Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

skkn tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.01 KB, 46 trang )

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vò : Trường THPT Long Thành
 
Mã số :………………….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TRONG MƠN SINH HỌC 10
Người thực hiện : VŨ THỊ HỒNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ mơn: 
- Lĩnh vực khác: Dạy học tích hợp trong mơn Sinh học 
Có đính kèm:
 Mơ hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học : 2013 – 2014
SƠ LƯC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : VŨ THỊ HỒNG
2. Ngày tháng năm sinh : 12 – 08 – 1971
3. Nam, nữ : nữ.
4. Đòa chỉ : K5/186 tổ 4 khu Văn Hải – Thò trấn Long Thành – Huyện
Long Thành – Tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại : 0613844281 (CQ)/ 0613545969 (NR)
6. Email : Laroselongthanhyahoo.com.vn
7. Chức vụ : Giáo viên.
8. Nhiệm vụ được giao : Tổ trưởng chun mơn (tổ Sinh học – Nữ cơng);
Giảng dạy mơn Sinh học lớp 12A
1
, 12A


2
, 12B
3
, 12B
6
, 12B
7
, 10A
1
, 10A
2
;
Giảng dạy mơn Cơng nghệ 10A
1
, 10A
2
.
9. Đơn vò công tác : Trường THPT Long Thành.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
− Học vò : Thạc só khoa học sinh học.
− Năm nhận bằng : 2001.
− Chuyên ngành đào tạo : Vi sinh.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
− Lónh vực chuyên môn có kinh nghiệm : giảng dạy sinh học.
− Số năm có kinh nghiệm : 17 năm.
− Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
• Giảng dạy về ô nhiễm môi trường trong chương trình Sinh học
trung học phổ thông.
• Vận dụng phương pháp vấn đáp – tìm tòi trong giảng dạy Sinh
học trung học phổ thông.

• Tích hợp giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên qua
bộ mơn Sinh học ở trường THPT.
• Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chun mơn bộ mơn Sinh học cấp
THPT.
• Sử dụng phiếu học tập trong ơn thi tốt nghiêp mơn Sinh học cấp
trung học phổ thơng.
2
TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG
MÔN SINH HỌC 10
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn là sự
biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. BĐKH đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ
đến môi trường tự nhiên, đời sống của sinh vật (SV) và con người; các hoạt động sản
xuất, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Những biểu
hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu.
Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên Thế giới về
ứng phó có hiệu quả với BĐKH cũng đã được đề ra và thực hiện.
Ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008). Để thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê
duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 -
2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình
Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015" đặc biệt đối với một số môn cấp trung
học phổ thông (THPT) như: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Công nghệ.
Trong chương trình giáo dục THPT bên cạnh việc hoàn thiện nội dung giáo
dục phổ thông qui định cho từng khối lớp, thì trước những thách thức của BĐKH
giáo viên (GV) còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh (HS) những hiểu biết cơ bản
về BĐKH, tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến đời sống và sản xuất
của con người; những giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH và ứng phó với
BĐKH để HS trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và

địa phương về BĐKH.
Đối với môn Sinh học là môn Khoa học tự nhiên gắn liền với thực tiễn, có liên
hệ mật thiết với Khoa học môi trường, do đó GV ngoài việc phải sử dụng nhiều
phương pháp tích cực để giúp HS chủ động lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức thì
còn phải rèn luyện cho HS kỹ năng sống hợp lí về bảo vệ, xây dựng môi trường xung
quanh. Mặt khác, nội dung môn Sinh học có chứa và có liên quan rất nhiều đến nội
dung về BĐKH, đặc biệt là Sinh học 10. Vì vậy, tích hợp giáo dục ứng phó với
BĐKH trong dạy học Sinh học là rất thuận lợi.
Với thực trạng báo động về BĐKH hiện nay, tôi nghĩ phải nhanh chóng giáo
dục cho HS về thực trạng này, nhưng hiện nay chưa có chỉ đạo cụ thể nên trong quá
trình giảng dạy tôi chọn giải pháp tích hợp nội dung này vào những bài học có nội
dung thích hợp để giúp HS có kỹ năng ứng phó với sự BĐKH hiện nay.
3
Từ những lý do trên tôi xin trao đổi kinh nghiệm qua đề tài : “TÍCH HỢP
GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG GIẢNG DẠY SINH
HỌC 10”.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Như đã nói ở trên, từ việc nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm
trọng do BĐKH gây ra, Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với BĐKH từ năm 2008 và để thực hiện chương trình mục tiêu đó, Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của
ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng
phó với BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015". (Theo
tài liệu Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cấp trung học phổ thông của Bộ Giáo
dục năm 2012 – trang 3)
Năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn tất và xuất bản các tài liệu tham
khảo dành cho GV và HS về giáo dục ứng phó với BĐKH cấp trung học phổ thông
và các tài liệu cụ thể trong từng môn có nội dung có thể tích hợp giáo dục ứng phó
với BĐKH như : Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Công nghệ.

Năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt tập huấn dành cho GV
về giáo dục ứng phó với BĐKH cấp trung học phổ thông ở các môn Vật lí, Hóa học,
Sinh học, Địa lí, Công nghệ qua các nội dung cơ bản sau đây:
- Kiến thức cơ bản về BĐKH:
+ Biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân chính của sự BĐKH toàn cầu.
+ Tác động của sự BĐKH đối với tự nhiên và các hoạt động của con người.
+ Ứng phó với BĐKH.
+ Hành động ứng phó với BĐKH.
+ Giáo dục, tuyên truyền, các giải pháp giảm nhẹ với BĐKH tại các địa
phương.
- Giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT:
+ Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông trước những thách thức của
BĐKH.
+ Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT.
+ Định hướng, yêu cầu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT.
+ Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THPT.
Riêng đối với môn Sinh học, tích hợp giáo dục ứng phó với sự BĐKH gồm các
nội dung:
- Mục tiêu chung về giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học.
- Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH của môn Sinh học.
- Gợi ý về tổ chức dạy học tích hợp (DHTH) nội dung giáo dục ứng phó với
BĐKH vào môn Sinh học cấp THPT.
4
- Giới thiệu một số địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn
Sinh học
Tuy nhiên, trong các nội dung của tài liệu và của các đợt tập huấn nói trên chỉ
mang tính khái quát và chỉ nhằm mục đích định hướng, chưa có chỉ đạo cụ thể, do đó
trong năm học 2013 – 2014 tôi mạnh dạn tích hợp nội dung về Giáo dục ứng phó với
biến đổi khí hậu trong giảng dạy Sinh học ở các khối lớp được phân công (khối 10 và
khối 12), nhưng do khối 10 có nhiều bài có nội dung liên quan đến BĐKH và ít bị áp lực

