
- Thực trạng hoạt động hiện nay của hệ thống NHTM Việt Nam như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM
Việt Nam trong quá trình hội nhập?
- Những giải pháp kiến nghị nào cần đưa ra để nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống NHTM Việt Nam?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Từ các bài nghiên cứu trước đây tại một số quốc gia trên thế giới, tác giả tổng
hợp lại các yếu tố chính tác động đến hiệu quả của hệ thống ngân hàng và từ đó
2

xây dựng một mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả của các NHTM Việt
Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để giải
quyết vấn đề nghiên cứu. Trong đó, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp biên
ngẫu nhiên - Stochatic Frontier Analysis (SFA) để tính toán biến hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam, sau đó sử dụng mô hình 2SLS và Tobit để phân
tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM.
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nguồn số liệu về hiệu quả hoạt động của
30 NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2012.

1.6. Nội dung nghiên cứu
 Cơ sở lý luận về tính hiệu quả của hệ thống NHTM
 Đánh giá thực trạng hiệu quả của hệ thống NHTM Việt Nam, xem xét các
yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống.










3

2. Cơ sở lý luận
2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
2.1.1. Bản chất và chức năng của ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Khái niệm
Ngân hàng Thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công
ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm,
rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán
và cung ứng dịch vụ ngân hàng.
Có thể nói rằng ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan
trọng vào loại bật nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài
chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xa hội sẽ được
huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức
kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội.
2.1.1.2. Bản chất của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh
tế. Ngân hàng thương mại hoạt động trong một ngành kinh tế, có cơ cấu, tổ chức
bộ máy như một doanh nghiệp bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh
nghiệp khác, phải tự chủ về kinh tế và phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước
như các đơn vị kinh tế khác.
Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh. Để hoạt
động kinh doanh, các ngân hàng thương mại phải có vốn (vốn dược cấp nếu là
ngân hàng công, được cổ động đóng góp nếu là ngân hàng cổ phần…) phải tự chủ
về tài chính (tự lấy thu nhập để bù đắp chi phí); đặc biệt hoạt động kinh doanh cần
đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Hoạt động kinh tế của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền
tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì trước hết nó liên quan trực
tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội và
mặt khác, lĩnh vực tiền tệ ngân hàng là lĩnh vực “nhạy cảm”- nó đòi hỏi một sự tôn
4

trọng và khéo léo trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại
cho xã hội.
Tóm lại, ngân hàng thương mại là loại hình định chế tài chính trung gian
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là loại định
chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bật nhất trong nền kinh tế thị trường,
góp phần tạo lập và cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy nền
kinh tế xã hội phát triển.
2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng thương mại
- Trung gian tín dụng
Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của ngân hàng
thương mại, nó không những cho thấy bản chất của ngân hàng thương mại mà còn
cho thấy nhiệm vụ chính yếu của ngân hàng thương mại. Trong chức năng này
chức năng “trung gian tín dụng” ngân hàng thương mại đóng vái trò là người trung

gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền
kinh tế, biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay, đáp ứng các nhu cầu vốn
kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã
hội.
Chức năng trung gian tín dụng được minh họa qua sơ đồ sau đây:
Thu nhận Cấp

Tiền gửi, tiết kiệm Tín

Phát hành kỳ phiếu Dụng
Trái phiếu


“Trung gian tín dụng” là chức năng cơ bản được hiểu theo hai khía cạnh sau đây:
Ngân hàng thương mại chỉ là người trung gian để chuyển vốn tiền tệ từ nơi thừa
sang nơi thiếu. Các chủ thể tham gia gồm những người gửi tiền vào ngân hàng
thương mại và những người vay tiền từ ngân hàng không có mối liên hệ kinh tế
Công ty
Xí nghiệp
Tổ chức
kinh tế
Cá nhân
Ngân
hàng
thương
mại
Công ty
Xí nghiệp
Tổ chức kinh
tế

