Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn hướng dẫn học sinh lớp 12 ban cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần mẫu nguyên tử bo - quang phổ vạch của hidro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.85 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HUỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 BAN CƠ BẢN PHÂN DẠNG
VÀ NẮM ĐƯỢC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN:
“MẪU NGUYÊN TỬ BO – QUANG PHỔ VẠCH CỦA HIDRO”

Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Yến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Vật Lý

THANH HỐ NĂM : 2013

1


MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề - Lý do chọn đề tài…………………………………………..3
B. Giải quyết vấn đề…………………………………………………………
1. Cơ sở chọn đề tài……………………………………………………… .
1.1. Cơ sở lý luận……………………………………………………………5
1.2. Thực trạng vấn đề……………………………………………………… 5.
2. Đối tượng áp dụng, phạm vi, tài liệu nghiên cứu………………………... 6
3. Nội dung đề tài……………………………………………………………
3.1. Tóm tắt lý thuyết………………………………………………………..7
3.2. Phân dạng bài tập……………………………………………………….9
3.3. Đề trắc nghiện tổng hợp có đáp án……………………………………. 13
4. Kết quả……………………………………………………………………
4.1. Những kết quả đã đạt được……………………………………………. 17..
4.2. Những thiếu sót hạn chế……………………………………………… 18…


4.3. Bài học kinh nghiệm……………………………………………………18
C. Kết luận vấn đề………………………………………………………….. 19
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….. 20

2


PHẦN I:

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lí do chọn đề tài:
- Từ vị trí của bộ mơn vật lí trong cấp học THPT hiện nay:
Mơn vật lí cũng như nhiều mơn học khác được xem là mơn khoa học
cơ bản, học vật lí càng cần phát triển năng lực tư duy, tính chủ động, độc lập,
sáng tạo của học sinh để tìm hiểu và lĩnh hội các tri thức khoa học. Trong khuôn
khổ nhà trường phổ thơng, các bài tập vật lí thường là những vấn đề khơng q
phức tạp, có thể giải được bằng những suy luận lơgic, bằng tính tốn hoặc thực
nghiệm dựa trên cơ sở những qui tắc vật lí, phương pháp vật lí đã qui định trong
chương trình học; bài tập vật lí là một khâu quan trọng trong q trình dạy và
học vật lí.
Việc giải bài tập vật lí giúp củng cố đào sâu, mở rộng những kiến thức
cơ bản của bài giảng, xây dựng, củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lí thuyết vào
thực tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của học sinh, có
tác dụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng. Vì thế trong giải bài tập vật lí việc
tìm ra phương án tối ưu nhất để giải nhanh, chính xác, đúng bản chất vật lí là
điều vơ cùng quan trọng.
- Đặc trưng của mơn vật lí lớp 12 THPT:
Chương trình vật lí lớp 12 THPT bao gồm cả cơ, quang, điên xoay chiều và
vật lí hạt nhân, hầu như đều là các kiến thức mới với các em, đã thế lí thuyết rất

dài, nhiều cơng thức phức tạp, nhiều hằng số với các đơn vị rất khó nhớ lại địi
hỏi phải chính xác tuyệt đối. Từ đó địi hỏi người giáo viên dạy bộ mơn phải
khơng ngừng nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, phải có phương pháp
tốt trong ơn tập và kiểm tra.
-Từ thực tế của việc học tập bộ mơn:
Nhiều học sinh có ý thức học mơn vât lí để thi khối A, A1, nhưng phương pháp
cịn bị động, đối phó, trơng chờ, ỷ lại vào giáo viên.
-Từ yêu cầu ngày càng cao của thi cử:
Hiện nay, trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục về phương pháp kiểm
tra đánh giá kết quả giảng dạy và thi tuyển trắc nghiệm khách quan đã trở thành
phương pháp chủ đạo trong kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học trong nhà
trường THPT. Điểm đáng lưu ý là nội dung kiến thức kiểm tra đánh giá tương
đối rộng đòi hỏi học sinh phải học kỹ nắm vững tồn bộ kiến thức của chương
trình, tránh học tủ học lệch. Đối với các kỳ thi ĐH và CĐ, học sinh không
những phải nắm vững kiến thức mà còn đòi hỏi học sinh phản ứng nhanh đối
với các dạng toán, đặc biệt là các dạng toán mang tính chất khảo sát mà các em
thường học.
- Kết quả bồi dưỡng HSG và học sinh vào các trường ĐH – CĐ:
Trong q trình giảng dạy bản thân đã khơng ngừng học hỏi, tích lũy được
nhiều kinh nghiệm hay để có thể áp dụng trong thực tế. Việc bồi dưỡng học sinh
giỏi đã có kết quả nhất định. Trong các kỳ thi vào ĐH – CĐ hàng năm cũng có
nhiều học sinh đạt điểm cao.
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:
3


+ Giúp học sinh lớp 12 ban cơ bản học tự chọn mơn vật lí có thêm được các
kiến thức và kỹ năng cơ bản trong ôn tập phần “Mẫu nguyên tử Bo – Quang phổ
vạch của Hidro”,giúp các em ơn lun lí thuyết, phân dạng bài tập và có các
phương pháp tối ưu để giải các bài tập phần này.

+ Tìm cho mình 1 phương pháp để tạo ra các phương pháp giảng dạy phù hợp
với đối tượng học sinh nơi mình cơng tác, tạo ra khơng khí hứng thú và lôi cuốn
nhiều học sinh tham gia giải các bài tập, giúp các em đạt kết quả cao trong các
kỳ thi.
+ Được nghe lời nhận xét góp ý từ đồng nghiệp, đồng môn
+ Nâng cao chất lượng học tập bộ mơn, góp phần nhỏ bé vào cơng cuộc CNH –
HĐH đất nước.
+ Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết qủa nỗ lực
của bản thân giúp cho tơi có nhiều động lực mới hồn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

4


PHẦN II:

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở chọn đề tài:
1.1. Cơ sở lí luận:
1.1.1. Cơ sở của việc dạy - học bộ mơn: Dạy học là q trình tác động 2 chiều
giữa giáo viên và học sinh, trong đó học sinh là chủ thể của q trình nhận thức,
cịn giáo viên là người tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh. Nếu giáo
viên có phương pháp tốt thì học sinh sẽ nắm kiến thức một cách dễ dàng và
ngược lại.
1.1.2. Cơ sở của việc nắm kiến thức - kỹ năng:
+ Về mặt kiến thức: Sau khi học xong, học sinh phải nhớ được, hiểu được các
kiến thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa. Đó là nền tảng vững chắc
để phát triển năng lực cho học sinh ở cấp cao hơn.

