Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sự cần thiết của mô hình chính phủ điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.5 KB, 12 trang )

Bài luận môn: Tin học ứng dụng trong quản lí Hành chính Nhà nước
Sự cần thiết của mô hình chính phủ điện tử (CPĐT)?
Xây dựng chính phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền
thông vào các hoạt động của chính phủ. Chính phủ điện tử giải phóng thông tin,
khắc phục các rào cản về tính cơ học trong hệ thống thông tin. Chính phủ sử
dụng công nghệ thông tin và truyền thông để cải tiến, nâng cấp các dịch vụ của
chính phủ trở nên hiệu lực, hiệu quả, minh bạch hơn, nhằm đem lại sự hài lòng,
lợi ích cho người được hưởng dịch vụ như: người dân, doanh nghiệp, và các đối
tác khác.
Chính phủ điện tử là cầu nối gần nhau hơn giữa nhà nước với công dân,
doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội khác. Mọi thông tin được cung cấp từ
nhà nước được công dân, doanh nghiệp tìm thấy dễ dàng hơn.
Chính phủ điển tử sẽ làm cho nền hành chính phát triển mạnh hơn. Áp dụng
mô hình chính phủ điện tử tạo ra quá trình xử lý công việc trở nên nhanh chóng
và thuận lợi. Các đầu mối lưu thông trở nên dễ dàng, dịch vụ của chính phủ được
người dân, doanh nghiệp tìm thấy và sử dụng một cách dễ dàng. Đặc biệt là chất
lượng cung cấp dịch vụ công của chính phủ tăng lên rõ rệt. Các cá nhân, tổ chức
sử dụng dịch vụ mọi lúc mọi nơi, không phụ thuộc vào không gian; thời gian xử
lý công việc ngắn, tạo sự hài lòng cho người hưởng dịch vụ.
I. CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ.
1. Định nghĩa.
Chính phủ điện tử (E-Government), các hoạt động được công nghệ hóa hoạt
động trong quá trình quản lí nhà nước. Chính phủ điện tử là ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động quản lý và đổi mới toàn diện các quan hệ, các nguồn
lực, các quy trình, phương thức hoạt động và nội dung hoạt động của Chính phủ.
Chính phủ điện tử là ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông vào hoạt
động quản lí, tổ chức để các cơ quan quản lí hành chính nhà nước làm việc hiệu
lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh
nghiệp và các tổ chức khác; đồng thời tạo điều kiện quyền làm chủ của mình
trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Giải pháp Chính phủ điện tử cho Việt Nam Trang 1


Bài luận môn: Tin học ứng dụng trong quản lí Hành chính Nhà nước
2. Ưu điểm.
Chính phủ điện tử là kết quả ứng dụng thành công công nghệ thông tin và
truyền thông vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nó mang lại nhiều
điểm thuận lợi cho quá trình hoạt động của cơ quan nhà nước và tạo ra một
bước ngoặc cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Chính phủ điện tử đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, “không có ứng
dụng công nghệ thông tin thì không thể cải cách hành chính”. Sự thành công
trong việc sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của của con người,
mà hoạt động quản lí là một ví dụ. Thông tin được truyền một cách nhanh nhất
và được hệ thống một cách rõ ràng, chính xác, thuận lợi cho quá trình tìm và lưu
trữ. Chính phủ điện tử giúp cho các hoạt động quản lí hành chính nhà nước trở
nên nhanh chóng, chất lượng của dịch vụ công được nâng cao và người dân có
thể sử dụng dịch vụ đó một cách nhanh nhất dễ dàng nhất, không còn cảnh xếp
hàng để được giải quyết công việc.
Giảm thiểu bệnh quan liêu, tham nhũng, kiểm soát tốt hơn tài chính và chi phí
công. Chính phủ điện tử trong một nền hành chính phát triển, sự tham gia của
con người ít hơn, chủ yếu là những con người tiến bộ. Mức độ tự động hóa lớn,
ít có sự tham gia của con người. Nhờ sự công khai và đơn giản hóa các thủ tục
hành chính, công dân biết rõ các hoạt động của nhà quản lí hành chính.
Chính phủ điện tử là công cụ, phương tiện, là hệ thống giúp lãnh đạo điều
hành, quản lí hành chính nhà nước một cách rõ ràng, minh bạch và trong sạch
hơn so với phong cách lãnh đạo trong Chính phủ truyền thống.
Chính phủ điện tử là mô hình mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, chính trị xã
hội:
Thứ nhất, tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn, thu hút đầu tư dễ dàng, thủ
tục trong đăng ký kinh doanh thuận tiện.
Thứ hai, không có hình thức xếp hàng để được cung cấp dịch vụ, công dân
truy cập dịch vụ mọi lúc, mọi nơi bằng internet, điện thoại,
Thứ ba, sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và tham gia rộng rãi của

