Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ thuật thương mại dịch vụ tứ hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.34 KB, 108 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng đổi mới và phát triển
mạnh mẽ cả về quy mô lẫn hình thức. Do đó đã làm cho các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nền kinh tế thị trường
có sự điều tiết của Nhà nước cùng với cơ chế quản lý kinh tế đổi mới đã tác
động rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt của thị trường
và sự điều tiết của quy luật cung cầu. Vì vậy các doanh nghiệp phải luôn luôn
nắm bắt được xu hướng của thị trường để có sự điều tiết kịp thời nhằm không
ngừng hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả xác thực và
lợi nhuận cao.
Để có thể cạnh tranh được thì sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo
được chất lượng cao và giá thành hạ. Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp nếu được quản lý chặt chẽ và hợp lý thì sẽ
đem lại hiệu quả cao. Làm tốt công tác này có ý nghĩa rất lớn đối với doanh
nghiệp và các nhà đầu tư. Bởi vì doanh thu là chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh tổng hợp quy mô tổ chức sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Doanh thu là biểu hiện sự chấp nhận của thị trường đối
với sản phẩm của doanh nghiệp bởi vì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
luôn gắn với tình hình thị trường. Vì vậy công tác kế toán tiêu thụ và xác định
kết quả kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp nếu làm
tốt thì doanh nghiệp sẽ ngày càng mở rộng và đứng vững trên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của công tác kế toán tại doanh
nghiệp, trong những năm vừa qua các nhà quản lý doanh nghiệp luôn quan tâm
đến công tác kế toán mà trọng tâm là bộ phận kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh. Qua thời gian thực tập thực tế tại công ty Cổ phần kỹ thuật
thương mại dịch vụ Tứ Hải và được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong
tổ kế toán đặc biệt là cô Nguyễn Thị Liên đã giúp em đi sâu nghiên cứu đề tài:
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp : QKT48-ĐH2 Trang: 1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
“Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần kỹ
thuật thương mại dịch vụ Tứ Hải”. Trong bài làm của em gồm một số vấn đề
cơ bản sau:
Phần I: Tìm hiểu chung về Công ty CP KT TM DV Tứ Hải
Phần II: Nghiên cứu tình hình tài chính của công ty CP KT TM DV Tứ
Hải
Phần III: Tìm hiểu công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty CP KT TM DV Tứ Hải
Phần IV: Kết luận và kiến nghị
Do thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên bản
báo cáo của em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự giúp đỡ,
hướng dẫn của cô và các cô chú trong phòng kế toán giúp em hoàn thành tốt bài
báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trịnh Thị Thanh Nga
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp : QKT48-ĐH2 Trang: 2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phần I:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CP KT TM DV TỨ HẢI
I. Sự hình thành và phát triển của công ty.
Công ty CP KT TM DV Tứ Hải được thành lập và hoạt động theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203000401 của Sở Kế Hoạch – Đầu Tư
thành phố Hải Phòng cấp ngày 07 tháng 03 năm 2003, công ty chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 28 tháng 06 năm 2003 với ngành nghề kinh doanh chính là
Một số thông tin về Công ty:
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ TỨ HẢI
- Trụ sở chính: 21 An Đà – Ngô Quyền – Hải Phòng

- Điện thoại: 0316.566.601/602/603/604/605
- Fax: 031.3668098
- Mã số thuế: 0200515750
- Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng
- Giám đốc: Phạm Văn Đệ
II. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty bao gồm các thành viên đóng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận,
cùng chia lỗ tương đương với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm các khoản
nợ của Công ty trong phạm vị phần vốn góp của mình. Công ty có tư cách pháp
nhân đầy đủ, có con dấu và được mở tài khoản tại Ngân hàng…. Công ty được
Nước công nhận tồn tại lâu dài và tính sinh lợi hợp pháp của việc kinh doanh.
Mọi hoạt động của công ty tuân thủ theo các quy định của Pháp luật, công ty có
quyền kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh, được quyền sở
hữu về tư liệu sản xuất, quyền thừa kế về vốn, tài sản và các quyền lợi hợp pháp
khác. Các quyền lợi hợp pháp của công ty được pháp luật bảo vệ.
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp : QKT48-ĐH2 Trang: 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hiện nay, nghành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty:
- Lắp ráp, gia công, kinh doanh đồ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng: máy
giặt, lò vi sóng, tủ lạnh, máy hút bụi, máy khử mùi, máy điều hoà, quạt hơi
nước, bình nóng lạnh, …., thiết bị thu hình (ti vi, màn hình máy vi tính …), thu
thanh (máy casset, VCD, DVD, loa, đài,…, thiết bị cơ khí, thiết bị liên lạc, thiết
bị bảo vệ, thiết bị bưu chính viễn thông, thiết bị an toàn lao động…
- Sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các loại sản phẩm đã cung cấp.
III. Cơ cấu tổ chức của công ty
Giám đốc công ty.
Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày
của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình. Giám đốc có các quyền sau:Tổ chức thực hiện các quyết