+ Về kỹ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời được các
câu hỏi lí thuyết, vận dụng lí thuyết giải được các bài tập Việc bồi dưỡng
các kiến thức kỹ năng phải dựa trên cơ sở năng lực, trí tuệ của học sinh ở các
mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Như vậy, việc dạy bài mới trên lớp mới chỉ
cung cấp kiến thức cho học sinh. Học sinh muốn có kiến thức, kỹ năng phải
được thơng qua một q trình khác: Đó là q trình ơn tập. Trong 6 mức độ của
nhận thức, tôi chú ý đến 2 mức độ là: Mức độ vận dụng và mức độ sáng tạo.
Mức độ vận dụng là mức độ học sinh có thể vận dụng các kiến thức
cơ bản đã học để giải đươc các dạng BT áp dụng công thức thay số và tính
tốn . Cịn mức độ sáng tạo u cầu học sinh phải biết tổng hợp lại, sắp xếp
lại, thiết kế lại những thơng tin đã có để đưa về các dạng BT cơ bản hoặc bổ
sung thông tin từ các nguồn tài liệu khác để phân thành các dạng BT và nêu
các phương pháp giải sao cho phù hợp với các kiến thức đã học.
1.2. Thực trạng của vấn đề:
- Việc học tập của học sinh nhằm 2 mục đích: Học để biết và học để thi. Nếu
chỉ học để biết thì học sinh chỉ cần “đọc” và “nhớ”. Cịn học để thi học sinh
phải có kỹ năng cao hơn: Nhớ kiến thức -> Trình bày kiến thức -> Vận dụng
kiến thức -> Sáng tạo thêm từ các kiến thức đã có -> Kết quả học tập.
- Trong các đề thi ĐH - CĐ và HSG gần đây: Mỗi đề thi thường có một số câu
hỏi khó (câu hỏi nâng cao) mà nếu hoc sinh chỉ vận dụng cơng thức SGK thì
khơng thể làm được. Ví dụ :Chương lượng tử ánh sáng ở SGK lớp 12 cơ bản có
Bài 33: Mẫu nguyên tử Bo; kiến thức lý thuyết chỉ nói chung chung, khơng đi
sâu vào từng vấn đề cụ thể nhưng các dạng bài tập đưa ra trong các kỳ thi ĐH
và CĐ lại phức tạp. Với chỉ kiến thức SGK thì học sinh ban cơ bản khơng thể
nào giải được đề thi ĐH và CĐ phần này. Hơn nữa, “ Mẫu nguyên tử Bo,
Quang phổ vạch của Hidro” với học sinh THPT thật mới mẻ và trừu tượng, học
sinh chỉ nghe là chính, trường nào có điều kiện thí nghiệm thì các em được nhìn
thấy 4 vạch quang phổ phát xạ của Hidro: đỏ, lam, chàm, tím. Trường nào
khơng có điều kiện thí nghiệm thì các em chẳng bao giờ nhìn thấy, cũng chẳng
5



biết các mức năng lượng K, L, M, N, O, P sao lại có tên như vậy, sao khơng
phải là A, B, C…Trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy học sinh thường chỉ
biết làm những bài tập đơn giản thay vào cơng thức có sẵn, cịn các bài tập u
cầu phải có khả năng phân tích đề hoặc tư duy thì kết quả rất kém. Để giúp học
sinh có thể nắm được và vận dụng các phương pháp cơ bản để giải các bài tập
trong các đề thi phần: Mẫu nguyên tử Bo- Quang phổ vạch của Hidro, tôi chọn
đề tài: “Huớng dẫn học sinh lớp 12 ban cơ bản phân dạng và nắm được
phương pháp giải bài tập phần: Mẫu nguyên tử Bo – Quang phổ vạch của
Hidro”. Trong đề tài này, tơi tóm tắt những phần lý thuyết cơ bản, đưa ra các
dạng bài tập và phương pháp giải, bài tập tự luyện nhằm giúp các em ơn tập lí
thuyết, phân dạng bài tập và có phương pháp giải các dạng bài tập.
2. Đối tượng áp dụng, phạm vi, tài liệu và phương pháp triển khai đề tài.
2.1. Đối tượng áp dụng: Là học sinh lớp 12B3, 12B4 trường THPT Yên Định 3.
Tham khảo cho học sinh lớp 12 Ban KHTN
- Thuận lợi:
+ Học sinh cuối cấp, có ý thức mục tiêu rõ ràng trong việc chọn nghề, chọn
trường, chọn khối.
+ Học sinh nơng thơn, ít tệ nạn xã hội, có ý thức vươn lên để thốt khỏi đói
nghèo.
+ Một số ít học sinh có năng lực, có nguyện vọng thi vào các trường ĐH, các
trường cao đẳng…
- Khó khăn:
+ Số học sinh thực sự học được có ý thức tốt đều đã vào ban KHTN, một số
khác vào lớp 12B2.
+ Số học sinh ban cơ bản học tự chọn vật lí ở 2 lớp 12B3, 12B4 chỉ có:
25% có nhu cầu thực sự: có học lực TB khá quyết tâm học để theo khối
A, A1.
40% học để thi tốt nghiệp và theo khối (vì 2 khối này có nhiều ngành

nghề để lựa chọn), số này có học lực TB.
35% khơng thể thi khối khác (vì xác định không đậu đại học, cao đẳng sẽ
đi học nghề thì mơn vật lí cũng rất cần thiết trong học tâp và xét tuyển sau này),
số này có học lực yếu, ý thức kém.
2.2. Phạm vi áp dụng:
Đề tài được sử dụng vào việc:
- Ơn tập chính khóa và ơn thi tốt nghiệp ( chỉ là phụ ).
- Ôn thi HSG và CĐ – ĐH ( là chính ).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập trên cơ sở: ôn tập lí thuyết, phân dạng
bài tập, giải các bài tập mẫu, ra bài tập ơn luyện có đáp án để học sinh tự làm.
2.3. Tài liệu nghiên cứu: Sách giáo khoa vật lí 12 cơ bản và nâng cao, sách
giáo viên, các chuyên đề, đề thi và đáp án hàng năm, tài liệu từ internet…
2.4. Phương pháp triển khai đề tài: Thực hiện ôn tập cho học sinh lớp 12
hoặc dạy vào giờ tự chọn.

