Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Kế toán bán hàng thiết bị điện tử tại Công ty Cổ phần Đầu Tư thương Mại Dịch Vụ VAL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.68 KB, 65 trang )

TÓM LƯỢC
Qua quá trình thực tập tổng hợp và nghiên cứu chuyên sâu tại Công ty
Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ VAL, kết hợp giữa thực trạng còn tồn
tại ở Công ty và các cơ sở lý luận đã đươc học, em lựa chọn đề tài luận văn
tốt nghiệp cuối khóa của mình là: “Kế toán bán hàng thiết bị điện tại Công
ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ VAL”.
Đề tài đã được hệ thống hóa các vấn đề lỳ luận về kế toán bán hàng.
Bên cạnh đó, đề tài cũng có những thành công nhất định trong việc đánh giá
tình hình công tác kế toán bán hang thông qua các cơ sở lý luận và đánh giá
thực trạng công tác kế toán bán hàng tại Công ty, đề tài đã đề xuất một số
giải pháp với Công ty nhằm thực hiện tốt hơn công tác kế toán bán hàng tại
Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện.
Ngoài những thành tựu đạt được nêu trên, đề tài nghiên cứu đã giúp
em có thể vận dụng lý thuyết, kiến thức học được vào thực tế và lấy thực tế
để kiểm chứng, bổ sung cho lý thuyết và giúp em hoàn thành luận văn cuối
khóa.
1 | P a g e
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian theo học tại trường ĐH Thương Mại em không
những được truyền dạy các kiến thức chuyên môn mà còn được thầy cô dạy
dỗ về phương pháp tư duy, cách suy nghĩ logic để giải quyết vấn đề. Đặc
biệt, trong thời gian thực tập và làm luận văn tốt nghiệp em đã gặp phải nhiều
khó khăn, bỡ ngỡ nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Đoàn Vân Anh em
đã hiểu vấn đề hơn, trưởng thành hơn. Sự giúp đỡ của cô là nguồn động lực
và là sự đóng góp rất lớn cho thành công của bài luận văn. Em xin chân thành
cảm ơn sự tận tình của Cô.
Đóng góp vào sự thành công của em còn phải kể đến sự giúp đỡ và hợp
tác của toàn thể các cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ
điện. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Công ty. Một lần nữa em
xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người, những người đã vất vả giúp đỡ và động
viên em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.


Mặc dù em đã nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu với mong muốn hoàn thành
tốt nhất đề tài này, song do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng của bản thân nên luận văn của em không tránh khỏi những
thiếu sót. Em mong nhận được sự đánh giá góp ý của quý thầy cô và các bạn
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Yên
MỤC LỤC
2 | P a g e
Trang
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 30
Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Công ty áp dụng 35
Các phần hành chính trong công tác kế toán 37
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
3 | P a g e
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty Cổ phần đầu tư TM
DV VAL
Phụ lục 3.1
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán của
Công ty Cổ phần đầu tư
TM DV VAL
28
4 | P a g e
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
DN: Doanh nghiệp
ĐH: Đại học

GTGT: Giá trị gia tăng
HĐ: Hóa đơn
HTK: Hàng tồn kho
MTV: Một thành viên
TK: Tài khoản
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ: Tài sản cố định
XK: Xuất kho
PHẦN MỞ ĐẦU
5 | P a g e
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp của các quy luật cung
cầu, quy luật cạnh tranh. Đó là kết quả của sự đổi mới của cơ chế quản lý
kinh tế chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều
tiết vĩ mô của Nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp luôn phải đương
đầu với những khó khăn, thách thức để từng bước tồn tại và phát triển vốn
kinh doanh một cách có hiệu quả.
Hơn thế nữa, là phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Nhà nước do đó phải
tính toán chính xác kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt thực hiện luật thuế giá trị gia tăng, được
áp dụng từ năm 1999. Nó xuất phát từ nhận thức khách quan của nền kinh tế
Nhà nước ta đang từng bước thay đổi cơ chế quản lý kinh tế thông qua kế
toán để từ đó góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng
quản lý tài chính của quốc gia. Hơn nữa là đưa nền kinh tế của nước ta hòa
nhập với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của khu vực.
Cùng với sự thay đổi đó thì việc mở rộng tiêu thụ hàng hóa trong doanh
nghiệp là rất quan trọng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng nhanh vòng
quay của vốn và chu chuyển của tiền tệ trong xã hội. Đồng thời đảm bảo
phục vụ tốt cho nhu cầu xã hội. Không những thế, tiêu thụ hàng hóa còn là cơ
hội để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị phần thu được lợi nhuận cũng như

