A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sinh học là một trong những ngành khoa học mũi nhọn ở thế kỉ XXI
đang được sự quan tâm không chỉ của giới khoa học mà còn của cả xã
hội. Trong sinh học, đặc biệt là lĩnh vực nghiện cứu sinh học cơ thể , đã
đạt được những thành tựu không chỉ có tầm quan trọng về mặt lí luận mà
còn có những giá trị thực tiễn lớn lao.Với kiến thức lí thuyết cùng các thí
nghiệm thực hành giúp học sinh nhận thức được vai trò quan trọng
không thể thiếu được của thiên nhiên, của môi trường, từ đó hình thành
nên thái độ yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, có ý thức lao động
sản xuất, có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của bản thân , tránh xa
những tệ nan xã hội.
Ngày nay với tình trạng ô nhiễm môi trường, thói quen xấu trong công
việc, lối sống công nghiệp … đã gây ra vô số bệnh tật nguy hiểm ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe con người trong đó phải kể đến như: Bệnh tiểu
đường, bệnh tim mạch… Riêng nước ta theo thống kê của Bộ y tế có 5
triêu người mắc Bệnh tiểu đường, nhưng trong đó có đến 65% người
bệnh không hề biết mình mắc bệnh. Với tỉ lệ bệnh nhân tăng từ 8 –
10%/năm, Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ gia tăng Bệnh tiểu đường
nhanh nhất thế giới. Có thể nói tỉ lệ Bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng
nhanh như hiện nay, một phần do lối sống với chế độ dinh dưỡng chưa
hợp lí và nhận thức của cộng đồng về phòng chống bệnh còn rất hạn chế.
- 1 -
Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo, tại các nước đang phát triển như
nước ta cần xây dưng kế hoạch giáo dục quần chúng về ý thức phòng
bệnh và việc thay đổi lối sống để ngăn chặn tiểu đường, loại bệnh đang
được cho là đại dịch của toàn nhân loại.
Vậy ai là người giúp học sinh có thể tích lũy được các kiến thức để
ngăn ngừa căn bệnh tiểu đường này, loại bệnh được gọi là kẻ giết người
thầm lặng, từ đó giúp cho học sinh có kiến thức về chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe cho bản thân và tuyên truyền cho cộng đồng cùng thực hiện.
Để thực hiện được điều đó cần có sự phối hợp đa chiều giữa Gia đình –
Nhà trường và Xã hội, trong đó nhà trường đóng một vai trò rất quan
trọng .
Là một giáo viên Sinh học THPT, nhiệm vụ của tôi là truyền tải kiến
thức đến cho học sinh, đặc biệt là những kiến thức thực tế có ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe và tương lai của các em. Tôi thiết nghĩ các giáo
viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả
học tập cho học sinh và một trong số đó là phương pháp dạy học tích
hợp. Năm học 2012 – 2013 vừa qua tôi giảng dạy môn Sinh học 11 và tôi
nhận thấy phần Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11 rất phù hợp để
tích hợp giáo dục chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh. Đặc
biệt với bài Cân bằng nội môi giáo viên sẽ trang bị cho học sinh những
kiến thức và hình thành kĩ năng sống để có thể ngăn ngừa các nguy cơ có
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
nói riêng. Với mong muốn trang bị thật tốt cho các em học sinh những
- 2 -
kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vì vậy tôi đã chọn đề tài
“Tích hợp giáo dục chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh thông
qua bài Cân bằng nội môi – Sinh học lớp 11”
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.Thực trạng:
Vấn đề giáo dục chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, hình thành kĩ năng
sống khoa học và lành mạnh cho học sinh là vấn đề rất quan trọng. Bên
cạnh việc nắm bắt kiến thức khoa học cơ bản thì cần biết vận dụng kiến
thức đó vào cuộc sống để giảm thiểu các bệnh tật nguy hiểm, hiểu biết
bệnh tật đó để phòng ngừa biến chứng… Nhưng thực tế cho thấy:
- Về phía gia đình: Trên thực tế cha mẹ thường thiếu hiểu biết chính
xác về căn bệnh tiểu đường, mặc dù đó là căn bệnh nguy hiểm đe dọa
đến tính mạng, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và ai trong chúng
ta cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này. Hoặc cũng có thể cha mẹ
không dành thời gian để nói chuyện với con cái về căn bệnh này vì nghĩ
rằng bệnh này chỉ gặp ở người lớn tuổi.
