Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Kích thích hứng thú học tập bộ môn Tin học THPT thông qua dạy học chương trình con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.84 KB, 14 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP BỘ MÔN TIN
HỌC THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CHƯƠNG
TRÌNH CON"
A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
Công nghệ thông tin là một ngành khoa học đang phát triển rất
mạnh mẽ. Sự bùng nổ thông tin trong thời đại ngày nay, tốc độ phát
triển của công nghệ thông tin khiến cho người thầy không thể hết mọi
điều cho học trò, mà dù có kéo dài thời gian để dạy hết mọi điều thì rồi
các kiến thức đó cũng nhanh chóng trở nên lạc hậu,
Do đó người thầy cần phải tìm ra phương pháp dạy học tích cực
hơn để tăng hiệu quả dạy và học. Dạy học sinh cách chủ động, phương
pháp học, cách học những điều mà thực tế đòi hỏi thay vì chuyển tải
một lượng kiến thức quá nhiều đến mức chúng không thể nhớ nổi hoặc
có nhớ lúc học, còn lúc cần vận dụng thì quên sạch.
Môn Tin học là một môn học mới mẻ của học sinh THPT, học
sinh chưa có khái niệm về công nghệ thông tin, khái niệm thuật toán
trong các ngôn ngữ lập trình, vì vậy rất khó cho việc dạy và học.
Vậy cần phải có phương pháp dạy và học cho một môn học hoàn
toàn mới.
2 Mục đích yêu cầu:
Việc làm các bài tập về mảng hai chiều là một việc rất khó.
Vậy trước hết học sinh phải hình dung được mảng hai chiều như một
bảng có các dòng và các cột. Các dòng và các cột được đánh số liên tục
bằng các số nguyên liên tiếp. Hai đoạn số nguyên dùng để đánh số cho
các dòng và các cột có thể khác nhau. Mỗi phần tử của mảng hai chiều
được hình dung như giá trị của một ô của bảng, mỗi ô có chỉ số dòng và
chỉ số cột.
Giống như mảng một chiều, có thể tham chiếu trên mỗi phần tử


của mảng hai chiều, nhưng khác ở chỗ mỗi phần tử của mảng hai chiều
có hai chỉ số ( chứ không phải có một chỉ số như mảng một chiều) và
do vậy nó được xác định bởi tên mảng và hai chỉ số của nó.
Mảng hai chiều là mảng một chiều mà mỗi phần tử của nó lại là
một mảng một chiều.
3 Phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Nội dung bài tập về mảng hai chiều có nhiều phần, trong phạm vi
nghiên cứu này chỉ đề cập đến một phần nhỏ của bài tập về mảng hai
chiều, nhưng lại là một phần rất quan trọng, đó là : tính tổng các phần
tử nằm trên đường chéo chính, tính tổng các phần tử nằm trên đường
chéo phụ của mảng hai chiều có N cột và N hàng.
Để thực hiện được mục tiêu trên, yêu cầu học sinh cần nắm vững
được kiến thức sau:
- Cách khai báo kiểu dữ liệu mảng hai chiều
+ Khai báo gián tiếp
+ Khai báo trực tiếp
* Tên kiểu mảng hai chiều
* Số lượng phần tử của mỗi chiều
* Kiểu dữ liệu của phần tử
* Cách khai báo biến
* Cách tham chiếu đến phần tử
- Các kỹ năng
* Nhận biết được các thành phần trong khai báo kiểu mảng hai
chiều
* Nhận biết được định danh của một phần tử mảng hai chiều xuất hiện
trong một chương trình. Cách tham chiếu đến một phần tử của mảng
hai chiều.
* Viết được khai báo mảng hai chiều với các chỉ số thuộc kiểu nguyên.
4 Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Đối tượng là học sinh khối 11 trường THPT Hồng Bàng, thực