người dân. Thực hiện cơ chế một cửa nhanh chóng, một cửa từ Trung ương đến
địa phương, từ Trung ương đến công dân, từ địa phương đến công dân.
Giải pháp Chính phủ điện tử cho Việt Nam Trang 2
Bài luận môn: Tin học ứng dụng trong quản lí Hành chính Nhà nước
Thứ tư, nâng cao hiệu quả và hiệu suất làm việc của cơ quan hành chính nhà
nước. Phá bỏ hàng loạt các thủ tục hành chính mang tính rườm rà, quan liêu.
Giảm chi phí và chồng chéo công việc, tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức đi
lại cho công dân, doanh nghiệp. Nâng cao năng suất làm việc cho cán bộ, công
chức. Giảm bớt biên chế không cần thiết.
Thứ năm, Chính phủ điện tử dễ dàng vươn tới, cải thiện, nâng cao đời sống
cho cộng đồng vùng sâu vùng xa. Cung cấp tối thiểu các dịch vụ và hàng hóa
cần thiết.
Thứ sáu, quá trình truy cập sử dụng dịch vụ và phản hồi một cách dễ dàng,
phản ánh và giải quyết kịp thời thắc mắt của công dân.
3. Khuyết điểm.
Thứ nhất, sẽ không phù hợp với các nước có trình độ dân trí thấp, sử dụng
công nghệ thông tin và truyền thông còn hạn chế, phương tiện thông tin đại
chúng chưa đáp ứng được nhu cầu của của công dân. Khả năng truy cập thông
tin không có. Lúc này, CPĐT(Chính Phủ điện tử)sẽ thất bại.
Thứ hai, CPĐT đòi hỏi sự bảo mật cao, dễ bị hacker truy cập và phá hủy các
dữ liệu, thông tin sẽ bị rò rĩ, mức độ rủi ro cao. Mọi hoạt động đều phải ngưng
nếu hệ thống chính phủ điện tử gặp lỗi.
Thứ ba, khả năng chuyên môn của cán bộ, công chức còn thấp, không đáp
ứng được yêu cầu xử lí công việc.
II. THỰC TRẠNG ĐỂ ÁN 112 VÀ BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG MÔ HÌNH
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM.
1. Những mặt đạt được.
Đề án 112 hay Đề án tin học hóa quản lí hành chính nhà nước giai đoạn 2001
– 2005 được Thủ tướng phê duyệt ngày 25 tháng 7 năm 2007. Đề án 112 chủ
yếu là xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động quản lí hành chính