- Về phía nhà trường: Các vấn đề về giáo dục chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe đã được thể hiện trong chương trình dạy học và được thể hiện trong
sách giáo khoa của một số môn học, tuy nhiên vẫn còn mang tính chung
chung chứ chưa cụ thể.
+ Với giáo viên: Phần lớn chỉ chú trọng tới các nội dung được quy
định sẵn trong sách giáo khoa mà chưa chú ý tới việc phát huy tính tích
cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh để lĩnh hội các kiến thức cơ
- 3 -
bản trong sách giáo khoa. Mặt khác nội dung kiến thức bài: “Cân bằng
nội môi” và thời gian giảng dạy theo phân phối chương trình thì giáo
viên và học sinh chỉ hoàn thành những kiến thức cơ bản chứ chưa có
nhiều thời gian cho phần vận dụng kiến thức và hình thành kĩ năng sống
cho học sinh.
+ Với học sinh: Phần lớn chỉ chú trọng vào việc tích lũy các kiến thức
cơ bản để đáp ứng các kì thi tốt nghiệp và đại học, cao đẳng chứ cũng
chưa thực sự quan tâm nhiều đến vấn đề liên quan đến sức khỏe, còn lơ
là với sức khỏe của chính mình, không biết được các nguy cơ mắc một
số bệnh nguy hiểm. Mặc dù ngày nay tỉ lệ người trẻ tuổi mắc các bệnh
nguy hiểm ngày một gia tăng trong đó có Bệnh tiểu đường, điều đó ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tương lai của chính các em.
- Về phía xã hội: Các kiến thức về bệnh này được thể hiện trong sách,
báo, đài và các phương tiện truyền thông khác. Nhưng đôi khi những
thông tin trên các phương tiện truyền thông này cũng không được kiểm
soát.
2. Kết quả thực trạng:
- Đa số học sinh tốt nghiệp THPT hiện nay không hiểu biết hoặc hiểu
biết sai lệch về căn bệnh tiểu đường do đó chưa có kĩ năng về chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng.
- Đa số học sinh tốt nghiệp THPT hiện nay thiếu kiến thức thực tiễn,
khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chưa cao.
- 4 -
Chính vì lí do đó mà tôi chọn đề tài này nhằm giúp cho học sinh có
thể nhận biết và ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu tác động đến sức khỏe,
cuộc sống tương lai của chính mình.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
1. Đổi mới phương pháp dạy học - phát huy tính tích cực, chủ động,
tư duy sáng tạo của học sinh đồng thời tăng cường khả năng của học
sinh trong việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, giáo dục
phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo
dục thế kỉ XXI, đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định
mình, học để cùng chung sống.
- 5 -
Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học,
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc
theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đổi mới
phương pháp giáo dục như tích hợp giáo dục kĩ năng sống ở các môn học
nhằm rèn luyện kĩ năng sống, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã
học vào thực tiễn cho học sinh được xác định là một trong những nội
dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008 – 2013 do
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo.
2. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
- Yếu tố di truyền: Bệnh tiểu đường có khuynh hướng di truyền trực
hệ. Bố mẹ đẻ mà mắc tiểu đường thì con cái thuộc nhóm có nguy cơ cao
bị mặc bệnh này.
- Sắc tộc: những người là thành viên của sắc dân như người da đen, da
đỏ, da vàng là nhóm có nguy cơ cao.
