Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn phương pháp giải các dạng bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể THPT yên định 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.45 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phần I: Đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài 2
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
V. Thời gian thực hiện
3
Phần II. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lí luận 3
II. Thực trạng của đề tài 4
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 5
IV. Bài tập vận dụng 16
V. Kết quả nghiên cứu 19
Phần III: Kết luận và kiến nghị.
1. Kết luận 21
2. Kiến nghị 21
Tài liệu tham khảo 22
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
Cùng với việc đổi mới sách giáo khoa và đổi mới kỉểm tra đánh giá trong
các kì thi như tốt nghiệp, CĐ, ĐH và thi học sinh giỏi cấp tỉnh, giúp các em có
thể tiếp cận nhanh với cách kiểm tra đánh giá mới, giáo viên ngoài việc giúp học
1
sinh chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức mới mà còn tìm ra những phương
pháp, kinh nghiệm giúp các em ôn tập tốt hơn để chuẩn bị cho các kỳ thi.
Trong các kì thi tốt nghiệp, CĐ& ĐH đề thi ở dạng TNKQ, đòi hỏi các
em không được học tủ mà phải giải quyết các câu hỏi một cách nhanh chóng và


chính xác trong một thời gian ngắn cũng gây một áp lực không nhỏ tới học sinh.
Chính vì thế việc giáo viên hướng dẫn giải bài tập thường gặp khó khăn
mà hiệu quả lại không cao, vì vậy phải có phương pháp để giải các dạng bài tập
cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng và phát huy được khả năng tự học,
độc lập tư duy, sáng tạo của mình trong lĩnh hội tri thức.
Do đó tôi chọn đề tài: “Phương pháp giải một số dạng bài tập về đột
biến số lượng nhiễm sắc thể”.
Qua đó, các em có thể giải quyết nhanh những bài toán liên quan đến đột
biến số lượng NST.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp các em nắm vững lí thuyết phần đột biến số lượng NST. Từ đó
hình thành cho học sinh các công thức tổng quát để giải quyết các bài toán liên
quan đến đột biến số lượng NST.
- Qua hình thành các sơ đồ để giải các dạng bài tập liên quan đến đột biến
số lượng NST.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Học sinh của 2 lớp 12B9 của Trường THPT Hà Tông Huân cũ và lớp 12
B8 của trường THPT Yên Định 2.
IV. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các
phương pháp sau:
1. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập của học sinh.
2. Phương pháp điều tra: Sử dụng câu hỏi kiểm tra kết quả học tập của
học sinh.
3.Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả kiểm tra của học sinh.
V. Thời gian thực hiện: Năm học 2012 – 2013.
2
Phần II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Để giải được bài tập phần này yêu cầu học sinh phải nắm vững các kiến
thức về lí thuyết có liên quan đến quá trình giảm phân, Kiến thức toán học về

xác suất, tổ hợp(Giải tích lớp 11), kiến thức về đột biến số lượng NST như:
I.1 Khái niệm thể lệch bội: là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một
hay một số cặp NST. + Các dạng thể lệch bội thường gặp:
- Thể không : 2n – 2: Thiếu hẵn NST của cặp
- Thể 1: 2n – 1: Chứa 1 NST của cặp
- Thể 3: 2n + 1: Chứa 3 NST của cặp
- Thể 4: 2n + 2 : Chứa 4 NST của cặp
- Thể 1 kép : 2n – 1 – 1. có 2 cặp NST chỉ có 1NST của cặp
- Thể 3 kép : 2n + 1+ 1: có 2 cặp NST có 3 NSTcủa cặp
I.2 Cơ chế hình thành thể lệch bội:
- Trong giảm phân hình thành giao tử, một hoặc một số cặp NST không
phân li, dẫn đến hình thành các giao tử thừa hoặc thiếu một vài NST của cặp.
- Các giao tử này kết hợp với nhau hoặc kết hợp với giao tử thường tạo ra
thể lệch bội.
Ví dụ: giao tử (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thể 1 ( 2n-1 ).
Hoặc: giao tử (n-1) kết hợp với giao tử (n-1) tạo thể 1 kép ( 2n-1-1 ).
- Sự rối loạn phân li có thể xảy ra trên đối tượng thực vật và động vật; ở
NST thường hoặc ở NST giới tính.
Ví dụ: * Lệch bội trên NST thường của người: Hội chứng Down:
- Cặp NST thứ 21 của người bệnh Down có 3 NST (2n+1; 47), của người bình
thường là 2 NST. Do 1 giao tử mang 2 NST 21 x 1 giao tử bình thường)
+ nam (nữ), cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa
+ các ngón tay ngắn, cơ thể chậm phát triển, si đần, vô sinh.
3
- Sự tăng tỉ lệ trẻ mới sinh mắc bệnh Down theo tuổi người mẹ, Phụ nữ không
nên sinh con khi tuổi đã ngoài 40. Vì khi tuổi người mẹ càng cao, các tế bào bị
lão hóa g cơ chế phân ly NST bị rối loạn.
* Thể lệch bội ở cặp NST giới tính của người:
- Hội chứng XXX (2n+1;47) - Cặp NST số 23 có 3NST X - Nữ, buồng
trứng và dạ con không phát triển, rối loạn kinh nguyệt, khó có con.

