Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành việc phòng ngừa viêm gan b của nhân viên điều dưỡng tại hai bệnh viện huyện và bệnh viện thành phố thuộc tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.9 KB, 34 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan siêu vi là một bệnh nhiễm trùng toàn thân, gây tổn thương gan
nguyên phát với hiện tượng viêm - hoại tử tế bào gan và tăng transaminase.
Dựa vào virus học, dịch tễ học và lâm sàng học người ta chia ra làm 7 loại
viêm gan siêu vi A, B, C, D, E, G và TTV trong đó viêm gan siêu vi B là
nhiễm trùng thông thường và lây lan mạnh nhất ở người.
Trên thế giới hiện nay hàng năm có trên 2 tỷ người nhiễm virus viêm
gan siêu vi B, trong đó khoảng trên 300 triệu người mang virus mãn tính và
hậu quả là trên 1 triệu người chết/năm. Viêm gan siêu vi B cũng là vấn đề sức
khỏe quan trọng ở vùng Đông Nam Á, nơi có tỷ lệ người mang HBsAg rất
lớn, có chừng 5 -10% dân mang HBsAg [9], [ 12].
Nước ta, nằm trong khu vực lưu hành cao của bệnh viêm gan do virus
B. Theo số liệu điều tra huyết thanh học trên nhiều đối tượng ở nhiều vùng,
nhiều miền khác nhau của đất nước cho thấy tỷ lệ mang HBsAg trong cộng
đồng dân cư là 15-26% [ 9].
Do vậy, viêm gan B đã từng là vấn đề y tế nghiêm trọng có tính chất
toàn cầu, bệnh lây truyền qua nhiều con đường, tần suất mắc bệnh cao. Bệnh
nghiêm trọng vì ngoài tính chất lây nhiễm cao trong cộng đồng còn là những
biến chứng và hậu quả nặng nề (Viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan) và đặc
biệt hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, có chăng các thuốc ức chế virus
dành cho viêm gan B mãn tính, nhưng hiệu quả chưa cao. Chủ yếu là dựa vào
yếu tố dịch tễ học, đường lây truyền và sử dụng vác xin để tiến hành phòng
bệnh [1],[ 9]. Một trong những đối tượng có nguy cơ cao đối với bệnh này là
nhân viên y tế, đặc biệt là của nhân viên điều dưỡng trong bệnh viện, họ là
những người thường xuyên tiếp xúc với các loại bệnh phẩm dễ bị lây nhiễm,
nhất là máu là nguồn lây rất cao (37-62%) [ 7]. Do vậy, hơn ai hết nhân viên y
tế nhất người phục vụ trực tiếp bệnh nhân cần phải có kiến thức, thái độ và
1
thực hành trong việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp và thao tác đã được
chuyên môn qui định khi tiếp xúc với bệnh phẩm của bệnh nhân, nhất là bệnh
nhân có HBsAg(+) để trước tiên là bảo vệ mình và sau đó là bảo vệ cho cộng


đồng khỏi bị lây nhiễm.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu kiến thức, thái độ, thực hành việc phòng ngừa viêm gan B của nhân
viên điều dưỡng tại hai bệnh viện huyện và bệnh viện thành phố thuộc tỉnh
Thừa Thiên Huế” với các mục tiêu sau:
1.Xác định tỷ lệ nhân viên điều dưỡng có kiến thức, thái độ và thực
hành trong việc phòng ngừa viêm gan siêu vi B.
2.So sánh tỷ lệ nhân viên điều dưỡng có kiến thức, thái độ và thực hành
ở tuyến bệnh viện huyện và bệnh viện thành phố Huế.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT HIỆN, NGHIÊN CỨU VIRUS VIÊM
GAN B VÀ BỆNH VIÊM GAN B
- Về lịch sử: Việc phát hiện, nghiên cứu virus viêm gan B(HBV) và
bệnh viêm gan B(VGB) gắn liền với các loại viêm gan do các virus khác gây
nên. Bệnh “Vàng da dịch tễ” đã được biết từ thời Hippocrates (460- 375 trước
Công nguyên), nhưng bệnh “Viêm gan huyết thanh” (Viêm gan B) lại có thời
gian lịch sử ngắn hơn nhiều. Vụ dịch đầu tiên đã xãy ra ở những công nhân
đóng tàu vùng Bremem vào năm 1883. Suốt chiến tranh thế giới thứï II(1939-
1945), viêm gan đã trở thành vấn đề quan trọng ở các khoa tiểu đường, viêm
khớp, Bệnh viện điều trị bệnh da liễu và các dưỡng đường, nơi mà các bệnh
nhân được tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch[ 3], [ 6], [ 9], [12].
- Vào năm 1937, người ta ghi nhận có sự liên quan giữa tình trạng vàng
da với việc chủng ngừa bệnh sốt vàng. Vụ dịch viêm gan huyết thanh lớn
nhất xãy ra vào năm 1942, trong đó 28.585 lính Mỹ được chủng ngừa vacxin
sốt vàng đã bị vàng da và 62 người bị tử vong. Sau đó hiện tượng vàng da đã
được phát hiện sau khi truyền máu toàn phần hoặc các chế phẩm từ máu.
- Năm 1947, Mac Callum đã dùng từ Viêm gan A dành cho “ Viêm gan
nhiễm trùng” hay “Viêm gan dịch tễ” và Viêm gan B cho“ Viêm gan huyết