3. Nội dung đề tài:
6


3.1. Tóm tắt lí thuyết
3.1.1. Tiên đề Boh
3.1.1.1 Tiên đề 1: Nguyên tử chỉ tồn tại ở những trạng thái có năng lượng hồn
tồn xác định gọi là trạng thái dừng. Ở trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ
năng lượng.
Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động quanh hạt
nhân trên những quỹ đạo có bán kính hồn tồn xác định gọi là các quỹ đạo
dừng.
Đối với nguyên tử hidro, bán kính các quỹ đạo dừng tăng tỉ lệ với bình phương
của các số nguyên liên tiếp:
Bán kính:

r0 4r0 9r0 16r0 25r0 36r0
Tên quỹ đạo: K L
M
N
O
P
-11
Với r0 = 5,3.10 m ; r0 gọi là bán kính Bo
3.1.1.2. Tiên đề 2: Nguyên tử ở trạng thái có mức năng lượng E m cao hơn khi
chuyển về trạng thái dừng có mức năng lượng E n thấp hơn sẽ giải phóng một
hc

năng lượng: ε mn = hf mn = λ = E m − E n và ngược lại.
mn

3.1.1.3. Hệ quả: Ở những trạng thái dừng các electron trong nguyên tử chỉ
chuyển động trên quỹ đạo có bán kính hồn tồn xác định gọi là quỹ đạo dừng:
rn = n2r0 với r0 = 0,53 A0
Chú ý: Trong ngun tử Hiđrơ, trạng thái dừng là trạng thái có mức năng lượng
thấp nhất (ứng với quỹ đạo K), các trạng thái có mức năng lượng cao hơn gọi là
trạng thái kích thích (thời gian tồn tại 10 -8 s) Nguyên tử (electron) chỉ hấp thụ
hoặc bức xạ năng lượng đúng bằng hiệu năng lượng giữa hai mức.
3.1.2. Năng lượng ở trạng thái dừng:
En = −

13,6
(eV ) ; E0 = 13,6 eV
n2

3.1.3. Bước sóng:

hc
1
1
= E m − E n = 13,6.( 2 − 2 ).1,6.10 −19 (J) hay:
λ
n
m
1
1
1
= RH ( 2 − 2 ) , với RH = 1,09.107 m-1 : Hằng số Ritber
λ
n
m

3.1.4 Lực tương tác điện:

Fđ =

k

q1q 2

N .m 2
2
với k = 9.109 C ( hệ số tỉ lệ)

r2
q1, q2 là độ lớn 2 điện tích (C)
r là khoảng cách 2 điên tích (m)

Fđ là lực (N)

7


Lực hướng tâm:

mv 2
Fht =
r

với m là khối lượng (kg)

v là vận tốc (m/s)
r là bán kính đường trịn quỹ đạo (m)
Fht là lực (N)
3.1.5. Quang phổ của nguyên tử Hiđrơ:
Các electron ở trạng thái kích thích tồn tại khoảng 10 -8s nên giải phóng năng
lượng dưới dạng phơtơn để trở về các trạng thái có mức năng lượng thấp hơn.
Sơ đồ chuyển mức năng lượng của nguyên tử hiđrô khi tạo thành các dãy
quang phổ
E∞

P
O
N
M

n=6
n=5

n=4
n=3

δ γ βα

L

n=2
E2

E

K

n =1
E1

λ

Lai – man
Ban – me
Pa – sen
+ Dãy Laiman: Các electron chuyển từ trạng thái có mức năng lượng cao hơn
về trạng thái có mức năng lượng ứng với quỹ đạo K (thuộc vùng tử ngoại).
Chú ý: Bước sóng càng ngắn năng lượng càng lớn.
Lưu ý: Vạch dài nhất λLK khi e chuyển từ L → K
Vạch ngắn nhất λ∞K khi e chuyển từ ∞ → K.
+ Dãy Banme: Các electron chuyển từ trạng thái có mức năng lượng cao hơn về
trạng thái có mức năng lượng ứng với quỹ đạo L (thuộc vùng tử ngoại và vùng
nhìn thấy).

Vùng ánh sáng nhìn thấy có 4 vạch:
- Vạch đỏ Hα :
ứng với e chuyển từ: M → L
- Vạch lam Hβ : ứng với e chuyển từ: N → L
- Vạch chàm Hγ : ứng với e chuyển từ: O → L
8


- Vạch tím Hδ :
ứng với e chuyển từ: P → L
Lưu ý: Vạch dài nhất λML (Vạch đỏ Hα )
Vạch ngắn nhất λ∞L khi e chuyển từ ∞ → L.
+ Dãy Pasen: Các electron chuyển từ trạng thái có mức năng lượng cao hơn về
trạng thái có mức năng lượng ứng với quỹ đạo M (thuộc vùng hồng ngoại).
Lưu ý: Vạch dài nhất λNM khi e chuyển từ N → M.
Vạch ngắn nhất λ∞M khi e chuyển từ ∞ → M.
* Mối liên hệ giữa các bước sóng và tần số của các vạch quang phổ của
nguyên từ hiđrô:
1
1
1
=
+
và f13 = f12 + f 23
λ13 λ12 λ 23

3.2. Phân dạng bài tập
3.2.1. DẠNG 1: TÍNH BÁN KÍNH, TỐC ĐỘ, NĂNG LƯỢNG, CHU KỲ,
TẦN SỐ... CỦA ELECTRON TRÊN QUĨ ĐẠO DỪNG.
Ví dụ 1: Tìm vận tốc dài của electron trong nguyên tử hiđrô khi electron

chuyển động trên quỹ đạo K có bán kính r 0 = 5,3.10-11m. Từ đó tìm số vòng
quay của electron trong một đơn vị thời gian. Cho me=9,1.10-31kg.
HƯỚNG DẪN
Khi e chuyển động quanh hạt nhân lực hút tĩnh điện luôn hướng về tâm=> Lúc
này lực tĩnh điện đóng vai trị lực hướng tâm.