hiện kế hoạch nghiên cứu trong phạm vi chương 4 - Kiểu dữ liệu có
cấu trúc.
B NỘI DUNG
{phần khai báo mảng hai chiều }
Program mang_2_chieu;
type mang:array[1 100,1 100] of integer;
var i,j,n:integer;
a:mang;
Begin
{ Mảng hai chiều với số hàng bằng số cột bằng N }
writeln(' nhap so hang va so cot n:='); readln(n);
{Nhập các phần tử của mảng hai chiều với số hàng bằng số cột
bằng N}
for i:=1 to n do
for j:=1 to n do
Begin
write(' nhap phan tu thu a[ hang ',i,' va cot ',j,']:=');
readln(a[i,j]);
end;
{ Đưa ra màn hình các phần tử đã nhập của mảng ra màn hình}
for i:=1 to n do
begin
for j:=1 to n do
write(' cac phan tu cua mang la:=',a[i,j]:4);
writeln;
writeln;
end;
Readln;
End.
Trên là các thủ tục nhập phần tử cho mảng hai chiều và đưa ra các phần

tử đã nhập của mảng theo N hàng và N cột. Sau đây là các bài toán tính
tổng các phần tử của mảng nằm trên đường chéo chính và đường chéo
phụ:
Trước hết ta phải xác định xem các phần tử nằm trên đường chéo
chính giữa hàng và cột có quy luật gì không: Ví dụ 1 mảng sau: Các
phần tử nằm trên đường chéo chính nằm ở ô có mầu sẫm
Hàng = cột = 4 Hay I = J = 4
A[Hàng, Cột] J=1 J=2 J=3 J=4
I = 1 8 9 13 5
I = 2 -21 68 34 9
I = 3 5 23 56 0
I = 4 -89 21 6 7
I là chỉ số hàng trong mảng, J là chỉ số cột trong mảng, ta thấy mảng
trên gồm I hàng và J cột và I = J = 4.
Ta xét phần tử đầu tiên (từ trái sang phải) của đường chéo chính: I:=1 ;
J:=1;
Hàng 1 cột 1
Phần tử thứ hai của đường chéo chính: I:=2 ; J:=2;
Hàng 2 cột 2
Phần tử thứ ba của đường chéo chính: I:=3 ; J:=3
Hàng 3 cột 3
Phần tử thứ tư của đường chéo chính: I:=4 ; J:=4;
Hàng 4 cột 4
( Nếu mảng gồm N hàng và N cột thì theo cách tính như trên,
phần tử cuối cùng của đường chéo chính là hàng N cột N. Từ đó suy ra
các phần tử nằm trên đường chéo chính là các phần tử có hàng và cột
bằng nhau ( nghĩa là I = J )
Vậy chương trình tính tổng các phần tử nằm trên đường chéo
chính ta làm như sau:
{phần khai báo mảng hai chiều }

Program Tong_duong_cheo_chinh_mang_2_chieu;
type mang:array[1 100,1 100] of integer;
var Tong_duong_CC,i,j,n:integer;
a:mang;
Begin
{ Mảng hai chiều với số hàng bằng số cột bằng N }
writeln(' nhap so hang va so cot n:='); readln(n);
{Nhập các phần tử của mảng hai chiều với số hàng bằng số cột
bằng N}
for i:=1 to n do
for j:=1 to n do
Begin
write(' nhap phan tu thu a[ hang ',i,' va cot ',j,']:=');
readln(a[i,j]);
end;
{ Đưa ra màn hình các phần tử đã nhập của mảng ra màn hình}
for i:=1 to n do
begin
for j:=1 to n do
write(' cac phan tu cua mang la:=',a[i,j]:4);
writeln;
writeln;
end;
Tong_duong_CC:=0;
Begin
for i:=1 to n do
for j:=1 to n do
if i:=j then {phần tử có hàng bằng cột }
Tong_duong_CC:=Tong_duong_CC+A[i,j];
Writeln(' tong cac phan tu nam tren duong cheo chinh