tạo dựng được vị thế và uy tín của mình trên thị trường.
Đặc biệt, nó có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu và các
chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi. Bên cạnh đó, thúc đẩy nhanh quá
trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng đồng thời đáp ứng tốt các nhu cầu
sản xuất của đời sống.
Qua đó em thấy việc nghiên cứu kế toán bán hàng nhằm góp phần hoàn thiện
những hạn chế, tồn tại đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin nhanh hơn, chính xác
hơn, phong phú hơn là vấn đề cấp thiết, là tất yếu của một doanh nghiệp
muốn đứng vững trên bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu.
6 | P a g e
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, là sinh viên chuyên ngành Kế
toán em nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng vận
dụng lý luận đã được học tập tại trường kết hợp với thực tế thu nhận được từ
công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ VAL,
em đã chọn đề tài ''Kế toán bán hàng thiết bị điện tại công ty” để nghiên cứu
và viết luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài trên, luận văn của em nhằm mục đích góp phần hệ thống hóa và
hoàn thiện lý luận về kế toán bán hàng. Đồng thời nghiên cứu thực trạng của
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ VAL nhằm phát hiện những
ưu điểm, nhược điểm trong bộ máy kế toán bán hàng. Từ đó, em mạnh dạn
đề xuất những giải pháp khắc phục tồn tại trong công tác kế toán giúp cho
công tác kế toán của Công ty trở thành công cụ tài chính đắc lực. Bên cạnh
đó, luận văn cũng nêu ra các phát hiện về khó khăn, những vướng mắc và sai
sót khi doanh nghiệp áp dụng các chuẩn mực, chế độ kế toán vào thực tế tại
doanh nghiệp để góp phần nhỏ bé giúp BTC có những cái nhìn, đánh giá từ
thực tế để hoàn thiện các văn bản luật, các chuẩn mực, chế độ trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên của đề tài “Kế toán bán hàng tại

Công ty Cổ Phần Đầu Tư TM DV VAL” luận văn có phạm vi nghiên cứu
như sau:
Phạm vi về không gian là thực tế kế toán bán hàng tại Công ty Cổ Phần Đầu
Tư TMDV VAL. Địa chỉ: số 2, Ngõ 23, Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Phạm vi về thời gian: Số liệu minh họa được lấy năm 2011. Thời gian thực
tập từ 21/03/2011 đến 28/05/2011
 Đối tượng nghiên cứu:
Kế toán bán hàng thiết bị điện như: chảo cày, máy bơm, đèn huỳnh quang, cầu chì,…
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
7 | P a g e
 Phương pháp điều tra
Để đi sâu tìm hiểu về cơ cấu tổ chức công tác kế toán của công ty và công tác
kế toán bán hàng thiết bị điện tại công ty,ta cần thiết kế phiếu điều tra. Các
tiêu thức đưa ra trong phiếu điều tra cần được diễn đạt dưới dạng các câu hỏi
trắc nghiệm ngắn gọn,cụ thể.
Các phiếu điều tra được gửi tới giám đốc, kế toán trưởng và các nhân viên
trong phòng kế toán, sau khi có kết quả được tổng hợp lại để có những nhận
định về tính hình kế toán bán hàng tại công ty hiện nay.
- Ưu điểm: Lấy được một số lượng thông tin khá lớn từ nhiều đối tượng khác
nhau, không tốn chi phí, nói lên ý kiến cá nhân của từng đối tượng.
- Nhược điểm: Mất thời gian liên lác với từng đối tượng, còn mang nặng ý
kiến cá nhân của đối tượng mà thông tin chưa mang tính chính xác lắm.
 Phương pháp phỏng vấn
Để có được những thông tin cụ thể và chính xác nhất, tôi cũng đã tiến hành
phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo công ty cùng các nhân viên kế toán, các câu
hỏi chủ yếu xoay quanh vấn đề về kế toán bán hàng trong công ty.
Cách thức tiến hành: Chuẩn bị nội dung câu hỏi, hẹn trước ban lãnh đạo công
ty, các nhân viên và đến công ty gặp, phỏng vấn với các đối tượng.
- Ưu điểm: Thu thập thông tin nhanh chóng, đơn giản.

- Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, nội dung thu thập có thể không chính
xác vì phụ thuộc chủ quan vào người trả lời.
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Để có được dữ liệu một cách khách quan nhất phục vụ cho đề tài nghiên cứu
khóa luận: “Kế toán bán hàng tại công ty CP đầu tư TM DV VAL” của mình,
trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Xuân Hòa Hà Nội tôi đã tìm tòi
mọi sổ sách và nghiên cứu tài liệu của nhứng năm trước và một số sách báo
có liên quan như: Sổ sách kế toán, điều lệ công ty nguyên tắc chi tiêu nội bộ…
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
 Phương pháp tổng hợp
- Tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán, sổ kế toán chi tiết nguyên vật
liệu…những tài liệu này được lấy từ phòng kế toán tài chính của công ty.
8 | P a g e
- Tổng hợp số liệu từ những kết quả trong các mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn,
nghiên cứu tham khảo các giáo trình, các luận văn của các năm trước, các tài
liệu tìm kiếm được trên mạng, báo chí…
- Phương pháp so sánh
- So sánh là phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự
vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự
vật hiện tượng khác. Mục đích của so sánh là thấy được sự giống hoặc khác
nhau giữa các sự vật hiện tượng. Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty,
em đã thực hiện so sánh đối chiếu giữa tình hình thực tế quy trình kế toán
nguyên vật liệu trong công ty với quy định hiện hành của nhà nước, để từ đó
thấy được các mặt còn hạn chế của công ty.
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
Chương II: Thực trạng về kế toán bán hàng tại Công ty Cổ Phần ĐT TMDV VAL
Chương III: Các kết luận và đề xuất về kế toán bán hàng tại Công ty Cổ
Phần Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ VAL

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về bán hàng, các phương thức bán hàng và phương
thức thanh toán
1.1.1.1. Khái niệm về bán hàng
Bán hàng là quá trình sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán sản
phẩm mua vào. Cung cấp dịch vụ và thực hiện công việc đã thoả mãn thuận
theo hợp đồng trong một kỳ hoặc nhiều kỳ như: Cung cấp dịch vụ vận tải, du
lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động.
Quá trình bán hàng là quá trình hoạt động kinh tế bao gôm 2 mặt:
Doanh nghiệp đem bán sản phẩm , hàng hoá cung cấp dịch vụ đồng thời đã
thu được tiền hoặc có quyền thu tiền của người mua. Quá trình bán hàng thực
9 | P a g e
chất là quá trình trao đổi quyền sở hữu giữa người bán và người mua trên thị
trường hoạt động.
Thị trường hoạt động là thị trường thoả mãn đông thời 3 điều kiện.
a. Các sản phẩm được bán trên thị trường có tính tương đồng.
b. Người mua và người bán có thể tìm thấy nhau bất kỳ lúc nào.
c. Gía cả được công khai.
Khi tiến hành giao dịch giữa doanh nghiệp với bên ngoài hoạc bên sử dụng
tài sản doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý đó là giá trị tài sản có thể
trao đổi hoạc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa
các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá trên thị trường hoạt
động.
Hành hóa cung cấp nhằm để thoả mãn nhu cầu của các tổ chức kinh tế
khác, các cá nhân bên ngoài Công ty, Tổng công ty hoạc tập đoàn sản
xuất gọi là bán cho bên ngoài. Trong trường hợp hàng hoá cung cấp giữa
các đơn vị trong cùng một công ty, Tổng công ty, tập đoàn… được gọi là
bán hàng nội bộ.

