Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học phật giáo nguyên thuỷ trong thanh tịnh đạo luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.84 KB, 82 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, cũng như các trường phái triết
học khác lúc đó, Phật giáo, một trong những trường phái triết học - tôn
giáo, đã đưa ra những lý giải về nguồn gốc, bản chất và giá trị đời sống tâm
linh của con người, và cách thức giải thoát con người khỏi những nỗi khổ
mà con người vẫn hàng ngày phải gánh chịu. Giải thoát là mục đích và là
vấn đề trung tâm của Phật giáo, như Đức Phật khẳng định: “Biển lớn chỉ có
một vị, đó là vị mặn. Cũng vậy…pháp và luật này chỉ có một vị, đó là vị
giải thoát”[18, tr28]. Có thể nói triết lý của Phật giáo là triết lý về cuộc
sống, về đạo sống của con người. Dù có chỗ Đức Phật cho rằng vấn đề thế
giới quan “không có ích lợi, không phục vụ đời sống phạm hạnh, không
đưa đến yếm ly, ly tham, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn” [18, tr280]
nên không cần bàn nhiều. Song để giải quyết vấn đề nhân sinh một cách hệ
thống, Phật giáo không thể không dựa trên những vấn đề có tính nguyên lý
phổ quát. Vì vậy trong giáo lý Phật giáo đã hàm chứa các nội dung cơ bản
của triết học như các quan điểm về vũ trụ, nhân sinh, nhận thức…và chúng
thể hiện một cách hệ thống qua triết lý vô ngã, vô thường, nhân duyên,
được cụ thể hóa trong giáo lý Tứ Diệu Đế, Bát Chính Đạo, thập nhị nhân
duyên với trình độ tư duy lôgic và biện chứng sâu sắc và với tinh thần "từ,
bi, hỉ, xả", bao dung, hòa hiếu, bình đẳng tôn giáo nên trải qua bao thế kỷ
với bao thăng trầm, Phật giáo vẫn được đông đảo các tầng lớp nhân dân ở
nhiều quốc gia trên thế giới đón nhận, và phát triển. Ra đời từ thế kỷ VI
TCN, Phật giáo đã có không ít thay đổi cả về giáo lý và hình thức trong quá
trình du nhập và tiếp biến ở mỗi nơi nó đến, đặc biệt trong cuộc sống hiện
đại ngày nay, Phật giáo đang có những biến đổi tích cực hướng con người
đến những giá trị hiện đại tốt đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những
1
cải biến không theo tinh thần nhân văn trong giáo lý của đức Phật mà theo
hướng mê tín dị đoan đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tín
ngưỡng. Trước tình hình đó, việc trở lại với giáo lý gốc Nguyên thủy để


thấy được giá trị nguyên sơ của nó, lấy đó làm cơ sở khách quan hơn, nhằm
đánh giá những biến thái tiêu cực, bảo tồn những giá trị tích cực, là vấn đề
đang được các học giả ở cả phương đông và phương tây quan tâm nghiên cứu.
Trong hệ thống giáo lý Phật giáo Nguyên thủy, một trong những
cuốn sách được đánh giá cao là Thanh Tịnh Đạo Luận (từ đây sẽ viết tắt là
TTĐL) do Buddhaghosa (tên chuyển nghĩa sang tiếng Việt là Phật Âm),
một vị thượng tọa nổi tiếng của Phật giáo Nam tông (Theravada), trước tác
vào khoảng thế kỷ V SCN. Ông là luận sư tiêu biểu của phái Thượng tọa
bộ, một phái Phật giáo còn lưu giữ được những giáo lý Nguyên thủy nhất
đến ngày nay. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của Phật giáo
Nam tông, được coi như hệ thống triết lý của Phật giáo Nguyên thuỷ với
hầu hết các vấn đề về vũ trụ quan, nhân sinh quan, nhận thức luận bao gồm
cả những tiến bộ và hạn chế của Phật giáo Nguyên thủy trong tính lịch sử
cụ thể của nó.
TTĐL là một bộ luận, mà trong đó ta có thể thấy được những minh
họa cụ thể cho giáo lý của đức Phật thời đó cùng những lời bình luận, chú
giải sâu sắc của Buddhaghosa. Vì vậy tác phẩm còn là tư liệu quý giá cho
việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ thời kỳ Nguyên thủy.
Tác phẩm còn được đánh giá là bách khoa toàn thư của Phật giáo Nam
tông, là giáo trình cơ bản mà bất cứ ai nghiên cứu Phật học cũng cần tìm
hiểu. Một vị Thượng tọa đã khẳng định rằng, “một người chưa am tường
Thanh Tịnh Đạo mà nói rằng mình đã biết tư tưởng Phật giáo Nguyên thuỷ
thì việc đó đáng cho chúng ta đặt một câu hỏi lớn”.[20]
2
Trước một kho tàng tri thức đồ sộ mênh mông của Phật giáo, Luận văn
chọn TTĐL với tư cách là một tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu của Phật giáo
Nguyên thuỷ để nghiên cứu và hi vọng khái quát được những nội dung tư
tưởng triết học sâu sắc của Phật giáo Nguyên thủy trong đó, nhằm có được
một hệ thống lịch sử tư tưởng triết học liên tục của Phật giáo từ thời kỳ
Nguyên thủy. Với những lý do đó, luận văn chọn “Buddhaghosa và một số

tư tưởng triết học Phật giáo Nguyên thuỷ trong Thanh Tịnh Đạo Luận” làm
đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
TTĐL là một bộ luận xuất sắc của Buddhaghosa trong kho tàng triết
học Phật giáo nguyên thuỷ, có ảnh hưởng không nhỏ đến giới Phật tử cả
phái Tiểu thừa và Đại thừa cũng như với các nhà nghiên cứu Phật học. Tuy
nhiên hiện nay tư liệu về cuộc đời tác giả cũng như các công trình nghiên
cứu về tác phẩm này còn tản mạn.
Về cuộc đời và sự nghiệp của Buddhaghosa hiện nay cũng có một
số tư liệu đề cập, song tiêu biểu và đáng tin cậy là tác giả Bimala Charan
Law với cuốn Trưởng Lão Buddhaghosa- Nhà chú giải kinh điển Pàli (Tì
Khưu Siêu Minh dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nxb Tôn giáo,
Hà Nội 2005) Cuốn sách đã giới thiệu khá đầy đủ về toàn bộ cuộc đời
Buddhaghosa, thân thế và sự nghiệp của ông, quá trình ông giác ngộ Phật
giáo, sang Tích lan truyền đạo và chú giải Kinh điển Pa li. Tác giả B. Law
cũng đã giới thiệu những công trình nghiên cứu của Buddhaghosa, đặc biệt
tác phẩm TTĐL đồng thời chỉ ra đóng góp của Buddhaghosa đối với Phật
giáo nói chung và Tiểu thừa Phật giáo nói riêng. Tác giả James Gray với
Buddhaghosuppatti (Cuộc đời Buddhaghosa) (Tì khưu Indaca dịch,
Wedsite BuddhaSasana). Tác phẩm do học giả James Gray sao lục và hiệu
3
đính dựa vào các tài liệu tìm thấy ở Miến Điện đã giới thiệu một số tư liệu
về cuộc đời của ngài Buddhaghosa như: sự xuất gia và học tập Tam Tạng
lúc còn nhỏ tuổi, việc thọ tỳ khưu giới, nguyên do của việc đi đến hòn đảo
Lanka (Tích Lan), quá trình thực hiện tác phẩm Visuddhimagga (Thanh
tịnh đạo luận). Tuy nhiên, trong tác phẩm một số tư liệu không được chính
xác nếu so sánh với các dữ kiện đã được các nhà học giả đương thời xác
định cũng như còn nhiều chi tiết mang tính hư cấu.
Ngoài ra trong các tài liệu lịch sử như: Trung tâm tư liệu Phật học,
Lịch sử Phật giáo thế giới, tập 2, (Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp,