nhà nước. Bám sát mục tiêu cải cách hành chính, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa
công nghệ hành chính. Thực hiện tin học hóa trong các quy trình thủ tục cung
cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ, giải quyết
nhanh gọn, hiệu quả các thủ tục hành chính. Đề án 112 đã đào tạo một lượng
lớn cán bộ, công chức có khả năng tiếp cận sử dụng tin học và công nghệ thông
tin.
Giải pháp Chính phủ điện tử cho Việt Nam Trang 3
Bài luận môn: Tin học ứng dụng trong quản lí Hành chính Nhà nước
Những thành tựu đạt được trong đề án 112:
- Các cơ quan hành chính nhà nước đã bước đầu thiết lập mạng nội bộ
(LAN) phục vụ thông tin cho hoạt động quản lí, tổ chức; thúc đẩy cải cách hành
chính.
- Một số ban, bộ, ngành đã xây dựng trang thông tin điện tử cho mình; thiết
lập mail cho cán bộ, công chức; công khai các quy trình thủ tục hành chính, tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ công do cơ quan mình cung
cấp.
- Sử dụng phần mềm để quản lí hồ sơ, công việc, quản lí cán bộ công chức
mang lại nhiều hiệu quả.
- Dịch vụ công được áp dụng tin học nên chất lượng được nâng cao khá
nhiều; năng lực và hiệu quả làm việc của cơ quan nâng cao; nhân dân và doanh
nghiệp được phục vụ nhanh gọn, và chất lượng.
- Đào tạo một lượng lớn cán bộ, công chức có khả năng sử dụng tin học và
công nghệ thông tin. Nâng cao kỉ năng sử dụng máy tính và mạng máy tính để
xử lí công việc.
Đề án 112 đem lại không ít hiệu quả và kinh nghiệm cho chương trình ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước (chương trình
thực hiện nghị định 64/2207/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của cơ quan Nhà nước) và hướng tới hình thành mô hình chính phủ
điện tử.
Tiếp thu, kế thừa và phát triển đề án 112, nghị định 64 đã hoàn thiện hơn, khả

năng áp dụng tin học vào thực tiễn được cải thiện rõ rệt. Nghị định 64 có thể nói
là đẩy mạnh và sửa chữa cho đề án 112.
Nghị định 64 quy định rõ ràng hơn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
từng cơ quan, cá nhân thực hiện chương trình.
Kế thừa đội ngũ cán bộ, công chức bước đầu làm quen với máy tính, tạo sự
dễ dàng tiếp thu hơn so với đề án 112.
Giải pháp Chính phủ điện tử cho Việt Nam Trang 4
Bài luận môn: Tin học ứng dụng trong quản lí Hành chính Nhà nước
Quản lí về tài chính, chi tiêu công trong chương trình được cải thiện, có chế
độ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của chương trình.
Đề án 112 và nghị định 64 có thể là 2 bước đầu thử nghiệm chi chính phủ
điện tử, mặt dù trả cái giá khá đắt nhưng 2 chương trình này là 2 bài học kinh
nghiệm lớn cho quá trình tiến tới mô hình Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
2. Tồn tại.
Đề án 112 qua đi để lại nhiều bài học kinh nghiệm, chi phí cho đề án quá lớn
hiệu quả mạng lại bước đầu chưa thấy được gây thất thoát tài chính lớn cho nhà
nước.
Về con người, bỏ ra hàng tỉ đồng để đào tạo, kết quả mang lại không nhiều,
công chức còn mang nhiều tư duy cũ, mặt dù đã được đào tạo và có máy móc
mà vẫn làm việc theo phong cách cũ – làm việc thủ công bằng tay. Một bộ phận
không nhỏ cán bộ, công chức đào tạo không hiệu quả, không tiếp thu được
những luồng thông tin mới.
Nhiều địa phương không hợp tác, cán bộ lãnh đạo hời hợt không kiên quyết
áp dụng, chí phí cho đề án lọt vào túi riêng của cán bộ có vị trí quan trọng trong
đề án. Kiểm soát tài chính còn nhiều lỏng lẻo, gây thất thoát.
Về khoa học kĩ thuật và công nghệ, đầu tư chưa đúng mức, đầu tư không đi
kèm với hướng dẫn sử dụng, nhất là các phần mềm ứng dụng trong quản lí. Máy
móc không để làm việc mà chủ yếu để giải trí (chơi game, nghe nhạc, ).
3. Nguyên nhân Đề án 112 sụp đổ.
Thứ nhất, có thể nói nguyên nhân đầu tiên là quản lí tài chính của đề án

