Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả giờ chào cờ đầu tuần ở trường thpt triệu sơn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.48 KB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIỜI CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
Người thực hiện: Lê Đình Thắng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Đoàn
.

1
THANH HÓA NĂM 2013
Môc lôc

Néi dung trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài 2………………………………………………………
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2………………………………………
III. Phạm vi nghiên cứu 3
IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
V. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
VI. Giả thuyết khoa học 3………………………………………………
VII. Phương pháp nghiên cứu 3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lý luận 4……………………………………………………………
2. C¬ së thùc tiÔn 4…………………………………………………………
II. Thực trạng của việc tổ chức các giờ chào cờ đầu tuần ở Trường THPT
Triệu Sơn 2 trước khi thực hiện đề tài .


1. Vài nét về thực trạng 5
2. Kết quả của thực trạng ………………………………… 5
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Khái niệm tiết chào cờ 6
2. Những nguyên tắc cần đảm bảo trong tiết chào cờ 7
3. Nội dung của tiết chào cờ 7
4. Quy trình tổ chức tiết chào cờ đầu tuần 8
5. Các điều kiện nâng cao hiệu quả tiết chào cờ 10
6. Một số mô hình tổ chức tiết chào cờ ở Trường THPT Triệu Sơn 2 năm học
2012 – 2013 11
IV. Kiểm nghiệm
C. KẾT LUẬN
I. Kết luận…………………… ……………………………… 16
II. Kiến nghị, đề xuất………………………………………………… 16
PHỤ LỤC 17
2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Chào cờ là những giây phút vô cùng thiêng liêng khi ta đứng trang
nghiêm dưới lá cờ tổ quốc hát vang bài quốc ca. Trong nhà trường, giờ chào cờ
thường được tổ chức vào tiết đầu tiên của ngày thứ hai hàng tuần. Giờ chào cờ
nhằm hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ở mỗi công dân, từ đó thể hiện
quyết tâm làm việc có hiệu quả cho tuần mới. Giờ chào cờ có vai trò quan trọng
bởi nó là dịp để đánh giá, tổng kết hoạt động thi đua của tuần trước và vạch ra
nhiệm vụ, phương hướng chủ đề hoạt động của tuần mới. Đây cũng là dịp để
giáo dục ý thức đạo đức, tính kỷ luật, kỹ năng cho học sinh. Nhưng thực tế hiện
nay tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần ở mỗi trường thực hiện mỗi khác, đôi lúc
lãng phí thời gian, không phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh, gây sự nhàm
chán trong học sinh. Vì vậy với tình hình đổi mới phương pháp giáo dục hiện
nay chúng ta phải làm thế nào và bằng cách nào để có một tiết chào cờ đầu tuần

hiệu quả. Tức là vừa đánh giá thi đua, triển khai kế hoạch vừa tạo được tính chất
thiêng liêng của một buổi chào cờ, gây sự chú ý, thích thú của học sinh, giáo dục
học sinh lòng yêu Tổ quốc, yêu dân tộc, tạo được sự hứng thú trong học tập, rèn
luyện kỷ năng sống cho học sinh, đồng thời giúp các em nâng cao kiến thức, tầm
hiểu biết mà thực tế các tiết học trên lớp các em chưa có điều kiện tiếp cận hoặc
chưa có điều kiện để ôn lại.
Là một giáo viên đồng thời là Bí thư Đoàn trường nhiều năm làm công
tác Đoàn và được giao nhiệm vụ tổ chức các giờ chào cờ. Tôi luôn trăn trở tìm
tòi để đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả các giờ chào cờ.

Trên cơ sở đó, từ những tháng đầu kỳ I của năm học 2012 – 2013 đến nay
tôi đã phối kết hợp tổ chức các buổi sinh hoạt dười cờ bằng việc đổi mới cả nội
dung và hình thức như đưa ra chủ đề cho từng tuần, từng tháng, tạo diễn đàn để
học sinh được thể hiện, bày tỏ ý kiến và nhận thấy rằng học sinh đón nhận một
cách tự nhiên, sôi động, hứng thú khi tham gia vào những hoạt động ấy.Giờ
chào cờ đã góp phần to lớn vào việc nâng cao kiến thức hiểu biết và sự thư giãn
thoải mái cho các em, góp phần giáo dục đạo đức cho các em, giúp các em nâng
cao hiểu biết kiến thức tự nhiên, xã hội, lịch sử, địa lý Từ những lí do trên tôi
muốn chia sẻ với các đồng nghiệp kinh nghiệm “Đổi mới nội dung và hình
thức để nâng cao hiệu quả giờ chào cờ đầu tuần ở Trường THPT Triệu Sơn
2”
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3
Việc áp dụng những mô hình giờ chào cờ mẫu vào các giờ chào cờ đầu
tuần mà tôi đưa ra trước hết để giáo dục cho học sinh phát triển hoàn thiện về
mọi mặt, rèn luyện đạo đức cho các em cũng như tạo được sự phấn khởi trong
học tập, nhất là tạo được hứng thú cho học sinh khi tham gia hoạt động trong các
tiết chào cờ. Sau nữa là để nâng cao nghiệp vụ tổ chức hoạt động Đoàn của bản
thân, và để trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của mình.
III. Phạm vi nghiên cứu

- Đối với các giờ chào cờ đầu tuần ở Trường THPT Triệu sơn 2.
IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu
- Thực trạng và giải pháp của việc tổ chức các giờ chào cờ đầu tuần.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu việc áp dụng một số mô hình chào cờ mẫu vào các giờ chào cờ đầu
tuần.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về cách thức tổ chức các buổi chào cờ đầu tuần nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục .
- Đưa ra những mô hình giờ chào cờ mẫu để nâng cao chất lượng và hiệu quả
giờ chào cờ.
VI. Giả thuyết khoa học
- Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng
dạy và hiệu quả của các giờ chào cờ đầu tuần.
VII. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập thông tin lý luận trên các tập san, các bài tham luận trên Internet.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tế gồm các phương pháp : Quan sát, điều tra,
phân tích, trao đổi, thống kê, tổng hợp, so sánh, tổng kết kinh nghiệm.
3. Phương pháp chuyên gia.
- Tham khảo kinh nghiệm của một số đồng nghiệp làm công tác Đoàn lâu năm ở
các trường phổ thông trong tỉnh.
4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
Tiết chào cờ đầu tuần là thời điểm mở đầu của một tuần học mới, một
tháng học mới, một chủ điểm mới. Nó có tính chất định hướng hoạt động cho
học sinh trong một tuần, một tháng trên cơ sở khắc phục những mặt tồn tại của