HN 1992); Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn Độ,
(Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh, 1995); Pháp sư Thánh Nghiêm,
Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, (Nxb Phương Đông, Tp HCM, 2008); Pháp sư
Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Thế giới, (Nxb KHXH, HN, 2008);
2500 năm Phật giáo,(Nxb Văn hoá thông tin, HN, 2002)…cũng đề cập đến
Buddaghosa với tư cách là vị luận sư xuất sắc của Phật giáo Nam tông,
người đã có công lao to lớn trong việc chú giải, gìn giữ và phát triển kinh
điển Tam tạng Pa li.
Về Thanh tịnh đạo luận và tư tưởng triết học Phật giáo nguyên
thủy trong Thanh tịnh đạo luận cũng đã có những thành tựu ở nhiều góc
độ nghiên cứu:
TTĐL được nghiên cứu, đánh giá từ góc độ Thiền như Maha
Thera Henepola Gunarcitana với Con đường thiền chỉ và thiền quán,
(Nxb VHSG, Tp HCM, 2006) giới thiệu pháp thiền của Phật giáo nguyên
thủy với thứ bậc tuần tự gồm bảy bước thiền. Tác giả đã phân tích quan
điểm của Buddhaghosa về Thất tịnh, đặc biệt năm bước tu tuệ nhằm nhấn
mạnh tu tuệ là cái đích cuối cùng trên con đường đạt đến giải thoát. Thích
4
Minh Châu với Hành thiền- một nếp sống lành mạnh trong sáng - một
phương pháp giáo dục hướng thượng, (Nxb Tôn giáo, HN, 2002) giới
thiệu pháp Thiền Nguyên thủy của Ðức Phật, pháp môn giác ngộ và giải
thoát qua Giới - Ðịnh -Tuệ. Thượng toạ Thích Giác Đẳng với Thất tịnh
qua bài kinh trạm xe (website www.Dieuphap.com) đã giới thiệu TTĐL
như là cuốn cẩm nang quý giá mà các nhà tu hành cần phải có, chỉ rõ tác
phẩm là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp tu tập và giáo lý
nguyên thủy, đặc biệt bảy bậc tu quan trọng để đạt đến giải thoát, niết bàn.
Tiếp cận tác phẩm từ góc độ triết lý có Thích Nữ Trí Hải với Từ
nguồn diệu pháp (Nxb Tôn giáo, HN, 2007), giới thiệu con đường thoát
khổ mà đức Phật đã dạy thông qua thuyết Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Ngũ
uẩn, Nghiệp báo, Luân hồi, Duyên khởi, Vô ngã, Niệm xứ. Edward Conze

với Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ (Hạnh Viên dịch, Nxb Phương Đông, Tp
HCM, 2007) đã tái hiện lại toàn bộ dòng phát triển tư tưởng Phật Giáo của
hầu hết các tông phái ở Ấn Độ, trải qua ba giai kỳ phát triển triết học với
sự phân tích, nhận định sâu sắc của tác giả Kimura Taiken với Tiểu
thừa Phật giáo tư tưởng luận, t2 (Thích Quảng Độ dịch, Nxb, Khuông
Việt, 1971) phân tích cách giải thích của Buddhaghosa về lý Duyên khởi,
về thập nhị nhân nhân duyên trong TTĐL, lấy đó làm cơ sở để so sánh với
quan điểm Nhân duyên trong A tỳ đạt ma luận thư và trong quan điểm của
Bắc tông. Nhìn chung nội dung trong TTĐL đã được dùng để thuyết minh,
minh họa trong các công trình trên cũng như nhiều công trình nghiên cứu
về Phật giáo, song đây vẫn là một chủ đề chưa được khai thác đầy đủ.
Về tư tưởng triết học Phật giáo nguyên thủy được tác giả luận
văn tìm hiểu nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu tư tưởng triết học Phật
giáo nguyên thủy trong TTĐL, cũng có nhiều công trình nghiên cứu có giá
trị, tiêu biểu là Kimura Taiken với Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận
5
(Thích Quảng Độ dịch, Khuông Việt, 1971) đã giới thiệu toàn bộ tư tưởng
triết học Phật giáo nguyên thủy với những vấn đề cơ bản nhất như vũ trụ
luận, nhân sinh quan, nhận thức luận Phật giáo. Kimura Taiken với Tiểu
thừa Phật giáo tư tưởng luận, (t1, Thích Quảng Độ dịch, Tu thư đại học
Vạn Hạnh, 1969; t2, Thích Quảng Độ dịch, Khuông Việt, 1971), trình bày
tư tưởng triết học của Phật giáo Tiểu thừa trong sự so sánh với tư tưởng
triết học trong kinh Veda, Upanishad, Tân Bà la môn giáo, đặc biệt so sánh
với tư tưởng Phật giáo nguyên thủy, qua đó người đọc thấy được sự kế
thừa của Phật giáo Tiểu thừa đối với Phật giáo nguyên thủy, những đóng
góp của Tiểu thừa đối với sự phát triển của Phật giáo. Lê Văn Quán với
Bước đầu tìm hiểu giá trị nhân sinh của Phật giáo (Nghiên cứu Phật học,
2- 1998) cũng đã trình bày giá trị của Phật giáo được thể hiện sâu xa trong
các thuyết: Tứ diệu đế, nhân quả, vô ngã, vô thường. Cuốn Phật học khái
lược của Lưu Vô Tâm (Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nxb.

Tôn giáo, 2002) giới thiệu cho người đọc thấy được những nét cơ bản nhất
về nguồn gốc, kết cấu, nội dung cơ bản của đạo Phật, đặc biệt là thuyết Tứ
diệu đế, thuyết nhân quả, thuyết luân hồi, thuyết vô ngã… chứa đựng sâu
sắc giá trị Phật giáo.
Bên cạnh những công trình khoa học trên, còn nhiều bài viết, luận
văn trên các tạp chí và website đề cập đến vấn đề mà luận văn quan tâm
nghiên cứu như Hoàng Thị Thơ, “Vấn đề con người trong đạo Phật” (Tạp
chí triết học, số 6 năm 2000, tr.41- 44); Hoàng Thị Thơ, “ Một số vấn đề
Phật giáo Tiền- Đại thừa Ấn Độ” (Tạp chí Khuông Việt, số 4, tháng 11
năm 2008, tr31-37); Thích Thanh Quyết, “Sự phân phái của triết học thời
kỳ đầu- Triết học bộ phái” (Tạp chí Khuông Việt, số 3, tháng 8 năm 2008,
tr16-23; Tạp chí Khuông Việt, số 4, tháng 11 năm 2008, tr 23-25); Thích
6
Nhất Hạnh, “Đạo Phật con đường thực nghiệm tâm linh” (website
www.daophatngaynay.com); Thích Nữ Thuần Chánh, “Giáo dục phật
giáo qua Thanh Tịnh đạo”(Luận văn,website www.quangduc.com)
Như vậy, nghiên cứu về tư tưởng triết học Phật giáo là một lĩnh vực
không xa lạ và mới mẻ, nhiều học giả cũng đã đề cập tới TTĐL và lấy dẫn
chứng từ TTĐL. Song chủ yếu khai thác tác phẩm ở khía cạnh phương pháp
tu tập thông qua Giới- Định- Tuệ. Vấn đề tư tưởng và giá trị triết học, nhất
là tư tưởng triết học Phật giáo Nguyên thủy trong TTĐL tuy đã được đề cập
đến nhưng còn tản mạn và ít ỏi. Chính vì vậy, người viết đi sâu nghiên cứu
về những tư tưởng triết học với mong muốn khái quát toàn bộ tư tưởng triết
học Phật giáo nguyên thuỷ, qua đó thấy được nét độc đáo và tính nhân văn
sâu sắc của triết lý Phật giáo thể hiện trong tác phẩm.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Luận văn khái quát một số tư tưởng triết học của Phật giáo
Nguyên thủy trong TTĐL để làm nổi bật triết lý tốt đẹp của Phật giáo thể
hiện trong tác phẩm.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ triển khai các nhiệm vụ sau:

+ Khái quát về Buddhaghosa - con người và những trước tác của ông.
+ Khái quát đồng thời phân tích, làm rõ một số nội dung triết học
Phật giáo nguyên thuỷ trong tác phẩm TTĐL.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
- Cơ sở lý luận: Để nghiên cứu TTĐL người viết dựa trên cơ sở lý
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử triết học, tư tưởng
cũng như lý luận của Đảng về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng,
những nghiên cứu và tư liệu về triết học Ấn độ cổ đại cũng như triết học
7
Phật giáo Nguyên thuỷ, đặc biệt là những thành tựu về Buddhagosa và tác
phẩm TTĐL của ông.
- Phương pháp luận: Người viết sử dụng phương pháp biện chứng
duy vật lịch sử, phương pháp phân tích- tổng hợp, so sánh, đối chiếu, kết
hợp với phương pháp sử học, thông diễn học để thực hiện mục đích và
nhiệm vụ đã đặt ra.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một số tư tưởng triết
học Phật giáo Nguyên thủy của Buddhagosa trong tác phẩm TTĐL của ông.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào TTĐL với tư cách là
tác phẩm điển hình của Buddhagosa và của Phật giáo Nguyên thủy.
6. Đóng góp của luận văn
- Đóng góp về lý luận: Luận văn góp phần khái quát một số tư tưởng
triết học của Phật giáo nguyên thuỷ qua nghiên cứu tư tưởng của
Buddhagosa – một đại diện nổi tiếng của Phật giáo Nam tông (Theravada)
qua tác phẩm TTĐL của ông
- Đóng góp về thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
sinh viên nghiên cứu về Buddhagosa và tác phẩm TTĐL của ông cũng như
tư tưởng triết học Phật giáo Nguyên thuỷ nói riêng và lịch sử tư tưởng Phật
giáo nói chung.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương 5 tiết.
8
CHƯƠNG 1
BUDDHAGHOSA VÀ THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
1.1. Khái quát về cuộc đời và trước tác của Budhhaghosa
1.1.1. Bối cảnh xã hội thời Buddhaghosa
Buddhaghosa sinh vào khoảng thế kỷ V SCN tại Ấn Độ khi xã hội
Ấn Độ đang có những biến đổi to lớn. Dưới triều đại vua Gupta (320-480)
Ấn Độ trải qua một thời kỳ dài thái bình, thịnh trị, kinh tế phát triển cả về
nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, đặc biệt phát triển thương mại
với nước ngoài [21]. Triều đại của vua Samudra Gupta (335-375) đánh dấu
một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử Ấn Độ. Dưới triều đại này lãnh
thổ Ấn Độ được mở rộng thêm từ lưu vực sông Hằng đến Tây, Trung và
Đông Ấn, đến tận Tích Lan (Sri Lanka) [39]. Triều đại Gupta cũng rất quan
tâm đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Chế độ phân biệt đẳng
cấp không còn khắc nghiệt như thời kỳ trước, nhờ vậy người dân được
sống một cuộc sống khá thoải mái và hưởng những tiêu chuẩn tốt đẹp của
cuộc sống.[22]
Trong lĩnh vực tôn giáo, các vị vua ở triều đại Gupta tuy đề cao đạo
Bà La Môn song cũng tiếp thu thêm tinh thần khoan dung tôn giáo của Phật
giáo, và họ đều có tinh thần tôn trọng tự do tín ngưỡng của các tín đồ tôn
giáo khác. Điều kiện kinh tế - xã hội như vậy đã tạo thuận lợi cho nhiều tôn
giáo phát triển như Kỳ Na giáo (Jainism), Mật tông giáo (kriyatatra) [1].
Trong bối cảnh chung ấy, Phật giáo cũng có những biến đổi sâu sắc. Đặc
biệt cuộc kết tập kinh điển lần thứ tư đã được tổ chức trong thời kỳ này và
đã đạt được một số thống nhất trong giáo lý gốc, tạo điều kiện cho tăng
9
đoàn phát triển mạnh và rộng khắp, đồng thời có sự phân chia thành nhiều
bộ phái trên cơ sở tranh luận cởi mở về ý nghĩa tư tưởng của giáo lý gốc.

Sau khi Đức Phật giác ngộ, giáo đoàn tỳ khưu (tăng già) đầu tiên
được thành lập dưới sự truyền đạo của chính đức Phật. Trong suốt 45 năm
giáo đoàn Phật giáo ở Ấn Độ đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, giáo lý
giải thoát được nhiều người biết đến và tu tập. Đây cũng là thời kỳ có nhiều
biến động về chính trị, xã hội và có ảnh hưởng không nhỏ đến tăng đoàn
Phật giáo, cả ở những nơi Phật giáo phát triển chưa vững mạnh. Nội bộ
Phật giáo cũng bắt đầu có nhu cầu kết tập kinh điển để thống nhất lại toàn
bộ tinh thần của giáo lý gốc. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân trực
tiếp là trong lớp tăng sĩ trẻ bắt đầu xuất hiện nhu cầu sửa đổi giới luật và
lối sinh hoạt của tu sĩ để phù hợp với từng điều kiện địa phương, song các
trưởng lão (tăng sĩ bề trên: thera) không đồng ý, nên đã dẫn tới những tranh
luận và mâu thuẫn trong nội bộ tăng đoàn. Trước tình hình đó, sau khi Đức
Phật nhập diệt bảy ngày một hội nghị được tổ chức tại Rajagaha dưới sự
chủ trì của ngài Tôn giả Ca Diếp (Mahakasyapa) với năm trăm vị hòa
thượng tham dự nhằm sưu tập và xác thực những lời Phật dạy. [35, tr50].
Đây là cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất trong lịch sử Phật giáo. Có thể
thấy từ đây đã có mầm mống bất đồng về nhận thức giáo lý, song sự bất
đồng chưa đủ sâu sắc để dẫn tới sự phân chia thành bộ phái, nhánh phái
trong nội bộ Phật giáo.
Cuộc kết tập lần thứ hai vào khoảng một trăm năm sau khi đức Phật
nhập diệt [35, tr83]. Đây là thời kỳ đã có sự tranh luận gay gắt về giáo lý
và phân chia bộ phái trong nội bộ tăng đoàn Phật giáo, đồng thời là giai
đoạn trung gian quan trọng, quá độ chuyển từ thời kỳ Phật giáo Nguyên
thủy sang Phật giáo Đại thừa. Thời kỳ này Phật giáo Nguyên thủy có sự
10
phát triển mạnh về số lượng tăng sĩ, và trình độ nhận thức của họ bắt đầu
chín muồi, nẩy sinh nhu cầu phải tổng hợp, thống nhất và hệ thống hóa
kinh điển cũng như các cách giải thích kinh điển gốc. Tuy nhiên, nguyên
nhân chính của Đại hội kết tập lần thứ hai tại Vaisaly vẫn là tranh luận về
luật chế của Tăng đoàn, đó là về "thập sự phi pháp" (mười việc phi pháp).

