Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

TÍNH độc lập của NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG mối QUAN hệ với lạm PHÁT NGHIÊN cứu THỰC tế tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 85 trang )

1






C LP C
TRONG MI QUAN H VI LM PHÁT
- NGHIÊN CU THC T TI VIT NAM
Mã s
i

TÓM TT  TÀI
Lạm phát luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi những ảnh
hưởng sâu rộng của nó đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu
nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội. Cùng với xu hướng hội
nhập toàn cầu là việc nền kinh tế Việt Nam phải chịu tác động nhiều hơn từ diễn biến
nền kinh tế thế giới, nguy cơ bất ổn gia tăng, từ đó dẫn đến diễn biến lạm phát phức
tạp hơn. Chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam lúc này dần bộc lộ một số hạn chế
mà xuất phát điểm là do những mâu thuẫn mục tiêu, độ trễ, cũng như sự không nhất
quán trong thực hiện chính sách. Từ đó hiệu quả thực thi chính sách sụt giảm, trong đó
có bình ổn mức giá (lạm phát). Bởi vậy, sự độc lập của NHNN Việt Nam trong việc
thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề cần được quan tâm.
Bài nghiên cứu trình bày tổng quan về tính độc lập của NHTW trong mối quan hệ với
lạm phát, nêu lên thực trạng cũng như chỉ số độc lập của NHNN Việt Nam. Kết quả từ
phương pháp định lượng sử dụng chỉ số độc lập NHTW pháp định (tính dựa trên luật
định), động (theo thời gian), trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ lệ lạm
phát động hàng quý của Việt Nam, đã xác nhận rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều
giữa tính độc lập của NHNN VN với tỷ lệ lạm phát. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực
trạng về tính độc lập của NHNN VN cùng với việc tham khảo mô hình tổ chức các


NHTW trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã rút ra được bài học kinh nghiệm để từ đó đề
xuất những ý kiến về mức độc lập của NHNN Việt Nam thích hợp trong thời điểm
hiện tại, nhằm hướng đến bình ổn mức giá và phát triển kinh tế, bao gồm: độc lập
trong ngân sách, đi đôi với trách nhiệm giải trình và tách bạch chức năng điều hành và
quản trị.

ii

MC LC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH SÁCH BẢNG, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứu 1
Phương pháp nghiên cứu 2
Nội dung nghiên cứu 2
Đóng góp của đề tài 2
Hướng phát triển của đề tài 3
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG VỚI LẠM PHÁT 4
1.1. Tổng quan về ngân hàng Trung ương 4
1.1.1. Lịch sử hình thành & khái niệm, bản chất của NHTW 4
1.1.2. Khái niệm, bản chất của NHTW 5
1.1.3. Mục tiêu, chức năng và công cụ của NHTW 6
1.1.4. Mô hình tổ chức 7
1.2. Tính độc lập của NHTW 9
1.2.1. Cơ sở lý thuyết về tính độc lập của NHTW 9
1.2.2. Đo lường tính độc lập của NHTW 12
1.3. Lạm phát 15

1.3.1. Khái niệm về lạm phát 15
1.3.2. Phân loại lạm phát 15
1.3.3. Nguyên nhân của lạm phát 16
1.3.4. Đo lường lạm phát 16
1.4. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tính độc lập của
NHTW và lạm phát 17
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước 17
1.4.2. Các nghiên cứu ngoài nước 18
KẾT LUẬN PHẦN 1 20
iii

2. THỰC TRẠNG VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM VÀ LẠM PHÁT QUA CÁC GIAI ĐOẠN 21
2.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 21
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam 23
2.2. Tính độc lập của NHNN Việt Nam 26
2.3. Thực trạng lạm phát của Việt Nam 28
2.3.1. Giai đoạn 1986-1999 28
2.3.2. Giai đoạn 2000-2007 31
2.3.3. Giai đoạn 2008-2013 34
2.3.4. Hiện nay 42
KẾT LUẬN PHẦN 2 43
3. PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI LẠM PHÁT 45
3.1. Phương pháp nghiên cứu 45
3.2. Dữ liệu nghiên cứu 45
3.2.1. Chỉ số độc lập của NHTW 45
3.2.2. Dữ liệu khác 50
3.3. Mô hình nghiên cứu 51

3.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị với sự phá vỡ cấu trúc 51
3.3.2. Mô hình hồi quy 53
3.4. Kết quả thực nghiệm 55
3.4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị với những phá vỡ cấu trúc 55
3.4.2. Mô hình hồi quy 59
KẾT LUẬN PHẦN 3 60
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 61
4.1. Mô hình tổ chức NHTW một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam 61
4.1.1. Cục dự trữ liên bang Mỹ 61
4.1.2. Ngân hàng trung ương châu Âu 65
4.1.3. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc 68
4.1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 69
iv

4.2. Ý kiến đề xuất 71
4.2.1. Góc nhìn tính độc lập NHNN Việt Nam của nhóm nghiên cứu 71
4.2.2. Ý kiến đề xuất 72
KẾT LUẬN PHẦN 4 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO i


v

DANH MC CÁC CH VIT TT
CBI Chỉ số độc lập của Ngân hàng Trung ương
CBIP Chỉ số độc lập chính trị
CBIE Chỉ số độc lập kinh tế
CPI Chỉ số giá tiêu dùng

CSTT Chính sách tiền tệ
CSTK Chính sách tài khóa
ECB European Central Bank, Ngân hàng Trung ương Châu Âu
FED Federal Reserve System, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
FOMC Ủy ban thị trường mở liên bang
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GMT Chỉ số độc lập của NHTW tính theo phương pháp của Grilli,
Masciandaro, and Tabellini (1991)
HĐQT Hội đồng quản trị
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
NĐ Nghị định
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
OMO Nghiệp vụ thị trường mở
PCB Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
PTA Policy Targets Agreenebt, Cam kết mục tiêu chính sách
PPI Chỉ số giá hàng sản xuất
USD Đô la Mỹ
UNDP United Nations Development Programme, Chương trình Phát triển Liên
Hợp Quốc
TK Thế kỷ
TCTD Tổ chức tín dụng
TNCN Thu nhập cá nhân
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
vi