về lượng kiến thức chuyên môn cũng như áp lực về thi cử hơn khối 12 nên tôi chọn việc
tích hợp về giáo dục ứng phó với BĐKH chủ yếu ở khối 10.
Giáo dục ứng phó BĐKH là giáo dục về nhận thức và cả hành động để có thể
tham gia giải quyết những vấn đề cụ thể do BĐKH gây ra. Do đó, mỗi HS được giáo
dục ứng phó BĐKH không chỉ có thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để ứng phó
BĐKH, mà còn phải biết vận dụng các các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn
đề thực tiễn cụ thể, phải biết làm một việc gì đó cho trường mình, địa phương mình,
cho cộng đồng, nghĩa là giáo dục ứng phó BĐKH phải được tiến hành thông qua các
hành động thực tiễn. (Theo tài liệu Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn
Sinh học cấp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục năm 2012 – trang 11, 12). Từ lý
do đó, khi tích hợp vấn đề này trong giảng dạy Sinh học cho HS tôi chủ yếu xoáy sâu
vào việc hướng các em vào những suy nghĩ, việc làm mang tính thực tiễn, cụ thể.
Từ những định hướng trong các tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi đã phát
triển thêm các địa chỉ tích hợp, các giải pháp tích cực để tích hợp nội dung về giáo
dục ứng phó với BĐKH một cách hợp lí và cụ thể hơn. Năm học 2013 – 2014 tôi đã
áp dụng đề tài này lần đầu tiên tại đơn vị có hiệu quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
III.1. Lý do chọn giải pháp DHTH trong giáo dục ứng phó với BĐKH
trong môn Sinh học cấp THPT
Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa (SGK) các môn
học đã tích hợp nhiều tri thức để thực hiện các mục tiêu nêu trên, song
không thể đầy đủ và phù hợp với tất cả đối tượng HS. Vì vậy, trong quá
trình dạy học, GV phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung tri thức trên
một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng HS ở các
vùng miền khác nhau.
Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học, tính liên môn
trong giảng dạy.
Góp phần giảm tải học tập cho HS : Giảm tải học tập không chỉ là
giảm thiểu khối lượng kiến thức môn học, hoặc thêm thời lượng cho việc
dạy học một nội dung kiến thức theo qui định. Phát triển hứng thú học tập

cũng có thể được xem như một biện pháp giảm tải tâm lí học tập có hiệu
5
quả và rất có ý nghĩa. Làm cho HS thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cần
tiếp thu, bằng cách tích hợp một cách hợp lí và có ý nghĩa các nội dung gần
với cuộc sống hàng ngày vào môn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức,
cũng sẽ làm cho HS nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn về nhận thức và việc
học tập khi đó mới trở thành niềm vui và hứng thú của HS.
Ứng phó với BĐKH là một vấn đề cấp thiết hiện nay nhưng chưa thể
đưa thành một bộ môn riêng biệt trong giáo dục phổ thông. Do đó việc tích
hợp ngay vấn đề này vào giảng dạy là hợp lí.
III.2. Phương thức, hình thức DHTH nội dung giáo dục ứng phó với
BĐKH trong môn Sinh học cấp THPT
III.2.1. Các phương thức tích hợp
- Nội dung giáo dục phổ thông đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện,
hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm
sinh lí lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở cấp học, nên việc đưa
các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, cũng như các nội dung giáo dục
khác vào nội dung các môn học trong trường phổ thông cần phải tìm các
phương thức dạy học phù hợp. Thực tế cho thấy thực hiện phương thức tích
hợp các nội dung nêu trên trong dạy học các môn học là khả thi nhất trong
bối cảnh hiện nay.
- Các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, nội dung giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cũng như nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường, có thể được tích hợp vào các môn học ở các mức độ khác nhau.
Trong trường hợp cần tích hợp nhiều nội dung có liên quan với nhau vào
cùng một môn học, trước hết cần làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung này
và nên lựa chọn các nội dung thể hiện rõ nhất, có cơ sở khoa học và có ý
nghĩa nhất để tích hợp vào nội dung môn học. Điều này giúp tránh được sự
dàn trải, đưa quá nhiều nội dung vào môn học làm quá tải hoạt động học tập
của HS.

- Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là:
+ Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học,
hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về giáo dục
ứng phó với BĐKH.
+ Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của môn
học hoặc bài học có nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH.
+ Hình thức liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ
có một số nội dung của môn học có liên quan tới nội dung về giáo dục ứng
phó với BĐKH, song không nêu rõ trong nội dung của bài học. Trong
trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với
6
các nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH. Đây là trường hợp thường
xảy ra.
III.2.2. Các hình thức tổ chức DHTH
- Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học trên lớp. Trong trường hợp này
GV thực hiện các phương thức tích hợp với các mức độ đã nêu ở trên. Các
hoạt động của GV có thể bao gồm:
Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, SGK để xây dựng mục tiêu dạy học,
trong đó có các mục tiêu giáo dục ứng phó với BĐKH, mục tiêu giáo dục bảo
vệ môi trường.
Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục
môi trường cụ thể cần tích hợp. Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn
học và các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường, GV
lựa chọn tư liệu và phương án tích hợp. Cụ thể phải trả lời các câu hỏi: tích
hợp nội dung nào là hợp lí? Liên kết các kiến thức về giáo dục ứng phó với
BĐKH và giáo dục bảo vệ môi trường như thế nào? Thời lượng là bao
nhiêu?
Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp,
cần quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện
dạy học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập

của HS (như sử dụng các mô hình, tranh ảnh, video clip ).
Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. Ở đây GV cần nêu cụ thể
các hoạt động của HS, các hoạt động trợ giúp của GV.
- Hình thức thứ hai: Giáo dục ứng phó với BĐKH cũng có thể được triển
khai như một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến
thức môn học. Các hoạt động có thể như: tham quan, ngoại khóa, tổ chức
các nhóm ngoại khóa chuyên đề, tổ chức thực hiện dự án, nghiên cứu một
đề tài (phù hợp với HS). Với các hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức,
kĩ năng các môn học với các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo
dục môi trường sẽ đạt cao nhất. Trong các hoạt động này, HS học cách vận
dụng kiến thức môn học trong các tình huống gần gũi với cuộc sống hơn,
huy động được kiến thức từ nhiều môn học hơn.
Đối với môn Sinh học có thể tích hợp kiến thức giáo dục BĐKH vào
môn học theo 2 dạng:
a) Dạng lồng ghép : Ở dạng này các kiến thức giáo dục BĐKH đã có trong
chương trình và sách giáo khoa Sinh học THPT và trở thành một bộ phận
kiến thức của môn học. Kiến thức giáo dục BĐKH được lồng ghép có thể :
- Chiếm một vài chương;
- Chiếm một hoặc một số bài trọn vẹn (lồng ghép toàn phần);
7
- Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học (lồng ghép một
phần).
b) Dạng liên hệ : Ở dạng này, các kiến thức giáo dục BĐKH không được
đưa vào chương trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, người GV
có thể bổ sung kiến thức giáo dục môi trường có liên quan với bài học qua
giờ giảng lên lớp.
Có thể tích hợp kiến thức giáo dục BĐKH qua một số cách sau :
• Ví dụ hoặc thông tin minh họa
Ví dụ: Sau khi dạy xong bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống, Sinh học
10, GV yêu cầu HS hãy nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ

thể người. Thông qua ví dụ có ý chuyển tải đến HS : Ứng phó với BĐKH có
hai khía cạnh : giảm nhẹ BĐKH hoặc tìm cách thích ứng với nó.
• Câu hỏi liên hệ
Ví dụ: Khi dạy mục II.5. Giới Động vật (Animalia), Sinh học 10, trong
SGK có ý: “Giới Động vật rất đa dạng và phong phú” và “Động vật có vai
trò quan trọng đối với tự nhiên”, GV có thể đặt các câu hỏi : Sự đa dạng của
giới Động vật thể hiện như thế nào? Vì sao một số loài động vật có nguy cơ
bị tuyệt chủng? Sự tuyệt chủng các loài động vật quí hiếm có ảnh hưởng gì
đến môi thế giới tự nhiên và đời sống con người?
• Bài tập về nhà
Ví dụ: Sau khi dạy xong mục II. Nước và vai trò của nước trong tế bào,
Sinh học 10, GV có thể giao bài tập cho HS về nhà: Tìm hiểu về nguyên
nhân và tác hại của hiện tượng mưa axit.
• Các bài đọc thêm
Ví dụ: Ví dụ: Sau khi học xong bài 17. Quang hợp, Sinh học 10, GV có thể
yêu cầu HS về nhà đọc bài đọc thêm về vai trò của quang hợp đối với Sinh
giới, từ đó rút ra những hành động đúng trong việc chống ô nhiễm môi
trường ảnh hưởng đến quang hợp, đời sống con người và các loài động vật
hiện nay.
• Câu hỏi đánh giá sự vận dụng, tư duy logic
Ví dụ: Sau khi học xong bài 17. Quang hợp, Sinh học 10, GV có thể kiểm
tra HS bằng câu hỏi: Vì sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh bảo vệ
8
rừng? hoặc: Hãy nêu vai trò của cây xanh đối với môi trường và các SV
khác.
Tích hợp theo kiểu liên hệ chính là tích hợp dạy học, bởi vì về mặt
kiến thức thì nội dung giáo dục BĐKH không có trong bài Sinh học, nhưng
thông qua quá trình dạy học của GV, bằng các biện pháp như hỏi đáp, đưa
ra ví dụ minh họa hoặc sử dụng bài tập về nhà, bài đọc thêm kiến thức
giáo dục BĐKH đã được đưa vào một cách hợp lí. Đồng thời, qua đó mối

quan hệ giữa giáo duc BĐKH và Sinh học cũng được làm rõ và HS được
hình thành những khái niệm mới, chung hơn cho cả giáo dục BĐKH và
Sinh học.
III.3. Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn
Sinh học 10
Tên bài Địa chỉ
tích hợp
Nội dung giáo dục
ứng phó với BĐKH
Kiểu tích hợp
Bài 1.
Các cấp
tổ chức
của thế
giới
sống
I.1. Các cấp độ
tổ chức của thế
giới sống
II. Đặc điểm
chung của các
cấp tổ chức
sống
Đa dạng các cấp tổ chức sống tạo
nên sự đa dạng của thế giới SV và
đa dạng sinh học.
Bảo vệ các loài SV và môi trường
sống của chúng là bảo vệ đa dạng
sinh học. Môi trường và SV có mối
quan hệ thống nhất, giúp cho các tổ

chức sống tồn tại và tự điều chỉnh.
BĐKH dẫn đến tăng nhiệt độ, ảnh
hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái tự
nhiên, giảm đa dạng sinh học.
BĐKH làm cho một số loài dẫn tới
sự tuyệt chủng, ảnh hưởng tới quá
trình tiến hóa của sinh giới.
→ Ngăn chặn và giảm bớt các hoạt
động, hành vi gây BĐKH.
Lồng ghép
Liên hệ
Bài 2.
Các giới
sinh vật
II. Đặc điểm
chính của mỗi
giới sinh vật
Đa dạng sinh học thể hiện qua sự đa
dạng sinh vật trong các giới sinh
vật.
Lồng ghép
Liên hệ
9
1. Giới Khởi
sinh
2. Giới Nguyên
sinh
3. Giới Nấm
4. Giới Thực
vật

5. Giới Động
vật
Các sinh vật trong giới Khởi sinh,
Nguyên sinh và giới Nấm góp phần
hoàn thành chu trình tuần hoàn vật
chất.
Thực vật (TV) có vai trò quan trọng
trong việc điều hòa khí hậu đồng
thời là mắt xích đầu tiên trong chuỗi
và lưới thức ăn.
Động vật (ĐV) là mắt xích trong
chuỗi và lưới thức ăn, đảm bảo sự
tuần hoàn năng lượng và vật chất,
góp phần cân bằng hệ sinh thái.
Hạn chế BĐKH tức là bảo vệ môi
trường sống an toàn, đảm bảo cho
sự phát triển thuận lợi của các giới
SV → đảm bảo đa dạng sinh học.
Có ý thức bảo vệ và thái độ đúng
đắn trong việc bảo vệ rừng và khai
thác rừng hợp lí. Duy trì hệ sinh thái
đất, nước để giới Khởi sinh, Nguyên
sinh, Nấm phát triển cân bằng góp
phần vào việc hình thành chu trình
tuần hoàn vật chất.
Trồng nhiều cây xanh giúp điều hòa
khí hậu.
10
Bài 3.
Các

