TỪ VIỆC ĐỌC-HIỂU BÀI THƠ “CHIỀU TỐI” (MỘ) SUY NGHĨ VỀ
CÁCH ĐỌC - HIỂU TẬP THƠ “NHẬT KÍ TRONG TÙ” CỦA HỒ CHÍ
MINH
A: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Lời nói đầu
“Nhật kí trong tù” là tập thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản vĩ
đại cả cuộc đời không ngừng phấn đấu vì độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh
phúc của nhân dân.
Từ những vần thơ của Người viết trong ngục tù luôn toả ánh sáng lấp lánh
vẻ đẹp của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn, một tài năng lớn.
Ước mong tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm
“Nhật kí trong tù” là niềm khao khát chung của nhiều thế hệ Việt Nam.
Một số bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” của Bác được đưa vào chương
trình giảng dạy Ngữ văn cấp THPT. Đó là điều kiện để cô và trò được tiếp xúc
với tác phẩm văn chương của Người, để hiểu được Bác không chỉ là một vị lãnh
tụ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hoá mà còn là một nhà thơ lớn.
Đối với tôi, mỗi lần hướng dẫn các em đọc và hiểu tác phẩm của Bác là mỗi
lần tôi được đến với niềm vui và cả nỗi lo. Vui là vì được đọc, tiếp nhận áng văn
chương hay và có giá trị tư tưởng lớn, nhưng lo là vì phải suy nghĩ và làm thế
nào để khơi gợi, cùng các em cảm nhận được nhiều hơn về cái hay, cái đẹp
trong những vần thơ của Nguời. Nói như nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai
về thơ Bác trong bài “Đọc Ngục trung nhật kí”: “Cái đẹp của thơ là rất khó
giảng. Một bài thơ hay, một bài văn hay bao giờ cũng là một hiện tượng sống,
một sinh mệnh. Mà đã là một sinh mệnh thì không một công trình phân tích nào
có thể giải thích được đầy đủ chiều sâu cũng như về chiều rộng”. Mặt khác, Bác
viết “Nhật kí trong tù” bằng tiếng Hán, mà là những bài thơ tiếng Hán hay và
uyên bác. Người là thiên tài.
Với tôi, vốn hiểu biết về chữ Hán quá ít và còn nhiều hạn chế về khả năng
độc lập, sáng tạo để hướng dẫn học sinh cảm thụ văn chương một cách tích cực,
cho nên việc giảng thơ chữ Hán vẫn là mội khó khăn lớn.
Thế nhưng, với tấm lòng thành kính Bác, với nhiệm vụ của người cô và sức
lôi cuốn mạnh mẽ từ vẻ đẹp của thơ Bác chính là động lực giúp tôi suy nghĩ tìm
tòi, hướng dẫn, khơi gợi cho các em phân tích cảm thụ tác phẩm của Bác như
thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong một giờ dạy .
Qua việc giảng bài thơ Chiều Tối ( Mộ ) trong tập thơ “Nhật kí trong tù”
của Hồ Chí Minh tại trường THPT Trần Ân Chiêm 2012-2013, tôi xin trình bày
1
một số suy nghĩ và việc làm của mình về việc Đọc – Hiểu những bài thơ của
Bác trong tập thơ Nhật kí trong tù.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Nội dung của sáng kiến:
1 - Công việc thứ nhất: Học sinh hiểu được hoàn cảnh sáng tác tập thơ Nhật
ký trong tù của Bác trong đó có bài thơ Chiều tối ( Mộ ).
Tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh được sáng tác khi Người bị
giam cầm trong nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch.
Hai mùa thu đã trôi qua trên những dòng thơ của Bác ghi chép lên cuốn nhật
ký này. Từ mùa thu năm1942 đến mùa thu năm 1943. Tuy bị đày đọa vô cùng
cực khổ.
Sống khác loài người vừa bốn tháng
Còn hơn tiều tụy mười năm trời.
Vậy mà người vẫn làm thơ, sáng tác 133 bài thơ chữ hán.( Ngục trung nhật kí-
Nhật kí trong tù)
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh không nghĩ mình là nhà văn nhà thơ, nhưng
trên bước đường hoạt động cách mạng, do điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt và có
sẳn tài năng người đã trở thành nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc. Người đã để lại
cho chúng ta một tập thơ lớn. Đọc tập thơ của Bác, người đọc thực sự đứng
trước một thi sĩ và một con người cao cả vĩ đại.
Trong bài thơ Mở đầu tập nhật ký”, Bác viết:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
2 - Công việc thứ hai: Xác định mục đích phân tích, cảm thụ tác phẩm.
Xác định rõ mục đích phân tích, cảm thụ là cơ sở cho việc soạn và giảng được
thuận lợi, rõ ý và liền mạch trong cảm xúc và tư tưởng.