la',Tong_duong_CC);
end;
Readln;
End.
Theo cách trên ta có thể tìm ra thuật giải của bài toán tính tổng
các phần tử nằm trên đường chéo phụ: Với ví dụ sau ta thấy các phần tử
nằm ở ô sẫm mầu:
Hàng = cột = 4 Hay I = J = 4 ( N=4)
A[Hàng, Cột] J=1 J=2 J=3 J=4
I = 1 8 9 13 5
I = 2 -21 68 34 9
I = 3 5 23 56 0
I = 4 -89 21 6 7
Ta xét phần tử đầu tiên (từ trái sang phải )của đường chéo phụ: I:=4 ;
J:=1;
Hàng 4 cột 1
Phần tử thứ hai của đường chéo chính: I:=3 ; J:=2;
Hàng 3 cột 2
Phần tử thứ ba của đường chéo chính: I:=2 ; J:=3
Hàng 3 cột 3
Phần tử thứ tư của đường chéo chính: I:=1 ; J:=4;
Hàng 1 cột 4
( Nếu mảng gồm N hàng và N cột thì theo cách tính như trên,
phần tử cuối cùng của đường chéo phụ là hàng 1 cột N, phần tử đầu
tiên là hàng N cột 1 Từ đó suy ra các phần tử nằm trên đường chéo phụ
là các phần tử tổng hàng và cột
( I + J = N+1 ) suy ra J=N+1-I. Ta thấy khi I=4 (J = 4+1 - 4) => J=1,
khi I=3 thì J = 2, . . .
Vậy chương trình tính tổng các phần tử nằm trên đường chéo phụ
ta làm như sau:

{phần khai báo mảng hai chiều }
Program Tong_duong_cheo_phu_mang_2_chieu;
type mang:array[1 100,1 100] of integer;
var Tong_duong_CP,i,j,n:integer;
a:mang;
Begin
{ Mảng hai chiều với số hàng bằng số cột bằng N }
writeln(' nhap so hang va so cot n:='); readln(n);
{Nhập các phần tử của mảng hai chiều với số hàng bằng số cột
bằng N}
for i:=1 to n do
for j:=1 to n do
Begin
write(' nhap phan tu thu a[ hang ',i,' va cot ',j,']:=');
readln(a[i,j]);
end;
{ Đưa ra màn hình các phần tử đã nhập của mảng ra màn hình}
for i:=1 to n do
begin
for j:=1 to n do
write(' cac phan tu cua mang la:=',a[i,j]:4);
writeln;
writeln;
end;
Tong_duong_CP:=0;
Begin
for i:=1 to n do
for j:=1 to n do
if j:=n+1-i then {phần tử có hàng bằng cột }
Tong_duong_CP:=Tong_duong_CP+A[i,j];

Writeln(' tong cac phan tu nam tren duong cheo chinh
la',Tong_duong_CP);
end;
Readln;
End.

Qua cách tính như trên ta có thể tính toán được tất cả các đường
chéo của mảng hai chiều, tham chiếu đến các hàng, các cột của mảng
hai chiều. Vì thực ra nếu tính riêng hàng hoặc cột của mảng hai chiều
thì đó chính là mảng một chiều.
Qua nghiên cứu và thực hiện việc giảng dạy kết quả như sau:
Đối chứng Thực nghiệm
Số bài
KT
Đạt yêu
cầu
Không đạt
y.c
Số bài
KT
Đạt yêu
cầu
Không đạt
y.c
S.L % S.L % S.L % S.L %
51(B9) 30 56% 24 44% 44(B1) 37 82% 16 18%
52(B10) 30 57% 22 43% 53(B8) 45 78% 14 22%
Trong đó lớp B1 và lớp B8 trình độ và tương đương nhau ( đầu
vào ), lớp B9 có trình độ tương đương với lớp B10
Biểu đồ

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau khi nghiên cứu và thử nghiệm tôi thấy cần có thời gian nhiều
hơn để thử nghiệm, vì vẫn còn có một số học sinh vẫn chưa đạt yêu tuy
điểm kiểm tra xấp xỉ trung bình.
Môn Tin học là một môn học mới mẻ của học sinh THPT, học sinh
chưa có khái niệm về công nghệ thông tin, khái niệm thuật toán trong
các ngôn ngữ lập trình, vì vậy rất khó cho việc dạy và học. Cần phải có
thời gian nhiều hơn cho lý thuyết và thực hành, vì theo phân phối
chương trình như hiện thời gian giảng dạy còn ít, học sinh chưa nắm
bắt được lý thuyết cũng như thực hành. Đội ngũ giáo viên Tin học còn
ít kinh nghiệm về giảng dạy, cho nên bài tập thực hành còn ít, hầu như
chỉ bó gọn trong sách giáo khoa, chưa có được những thư viện về bài
tập. Vận dụng và sử dụng các thiết bị về công nghệ thông tin còn ít.

×