định của Hội đồng quản trị; Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt
động hàng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế
hoạch đầu tư của công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty; Tuyển
dụng lao động
Giám đốc có các nghĩa vụ sau: Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được
giao một cách trung thực; Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng
tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác, không được
tiết lộ bí mật của công ty trừ trường hợp Hội đồng quản trị chấp thuận;
Hiện nay tại công ty CP KT TM DV Tứ Hải thì Chủ tich Hội đồng quản
trị kiêm Giám đốc công ty.
Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về chiến lược và sách lược
kinh doanh của công ty, nắm tình hình tiêu thụ và phân phối của công ty về số
lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả và nghiên cứu phát triển thị trường, tìm ra
phương hướng đầu tư cho các mặt hàng mới.
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp : QKT48-ĐH2 Trang: 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Bộ phận nghiên cứu thị trường và đặt hàng: Bộ phận này sẽ xem xét
các mặt hàng mới mà nhà cung cấp đưa xuống công ty. Trên cơ sở đó tiến hành
nghiên cứu thăm dò ý kiến để tìm ra các thị trường tiềm năng cho Công ty. Khi
đã tìm kiếm được các thị trường tiềm năng, bộ phận này tiến hành lập kế hoạch
trình lên giám đốc để quyết định đầu tư hay không. Khi có quyết định đầu tư,
bộ phận này có nhiệm vụ lập các hợp đồng kinh tế về việc cung cấp vật tư giữa
công ty và nhà cung cấp.
+Bộ phận xúc tiến bán hàng: Sau khi hàng được sản xuất tại công ty thì
bộ phận xúc tiến bán hàng chào bán các mặt hàng mới này với khách hàng.
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty, phân tích, đánh giá qua việc ghi chép nhằm đưa ra các thông tin hữu ích
cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định tài chính, kinh tế, có trách nhiệm
về công tác tổ chức của đơn vị mình, xác định kết quả kinh doanh và theo dõi

tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Trên cơ sở tổng hợp các số liệu,
phòng kế toán xem xét số liệu các mặt hàng về cả số lượng và giá cả. Phòng kế
toán cung cấp số lượng hàng của các loại hàng hoá để có kế hoạch sản xuất từng
loại hàng hoá. Ngoài ra phòng kế toán tiến hành cân đối các luồng tài chính của
công ty, cân đối giữa vốn và nguồn vốn, kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản,
vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ
động về tài chính của công ty.
Phòng thường trực: Thực hiện các công việc cấp trên giao cho
+Bộ phận bảo vệ và bốc xếp: Bộ phận này thực hiện công tác bảo vệ
công ty nhằm bảo vệ của cải của công ty. Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm
vụ bốc dỡ hàng khi có hàng về và bốc xếp hàng lên xe chuyển hàng hàng ngày.
+Bộ phận điều hành xe: Bộ phận này có nhiệm vụ quản lý đội xe chở
hàng nhằm vận chuyển hàng một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất. Bộ phận
này phải đảm bảo vận chuyển hàng tới khách hàng một cách nhanh nhất. Ngoài
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp : QKT48-ĐH2 Trang: 5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ra, bộ phận này còn có trách nhiệm điều chuyển hàng hoá giữa các kho với nhau
nhằm bảo quản hàng hoá một cách tốt nhất.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP
KT TM DV Tứ Hải.
IV. Cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức lao động tiền lương tại Công ty.
1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty CP KT TM DV Tứ Hải là một doanh nghiệp vừa tiến hành sản
xuất vừa là một công ty thương mại. Do đó mà các TSCĐ của công ty không
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp : QKT48-ĐH2 Trang: 6
Giám đốc
Phó giám đốc tài chính Phó giám đốc sản xuất
kinh doanh

Phòng tài
chinh – hành
chính
Phòng tài
chính – kế
toán
Phòng kinh
doanh
Phòng
thường trực
Phòng sản
xuất
Bộ phận
nghiên
cứu thị
trường
Bộ
phận
xúc tiến
bán
hàng
Bộ
phận
bảo vệ,
bốc
xếp
Bộ
phận
điều
hành

xe
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nhiều chủ yếu là các máy lắp ráp và phương tiện vận tải. Các loại TSCĐ của
công ty được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng chủ yếu là nguồn đi
vay và một phần do các cổ đông đóng góp. Các dây chuyền lắp ráp được dùng
để phục vụ cho việc lắp ráp để hoàn thành các sản phẩm điện tử, điện lạnh
bán trên thị trường. Còn các phương tiện vận tải được dùng để giúp cho việc
giao hàng, bán hàng được thuận tiện và dễ dàng hơn. Các loại TSCĐ của công ty
được đầu tư mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và giúp cho việc kinh doanh
của công ty thuận lợi hơn.
Các loại TS của công ty hiện nay được bố trí khá phù hợp với tình hình
sản xuất kinh doanh của công ty. Tình hình sử dụng TSCĐ tại công ty được thể
hiện qua bảng sau:
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp : QKT48-ĐH2 Trang: 7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Công ty CP KT TM DV Tứ Hải
Địa chỉ: 21 An Đà – Ngô Quyền – Hải Phòng
BẢNG CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
1 Dây chuyền lắp ráp 28/8/2005 211 506.380.000 10% 270.069.333 50.638.000 320.707.333
2 Xe ôtô Suzuki 4 chỗ 3/10/2006 211 360.586.000 15% 229.873.575 54.087.900 283.961.475
3 Xe ôtô 12 chỗ 1/12/2009 211 850.890.500 15% 138.269.706 127.633.575 265.903.281
4 Dây chuyền lắp ráp 1/1/2009 211
1.056.723.00
0 10% 211.344.600 105.672.300 317.016.900
7 Máy vi tính 8/1/2008 211 25.063.500 20% 15.038.100 5.012.700 20.050.800
6 Xe ôtô tải 01 1/7/2005 211 180.200.000 15% 148.665.000 27.030.000 175.695.000
8 Xe ôtô tải 02 1/10/2007 211 165.256.000 15% 80.562.300 24.788.400 105.350.700
5 Xe ôtô tải 03 1/10/2008 211 200.050.000 15% 67.516.875 30.007.500 97.524.375