Kết quả là Đại hội quyết định giữ nguyên mười giới luật căn bản mà không
sửa đổi, nên một số tu sĩ trẻ không hài lòng và bắt đầu nảy sinh khuynh
hướng ly khai, dẫn đến sự phân chia đầu tiên trong tăng đoàn thành hai bộ
phái: Trưởng Lão/Thượng Tọa Bộ (Sthaviravada) gồm các tu sĩ bề trên có
khuynh hướng bảo thủ, và Đại Chúng Bộ (Mahasanghika) gồm các tu sĩ trẻ
có khuynh hướng cải cách. Như vậy, Đại hội kết tập lần thứ hai cũng chỉ
thảo luận những vấn đề liên quan với giới luật chứ chưa có sự tranh luận về
giáo pháp. Tuy đã có sự phân chia bộ phái nhưng về giáo nghĩa và giáo
đoàn vẫn chưa xảy ra hiện tượng phân lập nổi bật nào. Song đó là những
tiền đề chuẩn bị cho Đại hội kết tập lần thứ ba.
Cuộc kết tập lần thứ ba được tổ chức vào thế kỷ III TCN, tức khoảng
200 trăm năm sau khi đức Phật nhập diệt, dưới sự bảo trợ của hoàng đế Asoka
[35, tr89, 97]. Trong đại hội kỳ này, sự tranh luận diễn ra không chỉ về vấn đề
giới luật mà cả về giáo pháp. Cuối đại hội, ngài Mộc liên Tu đế (Moggaliputta
Tissa) - người chủ tọa của Đại hội - đã biên soạn cuốn Những điểm dị biệt
(Kathavatthu) trên cơ sở lập trường bảo vệ giáo pháp gốc của phái Trưởng lão
(Theravada) để bác bỏ luận thuyết của một số bộ phái lúc đó cho rằng giáo
pháp không còn thích hợp, và nó đã được Đại hội đồng chấp thuận và bảo vệ.
Luận Tạng (Abhidhamma), thường được gọi là A Tỳ Đàm hay Vi Diệu Pháp
cũng được kết tập trong đại hội lần này. Về nguyên nhân của Đại hội kết tập
lần này, nhận định của Phật giáo Nam tông và Bắc tông không nhất trí với
11
nhau. Nam tông cho rằng Đại hội được tổ chức nhằm giải quyết tranh tụng
của tăng sĩ theo nhóm "tặc trú tỳ kheo"
1
. Còn Bắc tông lại cho rằng nguyên do
là từ cuộc tranh luận về "Ngũ sự"
2
.
Cuộc kết tập lần thứ tư tổ chức tại Tích Lan khoảng 600 năm sau khi

đức Phật nhập diệt [35, tr138 ] nhằm thống nhất giáo nghĩa của mọi bộ phái
trên tinh thần của Thượng Tọa Bộ (Gốc của Nam tông Phật giáo
(Theravada). Tại Đại hội này, lần đầu tiên Tam tạng kinh được viết thành
văn bản Pali. Cũng trong thời kỳ này, một số bộ luận của các luận sư nổi
tiếng đã ra đời và trở thành Cương yếu Phật học, đặc biệt là bộ TTĐL
(Visuddhimagga) của Buddhaghosa (tiếng Việt là Phật Âm).
Đại hội kết tập kinh điển lần thứ tư cũng chính là sự ghi nhận giai
đoạn phát triển giáo đoàn Phật giáo từ Nguyên thủy đến phân hóa thành bộ
phái chuẩn bị cho sự phân chia sâu sắc hơn thành hai nhánh Tiểu thừa và
Đại thừa. Hai bộ phái, Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ, là sự phân chia đầu
tiên trong nội bộ tăng đoàn Phật giáo Nguyên thủy. Từ đó, Đại chúng bộ
phân thành tám chi phái, và Thượng Tọa bộ phân thành mười phái (khoảng
ba trăm đến bốn trăm năm sau khi Phật nhập diệt), tổng số là hai mươi bộ
phái như sau:
Thượng tọa bộ gồm:
1. Tuyết sơn bộ (Haima-vàtàh)
2. Thuyết nhất thiết hữu bộ ( Saivàstivàdàh)
3. Độc tử bộ (Vàtsìputriỳah)
1
Những người ngoại đạo giả làm tỳ kheo, trà trộn vào trong Tăng Đoàn để làm bại hoại giới luật của Phật
Giáo, họ sửa đổi Tam Tạng kinh điển, không tuân thủ giới luật, và giáo lý của Đức Phật nên bị
gọi là “tặc trú Tỳ Kheo.”
2
Năm điều về phẩm tính của vị La Hán: La hán cũng có bất tinh lậu xuất; La hán cũng có vô tri;La hán
cũng còn do dự; La hán cũng còn nhờ người khác để nhập đạo; La hán phải nhờ tiếng khổ mới thấy được
đạo. Xem Kimura Taiken, Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận, sđd, t1, tr103.
12
4. Pháp thượng bộ (Dharmottariỳah)
5. Hiền trụ bộ ( Dhadryànìyaha)
6. Chính lượng bộ ( Sammitiyàh)

7. Mật lâm sơn bộ ( Sandagirikàh)
8. Hóa địa bộ ( Mahìsàsakàh)
9. Pháp tạng bộ ( Dharmaguptakàh)
10.Ẩm quang bộ (Kàsyapiỳah)
11.Lượng bộ (Sautràntikàh)
Đại chúng bộ gồm:
1. Đại chúng bộ (Mahàsamghikàh)
2. Nhất thuyết hữu bộ (Ekavyavahàrikàh)
3. Thuyết xuất thế bộ (Lokottaravàdinàh)
4. Kê dân bộ ( Kaukkutikàh)
5. Đa văn bộ ( Bàhusrutìyàh)
6. Thuyết giả bộ (Prajnàptivàdinàh)
7. Chế đa sơn bộ (Caityasailàh)
8. Tây sơn trụ bộ (Aparasailàh)
9. Bắc sơn trụ bộ (Uttarasailàh) [35, tr105]
Cuối thế kỷ thứ I sau CN, Phật giáo tại Ấn Độ có sự phân chia thành
Tiểu thừa (Hinayana) và Đại thừa (Mahayana). Phật giáo Đại thừa là sự
phát triển kế tiếp một khuynh hướng của Phật giáo bộ phái theo hướng
canh tân tôn giáo trên cơ sở kết hợp Phật giáo với văn hóa bản địa, văn hóa
của tộc người Đạt La Duy trà ở miền Nam Ấn Độ và văn hóa của người Hi
Lạp và Ba Tư ở bắc Ấn Độ [52]. Điểm đặc biệt khác với Phật giáo Tiểu
thừa là Phật giáo Đại thừa chủ trương canh tân nhằm mục đích giải thoát
cho nhiều người. Sự phân phái là biểu hiện những đòi hỏi mới của thực tiễn
mà Phật giáo Nguyên thủy không còn đáp ứng được. Tuy nhiên có những ý
13
kiến khác nhau về thực tiễn tôn giáo mới đó. Theo Phật giáo Nam tông, đó
là do sự bất đồng ý kiến về giới luật giữa phái truyền thống bảo thủ và phái
tự do cấp tiến; quan điểm khác cho rằng do bất đồng ý kiến về tư cách của
La Hán, tuy nhiên quan điểm về sự bất đồng giới luật được nhiều người
chấp nhận hơn cả [62, tr25-27]. Xét một cách bao quát, sự phân Đại thừa,