- H.C Tớcnơ XO (2n-1; 45): - Cặp NST số 23 chỉ có 1NST X - Nữ, lùn,
cổ ngắn, không có kinh nguyệt, si đần.
- H.C Klinefelter XXY: (2n+1;47) : - Cặp NST 23 có 3 NST là XXY –
Nam, bị bệnh mù màu, thân cao, chân tay dài, si đần và thường vô sinh.
I.3 Khái niệm thể tự đa bội: là dạng đột biến làm tăng một số nguyên
lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n.
* Các dạng thể đa bội: Gồm đa bội lẻ 3n, 5n,… và đa bội chẵn 4n, 6n,
I.4. Cơ chế hình thành thể tự đa bội:
- Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, bộ NST của tế bào không
phân ly tạo giao tử 2n.
+ Giao tử (2n) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thể tam bội (3n).
+ Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n) tạo thể tứ bội (4n).
+ Ngoài ra giáo viên chú ý thể tứ bội còn được hình thành trong quá trình
nguyên phân.
I.5 Kiến thức về quá trình giảm phân: ở chương trình sinh học 10 tóm
tắt qua sơ đồ sau:

Tự nhân đôi
Aa (2n) AAaa
Lần 1
AA aa
4
Lần phân bào 2
A A a a
(n) (n) (n) (n)
Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào sinh giao tử (2n) loại giao tử n là:
A(n) và a(n) ( Sơ đồ 1)
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI:
- Nội dung và các kiến thức ở các kì thi chủ yếu tập trung vào khối 12 còn
khối 10, 11 ít liên quan nên gặp rất nhiều khó khăn cho giáo viên dạy và ôn tập

nên học sinh thường ít quan tâm học đến môn sinh học như các môn tự nhiên
khác.
- Chương trình sinh học khối 12 khá nặng, lý thuyết nhiều và khó nhớ,
thời gian phân bố cho các tiết bài tập và ôn tập ít nên rất khó cho học sinh làm
các bài tập vận dụng ở cuối bài hoặc cuối chương.
- Nhiều em ở trường gia đình chủ yếu làm nông nghiệp, ít quan tâm tới
việc học tập của con em mình, chỉ mong các em học để lấy bằng tốt nghiệp
THPT mà không định hướng cho các em mục tiêu khác do đó giáo viên gặp
nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy.
- Các em chủ yếu tập trung học các môn Toán, Lý, Hóa còn môn Sinh học
chỉ học để đối phó lấy điểm miệng, điểm kiểm tra, thi kèm khối B với khối A,
nên rất ít học sinh tham gia học.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Sau khi học sinh nắm vững phần lí thuyết, tôi chia các bài tập phần đột
biến số lượng NST thành các dạng, sau mỗi dạng có công thức tổng quát và bài
tập áp dụng để các em dễ dàng nắm kiến thức.
1. Dạng 1: Xác định số lượng NST trong tế bào thể lệch bội:
Các dạng thường gặp:
- Thể không : 2n – 2: Thiếu hẵn NST/ 1 cặp
- Thể 1: 2n – 1: Chứa 1 NST/ 1 cặp
5
- Thể 3: 2n + 1: Chứa 3 NST/ 1 cặp
- Thể 4: 2n + 2 : Chứa 4 NST/ 1 cặp
- Thể 1 kép : 2n – 1 – 1. có 2 cặp NST chỉ có 1NST/ 1 cặp
- Thể 3 kép : 2n + 1+ 1: có 2 cặp NST có 3 NST/ 1 cặp. (Với n: Số cặp NST).
Ví dụ 1: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Số lượng NST có trong tế bào sinh
dưỡng của ruồi giấm thuộc thể lệch bội dạng 4 nhiễm là:
A. 10 B. 16 C. 32 D. 12
(Đề thi TN năm 2008 – lần 1)
Hướng dẫn: Thể 4 có số lượng NST là: 2n + 2 = 8 + 2 = 10. Chọn phương án A