- Tuổi: Nguy cơ gia tăng bệnh tiểu đường khi già đi , đặc biệt là sau
tuổi 45. Đây có thể là vì mọi người có xu hướng tập thể dục ít hơn, mất
khối lượng cơ và tăng cân khi có tuổi.Tuy nhiên người lớn tuổi không
phải là những người duy nhất có nguy cơ bị tiền tiểu đường và tiểu
đường loại 2. Tỷ lệ mắc các rối loạn này cũng gia tăng ở các nhóm tuổi
trẻ hơn.
- 6 -
- Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang: Đối với Phụ nữ có hội
chứng buồng trứng đa nang – một tình trạng phổ biến của thời kì kinh
nguyệt không đều, tăng trưởng tóc quá mức và béo phì làm tăng nguy cơ
mắc bệnh tiểu đường.
- Béo phì: Qua nghiên cứu cho thấy người có thể trọng lớn hơn bình
thương 10% thì tỉ lệ mắc tiểu đường cao gấp 1,5 lần so với người bình
thường, thể trọng lớn hơn 205 thì tỉ lệ này là 3,2 lần, còn cao hơn 25%
thì là 3,8 lần.
- Thừa dinh dưỡng: Lượng lương thực cho bình quân đầu người giảm,
còn lượng thịt mỡ và các chất bổ khác tăng nhiều làm dư thừa dinh
dưỡng cũng là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
- Thiếu vận động: ít hoạt động hơn thường có nguy cơ bị mắc bệnh
tiểu đường. Hoạt động thể chất sẽ giúp kiểm soát trọng lượng, sử dụng
hết glucose như năng lượng và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với
insulin.
- Thiếu ngủ: Một số nghiên cứu gần đây đã liên kết thiếu ngủ làm tăng
nguy cơ kháng insulin. Nghiên cứu cho rằng thường xuyên ngủ ít hơn
5,5 giờ một đêm có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường hay tiền tiểu đường
loại 2.
- Bệnh tiểu đường thai kì: Nếu phát triển bệnh tiểu đường thai kì khi
đang mang thai, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tăng lên sau đó. Nếu
đã sinh ra một em bé nặng hơn 4,1kg thì cũng có nguy cơ gia tăng bệnh
tiểu đường.
- 7 -
- Hội chứng chuyển hóa: Gồm các điều kiện như: Cao huyết áp,
đường huyết cao, mỡ trong máu bất thường và cholesteron xuất hiện
cùng nhau cùng với bệnh béo phì, chúng có liên quan với kháng insulin.
- Thiếu hiểu biết: Rất nhiều người không biết những kiến thức cơ bản
về căn bệnh này. Một số người do mắc những bệnh khác phải xét nghiệm
mới phát hiện ra mình bị tiểu đường. Còn đến một nửa số người mắc
bệnh nhưng chưa được phát hiện đã gây trở ngại cho việc phát hiện sớm,
làm lỡ thời cơ điều trị
- Căng thẳng thần kinh kéo dài (stress): Sự lo âu, áp lực do học tập,
áp lực của công việc …đã tạo ra căng thẳng và nếu kéo dài nó cũng là
yếu tố nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh trong đó có bệnh tiểu đường
- Các yếu tố khác như: Bị thương, thần kinh, nhiễm độc… cũng là yếu
tố nguy cơ
3. Các biện pháp tác động đến Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi
được nhằm hạn chế khả năng mắc bệnh tiểu đường:
- Điều tiết ăn uống , ăn thực phẩm lành mạnh
- Tăng cường vận động / Hoạt động thể chất nhiều hơn nữa
- Giảm cân dư thừa / khống chế thể trọng
- Cai thuốc lá, rượu, bia
- Ngủ trên 5,5 giờ mỗi đêm
- Sống vui vẻ , lạc quan, yêu đời nhằm hạn chế tình trạng căng thẳng.