nguyên
tố hoá
học và
nước
I. Các nguyên
tố hóa học
II. Vai trò của
nước đối với tế
bào
Hàm lượng nguyên tố hóa học nào
đó tăng cao quá mức cho phép gây
ra ô nhiễm môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến cơ thể SV và con
người.
Nước là thành phần quan trọng
trong môi trường, là một nhân tố
sinh thái. Nước có vai trò rất quan
trọng để duy trì sự sống của tất cả
các SV.
BĐKH làm tăng mực nước biển,
hậu quả là tăng diện tích đất ngập
lụt, tăng độ nhiễm mặn của nguồn
nước, thay đổi hệ sinh thái tự nhiên,
hệ sinh thái nông nghiệp.
Sự cần thiết phải hạn chế BĐKH.
Hình thành thói quen sử dụng tiết
kiệm tài nguyên nước, tái chế nước
đã qua sử dụng, bảo vệ nguồn nước,
giữ nguồn nước trong sạch.
Liên hệ với hiện tượng mưa axit.

Liên hệ
Bài 4.
Cacbohi
drat và
lipit
I. Cacbohidrat Nguồn cacbohidrat đầu tiên trong
hệ sinh thái là sản phẩm quang hợp
của TV, là nguồn thức ăn cho ĐV
ăn TV và con người.
Việc trồng và bảo vệ cây xanh là
vấn đề cấp thiết.
Liên hệ
Bài 5.
Prôtêin
I. Cấu trúc của
prôtein
Sự đa dạng trong cấu trúc của
prôtêin dẫn đến sự đa dạng trong
giới SV.
Nhiệt độ, độ pH ảnh hưởng đến
chức năng của protein → có những
hành động thiết thực nhằm hạn chế
Liên hệ
11
II. Chức năng
của prôtêin
tác hại của BĐKH.
Đa dạng sinh học đảm bảo cho cuộc
sống con người : cung cấp nguồn
thực phẩm đa dạng từ TV và ĐV,

cung cấp dược liệu cho dược
phẩm…
Có ý thức bảo vệ động, thực vật,
bảo vệ nguồn gen, đa dạng sinh học
bằng cách bảo vệ môi trường sống
của chúng.
Bài 6.
Axit
nucleic
I. Cấu trúc
ADN
Sự đa dạng của ADN chính là đa
dạng di truyền (đa dạng nguồn gen)
của sinh giới.
Sự đặc thù trong cấu trúc ADN tạo
cho mỗi loài SV có nét đặc trưng
phân biệt với các loài khác, tạo nên
sự đa dạng cho thế giới SV.
BĐKH dẫn đến thay đổi môi trường
sống của nhiều loài SV, đặc biệt là
các SV → suy giảm số lượng, tuyệt
chủng.
Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
sống cho các loài SV.
Đột biến gen (ADN) gây nhiều hậu
quả cho con người và SV có nguyên
nhân do các tác động của các yếu tố
vật lí, hóa học trong môi trường
sống → có những hành động thiết
thực góp phần hạn chế tác hại của

BĐKH : sự thay đổi nhiệt độ gây
sốc nhiệt, sự tăng nồng độ của các
chất hóa học độc hại trong môi
trường sống
Liên hệ
12
Bài 9. Tế
bào
nhân
thực
(tiếp
theo)
VI. Lục lạp Lục lạp là bào quan chỉ có ở TV, là
nơi diễn ra các hoạt động quang
hợp. Là cơ sở để thấy được vai trò
của TV đối với vai trò điều hòa khí
hậu và vai trò chuyển đổi năng
lượng.
Trồng và bảo vệ cây xanh.
Liên hệ
Bài 11.
Vận
chuyển
các chất
qua
màng
sinh chất
Cả bài Bón phân cho cây trồng đúng liều
lượng. Nếu bón phân không đúng
cách, gây dư thừa, cây không sử

dụng được hết gây ô nhiễm môi
trường đất, nước và không khí và
gây hại cho các vi sinh vật (VSV)
trong đất.
Bảo vệ môi trường đất, nước để bảo
vệ môi trường sống trong lành cho
các sinh vật, từ đó tế bào và cơ thể
mới thực hiện được các hoạt động
sống và các chức năng sinh lí.
Phải có biện pháp xử lí những nơi
xảy ra ô nhiễm môi trường, đảm bảo
môi trường sống an toàn cho các
loài SV và con người.
Liên hệ
Bài 14.
Enzim và
vai trò
của
enzim
trong
quá trình
chuyển
hoá vật
chất
I.3. Các yếu tố
ảnh hưởng đến
hoạt tính của
enzim
Hậu quả của BĐKH: sự nóng lên
của trái đất làm cho nhiệt độ của

môi trường tăng cao hơn có thể ảnh
hưởng đến hoạt tính enzim trong tế
bào, từ đó ảnh hưởng đến đời sống
của VSV.
Nhiều VSV có khả năng phân giải
xác động, thực vật trong đất là do
chúng tiết ra các enzim phân giải
các chất hữu cơ thành các chất đơn
Liên hệ
13
giản hơn, thực hiện quá trình
chuyển hóa trong đất, vì vậy sử
dụng phân bón vi sinh vừa cung cấp
phân bón cho cây, vừa làm giàu
dinh dưỡng tự nhiên cho đất vừa có
lợi với môi trường.
Bài 16.
Hô hấp
tế bào
I. Khái niệm
hô hấp tế bào
Quá trình hô hấp tế bào có liên quan
đến quá trình trao đổi khí của sinh
vật và con người.
Khi nhiệt độ của trái đất nóng lên,
có thể làm tăng quá trình trao đổi
khí.
Chặt phá rừng, đô thị hóa làm hẹp
đất nông nghiệp dẫn tới hạn chế khả
năng hấp thụ khí ở cây xanh, các

khí thải độc hại tích tụ càng nhiều,
gây nên các bệnh lí ở sinh vật và
con người.
Cần có ý thức bảo vệ rừng, tích cực
trồng cây xanh xung quanh nơi
mình sinh sống.
Liên hệ
Bài 17.
Quang
hợp
Cả bài Quá trình quang hợp sử dụng khí
CO
2
, giải phóng khí O
2
, có tác dụng
điều hòa không khí và góp phần
ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.
Khi nhiệt độ của trái đất nóng lên,
có thể làm tăng năng suất của quang
hợp, tăng quá trình trao đổi khí.
Chặt phá rừng, đô thị hóa làm hẹp
đất nông nghiệp dẫn tới hạn chế khả
năng hấp thụ khí ở cây xanh. Đồng
thời làm cho các khí thải độc hại
tích tụ càng nhiều, gây nên các hiện
Liên hệ
14
tượng hiệu ứng nhà kính, mưa axit