TOR Chỉ số doanh thu của Thống đốc NHTW
VAT Thuế giá trị gia tăng

VND Việt Nam đồng


vii

DANH SÁCH B TH, HÌNH V
Hình 1: Mô hình NHTW thuộc chính phủ 8
Hình 2: Mô hình NHTW thuộc Quốc hội 8
Hình 3: Cơ cấu của NHNN Việt Nam 25
Hình 4: Đồ thị tỷ lệ lạm phát bình quân (1986 -1999) 31
Hình 5: Đồ thị tỷ lệ lạm phát bình quân(2000 – 2007) 32
Hình 6: Đồ thị biến động tăng trưởng GDP, lạm phát, tín dụng 2008 -2013 35
Hình 7: Biểu đồ CPI năm 2008 36
Hình 9: Biểu đồ lãi suất năm 2008 37
Hình 10: Biểu đồ CPI năm 2011 39
Hình 11: Biểu đồ lạm phát Việt Nam 2011 40
Hình 12: Biến động lãi suất trong giai đoạn 2010 - 2013 41
Hình 13: Bảng tính chỉ số độc lập chính trị của Việt Nam theo thang đo GMT 47
Hình 14: Bảng tính chỉ số độc lập kinh tế của NHNN Việt Nam theo thang đo của
GMT 48
Hình 15: Đồ thị của kiểm định Zivot and Andrews(1992) 56
Hình 16: Đồ thị của kiểm định Clemente et al. (1998) 57
Hình 17: Đồ thị kiểm định Zivot and Andrews cho chuỗi lạm phát hạn chế 1996 -
2006 58
Hình 18: Bảng kết quả mô hình hồi quy 59

1

LI M U
Lý do ch tài

Lạm phát luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi lẽ nó có
những tác động rất lớn không chỉ đến đời sống của người dân mà còn có ảnh hưởng
sâu rộng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó lạm phát cao còn làm gia
tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội.
Trải qua quá trình phát triển, vai trò quan trọng của NHNN Việt Nam trong việc điều
hành CSTT kiểm soát lạm phát ngày càng thể hiện rõ nét hơn, đưa Việt Nam vượt qua
được những giai đoạn vô cùng khó khăn, thử thách trong quá trình phát triển. Tuy
nhiên, đi cùng với sự hội nhập, mở cửa, đồng nghĩa với việc nền kinh tế Việt Nam
phải chịu tác động nhiều hơn từ diễn biến nền kinh tế thế giới, cũng như gia tăng nguy
cơ bất ổn, từ đó mà diễn biến lạm phát ngày càng phức tạp. Chính sách tiền tệ của
NHNN Việt Nam lúc này dần bộc lộ một số hạn chế mà xuất phát điểm là do những
mâu thuẫn mục tiêu, độ trễ, cũng như sự không nhất quán trong thực hiện chính sách.
Từ đó hiệu quả thực thi chính sách sụt giảm, trong đó có bình ổn mức giá (lạm phát).
Bởi vậy, sự độc lập của NHNN Việt Nam trong việc thực thi chính sách tiền tệ là một
vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh đã có nhiều công trình nghiên cứu
cho thấy rằng những quốc gia có NHTW độc lập cao thì sẽ duy trì được mức lạm phát
ở mức hợp lý nhất thông qua việc điều hành các chính sách trở nên linh hoạt hơn, kịp
thời hơn, bám sát những diễn biến phức tạp của thị trường. Hơn thế nữa, theo tìm hiểu
của nhóm nghiên cứu, hiện nay chưa có nghiên cứu định lượng nào xác nhận sự tồn
tại mối quan hệ giữa mức độc lập của NHNN Việt Nam với lạm phát.
Chính bởi những lý do trên, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài: “c
lp ca NHTW trong mi quan h vi lm phát  Nghiên cu thc t ti Vit
Nam”. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những nhận định về mức độc lập của NHNN
Việt Nam với lạm phát trong hiện tại và gợi ý những đề xuất trong thời gian sắp tới.
Mc tiêu nghiên cu
Nhóm nghiên cứu có ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
(1) Tìm hiểu về tính độc lập của NHTW và mối quan hệ của tính độc lập của
NHTW với lạm phát.
2


(2) Kiểm tra xem liệu có tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa mức độc lập của
NHNN Việt Nam và tỷ lệ lạm phát.
(3) Đề xuất về tính độc lập của NHNN Việt Nam phù hợp thực tiễn hiện tại.
u
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa tính
độc lập của NHNN Việt Nam với tỷ lệ lạm phát. Công việc này được thực hiện qua
hai bước. Bước một, kiểm tra tác động của cải cách luật NHNN – những cải cách mà
có ảnh hưởng tới chỉ số độc lập của NHNN, tới tỷ lệ lạm phát thông qua nhận diện
những sự phá vỡ cấu trúc nội sinh trong chuỗi tỷ lệ lạm phát động
1
bằng cách kiểm
định nghiệm đơn vị, và so sánh các ngày phá vỡ thu được với những năm mà thực
hiện cải cách. Bước hai, hồi quy
2
tỷ lệ lạm phát động
3
theo chỉ số độc lập của NHNN
động để thấy được độ lớn của mối tương quan giữa chúng.
Sau đó, nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích mô hình NHTW ở những quốc gia trên
thế giới nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ đó kết hợp
với phương pháp suy luận để đề xuất những biện pháp nhằm tăng tính độc lập của
NHNN Việt Nam phù hợp với bối cảnh hiện tại.
Ni dung nghiên cu
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, bài nghiên cứu bao gồm 4 phần chính:
Phần 1. Cở sở lý thuyết về tính độc lập ngân hàng trung ương và mối quan hệ của tính
độc lập của ngân hàng trung ương với lạm phát.
Phần 2. Thực trạng về tính độc lập của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lạm phát
qua các giai đoạn.
Phần 3. Phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa tính độc lập của ngân hàng Nhà nước
Việt Nam với lạm phát.