( )

mv 2
ke 2
= 2 => v = e.
Ta có :
rn
rn

k
với rn=n2.ro (rn là bán kính quỹ đạo Bo thứ
mrn

n) và k =9.109
Do đó, số vịng quay của electron trong 1s được tính bởi: v =2 π r0.n => n
Ví dụ 2: Cho bán kính Bo r0=0,53 A0. tính vận tốc dài của electron trên quĩ
đạo trạng thái kích thích thứ 3. Cho me=9,1.10-31kg.
HƯỚNG DẪN
Trạng thái kích thích thứ 3 => n =4. Áp dụng hệ thức v = e.

k
=> v
mrn


Ví dụ 3: Xác định độ biến thiên năng lượng của electron trong nguyên tử hidro
khi nó bức xạ ánh sáng có bước sóng 0,486 µ m.
HƯỚNG DẪN
Ta có:
ε = hf mn =

hc
6,62.10 −34.3.10 8
= Em − En =
= 4,086.10 −19 J = 2,554eV
−6
λ
0,486.10

Ví dụ 4: (ĐH 2011): Trong ngun tử hiđrơ, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Ở
một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ
đạo dừng có bán kính là r = 2,12.10-10 m. Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo
dừng:
A. L.
B. O.
C. N.
D. M.
HƯỚNG DẪN

9


rn = n r0 → n2 =
2


2,12 x1010
= 4 → n = 2 => Đáp án A
5,3 x1011

Ví dụ 5: Biết độ lớn của năng lượng toàn phần của electron trong nguyên tử
hidro tỉ lệ nghịch với độ lớn bán kính của quỹ đạo. Năng lượng tồn phần của
electron gồm động năng của electron và thế năng tương tác của nó với hạt
nhân. Mặt khác, lại biết năng lượng tồn phần của electron trên quỹ đạo càng
xa hạt nhân thì càng lớn. Gọi WK và WN là năng lượng toàn phần của electron
trên các quỹ đạo K và N. Tính WN theo WK.
HƯỚNG DẪN
A

A

Ta có: WK = r ; WN = r ; A là một hằng số tỉ lệ.
K
N
Mặt khác: rN = 16rK.
=> WK = 16 WN hay WK = 16WN
Nếu WK và WN đều dương thì WK > WN. Điều đó khơng đúng. Vậy cả W K và
WN đều âm và WN =

1
WK ( với WK < WN < 0 ).
16

3.2.2. DẠNG 2: QUANG PHỔ NGUYÊN TỬ HIDRO
Ví dụ 1: Bước sóng của vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Laiman là λ0 = 122
nm, của hai vạch Hα và Hβ trong dãy Banme lần lượt là λ1 = 656nm và λ2 =

486nm. Hãy tính bước sóng của vạch quang phổ thứ hai trong dãy Laiman và
vạch đầu tiên trong dãy Pasen.
HƯỚNG DẪN
Ta có:
hc
hc
hc
= E2 – E1
= E3 – E2
= E4 – E2
λ0
λ1
λ2
λλ
hc
hc hc
= E3 − E1 = E3 − E 2 + E 2 − E1 =
+
⇒ λ31 = 0 1 = 103 nm;
λ31
λ1 λ0
λ0 + λ1
λλ
hc
hc hc
= E 4 − E 3 = E 4 − E 2 + E 2 − E3 =

⇒ λ43 = 1 2 = 1875 nm
λ 43
λ2 λ1

λ1 − λ2

Ví dụ 2: (ĐH 2011): Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của
ngun tử hiđrơ được xác định bởi công thức E n =

− 13,6
(eV ) với n = 1, 2,
n2

3…Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng n = 3 về quỹ
đạo dừng n = 1 thì ngun tử phát ra phơtơn có bước sóng λ 1. Khi êlectron
chuyển từ quỹ đạo dừng n = 5 về quỹ đạo dừng n = 2 thì ngun tử phát ra
phơtơn có bước sóng λ2. Mối liên hệ giữa hai bước sóng λ1 và λ2 là:
A. 27λ2 = 128λ1.
B. λ2 = 5λ1.
C. 189λ2 = 800λ1.
D. λ2 = 4λ1.
HƯỚNG DẪN
hc
1
= −13,6( 2 − 1)
λ1
3

hc
1
1
= −13,6( 2 − 2 )
λ2
5

2



λ1 189
=
λ 2 800

=> đáp án C

Ví dụ 3: Trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô, vạch ứng với bước sóng
dài nhất trong dãy Laiman là λ1 = 0,1216 µm và vạch ứng với sự chuyển của
10


electron từ quỹ đạo M về quỹ đạo K có bước sóng λ 2 = 0,1026 µm. Hãy tính
bước sóng dài nhất λ3 trong dãy Banme.
HƯỚNG DẪN
hc

hc

λ1λ 2

hc

Ta có: λ = E M − E L = E M − E K + E K − E L = λ − λ ⇒ λ3 = λ − λ = 0,6566µm
3
2
1

1
2
Ví dụ 4: Các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng được xác
định bằng công thức: En = −

13,6
eV với n là số nguyên; n = 1 ứng với mức cơ
n2

bản K; n = 2, 3, … ứng với các mức kích thích L, M, …
a) Tính năng lượng (đơn vị Jun) để iơn hố của ngun tử hiđrơ.
b) Tính ra mét bước sóng của vạch đỏ Hα trong dãy Banme.
HƯỚNG DẪN
a) Để ion hóa nguyên tử hiđrơ thì phải cung cấp cho nó một năng lượng để
electron nhảy từ quỹ đạo K (n = 1) ra khỏi mối liên kết với hạt nhân (n = ∞).
 13,6 x1,6 x10 −19 
 = 21,76 x10 −19 J
0 − −
Do đó ∆E = E∞ - E1 =
2


1



b) Ta có:
hc
13,6 x1,6 x10 −19  13,6 x1,6 x10 −19
= E3 − E 2 = −

− −

λ32
32
22



36hc
 ⇒ λ32 =
= 0,658 x10 −6 m
−19

5 x13,6 x1,6 x10


Ví dụ 5: Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của ngun tử hiđrơ
được tính theo cơng thức En = −

13,6
eV (n = 1, 2, 3,…). Tính bước sóng của
n2

bức xạ do nguyên tử hiđrô phát ra khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển
từ quỹ đạo dừng n = 3 sang quỹ đạo dừng n = 2.
HƯỚNG DẪN
13,6
13,6
eV = - 1,511 eV; E2 = − 2 eV = -3,400 eV
2

3
2
hc
hc
−7
E3 - E2 = λ ⇒ λ32 = E − E = 6,576 x10 m = 0,6576µm
32
3
2

Ta có: E3 = −

Ví dụ 6: Năng lượng của các trạng thái dừng trong nguyên tử hiđrô
lần lượt là: EK = -13,60 eV; EL = -3,40 eV; EM = -1,51 eV; EN = -0,85 eV;
EO = -0,54 eV. Hãy tìm bước sóng của các bức xạ tử ngoại do ngun tử hiđrơ
phát ra.
HƯỚNG DẪN
hc

hc

Ta có: λ LK = E − E = 0,1218 . 10-6 m ; λ MK = E − E = 0,1027.10-6 m
L
K
M
K
λ NK =

hc
hc

= =,0974 . 10-6 m ; λOK =
= 0,0951.10-6 m
EN − EK
EO − E K

Ví dụ 7: Biết bước sóng của hai vạch đầu tiên trong dãy Laiman của ngun
tử hiđrơ là λL1 = 0,122 µm và λL2 = 103,3 nm. Biết mức năng lượng ở trạng
thái kích thích thứ hai là -1,51 eV. Tìm bước sóng của vạch H α trong quang