- Khám sức khỏe định kì
- 8 -
4. Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao được tầm soát
ở tuổi trẻ hơn và lập lại gần hơn:
- Ít vận động
- Gia đình có trực hệ gần bị đái tháo đường
- Phụ nữ sinh con trên 4 kg hoặc có đái tháo đường thai kì
- Là thành viên của sắc tộc có nguy cơ cao(như người da đen, da đỏ,
da vàng là nhóm có nguy cơ cao).
- Tăng huyết áp ( huyết áp > 140/90 mmHg )
- Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang
- Gia đình có tiền sử bệnh mạch vành.
- Người béo phì, nhất là người bụng quá to. Đây là nhóm người dễ
mắc bệnh tiểu đường nhất.
- Lần thử trước có rối loạn đường huyết đói hoặc có rối loạn dung nạp
glucose
II. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1.Giải pháp:
- Đưa vào nhà trường các chương trình hoạt động thuộc lĩnh vực giáo
dục chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thanh thiếu niên với mục đích tác
động lớn đến nhận thức của một lực lượng lớn giáo viện và học sinh.
- Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên, một nhà tư vấn tâm lí, là
một người bạn tin cậy của học sinh. Từ đó có thể giáo dục các em để mỗi
học sinh là một tuyên truyền viên tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- 9 -
- Tích hợp các kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào bài cân
bằng nội môi thông qua câu hỏi thảo luận nhóm, câu hỏi trắc nghiệm, trò
chơi sinh hoc ( trò chơi ô chữ )… sao cho tiết dạy có hiệu quả giúp cho
học sinh tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất.
- Chuẩn bị nội dung cụ thể để tích hợp vào phần dạy, bài dạy.
2. Tổ chức thực hiện:
a. Phạm vi thực hiện : Lớp học
b. Nội dung: Thực hiện khi dạy Bài 20: Cân bằng nội môi – Sinh học
11
c. Phương pháp: - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Trò chơi ô chữ
d. Nội dung cụ thể để tích hợp:
* Giáo viên đưa ra các câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận theo
nhóm và sau đó gọi đại diện nhóm trả lời:
- Sau khi giáo viên đưa ra thông tin bổ sung về các yếu tố nguy cơ
mắc bệnh tiểu đường thì đưa ra câu hỏi 1, câu hỏi 2
Câu hỏi 1:
Hãy điền các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vào các cột
tương ứng với: Nhóm yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được và nhóm
yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được dưới đây?
Nhóm yếu tố nguy cơ không thể
thay đổi được
Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay
đổi được
- 10 -
Sau khi các nhóm trả lời, giáo viên bổ sung và chuẩn hóa kiến thức
như sau:
Nhóm yếu tố nguy cơ không thể
thay đổi được
Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay
đổi được
- Yếu tố di truyền
- Tuổi
- Sắc tộc ( chủng tộc )
- Phụ nữ có hội chứng buồng trứng
đa nang
- Béo phì
- Thừa dinh dưỡng
- Thiếu vận động
- Thiếu ngủ
- Bệnh tiểu đường thai kì
- Hội chứng chuyển hóa
- Thiếu hiểu biết
- Căng thẳng thần kinh kéo dài
- 11 -
( Stress )
- Các yếu tố khác: Nhiễm độc, thần
kinh, bị thương…
Câu hỏi 2:
Nếu em không mang yếu tố nguy cơ mắc bệnh và chưa mắc bệnh
tiểu đường thì em nên làm gì để hạn chế mắc bệnh này?
Sau khi các nhóm trả lời, giáo viên bổ sung và chuẩn hóa kiến thức
như sau:
- Ăn uống điều độ, ăn thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái
cây, hạn chế ăn thực phẩm ăn nhanh
- Tăng cường vận động , Hoạt động thể chất nhiều hơn nữa, luyện tập
thể dục thể thao hàng ngày.
- Giảm cân dư thừa / khống chế thể trọng để tránh béo phì.
- Không hút thuốc lá, không uống rượu, bia
- Ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, trong đó có trê n 5,5 giờ mỗi đêm.
- Sống vui vẻ , lạc quan, yêu đời nhằm hạn chế tình trạng căng
thẳng.