thanh”. Cách định danh này được Ủy ban khoa học về Viêm gan siêu vi của
WHO thừa nhận năm 1973.
Khám phá của Blumberg về kháng nguyên bề mặt HBsAg lúc đó gọi là
kháng nguyên Úc đã cung cấp một xét nghiệm huyết thanh chuyên biệt để
chẩn đoán, nghiên cứu dịch tễ và phòng ngừa bệnh VGB [6].
3
- Năm 1970, D. Dane và cộng sự đã mô tả hình thái và cấu trúc của
virus VGB (tiểu thể Dane) và xếp HBV vào họ Hepadnavidae [2],[6]. Cùng
với việc nghiên cứu ngày càng sâu về tiểu thể virus, các tác giả cũng quan tâm
rất nhiều về nghiên cứu dịch tễ học, đường lây truyền, lâm sàng, biến chứng,
điều trị và các biện pháp phòng ngừa VGB.
1.2. ĐẶC TÍNH VIRUS HỌC CỦA VIRUS VIÊM GAN B
HBV thuộc họ Hepadnavirus typ 1. Đây là một loại siêu vi gây bệnh
cho người, nhưng cũng có thể gây bệnh trên một số loài linh trưởng khác.
1.2.1.Cấu tạo
- Hạt virus viêm gan B nguyên vẹn dạng hình cầu, đường kính 42nm .
Vỏ ngoài HBV có trong huyết thanh bệnh nhân với dạng hình cầu đường kính
22nm và dạng hình sợi. Hai dạng giống nhau về tính chất lý hóa, cấu tạo bởi
7-9 Polypeptide (trọng lượng từ 19.000- 120.000 dalton) và Carbohydrate.
Cấu trúc vỏ mang kháng nguyên bề mặt(HBsAg). Lõi Nucleo capside đối
xứng hình khối 27nm, bề mặt lõi mang HBcAg, bên trong chứa DNA
Polymeraza, DNA virus là thành phần hòa tan mang tính kháng nguyên
HBeAg. DNA dạng vòng 2 chuổi: chuổi âm (ngoài) dài hơn và chuổi dương
(trong) ngắn, mang 4 gen chính: HBsAg, HBcAg, Enzym Polymerase và
Protein tác dụng chuyển hóa( Transactivatison) [2], [ 3], [9], [ 11], [ 21] .
1.2.2. Tính chất lý, hoá của virus
HBV bền vững với ether 20%, natri desoxycholat ở 400C vững bền 18
giờ, 500C 30 phút không bất hoạt HBV; 600C trong 1 giờ cũng không bất
hoạt nhưng 600C trong 10 giờ chỉ bất hoạt 1 phần. HBV bị bất hoạt ở 1000C
trong 5 phút, Formalin 1/4000 ở nhiệt độ 370C trong 72 giờ. Riêng HBsAg ở

-200C tồn tại 20 năm.
4
1.2.3. Các kháng nguyên của virus Viêm gan B
HBV có 3 loại kháng nguyên chính :
- HBsAg: Trọng lượng phân tử từ 23000-29000 dalton, giúp cho virus
bám vào tế bào gan.
- HBcAg: trọng lượng phân tử từ 18000-19000 dalton, chỉ tồn tại trong
tế bào gan, không tìm được trong máu người nhiễm HBV.
- HBeAg: cấu trúc thay đổi ở các typ, trọng lượng phân tử từ 16000-
19000 dalton. Kháng nguyên này và HBsAg tìm được trong huyết tương
người bệnh.
1.3. DỊCH TỄ HỌC CỦA VIÊM GAN DO VIRUS B
1.3.1. Tình hình nhiễm HBV trên thế giới
VGB xảy ra khắp nơi trên thế giới, hàng năm có hơn 2 tỷ người nhiễm
HBV, trong đó khoảng 300 triệu người mang virus mạn tính và hậu quả là
trên 1 triệu người chết/năm. Dựa vào tỷ lệ người mang HBsAg (+) trong cộng
đồng người ta chia 3 khu vực chính:
- Vùng bệnh lưu hành cao với tỷ lệ HBsAg (+) khoảng 5-20% như khu
vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi.
- Vùng bệnh lưu hành thấp với tỷ lệ HBsAg (+) rất thấp khoảng 0,1-1%
như Bắc Mỹ, Tây Âu và Úc.
- Vùng bệnh lưu hành trung bình như một số quốc gia ở miền nam
Châu Âu ( Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp), Đông Âu, Nga, Nam Mỹ
với tỷ lệ HBsAg (+) khoảng 1-5% [ 3], [ 6], [ 8], [ 12], [ 20].
1.3.2.Tình hình nhiễm HBV ở Việt nam
- Việt nam là một quốc gia nằm trong vùng bệnh lưu hành cao của
nhiễm HBV. Tại Hà Nội tỷ lệ người mang HBsAg được ghi nhận khoảng 15-
20%(Theo Hoàng Thủy Nguyên,1991), ở Bệnh viện Chợ Rẫy (n =
22.427,1996-1997) tỷ lệ HBsAg(+) là 5,14%, tại Tiền Giang khoảng 21,8%.
5