Phần 4. Bài học kinh nghiệm và ý kiến đề xuất
 tài
Cả về ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn ứng dụng
Ý nghĩa khoa học: Đề tài thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định lượng đầu tiên
trong kiểm tra mối quan hệ giữa tính độc lập của NHNN với lạm phát. Bên cạnh đó,


1
Chuỗi tỷ lệ lạm phát động từ năm 1996 – 2013.
2
Do hạn chế số liệu, các biến trong mô hình hồi quy được lấy từ năm 2000 – 2013.
3
Tỷ lệ lạm phát động là chuỗi tỷ lệ lạm phát theo thời gian.
3

bài nghiên cứu cũng sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị với phá vỡ cấu trúc để xác định
mối quan hệ này (từ đề tài của Arnone and Romelli, 2013 chỉ áp dụng trên các nước
OECD), áp dụng tại một quốc gia đang phát triển là Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Bài nghiên cứu khẳng định mối quan hệ giữa lạm phát với sự độc
lập của NHNN Việt Nam, từ đó đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm cải thiện mức độ
độc lập của NHNN hiện tại, hướng tới bình ổn giá cả, phát triển kinh tế.
ng phát trin c tài
Do hạn chế của việc thu thập số liệu, chỉ số độc lập mà nhóm sử dụng để đánh giá
mức độ độc lập của NHNN Việt Nam là chỉ số độc lập pháp định. Tuy nhiên, như lập
luận trong một số các nghiên cứu trước đây ủng hộ chỉ số độc lập thực tế, hạn chế
trong luật pháp cũng như thể chế ở các nước đang phát triển chính là nguyên nhân làm
chỉ số độc lập pháp định không diễn tả chính xác mức độ độc lập của NHTW. Bởi
vậy, khi giải quyết được vấn đề số liệu để đo lường chỉ số độc lập thực tế thì các
nghiên cứu tiếp theo nên sử dụng chỉ số độc lập thực tế để xác nhận lại xem liệu kết
quả về việc tồn tại mối quan hệ này là có còn đúng hay không.

Nghị định 156/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 12/2013, đã nới lỏng hơn trong việc
NHNN Việt Nam có quyền quyết định việc sử dụng các công cụ chính sách nào để
thực hiện mục tiêu của mình. Đây là một cải tiến hết sức rõ rệt trong mức độc lập của
NHNN Việt Nam và điều này gợi ý đến việc phát triển nghiên cứu sau vài năm nữa,
nhằm đánh giá sự thay đổi mức độ độc lập này có tác động tích cực đến công tác điều
hành chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát của Việt Nam hay không?




4

   LÝ THUYT V  C LP CA NGÂN HÀNG TRUNG
 VÀ MI QUAN H CA C LP CA NGÂN HÀNG TRUNG
 VI LM PHÁT
1.1. Tng quan v ngân hàng T
1.1.1. Lch s hình thành & khái nim, bn cht ca NHTW
Thời kỳ thứ nhất: sơ khai hình thành nghề ngân hàng.
Khoảng 3500 trước Công nguyên, trên thế giới, các nền văn minh đã bắt đầu phát triển
rực rỡ. Con người bắt đầu sử dụng kim tệ (tiền kim loại đúc bằng đồng, bạc, vàng)
trong lưu thông. Tuy nhiên, các thương nhân thời bấy giờ lại gặp rắc rối với việc làm
sao để bảo vệ an toàn tiền bạc của mình trong khi cướp bóc và chiến tranh xảy ra
thường xuyên, rủi ro trong vận chuyển tiền trên những khoảng cách địa lý lớn, hay xử
lý thế nào với những đồng tiền bị hao mòn để có thể lưu thông bình thường Để giải
quyết vấn đề này, họ đi tới những chùa chiền, nhà thờ, những người quyền quý trong
xã hội,… Nghề ngân hàng ra đời ban đầu với những nghiệp vụ hết sức đơn giản: nhận
bảo quản tiền và thu thù lao bảo quản, đổi chác tiền đúc và ăn hoa hồng,… Thuật ngữ
Ngân hàng bắt đầu xuất hiện (Bank) cùng với hình ảnh những chiếc bàn dài nhiều
ngăn để cất giữ tiền, sổ sách, giấy tờ… (theo tiếng Latin là Bancus). Nghề ngân hàng
sơ khai như vậy xuất hiện ở Hy Lạp và lan rộng ra những nước khác.

Thời kỳ thứ hai: Những nghiệp vụ ngân hàng cơ bản xuất hiện.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nghiệp vụ ngân hàng cũng dần phát triển.
Các chủ ngân hàng đã bắt đầu biết sử dụng sử dụng số hiệu tài khoản để ghi chép. Từ
đó, nghiệp vụ bù trừ và chuyển ngân phục vụ cho thanh toán các giao dịch được diễn
ra một cách tiện lợi và nhanh chóng hơn. Các chứng thư do ngân hàng phát hành giúp
các thương nhân có thể dễ dàng nhận tiền ở một ngân hàng khác liên quan. Các hoạt
động trả tiền trước cho thương phiếu chưa đáo hạn theo cách chiết khấu tiền lãi (ngày
nay còn gọi là nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ bảo lãnh) bắt đầu xuất hiện.
Thời kỳ thứ ba: Định hình và phát triển hệ thống ngân hàng, hình thành
NHTW.
Từ thế kỷ XVI đến nay, cũng với những bước tiến vượt bậc trong nền văn minh nhân
loại, ngành ngân hàng cũng phát triển và đã, đang là một bộ phận có vai trò vô cùng
5