Tiểu thừa trong Phật giáo còn xuất phát từ lịch sử quá trình luận giải khế
kinh rất lâu dài, phức tạp và đa dạng, về đại thể có thể chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn đầu chủ yếu là chỉnh lý các quan niệm về tu dưỡng trong
khế kinh và giải thích một số vấn đề giới luật cơ bản. Lúc này các bộ luận
chưa độc lập tách khỏi khế kinh.
- Giai đoạn hai, thực tiễn Phật giáo ngày càng phát triển, đòi hỏi
những cách giải thích khế kinh phù hợp với tình hình mới. Nhiệm vụ của
các A tỳ đạt ma luận thư (Abhidharma) thời kỳ này không chỉ dừng lại ở
giải thích, tranh luận về giáo lý của đức Phật (khế kinh) mà còn xây dựng
lý luận thần học để bảo vệ khế kinh. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải chú trọng
khai thác triết lý sâu xa của khế kinh từ góc độ bản thể luận, nhận thức luận
và giải thoát luận, đó cũng là nguyên nhân hình thành nên các bộ Luận thư
(Abhidharma). Vì vậy, đặc điểm của các Luận thư thời kỳ này là không
bám vào những câu kinh như thời kỳ trước, mà lấy các đề mục của khế
kinh làm chủ, rồi phân tích, phân loại vấn đề Phật học và triết học theo các
đề mục đó.
- Giai đoạn ba, Luận thư phát triển mạnh và đã có vị trí độc lập,
thậm chí có những chủ đề thoát ly và xa rời khế kinh, đề cập đến các vấn
đề nhân sinh, vũ trụ. Đặc trưng nổi bật của các Luận thư giai đoạn ba là
khai thác, triển khai triết lý sâu xa của khế kinh và đưa ra phương pháp
14
phân tích, hệ thống hóa. Tư tưởng triết học, thần học của Phật giáo trong
Luận thư được xây dựng một cách hệ thống trên tinh thần phê phán và theo
từng vấn đề mà mỗi bộ phái đã lựa chọn. Hai phái Thượng tọa bộ và Đại
chúng bộ đều có những Luận tạng riêng, sau này chúng đã phát triển thành
hai nhánh Tiểu thừa và Đại thừa, song chỉ các bộ luận trong Luận tạng của
Thượng tọa bộ còn được lưu giữ đến ngày nay.
Như vậy, cho đến thời Budhaghosa ở Ấn Độ sự phân phái trong nội
bộ Phật giáo vẫn diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc, giáo lý kinh văn chưa thống
nhất và thiên về phương pháp luận giải rất khô khan, khó hiểu nên hạn chế

thâm nhập vào tín đồ quần chúng, nội bộ tăng đoàn lại có mâu thuẫn. Đạo
Phật trong quá trình thâm nhập vào quần chúng, khi cọ xát với những tín
ngưỡng dân gian, pha lẫn mê tín dị đoan nên cũng không tránh khỏi những
ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực, tình hình này làm xóa nhòa phần nào tính
giản dị cố hữu của đạo Phật, vốn dĩ là sức mạnh của nó… làm cho đạo Phật
dần dần suy vong tại Ấn Độ [16]. Trong khi đó Bàlamôn giáo bắt đầu có
những canh tân, “Các học giả Bàlamôn nghiên cứu đạo Phật, tìm tất cả
những gì hay nhất trong giáo lý đạo Phật để bổ sung cho cơ sở triết học của
Bàlamôn giáo, cải tiến Bàlamôn giáo thành Vedanta giáo (một hình thức
cách tân của Ấn Độ giáo). Đạo Bàlamôn dần dần từ bỏ những hình thức tế
đàn đẫm máu (giết hàng trăm trâu bò để cúng tế), những lễ nghi có tính
chất mê tín dị đoan, đồng thời tiếp nhận và cải biên một số triết thuyết
Phật giáo, như triết thuyết tái sinh, lý thuyết về hai loại chân lý, tương đối
và tuyệt đối ” [16]. Có thể nói, ở thế kỷ V-SCN, tình hình tôn giáo ở Ấn
Độ phát triển phức tạp với sự ra đời của nhiều tôn giáo mới và sự hưng
thịnh trở lại của Bàlamôn giáo, còn Phật giáo lại đang ngày một suy vong.
Trước tình hình đó, để có thể đứng vững và phát triển, không những Phật
15
giáo Ấn Độ buộc phải cải biến giáo lý cho phù hợp với sự biến đổi của lịch
sử văn hóa, mà kinh văn cũng cần cụ thể hóa và giảm bớt tính khô khan,
khó hiểu sao cho tín đồ là người dân dễ tiếp nhận. Các nguyên tắc hướng
dẫn lễ nghi và giới luật cho sinh hoạt của cộng đồng Tăng đoàn cũng cần
có sự diễn giải rõ ràng và thống nhất. Nhu cầu cấp thiết đó đòi hỏi sự ra đời
của các sách chú giải cương yếu và giản lược kinh Phật.
Phật giáo được truyền bá sang Tích Lan từ thời vua Asoka, Giáo lý
của Phật giáo Tích Lan ban đầu thuộc hệ thống Thượng Tọa bộ với giáo
đoàn Đại tự Phái (Mahàvihara). Đến thời vua Vô Úy vương (Vatthagàmani
Abhaya), thế kỷ I TCN, do bất đồng ý kiến về giới luật với Đại từ phái,
tăng sĩ chùa Vô úy tự tách ra và lập nên phái Vô Úy Sơn Tự phái
(Abhayagiri) thuộc Pháp Hỉ bộ (Dhammaruci Nikàya). Tới triều vua