Hộ gia đình
Cá nhân

Hình 2.1. Sơ đồ chức năng trung gian tín dụng
5

trực tiếp nào. Họ không chị trách nhiệm và nghĩa vụ gì cho nhau cả. Tất cả đều
thông qua ngân hàng thương mại, nghĩa là ngân hàng thương mại có trách nhiệm
hoàn tiền cho người gửi. Còn người đi vay phải có trách nhiệm trả nợ cho ngân
hàng.
Ngân hàng không phải là người trung gian tài chính thuần túy, mà là trung
gian tín dụng, nghĩa là việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này phải
theo nguyên tắc “hoàn trả” vô điều kiện.
Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, các ngân hàng thương mại thực hiện
những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế, các tổ chức
và cá nhân bằng đồng tiền trong nước và bằng ngoại tệ. Nhận tiền gửi tiết kiệm
của tổ chức và cá nhân.Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng để hiệu quả
huy động vốn trong xã hội. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các đơn vị,
cá nhân. Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá đối với các đơn vị, cá nhân.
Chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại có vai trò và tác dụng to
lớn đối với nền kinh tế xã hội.
Trước hết, nhờ thực hiện chức năng này mà hệ thống ngân hàng thương mại
huy động và tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội,
biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền
kinh tế. Nhờ thực hiện chức năng trung gian tín dụng mà hệ thống ngân hàng
thương mại cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế. Đây là
nguồn vốn rất quan trọng vì nó không những lớn về số tiền tuyệt đối mà vì tính
chất “luân chuyển” không ngừng của nó.
- Trung gian thanh toán

Đây là chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất của
hàng thương mại mà còn cho thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của ngân
hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại đứng ra là trung gian để thực hiện các khoản giao
dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán,… để hoàn tất
6

các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau, là nội dung thuộc chức năng
trung gian thanh toán của ngân hàng thương mại.

Lệnh Giấy

Trả tiền Báo

Qua tài khoản Có



Nhiệm vụ cụ thể của chức năng này gồm:
- Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân.
- Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng.
- Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng.
2.1.1.4. Vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại đối với nến kinh tế
Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua một thời gian dài trong
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nên bước vào cơ chế thị trường gặp nhiều khó
khăn. Vấn đề lo đủ vốn để phát triển kinh tế được đưa lên hàng đầu. đối với một
nền kinh tế như nước ta thì vốn cần cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là hết sức
lớn và không ngừng tăng lên.
Công cuộc đổi mới mở ra toàn diện và bắt đầu đi vào chiều sâu, yêu cầu
phải có vốn đầu tư, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng công

nghiệp hóa và hiện đại hóa, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và lâu bền,
tạo sự phát triển kinh tế quan trọng cho các năm tới.
Đối với ngân hàng thương mại, nó thể hiện sự đáp ứng này với nền kinh tế, thông
qua vai trò của mình là:
- Ngân hàng thương mại là nơi huy động tập trung vốn tạm thời nhàn
rỗi trong xã hội để cung cấp cho nhu cầu của nền kinh tế.
Người trả
tiền
Người mua
(Cty, XN, tổ
chức kinh tế,
cá nhân)
Ngân
hàng
thương
mại
Người thụ
hưởng
Người bán
(Cty, XN, tổ
chức kinh tế,
cá nhân)

Hình 2.2.Sơ đồ chức năng trung gian thanh toán
7

Như chúng ta đã biết trong xã hội luôn luôn tồn tại mâu thuẫn về sự thừa và
sự thiếu vốn một cách tạm thời, tức là có tình trạng một thời kỳ nào đó người thì
thừa tiền, trong khi lại có những người cần tiên. Đối với những người, những tổ
chức có tiền tạm thời nhàn rỗi, thì vấn đề đối với họ là làm sao bảo quản được số