Bài thơ tả cảnh chiều tối ở một xóm núi Trung Quốc. Cảnh vật được nhìn qua
tâm trạng của người tù cộng sản trên con đường lưu đày.
Cô đưa các em vào hoàn cảnh, tạo tâm thế để các em tập trung phân tích, cảm
nhận được: Lòng lạc quan tin yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên của một nhà thơ-
Người chiến sĩ cách mạng. Vẻ đẹp của tâm hồn Bác luôn vận động về phía ánh
sáng. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của Người.
2
3 - Công việc thứ ba: Suy nghĩ xác định cách thức phân tích, cảm thụ một
bài thơ Đường.
* Trước hết, tôi định hướng việc khai thác ở khả năng khơi gợi ý tại ngôn
ngoại của bài thơ.
Ví dụ: Khi phân tích hình ảnh cánh chim trong bài thơ:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ ).
Cần hiểu được ý nghĩa của hình ảnh này là biểu hiện thời gian chiều tối và
biểu tượng về mối giao cảm giữa cảnh và tình. Cô giúp học sinh khai thác cảm
nhận ý nghĩa khơi gợi của từ ngữ, hình ảnh thơ “ quyện điểu quy lâm” (chim mỏi
về rừng) và “tầm túc thụ” (tìm chốn ngủ). “quyện điểu quy lâm (chim mỏi về
rừng) là hình ảnh biểu hiện cho cảnh chiều muộn. Sự vận động của hiện thực
trong bước lưu chuyển của thời gian từ ngày về đêm, hướng về nội tâm. Ba chữ
“ ầm túc thụ”(tìm chốn ngủ) gợi mái ấm bình yên. Bác không trực tiếp nói thời
gian nhưng thời gian vẫn hiện lên qua hình ảnh của cánh chim bay về phía rừng
xa để tìm nơi trú ngủ.
Thế nhưng, cánh chim bay trong thơ Bác không phải đang bay trong trạng
thái bình thường mà là cánh chim bay mỏi. Chữ “mỏi” gợi sự mỏi mệt của cánh
chim và còn gợi lên mối giao cảm, đồng điệu giữa cảnh và tình. Sự tương giao
của cánh chim mỏi mệt ấy với cảnh ngộ và tâm trạng của Bác.
Như vậy, khi thời gian tự nhiên thông qua ý thức cảm nhận của Bác, nó đã
được chiếm hữu biến đổi thành thời gian tâm trạng, thời gian mang màu sắc tình
cảm.
Hay là ở hình ảnh:
“Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Cô cho học sinh cảm nhận được những ý nghĩa khơi gợi của hình ảnh chòm
mây lẻ (Cô vân) và lững lờ trôi (mạn mạn), giữa tầng không (độ thiên không):
Gợi vẻ lẻ loi cô đơn, gợi thời gian chậm chạp khắc khoải – tâm trạng, gợi cái
nhìn đầy nội tâm của Bác, gợi vẻ êm dịu, khoáng đạt của trời thu, gợi hình ảnh
người chiến sĩ cộng sản trên con đường tù đày.
→ Ý nghĩa của hai câu thơ không chỉ tả cảnh mà còn mở ra không gian của tâm
trạng. Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh. Giữa muôn ngàn khổ cực. Người vẫn
ung dung tự tại, vẫn hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên, hoà hồn mình vào đất trời
rộng lớn với một sự tự do tuyệt đối về tinh thần. Đó chính là vẻ đẹp của bản lĩnh
3
kiên cường , ý chí, nghị lực lớn lao và tinh thần lạc quan phơi phới trong tâm
hồn Bác.
- Ý nghĩa khơi gợi “ý tại ngôn ngoại” đặc biệt là ở tứ thơ: Ví dụ ở chữ Hồng
trong bài thơ này. Chữ Hồng” là nhãn tự bài thơ, là điểm sáng ngời trong bài
thơ làm sáng bừng khuôn mặt cô gái nơi xóm núi, làm cho bức tranh chiều tối từ
chỗ hoang vắng trở lên ấm áp vui tươi hơn. Nó cũng chứng tỏ bút pháp miêu tả
tinh tế của Bác : Bác dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối. Sự vận động của tứ
thơ, hình tượng thơ đi từ chỗ cô đơn đến sum vầy, từ lạnh lẽo đến ấm áp, từ
bóng tối đến ánh sáng, thể hiện thế giới quan duy vật biến chứng, nhân sinh
quan lạc quan của nhà thơ.
* Sau nữa là tôi giúp học sinh cảm nhận được Chiều tối là một bài thơ tứ
tuyệt của Bác rất điêu luyện và sáng tạo.