Gotabhaya (205 TL), giáo đoàn Phật giáo Tích Lan lại nảy sinh một phái
mới gọi là Kỳ Đà Lâm Tự phái (Tetavana). Như vậy, ở Tích Lan tới thời
này đã phân thành ba phái trong nội bộ tăng đoàn Nam tông Tích Lan. [35,
tr174]. Lúc bấy giờ, Tích Lan đang bị tộc người Đà Mật La ở Nam Ấn độ
xâm lược. Kinh tế, văn hóa Tích Lan không ổn định và ảnh hưởng sâu sắc
đến Phật giáo. Tam tạng Pali được mang tới Tích Lan cũng bị những mất
mát hư hại. Tình hình đó đòi hỏi Phật giáo Tích lan phải có sự thống nhất
về giáo lý giữa các bộ phái, và Buddhaghosa được Phật giáo Thượng tọa bộ
ở Ấn Độ lựa chọn và phái sang Tích lan nhằm dịch và chú thích Tam tạng
từ ngôn ngữ Shinha sang ngôn ngữ Pali để góp phần thống nhất và truyền
bá tư tưởng Phật giáo Thượng tọa bộ ở Tích Lan. [46, tr589-594]
Thượng Tọa bộ là bộ phái Phật giáo Nguyên thủy nhất còn lưu lại
đến ngày nay và các kinh điển viết bằng văn hệ Pali của phái này được cho
là ngữ thuyết của chính đức Phật với giáo pháp chính là Tứ Diệu Đế, Bát
16
Chính Đạo, Duyên khởi và Vô ngã. Thượng tọa bộ nhấn mạnh khả năng
từng người tự giải thoát bằng cách kiên trì giữ giới luật và sống một cuộc
sống phạm hạnh. Tiêu chuẩn phấn đấu lý tưởng của họ là A-la-hán.
Khuynh hướng luận giải của Thượng tọa bộ cũng đóng vai trò quan trọng.
Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) là một trong những bộ luận xuất sắc, nổi
tiếng của Thượng tọa bộ do Phật Âm (Buddhagosa) trước tác. [68]
Về mặt tư tưởng, các phái thuộc Thượng Tọa bộ nói chung có
khuynh hướng bảo thủ, trái ngược với Đại Chúng bộ. Chẳng hạn trong việc
thực hiện giới luật, Thượng Tọa Bộ lấy việc bảo tồn nguyên bản của Phật
làm lập trường, họ luôn yêu cầu khi chỉnh lý kinh và luật phải giữ gìn được
quan niệm của Đức Phật, còn với những sinh hoạt mang tính hiện thực thì
nên có xu hướng "học cứu hoá". Ngược lại, Đại Chúng bộ có khuynh
hướng cấp tiến, chủ trương lấy lý tưởng chung làm căn bản, coi trọng tinh
thần của đức Phật nhưng theo khuynh hướng thích nghi với nếp sống thực
tế của xã hội đương thời. Với khuynh hướng đó, một mặt Đại Chúng bộ lý

tưởng hóa xu hướng giải thoát theo quan niệm của Đức Phật, mặt khác
nhân gian hóa theo yêu cầu của đời sống hiện thực. Nhìn chung, cả hai bộ
phái đều lấy Tứ Diệu Đế làm giáo điều căn bản, song các phái Thượng Tọa
bộ thì chú trọng thuyết minh Khổ đế, Tập đế, tìm nguyên do thành lập hiện
thực giới và lấy đó làm chuẩn mực cho mục đích giải thoát. Đại Chúng bộ
lại chú ý đến lý tưởng giải thoát ở Diệt đế, Đạo đế và tập trung thuyết minh
khả năng giải thoát và mô hình giải thoát lý tưởng của Phật giáo.
Từ một tín đồ Bàlamôn cải đạo sang Phật giáo, bối cảnh như vậy đã
ảnh hưởng sâu sắc tới Buddhaghosa, được sự dẫn dắt của thượng tọa
Revata, ông đã học hỏi và nghiên cứu Phật giáo của Thượng Tọa bộ. Mặc
dù vậy, trong các tác phẩm của ông không chỉ có tư tưởng của phái này mà
17
còn có sự đan xen tư tưởng của nhiều bộ phái khác đang tồn tại lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, tư tưởng của Thượng Tọa bộ có ảnh hưởng đến ông sâu sắc hơn
cả, thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của ông, đặc biệt trong triết lý mà
ông gọi là trí tuệ nhận thức (Ñānodaya).
1.1.2. Con người và trước tác của Buddhaghosa
Buddhaghosa còn được gọi thân mật là Ghosa hay trân trọng bằng
nhiều tên khác như Phật Minh, Phật Âm, Giác Âm…Ông sinh vào khoảng
giữa thế kỷ V SCN, tại một làng nhỏ tên là Ghosa (gần cây bồ đề nơi Đức
Phật đã giác ngộ) ở thị trấn Magadha, thuộc miền bắc Ấn Độ [38, tr23, 48].
Cũng như nhiều vị cao tăng và luận sư có tên tuổi thời bấy giờ,
Buddhaghosa không hề để lại bất kỳ ghi chép nào về bản thân ông và
những việc ông đã thực hiện. Cho đến nay tư liệu về cuộc đời Buddhaghosa
còn rất ít, những gì chúng ta biết về ông chủ yếu qua các huyền thoại về
ông. Những thông tin ít ỏi đáng tin cậy về ông có lẽ là bản tường trình của
Dhammakitti trong cuốn Biên niên sử Mahāva

sa, trong phần tường thuật
về triều đại Mahānāma trị vì tại đảo quốc Tích Lan vào những năm đầu thế

kỷ thứ V SCN. Dhammakitti đã kể lại cuộc đời và sự nghiệp của Buddhaghosa
và xác định thời điểm ông sống là dưới thời vua Mahānāma (thế kỷ V
SCN). [38, tr23, 48]
Trong lịch sử văn học Phật giáo Pāli, Buddhaghosa được đánh giá là
một nhà bình luận và chú giải kinh Phật vĩ đại nhất. Ông đã góp phần làm
phong phú văn hệ Pali, nhất là đóng góp cho Tam tạng Pāli, tương tự như
những đóng góp của Sayana cho văn học Veda. Thông qua chú giải Kinh
Phật bằng tiếng Pāli, nhiều thuật ngữ và thành ngữ, nhiều quan điểm cũng
như những triết lý phức tạp, uyên thâm của Phật giáo đã được
18
Buddhaghosa làm sáng tỏ một cách hệ thống [38, tr17]. Ngoài ra trong các
tác phẩm của ông còn có những kiến thức về lịch sử, địa lý, thiên văn, âm
nhạc, giải phẫu…vượt ra ngoài lĩnh vực Phật học. Chẳng hạn các câu
chuyện mang nội dung văn hóa, dân tộc học về các bộ tộc Ấn Độ như bộ
tộc Mallas, Sākyas, Koliyas và Lichias…trong các phẩm Pāsādika,Suttanta
Dhammapada,Tthakatha, Suma

galavilāsinī, hay những câu chuyện đầy
tính văn học và sử học về các vua chúa và quí tộc Ấn Độ như vua
Bimbisāra (vương quốc Magadha), vua Pasenadī (vương quốc Kosala)…trong
bản chú giải về tác phẩm Majjhima-Nikāya [38, tr141-174]. Những tư liệu
trong tác phẩm của Ông là nguồn tài liệu phong phú và quý giá không chỉ
đối với Phật học mà cả sử học, khoa học xã hội nói chung khi nghiên cứu
Ấn Độ và Srilanka (Tích Lan) cổ đại.
Sinh ra trong một gia đình Bà La Môn danh tiếng nên Buddhaghosa
sớm tiếp thu và tinh thông giáo lý Bà La Môn. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã
thể hiện sự thông minh xuất chúng của mình, và ông tinh thông cả ba bộ
kinh Vêda từ tuổi còn đi học. Thời gian này, ở Ấn Độ thường diễn ra
những cuộc tranh luận tôn giáo nên Buddhaghosa đi khắp nơi tìm đối thủ
để tranh luận và hoạt động không mệt mỏi nhằm chống lại các phái ly giáo