2. Dạng 2: Xác định số dạng lệch bội:
1. Số dạng lệch bội đơn khác nhau: Trường hợp này, lệch bội có thể
xảy ra ở mỗi cặp NST nên HS dễ dàng xác định số trường hợp = n.
Giáo viên nên lưu công thức tổng quát để giúp các em giải quyết được những
bài tập phức tạp hơn: C
n
1
= n
2. Số dạng lệch bội kép khác nhau: HS phải hiểu được thể lệch bội kép
tức đồng thời trong tế bào có 2 cặp NST tồn tại ở thể lệch bội khác nhau.
Tổng quát: C
n
2
= n(n – 1)/2!
3. Có a thể lệch bội khác nhau:
GV cần phân tích để HS thấy rằng:
- Với thể lệch bội thứ nhất sẽ có n trường hợp tương ứng với n cặp NST.
- Với thể lệch bội thứ hai sẽ có n – 1 trường hợp tương ứng với n – 1 cặp NST
còn lại.
- Với thể lệch bội thứ ba sẽ có n – 2 trường hợp tương ứng với n – 2 cặp NST
còn lại.
- Với thể lệch bội thứ a( a < n) sẽ có n – a trường hợp tương ứng với n – a cặp
NST còn lại.
Kết quả = n(n – 1)(n – 2)(n - a) = A
n
a
= n!/(n –a)!
Tổng quát: A
n
a

= n!/(n –a)!
+ Ví dụ 2: Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 8. Xác định:
6
- Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?
- Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra?
- Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến; thể 0, thể 1 và thể 3?
Hướng dẫn: * Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra: 2n = 8→ n = 4
số trường hợp thể 3 = C
n
1
= n = 4
* Số trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra: C
n
2
= n(n – 1)/2 = 4.3/2 = 6
* Số trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3:
A
n
a
= n!/(n –a)! = 12!/(12 – 3)! = 12!/9! = 12.11.10 = 1320.
3. Dạng 3: Cách viết giao tử thể ba 2n+1 (dễ nhầm với 3n) và Xác định kết
quả lai.
1. Cách viết giao tử thể ba 2n+1 (Giáo viên chú ý cho học sinh dễ
nhầm với 3n).
Cơ thể 2n+1 giảm phân cho giao tử n+1 mang 2 NST của cặp đó và giao tử n
mang 1 NST của cặp đó, sử dụng sơ đồ hình tam giác.
- VD : KG aaa và Aaa ở hoa cái theo sơ đồ sau

2. Cơ chế phát sinh giao tử dẫn đến đột biến thể dị bội xảy ra các
trường hợp sau:

2.1Trường hợp 1: Xảy ra trên 1 cặp NST thường:
* Giảm phân không bình thường:
- Xảy ra ở lần phân bào I:
Tự nhân đôi
Aa (2n) Aaaa
Lần 1( NST không phân li)
AAaa O ( Không mang NST của cặp)
7
Lần phân bào 2 Aa Aa O O
(n + 1) (n + 1) (n - 1) (n - 1)
Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào sinh giao tử (2n) 2 loại giao tử: n + 1
và n – 1 ( Sơ đồ 2)
Ví dụ 3: Khi các cá thể của một quần thể giao phối ( quần thể lưỡng bội) tiến
hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một
cặp NST thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân 2 diễn ra bình
thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về NST
là: A. 2n, 2n-1, 2n+ 1, 2n-2, 2n+2. B. 2n+1, 2n-1-1-1, 2n.
C. 2n-2, 2n, 2n+2+1. C. 2n+1, 2n-2-2, 2n, 2n+2.
( Đề TS Đại học năm 2008)
Hướng dẫn: Theo sơ đồ 2: Khi các cá thể của một quần thể giao phối ( quần thể
lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào
sinh giao tử, một cặp NST thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân 2
diễn ra bình thường sẽ tạo các giao tử n + 1, n – 1 và n, sự giao phối tự do giữa
các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp sau:
- Nếu giao tử n x giao tử n hợp tử 2n
- Nếu giao tử n x giao tử n +1 hợp tử 2n +1
- Nếu giao tử n x giao tử n - 1 hợp tử 2n - 1
- Nếu giao tử n – 1 x giao tử n - 1 hợp tử 2n - 2
- Nếu giao tử n + 1 x giao tử n +1 hợp tử 2n +2
Đáp án: A

- Xảy ra ở lần phân bào II:
Tự nhân đôi
Aa (2n) AAaa
Lần 1
AA aa
8
Lần phân bào 2
( NST không phân li)
AA O a a
(n + 1) (n - 1) (n) (n)
Hoặc:
Tự nhân đôi
Aa (2n) AAaa
Lần
AA aa
Lần phân bào 2
( NST không phân li)
A A aa O
(n) (n) (n + 1) (n - 1)
Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào sinh giao tử (2n) 3 loại giao tử: n, n + 1 và
n – 1 ( Sơ đồ 3)
Ví dụ 4: Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa
cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong phảm
phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm
phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen:
( Đề HSG tỉnh Thái Bình năm 2010 - 2011)
A. AAb ; aab ; b. B. Aab ; b ; Ab ; ab.
C. AAbb. D. Abb ; abb ; Ab ; ab.
Hướng dẫn: Theo sơ đồ 3: - Cặp Aa không phân li trong giảm phân 2 cho 3 loại
giao tử: AA, aa, O.