Cảm hứng trong thơ tứ tuyệt của Bác bao giờ cũng được khơi nguồn từ cuộc
sống. Cuộc sống xuất phát và cũng là mục đích đi tới trong thơ của Bác. Hai câu
đầu vận động từ thiên nhiên chuyển tới hai câu sau theo hướng xã hội. Từ hiện
tại đến tương lai, từ gian khổ đến niềm vui thắng lợi, từ riêng đến chung Vì thế
mà hình tượng trong thơ tứ tuyệt của Bác luôn vận động triển khai rất linh hoạt.
Đặc biệt là hai câu kết trong bài thơ của Bác không chỉ là phần cuối mà trở
thành cốt lõi của bài thơ. Nó thường ánh lên vẻ đẹp trí tuệ, gây ấn tượng.
Ví dụ: Hai câu kết của bài thơ này:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
Cô cho các em phân tích cảm nhận ý nghĩa của hình ảnh “Thiếu nữ xay ngô và
“Lô dĩ hồng (Lò than đã đỏ). Đặc biệt là chữ “Hồng”- nhãn tự bài thơ.
4 - Công việc thứ tư: Trong quá trình phân tích, tôi chú ý cho học sinh
bám sát vào nguyên tác , theo tôi đây là nguyên tắc trong việc phân tích
cảm thụ một bài thơ dịch:
Khi dạy một bài thơ dịch ( văn học nước ngoài) cái khó mà cả cô và trò không
chỉ là trình độ ngoại ngữ mà còn không được tiếp cận với bản nguyên âm.
Người đọc chủ yếu tiếp cận với bản dịch thơ. Do vậy chỗ nào dịch chưa sát,
chưa phản ánh đầy đủ ý nghĩa của nguyên tác thì phải đối chiếu với nguyên tác.
Ví Dụ: Câu thơ thứ hai của bài thơ :
“Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
4
Người dịch đã bỏ sót ý nghĩa của chữ (Cô) trong “Cô vân” (chòm mây lẻ).
Hay là (Thiếu nữ) dịch là “Cô em” chưa sát với ý nghĩa của “Thiếu nữ” gợi vẻ
trẻ trung , trong sáng và tràn đầy sức sống.
5 - Công việc thứ năm : Xây dựng hệ thống câu hỏi.
Vì là bài thơ tứ tuyệt, bốn câu, lại là chữ Hán, thơ Đường, chủ yếu là nghĩa
tiềm ẩn cho nên việc xây dựng hệ thống câu hỏi cũng có nhiều khó khăn.
Giảng bài thơ này, ngoài việc bám sát vào chữ nghĩa hình ảnh thơ, người cô
cần nắm được mối liên kết bên trong ở mạch cảm xúc, sự vận động của tứ thơ để
xây dựng hệ thống câu hỏi cho học sinh khai thác phân tích cảm thụ.
Ví dụ: Hai câu kết của bài thơ này :
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
- cô đặt câu hỏi: Đến hai câu thơ này, sự vận động của cảnh vật có gì thay đổi?
- Học sinh trả lời:
- cô: Trong cảnh chiều muộn vùng sơn cước tưởng chừng chỉ có bóng tối
hoàng hôn bao phủ, chỉ có heo hút quạnh hiu, giờ đây, ánh sáng ấm áp
đã rực lên xua tan giá lạnh, bóng tối.
- cô: Trong hai câu thơ này, bức tranh đời sống con người nơi xóm núi được
Bác biểu hiện ở mấy hình ảnh ?
- Học sinh: Bức tranh đời sống con người được Bác biểu hiện bằng hai hình ảnh
: Thiếu nữ xay ngô và lò than rực hồng.
- cô: Em so sánh câu thơ dịch Cô em xóm núi xay ngô tối với câu thơ trong
nguyên tác ?
- Học sinh: Thiếu nữ dịch là Cô em chưa rõ sắc thái với nguyên tác.
- cô: Cảm xúc và tâm hồn Bác biểu hiện trong câu thơ này ?
- Học sinh:
- cô: Bác hướng tới cuộc sống bình dị của những con người lao động. Cô em
xóm núi xay ngô là hình ảnh biểu trưng cho vẻ đẹp khoẻ mạnh, trong sáng, tràn
đầy sức sống của con người lao động mà Bác nâng niu, cảm mến, trân
trọng.Thiếu nữ xuất hiện làm xôn xao cả buổi chiều lặng lẽ. Sự vận động ma
bao thúc (xay ngô) làm cho không khí buổi chiều thêm ấm áp hơn vv
6 - Công việc thứ sáu : thao tác so sánh để cảm thụ phong cách nghệ thuật
cổ điển và hiện đại:
5
- So sánh với thơ cổ điển để thấy được sự gần gũi trong thế giới thẩm mĩ phương
Đông.
