Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn phân tích một số sai lầm thường gặp khi giải bài tập kim loạiTHPT yên định 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.56 KB, 20 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
- Trong quá trình giải các bài tập hóa học, học sinh thường có những thiếu
sót, suy luận sai lầm, bỏ qua một số quá trình hóa học xảy ra trong hệ dẫn đến
những sai sót đáng tiếc.
- Với xu hướng đổi mới phương pháp dạy, học, đổi mới hình thức thi, kiểm
tra đánh giá thì việc giáo viên dạy cho học sinh các cách giải nhanh, thông minh
và học sinh áp dụng những cách giải này để hoàn thành các bài tập hóa học dưới
dạng trắc nghiệm trong một thời gian ngắn là một tất yếu. Tuy nhiên, song song
với cách giải nhanh đó chính là những sai lầm dễ vấp váp. Đặc trưng của thi trắc
nghiệm là số câu nhiều, thời gian ngắn, các đáp án đưa ra, các đáp án nhiễu lại
được xây dựng trên những sai lầm mà học sinh có thể gặp nên việc phát hiện ra
sai lầm trong quá trình giải toán là điều rất cần thiết. Từ đó để giúp học sinh
tránh một số sai lầm trong việc giải bài tập hóa học nhằm nâng cao năng lực tư
duy của học sinh, tôi đưa ra đề tài “Phân tích một số sai lầm thường gặp khi
giải bài tập hóa học phần kim loại”.
II. Mục đích của nghiên cứu.
- Nhằm giúp các em học sinh tránh các sai lầm, tránh các “bẫy” trong khi
làm bài.
- Giúp các em hiểu đúng và sâu về bản chất hóa học, về phương pháp giải
toán hóa học. Từ đó tạo hứng thú trong học tập, hình thành kĩ năng giải bài tập
hóa học.
- Nâng cao năng lực tư duy của học sinh thông qua phân tích một số sai lầm
thường gặp.
III . Nhiệm vụ của nghiên cứu.
- Đưa ra và phân tích một số sai lầm thường gặp trong việc giải các bài tập
phần kim loại.
- Áp dụng thử nghiệm với một số lớp 12.
IV. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.
- Sai lầm mà học sinh mắc phải trong việc giải các bài tập hóa học là rất đa
dạng, trong bài viết này tôi chỉ viết về các sai lầm trong phần kim loại, và áp


dụng chủ yếu cho học sinh khối 12 sắp thi tốt nghiệp và đại học.
1
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Theo Trung Tâm từ điển học, từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1994) thì “sai lầm” là “trái với yêu cầu khách quan, lẽ phải, dẫn
đến hậu quả không hay”. Sai lầm không chỉ xuất hiện trong cuộc sống mà còn
xuất hiện cả trong học tập và nghiên cứu khoa học. Alber Einstein nói về tác hại
của sai lầm trong nghiên cứu khoa học: “Nếu tôi mắc sai lầm thì chỉ cần một lần
cũng đủ rồi”. Trong giáo dục, I.A. Konmensky khẳng định: “Bất kì một sai lầm
nào cũng có thể làm cho học sinh kém đi nếu như giáo viên không chú ý ngay
đến sai lầm đó, bằng cách hướng dẫn học sinh nhận ra và sữa chữa, khắc phục
sai lầm”. A.A. Stoliar cũng đã lên tiếng nhắc nhỡ giáo viên rằng: “không được
tiếc thời gian để phân tích trên giờ học các sai lầm của học sinh”.
II. Cơ sở thực tiễn.
Thông qua tìm hiểu các lớp tôi trực tiếp giảng dạy, tìm hiểu quá trình các
em học sinh giải bài tập thì các một số sai lầm các em thường gặp là:
- Sai lầm của học sinh về cách hiểu và vận dụng lí thuyết hóa học trong giải
bài tập.
- Chưa có phương pháp phân tích tổng hợp kiến thức.
- Khi giải toán chưa cân bằng phương trình hóa học.
- Vận dụng các phương pháp giải toán một cách không hợp lí và triệt để
trong việc giải các bài tập hóa học.
- Không xét hết các trường hợp dẫn đến thiếu nghiệm.
- Thiếu kĩ năng thực hành hóa học, các bài toán thực nghiệm còn mang nặng
tính lý thuyết, không sát thực tế.
- Đọc không kĩ đề ra dẫn đến hiểu nhầm kiến thức, không phát hiện được các
nội dung chính (các “chốt”) trong bài tập.
Như vậy việc phát hiện và phân tích những sai lầm trong quá trình hướng
dẫn học sinh giải bài tập hóa học rất có ý nghĩa. Theo tôi, nếu giáo viên có khả

năng dự đoán các sai lầm mà học sinh thường mắc phải, sẽ tạo nên được các tình
huống hấp dẫn trong bài tập mà ta có thể gọi là “bẫy”. Một giáo viên giỏi, có
kinh nghiệm trong dạy học, sẽ có khả năng dự đoán được nhiều sai lầm của học
sinh, làm cơ sở để xây dựng các bài tập hóa học có nội dung sâu sắc, kiểm tra
được những sai phạm mà học sinh mắc phải trong quá trình học tập môn hóa
học, để từ đó điều chỉnh quá trình dạy học nhằm khắc phục những sai lầm xảy
ra, từ đó giúp học sinh nắm vững và sâu kiến thức hơn.
III. Nội dung nghiên cứu.
2
IIIA. Xây dựng các dạng sai lầm thường gặp và phân tích các
sai lầm.
1. Dạng 1. Học sinh không chú ý đến vị trí của các cặp oxi hóa khử.
1.1. Ghi nhớ:
- Không chú đến vị trí của 4 cặp oxi – hóa khử:
Ag
Ag
Fe
Fe
Cu
Cu
Fe
Fe
+
+
+++
;;;
2
322
- Chẳng hạn như các em thường cho rằng các phản ứng sau không xảy ra.
AgNO