tuần qua và tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có.
Tiết chào cờ đầu tuần là một dịp để học sinh sinh hoạt tư tưởng, tham gia
các hoạt động do nhà trường tổ chức ( sinh hoạt kỷ niệm các ngày lễ lớn, văn
nghệ, chơi trò chơi dân gian, sinh hoạt tự quản ) đồng thời cũng là dịp để các
tập thể lớp thấy được kết quả phấn đấu, rèn luyện sau một tuần thực hiện nhiệm
vụ người học sinh.
Mặt khác, trong tiết chào cờ có sự hoạt động nhịp nhàng giữa tập thể sư
phạm đối với tập thể học sinh toàn trường, có sự phối hợp điều khiển giữa giáo
viên và học sinh. Do đó, tiết chào cờ là cơ hội để tập thể lớp này với tập thể lớp
khác có dịp thể hiện thi đua trực tuyến hơn thông qua việc tuân thủ kỷ luật của
tiết.
Có thể nói, tiết chào cờ đầu tuần như là điểm xuất phát mà tại đó học sinh
tự xác định phương hướng phấn đấu mới. Điểm ban đầu ấy có ý nghĩa tích cực
đối với việc định hướng nhận thức, thái độ hành động của học sinh. Và do đó có
tác dụng nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm lớp đối với trách nhiệm của mình trong
việc giúp học sinh thực hiện công việc của tuần, của tháng
2. Cơ sở thực tiễn
Trong nhà trường hiện nay, cách thức tổ chức Lễ chào cờ, tiết chào cờ ở
mỗi trường học không đồng nhất trong định hướng, trong cấu trúc. Một số
trường hợp trong tiết chào cờ nặng về kiểm điểm nhận xét đánh giá, phê bình,
thậm chí chỉ trích nặng nề và áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với học sinh.
Chính vì thế nhiều học sinh cảm thấy tiết chào cờ đầu tuần nặng nề và tham dự
chào cờ một cách miễn cưỡng. Việc tổ chức thiếu sự chuẩn bị chu đáo, nội dung
chương trình qua loa, chủ yếu tập trung công bố điểm thi đua và xếp vị thứ lớp,
thiếu sự phân công cụ thể. Trong khi chào cờ, nhiều hoạt động vẫn diễn ra bình
thường như học sinh quyét lớp, giáo viên còn chuyện trò, học sinh đi học tự
nhiên là một việc không phải hiếm thấy ở một vài trường học. Điều đó chứng
tỏ rằng vị trí tiết chào cờ chưa được nhận thức một cách đầy đủ và chưa được
đặt đúng vị trí của nó. Từ thực tiễn trên, tôi nhận thấy rằng hiện nay việc lồng
ghép các nội dung có tính giáo dục cho học sinh như : thi đố vui tìm hiểu kiến

5
thức các mơn học, thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục kỹ
năng sống, Biểu diễn các tiểu phẩm về an tồn giao thơng, Matúy, HIV/AIDS sẽ
tạo hứng thú hơn cho học sinh. Giúp các em bước vào một tuần học mới phấn
khích và hăng say hơn. Và thực tế trong thời gian qua 100% học sinh của trường
đều tham dự tiết chào cờ đầu tuần.
II. Thực trạng của việc tổ chức các giờ chào cờ đầu tuần ở Trường THPT
Triệu Sơn 2 trước khi thực hiện đề tài.
1. Vài nét về thực trạng
Hiện nay ở các trường học tiết sinh hoạt dưới cờ được tổ chức trong
chương trình chính khóa thường là vào thời điểm đầu tuần của tồn trường do
nhà trường chỉ đạo Đồn thanh niên phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm phụ
trách. Nhìn chung các giờ chào cờ đã thực hiện sinh hoạt theo u cầu, tiến hành
đúng theo thời gian. Nhưng trên thực tế thời gian qua tơi nhận thấy các tiết sinh
hoạt dưới cờ ở nhiều trường THPT trong đó có Trường THPT Triệu Sơn 2 còn
một số tồn tại sau: Một số giáo viên chưa xác định đúng vị trí, tính chất của tiết
sinh hoạt dưới cờ nên trong cơng tác phối hợp còn lỏng lẻo, thiếu tính nhiệt tình,
chỉ dự với vai trò thụ động miễn cưỡng và nghĩ rằng Đồn trường phụ trách làm
tất cả.Trong q trình tổ chức nhiều giáo viên làm việc riêng khơng chú ý đến
các hoạt động đang diễn ra.Nội dung các buổi sinh hoạt dưới cờ khi tổ chức chỉ
tiến hành qua loa đại khái (như nhận xét sơ qua nội dung và đưa ra vài việc cần
làm trong thời gian tới và chủ yếu là dành phần lớn thời gian để phê bình những
khuyết điểm mà học sinh mắc phải trong thời gian đã qua về học tập, rèn luyện,
ý thức tham gia phong trào ), cơng tác chuẩn bị của những người có trách
nhiệm thiếu bài bản, sơ sài trên cơ sở đó dẫn đến giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần
trở nên nặng nề với học sinh, học sinh khơng hứng thú, giờ sinh hoạt khơng
phản ánh đúng mục tiêu giáo dục đề ra Trong cơng tác chỉ đạo của BGH nhà
trường chưa thực sự quan tâm đến giờ sinh hoạt dưới cờ, chưa có kế hoạch thực
hiện cụ thể cho từng tuần, tháng, thiếu sự phân cơng và hầu như chỉ giao mặc
cho Đồn trường phụ trách Từ đó dẫn đến giáo viên chưa thực sự quan tâm

đúng mức, tiết sinh hoạt nghèo nàn về nội dung, hình thức, cách thức tiến hành
theo một quy trình lặp đi lặp lại nhàm chán .
2. Kết quả của thực trạng .
Từ việc tổ chức như vậy cho nên dẫn đến nhiều học sinh khơng hứng thú
gì với tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. Các em chỉ tham gia cho có lệ, trong tiết
chào cờ các em khơng chú ý gì các thầy, cơ đang truyền đạt cái gì trên bục mà
chỉ tập trung nói chuyện, chỉ có một số rất ít học sinh để ý đến nội dung các
thầy, cơ đang nói. Ngồi ra việc tổ chức như vậy cũng khơng mang lại hiệu quả
6
gì trong việc giáo dục nhân cách và đạo đức cho học sinh. Đầu năm học tôi đã
tiến hành điều tra 450 học sinh của 3 khối thu được kết quả như sau:
Học
sinh
Số lượng
rất
thích
% thích %
không
thích
%
Khối 10 150 10 6% 80 54% 60 40%
Khối 11 150 5 3% 50 33% 95 64%
Khối 12 150 0 0% 30 20% 120 80%
Tổng số 450 15 3% 160 36% 275 61%
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
1. Khái niệm tiết chào cờ
Chào cờ đầu tuần ( còn gọi là sinh hoạt dưới cờ) là hình thức tập hợp học
sinh toàn trường, là thời gian cho các hoạt động học sinh trên quy mô toàn
trường . Đây là hoạt động có tính chất tổng hợp nhằm giáo dục tư tưởng chính
trị, đạo đức cho học sinh .Chào cờ đầu tuần thực sự là dịp để mở rộng mối quan