- So sánh với thơ Lý Bạch trong bài Độc toạ Kính Đình sơn” và bài “Hoàng
Hạc lâu của Thôi Hiệu để cảm nhận chất Đường thi về cái cô độc, cái thanh cao
và cái đạo sống phiêu diêu thoái tục vv
- Cho học sinh hiểu được vẻ hiện đại trong việc kế thừa, khai thác và nâng cao
tính truyền thống trong thơ Bác.
7 - Công việc thứ bảy: Sử dụng thiết bị công nghệ:
Dạy bài thơ này, tôi chú ý đến những việc khai thác những tư liệu, hình ảnh
gợi về quãng thời gian Bác bị giam cầm trong nhà lao của chính quyền Tưởng
Giới Thạch. Hình ảnh chân dung Bác, hình ảnh tập Ngục trung nhật ký, hình
ảnh thiên nhiên, con người gần gũi với hình ảnh thơ. Đặc biệt biểu hiện tập
trung ở những chữ nghĩa, hình ảnh thơ tiêu biểu, những ý khái quát, tổng hợp và
bình luận.
Trên đây là những việc làm của tôi trong việc soạn và hướng dẫn học sinh
đọc- hiểu bài thơ Chiều Tối (Mộ) trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí
Minh.
Việc tìm tòi cho mình những phương pháp để chuyển tải nội dung, giá trị tư
tưởng của bài học như thế này, tôi thấy thực sự đem lại hiệu quả tích cực, cô
giảm được những thao tác thừa trong quy trình các bước lên lớp, các từ thừa khi
diễn đạt , học sinh suy nghĩ được nhiều hơn, thích học văn hơn và quan hệ tình
cảm cô trò được hoà đồng, thân mật hơn.
II.Thực trạng của vấn đề: (Vận dụng dạy học bài thơ Chiều Tối)
CHIỀU TỐI (MỘ) - HỒ CHÍ MINH
(Thời gian: 45 phút)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
Giúp học sinh cảm nhận được:
- Cảnh chiều tối ở một sơn thôn. Hiểu được lòng lạc quan tin yêu cuộc sống, yêu
thiên nhiên của một nhà thơ - chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
- Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn
hướng về sự sống và ánh sáng .
2. Kĩ năng:
-Biết đọc và cảm nhận thể thơ tứ tuyệt của Bác.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của Bác.
6
3. Thái độ:
Yêu mến vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong thơ Bác và trân trọng niềm lạc quan
yêu đời, yêu cuộc sống của Bác.
B . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
SGK – SGV – Tài liệu tham khảo.
Thiết kế bài dạy.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Giáo viên tổ chức giờ day theo cách kết hợp các phương pháp dạy học linh hoạt
để đạt được hiệu quả cao nhất.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Cảm nhận của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạcủa Hàn Mạc Tử ?
3. Bài mới
Nhật ký trong tù là tập thơ của một người cộng sản vĩ đại cả cuộc đời đã không
ngừng phấn đấu vì độc lập , tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Những vần thơ Người viết trong ngục tù luôn toả ánh sáng lấp lánh của một tâm
hồn lớn, một nhân cách lớn, một tài năng lớn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
H- Tập thơ Nhật ký trong tù được
nhà thơ HỒ CHÍ MINH sáng tác
trong hoàn cảnh ?
I . ĐỌC HIỂU TIỂU DẪN:
1. Hoàn cảnh sáng tác Nhật ký trong
tù:
- Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là
đại biểu của Việt Nam độc lập đồng
minh hội và phân bộ quốc tế phản xâm
lược của Việt Nam, HỒ CHÍ MINH
sang Trung Quốc để tranh thủ viện trợ
của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, đến
Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, Người bị
chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam
vô cớ. Trong suốt 13 tháng ở tù, tuy bị
đày ải vô cùng cực khổ nhưng HỒ CHÍ
MINH vẫn làm thơ. Người đã sáng tác
134 bài thơ bằng chữ Hán trong một
cuốn sổ tay, đặt tên là “Ngục trung nhật
7
H-Giới thiệu bài thơ“Chiều Tối” ?
* Hướng dẫn học sinh đọc thể
hiện nhịp điệu, diễn cảm.
H- Cảnh chiều tối được Bác gợi
lên bằng những hình ảnh nào
trong hai câu thơ này ?
H- Cảm nhận của em về hình cánh
chim trong câu thơ mở đầu này?
ký”(Nhật ký trong tù)
Có thể xem “Nhật ký trong tù” như
một bức chân dung tự hoạ con người tinh
thần chủ tịch HỒ CHÍ MINH
2 - Chiều Tối(Mộ)
Là bài thơ thứ 31 trong số 133 bài thơ
của tập Nhật kí trong tù. Cảm hứng của
bài thơ được gợi lên trên con đường
chuyển lao của Bác từ Tĩnh Tây đến
Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
Bài thơ tả cảnh chiều tối ở một xóm
núi Trung Quốc. Cảnh vật được nhìn qua
tâm trạng của người tù cộng sản trên con
đường lưu đày.