11


phổ nhìn thấy của ngun tử hiđrơ, mức năng lượng của trạng thái cơ bản và
trạng thái kích thích thứ nhất.
HƯỚNG DẪN
hc

hc

hc

Ta có: λ = E M − E L = E M − E K − ( E L − E K ) = λ − λ
α
L2
L1
λ L1λ L 2
= 0,6739 µ m;
λ L1 − λ L 2
hc
hc

= EM − EK ⇒ EK = EM −
= −13,54eV eV;
λL2
λL 2
hc
EL = EK +
= −3,36eV
λ L!
⇒ λα =

Ví dụ 8: Cho biết bước sóng dài nhất của dãy Laiman và Banme trong nguyên
tử phát xạ của nguyên tử hidro lần lượt là 0,1217 µm và 0,6576 µm .
a. Hãy tính bước sóng vạch thứ 2 của dãy Laiman
b. Cho biết năng lượng của electron trong nguyên tử hidro được tính theo công
thức En= −

13,6
(eV) với n=1,2,3…là những số nguyên. Nguyên tử hidro đang ở
n2

mức năng lượng thấp nhất thì được truyền động năng 12,6eV. Hỏi có bao nhiêu
vạch quang phổ mà ngun tử có thể phát ra và tính bước sóng của các vạch
quang phổ đó.
HƯỚNG DẪN
a.

λ max trong dãy Lainman là λ 21:

hc


E2 – E1 = λ (1)
21

λ max trong dãy Banme là λ 32:

hc

E3 - E2 = λ (2)
32
Bước sóng vạch thứ 2 của dãy Laiman là λ 31:
hc
hc hc
= E3 – E1 = (E3 – E2) + (E2 – E1) = λ + λ
λ31
32
31
λ32 .λ21
Vậy: λ31 = λ + λ = 0,1027 µm
32
21

b. Ta có:
E1 = -13,6eV, khi nhận được năng lượng kích thích thì electron có thể chuyên
lên quỹ đạo dừng có mức năng lượng En
Ta có: En ≤ E1 + Eđ =>

− 13,6
≤ −13,6 + 12,6 => n ≤ 3,68
n2


Mà n là số nguyên => n = 2,3.Vậy nguyên tử có thể phát ra 3 vạch như câu a.
- 2 vạch trong dãy Lainman có λ21 = 0,1217 µm và λ31 = 0,1027 µm
- Vạch H α trong dãy Banme có λ32 = 0,6576µm
3.3. ĐỀ TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP MẪU NGUYÊN TỬ BO - QUANG
PHỔ NGUYÊN TỬ HYDRO

12


Câu 1: Khi electron trong nguyên tử hiđrô ở một trong các mức năng lượng cao
M, N, O, … nhảy về mức có năng lượng L, thì ngun tử hiđrơ phát ra các vạch
bức xạ thuộc dẫy
A. Lyman. B. Balmer. C. Paschen. D. Brackett.
Câu 2: Muốn quang phổ vạch của ngun tử hiđrơ chỉ phát ra 3 vạch thì phải
kích thích ngun tử hiđrơ đến mức năng lượng.
A. M.
B. N.
C. O.
D. P.
Câu 3: Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái dừng mà
electron chuyển động trên quỹ đạo O. Tính số vạch quang phổ mà nguyên tử có
thế phát ra khi chuyển về các trạng thái có năng lượng thấp hơn.
A. 1 vạch. B. 3 vạch. C. 6 vạch. D. 10 vạch.
Câu 4: Xét nguyên tử hiđrơ nhận năng lượng kích thích, electron chuyển lên
quỹ đạo N, khi electron trở về các quỹ đạo bên trong sẽ phát ra tối đa
A. 3 phôtôn. B. 4 phôtôn. C. 5 phôtôn. D. 6 phôtôn.
Câu 5: Trong quang phổ hiđrơ bức xạ đầu tiên trong dãy Balmer có
A. màu lam. B. màu chàm. C. màu tím. D. màu đỏ.
Câu 6: Trong quang phổ vạch của hidrô, dãy Lyman được hình thành ứng với
sự chuyển của electron từ quỹ đạo ngoài về

A. quĩ đạo K . B. quĩ đạo L. C. quỹ đạo M. D. quĩ đạo N.
Câu 7: Nguyên tử hiđrơ ở trạng thái cơ bản được kích thích có bán kính quỹ
đạo tăng lên 9 lần. Các chuyển dời có thể xảy ra là
A. từ M về L. B. từ M về K. C. từ L về K. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Người vận dụng thuyết lượng tử để giải thích quang phổ vạch của
nguyên tử Hiđro là
A. Einstein. B. Planck. C. Bohr. D. De Broglie.
Câu 9: Cho tần số của hai vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Lyman là f 1; f2.
Tần số của vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Balmer( fα ) được xác định bởi:
1

1

1

D. f = f + f
α
1
2
Câu 10: Các vạch trong dãy Paschen thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ ?
A. Vùng hồng ngoại.
B. Vùng tử ngoại.
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
D. Vùng ánh sáng nhìn thấy và tử ngoại.
Câu 11: Các vạch quang phổ trong dãy Lyman thuộc vùng nào ?
A. Vùng hồng ngoại.
B. Vùng tử ngoại.
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy. D. Một vùng ánh sáng nhìn thấy và tử ngoại.
Câu 12: Nói về sự tạo thành quang phổ vạch của hiđrô mệnh đề nào sau đây
không đúng:

A. Dãy Lyman thuộc vùng hồng ngoại.
B. Dãy Balmer thuộc vùng tử ngoại và vùng ánh sáng khả kiến.
C. Dãy Paschen thuộc vùng hồng ngoại.
D. Dãy Lyman thuộc vùng tử ngoại.
Câu 13: Mẫu nguyên tử Bohr khác mẫu ngun tử Rutherphord ở điểm nào?
A. Mơ hình nguyên tử có hạt nhân.
A. f α = f1 + f 2

B. f α = f1 − f 2

C. f α = f 2 − f1

13


B. Hình dạng quỹ đạo của các êlectrơn.
C. Biểu thức của lực hút giữa hạt nhân và êlectrôn.
D. Trạng thái có năng lượng ổn định.
Câu 14: Chọn câu trả lời đúng. Khi êlectrôn trong nguyên tử hiđrô chuyển từ
quĩ đạo M về quĩ đạo L thì:
A. nguyên tử phát ra phơtơn có năng lượng ε = EL – EM.
B. ngun tử phát phơtơn có tần số f =