hệ các tập thể học sinh trong nhà trường, nhằm tác động đồng thời đến các tập
thể học sinh. Chào cờ đầu tuần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, khắc phục xu
hướng hẹp hòi cục bộ, tạo ra những ảnh hướng tích cực giữa học sinh với nhau.
Chào cờ là thời điểm mở đầu của một tuần mới, tháng học mới, chủ điểm
giáo dục mới. Nó có tính định hướng hoạt động cho học sinh trong một tuần một
tháng trên cơ sở khắc phục những mặt tồn tại của tuần qua tiếp tục phát huy
những ưu điểm đã có.
Đây là thời điểm cho các sinh hoạt tư tưởng của học sinh theo quy mô
toàn trường . Các em được tham gia nhiều hoạt đồng do nhà trường tổ chức
( nghe nói chuyện, phát động thi đua, văn nghệ, trò chơi…) đây là dịp để các tập
thể hiểu biết lẫn nhau về thành tích phấn đấu của mình, biết được những tồn tại
của nhau để tìm kiếm những cơ hội thuận lợi mà giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mặt
khác chào cờ đầu tuần sẽ giúp học sinh cập nhật thông tin về tình hình kinh tế xã
hội của đất nước, địa phương mình. Các em hiểu rõ hơn về những ngày kỉ niệm
lớn của địa phương mình, đất nước mình. Có thể nói chào cờ đầu tuần như là
điểm xuất phát mà tại đó học sinh xác định được phương hướng phấn đấu cho
bản thân, cho tập thể lớp mình. Điểm ban đầu ấy có ý nghĩa tích cực đối với
định hướng nhận thức, thái độ hành vi của bản thân .
Chào cờ đầu tuần là dịp để học sinh tập dượt điều khiển hoạt động quy mô
toàn trường . Vì thế nó có tác dụng góp phần rèn luyện ý thức và năng lực tự
quản cho học sinh . Các em học được những kĩ năng điều khiển hoạt động tập
thể biết được những thao tác thực hiện điều khiển một cách logic.
7
Có thể nói chào cờ đầu tuần có tác dụng về nhiều mặt cho tập thể lớp
cũng như mỗi học sinh. Vì thế tiết chào cờ trở thành tiết chính thức trong thời
khoa biểu của nhà trường để thực hiện.
2. Những nguyên tắc cần đảm bảo trong tiết chào cờ
Tính trang nghiêm : Trang nghiêm trước Quốc kì là nguyên tắc đảm bảo
tuyệt đối thì tính giáo dục mới cao, phải có người phụ trách theo dõi về kỷ luật
trong học sinh (Ban nề nếp)

Tính giáo dục: Bao gồm giáo dục tư tưởng, hạnh kiểm, bồi dưỡng kiến
thức văn hóa, xây dựng được tinh thần thái độ học tập, bồi đắp khát vọng, hoài
bão lớn làm cho học sinh có ý thức trân trọng với Quốc kì, Quốc ca Như vậy
tiết chào cờ phải có nội dung phong phú, bám sát các chủ đề của tháng, các vấn
đề có tính thời sự của thực tiễn cuộc sống xã hội.
Tính khoa học : Nội dung phải được chuẩn bị một cách cẩn thận, có nội
dung, có mục, có người thực hiện cụ thể. Hình thức tổ chức phải nhịp nhàng, tiết
kiệm thời gian mà hiệu quả.
Tính thời sự: Những vấn đề thời sự lớn trong nước, thành phố cần được
trở thành một trong những nội dung của tiết chào cờ như các sự kiện chính trị
lớn của đất nước: Đại hội Đảng, các thông tin về thiên tai, bão lũ
Tính thuyết phục, có sức hấp dẫn, lôi cuốn: Cần có nhiều hoạt động thu
hút sự chú ý của học sinh. Muốn thế hoạt động ấy phải phù hợp với tâm sinh lý
lứa tuổi, có tính thách đố về trí tuệ, vui chơi, không biến giờ chào cờ thành giờ
phê bình các cá nhân và tập thể.
3. Nội dung của tiết chào cờ
Tiết chào cờ đã được quy định trong kế hoạch giáo dục của trường học.
Nó thực hiện các công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp đã xây dựng theo từng chủ
điểm giáo dục. Vì vậy nội dung tiết chào cờ phải phản ánh nội dung của chủ
điểm giáo dục . Mặt khác do tính chất đặc thù của tiết là tính thực tiễn nên nó
bao hàm cả nội dung phản ánh thực tiễn nhà trường. Đó là thi đua học tập và rèn
luyện của tập thể học sinh. Tiết chào cờ đầu tuần phải thể hiện được những nội
dung sau:
3.1. Đánh giá kết quả thi đua sau một tuần hay sau đợt thi đua của toàn trường
của tập thể lớp hay của từng cá nhân học sinh.
Đây là một trong những nội dung cơ bản của tiết chào cờ cho dù đó là tiết
đầu hay cuối tháng. Những nỗ lực phấn đấu thành tích đạt được, những tồn tại
của tập thể hay cá nhân bao giờ cũng phải được công khai kịp thời thì mới có tác
dụng động viên , khích lệ học sinh. Điều đó thể hiện tính dân chủ trong giáo dục
học sinh. Kết quả thi đua phản ánh ở nhiều mặt khác nhau: học tập, lao động, ý

thức kỷ luật…Kết quả thi đua được tổng hợp cụ thể được trình bày rõ ràng trước
8
toàn trường. Muốn cho thông tin về thi đua được khúc triết, cụ thể để lại cho học
sinh những tình cảm và thái độ tích cực thì phải xác định được những tiến bộ rõ
rệt . Trên cơ sở đó học sinh mới nhận thức được tập thể lớp mình tuần qua tháng
qua có những chuyển biến về mặt nào, mặt nào cần khắc phục.
3.2. Thông tin về những sự kiện chính trị xã hội diễn ra trong tuần , trong tháng
có liên quan trực tiếp đến chủ điểm giáo dục tháng.
Trong đời sống xã hội hiện nay có biết bao nhiêu sự kiện sự việc diễn ra
hàng ngày hàng giờ. Những luồng thông tin đa chiều, luôn được xuất hiện và
đưa vào nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau. Với mỗi chủ điểm tháng
bên cạnh những nội dung hoạt động đã được đưa vào kế hoạch thì không thể
không bổ sung những sự kiện mới những thông tin mới nhằm giúp học sinh có
thêm hiểu biết về xã hội, con người. Việc cung cấp cho học sinh những thông tin
mới sẽ là cho chủ điểm thêm phong phú cả về nội dung và hình thực hoạt động,
đồng thời có tác dụng về giáo dục tư tưởng chính trị giúp củng cố và hình thành
niềm tin ở học sinh.
Chủ điểm giáo dục thường gắn với một ngày kỉ niệm hay một ngày lễ của
dân tộc. Thực tế những ngày kỉ niệm hay ngày lễ đó đã trở thành truyền thống
của toàn xã hội. nhà trường có nhiệm vụ tổ chức cho học sinh tham gia hoạt
động tập thể để hòa vào khí thế chung của toàn xã hội. Trong nhiều dạng hoạt
động khác nhau thì tiết chào cờ đầu tuần là là dạng hoạt động để học sinh có
điều kiện nhớ về truyền thống của dân tộc mà quyết tâm phấn đấu rèn luyện để
xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Mặt khác đôi khi có những yêu cầu mới, đột xuất đối với nhà trường
như: hưởng ứng tháng an toàn giao thông, ủng hộ bạn nghèo gặp hoạn nạn….thì
lúc đó tiết chào cờ cũng phải chuyển đến học sinh những yêu cầu cấp bách này.
Đó chính là nội dung nhân văn mà nhà trường có nhiệm vụ đưa vào như là nội
dung mang tính thời đại.
3.3. Đưa ra những vấn đề cập nhật hiện nay mà nhân loại đang quan tâm cũng