9 Xe ôtô tải 04 11/3/2009 211 480.590.000 15% 132.162.250 72.088.500 204.250.750
TỔNG CỘNG
3.825.739.00
0
1.293.501.74
0 496.958.875 1.790.460.615
Lập ngày 31 tháng 12 năm 2010
Giám đốc
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2. Lao động tiền lương.
Tổng số cán bộ công nhân của công ty là 65 người trong đó có 16 cán bộ
quản lý. Các cán bộ quản lý của công ty được đào tạo tại các trường lớp chuyên
nghiệp và được cử đi học tập bồi dưỡng thêm kinh nghiệm tại các trung tâm đã
giúp cho họ có thể hoàn thành tốt việc quản lý công ty. Ngoài ra số công nhân
trực tiếp tại công ty cũng được tuyển chọn và đưa đi đào tạo để có thể đáp ứng
được yêu cầu của công việc được giao.
Trình độ của cán bộ công nhân viên được thể hiện qua bảng sau:
S
T
Chức năng
Tổng
số
Trình độ
Đại
học
Cao
đẳng
Trung

cấp
Không
bằng cấp
Lao động
phổ thông
1 Quản lý công ty 16 11 5
2 Kinh doanh bán hàng 18 5 4 2 7
3 Phục vụ sản xuất 22 6 5 5 6
4 Đội vận tải 9 1 1 7
Qua bảng tình hình về lao động ta thấy việc bố trí sắp xếp lao động tại công
ty như trên là khá hợp lý. Vì công ty là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa là
doanh nghiệp thương mại nên số lao động phục vụ sản xuất là ít trong khi đó số
nhân viên kinh doanh bán hàng lại chiếm tỷ lệ cao. Như vậy có thể thấy việc bố
trí sắp xếp lao động như trên là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty. Tuy nhiên số cán bộ quản lý công ty còn quá nhiều. Nó sẽ làm cho bộ
máy quản lý của công ty cồng kềnh tốn kém và làm việc không có hiệu quả. Do
đó trong thời gian tới doanh nghiệp cần có kế hoạch điều chỉnh lại số cán bộ
quản lý cho phù hợp đồng thời tăng thêm nhân viên bán hàng để thúc đẩy việc
tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao.
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
VIII. Những thuận lợi, khó khăn của công ty và phương hướng phát
triển trong những năm tới.
• Những khó khăn và thuận lợi của công ty
Khó khăn
- Do công ty mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh chưa lâu nên khi
Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh chủ trương mở rộng quan hệ giao lưu với các
nước trên thế giới thông qua việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới
WTO thì công ty đã phải đương đầu với không ít rủi ro và thách thức. Công ty

phải cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường cả về mẫu mã, chất lượng, giá
cả sản phẩm. Đồng thời còn phải đẩy mạnh khâu xúc tiến bán hàng, tiếp thị.
Như vậy các chi phí liên quan đến việc phân phối đã tăng lên nhưng công ty lại
không thể bán với giá cao do phải cạnh tranh về giá với các sản phẩm cùng loại
khác trên thị trường.
- Uy tín của công ty trong sản xuất kinh doanh là chưa cao do công ty mới
tham gia vào thị trường.
- Giá cả các linh kiện điện tử, điện lạnh trên thị trường có sự biến động lớn
nên giá cả các mặt hàng mà công ty sản xuất cũng luôn biến động theo.
Những thuận lợi
- Hiện nay chất lượng sống của người dân đã được cải thiện rất nhiều. Do
vậy nhu cầu về việc sử dụng các đồ điện tử, điện lạnh đã trở thành một phần
tất yếu trong đời sống hiện nay của đa phần người Việt Nam. Vì vậy mà công ty
có khả năng để mở rộng thị trường của mình.Nhu cầu về các sản phẩm mà công
ty cung cấp là tuỳ thuộc vào thu nhập của người dân. Do đó mà công ty có thể
sản xuất được các loại sản phẩm theo mẫu mã, chất lượng, giá cả để đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng.
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Chủ trương của Nhà nước mở rộng đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nền kinh tế đất nước tạo cho công ty có nhiều cơ hội mở rộng thị
trường và hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, sáng tạo nhiệt tình,
hết lòng vì công ty và có trình độ kinh nghiệm, trình độ quản lý cao vì vậy có
thể giúp công ty phát huy nội lực tăng cướng sức cạnh tranh trên địa bàn hoạt
động.
* Phương hướng hoạt động của Công ty trong những năm tới
Công ty CP KT TM DV Tứ Hải đã hoạt động được một thời gian không
phải là dài nhưng cũng không phải là quá ngắn đủ để công ty tạo dựng uy tín của