3
+ Fe(NO
3
)
2


Cu + Fe
3+


Fe + Fe
3+


Từ đó dễ dẫn đến sai lầm, nhưng nếu các em chú ý đến 4 cặp oxi hóa khử trên
và áp dụng quy tắc
α
thì các phản ứng trên trở nên đơn giản.
1.2. Phân tích các ví dụ.
VD1. Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch AgNO
3
dư. Giả sử phản ứng xảy
ra hoàn toàn thì khhi Fe tác dụng hết sẽ thu được bao nhiêu gam Ag?
Hướng dẫn.
*) Phân tích:
Do AgNO
3
dư nên ta có:
2AgNO

3
+ Fe

Fe(NO
3
)
2
+ 2Ag (1)
AgNO
3
+ Fe(NO
3
)
2


Fe(NO
3
)
3
+ Ag (2)
3AgNO
3
+ Fe

Fe(NO
3
)
3
+ 3Ag (3)

*) Cách suy luận sai lầm: HS thường lầm là phản ứng (2) không xảy ra vì cả
hai đều là muối nitrat, nên chỉ tính toán theo phản ứng (1) thôi nên kết quả sẽ là:
m
Ag
= 21,6 gam ( là kết quả sai)
*) Cách suy luận đúng: Cả 3 phản ứng đều xảy ra và tính Ag theo phản ứng
(3).
=> m
Ag
= 32,4 gam
VD2. Cho lần lượt 16 gam Fe
2
O
3
và 5,6 gam Fe vào dung dịch HCl 0,5M.
Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần lấy để hòa tan hết các chất rắn trên.
Hướng dẫn.
*) Phân tích:
*) Cách suy luận đúng.
Fe
2
O
3
+ 6H
+


Fe
3+
+ 3H

2
O (1)
mol 0,1 0,6 0,2
Fe + 2Fe
3+


3Fe
2+

(2)
mol 0,1 0,2
=>V
HCl tối thiểu
= 0,6:0,5 = 1,2 lít
3
*) Cách suy luận sai lầm. Do HS không chú ý đến phản ứng (2) nên cho rằng
lượng HCl tối thiểu cần lấy phải vừa đủ để hòa tan hết 16gam Fe
2
O
3
và 5,6 gam
Fe, tức HCl phản ứng cả với Fe
2
O
3
và Fe, rồi viết phương trình phản ứng và có
kết quả sau:
V
HCl tối thiểu

= 1,6 lít ( kết quả sai)
VD3. Cho 68,8 gam hỗn hợp X chứa Fe
3
O
4
và Fe có tỉ lệ số mol tương ứng là
1:2. Tìm thể tích HNO
3
1/3M tối thiểu để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X?
Hướng dẫn:
*) Phân tích:
*) Cách suy luận đúng. Muốn
3
HNO
V
là tối thiểu thì muối thu được sau phản ứng
phải là muối sắt Fe(II) vì muối sắt (III) tạo ra trong quá trình hòa tan sẽ hòa tan
Fe.
=>
molnmoln
FeOFe
4,0;2,0
43
==
2
4
3
3/8
32
++

→+ FeeOFe
0,2 0,4 0,6
ONeNO
2
5
3
3
+
+

→+
eFeFe 2
20
+→
+
0,4 0,4 0,8
Theo định luật bảo toàn e ta có. 0,4 + 3x = 0,8 =>x = 0,4/3 (mol)

moltaomuoinmoln
NOFe
2)(1,0
3
2
==>=
−+
n(HNO
3
) = n(NO
3
-

) tạo khí + n(NO
3
-
) tạo muối = (0,4:3) + 2 = 6,4/3(mol)
 V(HNO
3
) = 6,4 lít.
*) Cách suy luận sai lầm
Nhầm lẫn 1. Do không chú ý đến Fe
+3
tạo ra sẽ phản ứng với Fe, nên các em
cho rằng thể tích dung dịch HNO
3
tối thiểu cần lấy phải vừa đủ để hòa tan hết
hỗn hợp X.
3Fe
3
O
4
+ 28HNO
3


9Fe(NO
3
)
3
+ NO + 14H
2
O

0,2 5,6/3
Fe + 4HNO
3


Fe(NO
3
)
3
+ NO + H
2
O
0,4 1,6
=>n(HNO
3
) = 10,4/3 (mol) => V(HNO
3
) = 10,4 (lit)
Nhầm lẫn 2. Do không chú ý triệt để tới Fe
3+
tạo trong quá trình hòa tan được
sẽ hòa tan được Fe.
Các phản ứng xảy ra:
3Fe
3
O
4
+ 28HNO
3



9Fe(NO
3
)
3
+ NO + 14H
2
O
0,2 5,6/3 0,6
Fe + 2Fe(NO
3
)
3


3Fe(NO
3
)
2
0,3 0,6
0,1 mol Fe còn lại tan trong HNO
3
Fe + 4HNO
3


Fe(NO
3
)
3

+ NO + H
2
O
0,1 0,4
=> n(HNO
3
) = 6,8/3 (mol) => V(HNO
3
) = 6,8 lít.
4
Thật ra 0,1 mol Fe còn lại thì 0,2/3 (mol) Fe tan trong dung dịch HNO
3
để tạo
ra 0,2/3 (mol) Fe
3+
và lượng Fe này sẽ hòa tan hết 0,1/3 (mol) Fe còn lại.
VD4. Điện phân 1 lit dung dịch Cu(NO
3
)
2
0,2M và Fe(NO
3
)
3
0,1M đến khi thấy
ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Xem khối lượng chất rắn
bám lên điện cực không tan trong dung dịch điện phân. Tìm khối lượng chất rắn
bám lên điện cực?
Hướng dẫn.
* Phân tích:

*) Cách suy luận đúng.
Thứ tự xảy ra phản ứng ở catot là:
Fe
3+
+ 1e

Fe
2+
Cu
2+
+ 2e

Cu
Fe
2+
+ 2e

Fe
Thứ tự ở phản ứng catot
Fe
3+
+ 1e

Fe
2+
0,1 0,1 0,1
Cu
2+
+ 2e


Cu
0,2 0,4 0,2
Fe
2+
+ 2e

Fe
Phản ứng xảy ra ở anot.
2H
2
O

O
2
+ 4H
+
+ 4e
0,15 0,6
Theo định luật bảo toàn e, thì Fe
2+
mới chỉ phản ứng 0,05mol.
 m
r bám trên điện cực
= 0,2.64 + 0,05.56 = 15,6 gam.
*) Cách suy luận sai lầm.
- HS thường bỏ qua quá trình chuyển Fe
3+
về Fe
2+
, mà chuyển luôn về Fe

0
. dẫn
đến cách giải nhầm lẫn như sau:
Thứ tự ở phản ứng catot
Fe
3+
+ 3e

Fe
0
0,1 0,3 0,1
Cu
2+
+ 2e

Cu
0,3 0,3 0,3
Phản ứng xảy ra ở anot.
2H
2
O

O
2
+ 4H
+
+ 4e
0,15 0,6
Theo định luật bảo toàn e => n
Cu

= 0,3 mol
=> m
r bám trên điện cực
= 0,3.64 + 0,1.56 = 15,2 gam.
2. Dạng 2. Không chú ý đến tính oxi hóa của môi trường muối nitrat.
2.1. Ghi nhớ
*

3
NO
trong môi trường trung tính không tính oxi hóa, trong môi trường bazơ có
tính oxi hóa yếu, còn trong môi trường axit có tính oxi hóa mạnh. Khi ấy ta xem
như kim loại phản ứng với HNO
3
, mặc dù H
+
có thể do một axit khác như HCl,
H
2
SO
4
đem đến.
VD: 3Cu + 8H
+
+ 2

3
NO

3Cu

2+
+ 2NO + 4H
2
O
3Fe + 4H
+
+

3
NO


3Fe
3+
+ NO + 2H
2
O
5
* Cách xác định lượng thiếu trong phản ứng : a, b, c lần lượt là số mol ban đầu
của Cu, H
+
,

3
NO
.
3Cu + 8H
+
+ 2


3
NO

3Cu
2+
+ 2NO + 4H
2
O
a b c
Sau đó lập tỉ số a/3; b/8; c/2, tỉ số nào nhỏ nhất là lượng thiếu.
2.2. Phân tích các ví dụ
VD1. Điện phân 100ml dung dịch Cu(NO
3
)
2
1M với điện cực trơ đến khi bắt
đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại. Để yên cho đến khi khối lượng của catot
không đổi thì khối lượng catot thay đổi như thế nào so với trước lúc điện phân?
Hướng dẫn.
* Phân tích.
*) Cách suy luận đúng,
Ở catot: Cu
2+
; H
2
O
Cu
2+
+ 2e


Cu (1)
0,1 0,2 0,1
Ở anot: H
2
O; NO
-
3
2H
2
O

O
2
+ 4H
+
+ 4e (2)
0,2

0,2
Ớ catot bắt đầu có khí thoát ra => (1) xảy ra hoàn toàn.
Và ion H
+
được sinh ra ở anot cùng với ion NO

3
có trong dung dịch sẽ hòa tan
bớt lượng
Cu bám trên catot.
3Cu + 8H
+

+ 2 NO

3

3Cu
2+
+ 2NO + 4H
2
O (3)
0,075

0,2
Vậy khối lượng catot tăng: m = (0,1 – 0,075).64 = 1,6 gam
*) Cách suy luận sai lầm.
Do không chú ý đến phản ứng (3) nên kết quả bài toán sẽ là: m = 0,1.64 = 6,4
gam.
VD2. Cho 24,3 gam bột nhôm vào 225ml dung dịch hỗn hợp gồm NaNO
3
1M
và NaOH 3M, khuấy đều cho đến khi ngừng khí thoát ra thì dừng lại. Tìm thể
tích khí thoát ra ở đktc?
Hướng dẫn.
* Phân tích:
*) Cách suy luận đúng.
n
Al
= 0,9 mol; n(

3
NO

) = 0,225 mol; n(

OH
) = 0,675 mol
8Al + 3

3
NO
+ 5

OH
+ 2H
2
O

8

2
AlO
+ 3NH
3
(1)
Ban đầu 0,9 0,225 0,675 0 0
Phản ứng 0,6 0,225 0,375 0,6 0,225
Dư 0,3 0 0,3
2Al + 2

OH
+ 2H
2

O

2

2
AlO
+ 3H
2
(2)
6
Ban đầu 0,3 0,3 0 0
Phản ứng 0,3 0,3 0,15.0,3
=>

k
n
= 0,675 mol => V = 15,12 lít.
*) Cách suy luận sai lầm.
- Nhầm lẫn 1.
Al + NaNO
3


không phản ứng.
2Al + 2

OH
+ 2H
2
O


2

2
AlO
+ 3H
2
Dễ dàng => V
k
= V(H
2
) = 3/2. n(NaOH). 22,4 = 22,68 lít.
- Nhầm lẫn 2.
Phản ứng hóa học xảy ra
8Al + 3

3
NO
+ 5

OH
+ 2H
2
O

8

2
AlO
+ 3NH

3

 n
k
= n(NH
3
) = 0,025mol (tính theo

3
NO
)
 không để ý tới NaOH dư phản ứng với Al dư => kết quả sai lầm là:
 V
k
= V(NH
3
) = 0,56 lit
3. Dạng 3. Chưa chú ý đến vai trò của nước trong tương tác có mặt của các
kim loại hoạt động mạnh
3.1 Ghi nhớ:
1. Chỉ có kim loại kiềm và Ca, Ba mới tan trong nước ở nhiệt độ thường.
VD: Na + H
2
O