được coi là nội dung của tiết chào cờ.
Các vấn đề đó là : bảo vệ môi trường, dân số kế hoạch hóa gia đình, an
toàn giao thông, dịch bệnh, cháy nổ….những vấn đề trên cần được lựa chọn nội
dung hình thức tính toán phù hợp với đặc điểm của học sinh tiểu học, tránh ôm
đồm gây quá tải đối với học sinh
3.4. Tổ chức những hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ, hội vui học
tập.
Đó những nội dung không kém phần quan trọng có tính chất giáo dục
khích lệ động viên học sinh . Với những hình thức, thể loại khác nhau các hoạt
động trên đem lại cho học sinh niềm hững thú, những tiếng cười sảng khoái,
9
chính điều đó tạo ra tâm thế phấn khởi , tâm lý sẵn sàng cho một tuần học tập và
rèn luyện ở học sinh.
Những nội dung trên đây là những nội dung không thể thiếu trong tiết
chào cờ ở nhà trường. Vấn đề là ở chỗ phải biết lựa chọn nhũng nội dung phù
hợp vừa sức, có khả năng lôi cuốn được học sinh toàn trường. Chỉ như vậy mới
có tác dụng khích lệ, gây khí thế mới trong hoạt động toàn diện của học sinh
hàng tuần.
4. Quy trình tổ chức tiết chào cờ đầu tuần
Tiết chào cờ đầu tuần ở trường THPT được tổ chức theo một quy trình
nhất định. Quy trình đảm bảo cho tiết chào cờ đạt hiệu quả giáo dục tốt, giúp
học sinh trưởng thành nên sau mỗi giờ sinh hoạt. Quy trình tổ chức tiết chào cờ
là quy trình phối hợp, đảm bảo tính logic giữa hoạt động của giáo viên và học
sinh.
Quy trình tổ chức tiết chào cờ bao gồm 3 bước: bước chuẩn bị, bước tiến
hành, bước đánh giá kết quả . Mỗi bước có nội dung hoạt động cụ thể cho đối
tượng tham gia vào tiết chào cờ, giữa các bước có mối liên hệ mật thiết với nhau
tạo nên sự thống nhất trong việc tổ chức tiết chào cờ có hiệu quả.
4.1. Bước chuẩn bị.
Khác với tiết sinh hoạt lớp, việc chuẩn bị cho tiết chào có có nhiều lực

lượng khác nhau. Trong đó Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn
trường là những thành phần giữ vai trò chủ chốt trong quá trình chuẩn bị cũng
như tiến hành chào cờ.
Ban giám hiệu lập kế hoạch cho tiết chào cờ trong một tháng. Bí thư Đoàn
trường phối hợp để tổ chức các hoạt động xen kẽ với các hoạt động của nhà
trường tránh chồng chéo, trùng lặp. Kế hoạch đó phải chỉ rõ hoạt động của từng
tiết chào cờ trong tháng phân công lực lượng chuẩn bị và nội dung chuẩn bị.
Trên cơ sở đó thông báo cho hội đồng sư phạm biết kế hoạch để mỗi giáo viên
chủ nhiệm cũng như các đối tượng liên quan nắm được phần việc của mình.
Bản kế hoạch bao gồm:
- Nội dung: Nội dung của từng tiết chào cờ phải thể hiện nội dung giáo dục chủ
điểm của tháng, là phần hoạt động của tháng theo đúng kế hoạch đã xây dựng.
Tuy nhiên từng tiết cần xác định rõ nội dung cơ bản trọng tâm vầ nội dung khác
nhằm tăng tính đa dạng và hấp dẫn học sinh.
-Biện pháp thực hiện: sắp xếp trình tự các nội dung sẽ thực hiện trong tiết chào
cờ mà thực chất đó là chương trình của tiết sẽ diễn ra trong thực tế.
- Người thực hiện: Trên cơ sở nội dung chương trình đã vạch ra, Ban giám hiệu
cùng Bí thư Đoàn trường phân công từng công việc cho những thành viên có
trách nhiệm. Khi phân công cần làm rõ công việc cho học sinh, công việc cho
10
giáo viên, thành phần khác. Sự phân công rõ ràng cụ thể sẽ làm tăng thêm tính
hiệu quả của tiết chào cờ.
- Thời gian: Tiết chào cờ đầu tuần thường tiến hành vào tiết đầu tiên của buổi
sáng ngày thứ hai hàng tuần. Để đảm bảo thời gian và nội dung thì cần cụ thể
thời gian cho từng hoạt động một cách rõ ràng.
- Cơ sở vật chất: Chuẩn bị sân khấu sạch sẽ, bàn ghế cho giáo viên, ghế ngồi cho
học sinh, âm thanh loa đài….
4.2. Tiến hành tiết sinh hoạt dưới cờ.
- Tập hợp học sinh, ổn định, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục… tất cả trong tư
thế nghiêm trang chuẩn bị chào cờ.

- Nghi lễ chào cờ bắt đầu bằng việc chào cờ, hát quốc ca. Việc hát quốc ca yêu
cầu tất cả học sinh đều phải hát không bật băng hay cho một vài em trong đội
nghi lễ hát.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình của tiết chào cờ.
- Tiến hành nội dung cơ bản của tiết chào cờ: Từng nội dung người được phân
công tiến hành và đảm bảo sát với thời gian dự kiến, việc trình bày phải mạch
lạc, cụ thể đủ nghe. Giáo viên cần bám sát lớp trong suốt thời gian diễn ra chào
cờ. Đội ngũ trực tuần, theo dõi nhắc nhở việc giữ trật tự.
4.3. Nhận xét tiết chào cờ.
Cuối tiết chào cờ nên dành ít phút để nhận xét ý thức tham gia của học
sinh và sự chuẩn bị của những người có trách nhiệm. Nội dung nhận xét cần
ngắn gọn cụ thể khách quan.
5. Các điều kiện nâng cao hiệu quả tiết chào cờ
5.1. Nội dung:
Nội dung là điều kiện then chốt quyết định cho sự thành công của tiết
chào cờ. Bởi lẽ nội dung sơ sài, đơn điệu sẽ không kích thích sự hứng thú của
học sinh. Ngược lại nội dung quá dài sẽ thiếu hấp dẫn gây ra mệt mỏi dẫn đến
ồn ào mất tập trung. Vì vậy khi chon nội dung cần theo nguyên tắc sau:
- Lựa chọn nội dung phù hợp với đối tượng giáo dục.
- Nội dung phải đảm bảo yêu cầu giáo dục của chủ điểm tháng đã xây dựng
trong kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Nội dung có trọng tâm, có nội dung bổ trợ.
Trong thời gian một tiết không nên có quá nhiều nội dung hoặc lượng
thông tin quá dài. Mặt khác khi chọn nội dung cũng phải tính đến lực lượng sẽ
thực hiện, cần có sự lựa chọn nội dung hình thức phù hợp với thời điểm hiện tại,
phục vụ trong tâm giáo dục của tuần, tháng.
5.2. Về con người.
Hiệu quả của tiết chào cờ phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người. Đó là
những người tổ chức và điều khiển tiết chào cờ và những người tham gia tiết
11