- Tình hình nhiễm HBV ở đối tượng có nguy cơ:
+ Một số đối tượng đặc biệt: Tại Trung tâm truyền máu và huyết học
Thành phố Hồ Chí Minh 49.634 người xét nghiệm máu tìm HBsAg , ghi nhận
tỷ lệ HBsAg (+) như sau: gái mại dâm 10,4% (n = 500), người cho máu
11,4% (n = 32.300), người chích xì ke 16% (n = 400), thủy thủ tàu viễn
dương 16,4% (n = 205), phụ nữ mang thai 10% (n = 1000), sinh viên học sinh
11,6% ( n = 163), công nhân11,4% (n = 1018).
+ Nhân viên y tế: Trong năm 1994, tại Thành phố Hồ Chí Minh có
4.619 người được xét nghiệm, tỷ lệ HBsAg (+) là 15,2%. Tại Bệnh viện Nhiệt
Đới, xét nghiệm cho 500 nhân viên, tỷ lệ HBsAg (+) là 16,8%. Tỷ lệ HBsAg
(+) cao ở người công tác > 5 năm (80%), làm việc tại phòng cấp cứu (25%),
các khoa viêm gan (30,4%). Năm 1994-1996, Viên Chinh Chiến và cộng sự
nghiên cứu” Tình trạng nhiễm HBV trong nhân viên y tế tại một số tỉnh Miền
trung” cho thấy tỷ lệ mang HBsAg 17,6%, tỷ lệ có kháng thể là 52,9% và tỷ lệ
nhiễm HBV là 70,5% [ 2], [ 4 ], [ 5], [ 6], [ 12], [ 20],[ 22].
1.3.3. Phương thức truyền bệnh viêm gan B
- Ở các nước phát triển VGB xảy do sự rủi ro trong chuyền máu, việc
dùng lại bơm tiêm và do tiếp xúc với máu bị nhiễm. Do vậy, tỷ lệ nhiễm xảy
ra chủ yếu ở 1 vài nhóm người như nha sỹ, bác sỹ, những người lọc máu nhân
tạo, nhân viên xét nghiệm sinh hoá và những người làm huyết học. Truyền
bệnh trong gia đình có thể xảy ra do chăm sóc bệnh nhân hoặc người lành
mang bệnh. Nó có thể xảy ra do tai biến dùng dao cạo làm chảy máu, dùng
chung bàn chải đánh răng, dùng bàn chải tắm chung.
- HBV có mặt ở nhiều dịch tiết cơ thể như nước bọt, tinh dịch, dịch tiết
âm đạo. Do vậy, lây nhiễm có thể do hôn hoặc qua quan hệ tình dục.
- Phương thức truyền bệnh từ mẹ mang mầm bệnh mạn tính sang con
xảy ra do máu mẹ sang máu con lúc sinh hoặc do tiêm chích.
6
Như vậy, HBV lây truyền theo đường máu, đường tình dục hoặc từ mẹ
sang con trong 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc giai đoạn sơ sinh [2], [3], [ 6],

[ 12].
1.3.4. Nguy cơ lây truyền HBV trong nghề nghiệp
- Nguy cơ nhiễm HBV trong nghề nghiệp được thừa nhận đối với nhân
viên y tế. Lây truyền trong khung cảnh chăm sóc sức khỏe thường xảy ra 1
chiều từ bệnh nhân sang nhân viên y tế, hiếm khi là nhân viên y tế có
HBsAg(+) lây truyền cho bệnh nhân. Những bệnh nhân mang HBsAg không
triệu chứng là nguy cơ lớn đối với nhân viên y tế vì không có nét đặc trưng
lâm sàng nào có thể nhận ra những người đó.
- Nguy cơ nhiễm HBV sơ bộ liên quan đến mức độ tiếp xúc với máu ở
nơi công tác và với tình trạng HBeAg của người bệnh.Trong nhiều nghiên
cứu đối với nhân viên y tế bị kim nhiễm máu bệnh nhân chứa HBV đâm,
nguy cơ phát triển viêm gan lâm sàng nếu như máu có chứa cả HBsAg lẫn
HBeAg là 22-31%, nguy cơ có bằng chứng huyết thanh (+) là 37-62%.
- Mặc dù tổn thương da là cách lây nhiễm cao nhất, nhưng cách lây
nhiễm này chỉ minh chứng cho thiểu số nhiễm HBV trong nhân viên y tế.
Nhiều cuộc điều tra, hầu hết nhân viên y tế không nhớ lại tổn thương qua da
do kim đâm, mặc dù có đến 1/3 nhân viên y tế nhớ lại cho biết đã chăm sóc
bệnh nhân có HBsAg(+). Bên cạnh đó, HBV có thể sống trong máu khô trên
môi trường bề mặt ở nhiệt độ phòng lạnh trong 1 tuần. Vì vậy, nhiễm HBV
cho nhân viên y tế có thể xảy ra ở những người không có tiền sử phơi nhiễm
không do nghề nghiệp hoặc tổn thương qua da do nghề nghiệp, có lẽ do phơi
nhiễm máu và dịch cơ thể có HBV trực tiếp hoặc gián tiếp để vào da qua vết
cào, vết rách da, bỏng, các thương tổn khác hoặc trên các bề mặt niêm mạc.
Khả năng lây nhiễm HBV qua tiếp xúc với bề mặt môi trường đã từng được
7
thể hiện trong điều tra các vụ dịch HBV trong số bệnh nhân và cán bộ ở các
đơn vị thận nhân tạo.
- Máu chứa nồng độ HBV cao nhất trong các dịch cơ thể và là môi
trường lây truyền quan trọng nhất. HBsAg cũng được tìm thấy trong nhiều
dịch khác của cơ thể: sữa mẹ, dịch mật, dịch não tuỷ, phân, dịch hầu họng,

nước bọt, tinh dịch, mồ hôi và dịch khớp.Tuy nhiên, nồng độ HBsAg trong
dịch cơ thể có thể gấp 100-1000 lần so với nồng độ các tiểu thể HBV gây
nhiễm. Vì vậy, hầu hết dịch cơ thể không phải là những môi trường lây nhiễm
hiệu lực vì chúng chứa lượng tiểu thể HBV thấp [ 3], [ 6], [ 7], [12], [ 23].
1.4. CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM GAN DO VI RUS B
1.4.1. Viêm gan siêu vi B cấp
Khoảng 70% các trường hợp VGB cấp không có triệu chứng lâm sàng.
Trong 30% trường hợp có triệu chứng thì bệnh cảnh lâm sàng thường diễn
biến qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: Có thể thay đổi từ vài tuần đến 6 tháng, thời kỳ này
bệnh nhân vẫn khỏe mạnh chưa có triệu chứng lâm sàng.
- Thời kỳ khởi phát: Có thể kéo dài 1 đến 2 tuần , triệu chứng lâm sàng
đầu tiên thường không đặc hiệu. Trong thể điển hình bệnh nhân cảm thấy uể
oải, mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, đau nhẹ lâm râm ở vùng hạ sườn phải. Bệnh
nhân cảm thấy nước tiểu ít đi và đậm màu, sau đó xuất hiện vàng da, vàng
mắt, đôi khi có phát ban ngoài da, nổi mày đay.
- Thời kỳ toàn phát: Kéo dài từ 2 đến 8 tuần với vàng da, vàng mắt,
nước tiểu đậm màu. Sau đó các triệu chứng giảm dần, bệnh nhân cảm thấy
khỏe hơn, ăn uống được, vàng mắt, vàng da giảm dần và chuyển sang giai
đoạn hồi phục [ 2], [ 3 ], [ 6], [ 9], [ 16], [ 17].
8
1.4.2. Viêm gan siêu vi B mạn
Chỉ có một số ít bệnh nhân VGB mạn có tiền sử viêm gan cấp. Mệt mỏi
là triệu chứng phổ biến, vàng da dai dẳng và gián cách là nét đặc trưng ở các
trường hợp nặng hoặc giai đoạn muộn. Các triệu chứng này nặng lên là sự tái
phát viêm gan cấp, thường đi đôi với sự tái hoạt HBV, có thể dẫn đến tổn
thương gan tiến triển và gây mất bù gan.
Mức độ VGB mạn rất khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đánh giá mức độ
VGB mạn căn cứ vào mô bệnh học, nhưng quan trọng hơn là dựa vào mức độ
nhân lên của HBV. Trong giai đoạn nhân lên mạnh thì mức độ nặng hơn và