quan trọng trong nền kinh tế. Bắt đầu từ đây, hệ thống ngân hàng đã được định hình
qua 3 giai đoạn:
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, các ngân hàng thương mại đã bắt đầu sử dụng kỳ
phiếu và mỗi ngân hàng thương mại sẽ phát hành một loại kỳ phiếu riêng, gây ra tình
trạng khó khăn và cản trở lưu thông hàng hóa do một nước lại có quá nhiều kỳ phiếu
ngân hàng cùng được sử dụng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng xảy ra, các kỳ phiếu
của những ngân hàng có quy mô lớn, uy tín ngày càng chiếm ưu thế và lưu thông rộng
rãi. Những ngân hàng vừa và nhỏ lúc này phải sử dụng các kỳ phiếu của các ngân
hàng lớn phát hành, dần dần xuất hiện sự phân hóa giữa các ngân hàng thương mại
phát hành kỳ phiếu (ngân hàng phát hành) và các ngân hàng thương mại không phát
hành kỳ phiếu.
Giai đoạn II (khoảng từ đầu TK XVIII đến đầu TK XX): lúc này quá trình cạnh tranh
giữa các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ và gay gắt. Bên cạnh quy luật kẻ mạnh thắng
người yếu thì sự tác động, trợ giúp của chính quyền nhà nước cũng giữ vai trò rất quan
trọng. Thậm chí nhà nước còn can thiệp trực tiếp bằng các ra những sắc luật cho phép
ngân hàng nào được quyền phát hành, tạo nên ngân hàng phát hành độc quyền. Lúc

này hệ thống ngân hàng ở mỗi quốc gia phân hóa thành 2 cấp rõ rệt:
- Hệ thống ngân hành phát hành: chỉ giao dịch với các ngân hàng thương mại,
các tổ chức tín dụng.
- Hệ thống các ngân hàng trung gian (gồm các ngân hàng thương mại, các định
chế tài chính phi ngân hàng): giao dịch trực tiếp với khác hàng.
Giai đoạn III: Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, hầu hết các nước bắt đầu quốc hữu
hóa ngân hàng phát hành để hợp pháp vị trí độc tôn của ngân hàng phát hành, đồng
thời củng cố quyền lực và quyền lợi của nó trong xã hội. Theo đó, nhà nước sẽ mua lại
toàn bộ số cổ phần của ngân hàng phát hành, biến ngân hàng phát hành thuộc sở hữu
tư nhân thành ngân hàng phát hành thuộc sở hữu nhà nước (Ngân hàng công), và từ
đây, hình thành .
1.1.2. Khái nim, bn cht ca NHTW
Sách Nghiệp vụ ngân hàng Trung ương trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã đưa ra khái
niệm về NHTW như sau: “NHTW là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, là cơ
quan quản lý và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc. NHTW
6

là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt
động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác
trong nền kinh tế.”
Bản chất của NHTW thể hiện qua những nội dung sau:
- Là ngân hàng phát hành độc quyền của nhà nước.
- Là thể chế bậc cao của hệ thống ngân hàng thương mại và là nơi cho vay cuối
cùng của các ngân hàng thương mại.
- Là một bộ máy của nhà nước, thực hiện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực
tiền tệ - ngân hàng.
- Là cơ quan quản lý kinh tế tài chính tổng hợp, là trung tâm tiền tệ, trung tâm tín
dụng và trung tâm thanh toán của toàn bộ nền kinh tế.
1.1.3. Mc tiêu, ch và công c ca NHTW
Mc tiêu ca NHTW

Là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ, NHTW cũng có 5 mục tiêu chính như các mục
tiêu chính của CSTT bao gồm:
(1) Ổn định giá cả.
(2) Ổn định tỷ giá.
(3) Ổn định hệ thống tài chính.
(4) Tăng trưởng kinh tế.
(5) Tỷ lệ việc làm cao.
Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến một NHTW không thể cùng lúc theo đuổi tất cả các
mục tiêu trên, như vì:
- Một số mục tiêu là không tương thích với nhau.
Ví dụ như trong trường hợp “bộ ba bất khả thi”, cụ thể một quốc gia không thể cùng
lúc đạt được cả ba mục tiêu tự do hóa tài chính – Chính sách tiền tệ độc lập – Tỷ giá ổn
định.
- Việc theo đuổi nhiều mục tiêu cùng lúc trong một số trường hợp còn có thể là
không cần thiết.
Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế và việc làm có tương quan chặt chẽ với nhau, nghĩa
là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ tạo ra được nhiều việc làm mới, nên NHTW
không cần phải theo đuổi cả hai mục tiêu trên.
7

- Đồng thời theo đuổi nhiều mục tiêu còn có thể làm hạn chế hiệu quả của chính
sách.
Hiện nay, trước tình hình kinh tế trong và ngoài nước, các biến vĩ mô ngày càng biến
động linh hoạt hơn. Do đó việc theo đuổi nhiều mục tiêu có thể khiến cho hiệu quả về
mặt chính sách bị sụt giảm.
Do những lý do này, các NHTW phải rất thận trọng trong việc lựa chọn mục tiêu cũng
như thứ tự ưu tiên của chúng.
Cha NHTW
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng
- Phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ.

- Thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng.
- Thực hiện chức năng ngân hàng của Chính phủ.
Công c
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
- Lãi suất tái chiết khấu.
- Hạn mức tín dụng.
- Nghiệp vụ thị trường mở.
1.1.4. Mô hình t chc
Tùy theo đặc điểm của từng nước, cũng như hệ thống pháp chế của các quốc gia,
NHTW được tổ chức theo một trong hai mô hình sau đây:
Mô hình NHTW trc thuc Chính ph







QUC HI
CHÍNH PH
B VÀ CÁC 
B
(Tài chính, K ho
i, Công nghip, Nông
nghi

CÁC MC TIÊU KINH T - XÃ HI
8



NHTW là một bộ máy của Chính phủ, là cơ quan ngang bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia
Ưu điểm: hoạt động của NHTW nằm trong sự kiểm tra và giám sát trực tiếp của Chính
phủ, vì vậy nó sẽ góp phần thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã
giao cho Chính phủ trong từng thời kỳ.
Nhược điểm: làm mất tính độc lập của NHTW trong việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ. NHTW có thể thành nơi phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt trong ngân sách
nhà nước, khiến cho hoạt động phát hành tiền không tuân thủ nguyên tắc và có thể dẫn
tới lạm phát.
Phần lớn các quốc gia trên thế giới đang áp dụng mô hình này, trong có đó Việt Nam.
Mô hình NHTW trc thuc quc hi










NHTW có vị trí độc lập so với Chính phủ, được tổ chức và chỉ đạo trực tiếp từ Quốc
hội. Đây là mô hình tiên tiến, phù hợp với xu thế của thời đại, từng bước nâng cao vị
trí NHTW trong nền kinh tế thị trường.
QUC HI
CHÍNH PH 
B 
(Tài chính, K hou 
mi, Công nghip, Nông nghi


CÁC MC TIÊU KINH T - XÃ HI
Hình 2: Mô hình NHTW thuộc Quốc hội
Hình 1: Mô hình NHTW thuộc chính phủ
9

Ưu điểm: NHTW thể hiện tính độc lập cao trong việc điều hành chính sách tiền tệ,
đồng thời có thể ngăn ngừa hiện tượng phát hành tiền do sự thiếu hụt của ngân sách
nhà nước. Nhược điểm: thiếu sự phối hợp giữa chính phủ và NHTW, khiến cho các
mục tiêu kinh tế - xã hội không được thực hiện một cách nhất quán.
Mô hình này hiện được áp dụng tại Mỹ, Anh, Đức, Canada, Nhật Bản…. và một số
nước khác.
1.2. c lp ca NHTW
1.2.1.  lý thuyt v c lp ca NHTW
Không có một khái niệm tuyệt đối nào khi nói về tính độc lập của NHTW. Theo Carl
E. Walsh, 2005, tính độc lập của NHTW liên quan đến sự tự do của chính sách tiền tệ
dưới những tác động trực tiếp từ chính trị hoặc chính phủ trong việc điều hành chính
sách.
Hầu hết những thảo luận về tính độc lập của NHTW tập trung vào hai phương diện
chính. Phương diện đầu tiên bao gồm những đặc điểm thể chế ngăn cách các NHTW
khỏi ảnh hưởng chính trị trong việc xác định các mục tiêu chính sách của mình.
Phương diện thứ hai bao gồm những vấn đề liên quan đến việc NHTW được phép tự
do thi hành các chính sách để theo đuổi các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Grilli,
Masciandaro and Tabellini (1991) gọi hai phương diện này là "sự độc lập chính trị" và
"sự độc lập kinh tế". Tuy nhiên một thuật ngữ phổ biến hơn theo cách gọi của Debelle
and Fischer (1994) là "sự độc lập trong mục tiêu" và "độc lập trong công cụ". Sự độc
lập mục tiêu đề cập đến khả năng NHTW có thể xác định các mục tiêu của chính sách
mà không bị tác động trực tiếp của cơ quan chính phủ.
Ví dụ, ở Vương quốc Anh, Ngân hàng Anh thiếu sự độc lập trong mục tiêu vì mục
tiêu lạm phát được thiết lập bởi Chính phủ. Tại Hoa Kỳ, mục tiêu của Cục dự trữ Liên
bang (FED) được thiết lập trong điều lệ pháp lý của nó, nhưng các mục tiêu được mô

tả bởi những điều khoản không cụ thể (ví dụ như tỷ lệ việc làm tối đa), từ đó FED có
thể đề ra các mục tiêu hoạt động. Bởi vậy FED có một mức độ độc lập mục tiêu cao.
Cũng như đối với Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), ổn định giá cả là một mục
10

tiêu bắt buộc, nhưng ECB có thể lựa chọn cách giải thích mục tiêu này với việc tự
định nghĩa về ổn định giá cả và chỉ số giá cụ thể.
Sự độc lập trong công cụ chỉ đề cập đến khả năng của NHTW trong tự do thay đổi các
công cụ chính sách của mình để theo đuổi các mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Ngân hàng Anh mặc dù thiếu sự độc lập trong mục tiêu nhưng lại có sự độc lập trong
công cụ. Cụ thể, việc thiết lập nhiệm vụ lạm phát là của Chính phủ, nhưng nó có thể
tự do quyết định công cụ sử dụng. Tương tự như vậy, phạm vi mục tiêu lạm phát của
Ngân hàng Dự trữ New Zealand được thiết lập trong Cam kết mục tiêu chính sách
(Policy Targets Agreement – PTA) với Chính phủ, nhưng theo PTA, nó có quyền sử
dụng công cụ mà không có sự can thiệp.
Theo cánh phân định các khía cạnh độc lập khác được trình bày trong những công
trình nghiên cứu của những tác giả Đặng Hữu Mẫn (2007), Vũ Thành Tự Anh
(2013)…, thì sự độc lập của NHTW được thể hiện trên những khía cạnh chính sau: (i)
độc lập về nhân sự, cơ cấu tổ chức và quản lý; (ii) độc lập về chính sách, và (iii) độc
lập về tài chính.
Độc lập về nhân sự, cơ cấu tổ chức, quản lý:
Khía cạnh đầu tiên của sự độc lập được thể hiện thông qua quyền hạn của Thống đốc
NHTW trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến nhân sự bên trong tổ chức của
mình như bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự, phân công nhiệm vụ và quyền hạn, chế
độ lương bổng và trợ cấp
Bên cạnh đó, nhiệm kỳ của thống đốc và các nhân sự chủ chốt của NHTW nếu lệch so
với nhiệm kỳ của Quốc hội và Chính phủ, thì mức độ lộc lập của NHTW cũng sẽ được
tăng cường. Đối với một số quốc gia, các vị trí chủ chốt khác của NHTW có chu kỳ
bầu/bổ nhiệm khác nhau, điều này vừa giúp cho công việc của NHTW được trôi chảy
và có tính kế thừa, vừa đảm bảo cho các thành viên được chỉ định bởi các nhiệm kỳ