Công tác bán hàng có ý nghĩa hết sức to lớn. Nó là giai đoạn tái sản xuất .
Doanh nghiệp khi thực hiện tốt công tác bán hàng sẽ tạo điều kiện thu hồi
vốn, bù đắp chi phí, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước thông qua
việc nộp thuế, đầu tư phát triển tiếp, nâng cao đời sống của ngừơi lao động.
1.1.1.2. Các phương thức bán hàng
Phương thức bán hàng là cách thức mà các doanh nghiệp thương mại bán
hàng cho khách. Có rất nhiều phương thức bán hàng khác nhau, trong các
doanh nghiệp thương mại, việc tiêu thụ hàng hóa có thể được thực hiện theo
các phương thức:
 Phương thức bán buôn hàng hóa
Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các
doanh nghiệp sản xuất…để thực hiện bán ra hoặc gia công chế biến rồi bán
ra.
10 | P a g e
Đặc điểm của hàng hóa bán buôn là hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu
thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của
hàng hóa chưa được thực hiện. Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc
bán với số lượng lớn, giá bán biến động tùy thuộc vào khối lượng hàng bán
và phương thức thanh toán. Trong bán buôn hàng hóa, thường gồm hai hình
thức sau:
 Phương thức bán buôn hàng hóa qua kho
Bán buôn hàng hóa qua kho là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó
hàng bán phải được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Trong
phương thức này có hai hình thức.
- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho
- Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng
 Phương thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng
Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng là phương thức bán buôn hàng hóa mà
trong đó hàng hóa bán ra có khi mua về từ nhà cung caaso không đem về
nhập kho của doanh nghiệp mà dao bán ngay hoặc chuyển bán ngay cho

khách hàng. Phương thức này có thể thực hiện theo các hình thức sau:
- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp
- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng
 Phương thức bán lẻ hàng hóa
Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc
các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế mà tập thể mua về mang tính chất
tiêu dùng nội bộ.
Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực
lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng
hóa đã được thực hiện. Bán lẻ thường được bán đơn chiếc hoặc với số lượng
nhỏ, giá bán thường ổn định.
Phương thức bán lẻ thường có các hình thức sau:
- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung
11 | P a g e
- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp
- Hình thức bán hàng tự phục vụ
- Hình thức bán hàng trả góp
 Phương thức bán hàng đại lý
Phương thức bán hàng gửi đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hông là
đúng phương thức bên giao đại lý, ký gửi bên ( bên đại lý) để bán hàng cho
doanh nghiệp.Bên nhận đại lý, ký gửi người bán hàng theo đúng giá đã quy
định và được hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng.
Theo luật thuế GTGT, nếu bên đại lý bán theo đúng giá quy định của bên
giao đại lý thì toàn bộ thuế GTGT đầu ra cho bên giao đại lý phải tính nộp
ngân sách nhà nước, bên nhận đại lý không phải nộp thúê GTGT trên phần
hoa hồng được hưởng.
1.1.1.3. Các phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán là cách thức mà các doanh nghiệp thương mại thanh
toán sau khi giao hàng cho bên mua và được chấp nhận thanh toán thì bên
bán có thể nhận tiền theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào sự tín

nhiệm, thỏa thuận giữa hai bên mà lựa chọn phương thức thanh toán cho phù
hợp. Hiện nay, các doanh nghiệp thương mại thường áp dụng các phương
thức thanh toán sau:
 Phương thức thanh toán trực tiếp
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từ
người mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu hàng hóa bị chuyển
giao. Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc hoặc có thể
bằng hàng hóa (nếu bán theo phương thức hàng đổi hàng), ở hình thức này sự
vận động của hàng hóa gắn liền với sự vận động của tiền tệ.
 Phương thức thanh toán chậm trả
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao
sau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng
hóa. Do đó, hình thành khoản công nợ phải thu của khách hàng. Nợ phải thu
12 | P a g e
cần được hạch toán quản lý chi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghi chéo
cho từng lần thanh toán, ở hình thức này sự vận động hàng hóa và tiền tệ có
khoảng cách về không gian và thời gian.
1.1.2. Khái niệm doanh thu bán hàng, doanh thu thuần và các khoản
giảm trừ doanh thu bán hàng
 Khái niệm doanh thu bán hàng
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thương của
doanh nghiệp , góp phần vốn chủ sở hữu.
Doanh thu trong doanh nghiệp bao gồm: Tổng giá trị cao có lợi ích kinh tế
doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được như: Doanh thu bán hàng: doanh
thu cung cấp dịch vụ: doanh thu hoạt động tài chính, tiền lãi, bản quyền, tổ
chức và lợi nhuận được chia.
Theo chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” các khái niệm về kế
toán bán hàng được hiểu như sau:
Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp

thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bô số tiền thu được thu được tri
các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm , hàng
hoá , cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ cả phí thu
thêm ngoài giá bán ( nếu có)
 Khái niệm các khoản trừ doanh thu:
Các khoản trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm:
Chiết khấu thương mại: là các khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết
cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là bán hàng
hoàn thành bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
13 | P a g e
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho khách hàng do khách hàng hoá
kém phẳm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua do
người mua thanh toán tiền trước thời hạn theo hợp đồng
Các loại thuế có tính vào giá bán: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia
tăng…
 Khái niệm doanh thu thuần
Doanh thu thuần về tiêu thụ là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu với
các khoản giảm giá hàng bán (kể cả chiết khấu thương mại), doanh thu
của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.
1.2. Nội dung về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
1.2.1. Kế toán bán hàng theo QĐ của chuẩn mực kế toán Việt Nam
- Quy định của Chuẩn mực kế toán số 14 (VAS 14)
Doanh thu được ghi nhận khi nào? Đó là một vấn đề mà kế toán nghiệp vụ
bán hàng cần nắm vững để có thể phản ánh đúng, kịp thời tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp.
Theo VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác” doanh thu bán hàng được ghi

nhận khi đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau:
a. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoạc bán hàng cho người mua.
b. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở
hữu hàng hoá hoạc kiểm soát hàng hoá .
c. Doanh thu được xác định tương đối chắc chán.
b. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được sẽ thu được lợi ích kinh tế từ
giao dịch bán hàng.
e. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh thu bán hàng bao gồm: Doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán
hàng nội bộ.
14 | P a g e
• Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
- Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp
- Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng từng loại
doanh thu. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết cho từng khoản doanh
thu nhằm phản ánh chính xác kết quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý và
lập báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Không những phải nắm vững 5 điều kiện ghi nhận doanh thu mà kế toán
cũng cần phải nắm vững cách thức xác định doanh thu trong các trường hợp
bán hàng khác nhau thì mới phản ánh đúng nghiệp vụ trong các trường hợp
khác nhau và sau đây là quy định của Chuẩn mực số 14:
• Xác định doanh thu bán hàng trong các trường hợp
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu
được
Doanh thu phái sinh từ giao dịch được xác định bởi thảo thuận giữa doanh
nghiệp với bên mua hoặc sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp
lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết
khấu thương mại, chiết khất thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng
bán bị trả lại.

- Đối với trường hợp hàng đổi hàng thì: Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao
đổi để lấy hàng hóa, dịch vụ tương tụ về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó
không được coi là một giao dịch trao ra doanh thu. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ
được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao
đổi đó được coi là một giao dịc tao ra doanh thu. Trường hợp này, doanh thu
được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh
thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi,
sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu
thêm.
15 | P a g e
- Đối với trường hợp bán trả chậm, trả góp doanh thu được ghi nhận theo
giá bán trả ngay, khoản lãi trả chậm, trả góp sẽ được phân bổ dần vào doanh
thu tài chính phù hợp với thời gian trả chậm hoặc trả góp.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận
được lợi ích kinh tế giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu
tố không chắc chắn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc
chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước
ngoài về hay không). Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa
thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì
phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi
giảm doanh thu. Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ
phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không fhi giảm
doanh thu. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi
được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.
- Nội dung VAS 02 “Hàng tồn kho”
Việc xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phụ thuộc vào đơn giá mua của
hàng hóa trong các thời kỳ khác nhau. Nếu hàng hóa được mua với đơn giá
ổn định từ kỳ này sang kỳ khác thì việc tính trị giá hàng tồn kho sẽ rất đơn
giản. Nhưng nếu hàng hóa giống nhau được mua với đơn giá khác nhau thì

