Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tỉ số tiểu cầu kích thước lách và kích thước gan phải albumin trong dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.49 KB, 13 trang )

TỈ SỐ TIỂU CẦU/KÍCH THƯỚC LÁCH VÀ KÍCH THƯỚC GAN
PHẢI/ALBUMIN TRONG DỰ ĐOÁN GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN
TRÊN BỆNH NHÂN XƠ GAN
Trần Quốc Trung*, Bùi Hữu Hoàng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Xác định giá trị của tỉ số tiểu cầu/kích thước lách (TC/KTL) và kích
thước gan phải/albumin (KTGP/ALB) trong dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản
(TMTQ) ở bệnh nhân (BN) xơ gan (XG).
Phương pháp: 166 BN XG được làm các xét nghiệm sinh hóa, nội soi tiêu hóa
trên và siêu âm bụng. Tính các tỉ số TC/KTL và KTGP/ALB. Tìm mối tương quan
giữa sự hiện diện giãn TMTQ với hai tỉ số này và tính các giá trị dự đoán.
Kết quả: Tỉ lệ giãn TMTQ là 55,42%. Tại giá trị cắt 975, tỉ số TC/KTL dự
đoán giãn TMTQ có độ chính xác 85,54%, độ nhạy 93,45%, độ chuyên 75,58%,
giá trị tiên đóan dương (GTTĐD) 82,69%, giá trị tiên đoán âm (GTTĐA) 90,32%.
Tại giá trị cắt 4,00, tỉ số KTGP/ALB dự đoán giãn TMTQ có độ chính xác 83,13%,
độ nhạy 73,91%, độ chuyên 94,59%, GTTĐD 94,44%, GTTĐA 74,47%. Khi kết
hợp hai tỉ số này ta được một “biến mới” = TC/KTL x (-0,003) + KTGP/ALB x
(1,447). Tại giá trị cắt ngang 2,245, biến mới dự đoán giãn TMTQ với độ nhạy là
81,52% và độ chuyên là 89,19%.
Kết luận: Tỉ số TC/KTL, KTGP/ALB và “biến mới” là những cách khảo sát
không xâm lấn hữu ích trong dự đoán giãn TMTQ ở BN XG.
Từ khóa: Tỉ số tiểu cầu/ kích thước lách (TC/KTL), tỉ số kích thước gan phải/
albumin (KTGP/ALB), giãn tĩnh mạch thực quản

ABSTRACT
THE PLATELET COUNT/SPLEEN DIAMETER AND RIGHT LIVER LOBE
DIAMETER/ALBUMIN RATIO IN PREDICTION OF THE PRESENCE OF
ESOPHAGEAL VARICES IN CIRRHOTIC PATIENTS
Tran Quoc Trung*, Bui Huu Hoang
*** Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 167 - 172
Background: To evaluate the platelet count/spleen diameter (PC/SD) and right


liver lobe diameter/albumin (RLLD/ALB) ratio in prediction of the presence of
esophageal varices (EV) in cirrhotic patients.
Methods: A total of 166 cirrhotic patients underwent biochemical tests, upper
digestive endoscopy and abdominal ultrasono graphy. The PC/SD and RLLD/ALB
ratio were calculated. We investigated the correlation between calculated ratios
and the presence of EV and calculate the predictive values.
Results: Prevalence of EV was 55.42%. At the cut-off value of 975, PC/SD
ratio had 85.54% diagnostic accuracy for predicting the presence of EV, 93.45%
sensitivity (sens), 75.58% specificity (spec), 82.69% positive predictive value
(PPV), 90.32% negative predictive value (NPV). At the cut-off value of 4.00,
ELLD/ALB ratio had 83.13% diagnostic accuracy, 73.91% sens, 94.59% spec,
94.44% PPV, 74.47% NPV. At the cut-off value of 2.24, “new variable” = -0.003
(PC/SD) + 1.447 (RLLD/ALB) had 81.52% sens, 89.19% spec.
Conclusion: The PC/SD, RLLD/ALB ratio and “new variable” were the useful
non-invasive measures in prediction of the presence of EV in cirrhotic patients.