Na
+
+ OH
-
+ ½ H

2
O
2. Chỉ có Be, Zn, Al mới tan trong dung dịch kiềm ở nhiệt độ thường:
Be + 2OH
-


BeO
−2
2
+ H
2

Zn + 2OH
-


ZnO
−2
2
+ H
2


Al + OH
-
+ H
2
O


AlO

2
+ 3/2 H
2
O
Hay Al + OH
-
+ 3H
2
O

[Al(OH)
4
]
-
+ 3/2 H
2

Lưu ý: Nếu đề toán cho nhiều kim loại trực tiếp tan trong nước tạo dung dịch
kiềm và sau đó lấy dung dịch kiềm tác dụng với dung dịch hỗn hợp axít thì nên
chuyển bài toán thành dạng ion để giải.
- Nếu đề toán cho: Hoà tan hoàn toàn kim loại kiềm A và một kim loại B hoá trị
n vào nước thì có thể có 2 khả năng:
+ A là kl tan trực tiếp (KL kiềm, Ca, Ba).
+ B là kim loại có hiđroxit lưỡng tính, hoá trị n, với n = 2 hoặc 3:
A + H
2
O


A
+
+ OH
-
+ ½ H
2
B + (4 – n) OH
-
+ (n – 2) H
2
O

BO
4
2
−n
+ ½ H
2


3.2. Phân tích các ví dụ
VD1. Hòa tan hỗn hợp A gồm 13,7 gam Ba và 8,1 gam Al vào một lượng nước
dư. Tìm thể tích khí thoát ra ở đktc?
7
Hướng dẫn
* Phân tích:
*) Cách suy luận sai lầm
- Nhầm lẫn 1. Cho rằng chỉ có Ba phản ứng với nước, Al không phản ứng với
nước.
Ba + 2H

2
O

Ba(OH)
2
+ H
2

0,1 0,1
=> V
k
= 2,24 lít.
- Nhầm lẫn 2. Cho rằng cả Ba và Al đều phản ứng với nước.
Ba + 2H
2
O

Ba(OH)
2
+ H
2

0,1 0,1
2Al + 6H
2
O

2Al(OH)
3
+ 3H

2

0,3 0,45
=> V
k
= 12,32 lít.
*) Cách suy luận đúng:
Ba tác dụng với nước và Al tan trong môi trường kiềm.
Ba + 2H
2
O

Ba(OH)
2
+ H
2

0,1 0,1
2Al + 2OH
-
+ 2H
2
O

2

2
AlO
+ 3H
2


0,2 0,2 0,3
=> V
k
= 8,96 lít
VD2. Hòa tan 0,69 gam mẫu Na vào 9,8 gam dung dịch H
2
SO
4
10%. Tìm thể
tích khí thu được ở đktc?
Hướng dẫn
* Phân tích:
*) Cách suy luận sai lầm: HS chỉ chú ý đến phản ứng của Na với axit mà
không để ý phản ứng của Na với nước.
n
Na
= 0,03 mol; n(H
2
SO
4
) = 0,01 mol
2Na + H
2
SO
4


Na
2

SO
4
+ H
2
0,02 0,01 0,01
=> V
k
= 0,224 lít.
*) Cách suy luận đúng. Na tác dụng với axit, còn dư sẽ tác dụng với nước.
2Na + H
2
SO
4


Na
2
SO
4
+ H
2
0,02 0,01 0,01
2Na + 2H
2
O

2NaOH + H
2
0,01 0,005
=> V

k
= 0,336 lít.
VD3. Cho 13,7 gam kim loại Ba vào 200ml dung dịch FeSO
4
1M cho đến khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm khối lượng kết tủa thu được?
8
Hướng dẫn.
* Phân tích
*) Cách suy luận sai lầm. n
Ba
= 0,1 mol; n(FeSO
4
) = 0,2 mol.
Ba + FeSO
4


BaSO
4

+ Fe
0,1 0,1 0,1 0,1
m

= m(BaSO
4
) + m
Fe
= 28,9 gam

*) Cách suy luận đúng. - Ba sẽ phản ứng với H
2
O trước.
Ba + 2H
2
O

Ba(OH)
2
+ H
2
0,1 0,1
Ba(OH)
2
+ FeSO
4


BaSO
4


+ Fe(OH)
2

0,1 0,1 0,1
m

= m(BaSO
4

) + m(Fe(OH)
2
) = 32,3 gam
4. Dạng 4. Do không xét hết các trường hợp dẫn đến “thiếu nghiệm”.
4.1. Ghi nhớ:
Nhớ được các tính chất khác biệt của các chất phản ứng cũng như sản phẩm:
tính chất của oxit lưỡng tính, hiđroxit lưỡng tính, tính tan của một số chất, các
quá trình hòa tan kết tủa CaCO
3
bởi CO
2
; Al(OH)
3
bởi NaOH,
Chẳng hạn như:
*/ Sự khác nhau về tính tan trong nước của các muối AgX.( AgF tan, còn
AgCl, AgBr, AgI không tan)
*/ Sự khác biệt của Be với các kim loại nhóm IIA. (ở nhiệt độ thường Be
không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm.
4.2. Phân tích các ví dụ
VD1. Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX, NaY (X,Y là hai halogen ở hai chu kì liên
tiếp) vào dung dịch AgNO
3
dư, thu được 57,34 gam kết tủa.
a) Tìm công thức của NaX và NaY.
b) Tìm khối lượng mỗi muối.
Hướng dẫn.
*) Phân tích:
*) Cách suy luận sai lầm.
- Do không chú ý đến AgX có AgF tan nên dẫn đến thiếu sót.