Bố cục : Hai phần:
+ Hai câu đầu: Tả cảnh vật trong buổi
chiều tối.
+ Hai câu sau: Vẻ đẹp của hình ảnh con
người.
II - ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM
“Chiều tối là bài thơ tứ tuyệt rất điêu
luyện và sáng tạo của Bác.
Hai câu đầu bài thơ là bức tranh thiên
nhiên chiều tối:
1 - Bức tranh thiên nhiên chiều tối:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
+ Cảnh chiều tối được Bác gợi lên bằng
hai hình ảnh: Cánh chim bay mỏi và
chòm mây trôi lững lờ trên bầu trời.
a - Hình ảnh cánh chim:
+ Trên con đường lưu đày, Bác nhìn
cánh chim bay về phía rừng xa để tìm nơi
trú ngủ.
8
H- Cách cảm nhận thời gian ?
H- Em hãy cho cô một vài ví dụ ?
H- Cánh chim bay mỏi mệt ấy còn
gợi cho em những cảm nghĩ gì
nữa ?.
H- Em hãy diễn đạt một số ý trong
sự cảm nhận này ?
+ Quyện điểu quy lâm (Chim mỏi về
rừng):
Biểu hiện thời gian chiều tối.
+ Hai chữ Túc thụ(chốn ngủ) gợi nơi
chốn nghỉ ngơi, mái ấm bình yên.
+ Nhà thơ không trực tiếp nói về thời
gian nhưng thời gian vẫn hiện lên trong
hình ảnh của cánh chim.
= Đây là cách biểu hiện thời gian mang
tính truyền thống. Trong thơ ca cổ điển
phương Đông chim bay về núi thường
biểu hiện cho cảnh chiều muộn.
- Ví dụ:
“Chim bay về núi tối rồi(ca dao)
Chim hôm thoi thóp về rừng
(Truyện
Kiều)
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
(Bà Huyện Thanh
Quan)
Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều
xa
(Huy Cận)
- Nhưng cánh chim bay trong thơ của
Bác không phải ở trạng thái bình thường
mà là cánh chim bay mỏi.
- Hình ảnh cánh chim bay mỏi gợi ý
nghĩa biểu tượng về mối giao cảm giữa
cảnh và tình. Đó là sự tương giao giữa
cảnh ngộ và tâm trạng của Bác.
- Dường như Bác không chỉ nhìn cánh
chim bay về phía rừng xa với cái nhìn
thưởng thức thẩm mỹ của ngưỡi nghệ sĩ
mà còn với đôi mắt lưu luyến, trìu mến,
cảm thông với một sinh thể, một biểu
hiện của sự sống.
9
H- Các em so sánh câu thơ dịch
trong nguyên tác như nhế nào ?
H- Đọc câu thơ này gợi cho em
những cảm xúc ?
H:Nhà thơ dùng nghệ thuật gì để
biểu hiện ý tình trong câu thơ này
H- Thế cho nên hình ảnh thơ này,
còn có ý nghĩa biểu tượng ?
H- Đến đây, em có nhận xét gì về
nghệ thuật diễn tả ý tình của Bác
trong hai câu thơ ?
- Thấp thoáng đâu đây một ước mơ thầm
kín về một mái ấm, một chốn dừng chân
trên con đường
dài muôn dặm, một khát vọng tự do.
Câu thơ thứ hai là hình ảnh “chòm
mây”
b - Hình ảnh chòm mây
“Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
+ Câu thơ dịch chưa chuyển được hết ý
tứ ở chữ
cô trong (cô vân) gợi cô đơn, gợi thời
gian trôi (lững lờ) chậm chạp, khắc
khoải.
+ Câu thơ mang đậm chất Đường thi. Nó
gần với câu thơ của Lý Bạch:
“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn”
Dịch nghĩa: “Bầy chim bay đi hết
Chòm mây một mình trôi
Nó còn gợi đến câu thơ trong bài
“Hoàng Hạc lâu nổi tiếng của Thôi
Hiệu Bạch vân thiên tải không du
du(Nghìn năm mây trắng bây giờ còn
bay). Cái bao la, cái trong trẻo, êm ả của
trời thu được gợi lên từ hình ảnh chòm
mây trắng trôi nhẹ giữa tầng không. Nó
gợi lên cái cô độc, thanh cao và cái đạo
sống phiêu diêu thoát tục.
- Nghệ thuật nhân hoá chòm mây lẻ loi,
cô đơn lững lờ trôi trên bầu trời vô định.
- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa ẩn dụ biểu
hiện cho người chiến sĩ cách mạng trên
con đường lưu đày xa xôi khổ ải. Nhà thơ
phải có một tâm hồn êm ả, thư thái như
thế nào mới có thể bình tĩnh dõi theo một
10
- Trong hai câu thơ này,
bức tranh đời sống con người
được Bác biểu hiện ở mấy hình
ảnh?
cánh chim bay xa dần và một chòm mây
trôi lững lờ thong thả giữa bầu trời như
vậy.
=> Bác đã dùng thủ pháp: mượn điểm để
vẽ diện, lấy cái cực nhỏ để diễn tả cái
bao la, lấy cái di động để diễn tả cái yên
tĩnh.
+ Hai câu thơ không chỉ tả cảnh mà còn
mở ra cả không gian tâm trạng. Ngoại
cảnh cũng chính là tâm cảnh.
Giữa muôn ngàn khổ cực, Người vẫn
ung dung tự tại, vẫn hướng về vẻ đẹp của
thiên nhiên, hoà hồn mình vào đất trời
lớn rộng với một sự tự do tuyệt đối của
tinh thần. Đó chính là vẻ đẹp của bản
lĩnh kiên cường, ý chí, nghị lực lớn lao
và tinh thần lạc quan cách mạng phơi
phới trong tâm hồn Bác.
2 - Bức tranh đời sống con người nơi
xóm núi
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
- Bức tranh đời sống con người được Bác
biểu hiện bằng hai hình ảnh: Thiếu nữ
xay ngô và lò than rực hồng.
a- Hình ảnh thiếu nữ xay ngô:
- Ngay cõu thứ 3 có sự chuyển mạch đột
ngột,cảm quan biện chứng vào thời gian
thấm vào từng hình ảnh,sự chuyển đổi đó
gợi bước đi của thời gian.
- Thời gian từ chiều Tối, đến tối hẳn.
(Giáo Sư Lê Chí Viễn đã bình), “
Nguyên văn không nói đến chữ tối mà tự
nhiên người dịch có chữ tối”
11
H- Em so sánh câu thơ dịch này so
với câu thơ trong nguyên tác?
H- Cảm nghĩ cảu em về câu kết
của bài thơ này ?
H- Hình ảnh nào gợi cho em nhiều
cảm nghĩ ?
H:Bút pháp miêu tả có gì đặc biệt
H:Tính cổ điển được thể hiện như
thế nào ?
+ Trong nguyên tác, Bác viết là Sơn
thôn thiếu nữ ma bao túc dịch thơ “Cô
em xóm núi xay ngô tối.
+ Thiếu nữ dịch là Cô em chưa rõ sắc thái
so với nguyên tác.
+ Thiếu nữ gợi vẻ đẹp tươi trẻ, khoẻ
mạnh, tràn đầy sức sống.
+ Bác hướng tới cuộc sống bình dị những
con người lao động. “ Cô em xóm núi
xay ngô là hình ảnh biểu trưng cho vẻ
đẹp khoẻ mạnh, trong sáng, sức sống của
con người lao động mà Bác nâng niu,
cảm mến, trân trọng. Thiếu nữ xuất hiện
làm xôn xao cả buổi chiều lặng lẽ. Sự
vận động của Ma bao túc (xay ngô) làm
cho không khí của buổi chiều thêm ấm áp
hơn.
b- Hình ảnh lò than đã rực hồng:
“Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(xay hết lò than đã rực hồng)
- Ba chữ lô dĩ hồng (lò than đã rực
hồng) là hình ảnh thơ tiêu biểu.
- Câu kết trong thơ tứ tuyệt của Bác luôn
ánh lên vẻ đẹp của trí tuệ và gây ấn
tượng về tư tưởng.
- Chữ Hồng là nhãn tự của bài thơ, là
điểm sáng ngời trong bài thơ. Puskin có
hình ảnh thơ “ Nhi na bên lò lửa đỏ,
ngắm em mãi mãi không thôi ”.
- Chữ Hồng làm cho bức tranh chiều tối
từ chỗ hoang vắng trở lên ấm áp, tươi vui
hơn.
- Trong câu thơ này, Bác dùng ánh sáng
để miêu tả bóng tối, sự vận động của tứ
thơ, hình tượng thơ đi từ cô đơn đến sum
vầy, từ lạnh lẽo đến ấm áp, từ bóng tối
12
H- Tính hiện đại được thể hiện ?
H- Chủ đề của bài thơ ?
H- Đánh giá chung về giá trị của
bài thơ ?
đến ánh sáng, thẻ hiện thế giới quan duy
vật biện chứng, nhân sinh lạc quan của
nhà thơ.