- bb giảm phân bình thường cho giao tử: b
- Do đo cơ thể Aabb giảm phân cho các giao tử: b x ( AA, aa, O) = AAb ;
aab ; b. Đáp án A.
2.2 Trường hợp 2: Xảy ra trên cặp NST giới tính.
+ Cặp NST giới tính XX ( đối với đa số các loài con cái có cặp NST giới tính
XX).
- Phân li không bình thường ở lần phân bào I:
Tự nhân đôi
9
XX(2n) XXXX
Lần 1( NST không phân li)
XXXX O ( Không mang NST của cặp)
Lần phân bào 2 XX XX O O
(n + 1) (n + 1) (n - 1) (n - 1)
Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào sinh trứng (2n) 2 loại trứng: XX ( n + 1)
và O (n – 1) ( Sơ đồ 4)
- Phân li không bình thường ở lần phân bào II:
Tự nhân đôi
XX(2n) XXXX
Lần 1 XX XX
Lần phân bào 2
( NST không phân li)
XX O X X
(n + 1) (n - 1) (n ) (n )
Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào sinh trứng (2n) 3 loại trứng: X (n),
XX ( n + 1) và O (n – 1). ( Sơ đồ 5)
+ Cặp NST giới tính XY ( đối với đa số các loài con đực có cặp NST giới tính
XY).
- Phân li không bình thường ở lần phân bào I:
Tự nhân đôi

XY(2n) XXYY
Lần 1( NST không phân li)
XXYY O ( Không mang NST của cặp)
Lần phân bào 2 XY XY O O
(n + 1) (n + 1) (n - 1) (n - 1)
Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào sinh tinh (2n) 2 loại tinh trùng: XY
( n + 1) và O (n – 1) ( Sơ đồ 6)
- Phân li không bình thường ở lần phân bào II:
+ Cặp XX ở lần phân bào 2 không phân li.
10
Tự nhân đôi
XY(2n) XXYY
Lần 1
XX XY
Lần phân bào 2
( NST không phân li) XX O Y Y
(n + 1) (n - 1) (n ) (n )
Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào sinh tinh (2n) 3 loại tinh trùng: Y (n),
XX ( n + 1) và O (n – 1) ( Sơ đồ 7)
+ Cặp XY ở lần phân bào 2 không phân li.
Tự nhân đôi
XY(2n) XXYY
Lần 1
XX YY
Lần phân bào 2
( NST không phân li)
X X YY O
(n) (n ) (n+1 ) (n-1)
Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào sinh tinh (2n) 3 loại tinh trùng: X (n),
YY ( n + 1) và O (n – 1). ( Sơ đồ 8)

Ví dụ 5: Mẹ có kiểu gen X
A
X
a
, bố có kiểu gen X
A
Y, con gái có kiểu gen
X
A
X
a
X
a
. Cho biết quá trình giảm phân ở bố, mẹ không xảy ra đột biến gen và
đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố , mẹ là
đúng?
A. Trong giảm phân 2 ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân
bình thường.
B. Trong giảm phân 1 ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân
bình thường.
C. Trong giảm phân 2 ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân
bình thường.
11
D. Trong giảm phân 1 ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân
bình thường. ( Đề TS Đại học năm 2008)
Hướng dẫn: Do mẹ có kiểu gen X
A
X
a
, bố có kiểu gen X

A
Y, con gái có kiểu
gen X
A
X
a
X
a
. Mà quá trình giảm phân ở bố, mẹ không xảy ra đột biến gen và
đột biến cấu trúc NST. Nên trong giảm phân 2 ở mẹ NST giới tính X
a
không
phân li tạo giao tử X
a
X
a
, ở bố giảm phân bình thường tạo giao tử X
A
. Sự kết
hợp của giao tử bố và mẹ tạo hợp tử X
A
X
a
X
a
. Đáp án: C
Ví dụ 6 : Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST giới tính X
A
X
a

. Trong quá trình
giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp NST này không phân li trong
lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là:
A. X
A
X
a
, X
a
X
a
, X
A,
, X
a
, O. B. X
A
X
A
, X
A
X
a
, X
A,
, X
a
, O.
C. X
A

X
A
, X
a
X
a
, X
A,
, X
a
, O. C. X
A
X
a
, X
A
X
A
, X
A,
, O.
( Đề TS Đại học năm 2007)
Hướng dẫn: - Tế bào chứa cặp NST giới tính X
A
X
a
khi giảm phân hình thành
giao tử ở lần phân bào 1 bình thường tạo thành 2 tế bào có bộ NST n kép là X
A
X