Keywords: platelet count/spleen diameter ratio (PC/SD), right liver lobe
diameter/albumin ratio (RLLD/ALB), esophageal varices. .
ĐẶT VẤN ĐỀ
XG là bệnh cảnh cuối của các bệnh gan mạn tính. Ở giai đoạn mất bù, XG có
nhiều biến chứng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do vỡ giãn TMTQ. Giãn
TMTQ hiện diện khoảng 40% ở bệnh nhân XG còn bù và khoảng 60% ở BN XG
mất bù. Nếu chưa bị giãn TMTQ, có khoảng 5% BN mỗi năm bắt đầu xuất hiện
giãn TMTQ
(9)
. Mặc dù y học đã có nhiều tiến bộ trong điều trị nhưng tỉ lệ tử vong
do XHTH do vỡ giãn TMTQ vẫn còn cao (17-57%). Hiện nay, người ta khuyến
cáo nên nội soi tầm soát giãn TMTQ ở BN XG để điều trị dự phòng xuất huyết
(4)
.

Những khuyến cáo này dù rất hữu ích nhưng đã gây quá tải cho khoa Nội soi, tăng
gánh nặng chi phí và làm cho BN rất khó chịu khi nội soi. Do tỷ lệ TMTQ bị giãn
lớn chỉ chiếm 9-36% ở những BN XG chưa có tiền căn XHTH, còn đa số các
trường hợp khác có kết quả nội soi âm tính, vì vậy cần thiết phải có những biện
pháp không xâm lấn để dự đoán sự hiện diện của giãn TMTQ. Do vậy, chúng tôi
tiến hành so sánh giá trị của tỉ số TC/KTL và KTGP/ALB trong dự đoán giãn
TMTQ ở BN XG nhằm mục tiêu đánh giá mức độ chính xác, các giá trị tiên đóan
giãn TMTQ của các tỉ số này để có thể áp dụng tại Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, tiền cứu.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các BN trên 16 tuổi, đến khám tại phòng khám và điều trị tại khoa Nội tiêu
hoá - bệnh viện Chợ Rẫy, được chẩn đoán XG nhưng chưa nội soi tầm soát giãn
TMTQ và chưa có tiền căn XHTH.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN từ chối nội soi, vừa mới hoặc đang XHTH. BN đang được điều trị phòng
ngừa xuất huyết do giãn TMTQ bằng thuốc ức chế beta có hoặc không kết hợp với
nhóm nitrate, chích xơ hoặc thắt TMTQ.
Tất cả BN được xét nghiệm sinh hóa và công thức máu để đánh giá mức độ suy
tế bào gan theo phân độ Child-Pugh. Tiến hành siêu âm bụng khảo sát gan, lách,
tính tỉ số TC/KTL và KTGP/ALB, nội soi dạ dày để tìm giãn TMTQ và phân độ
theo Hiệp hội Nội soi Nhật Bản. Các số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình
thống kê Stata 10.
KẾT QUẢ
Từ tháng 2/2008 đến tháng 8/2008, có 166 BN được chọn với tuổi từ 23-78,
tuổi trung bình là 54,42 ± 12,29. Trong đó, 107 nam (64,46%) và 59 nữ (35,54%),
tỉ số nam/nữ =1,8. Nguyên nhân XG do virút viêm gan B chiếm 35,54%, virút C là
24,70% và do rượu là 22,30%.
Bảng 1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Đặc điểm BN
Các giá trị
Bilirubin toàn phần (mg%)
3,59 (0,5-50)
Thời gian Prothrombin (giây)
15,74 (11,4 – 35,9)
AST (U/l)
99,74 (13-990)
ALT (U/l)
55,09 (10-730)
Albumin (g/l)
38,33 (23-58)
Số lượng tiểu cầu (mm
3
)
108 211 (27000-455000)
Kích thước lách (mm)
122,65 (65-200)
Kích thước gan P (mm)
132,12 (85-181)
Tiểu cầu/ kích thước lách
960,23 (150-4136,36)
Kích thước gan P/albumin
3,56 (2,08-5,15)
Số BN giãn TMTQ: 92 (55,42%), không giãn TMTQ: 74 (44,58%).