mình trên thị trường kinh doanh đồ điện tử, điện lạnh, Sau 7 năm hoạt động
và phát triển công ty đã tạo dựng được mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và
khách hàng. Do đó trong tương lai công ty sẽ tiếp tục duy trì các mối quan hệ
này và tiếp tục tạo dựng các mối quan hệ khác với các công ty khác nhằm đảm
bảo đủ nguyên vật liệu cho sản xuất và đầu ra cho sản phẩm. Để đứng vững và
phát triển thì công ty cần mở rộng sản xuất đầu tư thêm máy móc thiết bị, tập
trung chú trọng nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ gián tiếp, nâng cao trình độ
tay nghề cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất để nâng cao năng lực kỹ
thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm được chi phí cho sản xuất, giảm sức
lao động cho công nhân. Người công nhân có nhiều việc làm, tăng thu nhập giúp
họ ổn định cuộc sống. Đồng thời tiến hành tìm hiểu thị trường mở rộng thị
trường tiêu thụ ra các vùng lân cận. Có chính sách thu hút khách hàng thông qua
các chương trình khuyến mại, giảm giá, và chất lượng bảo hành sản phẩm tốt.
Tạo lập các mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để luôn đảm bảo cung cấp đủ
nguyên vật liệu cho sản xuất với chất lượng tốt. Ngoài ra để công ty có thể phát
triển trong thời gian dài thì công ty đã để ra kế hoạch đưa ngoài lao động đi học
tập kinh nghiệm, dây chuyền công nghệ sản xuất ở nước ngoài để sau này về áp
dụng tại công ty.
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
IV. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Kế toán là một bộ phận quan trọng trong bộ máy quản lý của công ty. Bộ
phận kế toán phải chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước cơ quan cấp trên, cơ
quan quản lý Nhà nước về việc theo dõi, phản ánh biến động tài sản. Do vậy
việc bố trí, tổ chức nhân viên kế toán thế nào cho phù hợp với điều kiện sản
xuất kinh doanh tại công ty là hết sức quan trong và cần thiết. Đồng thời bộ máy
kế toán phải đáp ứng yêu cầu thông tin kịp thời, chính xác để ban lãnh đạo công
ty làm căn cứ phân tích tình hình sản xuất và đưa ra những quyết định đúng đắn

nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo
mô hình kế toán tập trung.
Đơn vị kế toán độc lập chỉ mở một sổ kế toán, tổ chức bộ máy kế toán để
thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán
của công ty phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý
thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích của đơn vị.
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng: chỉ đạo tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ, chịu
trách nhiệm về thông tin do phòng kế toán cung cấp, đồng thời kế toán trưởng
thay mặt giám đốc tổ chức công tác kế toán tại công ty, thực hiện nghĩa vụ với
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 12
Kế toán trưởng
Kế toán vật
tư hàng hoá
Kế toán
tiền lương
Kế toán vốn bằng
tiền, công nợ
Kế toán chi
phí, giá thành
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ngân sách Nhà nước, là người trực tiếp cung cấp thông tin tài chính tới ban giám
đốc, cơ quan thuế và cơ quan quản lý cấp trên.
Kế toán tiền lương: hàng tháng tính lương và các khoản trích theo lương
theo quy định hiện hành cho cán bộ công nhân viên trong công ty, thanh toán
lương cho người lao động.
Kế toán vật tư, hàng hoá, TSCĐ: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho
hàng hoá, nguyên vật liệu, tăng giảm TSCĐ. Theo dõi vật tư hàng hoá tồn kho
để đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất. quản lý TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ đối

với từng bộ phận,…
Kế toán vốn bằng tiền, công nợ: theo dõi chi tiết vốn bằng tiền được dùng
để đáp ứng nhu cầu thanh toán của công ty, đảm bảo để số vốn này không bị ứ
đọng gây lãng phí đồng thời tránh tình trạng thiếu vốn làm quá trình sản xuất
kinh doanh bị gián đoạn. Thực hiện việc mua sắm TSCĐ và chi phí về nguyên
vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, , theo dõi chi tiết tất cả các khoản công
nợ với từng nhà cung cấp, từng khách hàng.
Kế toán chi phí, giá thành: có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh
trong kỳ và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, từng hợp đồng. Đồng thời
dựa vào đó để lập kế hoạch về chi phí, giá thành cho kỳ sản xuất tiếp theo.
2. Trình tự ghi sổ kế toán
Để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phù hợp với thực tế, Công ty đã áp
dụng hình thức ghi sổ là Chứng từ ghi sổ. Hình thức này phù hợp cho công tác
kế toán tại các Doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty bởi nó đơn giản và dễ thực
hiện. Công ty đăng ký mã số thuế và áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế, một niên độ kế toán được tính từ ngày 01/01 đến 31/12
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ cùng
loại đã được kiểm tra kế toán tiến hành ghi vào chứng từ ghi sổ. Sau đó căn cứ
vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và các sổ cái. Các
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
chứng từ kế toán còn được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên
quan.
Cuối tháng, khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số
phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái lập
Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu các số liệu trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết khớp
đúng được dùng để lập Báo cáo Tài chính.