cần phải xác định xem cần sử dụng đơn giá nào để tính trị giá hàng tồn kho
cuối kỳ. Theo quy định của VAS 02 – Hàng tồn kho, hiện nay các doanh
nghiệp được phép sử dụng một trong 4 phương pháp để xác định trị giá hàng
tồn kho như sau:
 Phương pháp tính theo giá đích danh:
Theo phương pháp này doanh nghiệp phải biết được các đơn vị hàng hóa tồn
kho và các đơn vị hàng xuất bán thuộc những lần mua nào và đúng đơn giá
của những lần mua đó để xác định trị giá của hàng tồn kho cuối kỳ
16 | P a g e
Được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn
định và nhận diện được, đơn giá hàng tồn kho lớn có giá trị cao.
 Phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp giá bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho
được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và
giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trung bình
có thể được tính theo thời kỳ hoặc ngay sau khi nhập một lô hàng về.
Khi áp dụng phương pháp này kế toán căn cứ vào đơn giá mua bình quân của
từng loại hàng hóa trong một kỳ để xác định giá trị thực tế của hàng xuất kho
cũng như là giá trị thực tế của hàng tồn kho. Sau đó xác định trị giá hàng tồn
kho cuối kỳ.
Khi sử dụng phương pháp này trị giá cua hàng tồn kho cuối kỳ chịu ảnh
hưởng bởi giá của hàng tồn kho đầu kỳ và giá của hàng mua cuối kỳ. Phương
pháp này có xu hướng che giấu sự biến động của giá.
 Phương pháp nhập trước – xuất trước:
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước
hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng
tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này
thì giá trị hàng xuất kho dược tính theo giá của hàng nhập kho được tính theo
giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
 Phương pháp nhập sau – xuất trước:

Khác với phương pháp nhập trước – xuất trước phương pháp này áp dụng
dựa trên giả định hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất
trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được tính theo giá của
lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo
giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Trong một thì trường ổn định, giá cả không thay đổi từ kỳ này sang kỳ khác
thì các phương pháp trên đều cho cùng một kết quả nên việc doanh nghiệp
lựa chọn phương pháp nào để tính giá hàng tồn kho, không ảnh hưởng nhiều
17 | P a g e
đến trị giá vốn hàng bán và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. Nhưng nếu thị
trường không ổn định giá cả lên xuống thất thường thì các phương phpas này
lại cho kết quả khác nhau và sẽ có ảnh hưởng nhất định đến BCTC của doanh
nghiệp, trong trường hợp này doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa
chọn phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, thể hiện công khai trong bản
thuyết minh BCTC. Đồng thời, theo nguyên tắc nhất quán phương pháp đó
phải sử dụng thống nhất từ kỳ này sang kỳ khác. Nhờ đó, có thể kiểm tra
đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh được chính xác.
1.2.2. Quy định của chế độ kế toán hiện hành về kế toán bán hàng trong các
doanh nghiệp thương mại (QĐ số 15 ban hành ngày 20/03/2006)
1.2.2.1. Các chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT (Mẫu số: 01GTGT – 3LL): Khi doanh nghiệp thuộc đối
tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khất trừ thuế bán hàng, doanh
nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng hóa đơn GTGT (liên 2). Trên hóa đơn
GTGT ghi rõ các chỉ tiêu như giá hàng hóa (chưa thuế GTGT); các khoản
phụ thu và phí tính thêm ngoài hàng hóa (nếu có); thuế suất thuế GTGT và số
thuế GTGT; tổng giá thanh toán.
- Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu số: 02 GTGT – 3LL): Khi doanh
nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên
GTGT hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, doanh nghiệp sẽ cung
cấp cho khách hàng hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho

(liên 2).
- Phiếu xuất kho (Mẫu số: 02 - VT)
- Thẻ quầy hàng (Mẫu số: 02- BH)
- Giấy báo có của ngân hàng.
- Phiếu thu tiền mặt (Mẫu số: 01 - TT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Các chứng từ phản ánh tình hình thanh toán.
18 | P a g e
1.2.2.2. Vận dụng tài khoản kế toán:
 Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp trong kỳ. Kết cấu tài khoản 511:
Bên Nợ:
+ Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.
+ Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ.
+ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả.
Bên Có:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 511 được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản: TK 5111; 5112; 5113; 5114; 5117; 5118
 Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ”
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp. Kết cấu tài khoản 512 :
Bên Nợ:
+ Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ
+ Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ.
+ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu nội bộ vào tài khoản xác định kết quả.
Bên Có:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh

nghiệp trong kỳ.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
TK 512 có các tài khoản cấp 2 sau:
- TK 5121; 5122; 5123
 Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh
nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua đã
19 | P a g e
mua hàng của doanh nghiệp với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu
thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết về mua bán
hàng.
Kết cấu tài khoản 521:
Bên Nợ: Chiết khấu thương mại phái sinh trong kỳ.
Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại phái sinh
trong kỳ sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
TK 521 có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 5211; 5212; 5213
 Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”
Tài khoản này được sử dụng để phản ánh giá trị thực tế của số sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ. Kết cấu tài khoản 531:
Bên Nợ:
+ Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
+ Số trích lập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay cao hơn
năm trước.
+ Trị giá sản phẩm, hàng hóa hao hụt, mất mát sau khi trừ phần cá nhân bồi
thường.
Bên Có:
+ Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa…đã tiêu thụ trong kỳ để
xác định kết quả.