- Khám sức khỏe định kì.
- Tạo môi trường sống trong sạch, lành mạnh.
Câu hỏi 3:
Những người nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao? Em hãy
cho họ lời khuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh?
- 12 -
Sau khi các nhóm trả lời, giáo viên bổ sung và chuẩn hóa kiến thức
như sau:
+ Những người nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao:
- Ít vận động
- Gia đình có trực hệ gần bị đái tháo đường
- Phụ nữ sinh con trên 4 kg hoặc có đái tháo đường thai kì
- Là thành viên của sắc tộc có nguy cơ cao(như người da đen, da đỏ,
da vàng là nhóm có nguy cơ cao).
- Tăng huyết áp ( huyết áp > 140/90 mmHg )
- Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang
- Gia đình có tiền sử bệnh mạch vành.
- Người béo phì, nhất là người bụng quá to. Đây là nhóm người dễ
mắc bệnh tiểu đường nhất.
- Lần thử trước có rối loạn đường huyết đói hoặc có rối loạn dung nạp
glucose
+ Lời khuyên:
- Ăn uống gìn giữ
- Rèn luyện vận động
- Điều tiết tâm lí
* Trò chơi ô chữ: Tìm từ chìa khóa ở hàng dọc
- Mỗi hàng ngang trả lời đúng được 10 điểm.
- Tìm được từ chìa khóa hàng dọc mà chưa có gợi ý được 40 điểm,
nếu có gợi ý được 20 điểm.
- 13 -
Nếu nhóm nào trả lời được nhiều điểm nhất ( trả lời nhiều câu hỏi
đúng nhất) thì giáo viên sẽ cho điểm nhóm đó.
Ô chữ như sau:
Hàng ngang số 1 : Gồm 9 chữ cái
- 14 -
Những sinh vật có kích thước nhỏ bé không thể quan sát bằng mắt
thường được gọi là gì?
Hàng ngang số 2 : Gồm 10 chữ cái
Nước ta luôn trọng dụng những con người có 2 tiêu chí này?
Hàng ngang số 3: Gồm 7 chữ cái
Đây là môn học nghiên cứu về thế giới sống ở các cấp độ tổ chức
khác nhau?
Hàng ngang số 4: Gồm 13 chữ cái
Hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường đang diễn ra trên toàn
cầu?
Hàng ngang số 5 : Gồm 10 chữ cái
Là dụng cụ quan trọng để quan sát Vi sinh vật?
Hàng ngang số 6 : Gồm 3 chữ cái
Viết tắt của Tổ chức Y tế Thế giới?
Hàng ngang số 7 : Gồm 5 chữ cái
Đây là phương châm sống giúp hạn chế và đẩy lùi bệnh tật?
Hàng ngang số 8 : Gồm 14 chữ cái
Đây là cách phát hiện bệnh sớm?
Hàng ngang số 9: Gồm 9 chữ cái
Là tờ báo mà lứa tuổi học sinh rất yêu thích?
Hàng ngang số 10 : Gồm 16 chữ cái
Ngày 27 tháng 2 hàng năm là ngày gì?
Hàng ngang số 11 : Gồm 12 chữ cái
- 15 -
Tên gọi khác của bệnh tiểu đường?
Hàng ngang số 12: Gồm 13 chữ cái
Ở người khi ăn lượng thịt, mỡ và các chất bổ khác tăng nhiều sẽ xảy
ra tình trạng này?
Hàng ngang số 13 : Gồm 6 chữ cái
Là chương trình trên Tivi bắt đầulúc 7 giờ tối hàng ngày?
Hàng ngang số 14 : Gồm 12 chữ cái
Là phương pháp học tập huy động nhiều học sinh tham gia vào hoạt
động học tập nhằm tăng tính tích cực và tính năng động của người học?
Hàng ngang số 15 : Gồm 8 chữ cái
Mục đích của tiêm Vacxin?