Trình tự ghi sổ và luân chuyển chứng từ được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 14
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ kế toán chi
tiết
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phần II: ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CP KT TM DV TỨ HẢI NĂM 2010
I – Đánh giá chung tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
CP TM DV TỨ HẢI
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bảng 1: TÌNH HÌNH KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP TM DV
TỨ HẢI NĂM 2009 & 2010
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Thực hiện năm
2009
Thực hiện năm

2010
So sánh
%
Chênh lệch
Tuyệt đối
(đ)
Tương đối
(%)
1 Giá trị sản xuất Đồng 21.456.782.146 32.510.468.128 151,52 11.053.685.982 51,52
2 Doanh thu Đồng 24.787.144.640 35.997.456.112 145,23 11.210.311.472 45,23
3 Chi phí Đồng 22.857.065.411 33.439.378.666 146,30 10.582.313.255 46,30
4 Lợi nhuận Đồng 1.930.079.229 2.558.077.446 132,54 627.998.217 32,54
5 Tình hình lao động
a Tổng số lao động bình quân Người 58 65 112,07 7 12,07
b Tổng quỹ lương Đồng 1.531.200.000 1.982.500.000 129,47 451.300.000 29,47
c Năng suất lao động BQ Đồng/người 369.944.520 500.161.048 135,20 130.216.528 35,20
d Thu nhập bình quân Đồng/người 26.400.000 32.500.000 123,11 6.100.000 23,11
6 Quan hệ với ngân sách
a Thuế GTGT Đồng 982.598.463 1.300.588.797 132,36 317.990.334 32,36
b Thuế TNDN Đồng 25.798.260 33.798.000 131,01 7.999.740 31,01
c Thuế khác Đồng 1.500.000 2.500.000 166,67 1.000.000 66,67
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Đánh giá chung
Qua bảng đánh giá tình hình kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của
công ty ta thấy tất cả các chỉ tiêu đều tăng. Điều này cho thấy sự phát triển của
doanh nghiệp trong năm 2010 so với năm 2009. Các chỉ tiêu về sản lượng,
doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các chỉ tiêu về lao động, quan hệ với ngân sách
đều tăng nhanh đã chứng tỏ sự phát triển của doanh nghiệp trong thời gian qua

đồng thời cũng cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình
đối với Nhà nước. Để có thể hiểu rõ hơn về sự biến động của các chỉ tiêu thì ta
sẽ đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu.
2. Phân tích chi tiết.
2.1. Giá trị sản xuất.
Giá trị sản xuất của năm 2010 là 32.510.468.128 (đ), của năm 2009 là
21.456.782.146 (đ). Như vậy giá trị sản xuất năm 2010 đạt 151,52% và tăng
11.053.685.982 (đ) so với năm 2009. Giá trị sản xuất tăng nhanh cho thấy doanh
nghiệp đang tiến hành mở rộng sản xuất, tăng quy mô thị trường. Sự biến động
của giá trị sản xuất có thể do một số nguyên nhân chính sau:
- Do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá mẫu mã chủng
loại sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên giá trị sản xuất tăng.
- Do công tác quản lý của doanh nghiệp chặt chẽ và hợp lý hơn nên dẫn đến
việc sản xuất đạt hiệu quả cao hơn
- Do nhu cầu của người tiêu dùng đối với loại sản phẩm mà doanh nghiệp
đang sản xuất tăng cao.
- Do nguồn nguyên vật liệu trên thị trường năm nay phong phú hơn năm
trước làm cho việc sản xuất thuận lợi hơn.
Nhìn chung giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng như vậy là tốt. Nó cho
thấy doanh nghiệp đang từng bước phát triển.
2.2. Doanh thu.
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Qua bảng phân tích ta thấy tổng thu của doanh nghiệp là 35.997.456.112
(đ) tăng 11.210.311.472 (đ) và bằng 45,23% so với năm 2009. Tổng thu tăng có
thể do một số nguyên nhân chính sau:
- Do doanh nghiệp tăng khối lượng hàng bán ra
- Do kết cấu các loại sản phẩm tiêu thụ thay đổi. Doanh nghiệp chú trọng
việc sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng có giá bán cao, mặt hàng có tỷ suất lợi