Quốc hội hay Chính phủ khác nhau.
Độc lập về chính sách:
11

Khía cạnh độc lập về chính sách lại được chia ra làm hai mức cụ thể, bao gồm độc lập
trong việc quyết định các mục tiêu trung gian và độc lập trong việc lựa chọn các công
cụ chính sách. Lưu ý rằng ở hầu hết các quốc gia hiện nay, những mục tiêu cuối cùng
của chính sách tiền tệ hay NHTW như ổn định giá cả, ổn định hệ thống tài chính, ổn
định việc làm,… đều được quy định trong luật NHTW và do Quốc hội quyết định.
Việc quyết định mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ có sự khác biệt ở các quốc
gia khác nhau. Ví dụ như ở Úc và Anh thì mục tiêu này được quyết định do Bộ Tài
Chính cùng với NHTW, còn ở Mỹ hay EU thì mục tiêu này do NHTW quyết định
hoàn toàn. Cơ quan nào ra quyết định thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm giải trình
trước Quốc hội về chính sách và kết quả chính sách. Ví dụ nếu cả Bộ Tài chính và
NHTW cùng tham gia vào việc xác lập mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ thì
về nguyên tắc, hai tổ chức này phải cùng chịu trách nhiệm về việc giải trình này.
Sau khi đã xác định được mục tiêu trung gian thì ngay sau đó NHTW cần quyết định
các công cụ để thực hiện những mục tiêu đó. Các công cụ thường là lãi suất cơ bản
trên thị trường liên ngân hàng, mức tỷ giá trung bình (như Việt Nam là tỷ giá bình
quân liên ngân hàng) hay biên độ dao động tỷ giá.
Độc lập về tài chính
Khía cạnh thứ ba là khía cạnh độc lập về tài chính. Điều này được thể hiện đầu tiên ở
việc NHTW có quyền tự chủ quyết định phạm vi và mức độ tài trợ cho chi tiêu Chính
phủ trực tiếp hay gián tiếp bằng nguồn vốn tín dụng của mình hay không. Đây là một
cơ sở quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả.
Thứ hai, nó cũng thể hiện qua việc NHTW có nguồn tài chính đủ lớn để không phụ
thuộc vào sự cấp phát tài chính của Chính phủ, cụ thể là từ Bộ Tài chính. Lưu ý rằng
điều này không có nghĩa là NHTW có thể tùy tiện chi tiêu nhất là khi đa số các
NHTW đều có thặng dư từ hoạt động của mình. Trên thực tế ở nhiều quốc gia cũng
như Việt Nam, khoản thặng dư này thường phải chuyển vào ngân khố quốc gia.

Thứ ba, Thống đốc có quyền quyết định hầu hết các khoản chi tiêu của NHTW trong
khuôn khổ dự toán ngân sách đã được phê duyệt.
12

1.2.2. c lp ca NHTW
Để đo lường mức độ độc lập của NHTW và tìm kiếm mối liên hệ của nó với các chỉ
số vĩ mô quan trọng như lạm phát, tăng trưởng GDP, đầu tư …các nhà nghiên cứu đã
đo lường mức độc lập của NHTW trên cả ba khía cạnh nhân sự, chính sách, và tài
chính như đã trình bày ở phần 1.2.1. Trên thực tế, vì khái niệm độc lập của NHTW chỉ
có tính tương đối và đa chiều nên nhiều khi không thể đo lường một cách trực tiếp. Do
đó, các khía cạnh độc lập của NHTW sẽ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu gián
tiếp.
Có nhiều phương pháp đo lường mức độ độc lập của NHTW được sử dụng phổ biến.
Đầu tiên là thang đo của Bade và Parkin (1982) gồm 4 cấp độ đo lường cho 12 nước
dựa trên sự độc lập về mặt chính trị. Và sau đó vào năm 1988 Alesina đã bổ sung đo
lường thêm 4 nước khác dựa vào thang đo này. Độc lập về chính trị được định nghĩa
theo các tác giả này là liên quan đến mối quan hệ có tính thể chế giữa Chính phủ và
NHTW, về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm của các nhân sự cấp cao của NHTW bởi Thủ
tướng, hay khả năng chi phối về các mục tiêu và công cụ chính sách của các thành
viên Chính phủ trong NHTW.
Hiện nay, hai phương pháp đo lường tính độc lập của NHTW phổ biến nhất là do
Grilli, Masciandaro, and Tabellini (GTM) xây dựng năm 1991và do Cukierman đề
xuất năm 1992. GMT phân biệt khía cạnh độc lập về chính trị (quyền hạn của NHTW
trong việc xây dựng mục tiêu của chính sách tiền tệ) và độc lập về kinh tế (quyền hạn
của NHTW trong việc lựa chọn công cụ để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ).
Trong khi đó, Cukierman quan tâm về mức độ độc lập về việc bổ nhiệm thống đốc
NHTW, việc hình thành mục tiêu và chính sách của NHTW, và những giới hạn trong
việc NHTW cho chính phủ vay được quy định trong luật.
GMT  Grilli, Masciandaro, and Tabellini (1991) đánh giá mức độ độc lập của
NHTW trên hai phương diện: độc lập về chính trị và độc lập về kinh tế:

- Độc lập về chính trị là khả năng của NHTW trong việc lựa chọn mục tiêu cuối cùng
của chính sách tiền tệ. Sự độc lập về chính trị được đo lường theo tám chỉ tiêu bao
gồm:
13