tiền đó được an toàn và nếu có thể sinh lời được thì càng tốt. Nhưng để thực hiện
được điều này, nó còn phụ thuộc vào khả năng, vào mối quan hệ của từng người,
và thông thường những người có tiền tạm thời nhàn rỗi luôn tìm cách cho những
người hay những tổ chức đang có nhu cầu về vốn vay trong một thời hạn nhất định
chứ không trực tiếp đầu tư vào sản xuất do sự giới hạn và khả năng thu hồi tiền
mặt. Tuy nhiên, điều này hầu như rất khó thực hiện được. Do vậy, trong xã hội
luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn này. Xét về mặt kinh tế thì lượng tiền này nếu
tập trung lại để cho vay với những người đang có nhu cầu sẽ đem lại lợi ích kinh
tế cho cả người có tiền nhàn rỗi và người có nhu cầu về vốn nói riêng và đem lại
hiệu quả kinh tế cho cả nền kinh tế nói chung, ngân hàng thương mại chính là
người thực hiện chức năng cầu nối này.
- Ngân hàng thương mại với hoạt động của mình góp phần tăng cường
hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói
riêng và của nền kinh tế nói chung.
Đặc trưng cơ bản của ngân hàng là cho vay có hoàn trả với một mức lãi
suất nhất định và với một thời hạn nhất định, chính điều này đã bắt buộc mọi cá
nhân và doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng phải cân nhắc và phải sử dụng vốn
đó một cách có hiệu quả nhất, để có thể bảo toàn và sinh lợi được vốn đó, sau đó
phải trả vốn vay và lãi đúng thời hạn. Đây chính là động lực thúc đẩy doanh
nghiệp tăng cường công tác hạch toán, giảm chi phí sản xuất nhưng phải tăng chất
lượng sản phẩm và tăng vòng quay của vốn. Qua đó, tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Mặt khác trước khi quyết định một món vay ngân hàng thường tiến hành
thẩm định tín dụng, chỉ thực hiện cho vay đối với những cá nhân, doanh nghiệp
phải có sự sắp xếp, bố trí tổ chức sản xuất phù hợp, để có cơ hội vay vốn của ngân
hàng, đây chính là động lực, là cơ sở giúp cho việc tăng hiệu quả hoạt động sản
8

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, qua đó tăng hiểu quả nền
kinh tế.
- Ngân hàng thương mại là tổ chức thực hiện phân bổ vốn giữa các vùng

qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển đồng điều giữa các vùng khác
nhau trong cùng một quốc gia.
Trong quá trình phát triển kinh tế của một nước và đặc biệt là các nước
đang phát triển, thì hiện tượng thừa và thiếu vốn giữa các vùng diễn ra thường
xuyên. Cho nên một vấn đề cần giải quyết được đặt ra là làm sao thực hiện được
việc tập trung vốn từ vùng có nhu cầu nhưng không có nguồn vốn sẽ có đủ nguồn
vốn để phát triển kinh tế. Chính ngân hàng thực hiện hoạt động này thông qua hoạt
động điều chuyển vốn của ngân hàng thương mại trung ương.
- Ngân hàng thương mại thông qua hoạt động của mình góp phần quan
trọng vào việc chống lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền, ổn định
tình hình kinh tế.
Trong hoạt động của mình, ngân hàng có thể giảm bớt lượng tiền mặt trong
lưu thông bằng cách tăng lãi suất huy động để thu hút tiền mặt vào đồng thời tăng
lãi suất ở đầu ra để hạn chế lượng tiền mặt ra trong thời kỳ lạm phát cao, hoặc các
ngân hàng có thể hành động ngược lại khi nền kinh tế có hiện tượng giảm sút. Qua
việc thay đổi trong chính sách huy động và cho vay như trên, ngân hàng góp phần
làm ổn định sức mua của đồng tiền, ngăn chặn được sự tăng giá đột ngột, kìm chế
lạm phát làm ổn định nền kinh tế.
- Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa kinh tế trong nước và ngoài
nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước hòa nhập với nền kinh
tế trong khu vực và nền kinh tế trên thế giới.
Một ngân hàng thương mại có phạm vi hoạt động và quan hệ rộng rãi với
rất nhiều tổ chức kinh tế. Nó có khả năng huy động được vốn từ cá nhân, tổ chức
ngoài nước và tổ chức tài chính tín dụng quốc tế, qua đó bảo đảm được vốn cho
nền kinh tế trong nước, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế trong nước có thể mở
rộng hoạt động của họ ra nước ngoài một cách có hiệu quả hơn, thông qua hoạt
động thanh toán quốc tế, tư vấn tài trợ xuất nhập khẩu. Ngân hàng có thể làm đại
9

lý cho các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài qua đó giúp các tổ chức kinh tế