A
và X
a
X
a
.
- ở lần phân bào 2, nếu không phân li ở tế bào X
A
X
A
, còn tế bào X
a
X
a
phân li
bình thường sẽ tạo thành giao tử X
A
X
A
, O, X
a
.
- ở lần phân bào 2, nếu không phân li ở tế bào X
a
X
a
, còn tế bào X
A
X
A

phân li
bình thường sẽ tạo thành giao tử X
A
, O, X
a
X
a
. Do đó các loại giao tử có thể
được tạo ra từ cơ thể trên là: C. X
A
X
A
, X
a
X
a
, X
A,
, X
a
, O.
3. Xác định kết quả lai ở thể dị bội.
Xác định kết quả phân tính của F và tính trội, lặn khi biết kiểu gen P.
Cách giải: - Xác định tính trội, lặn.
- Quy ước gen và viết sơ đồ lai.
- Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình của F.
Ví dụ 7: Ở đậu, Gen A trội hoàn toàn quy định hạt nâu so với gen a quy định
màu hạt trắng. Cây đậu mang đột biến dị bội 2n + 1 giảm phân cho loại giao tử
12
chứa 2 NST, có loại giao tử chỉ mang 1 NST của cặp, cây đậu 2n giảm phân

bình thường. Xác định kiểu gen và KH của F1 từ phép lai sau: Aaa x Aa .
Giải: - Bước 1: Xác định tính trội, lặn.
Theo bài ra: Hạt nâu là trội hoàn toàn so với hạt trắng.
- Bước 2: Quy ước gen và viết sơ đồ lai
gen A trội hoàn toàn quy định hạt nâu.
gen a quy định màu hạt trắng.
Sơ đồ lai: P Aaa x Aa
Gp: 1/6 A; 2/6 Aa ; 1/6 aa; 2/6 a 1/ 2 A ; 1/2 a
- Bước 3: Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình của F.
+ Kiểu gen: 1/12 AA ; 3/12 Aa; 3/12 Aaa; 2/12 AAa ; 1/12 aaa; 2/12 aa.
+ Kiểu hình: 9/12 Hạt nâu : 3/12 Hạt trắng.
4. Dạng 4: Xác định số lượng NST trong tế bào đa bội:
- Đa bội chẵn : Tứ bội (4n) ,Lục bội (6n) , Bát bội (8n)
- Đa bội lẻ : Tam bội (3n) , Ngũ bội (5n) , Thất bội (7n)
- Thể song nhị bội: 4n ( 2n A + 2n B).
Ví dụ 8: Loài cải củ có 2n = 18. Xác định số NST trong thể 3n, 4n.
Hướng dẫn: Theo bài ra ta có: 2n = 18 n = 9. Số NST trong các thể: 3n = 3
x 9 = 27 NST. 4n = 4 x 9 = 36 NST.
Ví dụ 9: Khi lai cải củ 2n = 18 với cải bắp có 2n = 18 tạo ra cây lai song nhị bội
hữu thụ có bộ NST là:
A. 27 B. 18 C. 54 D. 36
Hướng dẫn: Cải củ ( 2n = 18 A) x Cải bắp ( 2n = 18 B)
G; n= 9 n=9
Con lai 2n = 18 ( 9 A + 9 B) Đa bội hóa 4n = 36 NST
( 18A + 18 B) Đáp án: D
5. Dạng 5: Cách viết giao tử của thể đa bội :
13
1. Đối với thể tam bội ( 3n): Giảm phân tạo 2 loại giao tử 2n và giao tử n có
khả năng thụ tinh. Do đó phương pháp xác định giao tử nhanh nhất là sơ đồ
hình tam giác:

Ví dụ 10:
*Tam bội (3n) :
AAA → 1/2AA :1/2 A
AAa → 1/6AA: 2/6 A : 2/6 Aa : 1/6 a
Aaa → 1/6A: 2/6 Aa : 2/6 a : 1/6aa
aaa → 1/2 aa : 1/2 a
2. Đối với thể tứ bội ( 4n): Giảm phân tạo ra loại giao tử 2n có khả năng thụ
tinh. Do đó phương pháp xác định giao tử nhanh nhất là sơ đồ hình chữ nhật:
Ví dụ 11:
- Đối với kiểu gen AAAa: cá thể này tạo 3 loại giao tử với tỉ lệ.

+ Đối với kiểu gen AAaa: cá thể này tạo 3 loại giao tử với tỉ lệ.

* Tứ bội (4n) :
AAAA → 100% AA
AAAa → 1/2AA : 1/2Aa
AAaa → 1/6AA :4/6Aa : 1/6aa
Aaaa → 1/2Aa : 1/2 aa
aaaa → 100 % aa
6. Dạng 6: Xác định kết quả phép lai ở đột biến đa bội:
14
1.Trường hợp 1: Phép lai thuận: Biết kiểu gen hoặc kiểu hình của P,
biết tính trội lặn, xác định kết quả phân tính của F.
Cách giải: Thực hiện theo 3 bước:
+ Bước 1: Quy ước gen.
+ Bước 2: Xác định kiểu gen của P.
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai, ghi kết quả, tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của F.
Ví dụ 12: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn, gen a quy định quả
vàng. Khi cho giao phấn giữa các cây cà chua 4n quả đỏ thuần chủng với cây
quả vàng 4n. Xác định KG, KH của F1.