(lúc đó đang có xu hướng ly giáo Veda) [38, tr22]. Ghosa nổi tiếng khắp
vùng và lọt vào sự chú ý của thượng tọa Revata, người sau này đã giác ngộ
Phật giáo cho Buddhaghosa. Bằng kiến thức uyên bác của mình, thượng tọa
Revata tranh luận với Ghosa về kinh Vêda. Thầy đã giải thích những chỗ
khó hiểu và chỉ ra những sai sót trong bộ kinh này. Revata đã chinh phục
được Ghosa khi nói về Abhidhamma (Vi Diệu pháp) và lý tưởng giải thoát
tốt đẹp nhất, khả thi nhất của Đức Phật. Ghosa thực sự bị cuốn hút bởi giáo
lý Phật giáo. Ông bắt đầu so sánh giáo lý Phật giáo với Veda và thấy rằng
19
“Giáo lý của Đức Phật làm chấm dứt luân hồi và là nguyên nhân của sự
tiêu diệt mọi khổ đau do sự tái sinh trong các cõi. Còn Kinh Vệ đà thì vô
vị, rỗng tuếch và không ổn định nên các thánh nhân như chư Phật đã chối
từ…”[33]. Từ đó ông tin rằng chỉ có Phật pháp mới giải thoát cho con
người khỏi mọi đau khổ. Với niềm tin đó, Ghosa đã xuất gia, quy Phật và
nhanh chóng tinh thông kinh Phật. Tác phẩm đầu tiên viết về Phật giáo của
Budhaghosa là Bộ Pháp Tập Luận (Dhammasanjanni) đánh dấu bước
chuyển trong tư tưởng của ông từ Bàlamôn giáo sang Phật giáo.
Khoảng năm 432 Tây Lịch, Ghosa được Tăng đoàn Phật giáo
Thượng tọa Ấn Độ phái sang đảo Tích Lan để truyền bá giáo lý, phát triển
Phật giáo Nam tông ở Tích Lan, đồng thời tổ chức việc dịch toàn bộ kinh
Phật từ ngôn ngữ Sinha sang ngôn ngữ Pàli. Thời gian này ông trụ trì tại
chùa Đại Tự, theo Tăng hộ Trưởng lão (Sanghapala) học tiếng Tích Lan và
nghiên cứu trước tác của các vị luận sư viết bằng tiếng Tích Lan. Bộ Thánh
điển Tích Lan mà ông dịch sang tiếng Pali được Phật giáo Nam tông Tích
Lan gọi là lần kết tập thứ ba (tức lần kết tập thứ 4 của Phật giáo nói chung).
Luận phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cũng được ông trước tác
trong thời gian này và được coi là cuốn bách khoa toàn thư của Phật giáo
Thượng Tọa bộ. Tài đức của ông nhanh chóng được dân đảo Tích Lan tôn
vinh và họ coi ông như sự tái thế của đức Phật nên gọi ông là Buddaghosa
(Phật Âm).

Đối với văn học Phật giáo Miến Ðiện, Buddhaghosa cũng được nhận
là người Miến Ðiện. Người Miến Điện tự hào cho rằng, khoảng năm 400
TL, ông từ nước Kim Ðịa
3
sang Tích Lan du học, rồi 3 năm sau đem kinh
điển trở về chấn hưng Phật giáo Miến Ðiện. Bishop Ringandet trong cuốn
3
Kim Địa: ngày nay nằm về hạ lưu Miến Ðiện cho đến bán đảo Malaysia.
20
Cuộc đời hay huyền thoại của ngài Phật tổ Cồ Đàm viết như sau: “Có lẽ
cần phải đề cập đến ở đây một giai đoạn vàng son nhất trong lịch sử Phật
giáo Miến Điện. Tôi muốn ám chỉ đến chuyến du hành của một vị tu hành
tại Thaton, có tên Buddhagosa, đã thực hiện một chuyến đi đến đảo quốc
Tích Lan vào năm Phật lịch 943, tức 400 năm sau CN. Mục tiêu chuyến đi
này là để thu thập một bản Kinh Phật…Ông đã tận dụng chữ viết Miến
Điện hay đúng hơn là mẫu tự Ta-la để chép lại các bản chép tay Kinh Phật
đó, được viết bằng tiếng Magāthā. Đã có những bài vè bằng tiếng Miến
Điện đề cập nhiều đến chuyến đi này và đã được ghi chép cẩn thận về năm
tháng chuyến hành trình diễn ra. Thực chất mà nói, chính nhờ Budhagosa
mà những cư dân sống ở vùng duyên hải vịnh Martaban có được Kinh Phật.
Từ thời Thaton, công việc sưu tầm do ngài Budhagosa thực hiện đã được
chuyển về Pagan sáu trăm năm mươi năm sau khi được du nhập vào từ đảo
quốc Tích Lan.”[38, 29].
Tuy đến nay tư liệu sử học về cuộc đời và sự nghiệp của
Buddhaghosa vẫn còn những vấn đề mà các học giả nghiên cứu Phật giáo
Theravada quan tâm, song vượt lên trên cả những truyền thuyết hay huyền
thoại, cống hiến vĩ đại của Phật Âm đối với Phật giáo và văn hóa Ấn Độ
cũng như ở Tích Lan và Phật giáo Nam Tông ở Miến điện, Thái Lan… mãi
mãi được ghi nhớ và lưu truyền.
Là một nhà Phật học uyên thâm, một học giả lỗi lạc, tinh thông cả về

Du già (Yoga), Số luận (Vaisesaki) và nhiều kinh điển Bàlamôn giáo,
Buddaghosa đã chú giải giáo nghĩa của Thượng Toạ bộ một cách hệ thống,
đồng thời soạn và dịch nhiều bộ kinh điển gốc bằng tiếng Pali. Về đại thể,
những tác phẩm của Budhaghosa có thể chia làm hai phần, trước khi ông
sang Tích Lan và sau khi ông sang Tích Lan:
21
Thứ nhất

, những tác phẩm khi Buddhagosha chưa sang Tích Lan:
- Nānodaya (Luận Phát Trí): Tác phẩm Luận này được viết ngay
trước khi Buddhaghosa rời Ấn Độ sang đảo quốc Tích Lan, song không
còn được lưu giữ cho đến ngày nay, nên nội dung chính xác không được
biết rõ.
- Atthasālini (Luận Thù Thắng Nghĩa): Đây là cuốn chú giải kinh
Phật đã được biên soạn tại Gaya, trước khi Buddhaghosa sang Tích Lan.
Thứ hai