Cần có ý thức bảo vệ rừng, tích cực
trồng cây xanh xung quanh nơi
mình sinh sống, tuyên truyền cho
người khác về vai trò của việc trồng
cây xanh với việc tạo ra bầu khí
quyển trong lành.
Bài 18.
Chu kì tế
bào và
quá trình
nguyên
phân
Cả bài Chu kì tế bào được điều khiển bằng
một hệ thống điều hòa rất tinh vi.
Nếu do các tác nhân vật lí, hóa học
từ môi trường ngoài làm cho các cơ
chế điều khiển phân bào bị hư hỏng
hoặc trục trặc, cơ thể có thể bị lâm
bệnh. Bệnh ung thư là một ví dụ cho
thấy, tế bào ung thư đã thoát khỏi
các cơ chế điều hòa phân bào của cơ
thể nên nó phân chia liên tục tạo
nên các khối u chèn ép các cơ quan
khác.
Điều kiện môi trường có ảnh hưởng
trực tiếp đến các quá trình sinh lí
trong cơ thể → tránh xa nguồn tác
nhân gây ô nhiễm và có nhiều hoạt
động nhằm giảm đến mức tối thiểu
những BĐKH.

Sự BĐKH tạo ra những tác nhân
gây rối loạn quá trình phân li nhiễm
sắc thể trong quá trình nguyên phân
thường gây những hậu quả làm biến
đổi đặc tính của cơ thể, tạo ra thể
khảm mang những đặc điểm khó
thích nghi với môi trường.
Lồng ghép
Liên hệ
15
Bài 19.
Giảm
phân
Cả bài Sự BĐKH tạo ra những tác nhân
gây rối loạn quá trình phân li nhiễm
sắc thể trong quá trình giảm phân
thường gây những hậu quả làm biến
đổi đặc tính của cơ thể, tạo ra thể
đột biến mang những đặc điểm khó
thích nghi với môi trường, làm mất
cân bằng hệ gen, cơ thể thường
giảm sức sống, chết hoặc giảm khả
năng sinh sản.
Điều kiện môi trường có ảnh hưởng
trực tiếp đến các quá trình sinh lí
trong cơ thể → tránh xa nguồn tác
nhân gây ô nhiễm và có nhiều hoạt
động nhằm giảm đến mức tối thiểu
những BĐKH.
Lồng ghép

Liên hệ
Bài 25.
Sự sinh
trưởng
của vi
sinh vật
Cả bài Công nghệ sinh học cần phải vận
dụng sự sinh sản theo cấp số mũ của
VSV để sản xuất prôtêin, các chất
hoạt tính sinh học, nhằm giải quyết
những nhu cầu ngày càng tăng
nhanh của con người và bảo vệ sự
bền vững của môi trường sống.
Tốc độ sinh trưởng, sinh sản và tổng
hợp vật chất ở VSV cao, đa dạng
trong trao đổi chất ở VSV giúp phân
giải các chất bền vững, các chất độc
hại trong môi trường góp phần lớn
giảm ô nhiễm.
VSV phân giải xác động - thực vật,
thực hiện các quá trình chuyển hóa
trong đất, làm cho đất giàu mùn -
cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây,
Liên hệ
16
góp phần làm sạch môi trường.
Sự phân giải của VSV là cơ sở chế
biến rác thải hữu cơ thành phân bón.
Vì vậy cần phân loại rác thải ngay
từ sớm để tách riêng các loại rác

thải : rác thải hữu cơ, rác thải tái
chế (giấy, nilon, thủy tinh…), và
các rác thải kim loại.
Vệ sinh nơi ở để mầm bệnh do VSV
gây ra không có điều kiện phát
triển.
Bài 27.
Các yếu
tố ảnh
hưởng
đến sự
sinh
trưởng
của vi
sinh vật
Cả bài Sử dụng các sản phẩm, bao bì từ
nguyên liệu dễ phân hủy, hạn chế sử
dụng khó phân hủy, tồn tại lâu trong
môi trường như sản phẩm làm từ
nhựa plastic, túi nilon.
Căn cứ vào các chất hóa học có vai
trò ức chế sinh trưởng của VSV để
có thể ức chế sự sinh trưởng hoặc
tiêu diệt các loài VSV có hại.
Bảo vệ sự bền vững của môi trường
bằng cách tạo điều kiện dinh dưỡng
thuận lợi cho VSV có lợi sinh
trưởng theo cấp số nhân để tăng
năng suất, phục vụ nhu cầu ngày
càng cao của con người, từ đó giảm

bớt sự lệ thuộc vào khai thác tài
nguyên thiên nhiên.
Một số chất hóa học có tác dụng
hạn chế sự sinh trưởng của VSV có
hại được sử dụng làm trong sạch
nguồn nước, thực phẩm. Sử dụng
nguyên lí này trong các nhà máy, xí
Lồng ghép
Liên hệ
17
nghiệp sản xuất để xử lí chất thải
lỏng có khả năng gây ô nhiễm cao
trước khi thải ra nguồn nước như
sông, ngòi, kênh, rạch,
Rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh,
bảo vệ môi trường.
Bài 31.
Virut
gây bệnh
và ứng
dụng của
virut
trong
thực tiễn
I. Các virut kí
sinh ở VSV,
thực vật và côn
trùng.
II. Ứng dụng
của virut trong

thực tiễn
Đặc tính xâm nhập và lây lan của
virut vào côn trùng là cơ sở để sản
xuất thuốc trừ sâu sinh học, thay thế
thuốc trừ sâu hóa học, giảm ô nhiễm
môi trường đất, không khí. Vì vậy
phải tăng cường nghiên cứu và sử
dụng thuốc trừ sâu vi sinh.
Một số loài virut gây bệnh cho động
vật, thực vật và côn trùng có lợi. Vì
vậy cần phải có các biện pháp nhằm
ngăn chặn lại.
Lồng ghép
Liên hệ
Bài 32.
Bệnh
truyền
nhiễm và
miễn
dịch
I.2. Phương
thức lây truyền
Để phòng tránh bệnh truyền nhiễm
cần có ý thức vệ sinh môi trường
sạch sẽ nhằm loại trừ và hạn chế các
ổ VSV gây bệnh phát triển.
Có ý thức giữ vệ sinh chung nơi
công cộng: trường học, bệnh
viện, ;tránh tiếp xúc với nguồn
bệnh.