Hướng dẫn: Bước 1: Quy ước gen. Theo bài ra ta có: gen A quy định quả đỏ
trội hoàn toàn, gen a quy định quả vàng.
Bước 2: Xác định kiểu gen của P.
Cây quả đỏ thuần chủng 4n có KG: AAAA. Cây quả vàng 4n có KG: aaaa.
Bước 3: Viết sơ đồ lai:
P: AAAA x aaaa
Gp AA aa
F1: AAaa ( 100% Quả đỏ)
2.Trường hợp 2: Phép lai nghịch: Biết kết quả phân tích của F, tìm kiểu
gen, kiểu hình của P.
Cách giải: Thực hiện theo 3 bước:
+ Bước 1: Xác định tính trội, lặn. Quy ước gen.
+ Bước 2: Xác định tỉ lệ phân tính của F. Dựa vào kiểu hình lặn của F1 viết kiểu
gen của kiểu hình này sau đó xác định kiểu gen và kiểu hình của P.
+ Bước 3: Viết sơ đồ kiểm trứng.
Ví dụ 13: Ở thực vật, gen A quy định hoa đỏ, gen a quy định hoa trắng. Khi cho
giao phấn giữa các cây 3n. F1 thu được 11 hoa đỏ ; 1 hoa trắng. Xác định KG,
KH của P.
Hướng dẫn: -Bước 1: Theo bài ra ta có: gen A : quy định hoa đỏ; a: hoa trắng.
- Bước 2: Do F1 phân li theo tỉ lệ: 11 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
15
Hoa trắng chiếm tỉ lệ: 1/12 hay 3/36 mang toàn gen lặn = 3/6 giao tử lặn x
1/6 giao tử lặn. Do đó cây hoa đỏ 3n cho giao tử 3/6 mang toàn gen lăn có
kiểu gen: Aaa, cây hoa đỏ 3n cho giao tử 1/6 mang toàn gen lăn có kiểu gen:
AAa. Suy ra kiểu gen, kiểu hình của P là: AAa (hoa đỏ) x Aaa (hoa đỏ)
- Bước 3: sơ đồ lai:
P AAa (hoa đỏ) x Aaa (hoa đỏ)
GP: 2/6 A; 2/6Aa; 1/6 AA; 1/6a 1/6 A; 2/6Aa; 2/6 a; 1/6aa
Lập khung pennet ta có kết quả F1: - Kiểu gen: 1/36 AAA; 8/36 AAa ; 8/36
Aaa; 2/36 AAAa; 5/36 AAaa ; 2/36 Aaaa ; 2/36 AA ; 5/36 aa; 1/36 aaa.

- Kiểu hình: 33/36 hoa đỏ : 3/ 36 hoa trắng hay 11 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
IV. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Câu 1: Ở lúa, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Hãy tính số lượng nhiễm sắc
thể trong các thể ba, thể ba kép. Có thể tạo ra bao nhiêu thể ba kép khác nhau ở
lúa? ( Đề HSG Thanh Hóa 2010 -2011)
Hướng dẫn:- Số NST ở thể ba: 2n + 1 = 25
- Số NST ở thể ba kép: 2n + 1 + 1 = 26
- Số thể ba kép có thể tạo ra là:
2
12
C
=
)!212(!2
!12

= 66
Câu 2: Ở người, gen a gây bệnh máu khó đông nằm trên NST X không có alen
tương ứng trên Y, alen trội tương ứng qui định máu đông bình thường. Trong
một gia đình: vợ và chồng có NST giới tính bình thường và không biểu hiện
bệnh máu khó đông, họ đã sinh ra đứa con có NST giới tính XO và bị bệnh máu
khó đông.
a. Hãy xác định kiểu gen của cặp vợ chồng này và nêu cơ chế NST hình
thành đứa con trên.
b. Nếu họ sinh tiếp đứa con bị hội chứng Claiphentơ và bị bệnh máu khó
đông thì cơ chế NST hình thành đứa con đó như thế nào? Biết rằng không xảy ra
đột biến gen. ( Đề HSG Nghệ An 2008 - 2009)
16
Hướng dẫn: a, Người chồng bình thường có kiểu gen X
A
Y, đứa con XO bị bệnh

máu khó đông có kiểu gen X
a
O
→ giao tử X
a
lấy từ mẹ, giao tử O lấy từ bố → kiểu gen mẹ là X
A
X
a

→ quá trình giảm phân ở bố bị rối loạn phân li của cặp X
A
Y tạo ra các loại giao
tử trong đó có loại giao tử O.
Giao tử O của bố kết hợp với giao tử X
a
của mẹ →X
a
O.
b, Đứa con bị hội chứng Claiphentơ và bị bệnh máu khó đông có kiểu gen
X
a
X
a
Y. Mà X
a
X
a
Y = giao tử X
a