Đặt Na
X
là công thức chung cho hai muối NaX và NaY.
Na
X
+ AgNO
3


NaNO
3
+ Ag
X

Thấy 1mol Na
X


1 mol Ag
X
=> khối lượng tăng (108 – 23) = 85 gam
=> a mol Na
X


a mol Ag
X
=> khối lượng tăng (57,34 – 31,84) = 25,5 gam
 a = 0,3 mol = n
hỗn hợp

=>
X
= 83,13 => Br(M=80) và I ( M=127) =>
NaBr và NaI
đặt n(NaBr) = x mol; n(NaI) = y mol
9



=
=
=>



=
=
=>



=+
=+
gm
gm
y
x
yx
yx
NaI

NaBr
3
84,28
02,0
28,0
3,0
84,31150103
*) Cách suy luận đúng.
Xét hai trường hợp.
TH1. Cả AgX và AgY đều kết tủa => cách giải như trên.
TH2. Trong hai muối AgX và AgY có một muối tan và một muối không tan
AgF.
(do X, Y liên tiếp => F và Cl =>hai muối đó là NaF và NaCl)
đặt n(NaF) = x mol; n(NaCl) = y mol



=
=
=>



=
=
=>



=

=+
gm
gm
y
x
y
yx
NaCl
NaF
4,23
4,8
4,0
2,0
34,575,143
84,315,5842
Vậy đáp án bài toán là:



=
=
gm
gm
NaI
NaBr
3
84,28
hoặc




=
=
gm
gm
NaCl
NaF
4,23
4,8
VD2. Hòa tan hết 14,6 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng
tuần hoàn vào nước ở nhiệt độ thường (giả sử trong quá trình hòa tan nhiệt độ
không thay đổi) thu được 4,48 lít H
2
(đktc). Tím số cặp kim loại thỏa mãn đề
bài?
Hướng dẫn.
*) Phân tích:
*) Suy luận sai lầm.
HS thường quên đi đặc điểm khác biệt của Be với các kim loại khác trong
nhóm đó là: Ở nhiệt độ thường Be là kim loại không tan trong nước nhưng tan
trong dung dịch kiềm.
Đặt
M
chung cho hai kim loại cần tìm.
M
+ 2H
2
O

M

(OH)
2
+ H
2
0,2 0,2
=>
M
= 73 => M<73 tan được trong nước ở nhiệt độ thường => Ca
M>73 => Ba hoặc Sr.
Vậy hai kim loại là (Ca, Sr) hoặc (Ca, Ba)
*) Cách suy luận đúng.
Xét hai trường hợp
TH1. hai kim loại đều phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường. (cách giải
như trên)
TH2. Be và một kim loại M tan được trong nước ở nhiệt độ thường.
M + 2H
2
O

M(OH)
2
+ H
2
Be + 2OH
-


BeO

2

+ H
2
=>n
hỗn hợp kl
= 0,2 mol =>
M
= 73
=> (Be, Ba) hoặc (Be, Sr)
Vậy số cặp kim loại cần tìm: (Ca, Sr) ,(Ca, Ba),( Be, Ba) ,(Be, Sr)
10
5. Dạng 5. Không chú ý đến kim loại đa hóa trị
5.1. Ghi nhớ
* Do không chú ý đến các kim loại đa hóa trị cũng dẫn đến sai sót:
- Sn hóa trị (II) khi tác dụng với H
+
, còn với O
2
thì hóa trị (IV).
- Fe hóa trị (II) khi tác dụng với H
+
, còn hóa trị (III) khi tác dụng với những chất
oxi hóa mạnh như HNO
3
, H
2
SO
4
đặc nóng, Cl
2
,….

5.2. Phân tích các ví dụ
VD1. Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch
HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H
2
(đktc). Thể tích khí O
2
(đktc) cần để phản ứng
hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
*) Phân tích:
*) Suy luận sai lầm: Do không chú ý đến H
+
oxi hóa Sn thành Sn
2+
còn O
2
oxi
hóa Sn thành Sn
4+
nên dẫn đến sai lầm.
Sử dụng phương pháp bảo toàn e.
2H
+
+ 2e

H
2
0,5 0,5 0,25
O
2

+ 4e

2O
2-
0,125 0,5
 V(O
2
) = 2,8 lít
*) Cách giải đúng: Đặt x, y lần lượt là số mol của Al, Sn trong 14,6 gam hỗn
hợp.
2Al + 6HCl