nhuận cao nên làm doanh thu tăng.
- Do doanh nghiệp tăng giá bán các loại sản phẩm mà doanh nghiệp có khả
năng cạnh tranh về chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh đã làm cho doanh
thu tăng.
- Do thu nhập của người tiêu dùng tăng nên họ tiêu thụ ngày càng nhiều các
sản phẩm của doanh nghiệp.
Qua phân tích ta thấy tổng thu tăng như vậy là chưa hợp lý vì tổng thu
tăng chậm hơn so với mức tăng của tổng chi đã làm cho lợi nhuận giảm
2.3. Chi phí.
Tổng chi năm 2010 là 33.439.378.666 (đ) so với năm 2009 đã tăng 46,3%
về tương đối tương ứng với mức tăng về tuyệt đối là 10.582.313.255 (đ). Sự
biến động của tổng chi có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất đầu tư thêm máy móc trang
thiết bị, mua sắm thêm nguyên vật liệu đầu vào, thuê thêm lao động Công tác
quản lý và cấp phát nguyên vật liệu chưa được tốt.
- Do biến động cung cầu trên thị trường nguyên vật liệu đầu vào nên đã làm
cho giá nguyên vật liệu trên thị trường tăng
Nhìn chung tổng chi phí tăng như vậy là cao và chưa hợp lý bởi vì tổng
chi phí tăng nhanh hơn tổng thu
2.4. Lợi nhuận.
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động
sản xuất kinh doanh.Qua bảng phân tích ta nhận thấy rằng lợi nhuận của doanh
nghiệp năm 2010 tăng 627.998.117 (đ) so với năm 2009 chỉ còn 2.558.077.466
(đ). Như vậy lợi nhuận của công ty tăng có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do doanh thu tăng đã làm cho lợi nhuận tăng.
- Công tác tiêu thụ sản phẩm như quảng cáo, tiếp thị, Marketing, giảm giá
hàng bán để kích thích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp có

hiệu quả đã làm tăng lợi nhuận.
- Do sự biến động của nền kinh tế đã làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu
vào tăng làm tăng chi phí nhưng đồng thời giá bán các sản phẩm của doanh
nghiệp cũng tăng. Do đó đã làm cho lợi nhuận tăng.
Nhìn chung lợi nhuận của doanh nghiệp tăng như vậy là chưa tốt vì vẫn
còn nhiều khoản chi phí chưa hợp lý.
2.5. Tình hình lao động.
Tổng số lao động
Tổng số lao động năm 2010 là 65 người đã tăng 7 người so với năm 2010
tương ứng tăng 12,07%. Số lao động tăng là do một số nguyên nhân chính sau:
- Do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất nên doanh nghiệp cần tuyển
thêm lao động mới cho bộ phận trực tiếp sản xuất
- Do một số cán bộ và công nhân trẻ tuổi được cử đi học tập bồi dưỡng
nâng cao kiến thức, trình độ, nâng cao tay nghề đã trở về
- Do doanh nghiệp thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường
đồng thời mở rộng mạng lưới tiêu thụ, mở ra một chi nhánh mới nên cần có
thêm một số lao động.
Nhìn chung tổng số lao động trong kỳ tăng như trên là hợp lý. Bởi vì năng
suất lao động tăng nhanh hơn tổng số lao động. Điều đó cho thấy doanh nghiệp
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
đã bố trí lao động hợp lý và tạo điều kiện để người lao động phát huy hết khả
năng của mình.
Năng suất lao động
Ta thấy năng suất lao động năm 2010 là 500.161.048 (đ/người) tăng
130.516.028 (đ/người) tương ứng tăng 35,2% so với năm 2009. Năng suất lao
động tăng có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ, cơ
giới hoá trong sản xuất nên đã làm cho năng suất lao động tăng.

- Do ý thức làm việc, trình độ nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề của
người lao động tăng cao
- Do công tác tổ chức quản lý trong doanh nghiệp chặt chẽ và hợp lý.
- Do trong kỳ tình trạng mất điện, mất nước giảm nên đảm bảo cho quá
trình sản xuất hoạt động liên tục.
Qua bảng phân tích ta thấy năng suất lao động tăng như vậy là khá hợp lý.
Tuy năng suất lao động tăng ít hơn giá trị sản xuất nhưng vì trong kỳ tổng số lao
động cũng tăng nên việc tăng của năng suất lao động như vậy là tốt.
Tổng quỹ lương.
Tổng quỹ lương năm 2010 là 1.982 500.000 (đ), năm 2009 là
1.531.200.000 (đ). Như vậy tổng quỹ lương năm 2010 tăng về tuyệt đối là
451.300.000 (đ) tương ứng mức tăng về tương đối là 29,47%. Tổng quỹ lương
tăng có thể do một số nguyên nhân chính sau:
- Do doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn nên người lao động
sẽ phải làm nhiều hơn, thời gian làm việc cũng tăng hơn và doanh nghiệp tuyển
nhiều lao động hơn nên đã làm cho tổng quỹ lương trong kỳ tăng
- Do doanh nghiệp có chính sách tăng lương, khen thưởng cho người lao
động tăng vừa để khuyến khích người lao động tích cực làm việc vừa để giữ lại
những nhà quản lý có tài, những người lao động có tay nghề cao.
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Do chính sách của Nhà nước là chính sách tăng lương đã làm ảnh hưởng
đến tổng quỹ lương trong doanh nghiệp.
Nhìn chung tổng quỹ lương của doanh nghiệp tăng như vậy là khá tốt vì
tổng quỹ lương đã chậm hơn mức tăng năng suất lao động. Điều này cũng cho
thấy doanh nghiệp đã quan tâm đến đời sống của người lao động.
Tiền lương bình quân.
Qua bảng phân tích ta thấy tiền lương bình quân của năm 2010 là
30.500.000 (đ/người) tăng hơn so với năm 2009 là 26.400.000 đ/ng) về tuyệt đối