trong nước có thể vay vốn các tổ chức này để nhập công nghệ cao, nâng cao chất
lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế.
Trên đây, là toàn bộ khái quát về vai trò của hệ thống ngân hàng thương
mại hoạt động trong cơ chế thị trường. Trên góc độ một sinh viên nghiên cứu về
hoạt động đầu vào của một ngân hàng, mà chủ yếu là chủ yếu hoạt động hiệu quả
huy động vốn; ta sẽ xem xét kỹ hơn vấn đề này thông qua việc hiệu quả huy động
vốn của một ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
2.1.2. Hiệu quả hoạt động của NHTM
2.1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động
Trong hoạt động của NHTM, theo lý thuyết hệ thống thì hiệu quả có thể được
hiểu ở hai khía cạnh như sau:
(i) Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm
thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác.
(ii) Xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng.
Sự lành mạnh của NHTM liên hệ chặt chẽ tới sự ổn định và phát triển của nền
kinh tế vì NHTM là tổ chức trung gian tài chính kết nối khu vực tiết kiệm với khu
vực đầu tư của nền kinh tế. Do đó, sự biến động của nó có ảnh hưởng đến các
ngành kinh tế quốc dân khác.
Theo Peter S.Rose, giáo sư kinh tế học và tài chính trường đại học Yale thì về
bản chất NHTM cũng có thể được coi như một tập đoàn kinh doanh và họat động
với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép. Tuy nhiên, khả năng
sinh lời là mục tiêu mà các ngân hàng quan tâm hơn cả vì thu nhập cao sẽ giúp các
ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần, thu hút vốn đầu
tư.
Theo định nghĩa trong cuốn “Từ điển toán kinh tế, thống kê, kinh tế lượng Anh
- Việt”, trang 255 của PGS.TS Nguyễn Khắc Minh thì “Hiệu quả - Efficiency”
trong kinh tế được định nghĩa là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan
hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả được dùng để xem
10


xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào”. Như vậy, có thể
hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các doanh nghiệp và ngân hàng đạt được
trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm
đạt được một mục tiêu nào đó.
2.1.2.2. Phân loại hiệu quả và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ
thống NHTM
 Phân loại hiệu quả
Mục tiêu của các nhà sản xuất có thể đơn giản là cố gắng tránh lãng phí, bằng
cách đạt được các đầu ra cực đại từ các đầu vào giới hạn hoặc bằng việc cực tiểu
hóa đầu vào trong sản xuất các đầu ra đã cho. Trong trường hợp này, khái niệm
hiệu quả tương ứng với cái mà chúng ta gọi là hiệu quả kỹ thuật (khả năng sử
dụng cực tiểu hóa đầu vào để sản xuất một vectơ đầu ra cho trước, hoặc khả năng
thu được đầu ra cực đại từ một vectơ đầu vào cho trước), và mục tiêu tránh lãng
phí của các nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao. Ở
mức cao hơn, mục tiêu của các nhà sản xuất có thể đòi hỏi sản xuất các đầu ra đã
cho với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các đầu vào đã cho sao cho cực đại hóa
doanh thu, hoặc phân bổ các đầu vào đầu ra sao cho cực đại hóa lợi nhuận. Trong
các trường hợp này, hiệu quả tương ứng được gọi là hiệu quả kinh tế (khả năng
cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra
một sản lượng nhất định), và mục tiêu của các nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt
mức hiệu quả kinh tế cao (tính theo các chỉ tiêu như chi phí, doanh thu hoặc lợi
nhuận).
Như vậy, hiệu quảlà phạm trù phản ánh sự thay đổi công nghệ, sự kết hợp và
phân bổ hợp lý các nguồn lực, trình độ lành nghề của lao động, trình độ quản lý…
Nó phản ánh quan hệ so sánh được giữa kết quả kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt
đựợc kết quả đó.
 Đánh giá hiệu quả hoạt động
Đánh giá hiệu quả họat động của hệ thống NHTM có thể được chia làm hai nhóm
là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối:
11