2AlCl
3
+ 3H
2
x 1,5x
Sn + 2HCl

SnCl
2
+ H
2
Y y
4Al + 3O
2


2Al
2

O
3

Sn + O
2


SnO
2
=>



=
=
=>



=+
=+
1,0
1,0
25,05,1
6,1411927
y
x
yx
yx
=> V(O

2
) = 3,92 lít
VD2. Cho 11,2 gam hỗn hợp Cu và kim loại M tác dụng hết với HCl dư thu
được 3,136 lít khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này cho tác dụng hết với dung
dịch HNO
3
loãng thu được 3,92 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tìm
kim loại M?
Hướng dẫn.
*) Phân tích:
*) Suy luận đúng.
+ Nếu M là kim loại đa hóa trị thì khi M phản ứng với HNO
3
và HCl kim loại
M sẽ thể hiện hóa trị khác nhau (vì HNO
3
có tính oxi hóa mạnh hơn HCl)
+ Nếu M có hóa trị không đổi thì khi phản ứng vơi HNO
3
và HCl thì hóa trị sẽ
cùng một hóa trị.
11
n(H
2
) = 0,14 mol; n(NO) = 0,175 mol.
Gọi n, m lần lượt là hóa trị của M khi phản ứng với HCl và HNO
3
(n

m)

- Tác dụng với HCl.
2M + 2nHCl

2MCl
n
+ nH
2
0,28/n

0,14
- Tác dụng với HNO
3
3M + 4mHNO
3


3M(NO
3
)
m
+ mNO + 2mH
2
O
0,28/n

(0,28/n).(m/3)
3Cu + 8HNO
3



3Cu(NO
3
)
2
+ 2NO + 4H
2
O
1,5. (0,175 – 0,28m/3n)

(0,175 – 0,28m/3n)
m
hh
= m
M
+ m
Cu
= (0,28/n).M + 1,5. (0,175 – 0,28m/3n).64 = 11,2
 M = 32m – 20n.
+/ Nếu m = n => M = 12n => nghiệm hợp lí n = 2; M= 24 => M là Mg
+/ Nếu m > n => nghiệm hợp lí n = 2, m = 3 ; M = 56 => M là Fe
Kết luận M có thể là Mg hoặc Fe.
*) Cách suy luận sai lầm.
Thường cho rằng M có cùng một hóa trị khi phản ứng với HNO
3
và HCl nên
chỉ tìm ra được trường hợp Mg, bỏ sót trường hợp Fe.
6. Dạng 6. Không chú ý đến sản phẩm khử của HNO
3
.
6.1.Ghi nhớ:

* Sản phẩm khử của HNO
3
thông thường gồm các khí: NO
2
, NO, N
2
O, N
2
,
NH
3
.
Nhưng trong dung dịch HNO
3
thì NH
3(k)
+ HNO
3


NH
4
NO
3(tan trong dung dịch)
- Nên hết sức lưu ý đến từng câu từng chữ trong đề thi để tránh mắc “bẫy”
6.2. Phân tích các ví dụ
VD1. Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam Mg trong dung dịch HNO
3
thu được 4,48 lít
hỗn hợp khí gồm NO và NO

2
có tỉ lệ số mol là 1:1. Tìm khối lượng muối tạo
thành?
Hướng dẫn.
*) Phân tích:
*) Cách suy luận sai lầm.
Do không chú ý đến sản phẩm khử của HNO
3
có thể có NH
4
NO
3
nên học sinh
thường dễ mắc sai lầm.
Theo định luật bảo toàn nguyên tố:
Mg
 →
3
HNO
Mg(NO
3
)
2
0,4 mol

0,4 mol
=> m
muối
= 0,4.148 = 59,2 gam
*) Cách suy luận đúng. n(NO) = n(NO

2
) = 0,1 mol
* Quá trình nhường e * Quá trình nhận e.
12
Mg

Mg
2+
+ 2e
0,4 0,4 0,8

3
NO
+ 3e

NO
0,1 0,3 0,1

3
NO
+1e

NO
2
0,1 0,1 0,1

3
NO
+ 8e


+
4
NH
x 8x x
Theo định luật bảo toàn e, nếu sản phẩm khử chỉ có NO và NO
2
thì chưa đúng,
vậy sản phẩm khử phải còn
+
4
NH
. => x = 0,05 mol
Vậy khối lượng muối tạo thành : m
muối
= 0,4. 148 + 0,05.80 = 63,2 gam
VD2. Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO
3
loãng (dư), thu
được dung dịch X và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N
2
O và N
2
. Tỉ
khối của hỗn hợp khí Y so với khí H
2
là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam
chất rắn khan. Tìm giá trị của m?
Hướng dẫn.
*) Phân tích:
*) Cách suy luận đúng. n

Al
= 0,46 mol; n(N
2
O) = n(N
2
) = 0,03 mol.
* Quá trình nhường e
Al

Al
3+
+ 3e
0,46 0,46 1,38
* Quá trình nhận e.
2

3
NO
+ 10e

N
2
0,3 0,03
2

3
NO
+8e

N

2
O
0,24 0,03

3
NO
+ 8e

+
4
NH
x 8x x
Nếu sản phẩm khử chỉ có N
2
và N
2
O thì chưa đúng với định luật bảo toàn e,
nên sản phẩm khử phải có
+
4
NH
. => x = 0,105 mol => m
r
= m
muối
= 0,46.213 +
0,105.80 = 106,38 gam.
*) Cách suy luận sai lầm.
- Các em dùng phương pháp bảo toàn e nhưng không chú ý đến các từ “hoàn
toàn, dư” dẫn đến sai lầm: m

r
= m
Aldư
+ m
muối
= 67,2 gam
- Các em có chú ý đến các từ “hoàn toàn, dư” nhưng không chú ý đến sản phẩm
muối amoni và dùng phương pháp bảo toàn e thì kết luận “đề sai”.
- Còn nếu dùng phương pháp bảo toàn nguyên tố:
Al
 →
3
HNO
Al(NO
3
)
3
0,46 0,46
=> m
r
= m
muối nhôm nitrat
= 0,46.213 = 97,98 gam.
IIIB. Bài tập áp dụng
13
Bài 1. (Câu 10- Đề TSĐH – Khối B – 2007 – Mã đề 285) Cho 6,72 gam Fe
vào dung dịch chứa 0,3 mol H
2
SO
4

đặc, nóng (giả thiết SO
2
là sản phẩm khử duy
nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được:
A. 0,03 mol Fe
2
(SO
4
)
3
và 0,06 mol FeSO
4
B. 0,05 mol Fe
2
(SO
4
)
3
và 0,02 mol Fe dư
C. 0,02 mol Fe
2
(SO
4
)
3
và 0,08 mol FeSO
4
D. 0,12 mol FeSO
4
Hướng dẫn.