Từ chìa khóa hàng dọc: Gồm 15 chữ cái
Đây là vấn đề đáng quan tâm của các nhà trường nhằm hạn chế bệnh
tật cho học sinh?
* Kết quả giải đáp ô chữ:
V I S I N H V Ậ T
C Ó Đ Ứ C C Ó T À I
S I N H H Ọ C
B I Ế N Đ Ổ I K H Í H Ậ U
K Í N H H I Ể N V I
W H O
V U I V Ẻ
K H Á M B Ệ N H Đ Ị N H K Ỳ
H O A H Ọ C T R Ò
T H Ầ Y T H U Ố C V I Ệ T N A M
Đ Á I T H Á O Đ Ư Ờ N G
T H Ừ A D I N H D Ư Ỡ N G
- 16 -
T H Ờ I S Ự
T H Ả O L U Ậ N N H Ó M
P H Ò N G B Ệ N H
- Từ chìa khóa hàng dọc: Đây là vấn đề đáng quan tâm của các nhà
trường nhằm hạn chế bệnh tật cho học sinh? “ SỨC KHỎE HỌC
ĐƯỜNG”
III. KẾT QUẢ:
Với phương pháp dạy học tích hợp kiến thức như vậy tôi đã giảng dạy
thành công bài Cân bằng nội môi tại trường THPT Trần Phú – Nga Sơn.
Học sinh có hứng thú học tập và tích cực xây dựng bài hơn, tiết học cũng
sôi động và cho hiệu quả giờ dạy tốt hơn.Chính vì lẽ đó mà câu hỏi ở
phần củng cố kiến thức và câu hỏi vận dụng vào thực tiễn ở phiếu học
tâp tôi thu lại và chấm điểm để so sánh với phương pháp dạy học khác
mà tôi thực hiện trên cùng một đối tượng học sinh lớp 11 đã cho kết quả
lĩnh hội kiến thức của các em tốt hơn nhiều.
Kết quả cụ thể như sau:
Lớp 11C : Dạy học theo phương pháp tích hợp
Lớp 11K: Dạy học tích cực nhưng học sinh hoạt động độc lập với
phiếu học tập.
Kết quả điểm như sau:
Lớp Sĩ
số
Điểm
8 - 10 6,5 – 7,5 5 - 6 <5
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Lớp
- 17 -
Thực
nghiệm
11C
43 9 21% 23 53% 11 26% 0 0
Lớp
đối
chứng
11K
38 2 5% 17 45% 16 42% 3 8%
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
- Các giáo viên cần tăng cường hơn nữa việc dạy học tích hợp kiến
thức như: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tích hợp giáo dục phòng
chống HIV/AIDS, tích hợp giáo dục phòng chống ma túy, tích hợp giáo
dục phòng chống tác hại thuốc lá, tích hợp giáo dục phòng chống tai nạn
thương tích…để học sinh có kiến thức về bảo vệ sức khỏe, có ý thức bảo
vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường từ đó các em là tuyên truyền viên
tuyên truyền cho cộng đồng cùng thực hiện.
- 18 -
- Trong các nhà trường cần chú trọng các hoạt động ngoại khóa cho
các em với các chủ đề tìm hiểu về sức khỏe học đường, sức khỏe sinh
sản vị thành niên, về môi trường…
Trên đây là đề tài SKKN của tôi , chắc chắn là không tránh khỏi chủ
quan, thiếu sót.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các đồng nghiệp để
vấn đề này hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Hiệu trưởng Thanh Hóa, ngày 24 tháng 5
năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng
kiến kinh
nghiệm của mình viết, không
sao chép
nội dung người khác.
Người thực hiện
Mai Thị Trinh
- 19 -
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ - NGA
SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC CHĂM SÓC
VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO HỌC SINH
THÔNG QUA BÀI CÂN BẰNG NỘI MÔI – SINH HỌC 11
- 20 -
Người thực hiện: Mai Thị Trinh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học
- 21 -
THANH HÓA NĂM 2013