EM − EN
h

C. nguyên tử phát ra một vạch phổ thuộc dãy Balmer.
D. nguyên tử phát ra một vạch phổ có bước sóng ngắn nhất trong dãy
Balmer.
Câu 15: Khi electron trong nguyên tử hiđrơ bị kích thích lên mức M có thể thu

được các bức xạ phát ra
A. chỉ thuộc dãy Laiman.
B. thuộc cả dãy Laiman và Banme.
C. thuộc cả dãy Laiman và Pasen. D. chỉ thuộc dãy Banme.
Câu 16: Cho ba vạch có bước sóng dài nhất trong ba dãy quang phổ của hiđrơ
là λ 1L= 0,1216µm(Laiman), λ 1P = 0,6563µm(Banme) và
λ1P = 1,8751µm(Pasen). Số vạch khác có thể tìm được bước sóng là
A. hai vạch.
B. ba vạch.
C. bốn vạch.
D. sáu vạch.
Câu 17: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên
tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo
giảm bớt
A. 12r0.
B. 4r0.
C. 9r0.
D. 16r0.
Câu 18: Cho bước sóng của 2 vạch trong dãy Balmer: λ α = 0,656µm; λβ =
0,486µm.. Hãy xác định bước sóng của bức xạ ở quang phổ vạch của hiđrô ứng
với sự di chuyển của electron từ quĩ đạo N về quĩ đạo M.
A. 1,875µm.
B. 1,255µm.
C. 1,545µm.
D. 0,840µm.
Câu 19: Cho bán kính quỹ đạo Bohr thứ nhất là 0,53A 0. Bán kính quỹ đạo Bohr
thứ 5 là
A. 1,325nm.
B. 13,25nm.
C. 123.5nm.

D. 1235nm.
Câu 20: Khi hiđro ở trạng thái cơ bản được kích thích chuyển lên trạng thái có
bán kính quỹ đạo tăng lên 9 lần. Khi chuyển dời về mức cơ bản thì phát ra bước
sóng của bức xạ có năng lượng lớn nhất là
A. 0,103µm.
B. 0,203µm.
C. 0,13µm.
D. 0,23µm.
Câu 21: Một electron có động năng 12,4eV đến va chạm với nguyên tử hiđrô
đứng yên, ở trạng thái cơ bản. Sau va chạm ngun tử hiđrơ vẫn đứng n
nhưng chuyển lên mức kích thích đầu tiên. Động năng của êlectrơn cịn lại

A. 10,2eV.
B. 2,2eV.
C. 1,2eV.
D. 1,9eV.
Câu 22: Năng lượng cần thiết tối thiểu để bứt electron ra khỏi nguyên
tử hiđrô từ trạng thái cơ bản là 13,6eV. Bước sóng ngắn nhất của vạch
quang phổ ở dãy Lyman bằng
A. 0,1012µm.
B. 0,0913µm.
C. 0.0985µm.
D. 0,1005µm.
14


Câu 23: Khi nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản được rọi bằng ánh sáng đơn
sắc và phát ra 6 vạch quang phổ. Năng lượng của phôtôn rọi tới nguyên tử là
A. 0,85eV.
B. 12,75eV.

C. 3,4eV.
D. 1,51eV.
Câu 24: Bước sóng dài nhất trong dãy Balmer bằng 0,6500µm. Bước sóng dài
nhất trong dãy Lyman bằng 0,1220µm. Bước sóng dài thứ hai trong dãy Lyman
bằng
A. 0,1027µm.
B. 0,1110µm.
C. 0,0528µm.
D. 0,1211µm.
Câu 25: Trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô, vạch ứng với bước sóng
dài nhất trong dãy Lyman là 0,1216µm. Vạch ứng với sự chuyển của electron
từ quĩ đạo M về quĩ đạo K có bước sóng 0,1026µm. Bước sóng dài nhất trong
dãy Balmer là
A. 0,7240µm.
B. 0,6860µm.
C. 0,6566µm.
D. 0,7246µm.
Câu 26: Cho bước sóng của 2 vạch trong dãy Balmer: λ α = 0,6563µm;
λβ = 0,4861µm.. Bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất trong dãy
Paschen ở vùng hồng ngoại là
A. 1,0939µm.
B. 1,2181µm.
C. 1,4784µm.
D. 1,8744µm.
Câu 27: Cho biết năng lượng cần thiết tối thiểu để bứt electron ra khỏi nguyên
tử hiđrô từ trạng thái cơ bản là 13,6eV. Cho biết hằng số Planck là h =
6,625.10-34(J.s), c = 3.108(m/s). Bước sóng ngắn nhất của vạch quang phổ trong
dãy Pasen là:
A. λPmin = 0,622µm.
B. λPmin = 1,0960.10-6 m

C. λPmin = 0,722µm.
D. λPmin = 0,922µm.
Câu 28: Bước sóng của quang phổ vạch quang phổ nguyên tử hiđrơ được
tính theo cơng thức :

1
1
1
= RH ( 2 − 2 )
λ
m
n

với RH = 1,097.107(m-1). Bước sóng

của vạch thứ hai trong dãy Balmer là
A. 0,486 µm. B. 0,518 µm . C. 0,586 µm . D. 0,868 µm .
Câu 29: Mức năng lượng của các quỹ đạo dừng của nguyên tử hiđrơ lần lượt
từ trong ra ngồi là: E1 = -13,6eV; E2 = -3,4eV; E3 = -1,5eV;
E4 = -0,85eV. Nguyên tử ở trạng thái cơ bản có khả năng hấp thụ các phơtơn
có năng lượng nào dưới đây, để nhảy lên một trong các mức trên ?
A. 12,2eV.
B. 10,2eV.
C. 3,4eV.
D. 1,9eV.
Câu 30: Trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô, vạch ứng với bước sóng
dài nhất trong dãy Laiman là 0,1216µm. Vạch ứng với sự chuyển của
electron từ quĩ đạo M về quĩ đạo K có bước sóng 0,1026µm. Bước sóng
dài nhất trong dãy Banme là
A. 0,7240µm.