Thường mắc sai lầm là bỏ qua phản ứng của Fe dư với Fe
3+
, nên chọn B là sai;
mà phải có
=>





→+
 →
++
+
23
3
32
;
2
FeFeFe
FeFe
SOH
Đáp án đúng là A.
Bài 2. (Câu 11 – Đề TSĐH – Khối B – 2009 - Mã đề 637). Cho dung dịch chứa
6,03 gam hỗn hợp gồm 2 muối NaX và NaY (X,Y là nguyên tố có trong tự nhiên,
ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử Z
x
< Z
y
) vào dung dịch

AgNO
3
dư, thu được 8,61 gam kết tủa, phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn
hợp ban đầu là:
A. 58,2% B. 52,8% C. 41,8% D. 47,2%
Hướng dẫn.
*) HS dễ mắc sai lầm: (Do không chú ý đến AgF tan)
1 mol Na
X
phản ứng khối lượng tăng 108 – 23 = 85 gam
=> khối lượng tăng 8,61 – 6,03 = 2,58 => n(Na
X
) = 0,03 mol => M
X
= 178 do
2 nguyên tố có trong tự nhiên) => không có đáp án
*) Suy luận đúng. Lưu ý AgF tan. (xét hai trường hợp)
TH1. như trên.
TH2.X,Y là F và Cl => NaF và NaCl => viết phương trình phản ứng => %NaF
= 41,8% chọn C.
Bài 3. (Câu 16 – Đề TSĐH – Khối B – 2008 – Mã đề 195). Cho 2,16 gam Mg
tác dụng với dung dịch HNO
3
(dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thu
được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi
làm bay hơi dung dịch X là:
A. 8,88 gam B. 13,92 gam . 6,52 gam D. 13,32 gam
Hướng dẫn:
Sai lầm là không chú ý đến sản phẩm khử NH
4

NO
3
nên dễ dàng chọn đáp án A
với m(Mg(NO
3
)
2
= 8,88 gam là sai.
Khi chú ý đến sản phẩm khử còn có NH
4
NO
3
và sử dụng định luật bảo toàn e
=> m = m Mg(NO
3
)
2
+ m NH
4
NO
3
= 13,92 gam => ĐS là B
Bài 4. (Câu 30 – Đề TSĐH – khối A – 2010 – Mã đề 684): Cho 19,3 gam hỗn
hợp gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng 1:2 vào dung dịch chứa 0,2mol
Fe
2
(SO
4
)
3

. Sau khí các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại.Giá
trị của m là:
A. 12 gam B. 12,8 gam C. 16,53 gam D. 6,4 gam
Hướng dẫn.
14
Phải chú ý đến thứ tự phản ứng:
+
++++
2
3222
;;;
Fe
Fe
Cu
Cu
Fe
Fe
Zn
Zn
*) Sai lầm do:
3Zn + Fe
2
(SO
4
)
3


3ZnSO
4

+ 2Fe
Cu + Fe
2
(SO
4
)
3


CuSO
4
+ FeSO
4
 kết quả m
Cu dư
= 2,13 gam (không có đáp án)
*) Suy luận đúng.
Phải chú ý đến dãy điện hóa trên, ta có:
Zn + Fe
2
(SO
4
)
3


ZnSO
4
+ 2FeSO
4

Cu + Fe
2
(SO
4
)
3


CuSO
4
+ FeSO
4
=> kết quả m
Cu dư
= 6,4 gam chọn A
Bài 5. (Câu 54 – Đề TSĐH – khối B – 2010 – Mã đề 268): Cho 0,3 mol bột Cu
và 0,6 mol Fe(NO
3
)
2
vào dung dịch chứa 0,9 mol H
2
SO
4
(loãng), sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất,
đktc). Giá trị của V là:
A. 10,08 B. 4,48 C. 8,96 D. 6,72
Hướng dẫn.
*) Sai lầm: 3Cu + 8H

+
+ 2

3
NO

3Cu
2+
+ 2NO + 4H
2
O
=> V
NO
= 4,48 lít chọn B ( là sai)
*) Suy luận đúng.
Phải chú ý H
+
dư và ta có thêm:
Fe
2+
+ 4H
+
+

3
NO


Fe
3+

+ NO + 2H
2
O
=>

NO
n
= 8,96 lít chọn C
Bài 6. ( Đề TSĐH – Khối B – 2009): Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm
FeCl
2
và NaCl (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2) vào lượng nước (dư), thu được
dung dịch X. Cho dung dịch AgNO
3
(dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị m là:
A. 57,4 B. 10,8 C. 28,7 D. 68,2
Hướng dẫn.
Ag
+
+ Cl
-