ngược lại trong giai đoạn không nhân lên của HBV thì mức độ nhẹ.
Tiến triển:
+ Xơ gan: Triệu chứng lâm sàng có liên quan đến tăng áp lực tĩnh mạch
cửa và di chứng của nó: cổ trướng, lách to, cường lách, bệnh não, chảy máu
dãn tĩnh mạch thực quản.
+ Ung thư gan nguyên phát:. Ung thư gan có thể không được phát hiện
trên lâm sàng vì thường xuất hiện ở bệnh nhân xơ gan và các triệu chứng
thường cho là do xơ gan tiến triển. Biểu hiện hay gặp nhất là đau bụng và sờ
thấy khối u ở thượng vị phải. Cổ trướng có máu có thể xuất hiện ở 20%
trường hợp. Rất ít khi có vàng da trừ khi có biểu hiện suy chức năng gan
hoặc bị chèn ép vào đường dẫn mật. Tăng Phosphatase kiềm và Alpha Feto
Protein.
1.5. ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI B
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu VGB. Một số thuốc như: Interferon,
Lamivudin có tác dụng ức chế sự sao chép của HBV và làm thuyên giảm tổn
thương tế bào gan, nhưng với tỷ lệ thấp (30-40% ở bệnh nhân chọn lọc) và có
nhiều tác dụng phụ. Đối với VGB mạn giai đoạn cuối chỉ định ghép gan là
9
can thiệp duy nhất có khả năng cứu sống bệnh nhân [ 2], [ 3], [ 6], [ 9], [ 14],
[ 15].
1.6. PHÒNG BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B
1.6.1. Biện pháp chủ yếu
1.6.1.1.Ngăn chặn đường truyền và kiểm soát người có nguy cơ cao
- Kiểm tra chặt chẽ người cho máu HBsAg, Anti-HcV.
- Xét nghiệm đều đặn nhân viên y tế và bệnh nhân ở đơn vị lọc thận
nhân tạo.
- Bảo hộ tốt và nâng cao kiến thức phòng bệnh cho nhân viên y tế, nhân
viên xét nghiệm.
- Không dùng chung bơm kim tiêm, các dụng cụ y tế, nếu dùng chung
phải tiệt trùng kỹ [ 1], [ 2], [ 3], [ 9].

1.6.1.2. Giáo dục cho người nhiễm HBV
Làm cho họ hiểu về phương thức truyền bệnh, rằng họ sẽ là nguồn lây
cho gia đình và cộng đồng nếu không thực hành những hành vi an toàn như
sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, không cho máu, tinh dịch, phủ
tạng.
1.6.2. Phòng bệnh cho nhân viên y tế
- Trong nhiều nghiên cứu về huyết thanh học được tiến hành ở Mỹ,
nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm HBV gấp 10 lần cao hơn đối với quần thể
tổng quát. Vì thế chủng ngừa cho nhân viên y tế trước khi phơi nhiễm để
chống lại viêm gan B và dùng các biện pháp phòng ngừa phổ cập để phòng
phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể.
- Hiệu quả phòng ngừa sau phơi nhiễm: Trong bối cảnh nghề nghiệp,
dùng HBIG trong vòng 1 tuần sau khi phơi nhiễm với máu có HBsAg(+) sẽ
bảo vệ khỏi nhiễm HBV 75%.
10
1.6.3. Phòng bệnh đặc hiệu
1.6.3.1. Miễn dịch thụ động
- Dùng chế phẩm Globulin miễn dịch (HBIG, HepB-Gammagee,
HyperHer) người bình thường ít hiệu quả vì chứa lượng kháng thể HBsAg
thấp. Dùng cho người sau khi tiếp xúc với máu có HBsAg (+) hoặc người có
quan hệ tình dục với người có HBsAg (+).
- Tiêm HBIG (Hepatitis B Immunoglobulin) trước khi tiếp xúc cho
thấy tỷ lệ mắc bệnh VGB giảm ở cả bệnh nhân và nhân viên y tế ở đơn vị lọc
thận. Liều lập lại là cần thiết để bảo vệ lâu dài.
Liều dùng 0,04-0,07ml/kg cách nhau 1 tháng, tiêm càng sớm càng tốt
sau khi tiếp xúc, tốt nhất là trong 48 giờ.
1.6.3.2. Miễn dịch chủ động
+Vacxin liệu pháp: Vacxin viêm gan B (Engerix B, Recombivax HB),
tiêm 3 mũi 20mg vào tháng 1-2-6. Người suy giảm miễn dịch liều 40mg , trẻ
em dưới 10 tuổi 10mcg.