chào cờ. Trước hết phải kể đến lực lượng tổ chức và điều khiển gồm Ban giám
hiệu, Bí thư Đoàn trường, Giáo viên chủ nhiệm, Tổ trực ban, học sinh….các lực
lượng tham gia tiết chào cờ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải thật sự có trách nhiệm, phối hợp với nhau để thống nhất kế hoạch và
chương trình tiết chào cờ.
- Chủ động và linh hoạt trong quá trình diễn ra tiết chào cờ.
- Phải có giọng nói to rõ ràng và lưu loát.
5.3. Về cơ sở vật chất.
Tiết chào cờ trang nghiêm có tác dụng giáo dục học sinh thu hút các em
vào hoạt động là do sự bố trí hình thức, các phương tiện sử dụng. Một trong
những phương tiện đó là lá cờ Tổ quốc được treo trang nghiêm trên cột cờ để
khi chào cờ học sinh sẽ tập trung, hàng ngàn con mắt sẽ hướng về lá cờ về cội
nguồn mà tự hào và tự nhủ hãy cố gắng học tập và rèn luyện xứng đáng với
truyền thống vẻ vang của cha anh.
Sân trường là trung tâm nơi học sinh tập hợp phải sạch sẽ đủ rộng, bên
cạnh đó có phương tiện truyền thanh. Tiết chào cờ có tính chất nghi lễ của ngày
kỉ niệm nên có tượng Bác Hồ ngay giữa sân khấu.
5.4. Nhận thức về vị trí của tiết chào cờ.
Thực tế hiện nay cho thấy cần thiết phải làm chuyển biến về nhận thức
của một số cán bộ quản lý và giáo viên và các lực lượng khác về vị trí vai trò
của tiết chào cờ. Chỉ có sự hiểu rõ về vị trí và tác dụng của tiết chào cờ đối với
học sinh thì mới tránh được những tư tưởng coi nhẹ tiết hoặc làm một cách
nhanh gọn tùy tiện, ngại làm. Do đó nâng cao nhận thức đi liền với đánh giá
hiệu quả tham gia là hai mặt của vấn đề : đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch tiết
chào cờ đầu tuần.
6. Một số mô hình tổ chức tiết chào cờ ở Trường THPT Triệu Sơn 2 năm
học 2012 - 2013
Có nhiều mô hình tiết chào cờ khác nhau. Mỗi mô hình mang dáng vẻ
riêng của nó tùy thuộc vào nội dung và hình thức hoạt động.
Từ thực tế năm học vừa qua tại Trường THPT Triệu Sơn 2 tôi có thể khái

quát một số mô hình tổ chức tiết chào cờ ở trường như sau:
- Chào cờ - nhận xét thi đua tuần , biểu diễn các tiểu phẩm về ATGT, Tệ nạn xã
hội, Bạo lực học đường
- Chào cờ - nhận xét thi đua – giáo dục về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia
đình
- Chào cờ - nhận xét thi đua tuần qua và thi đố vui tìm hiểu về truyền thống nhà
trường, về ngày nhà giáo việt nam.
- Chào cờ - nhận xét thi đua , nghe nói chuyện truyền thống nhân dịp 22-12.
- Chào cờ - nhận xét thi đua, trao đổi, trò chuyện về tệ nạn ma túy, HIV/AIDS
12
- Chào cờ - nhận xét thi đua, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
- Chào cờ - nhận xét thi đua – tìm hiểu về người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
- Chào cờ - nhận xét thi đua – giáo dục hướng nghiệp, tư vấn mùa thi cho học
sinh khối 12.
- Chào cờ - nhận xét thi đua tuần, thi tìm hiểu kiến thức các môn học
- Chào cờ - nhận xét thi đua, trao đổi, trò chuyện về vấn nạn “Bạo lực học
đường”
- Chào cờ - nhận xét thi đua, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
6.1. Mô hình tiết Chào cờ - nhận xét thi đua tuần qua và thi đố vui.
6.1.1. Chuẩn bị.
Ban giám hiệu nhà trường và Bí thư Đoàn trường cùng nhau lập kế hoạch,
xây dựng chương trình chi tiết cho tiết chào cờ . Trong kế hoạch ghi rõ mục tiêu
nội dung, hình thức hoạt động, thời gian dự kiến cho từng nội dung lực lượng
tham gia tổ chức điều khiển , xây dựng chương trình tiết chào cờ. Xây dựng hệ
thống câu hỏi và câu trả lời (Tham khảo phụ lục 1)
6.1.2. Phổ biến kế hoạch
Phổ biến nội dung kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên
thông báo cho học sinh biết và phân công học sinh cùng nhau chuẩn bị các nội
dung hoạt động, chuẩn bị câu trả lời theo chủ điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất và
điều kiện thực hiện, chuẩn bị tham gia điều khiển mỗi lớp chọn vài học sinh

làm đại diện để trả lời câu hỏi với các lớp bạn trong phần thi tìm hiểu.
Chuẩn bị phiếu ghi câu hỏi, phần thưởng cho học sinh, cho tập thể lớp.
6.1.3. Bước tiến hành:
- Ổn định đội ngũ xếp hàng toàn trường.
- Nghi lễ chào cờ, hát quốc ca.
- Đại diện ban thi đua nhận xét thi đua tuần qua của toàn trường, công bố lớp
xuất sắc, trao cờ.
- Giáo viên bộ môn điều khiển cuộc thi tìm hiểu.
- Kết thúc cuộc thi tổng kết và đánh giá , nêu danh sách cá nhân, tập thể đạt giải
trong hội thi. Phát thưởng.
- Tuyên bố kết thúc tiết chào cờ.
6.1.4.Bước đánh giá.
Đại diện lãnh đạo trường nhận xét chung về ý thức, thái độ tham gia của
học sinh trong tiết sinh hoạt. Biểu dương những cá nhân, tập thể có ý thức tốt
trong việc tham gia tiết chào cờ và nhắc nhở nhứng cá nhân tập thể còn ồn ào
chuẩn bị còn thiếu sót
6.2. Mô hình chào cờ - nhận xét thi đua , nghe nói chuyện truyền thống
nhân dịp 22-12.
6.2.1. Chuẩn bị.
13
- Ban giám hiệu trường và Bí thư Đoàn trường cùng nhau lập kế hoạch, xây
dựng chương trình chi tiết cho tiết chào cờ . Trong kế hoạch ghi rõ mục tiêu nội
dung, hình thức hoạt động, thời gian dự kiến cho từng nội dung lực lượng tham
gia tổ chức điều khiển, xây dựng chương trình tiết chào cờ.
- Phổ biến nội dung kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm lớp; chuẩn bị cơ sở vật
chất và điều kiện thực hiện, chuẩn bị tham gia điều khiển phân công học sinh
phát biểu cảm tưởng và tặng hoa cho đại biểu.
- Làm tờ trình với Hội cựu chiến binh Huyện, dự kiến mời đại biểu về kể
chuyện. Trao đổi về nội dung câu chuyện, thời gian kể, trang phục
- Chuẩn bị hoa tặng cho đại biểu.