AgCl

(1)
Ag
+
+ Fe

2+


Ag

+ Fe
3+
(2)
 m
r
= m
AgCl
+ m
Ag
= 68,2 gam chọn D.
Lỗi thường gặp không viết phản ứng (2) => m
r
= m
AgCl
= 57,4 gam chọn A là sai.
C. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
15
- Tôi đã triển khai đề tài này với các lớp 12B9, 12B10, 12B12 ở kì II trong
năm học 2013.
- Tôi đã triển khai trong các tiết ôn tập, luyện tập và cả trong khi dạy thêm.
- Từ đó tôi thu được kết quả như sau:
1. Kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài của cùng đối tượng đã áp
dụng đề tài 12B9, 12B10, 12B12.
Đã cho tiến hành kiểm tra kết quả các bài thi.
Lớp Kết

quả
Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài
Giỏi Khá T.bình Yếu
kém
Giỏi Khá T.bình Yếu
kém
12B9 SL 1 12 22 9 13 20 11 0
% 2,27 27,27 50 20,4
6
29,5
4
45,4
5
25,01 0
12B1
0
SL 0 10 16 13 6 18 13 2
% 0 25,6
4
41,02 33,34 15,3
8
46,1
5
28,26 5,12
12B12 SL 0 5 19 16 5 17 15 3
% 0 12,5 47,5 40 12,5 42,5 37,5 7,5
16
2. Kết quả giữa các lớp áp dụng đề tài và các lớp không áp dụng đề tài.
Đã cho tiến hành kiểm tra, và thu được kết quả dưới đây. Các lớp đã áp dụng
đề tài là 12B9, 12B10, 12B12; còn các lớp không áp dụng đề tài là 12B11 và

12B13.
Lớp Kết
quả
Lớp áp dụng đề tài
Giỏi Khá T.bình Yếu
kém
12B9 SL 13 20 11 0
% 29,5
4
45,4
5
25,01 0
12B10 SL 6 18 13 2
% 15,3
8
46,1
5
28,26 5,12
12B12 SL 5 17 15 3
% 12,5 42,5 37,5 7,5
Lớp Kết
quả
Lớp không áp dụng đề tài
Giỏi Khá T.bình Yếu
kém
12B1
1
SL 0 7 20 15
% 0 16,6
7

48,78 34,55
12B13 SL 0 9 19 12
% 0 22,5 47,5 30
17
D. KẾT LUẬN.
- Xuất phát từ những yêu cầu mới của công tác giảng dạy đó là lấy học sinh
làm trung tâm, cho nên việc hướng dẫn học sinh trung học phổ thông phát hiện
các “bẫy” và tránh những nhầm lẫn khi giải bài tập. Việc làm này sẽ có tác dụng
nâng cao việc dạy của thầy và việc học của trò.
- Các tình huống trong bài tập mà ta có thể gọi là “bẫy” có thể giúp giáo
viên đánh giá được năng lực tư duy của học sinh từ đó phân loại học sinh để rồi
tìm phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, nhóm học sinh,
giúp giáo viên bồi dưỡng nhân tài cũng như phụ đạo học sinh yếu kém một cách
khoa học hơn.
- Phân tích những bẫy trong giải bài tập hóa học có thể xem như một phương
pháp “phản chứng” trong giảng dạy kiến thức ở trường THPT.
* Để làm bài tốt các em cần nhớ:
1. Đọc kĩ đề ra trước khi làm bài
2. Tóm tắt đề bằng cách gạch chân dưới những nội dung quan trọng.
3. Học sinh được trang bị một số phương pháp giải toán hóa: Phương pháp
bảo toàn khối lượng, phương pháp bảo toàn electron, … trước khi giải toán nên
tìm số mol các chất (nếu có) viết phương trình hóa học hoặc sơ đồ biến hóa kết
nối các mối quan hệ, từ đó lập phương trình toán học, giải toán tìm nghiệm
E. ĐỀ NGHỊ
- Ở đây tôi mới triển khai đề tài phần kim loại, vì đây là phần phổ biến và
trong đề thi đại học cũng hay làm “bẫy” trong phần này. Trong thời gian tới tôi
sẽ tôi sẽ đi sâu vào các dạng sai lầm khác mà tôi đã có dự kiến rồi: như tìm hiểu
về sai lầm phần phi kim, về phương pháp giải toán như phương pháp qui đổi ,…
- Khi áp dụng đề tài này thì chúng ta có thể cho học sinh tìm hiểu trước và
có thể áp dụng vào giờ ngoại khóa cũng rất hay, hoặc vào các tiết tự chọn, …

nhưng cần lưu ý để áp dụng hiệu quả của đề tài, các giáo viên phải linh hoạt theo
đối tượng học sinh của mình, phải trang bị cho các em cơ bản về kim loại, về các
phương pháp giải toán hóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Tôi cam đoan đề tài này là của tôi,
không sao chép của người khác.
Thanh hóa, ngày10 tháng 05 năm 2013
Người viết bài.
18
Lê Văn Thành
* Tài liệu tham khảo.
[1]. Cao Cự Giác. Thiết kế và dụng bài tập hóa học thực nghiệm trong dạy
và học hóa học. Nxb Giáo dục, 2009
[2]. Cao Cự Giác. Các phương pháp chọn lọc giải nhanh bài tập trắc nghiệm
hóa học. Nxb Giáo dục, 2009
[3]. Đào Hữu Vinh 500 bài tập hóa học. Nxb Giáo dục 1995
[4]. Nguyễn Xuân Trường. Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ
thông. Nxb Giáo dục, 2005
[5] Nguyễn Xuân Trường, Cao Cự Giác. Các xu hướng đổi mới phương
pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay.
[6].
[7]. Tạp chí hóa học và ứng dụng
[8]. Sách giáo khoa hóa học lớp 12.
19
MỤC LỤC
20

×