Liên hệ
III.4. Gợi ý về tổ chức DHTH nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong
môn Sinh học
III.4.1. Phương pháp dạy học
Nội dung giáo dục BĐKH được tích hợp vào nội dung của môn Sinh học
nên có thể sử dụng các phương pháp dạy học Sinh học để dạy về BĐKH. Mục
tiêu của giáo dục BĐKH không chỉ hình thành cho HS kiến thức về bản chất,
nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH, mà còn hình thành cho các em
18
mối quan tâm, thái độ đúng đắn, các kĩ năng cần thiết, từ đó mới có thể hình
thành hoặc có chuyển biến trong hành vi của các em đối với BĐKH. Để đạt
mục tiêu đó thì phải sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực,
lấy HS làm trung tâm. Đây cũng đồng thời là việc làm thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học và nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn Sinh học.
Các phương pháp dạy học theo hướng tích cực dưới đây có thể sử dụng trong
tích hợp giáo dục BĐKH qua dạy học Sinh học.
- Phương pháp thuyết trình : Thuyết trình là phương pháp dạy học truyền
thống, chủ yếu dùng lời nhưng vẫn có tính tích cực nếu thuyết trình nêu vấn đề
hoặc thuyết trình giải quyết vấn đề, kết hợp với sự minh hoạ của các phương
tiện trực quan. Trong DHTH giáo dục BĐKH, thuyết trình có thể sử dụng một
cách hiệu quả trong trường hợp GV giải thích những khái niệm trừu tượng,
chẳng hạn giải thích vai trò của các hệ sinh thái trong đời sống tinh thần của
con người, đó chính là cảnh đẹp của thiên nhiên giúp con người thư giãn sau
giờ làm việc căng thẳng
Thuyết trình với đặc trưng là dùng lời còn có ưu điểm là GV có thể
truyền cảm xúc vào lời nói khi kể những câu chuyện về môi trường cho HS.
HS có thể thấy được sự lo lắng của cả nhân loại đến những tác hại mà thiên
nhiên mang lại cho con người; HS có thể thấy được sự bình yên khi được
sống trong môi trường trong lành do thiên nhiên mang lại; HS cũng có thể
đồng cảm lên án những hành động tàn phá rừng, buôn bán, săn bắt những

động vật quý hiếm
- Phương pháp vấn đáp (đàm thoại/ hỏi đáp): Là phương pháp trong đó
GV đặt ra những câu hỏi, HS trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và tranh
luận với GV. Thông qua đó, HS lĩnh hội được kiến thức trong bài và những
kiến thức thực tiễn liên quan đến bài học. Trong đó, vấn đáp - tái hiện và vấn
đáp - tìm tòi bộ phận (orixtic) là được sử dụng nhiều và hiệu nhất trong quá
trình dạy học.
Vấn đáp - tái hiện : Là những câu hỏi yêu cầu HS nhớ lại những kiến
thức đã học hoặc đã biết. Vấn đáp tái hiện thường chỉ được sử dụng trong bài
dạy với mục đích gợi ý, dẫn dắt HS trong khi học bài mới, hoặc được dùng khi
liên hệ kiến thức đã học và kiến thức mới, hoặc trong khâu củng cố kiến thức.
19
Ví dụ: Để trả lời cho câu hỏi “Vì sao nói cây xanh có thể coi là nhà máy lọc
không khí cho khí quyển ? ”, GV có thể đặt các câu hỏi về quang hợp mà HS
đã học như: “Nguyên liệu của quá trình quang hợp là gì ? ” – câu trả lời trong
đó có CO
2
; “Sản phẩm của quá trình quang hợp là gì ? ”– câu trả lời trong đó
có O
2
.
Vấn đáp - tìm tòi bộ phận : Là những câu hỏi mà câu trả lời phải có chứa
đựng những kiến thức mới, chưa biết. Các câu hỏi cần phải đa dạng, ở các mức
độ tư duy khác nhau theo đánh giá của Bloom. GV nên đặt câu hỏi kích thích
HS tư duy ở mức độ cao.
Ví dụ:
Mức độ biết: Hãy nêu vai trò của cây xanh đối với hệ sinh thái tự nhiên.
Mức độ hiểu: Vì sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh?
Mức vận dụng: Vì sao cây xanh được coi là máy lọc không khí?
Mức phân tích: Những nguồn nào gây ra ô nhiễm không khí?

Mức tổng hợp: Em hãy cho biết những giải pháp có thể thực hiện để bảo vệ sự
đa dạng của thế giới sinh vật.
Mức đánh giá: Có ý kiến cho rằng không nên sử dụng các sản phẩm làm từ da
động vật, em đồng ý hay không đồng ý và vì sao?
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề: Là phương pháp dạy
học dựa trên việc đặt hoặc phát hiện tình huống có vấn đề (mâu thuẫn), lập kế
hoạch, giải quyết vấn đề và đặt ra vấn đề mới. Qua đó, HS không những tự lực
lĩnh hội kiến thức mới mà còn học được cách thức nhận ra vấn đề, cách tìm
giải pháp giải quyết vấn đề. Phương pháp này rất phù hợp trong dạy học giáo
dục môi trường, vì kĩ năng nhận biết và giải quyết vấn đề môi trường là những
kĩ năng cơ bản, quan trọng để hoạt động trong môi trường.
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà có thể tiến hành phương pháp này ở
các mức độ khác nhau:
(1) GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề, HS thực hiện giải quyết vấn đề
theo hướng dẫn của GV. GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
(2) GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề và thực hiện
cách đó với sự trợ giúp của GV. Cả GV và HS cùng đánh giá.
20
(3) GV cung cấp thông tin để tạo tình huống có vấn đề. HS dựa vào thông tin
đó để phát hiện ra vấn đề, tự lực đề xuất giả thuyết và cách giải quyết vấn đề,
thực hiện giải quyết vấn đề và đánh giá cùng với GV.
(4) HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh.
- Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Là phương pháp dạy
học trong đó, lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 - 6 HS,
mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ học tập và mỗi thành viên trong nhóm phải
tham gia vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập và cách tổ chức của GV
mà mỗi nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay theo tiêu chí nào đó, cùng thực
hiện một nhiệm vụ như nhau hoặc các nhiệm vụ khác nhau.
Trong mỗi nhóm HS phải có tổ chức như bầu nhóm trưởng, giao nhiệm vụ