Bảng 2. Giãn TMTQ theo phân độ Child-Pugh
Phân độ Child-
Pugh

Không giãn
TMTQ
Giãn TMTQ
Tỉ lệ giãn TMTQ
A
44
26
36,62%
B
24
46
65,71%
C
6
19
76%

Bảng 3. Kết quả phân tích đơn biến
Yếu tố dự đoán
Không giãn
TMTQ
Giãn
TMTQ
p value
Tuổi
55,60811
53,47826
0,2285
Báng bụng
50,96%

49,04%
P=0,032
Thời gian
Prothrombin
14,73919
16,5413
P= 0,0001
Điểm Child-Pugh
6,635135
7,902174
P= 0,0001
Bilirubin
3,294595
3,844565
P= 0,0003
Tiểu cầu
137806,8
84406,52
P<0,001
Kích thước lách
107,4189
134,9022
P<0,001
TC/KTL
1335,953
658,016
P<0,001
Albumin
41,86486
35,48913

P< 0,001
Kích thước gan P
127,875
135,0842
P = 0,0174
KTGP/ALB
3,146203
3,897521
P<0,001


Bảng 4. Kết quả phân tích đa biến
Giãn TMTQ
P> | Z |
[khoảng tin cậy 95%]
Bilirubine
P< 0,001
0126356 0126105
Thời gian Prothrombin
P< 0,001
0197337 0196892
Điểm Child-Pugh
P< 0,001
.0637907.0638508
Báng bụng
P< 0,001
0334373 0332646
Tiểu cầu
P<0,001
.0000149.000015

Kích thước lách
P<0,001
0045101 0044958
TC/ĐKL
P<0,001
0023441 0023392
Kích thước gan P
P= 0,036
0000381 -1.26e-06
KTGP/AlB
P< 0,001
2433957.2447036
Albumin
P< 0,001
.0039938.004145
Bảng 5. Các giá trị dự đoán
Yếu tố dự
đoán
Độ
nhạy
Độ đặc
hiệu
GTTĐ
(+)
GTTĐ (-)
Độ chính
xác
Ngưỡng chẩn
đoán
Giá trị

C
TC/KTL
93,48%
75,68%
82,69%
90,32%
85,54%
975
0,8587
KTGP/ALB
73,91%
94,59%
94,44%
74,47%
83,13%
4,00
0,8067
Tiểu Cầu
83,7%
63,51%
74,04%
75,81%
74,70%
111,000
0,8029
Child-Pugh
69,57%
59,46%
68,09%
61,11%

65,06%
7
0,6751
PT
72,83%
59,46%
69,07%
63,77%
66,87%
14,7
0,7037
KTGP
78,26%
33,78%
59,50%
55,56%
58,43%
121
0,6013
KTL
75,00%
72,97%
77,53%
70,13%
74,10%
118
0,8188
Alb
82,61%
59,46%

71,70%
73,33%
72,29%
40
0,7323
Báng bụng
44,57%
71,62%
66,13%
50,96%
56,63%

0,5809
Bilirubine
72,83%
54,05%
63,15%
65,00%
64,46%
1,8
0,6622
Hệ số tương quan Spearman giữa tỉ số TC/KTL và giãn TMTQ là – 0,6176. Hệ
số tương quan Spearman giữa tỉ số KTGP/ALB và giãn TMTQ là 0,5281.
Sự kết hợp TC/KTL và KTGP/ALB: biến mới = TC/ĐKL x (-0,0036417) +
ĐKGP/ALB x (1,447419).
ROC = 0,9022, tại giá trị cắt 2,245557 có độ nhạy 81,52%, độ chuyên 89,19%.
Hệ số tương quan Spearman là 0,6925, chứng tỏ tương quan giữa chúng với giãn
TMTQ là đồng biến và có tương quan mạnh.



BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu trên 166 BN XG, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân XG hàng
đầu tại Việt Nam là do virút viêm gan B và C. Tỉ lệ giãn TMTQ gia tăng theo
độ nặng của phân loại Child-Pugh. BN XG Child B và C có tỉ lệ giãn TMTQ
tăng gấp 1,5-2 lần so với nhóm XG Child A. Khoảng 50% BN XG có giãn
TMTQ khi nội soi.
Tỉ số tiểu cầu/kích thước lách
Số lượng tiểu cầu và kích thuớc lách là những thông số không xâm lấn được
khảo sát nhiều nhất trong những nghiên cứu gần đây. Zaman
(11)
ghi nhận những
BN với số lượng tiểu cầu < 88000/mm
3
có nguy cơ giãn TMTQ cao gấp 5 lần so
với nhóm BN có số lượng tiểu cầu cao hơn. Ng
(8)
xác định mối tương quan của
báng bụng, giảm tiểu cầu, tăng birlirubin máu và TMTQ giãn lớn trong dân số
Trung Quốc. Tương tự, Chalasani
(2)
cho rằng TMTQ giãn lớn có thể được dự đoán
ở những BN giảm tiểu cầu có lách to, trong khi đó số lượng tiểu cầu <
88000/mm
3
có nguy cơ cao bị vỡ giãn TMTQ. Lách to và cường lách thường gặp ở
những BN XG có tăng áp TM cửa. Giảm tiểu cầu là một biểu hiện có giá trị đặc
hiệu cao và thường gặp ở BN cường lách, nhưng có độ nhạy thấp trong việc đánh
giá sự hiện diện của tăng áp TM cửa. Điều đó gợi ý đến cơ chế chính của giảm tiểu
cầu là do bị bắt giữ ở lách. Madthora
(2)

và cs. báo cáo 32% BN có số lượng tiểu cầu
< 68000/mm
3
không có lách to, có thể do giảm tổng hợp thrombopoietin. Số lượng
tiểu cầu và nồng độ Thrombopoietin sẽ hồi phục sau khi ghép gan. Những cơ chế
khác như sự hiện diện của kháng thể kháng tiểu cầu và miễn dịch liên quan đến
tiểu cầu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng kích thước lách tương quan với độ
lớn của giãn TMTQ. Watanabe
(9)
đã tính toán được chỉ số lách (chiều dài x chiều
rộng x chiều cao của lách trên CT-Scan) > 963 cm
3
sẽ có giãn TMTQ và chỉ số này
nếu cao hơn nữa có thể dự đoán xuất huyết do vỡ giãn TMTQ ở BN XG.
Gianinni
(4)
kết hợp 2 chỉ số không xâm lấn là số lượng tiểu cầu và kích thước lách
dùng để dự đoán giãn TMTQ. Tỉ số TC/KTL dễ tính toán và có thể áp dụng trong
thực hành lâm sàng. Gianinni và cs. đã kết luận rằng tỉ lệ này nhạy cho việc chẩn
đoán sự hiện diện và độ lớn của giãn TMTQ. Tại giá trị cắt 909, tỉ số TC/KTL dự
đóan giãn TMTQ có độ nhạy là 91,5%, độ chuyên là 67%. Ở Việt Nam cũng đã có
một số nghiên cứu dùng những chỉ số không xâm lấn để dự đoán giãn TMTQ trên
BN XG. Trần Ánh Tuyết
(8)
cho rằng ở nhóm BN có số lượng tiểu cầu
<100000/mm
3
và đường kính TM cửa >13 mm thì nguy cơ giãn TMTQ cao gấp 14
lần so với BN có số lượng tiểu cầu >100000/mm
3