(i) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối: (hiệu quả họat động = kết quả kinh tế
- chi phí bỏ ra để đạt đựợc kết quả đó) cho phép đánh giá hiệu quả họat động của
NHTM theo cả chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên, loại chỉ tiêu này trong một số
trường hợp lại khó có thể thực hiện so sánh được. Ví dụ: Những ngân hàng có
nguồn lực lớn thì tạo ra lợi nhuận lớn hơn những ngân hàng có nguồn lực nhỏ,
nhưng không có nghĩa là những ngân hàng lớn lại có hiệu quả lớn hơn các ngân
hàng nhỏ. Như vậy, hiệu quả tuyệt đối không phản ánh được khả năng tiết kiệm
hay lãng phí đầu vào.
(ii) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tương đối có thể được thể hiện dưới dạng tĩnh
(hiệu quả họat động = kết quả kinh tế/chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, hoặc
dưới dạng nghịch hiệu quả họat động = chi phí/ kết quả kinh tế) hoặc dưới dạng
động (dạng cận biên) (hiệu quả họat động = mức tăng kết quả kinh tế/ mức tăng
chi phí). Những chỉ tiêu này rất thuận tiện so sánh theo thời gian và không gian
như cho phép so sánh hiệu quả giữa các ngân hàng có quy mô khác nhau và trong
các thời kỳ khác nhau.
Tóm lại, quan điểm về hiệu quả hoạt động rất đa dạng, tùy theo mục đích
nghiên cứu mà xét theo những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ hạn
chế về thời gian và nguồn số liệu, quan điểm hiệu quả mà tác giả sử dụng để đánh
giá hiệu quả hoạt động của NHTM là dựa trên tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả
kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu về kết quả kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó, hay nói một cách khác, hiệu quả mà tác giả tập trung
nghiên cứu trong đánh giá họat động của NHTM được hiểu là khả năng biến các
đầu vào thành đầu ra trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả họat động của NHTM
Hiệu quả là điều kiện quyết định sự sống còn và phát triển của một ngân hàng,
bởi vậy nâng cao hiệu quả cũng có nghĩa là tăng cường năng lực tài chính, năng
lực điều hành để tạo ra tích lũy và có điều kiện mở rộng các hoạt động kinh doanh
góp phần củng cố và nâng cao thương hiệu của NHTM. Tuy nhiên, để NHTM họat
động có hiệu quả hơn, đòi hỏi phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu

quả hoạt động của các NHTM nhằm hạn chế được các hoạt động mang tính chất
12

rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh
của NHTM. Các nhân tố này có thể được chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố khách
quan và nhóm nhân tố chủ quan, tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng mà
hai nhóm nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả họat động của chính
các NHTM.
2.2.1. Nhóm nhân tố khách quan:
2.2.1.1. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước
NHTM là cầu nối giữa khu vực tiết kiệm và khu vực đầu tư của nền kinh tế, do
vậy những biến động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội có những ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động của NHTM. Nếu môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn
định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM, vì đây cũng là điều
kiện giúp cho sản xuất của nền kinh tế diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp
thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế
có tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở
rộng họat động sản xuất, kinh doanh, do đó nhu cầu vay vốn tăng, từ đó các
NHTM dễ dàng mở rộng họat động tín dụng của mình đồng thời khả năng nợ xấu
có thể giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp được nâng cao. Ngược lại,
khi môi trường kinh tế, chính trị, xã hội bất ổn thì lại là nhân tố bất lợi cho họat
động của các NHTM, như nhu cầu vay vốn giảm, nợ xấu và nợ quá hạn tăng làm
giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM.
Hơn nữa, hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra khá mạnh mẽ, các
nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, luồng vốn
quốc tế đã và đang dồn vào khu vực Châu Á, điều này đang tạo điều kiện cho Việt
Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều cơ hội mới trong việc tận
dụng nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia phát triển. Tuy
nhiên, quá trình hội nhập cũng tạo không ít khó khăn và thách thức khi phải cạnh
tranh trực tiếp với các tập đoàn tài chính tiềm lực trên thế giới. Trong khi thực tế

hiện nay cho thấy các NHTM Việt Nam vẫn còn yếu kém về nhiều mặt từ nguồn
lực tài chính, công nghệ, khả năng quản lý đến nguồn lực…
13