là 4.100.000 (đ/người) và tăng về tương đối là 15,53%. Sự biến động của tiền
lương bình quân có thể do một số nguyên nhân chính sau:
- Do doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị máy móc dây chuyền công nghệ
mới nên đã làm cho năng suất lao động tăng kéo theo tiền lương bình quân tăng.
- Do cấp bậc lương của một số cán bộ công nhân viên có sự tăng lên so với
năm 2009.
- Do doanh nghiệp làm ăn có lãi nhiều nên có mức thưởng cho công nhân
cao hơn
- Do chính sách lương của Nhà nước
Nhìn chung tiền lương của người lao động tăng như vậy là hợp lý vì so
với năng suất lao động tăng cao hơn tiền lương bình quân là rất có lợi cho doanh
nghiệp.
2.6. Nhóm các chỉ tiêu quan hệ với ngân sách.
Thuế VAT.
Trong kỳ thuế VAT là 1.300.588.797 (đ) tăng 317.990.334 (đ) và bằng
132,36% so với năm 2009. Vì thuế VAT phải nộp phụ thuộc vào tổng thu nên
các nguyên nhân làm tăng tổng thu cũng là các nguyên nhân làm tăng thuế VAT.
Ngoài ra VAT tăng còn do một số nguyên nhân:
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Khối lượng hàng hoá bán ra nhiều, giá bán các sản phẩm tăng đã làm tăng
doanh thu bán hàng nên đã làm tăng thuế VAT
- Thuế đầu vào giảm.
Nhìn chung thuế VAT tăng là tốt vì nó tăng là do tăng tổng thu nên có thể
thấy rằng doanh nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
Thuế TNDN.
Thuế TNDN trong kỳ là 33.798.000 (đ) tăng 31,01% so với năm 2009
tương ứng tăng 7.999.740 (đ). Vì thuế TNDN phụ thuộc vào lợi nhuận của
doanh nghiệp và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp mà thuế suất không thay

đổi do đó thuế TNDN chỉ phục thuộc và lợi nhuận. Do đó thuế TNDN tăng là do
lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm tăng.
Nộp khác.
Nộp khác trong kỳ là 2.500.000 (đ) tăng 1.000.000 (đ) tương ứng tăng
66,67%. Nộp khác tăng có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do một số loại thuế khác tăng như: thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế tài
nguyên… đã làm cho khoản nộp khác tăng.
- Do các khoản phí, lệ phí tăng. Các khoản phí về tàu xe, phí cầu phà, lệ phí
trước bạ, lệ phí xăng dầu tăng đã làm cho khoản nộp khác tăng.
- Do các chính sách của Nhà nước quy định về các khoản thuế, phí, lệ phí
phải nộp tăng nên đã làm cho nộp khác của doanh nghiệp tăng.
Nhìn chung các khoản phải nộp khác tăng như vậy là không tốt vì vậy nó
sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp sẽ làm giảm lợi nhuận.
TIỂU KẾT
Qua việc đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thông qua một số chỉ tiêu chính về giá trị sản xuất về lao động tiền lương về chỉ
tiêu tài chính và quan hệ với ngân sách ta nhận thấy lợi nhuận của doanh nghiệp
năm 2010 tăng 32,54% so với năm 2009 và các các chỉ tiêu còn lại như giá trị
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
sản xuất, lao động - tiền lương, tổng thu, tổng chi đều tăng nhanh. Điều đó cho
thấy doanh nghiệp không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sau, cải
thiện đời sống cho người lao động và hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Qua
việc phân tích ở trên ta thấy tất cả các chỉ tiêu đều tăng có thể do một số nguyên
nhân sau:
- Do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất đầu tư thêm trang thiết bị máy
móc, xây dựng thêm nhà xưởng mới, tuyển thêm lao động
- Do doanh nghiệp tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, Marketing, mở
thêm các đại lý bán hàng… do đó đã làm cho khối lượng hàng hoá bán ra nhiều,

tăng doanh thu.
Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần phải thực
hiện một số biện pháp chủ yếu sau:
- Nghiên cứu xu hướng của thị trường, sở thích của người tiêu dùng để có
kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất cho phù hợp để có thể tăng doanh thu.
- Phải đa dạng hoá các nhà cung cấp, tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu
thay thế để đảm bảo đủ nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất.
Tránh tình trạng bị các nhà cung cấp ép giá cao.
II. Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty CP KT TM DV Tứ Hải năm 2010
Để phân tích cơ cấu tài sản của công ty trong năm 2010 ta sử dụng bảng
sau để tìm hiểu về cơ cấu các loại tài sản.
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bảng 2: TÌNH HÌNH CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CP TM DV TỨ HẢI NĂM 2010
Đơn vị tính: Đồng
STT Tài sản Đầu năm Cuối năm
So
sánh
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
(%) Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
(đ)
Tương đối
(%)
A Tài sản ngắn hạn 9.599.248.307 78,30 10.868.793.069 83,20 113,23 1.269.544.762 13,23