B. 0,6860µm.
C. 0,6566µm.
D. 0,7246µm.
Câu 31: Hãy xác định trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử hiđrô
trong trường hợp người ta chỉ thu được 6 vạch quang phổ phát xạ của nguyên tử
hiđrô.
A. Trạng thái L. B. Trạng thái M. C. Trạng thái N. D. Trạng thái O.
Câu 32: Bước sóng ứng với bốn vạch quang phổ của ngun tử hiđrơ là vạch
tím: 0,4102 m µ ; vạch chàm: 0,4340 m µ ; vạch lam: 0,4861µm và vạch đỏ:
15


0,6563µm . Bốn vạch này ứng với sự chuyển của electron trong nguyên tử
hiđrô từ các quỹ đạo M, N, O và P về quỹ đạo L. Hỏi vạch lam ứng với sự
chuyển nào?
A. Sự chuyển M về L.
B. Sự chuyển N về L.
C. Sự chuyển O về L.
D. Sự chuyển P về L.
Câu 33: Xét ba mức năng lượng E K < EL < EM của nguyên tử hiđrô. Cho biết E L
– EK > EM – EL. Xét ba vạch quang phổ(ba ánh sáng đơn sắc) ứng với ba sự
chuyển mức năng lượng như sau: Vạch λ LK ứng với sự chuyển từ EL → EK.
Vạch λ ML ứng với sự chuyển từ EM → EL. Vạch λ MK ứng với sự chuyển từ EM
→ EK. Hãy chọn cách sắp xếp đúng:
A. λ LK < λ ML < λ MK .
B. λ LK > λ ML > λ MK .
C. λ MK < λ LK < λ ML.
D. λ MK > λ LK > λ ML.
Câu 34: Một ngun tử có thể bức xạ một phơtơn có năng lượng hf(f là tần số,
h là hằng số plăng) thì nó khơng thể hấp thụ một năng lượng có giá trị bằng:

A. 2hf.
B. 4hf.
C. hf/2.
D. 3hf.
-11
Câu 35: Bán kính quỹ đạo Bo thứ nhất là r 0 = 5,3.10 m. Cho biết khối lượng
của electron là m = 9,1.10-31 kg, điện tích electron là e = -1,6.10 -19C, k = 9.109
(kgm2/C2). Động năng của eleectron trên quỹ đạo Bo thứ nhất bằng
A. 13,6J.
B. 13,6eV.
C. 13,6MeV.
D. 27,2eV.
Câu 36: Nguyên tử hiđrô gồm một hạt nhân và một electron quay xung quanh
hạt nhân này. Bán kính quỹ đạo dừng thứ nhất là r 0 = 5,3.10-11m. Trên quỹ đạo
dừng thứ nhất electron quay với tần số bằng
A. 6,6.1017 vòng/s.
B. 7,6.1015 vòng/s.
C. 6,6.1015 vịng/s.
D. 5,5.1012 vịng/s.
Câu 37: Electron trong ngun tử hiđrơ chuyển từ mức năng lượng thứ 3 về
mức năng lượng thứ nhất. Tần số mà phôtôn phát ra bằng:
A. 9,22.1015 Hz. B. 2,92.1014 Hz. C. 2,29.1015 Hz.
D. 2,92.1015 Hz.
Câu 38: Khi kích thích nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản, bán kính quỹ đạo
dừng của electron tăng lên 9 lần. Bước sóng của các bức xạ mà ngun tử hiđrơ
có thể phát ra sau đó là
A. 0,434 µm ; 0,121µm ; 0,657µm . B. 0,103µm ; 0,486 µm ; 0,657 µm .
C. 0,103 µm ; 0,121 µm ; 0,657 µm . D. 0,103 µm ; 0,121 µm ; 0,410 µm.
Câu 39: Thơng tin nào đây là sai khi nói về các quỹ đạo dừng ?
A. Quỹ đạo có bán kính r0 ứng với mức năng lượng thấp nhất.

B. Quỹ đạo M có bán kính 9r0.
C. Quỹ đạo O có bán kính 36r0.
D. Khơng có quỹ đạo nào có bán kính 8r0.
Câu 40: Trong nguyên tử hiđrô, ban đầu electron đang nằm ở quỹ đạo K(n = 1),
nếu nó nhảy lên quỹ đạo L(n=2) thì nó đã hấp thụ một phơtơn có năng lượng là
A. ε = E2 – E1. B. ε = 2(E2 – E1). C. ε = E2 + E1. D. ε =4(E2 – E1).
Câu 41: Bình thường, nguyên tử luôn ở trạng thái dừng sao cho năng lượng của
nó có giá trị
A. cao nhất. B. thấp nhất. C. bằng khơng. D. bất kì.
16


Câu 42: Cho: 1eV = 1,6.10-19 J; h = 6,625. 10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Khi êlectrôn
(êlectron) trong nguyên tử hiđrơ chuyển từ qũy đạo dừng có năng lượng
Em = -0,85 eVsang quĩ đạo dừng có năng lượng En= -13,60 eV thì ngun
tử phát bức xạ điện từ có bước sóng
A. 0,0974 µm.
B. 0,4340 µm.
C. 0,4860 µm.
D. 0,6563 µm.
Câu 43: Trong quang phổ của nguyên tử hiđrô, nếu biết bước sóng dài nhất của
vạch quang phổ trong dãy Laiman là λ 1 và bước sóng của vạch kề với nó trong
dãy này là λ2 thì bước sóng λα của vạch quang phổ Hα trong dãy Banme là
A. λ1 + λ2

λ1λ2

λ1λ2

B. λ − λ

C. λ1 − λ2
D. λ + λ
1
2
1
2
Câu 44: Trong ngun tử hiđrơ , bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 (m). Bán kính quỹ
đạo dừng N là
A. 47,7.10-11(m). B. 21,2.10-11 (m). C. 84,8. 10-11(m). D. 132,5.10-11(m).
Câu 45: Ngun tử hiđtơ ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV.
Để chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng -3,4 eV thì ngun tử hiđrơ
phải hấp thụ một phơtơn có năng lượng
A. 10,2 eV.
B. -10,2 eV.
C. 17 eV.
D. 4 eV.
Câu 46: Một đám nguyên tử hiđrơ đang ở trạng thái kích thích mà êlectron
chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi êlectron chuyển về các quỹ đạo dừng
bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch?
A. 3.
B. 1.
C. 6.
D. 4.
Câu 47: Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo
K thì ngun tử phát ra phơtơn có bước sóng 0,1026 µm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s,
e = 1,6.10-19 C và c = 3.108m/s. Năng lượng của phôtôn này bằng
A. 1,21 eV.
B. 11,2 eV.
C. 12,1 eV.
D. 121 eV.