+ Hoàn nhập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho của năm nay > hơn
năm trước.
+ Trị giá vốn của hàng hóa, sản phẩm…đã tiêu thụ trong kỳ nhưng bị khách
hàng trả lại.
 Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”
Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số tiền mà doanh nghiệp phải thu
của khách hàng do bán chịu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và tình hình thanh
20 | P a g e
toán các khoản phải thu của khách hàng. Ngoài ra TK131 còn được sử dụng
phản ánh số tiền doanh nghiệp nhận ứng trước của khách hàng.
Bên Nợ:
+ Số tiền phải thu của khách hàng về việc bán chịu hàng hóa, sản phẩm trong kỳ.
+ Số tiền thừa trả lại khách hàng.
Bên Có:
+ Số tiền khách hàng đã trả nợ
+ Số tiền doanh nghiệp nhận ứng trước của khách hàng
+ Khoản giảm trừ tiền hàng cho khách sau khi đã xác định tiêu thụ.
+ Chiết khấu thanh toán dành cho người mua.
Số dư Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Số dư Có: Số tiền nhận ứng trước của khách hàng; Số tiền thu nhiều hơn số
phải thu.
Ngoài ra kế toán nghiệp vụ bán hàng còn sử dụng một số tài khoản sau:
TK 111: Tiền mặt TK 338: Phải trả, phải nộp khác
TK 112: Tiền gửi ngân hàng TK 641: Chi phí bán hàng
TK 138: Phải thu khác
TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước.
• Trình tự hạch toán nghiệp vụ chủ yếu.
 Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng: Căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu
thu, giấy báo có của ngân hàng.
- Khi sản phẩm được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán:

+ Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ và DN chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì DN phản ánh tăng
TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” theo giá chưa có thuế
GTGT, ghi tăng TK 3331 “Thuế GTGT đầu ra phải nộp” và tăng TK 111 nếu
khách thanh toán bằng tiền mặt hoặc TK 112 nếu khách thanh toán bằng
chuyển khoản, tăng TK 131 nếu cho khách nợ.
21 | P a g e
+ Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp hoặc không chịu thuế GTGT, kế toán cũng ghi nhận doanh thu như trên
nhưng doanh thu bán hàng theo giá thanh toán tức đã bao gồm cả thuế GTGT.
- Khi bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:
+ Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có
thuế GTGT, ghi Có TK 3331 để phản ánh thuế đầu ra phải nộp, Có TK 3387
để thể hiện khoản lãi trả chậm mà DN được hưởng từng kỳ. Đồng thời ghi
tăng TK 111 hoặc TK 112 khi khách trả tiền lần đầu và ghi tăng TK 131
khoản tiền khách vẫn còn nợ.
+ Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp hoặc không chịu thuế GTGT, kế toán cũng phản ánh như trên nhưng
doanh thu bán hàng theo giá trả tiền ngay đã có thuế GTGT.
- Trường hợp bán hàng qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:
+ Đối với bên giao đại lý: Khi hàng giao đại lý đã bán được, căn cứ Bảng kê
hóa đơn bán ra của hàng đã bán do bên nhận đại lý gửi về. Cũng phản ánh
doanh thu bán hàng, ghi giảm hàng gửi bán như DN bán hàng thu tiền ngay.
Hoa hồng đại lý chưa có thuế được phản ánh vào TK 641 và tăng khoản thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ, giảm TK 111 hoặc TK 112 khi trả tiền cho
bên nhận đại lý.
+ Đối với bên nhận đại lý: Khi hàng hóa đã bán được, căn cứ vào hóa đơn
GTGT hoặc hóa đơn bán hàng và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số
tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao đại lý tức ghi Nợ TK 111, 112, 131