6.2.2. Bước tiến hành:
- Ổn định đội ngũ xếp hàng toàn trường.
- Nghi lễ chào cờ, hát quốc ca.
- Đại diện ban thi đua nhận xét thi đua tuần qua của toàn trường, công bố lớp
xuất sắc, trao cờ.
- Bí thư Đoàn trường điều khiển dẫn dắt mời đại biểu lên kể chuyện.
- Đại diện học sinh lên tặng hoc cho đại biểu và phát biểu cảm tưởng.
- Tuyên bố kết thúc tiết chào cờ.
6.2.3.Bước đánh giá.
Đại diện lãnh đạo trường nhận xét chung về ý thức, thái độ tham gia của
học sinh trong tiết sinh hoạt. Cảm tạ đại biểu, Biểu dương những cá nhân, tập
thể có ý thức tốt trong việc tham gia tiết chào cờ và nhắc nhở nhứng cá nhân tập
thể còn ồn ào chuẩn bị còn thiếu sót
6.3. Mô hình chào cờ - nhận xét thi đua, trao đổi, trò chuyện về vấn nạn
“Bạo lực học đường”
6.3.1. Chuẩn bị.
- Ban giám hiệu trường và Bí thư Đoàn trường cùng nhau lập kế hoạch, xây
dựng chương trình chi tiết cho tiết chào cờ . Trong kế hoạch ghi rõ mục tiêu nội
dung, hình thức hoạt động, thời gian dự kiến cho từng nội dung lực lượng tham
gia tổ chức điều khiển, xây dựng chương trình tiết chào cờ.
- Phổ biến nội dung kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm lớp; chuẩn bị cơ sở vật
chất và điều kiện thực hiện, chuẩn bị tham gia điều khiển chọn giáo viên có
khả năng thuyết trình và giọng nói tốt để tham gia trao đổi cùng với học sinh.
- Chuẩn bị tài liệu và dữ liệu liên quan đến chủ đề “Bạo lực học đường” để
trình bày trước học sinh. (Tham khảo phụ lục 2)
6.3.2. Bước tiến hành:
- Ổn định đội ngũ xếp hàng toàn trường.
- Nghi lễ chào cờ, hát quốc ca.
- Đại diện ban thi đua nhận xét thi đua tuần qua của toàn trường, công bố lớp
14

xuất sắc, trao cờ.
- Bí thư Đoàn trường điều khiển dẫn dắt mời giáo viên lên sân khấu cùng trao
đổi, trò chuyện về vấn đề ”bạo lực học đường”
- Tuyên bố kết thúc tiết chào cờ.
6.3.3. Bước đánh giá.
Đại diện lãnh đạo trường nhận xét chung về ý thức, thái độ tham gia của
học sinh trong tiết sinh hoạt. Biểu dương những cá nhân, tập thể có ý thức tốt
trong việc tham gia tiết chào cờ và nhắc nhở nhứng cá nhân tập thể còn ồn ào
chuẩn bị còn thiếu sót
6.4. Mô hình chào cờ - nhận xét thi đua, kể chuyện về tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh . (Tham khảo phụ lục 3)
6.4.1. Chuẩn bị.
- Ban giám hiệu trường và Bí thư Đoàn trường cùng nhau lập kế hoạch, xây
dựng chương trình chi tiết cho tiết chào cờ . Trong kế hoạch ghi rõ mục tiêu nội
dung, hình thức hoạt động, thời gian dự kiến cho từng nội dung lực lượng tham
gia tổ chức điều khiển, xây dựng chương trình tiết chào cờ.
- Phổ biến nội dung kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm lớp; chuẩn bị cơ sở vật
chất và điều kiện thực hiện, chuẩn bị tham gia điều khiển chọn học sinh có
giọng nói tốt và có năng khiếu kể chuyện để tham gia kể chuyện.
- Chuẩn bị quà, phần thưởng trao cho những cá nhân có giọng kể tốt và những
câu chuyện hay về Bác.
6.4.2. Bước tiến hành:
- Ổn định đội ngũ xếp hàng toàn trường.
- Nghi lễ chào cờ, hát quốc ca.
- Đại diện ban thi đua nhận xét thi đua tuần qua của toàn trường, công bố lớp
xuất sắc, trao cờ.
- Bí thư Đoàn trường điều khiển dẫn dắt mời lần lượt các học sinh lên kể
chuyện.
- Kết thúc cuộc thi tổng kết và đánh giá, nêu danh sách cá nhân đạt giải trong
hội thi. Phát thưởng.

- Tuyên bố kết thúc tiết chào cờ.
6.4.3.Bước đánh giá.
Đại diện lãnh đạo trường nhận xét chung về ý thức, thái độ tham gia của
học sinh trong tiết sinh hoạt. Biểu dương những cá nhân, tập thể có ý thức tốt
trong việc tham gia tiết chào cờ và nhắc nhở nhứng cá nhân tập thể còn ồn ào
chuẩn bị còn thiếu sót
IV. Kiểm nghiệm
15
Qua một thời gian thực hiện những giải pháp với tiết sinh hoạt dưới cờ tại
trường, tôi được sự ủng hộ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các đồng chí tổ trưởng
chuyên môn, các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường. Tiết chào cờ
đã thực sự được đổi mới ở cả nội dung và hình thức tổ chức.
Quá trình thực hiện sinh hoạt tôi được sự cố vấn nhiệt tình, tận tâm của
các đồng chí là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm. Đặc
biệt là các câu hỏi kiến thức từ “cộng tác viên” là học sinh.
Chương trình sinh hoạt chủ điểm hàng tuần, tháng đã được sự đón nhận
nhiệt tình từ học sinh toàn trường. Các em rất vui và trông chờ đến thứ hai đầu
tuần để được tham gia. Các em đã thực sự chủ động lĩnh hội kiến thức một cách
nhẹ nhàng, không gò ép.
Tiết sinh hoạt đã góp phần to lớn vào việc giáo dục truyền thống, nâng
cao ý thức tự hào dân tộc và lòng yêu quê hương đất nước của mỗi học sinh.
Giúp các em xác định, định hướng được tư tưởng, hướng phấn đấu của việc học
tập sau này.
Việc tiến hành nội dung và hình thức như vậy đã góp một phần to lớn vào
việc giáo dục, nâng cao ý thức xã hội, tầm hiểu biết của các em thực sự được
nâng cao, giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Các em không còn cảm thấy
chán nán với các tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần nữa. Tôi đã tiến hành điều tra
lại 450 học sinh mà tôi đã thực hiện trong đầu năm học. Kết quả cho thấy số
lượng các em thích và rất thích giờ chào cờ tăng lên rõ rệt và chiếm số đông, còn
số lượng không thích chỉ là thiểu số.

Học
sinh
Số lượng
rất
thích
% thích %
không
thích
%
Khối 10 150 90 60% 50 34% 10 6%
Khối 11 150 80 53% 55 37% 15 10%
Khối 12 150 60 40% 70 47% 20 13%
Tổng số 450 230 51% 175 39% 45 10%
16
C. KẾT LUẬN
I. Kết luận
Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra những kết luận sau
- Đóng góp của đề tài “Đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả
giờ chào cờ đầu tuần ở Trường THPT Triệu Sơn 2” là ở chỗ người viết đã
nghiên cứu tìm tòi và ứng dụng có hiệu quả các mô hình giờ chào cờ vào thwucj
tiễn để nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ chào cờ ở Trường THPT Triệu Sơn
2 từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Đây là đề tài mang tính khoa học và thực tiễn cao bởi nó thực sự tạo nên sự
thay đổi về chất cho các giờ chào cờ lâu nay vẫn được xem là máy móc, đơn
điệu, cứng nhắc. Từ đó tạo nên niềm hứng khởi cho cả giáo viên và học sinh khi
bước vào tuần dạy học mới.
- Với những nội dung đã đạt được hi vọng đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo hữu
ích cho các đồng nghiệp làm công tác Đoàn trong nhà trường phổ thông.
II. Kiến nghị, đề xuất
1. Đối với nhà trường