+ Phòng bệnh sau khi tiếp xúc: Phối hợp HBIG và vacxin HB. Trẻ sơ
sinh có mẹ HBsAg (+) ngay sau sinh tiêm HBIG 0,5ml, sau đó tiêm vacxin
HB 10mcg x 3 mũi.
+ Trường hợp nhiễm trùng qua da hay niêm mạc do máu hay chất dịch
có HBsAg (+) dùng HBIG 0,06ml/kg và vacxin HB tiêm bắp ở 2 vị trí khác
nhau. Không nên tiêm phòng cho phụ nữ có thai.
11
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nhân viên điều dưỡng đang làm
việc tại 2 bệnh viện huyện: Hương Trà, Quảng Điền và bệnh viện thành phố
Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Chọn mẫu
Tất cả nhân viên điều dưỡng trực tiếp phục vụ bệnh nhân ở 3 bệnh viện
trên, không phân biệt tuổi, trình độ chuyên môn, thời gian công tác và khoa
phòng làm việc.
Tổng số đối tượng khảo sát là: 122 người. Cụ thể ở các đơn vị như sau:
+ Bệnh viện Hương Trà: 45 người.
+ Bệnh viện Quảng Điền: 28 người.
+ Bệnh viện thành phố Huế: 49 người.
2.2.3. Thời gian tiến hành
Thời gian tiến hành từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 5 năm 2007.
2.2.4. Các bước tiến hành thu thập số liệu
+ Bước 1: Liên hệ với Ban Giám Đốc 3 bệnh viện trên, yêu cầu sự phối
hợp và giúp đỡ tạo điều kiện cho công tác điều tra.
+ Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành việc

phòng ngừa viêm gan B của nhân viên điều dưỡng.
12
+ Bước 3: Tiến hành điều tra thử trên 10 đối tượng để đánh giá bộ câu
hỏi về mức độ rõ ràng ngữ nghĩa, tiến hành sửa chữa và hoàn chỉnh các câu
hỏi trong phiếu điều tra cho phù hợp.
+ Bước 4: Thu thập số liệu bằng cách:
- Người phỏng vấn tự giới thiệu và giải thích mục đích của cuộc phỏng
vấn với sự thông báo của Điều dưỡng trưởng bệnh viện và Điều dưỡng trưởng
khoa phòng.
- Thực hiện phỏng vấn đảm bảo người được hỏi hiểu yêu cầu của các
câu hỏi. Trong suốt thời gian phỏng vấn luôn tạo không khí thân mật, cởi mở
nhằm thu thập các thông tin được chính xác.
- Ghi thông tin ngay vào phiếu điều tra tránh nhầm lẫn.
- Kiểm tra toàn bộ thông tin tránh bỏ sót các câu hỏi sau khi hoàn tất
phỏng vấn.
+ Bước 5: Tổng hợp và xử lý thống kê số liệu.
2.2.5. Nội dung xây dựng phiếu điều tra
Dựa trên tài liệu “ Vài hướng dẫn cần thiết để viết bộ câu hỏi trong
nghiên cứu cộng đồng”.
+ Các câu hỏi được xây dựng theo cấu trúc: Câu hỏi đóng: câu hỏi lựa
chọn giữa 2 tình huống: Có - Không và câu hỏi có nhiều lựa chọn.
+ Phiếu điều tra được xây dựng gồm 3 phần:
2.2.5.1. Vấn đề chung
+ Nhân viên khoa phòng.
+ Tuổi.
+ Giới.
+ Trình độ chuyên môn.
+ Tốt nghiệp năm.
+ Số năm làm việc tại khoa phòng.
13

+ Có làm việc khoa phòng nào trước đó hay không. Thời gian đã làm
tại khoa phòng trước đó.
2.2.5.2. Phần 2: Phỏng vấn kiến thức và thái độ phòng ngừa VGB
Gồm 18 câu hỏi:
+ Hiểu biết của nhân viên điều dưỡng về VGB:
- Tên bệnh.
- Tác nhân gây bệnh.
- Đường lây truyền.
- Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Mức độ nguy hiểm của bệnh.
- Cách điều trị và biện pháp dự phòng.
- Độ tuổi chủng ngừa.
- Xét nghiệm VGB và kết quả xét nghiệm.
+ Thái độ của nhân viên điều dưỡng đối với VGB:
- Sự quan tâm đến bệnh.
- Thái độ của mình khi làm việc để tránh lây VGB cho bản thân.
- Thái độ của mình khi làm việc để tránh lây VGB cho bệnh nhân khác.
- Sự quan tâm của bản thân và chính quyền đối với việc phòng ngừa
viêm gan B cho nhân viên y tế.
- Vận động gia đình đi tiêm phòng VGB.
2.2.5.3. Phần 3: Phỏng vấn về hành động phòng ngừa VGB, gồm 7 câu hỏi:
+ Vấn đề vệ sinh trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân.
+ Sử dụng bơm kim tiêm.
+ Cách xử lý bơm kim tiêm sau khi dùng.
+ Xử lý bông băng sau khi sử dụng.
+ Vấn đề vô khuẩn các dụng cụ kim loại dùng lại.
14
+ Việc xử lý khi có nguy cơ phơi nhiễm với viêm gan B của nhân viên
điều dưỡng.
+ Biện pháp phòng lây nhiễm cho bản thân và cho những người xung

quanh.
2.2.6. Một số giới hạn của đề tài
Trong suốt thời gian phỏng vấn trực tiếp, điều tra viên luôn tạo không
khí thoải mái, cởi mở nhằm thu thập thông tin một cách chính xác. Nhưng
việc đánh giá thực hành thông qua kê khai của nhân viên điều dưỡng mà
không qua quan sát trực tiếp thao tác của họ, nên có thể có một vài đối tượng
còn e dè, sợ đánh giá, không cung cấp thật chính xác những thao tác mà họ
thực hiện hàng ngày cho điều tra viên. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả
nghiên cứu.
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
+ Đối tượng phỏng vấn đều được giải thích mục đích của nghiên cứu và
chấp nhận hợp tác.
+ Không tiết lộ danh tánh người được phỏng vấn.
+ Số liệu đều phục vụ cho nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích
nào khác.
2.2.8. Phương pháp xủ lý số liệu
+ Quản lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS.11.5.
+ Quá trình tính toán được thực hiện thông qua chương trình phân tích
thống kê SPSS.11.5.
15
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Giới
Bảng 3.1 Giới
Giới Thành phố Quảng Điền Hương Trà
Nam 5 1 7
Nữ 44 27 38
Nam/Nữ 5/44 1/27 7/38