, các chú giải Tam tạng kinh (Tripi

aka) được Buddhaghosa thực
hiện khi ở Tích Lan:
- Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo Luận): Là tác phẩm đầu tiên
Buddhaghosa đã biên soạn tại đảo quốc Tích Lan. Tuy không hoàn toàn là
bản chú giải kinh văn, nhưng Visuddhimagga được coi như là một bản
trích yếu toàn hệ thống giáo lý của Đức Phật.
- Samantapāsādikā (Thiện Kiến Luật Chú Tự): Đây là bản chú giải
đầu tiên của Phật học về Luật tạng (Vinaya Pi

aka). Tác phẩm đã chứa
đựng nhiều tư liệu sinh động về lịch sử xã hội, chính trị, đạo đức, tôn giáo

và cả triết học Ấn Độ cổ đại.
- Samantapāsādikā là luận giải về Đại Tạng Kinh Pāli (Nikāya) và
về cả Luận Tạng (Abhidhamma Pi

aka).
- Ka

khāvitara

ī là một tác phẩm luận về Pātimokkha thuộc về Luật
Tạng (Vinaya Pi

aka) và giải thích rõ một số giới luật (vinaya) dễ bị vi
phạm đối với các tăng, ni. Tác phẩm này hiện nay còn ở Tích Lan, Thái
Lan, Miến Điện và Anh quốc.
22
- Suma

galavilāsinī (Chú giải Trường bộ kinh) được viết theo yêu
cầu của Saṅghathera Dàtha. Đây là bài luận về Trường Bộ Kinh (Dīgha
Nikāya), gồm ba phần: Sīlakkandha; Mahāvagga; Patheya hay tên khác là


ikavagga. Tác phẩm này còn cho người đọc những hiểu biết về lịch sử
xã hội, chính trị, tôn giáo và triết học Ấn Độ dưới thời Đức Phật.
- Papañcasūdanī (Chú giải Trung bộ kinh) là một chú giải về Trung
Bộ Kinh (Majjhima Nikāya) được viết theo yêu cầu của Buddhamitta. Tác
phẩm gồm ba phần: Mūlanpaññāsa; Majjhimapaññāsa; Uparipaññāsa.
Đây là một tác phẩm viết lại bằng tiếng Phạn về cuộc đời Đức Phật, gồm
có mười đoạn, với sáu trăm bốn mươi mốt câu kệ.

- Sāratthapakāsinī (Chú giải Tương Ưng kinh) là tác phẩm luận về
Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikāya), được viết theo yêu cầu của Hòa
thượng Jotipāla. Tác phẩm được chia làm năm phần: Tổng kệ Phẩm
(Sagāthāvagga); Duyên Khởi Phẩm (Nidānavagga); Uẩn Phẩm (Khandhavaggya)
và Đại Lâm Phẩm (Mahāvagga).
- Manorathapūra

ī (Chú giải Tăng ChiBộ Kinh) chú giải về Tăng
Chi Bộ Kinh (A

guttara Nikāya) được chia thành 11 phần.
- Khuddakanikāya
ṭṭ
hakathā (Chú giải Tiểu Bộ Kinh) Những tác
phẩm này vừa mới được Hội các thánh điển Pāli biên tập và xuất bản tại
Luân đôn.
- Dhammapada
tt
hakathā (Chú giải Pháp Cú Kinh). Pháp Cú Kinh
được xếp vào hàng tác phẩm qui phạm của Phật giáo và được
Buddhaghosa dịch từ tiếng Shinha sang tiếng Māgadhi (Pali), kèm theo
23
những chú thích của riêng ông theo lời yêu cầu của Hòa thượng
Kumārakassapa.
- Abhidhamma Pitaka (Chú giải Tạng Diệu pháp): gồm 7 bài luận về
tạng Diệu Pháp (Abhidhamma).
Trước tác của Buddhaghosa là một kho tàng sử liệu phong phú, liên
quan đến cả một thời kỳ xã hội, tôn giáo và triết học Ấn Độ và Tích Lan.
Trước tác của Buddhaghosa không chỉ thể hiện học thức uyên bác của ông
mà còn giúp giải thích toàn bộ tư duy Phật giáo thời ông. Rhys Davids đã

có nhận định: “… theo tôi sự nghiệp của ngài Buddhaghosa không những
rất đáng nhớ, mà còn là cả một kho báu lịch sử đáng quan tâm. Nếu gác bỏ
sang một bên có nghĩa là để mất đi toàn cảnh một quá trình lịch sử triết lý
Phật giáo”[38, tr128]. Đó chính là những cống hiến to lớn của
Buddhaghosa cho tư tưởng Phật giáo, mà R.C Childer phát biểu:
"Buddhaghosa đã không tự giới hạn mình trong công việc dịch thuật các
tác phẩm Mahendra, ông còn biết kết hợp chặt chẽ các tư liệu biên niên sử
viết bằng tiếng Sinha cổ sẵn có vào thời điểm đó, và đóng góp vào đó
những cống hiến to lớn của riêng ông, chủ yếu thuộc lĩnh vực chú giải kinh
Phật. Rất nhiều vấn đề chứa đựng trong các tác phẩm chú giải Kinh Phật
của ông cổ xưa như chính Tam tạng (Tripi

aka), trong khi đó, giống như
Tam tạng, các tác phẩm của ông rất súc tích trong lịch sử, trong dân gian
và có những chuyện kể có thể làm sáng tỏ những hoàn cảnh đạo đức và xã
hội Ấn Độ cổ xưa", và “Ông đã để lại một gia tài hết sức phong phú cho nền
văn học Phật giáo”. [38, tr129]
Buddhaghosa là một luận sư nổi tiếng đã có nhiều đóng góp cho sự
phát triển Phật giáo nói chung và Phật giáo ở Tích Lan nói riêng. Trong đó
24
công lao lớn nhất của ông là phiên dịch và chú giải toàn bộ hệ thống Tam
Tạng Kinh từ ngôn ngữ Sinha sang ngôn ngữ Pali. Qua quá trình phiên dịch
và chú giải kinh điển, nhiều khái niệm trong Tam tạng Pali đã được
Buddhaghosa định nghĩa rõ ràng đồng thời ông cũng đơn giản hoá nhiều vấn
đề khó hiểu, mơ hồ và phức tạp trong kinh điển. Nhờ công phiên dịch và chú
giải của ông mà về sau việc bình luận thánh điển Pāli, văn học và triết lý Phật
giáo trở nên phong trào. Với sự đóng góp của ông, Phật giáo Tích Lan đã phát
triển rực rỡ và rộng khắp. Công việc và cống hiến vĩ đại của Phật Âm đối với
Phật giáo và văn hóa Ấn Độ hay Phật giáo Theravada ở Tích Lan, Miến điện
…mãi mãi được ghi nhớ và lưu tryền.

1.2. Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo Luận
1.2.1. Khái lược về tác phẩm Thanh Tịnh Đạo luận
Sau khi xuất gia, Ghosa theo Thượng tọa Revata học tập và nghiên
cứu kinh Phật. Ít lâu sau ông đã có tác phẩm đầu tay của mình là Bộ luận
pháp trí và Luận thù thắng nghĩa. Theo lịch sử Phật giáo Tích Lan, lúc đó
ở Tích Lan Tam Tạng Kinh chưa có chú thích nên rất khó hiểu. Thấy được
khả năng của Ghosa và yêu cầu của Phật giáo Tích Lan, năm 432 SCN
Ghosa được cử sang đảo Tích Lan, tại thiền viện Mahavihara ông đã bày tỏ
mong muốn dịch các bộ luận từ tiếng Shinha sang tiếng Pali. Để thử thách
khả năng của Buddhaghosa, các vị cao tăng trong tăng đoàn Phật giáo Tích
Lan đã giao cho ông chú thích hai bộ Già Tha (gàtha) (kệ) và kết quả đã
thuyết phục được lòng tin của cả Tăng đoàn.
Nhân đây ông đã viết cuốn TTĐL (Visudhimagga). Toàn bộ TTĐL
được viết dưới dạng một luận giải về bộ Già Tha (gàtha) do chính đức Phật
25

×