và đường kính TM cửa < 13
mm. Mã Phước Nguyên
(1)
đề nghị nội soi tầm soát giãn TMTQ cho tất cả BN XG
có tỉ số TC/ KTL >1,025 và nếu tỉ số này >1,025 sẽ đánh giá lại tỉ số này sau 6
tháng. Kết quả của chúng tôi cho thấy tại giá trị cắt 975, tỉ số TC/KTL dự đoán
giãn TMTQ có độ nhạy 93,48%, độ chuyên 75,68% và diện tích dưới đường cong
(ROC) là 0,8587. So với kết quả của Mã Phước Nguyên, giá trị cắt của chúng tôi
thấp hơn có lẽ do có sự khác biệt về cỡ mẫu (166 so với 96) nhưng so với
Giannini, giá trị cắt của chúng tôi cao hơn. Trong nghiên cứu của Giannini, giá trị
trung bình của kích thước lách ở nhóm giãn và không giãn TMTQ lần lượt là 153
mm và 123 mm còn trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị đó là 134,9 mm và
107,4 mm. Khi phân tích sự tương quan của tỉ số TC/ KTL với giãn TMTQ, chúng
ta thấy có sự tương quan chặt chẽ và là tương quan nghịch. Hệ số tương quan
Spearman có giá trị là – 0,6176.
Tỉ số kích thước gan phải/albumin
Gan là nơi duy nhất sản xuất albumin, vì vậy nồng độ albumin trong máu phản
ánh trực tiếp tình trạng chức năng gan. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá mối liên
quan giữa albumin với giãn TMTQ trên BN XG. Fagundes
(3)
nghiên cứu trên 111
BN tăng áp cửa trong đó có 85 BN XG, tác giả đề nghị chỉ định nội soi tầm soát
giãn TMTQ ở BN có lách to và nồng độ albumin thấp. Yeh
(10)
cho rằng lách to,
tiểu cầu thấp (<135000/mm
3
) và nồng độ albumin thấp (< 3,5 g/dl) là những yếu tố
dự đoán giãn TMTQ lớn ở BN ung thư gan nguyên phát. Sarwar
(5)

nghiên cứu trên
101 BN XG để dự đoán nguy cơ giãn TMTQ, ông kết luận rằng những BN có
nồng độ albumin huyết thanh < 2,95 g/dl, số lượng tiểu cầu < 88000/ mm
3

đường kính TM cửa > 11 mm có nguy cơ cao bị giãn TMTQ lớn. Torres
(7)
cũng
cho rằng ở những BN XG có báng bụng, sự hiện diện giãn TMTQ có liên quan đến
độ chênh của albumin huyết thanh và albumin dịch báng. Khi độ chênh này lớn
hơn hoặc bằng 1,435 +/- 0,015 g/dl có giá trị tiên đoán giãn TMTQ ở BN XG có
báng bụng. Bressler
(1)
nghiên cứu trên 235 BN bệnh gan mạn đã kết luận rằng
những BN XG ứ mật nguyên phát và viêm xơ đường mật nguyên phát với số
lượng tiểu cầu <200000/ mm
3
, albumin < 40 g/l và bilirubin > 20 mmol/L nên
được nội soi tầm soát giãn TMTQ (9). Tương tự như Giannini, Alempijevic
(6)
dùng
một chỉ số kết hợp giữa xét nghiệm chức năng gan và chẩn đoán hình ảnh là tỉ số
KTGP/ALB để dự đoán giãn TMTQ ở BN XG. Theo kết quả của Tamara cho thấy
có sự tương quan thuận giữa tỉ số KTGP/ALB và giãn TMTQ với hệ số tương
quan Spearman là 0,481. Tại giá trị cắt 4,425, tỉ số KTGP/ALB trong dự đoán giãn
TMTQ có độ nhạy là 83,1%, độ chuyên là 73,9%. Còn trong nghiên cứu của chúng
tôi, tại giá trị cắt 4,00, tỉ số KTGP/ALB có độ nhạy 73,91% nhưng độ chuyên lên
đến 94,59% và diện tích dưới đường cong (ROC) là 0,8067. So với Tamara,
ngưỡng cắt của chúng tôi thấp hơn. Điều này có thể giải thích là do sự khác biệt về
cỡ mẫu, kích thước gan phải và nồng độ albumin của hai mẫu nghiên cứu. Theo