Nhân viên điều dưỡng nữ chiếm đa số ở tất cả 3 bệnh viện.
3.1.2. Trình độ chuyên môn
Bảng 3.2 Trình độ chuyên môn
Trình độ
chuyên môn
Thành phố Quảng Điền Hương Trà
TS % TS % TS %
Đại học 3 6.1 3 10.7 2 7.1
Trung cấp 40 81.6 23 82.1 41 91.1
Sơ cấp 6 12.2 2 7.1 2 4.4
Tổng cộng 49 100 28 100 45 100
- Trình độ Trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 3 bệnh viện: Cao nhất là
Bệnh viện Hương Trà 91,1%, kế đến là Bệnh viện Quảng Điền 82,1%, thấp
nhất là Bệnh viện thành phố Huế 81,6%.
- Trình độ Đại học có với tỷ lệ thấp.
- Vẫn còn trình độ Sơ cấp ở tất cả 3 bệnh viện.
16
3.2. TỶ LỆ NHÂN VIÊN ĐIỀU DƯỠNG CÓ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
VÀ THỰC HÀNH VIỆC PHÒNG NGỪA VGB
3.2.1. Tỷ lệ nhân viên điều dưỡng có kiến thức và thái độ phòng ngừa VGB
Bảng 3.3 Kiến thức và thái độ phòng ngừa VGB
Kiến thức và thái độ TS %
Nguyên nhân gây bệnh 114 93.4
Đường lây truyền 99 81.2
Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh 90 73.8
Vì sao VGB là bệnh nghiêm trọng 64 52.4
Bệnh VGB là bệnh không chữa được 51 41.8
Số nhân viên đã được xét nghiệm VGB 99 81.1
Thái độ quan tâm đến bệnh 122 100
Vận động gia đình tiêm phòng VGB 106 86.9

Thái độ khi làm việc để tránh lây cho bản thân 100 82.0
- Đa số nhân viên điều dưỡng ở 3 bệnh viện biết được nguyên nhân gây
bệnh, đường lây truyền, tính nguy hiểm và nhóm người có nguy cơ cao mắc
bệnh VGB.
- 100% nhân viên điều dưỡng của 3 bệnh viện quan tâm đến bệnh
VGB.
- 86,9% nhân viên y tế vận động gia đình tiêm phòng VGB.
- 82% nhân viên có thái độ đúng khi làm việc để tránh lây cho bản thân.
3.2.2. Tỷ lệ nhân viên điều dưỡng thực hành đúng việc phòng ngừa VGB
Bảng 3.4 Thực hành phòng ngừa VGB
17
Nội dung thực hành TS %
Sử dụng bơm kim tiêm một lần 122 100
Bỏ bơm kim tiêm sau khi sử dụng vào hộp an toàn 97 79.5
Hấp tiệt trùng dụng cụ kim lọai dùng lại 57 46.7
Đốt bông băng sau khi sử dụng 53 43.4
Khi máu và dịch bắn vào cơ thể phải rửa nước xà phòng 85 69.7
Che kín tổn thưong bằng găng tay khi chăm sóc bệnh nhân 10
1
82.8
Đa số nhân viên điều dưỡng thực hành đúng trong việc phòng ngừa
VGB.
3.3. SO SÁNH TỶ LỆ NHÂN VIÊN ĐIỀU DƯỠNG CÓ KIẾN THỨC,
THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA VGB
3.3.1. Tác nhân gây bệnh VGB
Bảng 3.5 Nguyên nhân gây bệnh VGB
Bệnh viện N Vi khuẩn Virus KST
TS % TS % TS %
Thành Phố 49 0 0 48 98 1 2
Quảng Điền 28 0 0 23 82.1 5 17.9

Hương Trà 45 2 4.4 43 95.6 0 0
Đa số nhân viên điều dưỡng đều biết được nguyên nhân gây bệnh VGB
là do virus: Cao nhất là Bệnh viện thành phố Huế 98%, kế đến là Bệnh viện
Hương Trà 95,6%, , thấp nhất là Bệnh viện Quảng Điền 82,1%.
3.3.2 Đường lây truyền VGB
Bảng 3.6 Đường lây truyền VGB
Bệnh viện
N
Biết đầy đủ
các đường
lây truyền
Vết
rách da
Quan hệ
tình dục
Tiêu hóa
18
TS % TS % TS % TS %
Thành phố 49 42 85.7 0 0 0 0 7 14.3
Quảng Điền
Hương Trà
28
45
24
33
85.7
73.3
3
8
10.7

17.8
1
0
3.6
0
0
4
0
8.9
Hiểu biết các đường lây truyền bệnh VGB: Cao nhất là ở Bệnh viện
thành phố Huế và Quảng Điền 85,7%, thấp nhất Bệnh viện Hương Trà 73,3%.
3.3.3. Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh VGB
Bảng 3.7 Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh VGB
Bệnh viện N
Biết tất cả các
nhóm nguy cơ
Nghiện chích
ma túy
Quan hệ tình
dục
TS % TS % TS %
Thành Phố 49 41 83.7 1 2.0 7 14.3
Quảng Điền 28 20 71.4 8 28.6 0 0
Hương Trà 45 29 64.4 3 6.7 13 28.9
Bệnh viện thành phố Huế có tỷ lệ cao nhất 83,7% biết được tất cả các
nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh VGB, đến là Bệnh viện Quảng Điền
71,4%, thấp nhất là Bệnh viện Hương Trà 64,4%.
3.3.4. Điều trị và phương pháp điều trị VGB
Bảng 3.8 Điều trị và phương pháp điều trị VGB
Bệnh