- Ban giám hiệu nhà trường cần nâng cao ý thức cho cán bộ giáo viên, học sinh
về tầm quan trọng của tiết chào cờ đầu tuần.
- Trích kinh phí hoạt động hàng năm phục vụ cho việc tổ chức các giờ chào cờ,
đặc biệt là các hoạt động vào các ngày Lễ lớn trong năm học.
2. Đối với sở GD & ĐT Thanh Hóa
- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Đoàn về công tác tổ chức các giờ chào cờ
đầu tuần cũng như một số hoạt động trong các ngày Lễ lớn trong năm.
- Kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc tổ chức các giờ chào cờ đầu tuần ở
các trường THPT trong tỉnh.
Trên đây là một vài ý kiến của tôi về việc đổi mới nội dung và hình thức
để nâng cao hiệu quả giờ chào cờ đầu tuần. Tôi rất mong nhận được sự góp ý
quý báu của Hội đồng xét duyệt SKKN cùng các đồng nghiệp .
Xin trân trọng cám ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian
để đọc bài viết này của tôi!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 22 tháng5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết SKKN
17
Lê Đình Thắng
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI ĐỐ VUI VẬT LÝ
Câu 1 : Sự kiện gì trong lịch sử đã chứng minh Trái Đất có dạng hình cầu ?
Sự kiện Magellen thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất ( cụ thể là bắt đầu từ
ngày 20 – 9 – 1519 đến ngày 8 – 9 – 1522 : Tổng cộng là 1083 ngày ) đã chứng
minh Trái Đất có dạng hình cầu.
Câu 2: Nhà bác học Vật Lý nào đưa ra lý thuyết với nội dung Trái Đất
chuyển động quay quanh Mặt Trời đầu tiên ?
Đó là nhà Bác học Copernic ( Người Ba Lan : 1473 – 1543 ) với thuyết nhật tâm

vào 1530
Câu 3: Ai là người đầu tiên bác bỏ quan điểm vật nặng rơi nhanh hơn vật
nhẹ ?
Nhà Vật Lý học Galiléo ( 1564 – 1642 ) người ý làm thí nghiệm thả rơi tự do vật
từ tháp nghiên Pisa ở Ý.
Câu 4 : Vẩy nước lên thanh sắt được nung ở 100
0
C và thanh sắt đã nung đỏ
chói (nhiệt độ lớn hơn 100
0
C) thì giọt nước ở thanh nào bay hơi nhanh
hơn ?
Giọt nước trên thanh sắt được nung ở 100
0
C bốc hơi nhanh hơn.
Câu 5: Một thành phố được cấp điện từ một nhà máy thủy điện, chế độ làm
việc của nhà máy cần làm như thế nào trong các giờ cao điểm?
Giữ tốc độ quay của tuabin không đổi.
Câu 6: Nó là khối khí cầu có nhiều màu bao gồm đỏ, vàng, xanh và trắng,
chủ yếu là nhất là màu vàng, nó trông có vẻ to bởi vì nó ở gần chúng ta
nhất so với các ngôi sao khác trong dãy Ngân Hà. Nó là gì ?
Là Mặt Trời
Câu 7 : Vào mỗi buổi bình minh người ta gọi nó là Sao Mai, và những buổi
hoàng hôn, người ta gọi nó là Sao Hôm. Đó là hành tinh nào trong 9 hành
tinh của thái dương hệ Mặt Trời chúng ta ?
Nó là Kim Tinh hay còn gọi là Sao Kim và là hành tinh thứ 2 trong 8 hành tinh
của thái dương hệ Mặt Trời chúng ta ?
Câu 8 : Từ hai địa điểm AB cách nhau 100 km, có hai chiếc ôtô chuyển
động thẳng đều ngược chiều nhau lần lượt với vận tốc 36 km/h và 64 km/h.
Có một chú ruồi từ ôtô thứ nhất bay thẳng đều sang chạm vào ôtô thư hai,

rồi lại bay thẳng đều sang chạm ôtô thứ nhất và cứ thế với vận tốc không
đổi là 120 km/h. Biết thời gian ruồi chạm chạm vào ôtô không đáng kể. Hỏi
18
khi hai hai xe gặp nhau thì chú ruồi bay được tổng quãng đường là bao
nhiêu ?
Chú ruồi bay được quãng đường là 120 km. Vì AB cách nhau 100 km nên để hai
ôtô gặp nhau thì ôtô thứ nhất phải chuyển động một đoạn 36 km và ôtô thứ hai
chuyển động một đoạn 64 km, nghĩa là hai ôtô sẽ gặp nhau sau 1 h, khi đó
Câu 9 : Ngắm chừng ở vô cực là :
Mắt nhìn ảnh ảo ở vô cực qua kính
Câu 10 : Nếu ta đứng trên Mặt Trăng nhìn lên bầu trời thì thấy có màu gì ?
Màu đen.
Mặt Trăng không có tầng khí quyển cho nên ánh sáng không bị khuếch tán vì
thế khi đứng trên Mặt Trăng ta nhìn thấy bầu trời màu đen.
PHỤ LỤC 2: VẤN NẠN “BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”
Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên
khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường
không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ;
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần
đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh
nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của
Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ
hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có
một trường có học sinh đánh nhau [3] Bạo lực học đường đã trở thành mối
quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội
bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta
có cách nhìn thấu đáo hơn về hậu quả của bạo lực học đường đối với gia đình,
nhà trường và chính các em học sinh.
1. Khái niệm “Bạo lực học đường”
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý,

đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và
thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở
nhiều nơi trên thế giới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở VN.Do đó đang trở
thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội.
2. Hiện trạng:
a) Thực trạng:
Bạo lực học đường là một biểu hiện “xuống cấp” nghiêm trọng về đạo đức cũng
như lối sống bất cẩn của một bộ phận học sinh. Điều này đã được nhà trường
cũng như các bậc cha mẹ quan tâm tăng cường giáo dục, nhất là đối với những
học sinh có những biểu hiện phát triển không bình thường. nhưng cho đến nay
19
tình trạng đó vẫn chưa có chiều hướng thuyên giảm.
VD cụ thể có thể tìm trên báo chí, internet,
-Biểu hiện:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương
về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con
người thông qua những hành vi bạo lực.
Cụ thể các hình thức:
Trích:
Thân thể
+ Giữ hoặc ôm chặt bạn khi bạn không muốn
+ Bóp cổ, đá, đấm, tát, đánh bạn
Xã hội
+ Làm bạn bẽ mặt hoặc phớt lờ bạn ở những nơi công cộng
+ Không cho bạn gặp gỡ bạn bè
+ Không cư xử tốt với bạn bè của bạn
+ Gây chuyện cãi lộn
+ Thay đổi nhân cách với những người khác