cho từng thành viên sao cho em nào cũng phải làm việc tuỳ theo năng lực
của mình.
- Phương pháp thí nghiệm: Phương pháp này dùng trong giáo dục môi
trường để minh họa cho kiến thức đã học, hoặc để dạy kiến thức mới, hoặc để
tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó. Đối với những thí nghiệm đòi hỏi phải
tiến hành trong thời gian dài thì GV hướng dẫn HS làm ở nhà và trình bày kết
quả tại lớp.
- Phương pháp đóng vai: Phương pháp đóng vai cho phép HS thể hiện
hành động, quan điểm, đưa ra quyết định về một vấn đề thực tiễn liên quan đến
bài học ngay tại lớp học dựa trên việc đóng giả làm các nhân vật có thật trong
đời sống. Đóng vai phần nào giúp HS trải nghiệm việc thực hiện các hành
động bảo vệ môi trường, có được kinh nghiệm, đây là cơ sở quan trọng góp
phần hình thành ý thức, thái độ và hành vi của HS về môi trường, vì vậy đây là
phương pháp dạy học rất có hiệu quả trong giáo dục môi trường.
Đóng vai có thể dựa trên kịch bản và phân vai do GV chuẩn bị, hoặc cũng có
thể GV đưa ra tình huống cần phải giải quyết, HS sẽ phải tự chuẩn bị kịch bản
với phương án giải quyết tình huống theo ý các em.
21
Trong đóng vai, mỗi vai- nhân vật có thể do một em đảm nhận, nhưng
cũng có thể chia lớp thành một số nhóm nhỏ, mỗi nhóm đại diện cho một vai –
một nhân vật nào đó.
Ví dụ: Khi đưa ra biện pháp cần phải bảo vệ rừng, để tìm hiểu sâu hơn các biện
pháp bảo vệ rừng, GV có thể tổ chức HS có thể đóng các vai như sau:
+ Lâm tặc (khai thác gỗ trái phép).
+ Người nông dân sống ở trong vùng đệm (chặt cây làm củi, săn bắn động vật
làm thức ăn hoặc để bán).
+ Cán bộ kiểm lâm (bảo vệ không cho lâm tặc và người dân khai thác rừng bừa
bãi).
+ Cán bộ đại diện cho pháp luật (khai thác rừng không có giấy phép là vi phạm
luật, phải được xử lí nghiêm khắc).

+ Lãnh đạo địa phương (Bố trí công ăn việc làm cho lâm tặc và người dân,
giao đất cho họ để trồng rừng và sinh sống).
Cả lớp theo dõi tình huống và các biện pháp cũng như lí lẽ của mỗi nhân
vật. Sau đó nhận xét cách giải quyết của mỗi nhân vật. Cuối cùng thì mỗi em
rút ra được tầm quan trọng của rừng không chỉ đối với tự nhiên mà đối với đời
sống hằng ngày của con người.
- Phương pháp giao cho HS các bài tập làm ở nhà : HS được giao những
nhiệm vụ học tập cụ thể có liên quan đến bài trên lớp. Các bài tập này có thể là
bài tập về lí thuyết, cũng có thể là bài thực hành. Bằng cách này giúp cho HS
tìm hiểu sâu hơn các vấn đề môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn. Phương pháp này thường được sử dụng trong tích hợp kiểu liên
hệ, khi trên lớp không có nhiều thời gian để tìm hiểu về vấn đề liện hệ nào đó.
Ví dụ: Sau khi học bài 4. Các nguyên tố hoá học và nước, Sinh học 10, GV
giao cho HS bài tập làm ở nhà như sau : Tìm hiểu về hiện tượng mưa axit (thế
nào là mưa axit, nguyên nhân, tác hại và giải pháp hạn chế mưa axit). HS tìm
kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành bài tập này. Thông qua
bài tập này, HS mở rộng được kiến thức về nước, tìm hiểu một hiện tượng
trong thực tiễn có liên quan đến nước – mưa axit, gây ô nhiễm nguồn nước,
gây hại cho các sinh vật và ảnh hưởng đến đời sống con người; tìm hiểu về
nguyên nhân gây ra mưa axit, từ đó thấy được ngoài hoạt động sản xuất, con
22
người cần phải có ý thức trách nhiệm đối với môi trường để đảm bảo cuộc
sống lành mạnh.
- Phương pháp dạy học theo dự án : Là phương pháp dạy học trong đó
nội dung kiến thức của bài học được thiết kế thành một dự án học tập có liên
quan đến một vấn đề nào đó có trong thực tiễn. Để hoàn thành dự án, HS sẽ
đóng vai các nhân vật có thực như, giám đốc doanh nghiệp, nhà đầu tư, cán bộ
môi trường, giải quyết vấn đề nêu ra trong dự án bằng cách thực hiện và hoàn
thành các nhiệm vụ của dự án đề ra và trình bày kết quả trước lớp. Thông qua
việc thực hiện các nhiệm vụ của dự án, HS sẽ tự lực lĩnh hội được kiến thức,

rèn luyện các kĩ năng và hình thành hành vi. Trong dạy học theo dự án, GV
đóng vai trò là người tổ chức, trợ giúp, chỉ dẫn HS trong suốt quá trình tự học
đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 24. Thực hành lên men êtylic và lactic, Sinh học 10, GV có
thể yêu cầu HS thực hiện dự án như sau : Trong hội chợ triễn lãm về thực
phẩm chế biến sẵn, Công ty công nghệ vi sinh “Microtech” có sản phẩm tham
gia triển lãm là thực phẩm chế biến sẵn gồm có rượu etylic, sữa chua và rau
quả muối chua. Là đại diện cho Công ty tại triển lãm, em và nhóm của em hãy
giới thiệu về các sản phẩm trên, trong đó nêu rõ cơ sở khoa học của các sản
phẩm, qui trình sản xuất, và tiềm năng của công ty trong tương lai với các sản
phẩm khác từ ứng dụng VSV.
Các nhóm HS (4 - 6 em) đóng vai là đại diện của công ty sẽ phải nghiên
cứu sự phân giải và tổng hợp ở VSV và ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm;
làm sữa chua và muối dưa theo hướng dẫn trong bài thực hành 24 để có sản
phẩm; đọc thêm các ứng dụng khác của VSV, GV định hướng HS tìm hiểu
ứng dụng của VSV trong bảo vệ, làm sạch môi trường, Sản phẩm của dự án
là bài trình bày của HS trong vai trò bài giới thiệu sản phẩm của Công ty, và
các sản phẩm mẫu do HS tự làm. GV sử dụng tiết của bài 23 để giao dự án cho
HS, hướng dẫn HS thực hiện. Sau 1 tuần, đến tiết của bài 24, GV tổ chức cho
HS báo cáo.
Một trong những phương pháp tôi thường sử dụng trong tích hợp ứng
phó với BĐKH có hiệu quả là phương pháp đóng vai. Bằng phương pháp này,
tôi có thể hiểu được quan điểm, thái độ của HS để từ đó khuyến khích hoặc
23
điều chỉnh suy nghĩ cho HS, hướng HS về những thái độ và hành động đúng
đắn đồng thời có kỹ năng trong ứng phó với BĐKH.
Đóng vai phần nào giúp HS trải nghiệm việc thực hiện các hành động
bảo vệ môi trường, có được kinh nghiệm, đây là cơ sở quan trọng góp phần
hình thành ý thức, thái độ và hành vi của HS về môi trường, vì vậy đây là
phương pháp dạy học rất có hiệu quả trong giáo dục môi trường.