viện
N
Điều trị Phương pháp điều trị
Được Không
Kháng
sinh
Vitamin
Nghĩ
ngơi
Không
có cách
điều trị
TS % TS % TS % TS % TS % TS %
T.Phố 49 20 40.8 29 59.2 8 16.3 10 20.
4
2 4.1 29 59.2
19
Q.Điền 2
8
26 92.9 2 7.1 2 7.1 19 67.9 5 17.9 2 7.1
H.Trà 45 25 55.6 20 44.4 1 2.2 14 31.1 10 2.8 20 44.4
Nhân viên điều dưỡng ở Bệnh viện thành phố Huế có tỷ lệ cao nhất
59,2% cho rằng bệnh VGB là không điều trị được, kế đến là Bệnh viện
Hương Trà 44,4%, thấp nhất là Bệnh viện Quảng Điền chỉ có 7,1%.
3.3.5. Số nhân viên đã xét nghiệm viêm gan B
Bảng 3.9 Số nhân viên đã xét nghiệm VGB
Bệnh viện N
Đã xét nghiệm Chưa xét nghiệm
TS % TS %
Thành phố 49 41 83.7 8 16.3

Quảng Điền 28 20 71.1 8 28.6
Hương Trà 45 38 84.4 7 15.6
Số nhân viên điều dưỡng đã xét nghiệm VGB ở Bệnh viện Hương Trà
chiếm tỷ lệ cao nhất 84,4%, kế đến là Bệnh viện thành phố Huế 83,7%, thấp
nhất là Bệnh viện Quảng Điền 71,1%.
3.3.6. Vận động gia đình tiêm phòng VGB
Bảng 3.10 Số nhân viên y tế vận động gia đình tiêm phòng VGB
Bệnh viện N
Có Không
TS % TS %
Thành phố 49 45 91.8 4 8.2
Quảng Điền 28 27 96.4 1 3.6
Hương Trà 45 34 75.6 11 24.4
Nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Quảng Điền vận động gia đình tiêm
phòng VGB tỷ lệ cao nhất 96,4%, thấp nhất là Bệnh viện Hương Trà 75,6%.
3.3.7. Thái độ làm việc để tránh lây cho bản thân và cho bệnh nhân khác
20
Bảng 3.11 Thái độ làm việc để tránh lây VGB
Bệnh viện N
Cho bản thân Cho bệnh nhân khác
Cẩn thận
Hết sức
cẩn thận

khuẩn
dụng cụ
y tê’
Tuân thủ
nguyên
tắc lấy và

xử lý
bệnh
phẩm
Tránh
tiếp xúc
với máu
và dịch
tiết
TS % TS % TS % TS % TS %
Thành phố 49 7 14.3 42 85.7 21 42.9 28 57.1 0 0
Quảng Điền 28 11 39.3 17 60.7 24 85.7 4 14.3 0 0
Hương Trà 45 4 8.9 41 91.1 6 13.3 38 84.4 1 2.2
- Trong khi làm việc phải hết sức cẩn thận để tránh lây cho bản thân,
nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Hương Trà có tỷ lệ cao nhất 91,1%, kế đến
là Bệnh viện thành phố Huế 85,7%, thấp nhất là Bệnh viện Quảng Điền
60,7%.
- Vô khuẩn các dụng cụ y tế là biện pháp mà nhân viện điều dưỡng
Bệnh viện Quảng Điền thực hiện với tỷ lệ cao nhất 85,7%.
3.3.8. Xử lý bơm kim tiêm sau khi sử dụng
Bảng 3.12 Xử lý bơm kim tiêm sau khi sử dụng
Bệnh viện N
Bỏ vào hộp
an toàn
Bỏ vào thùng
rác
Bỏ tại nơi
tiêm thuốc
TS % TS % TS %
Thành Phố 49 39 79.6 9 18.4 1 2.0
Quảng Điền 28 28 100 0 0 0 0

Hương Trà 45 30 66.7 15 33.3 0 0
-100% nhân viên y tế Bệnh viện Quảng Điền bỏ bơm kim tiêm sau khi
sử dụng vào hộp an toàn, kế đến là Bệnh viện thành phố Huế 79,6%, thấp
nhất là Bệnh viện Hương Trà chỉ có 66,7%.
21
- Đặc biệt có tỷ lệ lớn bỏ bơm kim tiêm vào thùng rác: cao nhất là
Bệnh viện Hương Trà 33,3%, kế đến là Bệnh viện thành phố Huế 18,4%, tỷ lệ
này không có ở Bệnh viện Quảng Điền.
- 2% nhân viên điều dưỡng Bệnh viện thành phố Huế bỏ bơm kim tiêm
sau khi sử dụng tại nơi tiêm thuốc.
3.3.9. Cách xử lý dụng cụ kim loại dùng lại
Bảng 3.13 Xử lý dụng cụ kim loại dùng lại
Bệnh viện N
Hấp
tiệt trùng
Ngâm vào
dung dịch
khử khuẩn
Rửa bằng
nước sạch và
xà phòng
TS % TS % TS %
Thành Phố 49 21 42.9 7 14.3 21 42.9
Quảng Điền 28 23 82.1 1 3.6 4 14.3
Hương Trà 45 13 28.9 5 11.1 27 60.0
Hấp tiệt trùng dụng cụ kim loại dùng lại là biện pháp mà nhân viên điều
dưỡng Bệnh viện Quảng Điền thực hiện với tỷ lệ cao nhất 82,1%, thấp nhất là
Bệnh viện Hương Trà chỉ có 28,9%.
3.3.10. Cách xử lý bông băng sau khi sử dụng
Bảng 3.14 Cách xử lý bông băng sau khi sử dụng