Câu 48: Tỉ số giữa bán kính quỹ đạo L và M của e trong nguyên tử H2 là:
2
4
3
9
A.
B.
C.
D.
2
4
3
9
Câu 49: Theo mẫu nguyên tử Bo thì trong ngun tử hiđro, bán kính quỹ đạo
dừng của electron trên các quỹ đạo là rn = n2ro với ro = 5,3.10-11m là bán kính
Bo; n = 1, 2, 3…là các số nguyên dương tương ứng với các mức năng lượng của
các trạng thái dừng nguyên tử. Gọi v là tốc độ của electron trên quỹ đạo K, khi
nhảy lên quỹ đạo M, electron có tốc độ bằng
A. v/ 3
B. 3v
C. v/9
D. v/3
Câu 50 : Mức năng lượng ở trạng thái dừng của nguyên tử H được xác định
En = −

E0
( trong đó n là số nguyên dương, E 0 là năng lượng ở trạng thái cơ bản).
n2

Khi electron nhảy từ quỹ đạo thứ 3 về quỹ đạo thứ 2 thì ngun tử H phát ra

bức xạ có bước sóng λ 0. Nếu nguyên tử H nhảy từ quỹ đạo thứ 2 về trạng thái
cơ bản thì bước sóng của bức xạ phát ra là:
A. 27 λ 0/5
B. 5 λ 0/7
C. λ 0/15

D. 5 λ 0/27
17


* Trên đây là tồn bộ nội dung ơn tập mà tôi đã triển khai cho học sinh lớp
12 ban cơ bản nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các em để các em tự
tin bước vào mùa thi mới.
4. Kết quả
4.1. Những kết quả đã đạt được:
Đề tài “Huớng dẫn học sinh lớp 12 ban cơ bản phân dạng và nắm được
phương pháp giải bài tập phần: Mẫu nguyên tử Bo – Quang phổ vạch của
Hidro” giúp các em hiểu sâu hơn về các hiện tượng vật lý, phân loại được các
dạng bài tập, có phương pháp giải các dạng bài tập nhằm đạt kết quả cao hơn
trong các kỳ thi.
Sau khi vận dụng đề tài này tôi nhận thấy đa số học sinh nắm vững các dạng
bài tập, biết cách suy luận logic, tự tin vào bản thân hơn khi giải các bài tập
thuộc dạng này. Trong các năm tơi cũng đã có hoc sinh đạt giải học sinh giỏi và
học sinh đạt điểm 9; 10 thi đại học.
Khảo sát giải các bài tập trắc nghiệm tổng hợp ở 2 lớp 12B3 và 12B4 trường
THPT Yên Định 3 có được kết quả như sau.
Lớp
12B3
12B4


Sĩ số
32
40

Điểm 9-10
0
1

Điểm 7-8
5
6

Điểm 5-6
20
27

Điểm 3-4
7
6

Điểm 0,1,2
0
0

4.2. Một số mặt hạn chế:
- Trong việc ôn tập triển khai đề tài: Bên cạnh những em có khả năng thực sự,
cịn rất nhiều em chưa đáp ứng được kỳ vọng của bản thân và thầy cô. Trong
q trình học tập các em chưa chịu khó, chưa chăm học, ý thức kém nên kết quả
chưa cao
- Một số kiến thức lí thuyết trong đề tài các em phải cơng nhận máy móc, học

thuộc các cơng thức để vận dụng giải bài tập chứ không được hiểu tận gốc vấn
đề.
- Các cơng thức áp dụng nhiều, khó nhớ, khó bíên đổi, địi hỏi đổi đơn vị phù
hợp nên nhiều khi các em còn nhầm lẫn dẫn đến kết quả khơng chính xác
4.3 Bài học kinh nghiệm:
- Việc phân dạng bài tập và hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải bài tập mang
lại kết quả tương đối tốt, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy mới,
phương pháp thi cử theo hướng trắc nghiệm khách quan
- Việc phân dạng bài tập và hướng dẫn học sinh làm tốt các dạng bài tập đã
giúp cho giáo viên nắm vững mục tiêu chương trình, từ đó cũng nâng cao chất
lượng giảng dạy môn vật lý.
- Giúp giáo viên không ngừng tìm tịi, sáng tạo ra những phương pháp phân
loại và giải bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, từ đó nhằm nâng cao trình
độ chun mơn nghiệp vụ của giáo viên để tránh nguy cơ tụt hậu.
- Rèn cho học sinh phương pháp học tập tích cực, chủ động kiến thức dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Học sinh phải có tinh thần học tập nghiêm túc, phải
nhận thức rõ ràng sự khac biệt giữa học để biết và học để thi như thế nào.
18


C. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ
- Trong cấp học THPT: Các kỳ thi ln được coi trọng vì nó phản ánh được
chất lượng dạy và học của giao viên và học sinh, là thước đo để đánh giá sự nỗ
lực, phấn đấu của thầy và trị.
- Muốn có kết quả tốt phải bắt đầu từ người thầy trước. Khơng có học trị dốt,
chỉ có thầy chưa giỏi: Trong q trình giảng dạy người thầy phải biết bắt đầu từ
những kỹ năng đơn giản nhất như dạy bài mới như thế nào cho tốt, ôn tập như
thế nào để bồi dưỡng được các kiến thức, kỹ năng…Kiến thức, sự hiểu biết,
kinh nghiệm và tư cách của người thầy có sức lan tỏa lớn đối với học sinh.
- Đề tài của tôi không bắt nguồn từ những ý tưởng lớn lao mà xuất phát từ thực

tế mà tôi đã được trãi nghiệm trong q trình ơn tập nhiều năm. Nội dung, kiến
thức của để tài giúp cho học sinh hiểu rộng hơn, học tốt hơn, rèn tốt hơn những
kiến thức cơ bản mà sách giáo khoa đã nêu ra. Vì vậy tơi cũng tin tưởng rằng:
Đề tài của tôi sẽ được áp dụng rộng rãi, nhất là đối tượng học sinh giỏi và ôn thi
ĐH – CĐ.
Tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía đồng nghiệp, các tổ
chức chun môn để tôi làm được tốt hơn trong những năm tới.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
không sao chép của người khác
Yên định , ngày 1 tháng 4 năm 2013
Người viết

Hoàng Thị Yến

19


DANH MỤC THAM KHẢO
1) SGK vật lý 12 nâng cao
2) SGK vật lý 12 cơ bản
3) Sách BT vật lý 12 nâng cao
4) Sách BT vật lý 12 cơ bản
5) Giải toán vật lý 12 tập 3
6) Các đề thi cao đẳng, đại học và đáp án hàng năm

20




×