I
Tiền và các khoản tương
đương tiền 1.093.140.740 8,92 1.811.311.903 13,86 165,70 718.171.163 65,70
1 Tiền 1.005.170.658 8,20 1.723.341.821 13,19 171,45 718.171.163 71,45
2 Các khoản tương đương tiền 87.970.082 0,72 87.970.082 0,67 100,00 0 0,00
II Các khoản phải thu ngắn hạn 305.342.278 2,50 417.750.447 3,20 136,81 112.408.169 36,81
1 Phải thu khách hàng 251.470.831 2,05 345.280.238 2,64 137,30 93.809.407 37,30
2 Các khoản phải thu khác 53.871.447 0,45 72.470.209 0,56 134,52 18.598.762 34,52
III Hàng tồn kho 7.622.135.521 62,16 8.099.877.724 62,01 106,27 477.742.203 6,27
IV Tài sản ngắn hạn khác 578.629.768 4,72 539.852.995 4,13 93,30 -38.776.773 -6,70
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 118.895.833 0,97 164.566.572 1,26 138,41 45.670.739 38,41
2 Thuế GTGT được khấu trừ 459.733.935 3,75 375.286.423 2,87 81,63 -84.447.512 -18,37
B Tài sản dài hạn 2.660.906.476 21,70 2,194.522.415 16,80 82,47 -466.384.061 -17,53
I Tài sản cố định hữu hình 2.532.227.260 20,65 2.035.268.385 15,58 80,37 -496.958.875 -19,63
1 Nguyên giá 3.825.729.000 31,21 3.825.729.000 29,29 100,00 0 0,00
2 Hao mòn luỹ kế -1.293.501.740 -10,55 -1.790.460.615 -13,71 138,42 496.958.875 38,42
II Tài sản dài hạn khác 128.679.216 1,05 159.254.030 1,22 123,76 30.574.814 23,76
Tổng tài sản
12.260,154.783
100 13.063.315.484 100 106,55 803.160.701 6,55
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Đánh giá chung.
Qua bảng cơ cấu tài sản của công ty năm 2010 ta thấy tổng tài sản của
công ty cuối năm 2010 là 13.063.315.484 (đ) tăng 803.160.701 (đ) so với đầu
năm. Tổng tài sản tăng 6,55% là do sự tăng giá trị của tài sản ngắn hạn. Qua
bảng ta thấy trong năm 2010 có sự thay đổi cơ cấu tài sản từ tài sản dài hạn sang
tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn ở thời điểm đầu năm chiếm 78,296% trong
tổng tài sản và đến thời điểm cuối năm thì tăng lên chiếm 83,201% trong tổng

tài sản. Như vậy, tài sản ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài
sản của công ty. Và sự thay đổi cơ cấu tài sản từ ngắn hạn sang dài hạn là phù
hợp với một công ty thương mại. Trong đó thì tiền và các khoản tương đương
tiền là chỉ tiêu tăng nhiều nhất và tăng 65,7%. Điều này sẽ làm cho khả năng
thanh toán của công ty dễ dàng hơn. Do đó sẽ tận dụng được những cơ hội thuận
lợi trong kinh doanh. Tuy nhiên lượng tiền quá làm cho vốn kinh doanh bị ứ
đọng nên sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của đồng vốn. Vì vậy công ty cần có các
biện pháp để sử dụng tối đa đồng vốn mà doanh nghiệp hiện có nhằm tăng hiệu
quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận.
2. Phân tích chi tiết.
2.1. Tài sản ngắn hạn.
- Tiền: Giá trị của tiền cuối năm là 1.723.341.821 (đ) tăng 718.171.163
(đ) so với đầu năm, tương ứng tăng 71,45%. Lượng tiền mặt tăng là do cuối năm
công ty thu được nhiều tiền hàng và lượng tiền dự trữ để trả tiền nhà cung cấp
nhưng chưa trả. Lượng hàng bán ra trong năm nhiều hơn năm trước nên tiền
hàng thu được cũng nhiều hơn và công ty mua nhiều hàng của các nhà cung cấp
khác nên cũng cần một lượng tiền lớn hơn để chi trả.
- Các khoản tương đương tiền: Giá trị của các khoản tương đương tiền
không có sự thay đổi ở thời điểm cuối năm so với thời điểm đầu năm do công ty
không có đầu tư vào chứng khoán hay các loại giấy tờ có giá khác.
Sinh viên: Trịnh Thị Thanh Nga
Lớp: QKT48 – ĐH2 Trang: 25

×