3 - Phong cách cổ điển mà hiện đại:
+ Tính cổ điển thể hiện ở tứ thơ, thi liệu
mang tính truyền thống. Bút pháp chấm
phá vài nét mà vẫn ghi lại được linh hồn
tạo vật, cái tôi trữ tình ung dung tự tại
+ Tính hiện đại: Thể hiện ở sự khai thác
nâng cao những thi điệu truyền thống.
Ví dụ: Đọc hai câu thơ đầu của bài thơ
này, người đọc nhớ tới hai câu trong bài:
Độc toạ Kính Đình sơn của LÝ BẠCH:
Chúng điểu bay phi tận
Cô vân độc khứ nhàn
Xuân Diệu dịch:
Bầy chim một loạt bay cao
Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình
Có thể thấy, nếu cánh chim của Lý
Bạch bay vút vao cõi vô tận thì trong thơ
Bác đó là cánh chim của đời sống hiện
thực, nó bay theo cái nhịp
của sự sống.
+ Tính hiện đại còn thể hiện ở vẻ đẹp con
người.
Con người là chủ thể của hoàn cảnh và
luôn hài hoà với vẻ đẹp của thế giới tự
nhiên. Ở bản lĩnh kiên cường của người
chiến sĩ cộng sản, ở tinh thần thơ luôn
vận động hướng về sự sống và ánh sáng.
Vì thế, người đọc còn cảm nhận được
trong thơ Bác chất thép và chất tình luôn
hoà quyện làm một.
III - TỔNG KẾT
1 Chủ đề:
Tình yêu và niềm lạc quan tin yêu cuộc
13
sống của nhà thơ lớn HỒ CHÍ MINH –
Người chiến sĩ cộng sản vĩ đại.
2. Chỉ bằng bài thơ bốn câu, Người đã
phác hoạ lên nhiều điều vô giá. Người
đọc cảm nhận được tấm lòng, tư tưởng
của Bác vừa rất cụ thể, đời thường, lại
vừa lớn lao vĩ đại, sẵn sàng quên đi
những nỗi bất hạnh riêng hoà với niềm
vui chung của của cuộc sống con
người.Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của
Bác.
Bài thơ cho người đọc thấy tài nghệ
sắc sảo và độc đáo của Bác trong một bút
pháp: Hoà hợp màu sắc cổ điển và hiện
đại.
E - HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
1. Đọc thuộc và phân tích bài thơ: Chiều
tối(Mộ) của HỒ CHÍ MINH.
2. Soạn bài Từ ấy của TỐ HỮU.
D. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. .
.
III - TỪ KẾT QUẢ VIỆC ĐỌC- HIỂU BÀI THƠ “CHIỀU TỐI”, tôi rút ra
cho mình những bài học kinh nghiệm về việc Đọc- Hiểu những bài thơ khác
trong tập NHẬT KÍ TRONG TÙcủa BÁC:
14
1. Cần rèn luyện năng lực tư duy cảm thụ thơ Đường.
2. Trong thơ Bác, ngoại cảnh bao giờ cũng là tâm cảnh. Đó là sự giao cảm
thống nhất giữa con người với thiên nhiên. Cái “tôi” trữ tình thường hoà lẫn
trong thiên nhiên và ngoại cảnh.
3. Hiểu thêm về quan niệm sáng tác văn học của Bác qua tập “Nhật ký trong
tù”: Không nên có thiên hướng đơn giản hoá trong quan điểm nghệ thuật, tư
tưởng thẩm mỹ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những biểu hiện của thiên
hướng đó là nhập làm một quan điểm của Bác về văn tuyên truyền chính trị với
những ý kiến của người về văn chương nghệ thuật .
Tôi rất thấm thía và đồng tình với ý kiến giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho
rằng có hai loại văn thơ của Người: Có những bài đúng là “ai đọc cũng hiểu
được”. Nhưng có không ít bài khác (Đặc biệt trong “Nhật ký trong tù”) thì ngay
cả những nhà văn hoá uyên bác nhất nhiều khi cũng phải thừa nhận chưa lĩnh
hội được thấu đáo.