Ngoài ra, việc hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng thì những biến động của
nền kinh tế, chính trị, xã hội của các nước trên thế giới, nhất là các nước láng
giềng với Việt Nam sẽ có tác động dẫn truyền không nhẹ đến nền kinh tế cũng như
đến họat động của hệ thống NHTM Việt Nam.
2.2.1.2. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý được thể hiện thông qua tính đồng bộ, đầy đủ và phổ cập
của hệ thống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật pháp và trình độ dân
trí.
Thực tế các nước cho thấy sự phát triển của nền kinh tế thị trường trên thế giới
hàng trăm năm qua đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ thống luật trong
việc điều hành kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không
phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế thì sẽ là rào cản lớn cho quá trình
phát triển kinh tế. Khác với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khi mà
họ có một hệ thống luật pháp khá đầy đủ, đựợc thay đổi và bổ sung nhiều lần trong
quá trình phát triển của mình thì ở Việt Nam, mặc dù đã chuyển đổi từ cơ chế kế
hoạch hóa sang vận hành theo nền kinh tế thị trường hơn 25 năm nhưng hệ thống
luật pháp còn thiếu, chưa đầy đủ và đồng bộ, đây thực sự là một trở ngại lớn cho
quá trình phát triển kinh tế của đất nước và hoạt động của hệ thống NHTM.
Bên cạnh đó, quá trình tiền tệ hóa diễn ra nhanh trong thời gian gần đây đòi hỏi
Việt Nam phải sớm thông qua các bộ luật mới và sửa đổi các điều luật không còn
phù hợp với tình hình kinh tế, có như vậy hệ thống luật pháp mới thực sự tạo lập
một môi trường pháp lý hoàn chỉnh để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại nảy
sinh trong hoạt động kinh tế, làm yên lòng các chủ thể tham gia nền kinh tế. Như
vậy, môi trường pháp lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các họat động kinh
tế nói chung và đối với họat động của NHTM nói riêng, là cơ sở tiền đề cho sự
phát triển ổn định và bền vững của hệ thống NHTM Việt Nam.

Ngoài các nhân tố khách quan trên đây, các yếu tố như: tập quán, tâm lý, xã hội,
khuynh hướng tiết kiệm, đầu tư, trình độ dân trí… cũng là những nhân tố khách
quan tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM.
14

2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan:
Nhóm này bao gồm các nhân tố bên trong nội bộ của chính các NHTM như các
nhân tố về năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành, ứng dụng tiến bộ công
nghệ, trình độ và chất lượng của nguồn nhân lực…
- Năng lực tài chính của NHTM
Năng lực tài chính của NHTM thường được biểu hiện trước hết là qua khả năng
mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của
một ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh của
ngân hàng như: khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài chính và
trang thiết bị công nghệ.
- Khả năng sinh lời
Đây cũng là một nhân tố phản ánh về năng lực tài chính của NHTM vì nó thể hiện
tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh. Thứ ba là khả năng phòng ngừa và
chống đỡ rủi ro. Nếu nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp cho
rủi ro, có nghĩa là khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể
xảy ra. Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp có
nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho khoản chi phí
này bị thu hẹp.
- Năng lực quản trị, điều hành
Đây là nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến hiệu quả họat động của ngân hàng. Năng
lực quản trị, điều hành trước hết phụ thuộc và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình
độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước
những diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp theo, năng lực quản trị, điều hành
còn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí họat động, nâng cao
năng suất sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra được một tập hợp đầu ra cực đại.

- Khả năng ứng dụng tiến bộ, công nghệ
Đây chính là nhân tố phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một ngân hàng.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của
nó vào đời sống xã hội như ngày nay, NHTM khó có thể duy trì khả năng cạnh
tranh của mình nếu chỉ cung ứng các sản phẩm truyền thống. Năng lực công nghệ
15

của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con
người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ
của mỗi ngân hàng.
- Trình độ, chất lượng của người lao động
Nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trong trong sự thành bại của bất kỳ tổ
chức nào trong đó có NHTM. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của xã hội ngày
càng phong phú đa dạng và kén chọn hơn, do đó đòi hỏi các ngân hàng phải cung
cấp nhiều dịch vụ mới, có chất lượng. Chính điều này cũng đòi hỏi chất lượng của
nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời với những thay đổi
của thị trường, xã hội. Việc sử dụng nguồn nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, tinh
thông nghiệp vụ, chuyên môn sẽ giúp ngân hàng tạo lập được nguồn khách hàng
trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh
doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được các chi
phí họat động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực luôn phải chú
trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới.
2.3. Các nghiên cứu trước đây về tính hiệu quả hoạt động của hệ thống
NHTM
Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ở các ngân hàng đã sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau về kỹ thuật đánh giá và bộ dữ liệu. Nhưng phần lớn các
nghiên cứu này tập trung tại các nước phát triển. Phần này sẽ tổng quan các kết
quả nghiên cứu ở Việt Nam và các nghiên cứu ở một số nước theo các cách tiếp
cận khác nhau.
2.3.1. Các nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu trong nước về hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM gần
đây đã được một số tác giả quan tâm, tuy nhiên đa phần những nghiên cứu này chỉ
dừng lại ở các nghiên cứu định tính như: nghiên cứu của nghiên cứu sinh Lê Thị
Hương năm 2002 về “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM Việt Nam”,
hay nghiên cứu của nghiên cứu sinh Lê Dân (2004) “ Vận dụng phương pháp
thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam”, tuy đã có phần
16