và ghi Có TK 331. Định kỳ xác định hoa hồng đại lý được hưởng vào doanh
thu cung cấp dịch vụ chưa có thuế GTGT, tăng thuế GTGT đầu ra phải nộp
của hoa hồng đại lý, khoản tiền này được trừ vào tiền hàng bên nhận đại lý
phải thanh toán cho bên giao đại lý.
 Kết chuyển giá vốn hàng hóa khi ghi nhận doanh thu.
Kế toán ghi tăng TK 632 và ghi giảm trị giá hàng trong kho TK 156.
22 | P a g e
 Khi phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu:
- Nếu phát sinh hàng bán bị trả lại
+ Phản ánh doanh thu bán hàng bị trả lại:
Với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: Ghi tăng
hàng bán bị trả lại theo giá bán của hàng trả lại chưa có thuế GTGT, giảm
thuế đầu ra phải nộp, ghi giảm tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng khi trả lại
tiền cho khách.
Với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT thì cũng hạch toán như trên nhưng giá của hàng
trả lại đã bao gồm cả thuế GTGT.
+ Kết chuyển trị giá thực tế của hàng trả lại: tăng trị giá hàng hóa và ghi
giảm giá vốn hàng bán.
+ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu
thuần, giảm doanh thu bán đòng thời giảm hàng bán bị trả lại.
- Kế toán giảm giá hàng bán
+ Khi giảm giá cho bên mua kế toán ghi:
Với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: ghi giảm giá
hàng bán chưa có thuế và giảm thuế GTGT đầu ra, giảm tiền được thụ hưởng
của bên bán.
Với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp trự tiếp hoặc không thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT thì cũng ghi như trên nhưng số tiền hàng được giảm
giá đã bao gồm cả thuế GTGT đầu ra được giảm.
+ Cuối kỳ kết chuyển số tiền giảm giá hàng bán để xác định doanh thu thuần,

giảm TK 511 và TK 512
- Kế toán chiết khấu thương mại
Đây là khoản tiền mà DN giảm trừ hoặc thanh toán cho người mua hàng với
số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng
kinh tế hoặc cam kết với người bán. Khi phát sinh trường hợp này cũng hạch
toán tương tự như giảm giá hàng bán.
23 | P a g e
- Kế toán chiết khấu thanh toán
Kế toán chi hoạch toán khoản chiết khấu thanh toán sau khi bên mua đã
thanh toán tiền mua hàng. Khoản giảm trừ này kế toán đưa vào chi phí tài
chính tăng tiền thực thu của khách đồng thời giảm khoản tiền phải thu khách
hàng trên danh nghĩa.
1.2.2.3. Sổ kế toán áp dụng:
- Hình thức nhật ký chung:
Kế toán bán hàng gồm các loại sổ chủ yếu sau:
+ Sổ nhật ký chung (Mẫu S03a-DN)
+ Sổ nhật ký bán hàng (Mẫu S03a4- DN)
+ Sổ nhật ký thu tiền (Mẫu S03a1-DN); Sổ nhật ký tiền gửi ngân hàng; Sổ
cái (Mẫu S03b-DN); Các sổ chi tiết doanh thu, Sổ chi tiết thanh toán với
người mua…
- Hình thức nhật ký – Sổ cái: gồm các loại sổ kế toán sau:
+ Nhật ký – Sổ cái
+ Các sổ thẻ kế toán bán hàng chi tiết
- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
Hình thức kế toán chứng ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
+ Chứng từ ghi sổ
+ Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái (dùng cho hình thức chứng từ ghi sổ)
+ Các sổ thẻ kế toán bán hàng chi tiết:
- Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ

Hình thức này sử dụng các loại sổ kế toán sau:
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái
+ Các sổ thẻ kế toán chi tiết
- Hình thức kế toán trên máy:
24 | P a g e
Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tinh: Phần mềm kế toán được
thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có loại sổ của hình thức kế toán đó
nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
1.2.4.4. Trình bày báo cáo tài chính
- Khái niệm: Báo cáo kế toán tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về
tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh
doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là
phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh
nghiệp cho những người quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho
vay, cơ quan thuế…)
- Mục đích: Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình
tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo
tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh
doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho
số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để
đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một
doanh nghiệp về: Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập
khác, chi phí lãi và lỗ, các luồng tiền.
- Hệ thống báo cáo tài chính gồm có:
+Bảng cân đối kế toán;
+Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
+Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
- Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, doanh nghiệp

phải:
+Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với các quy định;
+Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông
tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu;
25 | P a g e

×