Tình cảm/Lời nói/Tâm lý
+ Đe doạ bạn, làm bạn sợ hãi
+ Phớt lờ tình cảm của bạn hoặc cười giễu bạn khi bạn cố nói cho anh ta/cô ta
điều gì đó quan trọng
+ Doạ nạt bạn bằng lời nói
+ Gọi tên để chế giễu bạn.
+ Hét lên, cao giọng, lớn tiếng quát tháo với bạn.
+ Chế nhạo hoặc chỉ trích
+ Làm mất thanh thế của bạn và gia đình bạn
+ Buộc tội sai cho bạn, đổ oan, vu cáo bạn.
+ Bới móc và nói ra những lỗi của bạn.
+ Nhận xét tiêu cực về ngoại hình của bạn.
+ Nói đùa theo kiểu ác ý nhằm mục đích bới móc những khiếm khuyết của bạn.
b. Chứng minh:
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip
bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của
các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội,(nữ sinh
hà nội bị đánh hội đồng gây xôn xao)được dư luận đề cập nhiều nhất gần đây
với đoạn clip dài chưa quá 2phút; Ở TPHCM, Nghệ An…
- Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn
bè, thầy cô…(Tại TP.HCM,2 nam hs (1 em lớp 7,1 em lớp 9)trường THCS
20
Nguyễn Huệ,Q.4,xích mích khi chát zớii nhau trên mạng dẫn đến đâm nhau
trong ngày tổng kết trường,khiến 1 em bị thương nặng)(1 nữ học sinh lớp 9
trường THCS Nguyễn Công Trứ dùng dao lam"xả" lên mặt nữ sinh trường khác)
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
3. Thử tìm hiểu nguyên nhân
- Sự thiếu quan tâm của bố mẹ, gia đình và người thân, một số bậc phụ huynh
cũng vì lo toan cuộc sống mưu sinh mà quên đi việc giáo dục con cái, thậm chí
còn gây ra bạo lực trong cuộc sống gia đình, làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý

con cái.
- Mặt trái của cơ chế thị trường cũng như sự xuống cấp của đạo đức xã hội cũng
có ảnh xấu đến lứa tuổi thanh thiếu niên. Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi,
chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.
- Sự bùng nổ của phương tiên thông tin, nhất là Internet và ĐTDĐ một thực tế
lợi bất cập hại, các em dành quá nhiều thời gian cho chát chít, yêu đương và
chơi trò điện tử, xem phim ảnh thiếu lành mạnh. Một số thầy cô cho rằng
nguyên nhân của bạo lực học đường là do học sinh bị ảnh hưởng của game
online đầy bạo lực. Các game bạo lực này đang dần phá hủy tâm hồn và nhân
cách các em, biến các em thành những con người dữ tợn.
- Ảnh hưởng của tấm gương phản diện từ người lớn, một số cha mẹ chưa gương
mẫu trong cuộc sống cũng như còn thiếu tâm lý, thậm chí còn thô bạo trong cách
giáo dục các em, nhất là đối với những học cá biệt.
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng
quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành
người yêu, không cùng đẳng cấp
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát
hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan
điểm sống.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những
giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.( Đa số học sinh cho rằng bạo lực học
đường là sai trái nhưng không dám lên tiếng vì sợ liên lụy, sợ mình sẽ là nạn
nhân tiếp theo, vì thế mà không dám báo với thầy cô hay chính quyền địa
phương. Một bộ phận học sinh khác thì thờ ơ, dửng dưng, im lặng, hoặc thậm
chí cổ vũ, đồng tình với bạo lực )
4. Hậu quả nghiêm trọng từ bạo lực học đường
* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay.
Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những

hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím
21
nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ
hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để
lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và
gia đình.
Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ
thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi
hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị
stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám
ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, những em bị bắt nạt thường bị cô lập nên
không muốn đến trường vì bạn bè khác sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm
với kẻ đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở
thành nạn nhân bị bắt nạt. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu
đến học tập, còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của các em, cả về mặt xã hội
lẫn cảm xúc . Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những
điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã trưởng thành.
Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng
bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi,
và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không hề bị trừng trị thì những em chứng
kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở
thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai. Những cuộc thăm dò ở Mỹ đã cho
thấy rằng những em chứng kiến mà im lặng thì 33% cảm thấy giận dữ nhưng bất
lực, cho rằng lẽ ra các em nên làm gì đó nhưng đã không dám làm; 24% cho
rằng việc đó chẳng liên quan gì đến các em; điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp
lại sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của
người khác.
Nhiều nghiên cứu thực hiện ở các nước Bắc Mỹ, một số nước Châu Âu,
và Châu Á đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi thường xuyên bắt

nạt người khác ở thời niên thiếu của một cá nhân với những hành vi phạm pháp
hoặc thiếu khả năng duy trì những mối quan hệ tốt sau này khi trưởng thành.
Đồng thời, một em học sinh bị bắt nạt thường xuyên có thể đi đến tự tử hoặc nổi
loạn để trả thù.
Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không
chỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục.
Khủng hoảng tâm lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử,
nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận
thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những
tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tổn hại từ bạo lực tình dục ảnh
hưởng lâu dài, dai dẳng, mà khi tuổi còn nhỏ, các em chưa hình dung được hết.
22
Đến khi lập gia đình, trưởng thành thì nỗi ám ảnh này vẫn đeo bám, gây bất hạnh
cho cuộc sống của nạn nhân.
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần
cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học
sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe
cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết
quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc
học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực
mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một
bước ngoặt khác không mấy khả quan. Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo
lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những
hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo
lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc
lá, và các loại ma túy.
*Ảnh hưởng đến gia đình
Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các
bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị
cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa

chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. Điều đó đồng
nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh
mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng
hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con. Không
ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái.
Không những thế nếu những hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả nghiêm
trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải
quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường đã dẫn
tới những cái chết thương tâm của những em học sinh vô tội. Nỗi đau đó đối với
bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được. Trước thực trạng bạo lực học
đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy
lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con
cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình.
* Ảnh hưởng đến nhà trường
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không
khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.
Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó như là
một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em tự giải quyết (trừ khi những
hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi bạo lực được lặp
đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lý cho nạn
nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em học sinh
23
không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình. Đã có
không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều
đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là
nỗi sợ hãi của học sinh.
Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng
đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà
trường cũng như các thầy cô. Cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực
của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm,

uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ
không thể đạt được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của
giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học
của mình.
* Ảnh hưởng đến xã hội
Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với
những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ những lễ nghi, phép
tắc đó mà xã hội luôn được ổn dịnh. Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong
tâm thức của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em,
thầy trò, bằng hữu. Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế
kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập
thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức
quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại, lai
căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét
văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền
thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ đây, có những học trò ngang nhiên
cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè
đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy
đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự
suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.
Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi
bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội.
Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà
phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có thể
là giữa một học sinh với một học sinh những cũng có thể là những hành vi
“đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những
người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ. Một
khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội
không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô
nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời

sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.
24
Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng hiển
hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã hội,
nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và
tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta
giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải
có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, một quyết tâm cao độ
đánh tan vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên
ngành, của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và
học sinh.
5. Giải pháp.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao
nhận thức:
+ Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
+ Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên ý thức rõ ràng về
hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện
+ Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương Nhận thức rõ
vai trò sức mạnh của tình người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia
đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những
điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt
kiên quyết làm gương cho người khác.
Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường
- Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn
minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những
hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo
lực.
- Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm

gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi
đời sống gia đình.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà
trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực
văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.
- Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy,
quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người
thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học
sinh.
- Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc
25

×