Tamara, giá trị trung bình của đường kính gan phải là 157,71 mm còn trong nghiên
cứu của chúng tôi giá trị này là 132,12 mm. Cỡ mẫu của chúng tôi lớn hơn so với
Tamara (n=166 so với n=94) và nguyên nhân XG hàng đầu là nhiễm virút viêm
gan, ngược lại nghiện rượu là nguyên nhân XG hàng đầu trong nghiên cứu của
Tamara. Có thể do sự khác biệt về nguyên nhân nên sẽ có sự khác biệt về cơ chế
bệnh sinh và ảnh hưởng đến nồng độ albumin trong mẫu nghiên cứu vì ở bệnh
nhân XG do rượu thường kèm theo tình trạng suy dinh dưỡng. Hơn nữa, ở Việt
Nam BN XG thường đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn mất bù nên nồng độ
albumin thường giảm thấp. Khi phân tích sự tương quan của tỉ số KTGP/ALB với
giãn TMTQ, chúng ta thấy có sự tương quan chặt chẽ và là tương quan thuận. Hệ
số tương quan Spearman có giá trị là 0,5281.
Sự kết hợp của tỉ số TC/KTL và KTGP/AlB trong dự đoán giãn TMTQ
Qua phân tích trên, chúng tôi nhận thấy tỉ số TC/KTL có độ nhạy cao nhưng độ
chuyên thấp, ngược lại tỉ số KTGP/ALB có độ nhạy thấp nhưng độ chuyên cao. Vì
vậy chúng tôi đã tiến hành thử phân tích giá trị chẩn đoán khi kết hợp 2 tỉ số này.
Từ kết quả phân tích, chúng tôi có được một phương trình kết hợp giữa 2 biến số,
được gọi là “biến mới” = TC/KTL x (-0,003) + KTGP/ALB x (1,447). Tại giá trị
cắt 2,245, “biến mới” có độ nhạy là 81,52%, độ chuyên là 89,19%. Diện tích dưới
đường cong của “biến mới” là 0,9026 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,001) so với (0,8587 và 0,8067) của TC/KTL và KTGP/ALB. Chúng tôi cũng
đi tìm mối tương quan của sự kết hợp này với giãn TMTQ, kết quả cho thấy chúng
có sự tương quan mạnh hơn với hệ số tương quan Spearman là 0,6925 so với sự
tương quan của từng tỉ số với giãn TMTQ (- 0,6176 và 0,5281).

KẾT LUẬN
Tỉ số TC/ĐKL tương quan nghịch với giãn TMTQ, tại giá trị cắt 975, tỉ số
TC/KTL dự đoán giãn TMTQ có độ chính xác 85,54%, độ nhạy 93,45%, độ
chuyên 75,58%, GTTĐD 82,69%, GTTĐA 90,32%.
Tỉ số KTGP/ALB tương quan thuận với giãn TMTQ, tại giá trị cắt 4,00, tỉ số
KTGP/ALB dự đoán giãn TMTQ có độ chính xác 83,13%, độ nhạy 73,91%, độ