X
a
x giao tử Y, vì bố có kiểu gen X
A
Y → giao
tử X
a
X
a
nhận từ mẹ→mẹ (X
A
X
a
) bị rối loạn trong giảm phân 2, tạo ra giao tử
X
a
X
a
.
Câu 3: Nếu tế bào lưỡng bội bình thường 2n = 24 NST. Số NST có trong tế bào
và số trường hợp của những trường hợp sau là bao nhiêu?
a/ Thể không. b/ Thể một. c/ Thể ba. d/ Thể ba kép. e/ Tứ bội.
Hướng dẫn: a/ Thể không = 2n – 2 = 24 – 2 = 22. Có 12 trường hợp
b/ Thể một = 2n – 1 = 24 – 1 = 23. Có 12 trường hợp.
c/ Thể ba = 2n + 1 = 24 + 1 = 25. Có 12 trường hợp.
d/ Thể ba kép 2n + 1 + 1 = 24 + 1 + 1 = 26. Có C
2
12

= 12!/2!x(12 - 2)! = 66

trường hợp. e, Thể tứ bội: 4n = 4 x 12 = 48 NST.
Câu 4: Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có thành phần kiểu
gen AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp NST
mang cặp gen Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến,
thì nó có mấy dòng tế bào khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể? Hãy viết ký
hiệu bộ NST các loại tế bào đó. ( Đề HSG Nghệ An năm 2012 - 2013)
Hướng dẫn: - Phát sinh 3 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng
tế bào đột biến 2n +2; 2n – 2 do cặp Dd không phân ly.
- Các tế bào đó mang bộ NST được ký hiệu: AaBbDdXY (2n), AaBbDDddXY
(2n+2), AaBbXY (2n-2), AaBbDDXY; AaBbddXY (2n).
17
Câu 5: Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội
xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của
loài là: A. 12 B. 36 C. 24 D. 48
( Đề TS Đại học năm 2007)
Hướng dẫn: C
n
1
= n = 12( Đáp án A).
Câu 6: Ở ngô, bộ NST 2n=20. Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế
bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
A. 22 B. 20 C. 80 D. 44
( Đề TS Đại học năm 2009)
Hướng dẫn:- NST đang ở kì sau của nguyên phân, lúc này các NST đã nhân đôi
thành NST kép và tách nhau ra. Do đó, thể 4 có 2n+2 NST = 20 + 2 = 22 ở kì
sau có 44 NST đơn. ( Đáp án D).
Câu 7: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Số loại NST 1 kép có thể có ở loài
này là: A. 14 B. 21 C. 7 D. 42
( Đề TS Đại học năm 2009).
Hướng dẫn: Số thể một kép có thể có ở loài này: C

n
2
= n(n – 1)/2!= 7x6/2 =21
Câu 8: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có 2 cặp NST kí hiệu là Aa
và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành một giao tử, ở giảm phân 1 cặp Aa
phân li bình thường, cặp Bb không phân li, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Số
loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là
A. 2 B. 8 C. 4 D. 6
( Đề TS CĐ năm 2010)
Hướng dẫn: Theo sơ đồ 1: Cặp Aa giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử:
A, a. Theo sơ đồ 2: Cặp Bb giảm phân 1 không phân li cho giao tử Bb, do đó
số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào trên là: ABb và aBb. Đáp án: A
Câu 9: Ở người, bộ NST 2n = 46. Người mắc hội chứng Đao có bộ NST gồm
47 chiếc được gọi là:
A. thể đa nhiễm. B.thể một nhiễm. C.thể khuyết nhiễm. D. thể 3 nhiễm.
(Đề thi TN năm 2008 – lần 2)
18
Hướng dẫn: Người mắc hội chứng Đao có bộ NST gồm 47 chiếc, trong đó có 3
NST 21 được gọi là thể 3 nhiễm ( đáp án C).
Câu 10: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3lần
nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số NST đơn là 104. Hợp tử
trên có thể phát triển thành
A. thể 1 nhiễm. B. thể 4 nhiễm. C. thể khuyết nhiễm. D. thể 3 nhiễm.
( Đề TS Cao đẳng năm 2008)
Hướng dẫn: - số tế bào con tạo ra sau 3 lần nguyên phân là: 2
3
= 8
Số NST trong mỗi tế bào là: 104 : 8 = 13 NST
Mà bộ NST của loài 2n = 12 nên 13 = 12 + 1 do đó hợp tử trên phát triển thành
thể 3 nhiễm ( Đáp án D).