1) Chính phủ không tham gia quá trình bổ nhiệm Thống đốc NHTW.
2) Chính phủ không tham gia quá trình bổ nhiệm thành viên của Hội đồng thống đốc.
3) Nhiệm kỳ của Thống đốc dài hơn 5 năm.
4) Nhiệm kỳ của các thành viên trong Hội đồng thống đốc dài hơn 5 năm.
5) Không bắt buộc có sự tham gia của đại diện Chính phủ trong Hội đồng thống đốc.
6) Chính sách tiền tệ không phải qua sự phê duyệt của Chính phủ.
7) NHTW được pháp luật cho phép coi ổn định tiền tệ là một mục tiêu cơ bản.
8) Tồn tại những quy định pháp luật tăng cường vị thế của NHTW trong trường hợp
có mâu thuẫn với Chính phủ.
- Độc lập về kinh tế đo lường sự tự chủ trong hoạt động của NHTW trên bảy chỉ tiêu
sau:
1) Không tồn tại thủ tục tự động cho phép Chính phủ vay tiền trực tiếp từ NHTW.
2) Tín dụng cho chính phủ (nếu có) phải theo lãi suất thị trường.
3) Tín dụng cho chính phủ (nếu có) phải có tính ngắn hạn.
4) Tín dụng cho chính phủ (nếu có) phải nằm trong hạn mức nhất định.
5) NHTW không tham gia thị trường sơ cấp đối với nợ của Chính phủ.
6) NHTW có trách nhiệm thiết lập lãi suất tái chiết khấu.
7) NHTW không có trách nhiệm giám sát ngành ngân hàng (hai điểm), hoặc chia sẻ
chức năng này với các cơ quan chức năng khác (một điểm).

Ch s CWN  Cukierman (1992) đề xuất phương pháp đo lường mức độ độc lập
của NHTW theo 16 chỉ tiêu như sau:
14

- Thống đốc NHTW: (i) Độ dài của nhiệm kỳ, (ii) Cơ quan được ủy quyền bổ nhiệm

thống đốc, (iii) Điều khoản bãi nhiệm thống đốc, và (iv) Khả năng giữ một vị trí khác
trong Chính phủ.
- Hình thành chính sách: (v) NHTW có chịu trách nhiệm xây dựng chính sách tiền tệ
hay không, (vi) Quy tắc liên quan đến việc giải quyết xung đột giữa NHTW và Chính
phủ, và (vii) Mức độ tham gia của NHTW trong việc xây dựng ngân sách của Chính
phủ.
- Mục tiêu của NHTW: (viii) Ổn định tiền tệ là một mục tiêu cơ bản của NHTW.
- Hạn chế đối với việc NHTW cho chính phủ vay: (ix) Tạm ứng trước và (x) Chứng
khoán hóa nợ của chính phủ, (xi) Chính phủ kiểm soát các điều khoản của khoản vay
(thời gian đáo hạn, lãi suất, và quy mô tín dụng), (xii) Độ rộng của những đối tượng
trong diện được phép vay từ NHTW, (xiii) Các loại ràng buộc (nếu có) đối với các
khoản vay từ NHTW, (xiv) Thời hạn của khoản vay từ NHTW, (xv) Những giới hạn
về lãi suất đối với các khoản vay từ NHTW, và (xvi) Việc ngăn cấm NHTW tham gia
thị trường nợ thứ cấp đối với các chứng khoán của Chính phủ.
IMF cũng đưa ra thang đo 4 mức độ về sự độc lập của NHTW ở các nước như sau:
Mức độ độc lập cao nhất là “Độc lập trong việc thiết lập mục tiêu”: ngân hàng trung
ương có quyền quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nếu như nó không được
thả nổi (Ví dụ như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ- FED được lựa chọn mục tiêu hoạt động
trong số các mục tiêu có thể xung đột với nhau là tuyển dụng nhân công và ổn định
giá cả).
Mức độ độc lập thứ hai là “Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động”: NHTW
được quyền quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá. Tuy nhiên không giống với
kiểu độc lập về mục tiêu, độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động là việc xây
dựng các chỉ tiêu của một mục tiêu chủ yếu đã được xác định rõ ràng trong Luật. Ví
dụ, Luật quy định mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả thì trong Điều lệ tổ
chức và hoạt động của ECB cũng quy định mục tiêu là ổn định giá cả và ECB được
quyết định chỉ tiêu hoạt động để hoàn thành mục tiêu đó.
15

Mức độ độc lập thứ ba là “Độc lập trong việc lựa chọn công cụ điều hành”: Chính phủ

hoặc Quốc hội quyết định mục tiêu và xây dựng chỉ tiêu chính sách tiền tệ, có sự bàn
bạc và thỏa thuận với NHTW. NHTW có trách nhiệm lựa chọn các công cụ chính sách
phù hợp ví dụ như hạn mức tín dụng, lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, chế
độ tỷ giá hối đoái,… để thực hiện mục tiêu đó.
Cuối cùng là “Mức độ độc lập bị hạn chế thậm chí không có”: Chính phủ sẽ quyết
định tất cả từ việc tạo ra chính sách (cả mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như là
can thiệp vào việc lựa chọn các công cụ để thực thi chính sách.
1.3. Lm phát
1.3.1. Khái nim v lm phát
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: “Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của
mức giá chung của hầu hết các hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế”.
Bên cạnh đó, giảm phát là khái niệm chỉ tình trạng mức giá chung của nền kinh tế
giảm xuống trong một thời gian nhất định. Khác với giảm lạm phát là tình trạng mức
giá chung của nền kinh tế tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn so với trước.
1.3.2. Phân loi lm phát
Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, có thể chia lạm phát thành 3 loại:
Lạm phát vừa (còn gọi là lạm phát dưới 1 con số): khi mà giá cả hàng hóa dịch
vụ tăng chậm, dưới 10%/năm, đồng tiền tương đối ổn định, nền kinh tế ổn định.
Lạm phát phi mã (còn gọi là lạm phát 2 con số hay 3 con số): khi giá cả hàng
hóa dịch vụ tăng từ 10% đến 999%.
Nếu lạm phát phi mã xảy ra, đặc biệt ở mức 3 con số một năm, chẳng hạn 400%,
700%; đồng tiền sẽ mất giá nhanh chóng, thị trường tài chính bất ổn, nền kinh tế bất
ổn. Khi lạm phát càng cao, chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng lớn. Người ta ví tiền
mặt trong thời kỳ này như những hòn than rực cháy, ai giữ tiền nhiều và càng lâu thì
càng bị thiệt hại.
Siêu lạm phát (lạm phát từ 4 con số trở lên): khi tỷ lệ lạm phát từ 1000%/năm
trở lên, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế bất ổn, cuộc sống ngày càng khó
khăn, mọi thứ đều trở nên khan hiếm trừ tiền giấy.
16


Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Đức bị tàn phá nặng nề, sản lượng hàng
hóa sản xuất giảm sút nghiêm trọng, nguồn thu ngân sách giảm mạnh, lại phải bồi
thường chiến phí cho các nước đồng minh thắng trận, ngân khố quốc gia cạn kiệt. Để
có tiền chi tiêu duy trì bộ máy, chính phủ Đức đã phát hành một lượng tiền rất lớn, và
kết quả là giá cả hàng hóa tăng một cách chóng mặt. Ví dụ: Giá một tờ nhật báo vào
tháng 1 năm 1921 là 0,3 Mác, đến tháng 11 năm 1923 là 70 triệu Mác! Giá một ly bia
là bốn tỷ Mác, giá một ổ bánh mỳ là 3 tỷ Mác! Chính phủ phải mua thêm nhiều máy
in tiền, nhwng khối lượng tiền tăng lên vẫn chậm hơn tốc độ tăng giá. Đến mức vào
cuối giai đoạn siêu lạm phát, họ phải lấy những đồng tiền trong kho chưa phát hành
đóng thêm vào vài con số zero để phát hành. Tiền không còn thức hiện các chức năng
vốn có của nó. Thị trường tài chính gần như tê liệt. Để đảm bảo mức sống cho cán bộ
công nhân viên chức, chính phủ Đức đã phát lương 2 lần/ngày. Người dân chỉ giữ một
lượng tối thiểu để chi tiêu hằng ngày, mọi khoản tiền chưa tiêu dùng đều gửi hết vào
ngân hàng. Người dân đã mất rất nhiều thời gian để lui tới ngân hàng.
Như vậy, do tài trợ cho chi tiêu ngân sách bằng cách in tiền đã gây ra tình trạng siêu
lạm phát ở Đức giai đoạn 1921 – 1923.
1.3.3. 
Có 3 nguyên nhân chính gây ra lạm phát:
Lạm phát do cầu (còn gọi là lạm phát do cầu kéo): xuất phát từ gia tăng của
tổng cầu, có thể do khu vực tư nhân lạc quan về tình hình kinh tế, nên tiêu dùng và
đầu tư tăng lên, do chính phủ tăng chi tiêu, NHTW tăng cung tiền hay người nước
ngoài mua hàng hóa và dịch vụ trong nước.
Lạm phát do cung (còn gọi lạm phát do chi phí đẩy): xuất phát từ sự sụt giảm
của tổng cung, khi mà chi phí sản xuất của nền kinh tế tăng lên do tiền lương tăng
trong khi năng suất lao động không đổi, thuế tăng lãi suất tăng, thiên tai mất mùa
chiến tranh…, giá các nguyên vật liệu chính tăng cao.
Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ: những nhà kinh tế thuộc trường phái tiền
tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra.
1.3.4. ng lm phát
17


Mức độ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm
gia tăng trong mức giá chung của kỳ này so với kỳ trước.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm được tính theo công thức:
 
    
  

Thông thường, có ba loại chỉ số giá được dùng để tính tỷ lệ lạm phát bao gồm: chỉ số
giá hàng tiêu dùng (CPI), chỉ số giá hàng sản xuất (PPI), chỉ số giảm phát theo GDP
(Id).
1.4. Tng quan các nghiên c mi quan h gic lp ca
NHTW và lm phát
1.4.1. Các nghiên cu trong c
Đã tồn tại nhiều những nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự độc lập NHNN Việt Nam
với tỷ lệ lạm phát. Bài viết của Lê Xuân Nghĩa (2006) cho thấy NHNN Việt Nam có
mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính Phủ. Đây là
nguyên nhân làm hạn chế tính hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong mục tiêu
ổn định giá trị đồng tiền. Vì vậy, nâng cao tính độc lập của NHNN là một trong những
điều kiện tiên quyết để nâng cao một cách căn bản hiệu quả hoạt động của NHTW.
Theo đó, luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng cần phải sớm sửa đổi để thể chế hóa
tính độc lập của NHTW.
Bài nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn (2007) trình bày về mục tiêu hàng đầu của NHTW
là ổn định giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, duy trì mức lạm phát thấp và hợp lý
trong một khoảng thời gian dài là dấu hiệu cho sự hoạt động hiệu quả một NHTW.
Bài viết không xem xét toàn bộ những nội dung trong tính độc lập của NHTW, thay
vào đó, tác giả chỉ nghiên cứu để tiếp cận vấn đề này ở mức độ sơ lược và cơ bản nhất
với mục đích phát hiện ra những vấn đề chính trong tính độc lập của NHTW, từ đó
chứng minh được vai trò của nó đối với sự ổn định giá của một quốc gia thông qua
một minh chứng điển hình nhất. Tác giả cũng đưa ra một số đề xuất như là một tiếng

nói đóng góp thêm vào nhiệm vụ ổn định giá cả ở Việt Nam hiện nay.
Bài nghiên cứu của Vũ Thành Tự Anh (2013) nêu lên mối quan hệ giữa mức độ độc
lập của NHTW và một số chỉ số vĩ mô, đồng thời đưa ra một số mô hình NHTW ở các

×