Kết quả:
- Trong năm học 2011-2012 tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát bài làm tại lớp
11A6. Học sinh khả năng cảm thụ và hiểu thơ Bác còn rất hạn chế, nên kết quả
đạt được còn rất thấp:
- Kết quả cụ thể: Năm học 2011-2012 tại 11A6 như sau:
Tổng số HS: 46 Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém TB trở lên
Số HS 0 6HS 33HS 7HS 39
% 0 % 13,0 % 71,7 % 15,3% 84,7
- Kết quả cụ thể của lớp 11B4 trong năm học 2012-2013 như sau
Tổng số HS: 51 Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém TB trở lên
Số HS 5 15HS 31HS 0HS 51
% 9,8 % 29,4 % 60,8 % 0 % 100 %
C . KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
Như vậy đến năm 2012-2013 tôi đã áp dụng đề tài đọc tìm hiểu, suy nghĩ về
thơ văn của Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều Tối và tập thơ Nhật Kí trong tù của
Bác, rõ ràng sau khi áp dụng đề tài vào việc giảng dạy, kết quả cao hơn rất nhiều
so với trước khi áp dụng. Điều đó chứng tỏ đề tài “ Hướng dẫn học sinh đọc
hiểu bài thơ Chiều Tối và suy nghĩ về tập thơ Nhật Kí trong Tù ” trong trường
THPT là phù hợp và cần thiết.
15
Tuy viết bằng chữ Hán, nhưng Nhật ký trong tù của Bác cả về nội dung và
cả về phong cách, rõ ràng là một tác phẩm văn học Việt Nam đậm đà tính dân
tộc. Một tác phẩm văn học lớn có tác dụng giáo dục sâu sắc phẩm chất đạo đức
cách mạng cho tất cả chúng ta ngày nay.
Tôi nghĩ rằng, việc không ngừng tìm tòi sáng tạo cho mình những phương
pháp hướng dẫn học sinh phân tích, cảm nhận được nhiều hơn vẻ đẹp văn
chương, tâm hồn của Người không chỉ là trách nghiệm vinh quang của người
thầy mà còn thể hiện tấm lòng thành kính lãnh tụ và biểu hiện một cách thiết
thực cho tinh thần của Cuộc vận động của Đảng là học tập và làm theo tấm
gương đạo đức cánh mạng Hồ Chí Minh.
- Đề tài tôi đã chọn và thực hiện trên, đã đạt hiệu quả cao trong việc áp dụng vào
dạy học. Để tránh sự áp đặt truyền đạt một chiều cho học sinh, mang đến cách
truyền thụ tích cực và tôi cũng đã áp dụng đề tài này vào thực tế, kết quả đạt
chất lượng cao. Vậy tôi đề xuất áp dụng đề tài này vào giảng dạy trong trường
THPT.
- Nên đưa thơ văn của Bác vào các kì thi nhiều hơn .
Yên định: Ngày 12 tháng 5 năm 2013
NHẬN XÉT CỦA THỦ NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viế không sao
chép của người khác.
Trịnh Thị Hiền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
- Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông-NAQ- HCM- NXBGD 1997
- NKTT- NXB văn học truyền thông năm 2008.
- Đến với những bài thơ của HCM- Lê Xuân Đức- NXBGD 2003.
-HCM chân dung đời thường- Nguyễn Bá Ngọc-2005.NXB lao động.
- 79 mùa xuân – HCM- Nguyễn Bá Ngọc- NXB lao động 2005
- HCM, Tác gia, Tác phẩm- Nguyễn Như Ý- NXBGD 2003
MUC LỤC
17
A. ĐẶT VẤN ĐỀ. (trang1)
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (trang 2)
I. Nội dung của sáng kiến: (trang 2)
1 .Công việc thứ nhất: Học sinh hiểu được hoàn cảnh sáng tác tập thơ Nhật ký
trong tù của Bác trong đó có bài thơ Chiều tối (Mộ) ( trang 2)
2 - Công việc thứ hai: Xác định mục đích phân tích, cảm thụ tác phẩm. (trang 2)
3 - Công việc thứ ba: Suy nghĩ xác định cách thức phân tích, cảm thụ một bài
thơ Đường. (trang 3)
4 - Công việc thứ tư: Trong quá trình phân tích, tôi chú ý cho học sinh bám sát
vào nguyên tác, theo tôi đây là nguyên tắc trong việc phân tích cảm thụ một bài
thơ dịch: (trang 4)
5 - Công việc thứ năm: Xây dựng hệ thống câu hỏi (trang 5)
6 - Công việc thứ sáu: thao tác so sánh để cảm thụ phong cách nghệ thuật cổ
điển và hiện đại: (trang 5)
7 - Công việc thứ bảy: Sử dụng thiết bị công nghệ: (trang 6)
II.Thực trạng của vấn đề:
(Vận dụng dạy học bài thơ Chiều Tối)
(trang 6, 7, 8, 9, 10, 11 12,13, 14)
III - TỪ KẾT QUẢ VIỆC ĐỌC- HIỂU BÀI THƠ “CHIỀU TỐI”, tôi rút ra cho
mình những bài học kinh nghiệm về việc Đọc- Hiểu những bài thơ khác trong
tập NHẬT KÍ TRONG TÙcủa BÁC: (trang 15)
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. (trang 15, 16)
TÀI LIỆU THAM KHẢO: (trang 17)
MUC LỤC: (trang 18)
18