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình giảng dạy, tôi tiến hành dạy theo phương pháp trên học
sinh đã có những bước tiến bộ rõ rệt, không còn ngại và sợ làm bài tập sinh học
ở phần đột biến số lượng NST và đã thử nghiệm đề tài này ở 2 lớp 12 B9 ở
trường THPT Hà Tông Huân cũ và 12 B8 trường THPT Yên Định 2, có học lực
tương đương nhau để kiểm tra kết quả của đề tài.
+ Lớp 12 B8: Tiến hành dạy theo SGK.
+ Lớp 12 B9: Tiến hành dạy theo đề tài này.
Tôi triển khai đề tài trong 2 buổi ôn tập sau đó tiến hành cho 2 lớp làm hệ thống
bài tập đề nghị và kiểm tra 15 phút ở 2 lớp.
ĐỀ BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: Ở cà độc dược có bộ NST 2n =24. Trong quá trình giảm phân hình thành
giao tử cái, cặp NST số 1 không phân li, các cặp NST khác phân li bình thường.
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp NST số 5 không phân li,
các cặp NST khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử
cái đều mang 11 NST được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng
nào?
19
Câu 2: Ở một loài thực vật, gen A quy định cây thân cao, gen a quy định cây
thân thấp, cho lai giữa 2 cây tứ bội trong điều kiện giảm phân và thụ tinh bình
thường. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 35 cây thân cao : 1 cây thân thấp thì kiểu
gen của bố, mẹ như thế nào?
Hướng dẫn: Câu 1: Ta có 11 + 11 = 22 = 24 – 1 - 1 = 2n - 1 – 1. là thể 1 kép.
Câu 2: Ta có F1 cho 36 kiểu tổ hợp, suy ra, cả bố và mẹ đều cho 6 giao tử.
Mà cây thân thấp chiếm tỉ lệ: 1/36 aaaa = 1/6 aa x 1/6 aa , do đó cơ thể AAaa
cho 3 loại giao tử 1AA ; 4 Aa ; 1 aa.
Nên kiểu gen của P: AAaa x AAaa
- Kết quả như sau:
Lớp Sĩ
số

Kết quả
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
12 B8 41 2 4,89 15 36,58 18 43,9 6 14,63 0 0
12 B9 44 5 11,36 28 63,64 8 18,1
8
3 6,82 0 0
Tỉ lệ %
100%
75%
63,64 43,9
36,58
25% 14,63
11,3
0 Học lực
Giỏi Khá TB Yếu
( Đồ thị biểu diễn tỉ lệ học lực)
Lớp thực nghiệm 12 B9 Lớp đối chứng 12 B8.
Với kết quả đó trong các đợt thi thử đại học và thi thử tốt nghiệp vừa qua
đã góp phần nâng cao chất lượng của các em trong các kì thi.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
20
1. Kết luận:
Những phương pháp giải bài tập về đột biến số lượng NST rất dễ áp dụng,
không mất thời gian, không cần đồ dùng, phương tiện dạy học phức tạp, nhưng
có tác dụng rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh rất tốt. Từ đó nâng cao tỉ
lệ học sinh trung bình khá giỏi, giảm bớt tỉ lệ học sinh yếu, kém.
Trên đây là một số phương pháp giải bài tập về đột biến số lượng NST mà
tôi đã sử dụng trong quá trình dạy học và đã đạt được những kết quả nhất định
trong quá trình dạy học của mình. Tuy nhiên, cũng phải căn cứ vào đối tượng

giảng dạy để xem xét, cân nhắc có nên áp dụng phương pháp này để giảng dạy
trực tiếp cho đối tượng học sinh của mình hay không.
2. Kiến nghị.
- Trong phân phối chương trình Sinh học 12 cần tăng thêm các tiết bài
tập, Các em cần có thêm nhiều đầu sách để tham khảo, sự quan tâm của gia đình
và định hướng của giáo viên đặc biệt là giáo viên bộ môn sinh học.
- BGH nhà trường cần tổ chức các buổi hướng nghiệp, các thông tin về
các nghành nghề liên quan đến việc học môn Sinh học để các em có hứng thú
học tập bộ môn hơn.
- Tôi rất mong muốn quý thầy cô, đồng nghiệp góp ý kiến chân thành để
phương pháp này đạt hiệu quả cao hơn.
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Người thực hiện
Trịnh Hữu Hạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
1. SGK và SGV Sinh học 12. NXBGD
2. Giải bộ đề thi tuyển sinh theo phương pháp chủ đề T1-NXB trẻ năm 1996 .
3. Sách bài tập sinh học 12 – NXB GD.
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Sinh Học –NXBGD.
5. Ôn tập theo chủ điểm Sinh Học – Lê Đình Trung – Trịnh Nguyên Giao.
6. Di truyền học – Phạm Thành Hổ - NXBGD.
7. Giới thiệu giải nhanh đề thi Sinh Học – NXB ĐHSP.
8. Phương pháp giải các dạng bài tập Sinh Học – NXB ĐHSP.
9. Phương pháp giải bài tập Sinh Học – NXB Đà Nẵng.
22

×