Bệnh viện N
Đốt Chôn lấp
Bỏ vào
thùng rác
Khử khuẩn
TS % TS % TS % TS %
Thành phố 49 17 34.7 6 12.2 17 34.7 9 18.4
Quảng Điền 28 20 71.4 0 0 3 10.7 5 17.9
Hương Trà 45 16 35.6 0 0 28 62.2 1 2.2
Bông băng sau khi sử dụng được đốt là biện pháp mà Bệnh viện Quảng
Điền thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhất 71,4%, thấp nhất là Bệnh viện thành phố
Huế chỉ có 34,7%.
22
3.3.11. Xử lý khi bị máu và dịch cơ thể bắn vào người
Bảng 3.15 Xử lý khi bị máu và dịch cơ thể bắn vào người
Bệnh viện N
Chủng
ngừa
Rửa bằng
nước sạch
Rửa bằng
xà phòng
XN máu
TS % TS % TS % TS %
Thành phố 49 3 6.7 7 15.6 33 73.3 2 4.4
Quảng Điền 28 0 0 5 17.9 22 78.6 1 3.6
Hương Trà 45 0 0 15 30.6 30 61.2 4 8.2
Rửa bằng nước xà phòng là biện pháp xử lý khi bị máu và dịch cơ thể
bắn vào người là biện pháp mà nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Quảng Điền
áp dụng với tỷ lệ cao nhất 78,6%, thấp nhất là Bệnh viện Hương Trà 61,2%.

3.3.12. Xử lý khi bị tổn thương da
Bảng 3.16 Xử lý khi bị tổn thương da
Bệnh viện N
Che kín tổn
thương
Hạn chế tiếp
xúc
Không tiếp xúc
với bệnh nhân
TS % TS % TS %
Thành phố 49 41 83.7 3 6.1 5 10.2
Quảng Điền 28 26 92.9 2 7.1 0 0
Hương Trà 45 34 75.6 8 17.8 3 6.7
- Che kín tổn thương da bằng găng tay khi tiếp xúc với bệnh nhân là
biện pháp được áp dụng cao nhất ở Bệnh viện Quảng Điền 92,9%, kế đến là
Bệnh viện thành phố Huế 83,7%, thấp nhất là Bệnh viện Hương Trà 75,6%.
23
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân là biện pháp nhân viên điều dưỡng
Bệnh viện Hương Trà thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhất 17,8%, tỷ lệ này ở Bệnh
viện Quảng Điền và Bệnh viện thành phố Huế là 7,1% và 6,1%.
- Không tiếp xúc với bệnh nhân là biện pháp mà nhân viên điều dưỡng
Bệnh viện thành phố Huế thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhất 10,2%, kế đến là
Bệnh viện Hương Trà 6,7%.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. TỶ LỆ NHÂN VIÊN ĐIỀU DƯỠNG CÓ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
VÀ THỰC HÀNH VIỆC PHÒNG NGỪA VGB
Phân tích bảng 3.3 chúng ta thấy:
- 100% nhân viên điều dưỡng ở cả 3 bệnh viện có thái độ quan tâm đến
bệnh VGB.

- 93,4% nhân viên biết được nguyên nhân gây bệnh, còn 6,6% không
biết được nguyên nhân gây bệnh. Như vậy, đa số nhân viên điều dưỡng 3
bệnh viện đều biết nguyên nhân gây bệnh VGB là do virus. Còn 1 tỷ lệ nhỏ
cho là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, đây là một sự hiểu biết nhầm lẫn có thể
24
dẫn đến những thái độ và hành động sai lầm trong công việc chăm sóc bệnh
nhân hàng ngày, làm tăng sự lây nhiễm cho bản thân người điều dưỡng cũng
như lây nhiễm từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.
- Về đường lây truyền: có 81,2% biết được tất cả các đường lây truyền
và 73,8% nhân viên biết được tất cả các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
VGB. Chính vì không biết được nguyên nhân gây bệnh và đường lây truyền
nên chỉ có 41,8% nhân viên cho rằng bệnh VGB là bệnh không chữa được,
còn một tỷ lệ khá lớn 58,2% nhân viên ở cả 3 bệnh viện cho rằng VGB có thể
điều trị được. Điều này có thể lý giải vì sao chỉ có 52,4% cho rằng bệnh VGB
là nghiêm trọng. Cũng vì còn 1 tỷ lệ lớn cho rằng VGB là không nghiêm
trọng, có thể điều trị được, cho nên chỉ có 82% nhân viên điều dưỡng có thái
độ đúng khi làm việc để tránh lây nhiễm cho bản thân, 81,1% xét nghiệm
VGB và 86,9% nhân viên điều dưỡng cả 3 bệnh viện vận động gia đình đi
tiêm phòng VGB.
Phân tích bảng 3.4 về tỷ lệ nhân viên điều dưỡng thực hành đúng trong
việc phòng ngừa VGB:
- Có 100% nhân viên sử dụng bơm kim tiêm 1 lần, đây là một cố gắng
lớn của ngành y tế trong việc phòng lây nhiễm VGB và nhiều bệnh khác.
- Đối với bơm kim tiêm sau khi sử dụng có 79,5% bỏ vào hộp an toàn,
vẫn còn 1 tỷ lệ không nhỏ bỏ vào thùng rác hoặc tại nơi tiêm thuốc, có lẽ là
do thói quen trong công việc hàng ngày vì theo khảo sát của chúng tôi tại 3
bệnh viện đều có trang bị hộp an toàn. Đây là hành động không tốt cần phải
chấn chỉnh, nhằm góp phần vào việc phòng ngừa sự lây nhiễm VGB và một
số bệnh khác trong môi trường bệnh viện.
- Với dụng cụ kim loại dùng lại chỉ có 46,7% là hấp tiệt trùng, còn tỷ lệ

rất lớn 53,3% nhân viên chỉ rửa dụng cụ bằng nước sạch hoặc nước xà phòng,
một số ít ngâm trong dung dịch khử khuẩn tùy theo tính chất làm việc của mỗi
25

×