nào tiếp cận vấn đề bằng phương pháp định lượng nhưng chỉ dừng lại chủ yếu ở
phương thức thống kê, hoặc nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Thanh Bình (2005) với
đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế” cũng chỉ dừng lại ở phân tích định tính.
Còn các nghiên cứu định lượng về đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM
nhìn chung là còn ít. Gần đây, có nghiên cứu của Bùi Duy Phú (2002) là đánh giá
hiệu quả của NHTM qua hàm sản xuất và hàm chi phí, tuy nhiên hạn chế của
nghiên cứu này là chỉ đơn thuần xác định hàm chi phí và ước lượng trực tiếp hàm
chi phí này để tìm các tham số của mô hình, do vậy mà không thể tách được phần
phi hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Nguyễn Thị Việt Anh (2004) ước
lượng các nhân tố phi hiệu quả cho ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam có áp dụng phương pháp hàm biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier
Function) và ước lượng dưới dạng hàm chi phí Cobb_ Douglas, tuy nhiên hạn chế
cơ bản của nghiên cứu đó là việc chỉ định dạng hàm.
Như vậy, có thể nói việc áp dụng những phương pháp phân tích định lượng
trong nghiên cứu hiệu quả của NHTM Việt Nam còn rất hạn chế, thực tế cũng cho
thấy hiện nay trong phân tích họat động của ngành ngân hàng từ cấp ngân hàng
đến cấp ngành, các nhà phân tích vẫn quen cách tiếp cận truyền thống, bởi vì đây
vẫn là một cách tiếp cận dễ hiểu và dễ tính.
2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, tiếp cận
theo phương pháp phân tích định lượng, đã được sử dụng trong các nghiên cứu

nhưcủa Nathan và Neave (1992) áp dụng phương pháp biên ngẫu nhiên để phân
tích hiệu quả họat động các ngân hàng Canada trong thời kỳ 1983-1987. Các tác
giả đã sử dụng cách tiếp cận giá trị gia tăng và cách tiếp cận trung gian để ước tính
hàm chi phí. Trong đó, để ước lượng hàm chi phí, tác giả đã sử dụng ba yếu tố đầu
vào (lao động, vốn và các quỹ) và bốn yếu tố đầu ra (cho vay thương mại và công
nghiệp, các loại cho vay khác, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn) theo
cách tiếp cận giá trị gia tăng, còn đối với cách tiếp cận trung gian các tác giả sử
17

dụng ba yếu tố đầu vào tương tự như trên và ba yếu tố đầu ra (cho vay thương mại
và công nghiệp, các loại cho vay khác, chứng khoán và đầu tư). Các kết quả
nghiên cứu cho thấy các ngân hàng lớn không có lợi thế về chi phí hơn hẳn các
ngân hàng nhỏ, điều này cũng tương đồng với nghiên cứu ở Mỹ đó là tính kinh tế
nhờ quy mô đều quan sát thấy ở cả ngân hàng nhỏ và lớn.
Paolo Coccorese và Alfonso Pellecchia (2010) đã tiếp cận phương pháp
SCP cùng với các mô hình: OLS, ALS, Battese – Coelli, hồi quy Logaritistic và
mô hình Tobit để kiểm định thuyết “Quite Life”, từ đó đưa ra kết luận về mối quan
hệ giữa sức mạnh thị trường với hiệu quả hoạt động ngành ngân hàng nghiên cứu
tại hệ thống ngân hàng Italia. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ
đáng kể và khá mạnh mẽ giữa hiệu quả hoạt động theo chi phí với sức mạnh thì
trường và xác nhận thuyết “Quite Life” là đúng với hệ thống ngân hàng tại Italia.
Wahyoe Soedarmono, Fouad Machrouh, Amine Tarazi (2011) nghiên cứu
mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường, tăng trưởng kinh tế và sự ổn định tài chính
bằng cách tiếp cận phương pháp FEM và 2SLS, nghiên cứu tại hệ thống ngân hàng
châu Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy sức mạnh thị trường trong lĩnh vực ngân
hàng có mối quan hệ nhất định với khả năng sự tương xứng về vốn, và sự vốn hóa
ở mức độ cao của ngành ngân hàng trong thị trường ít cạnh tranh không đủ sức
đương đầu với các rủi ro mang tính hệ thống.
Bằng việc sử dụng phương pháp Frontier and Non_ Frontier, mô hình OLS
và mô hình Tobit, Michael Koetter, James W. Kolari and Laura Spierdijk (2008)

nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả ngân hàng tại các ngân
hàng ở USA. Mô hình nghiên cứu đã tính ra được chỉ sổ Lerner hiệu chỉnh, đây có
thể là một phát kiến mới trong việc nghiên cứu động thái cạnh tranh của lĩnh vực
ngân hàng và các lĩnh vực khác và nó cũng có ích trong việc nghiên cứu quá trình
điều tiết, chính sách thị trường và các bên có liên quan.
Sophocles N.Brissimis, Manthos D. Delis, Nikolaos I. Papanikolaou (2008)
sử dụng mô hình 2SLS cùng với dữ liệu bảng của các ngân hàng để phân tích sự
ảnh hưởng của việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của hệ
thống ngân hàng những nước mới gia nhập khu vực Euro. Kết quả nghiên cứu cho
18

thấy mối quan hệ cùng chiều giữa việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với tính
hiệu quả của hệ thống ngân hàng dưới tác động của các nhân tố vĩ mô.
Nghiên cứu của Rima Turk Ariss (2010) đã tiếp cận mô hình OLS và Tobit
để khám phá mức độ của sức mạnh thị trường tác động như thế nào đến hiệu quả
và tính ổn định của hệ thống trong bối cảnh của các nền kinh tế đang phát triển.
Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ chiến lược cạnh
tranh và sự ổn định tài chính tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên nghiên
cứu đã giải thích được tác động của sức mạnh thị trường đến hiệu quả và sự ổn
định của từng ngân hàng tại các quốc gia này.
Barbara Casu và Claudia Giardone (2011) trong bài nghiên cứu của mình
đã áp dụng phương pháp tiếp cận trung gianvà 2 mô hình SFA, DEA để xem xét
mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh, mức độ tập trung và mức hiệu quả cụ thể của
các NHTM khu vực Euro. Nghiên cứu tìm ra được mối quan hệ phi tuyến giữa sự
cạnh tranh và tính hiệu quả và các nhân tố khác như: độ nhạy cảm với rủi ro,
khung điều tiết và các nhân tố vĩ mô khác có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
đến mối quan hệ này và vì vậy có thể giải thích cho các nghiên cứu sau này trong
cùng khu vực Euro.
Nghiên cứu của Joaquin, Maudos, Juan Fernandez de Guevara (2007) sử
dụng mô hình Fixed Effects để phân tích mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường

(bao gồm thị trường cho vay và tiền gửi) và hiệu quả của ngành ngân hàng tại 15
nước thuộc khu vực Euro. Nghiên cứu đồng tình với thuyết “quiet life”: việc thêm
vào chi phí vận hành có thể quy cho sự xuất hiện của sức mạnh thị truỏng trong
một thời gian dài lớn hơn tốn thất xã hội, điều này được lý giải là do sự không
cạnh tranh về giá trong yếu tố đầu ra của ngân hàng và được tính bằng phúc lợi lũy
thừa 3.
Nghiên cứu của Hirofumi Uchida, Yoshiro Tsuitsui (2005) đã sử dụng mô
hình MVR, 3SLS để xem xét liệu rằng sự cạnh tranh giữa các khu vực ngân hàng
ở Nhật Bản có thực sự được cải thiện trong những năm cuối của thế kỷ 20 hay
không. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ở thành thị

×