chuyên 94,59%, GTTĐD 94,44%, GTTĐA 74,47%.
Khi kết hợp hai tỉ số này, ta được một “biến mới” = SLTC/ĐKL x (-0,003) +
ĐKGP/ALB x (1,447). Tại giá trị cắt 2,245, “biến mới” dự đoán giãn TMTQ có độ
nhạy là 81,52% và độ chuyên là 89,19%.
Như vậy, tỉ số TC/KTL, KTGP/ALB và “Biến mới” là những cách khảo sát
không xâm lấn hữu ích trong dự đoán giãn TMTQ ở BN XG.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bressler B, Pinto R, El-Ashry D (2005). Which patients with primary biliary
cirrhosis or primary sclerosing cholangitis should undergo endoscopic screening for
oesophageal varices detection? Gut, 54(3): 407-410.
2. Chalasani N, Imperiale T, Ismail A, Sood G (1999). Predictors of large
esophageal varices in patients with cirrhosis, Gastroenterology, 94(11):3285-3291.
3. Fagundes ED, Ferreira AR, Roquete ML (2008). Clinical and laboratory
predictors of esophageal varices in children and adolescents with portal hypertension
syndrome, J Pediatr Gastroenterol Nutr, 46(2):178-183.
4. Giannini E, Zaman A, Kreil A, Floerani A (2006). Platelet count/pleen
diameter ratio for the noninvasive diagnosis of esophageal varices: results of a
multicenter, prospective, validation study, Am J Gastroenterol, 101:2511-2519.
1. Mã Phước Nguyên (2005). Mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng tiểu cầu trên
đường kính lách với giãn tĩnh mạch thực quản trên bệnh nhân xơ gan. Luận văn thạc
sĩ khoa học Y Dược, ĐHYD TPHCM.
2. Madhotra R, Mulcahy HE, Willner I, Reuben A (2002). Prediction of
esophageal varices in patients with cirrhosis,. J Clin Gastroenterol, (34):81-85.
3. Ng FH, Wong SY, Loo CK et al (1999). Prediction of oesophagogastric varices
in patients with liver cirrhosis. J Gastroenterol Hepatol, (14):785-790.
4. Sanjay K, Rakesh A (2006). Prediction of large esophageal varices in patients
with of the liver using clinical, laboratory and imaging parameters, Hepatology,
22:1909-1915.
5. Sarwar S, Khan AA, Alam A (2005). Non-endoscopic prediction of presence of

esophageal varices in cirrhosis. J Coll Physicians Surg Pak, 15(9):528-531.
6. Tamara A, Vladislava B, Srdjan D, Nada K (2007). Right liver lobe/albumin
ratio: contribution to non- invasive assessment of portal hypertension, World J
Gastroenterol, 13(40):5331-5335.
7. Torres E, Barros P, Calmet F (1998). Correlation between serum-ascites
albumin concentration gradient and endoscopic parameters of portal
hypertension, Am J Gastroenterol, 93(11):2172-2178.
8. Trần Ánh Tuyết, Trần Thị Hoàng Yến, Trần Duy Bình (2008). Khảo sát một
số yếu tố dự đoán có giãn tĩnh mạch thực quản trên bệnh nhân xơ gan. Tạp chí khoa
học tiêu hóa Việt Nam, III(10):586-593.
9. Wanatable S, Hosomi N, Kitade Y, Kurokohchi K (2000). Assessment of the
presence and severity of esophagogastric by splenic index in patients with cirrhosis, J
comput Assist Tomogr, (24):788-794.
10. Yeh JL, Peng YC, Tung CF (2002). Clinical predictors of large esophagogastric
varices in patients with hepatocellular carcinoma. Dig Dis Sci, 47(4):723-729.
11. Zaman A, Hapke R, Flora K, Rosen HR (1999). Factors predicting the presence
of esophageal or gastric varices in patients with advanced liver disease, Am J
Gastroenterol, (94):3292-3296.

×