Trong thực tế giảng dạy, để hạn chế thời gian trong việc tích hợp giáo
dục ứng phó với BĐKH, tôi đưa ra tình huống cần phải giải quyết vào phần
dặn dò của tiết trước, HS sẽ phải tự chuẩn bị kịch bản với phương án giải
quyết tình huống theo ý các em và thời gian tối đa cho một kịch bản là 5 phút.
Với phương pháp này giúp các em gần nhau hơn trong học tập, tạo hứng thú
trong việc học bộ môn.
III.4.2. Một số kĩ thuật dạy học
Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng các kĩ thuật dạy học khác
nhau để kích thích tính tích cực học tập của HS. Kĩ thuật dạy học là cách thức
hoạt động của HS và GV trong các tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều
khiển quá trình dạy học, là thành phần của phương pháp dạy học. Một kĩ thuật
dạy học có thể được sử dụng trong nhiều phương pháp dạy học khác nhau.
Dưới đây là một số các kĩ thuật dạy học có thể sử dụng trong DHTH giáo dục
môi trường qua dạy Sinh học:
- Kĩ thuật động não/công não (brainstorming) : Là kĩ thuật giúp cho
người học trong một thời gian khống chế (ngắn), phải suy nghĩ thật nhanh và
bật ra các ý tưởng, ý kiến về một vấn đề nêu ra, càng nhiều ý càng tốt. Kĩ thuật
này có tác dụng kích thích và thúc đẩy cá nhân HS “động não”, vì vậy có thể
sử dụng ngay khi bắt đầu buổi học, hoặc trong quá trình học – sau một thời
gian dài học một nội dung nào đó, và cần phải thay đổi không khí. Công não có
thể được thực hiện dưới dạng nói hoặc viết.
Ví dụ: Khi dạy mục I.5 Giới Động vật, bài 2, Sinh học 10, GV có thể liên hệ
với bảo vệ đa dạng động vật và sử dụng kĩ thuật công não để HS vận dụng kiến
thức thực tiễn và suy luận trả lời câu hỏi như sau : yêu cầu mỗi HS kể ra những
hành động làm suy giảm đa dạng sinh học; hoặc mỗi HS phải kể ra ít nhất 3
hành động bảo vệ đa dạng các loài động vật quí hiếm. Sau đó GV liệt kê các
24
hành động mà HS đưa ra lên bảng, loại trừ những hành động chưa đúng, làm rõ
những hành động gần đúng, phân loại các hành động và tổng kết lại.
- Kĩ thuật XYZ: Là kĩ thuật trong đó lớp được chia làm X nhóm, mỗi

thành viên trong nhóm phải đưa ra Y ý tưởng, trong thời gian Z phút. Các giá
trị X,Y,Z có thể thay đổi, chẳng hạn 6-3-5 hay 5-4-5 Kĩ thuật này cũng có tác
dụng tương tự như công não, kích thích HS tư duy, phát biểu ý kiến hoặc đưa
ra các ý tưởng nhưng được sử dụng trong thảo luận trong nhóm nhỏ để kích
thích các thành viên trong nhóm làm việc.
Ví dụ: Khi tổ chức HS học mục II.2. Vai trò của nước, trong bài 4, Sinh học
10, GV chia HS làm 6 – 8 nhóm (tuỳ thuộc số lượng HS trong lớp), mỗi nhóm
6 em; mỗi thành viên trong nhóm phải nêu được 4 hành động để tiết kiệm
nước. Sau đó GV tổng hợp các hành động mà HS nêu ra, phân loại, đánh giá
phần làm việc của HS.
- Kĩ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối (debate) : Là một kĩ thuật dùng
trong thảo luận, trong đó chủ đề thảo luận là một trong những vấn đề có chứa
mâu thuẫn. HS sẽ chia làm 2 nhóm, một nhóm ủng hộ và một nhóm phản đối.
Mỗi nhóm phải đưa ra những lí lẽ, lập luận để bảo vệ ý kiến ủng hộ hay phản
đối của nhóm mình. Thông qua tranh luận như thế, một vấn đề sẽ được xem xét
ở nhiều góc độ khác nhau, HS thì được rèn luyện kĩ năng lập luận.
Ví dụ: Trong qui hoạch phát triển của một khu đô thị, hầu hết quĩ đất được tận
dụng để xây các công trình nhà ở và dịch vụ, phục vụ nhu cầu nhà ở tăng cao
của nhân dân. Nhân dân thì lại mong muốn phải có nhiều khoảng trống để
trồng cây xanh và trồng các vườn hoa. Một nhóm HS đại diện cho cán bộ quy
hoạch, một nhóm đại diện cho nhân dân tranh luận với nhau để cùng tìm ra giải
pháp chung thoả mãn cả 2 phía vì môi trường sống trong lành.
III.4.3. Phương tiện dạy học
Trong DHTH giáo dục BĐKH, các phương tiện trực quan, đồ dùng học
tập có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong tích hợp kiểu liên hệ, khi những
nội dung về giáo dục BĐKH không có sẵn trong bài học thì cần phải có các
phương tiện minh họa hoặc giúp HS liên hệ với vấn đề về môi trường có liên
quan trong bài Sinh học. Những phương tiện dạy học cần thiết và phổ biến khi
DHTH giáo dục BĐKH là: Tranh, ảnh; Băng, đĩa hình; Mẫu thật; Thông tin
25

×