không có hiệu quả, không có kiểm tra, kiểm soát dẫn đến tham nhũng, một số
tiền lớn lọt vào túi riêng của cán bộ thực hiện đề án, thực hiện đề án theo hướng
có lợi cho từng cá nhân.
Chưa có hành lang pháp lí để thực hiện đề án, ban điều hành vừa đá bóng vừa
thôi còi, như vậy tiêu cực diễn ra là điều tất nhiên. Chương trình áp dụng chưa
đồng bộ, nhiều nơi chưa giám sát chặt chẽ thực hiện đề án qua loa, hời hợt.
Giải pháp Chính phủ điện tử cho Việt Nam Trang 5
Bài luận môn: Tin học ứng dụng trong quản lí Hành chính Nhà nước
Đề án 112 là chương trình trọng điểm quốc gia, quá vội vàng đưa vào thcwj
hiện khi chưa đủ nhân lực và vật lực, chưa đem ra thí điểm mà đã áp dụng đồng
loạt, chưa có mô hình mẫu, chưa lường trước được sự biến động và phản hồi từ
phía nhân dân, chưa kiểm nghiệm được thành tựu của đề án.
Cán bộ, công chức chưa được đào tạo đúng mức, nhiều công chức còn suy
nghĩ lạc hâu, chưa chấp nhận được hình thức giải quyết công viêc bằng máy
tính. Cán bộ lãnh đạo chưa quyết đoán, mạnh mẽ trong việc thực hiện.
Các dịch vụ do 112 mang lại không đáp ứng được yêu cầu của người dân,
doanh nghiệp.
III. GIẢI PHÁP CỨU VỚT ĐỀ ÁN 112 VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Giải pháp cứu vớt đề án 112.
Có thể nói nghị định 64 là một giải pháp để cứu vớt đề án 112, tiếp tục thừa
kế, tận dụng các thành tựu của đề án 112 mang lại kể cả đội ngủ cán bộ công
chức đã được đào tạo và các thiết bị máy móc khác.
Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hệ thống các trường tin học, nâng cao chất
lượng dạy và học về chuyên ngành tin học, công nghệ thông tin và truyền thông.
Ban hành các văn bản pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lí nhà nước. Thiết lập hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lí cho các hoạt động
của các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin sau này, đặc biết là mô hình
chính phủ điện tử.
Tận dụng vốn đầu tư, đầu tư về trang thiết bị, máy móc của các nước. Tăng

số các thiết bị thông tin trên đầu người (máy vi tính, điện thoại, fax, ) đảm bảo
thông tin đủ mạnh đến được các người dân.
Xây dựng các môn hình thí điểm ở cấp tỉnh, bộ sau đó nhân rộng xuống
huyện, xã. Hiện nay, mô hình tin học hóa tại một số địa phương tương đối thành
công, chúng ta có thể dùng thành công đó làm nguồn cho các địa phương khác.
Giải pháp Chính phủ điện tử cho Việt Nam Trang 6
Bài luận môn: Tin học ứng dụng trong quản lí Hành chính Nhà nước
Bước đầu thì tăng cường tin học hóa trong cơ quan nhà nước, sau đó mở rộng
thị trường tin học, tăng cường đầu tư cho lĩnh vực này cả về quy mô và chất
lượng. Tin học phải đến được tận người dân, doanh nghiệp thì mới thành công.
2. Giải pháp xây dựng mô hình Chính phủ điện tử (CPĐT) đối với Việt
Nam hiện nay:
2.1 Thế mạnh.
Hiện nay, thế mạnh lớn nhất của Việt Nam là mô hình chính phủ điện tử đang
được phát triển rầm rộ trên thế giới, nhất là các nước phát triển. Để thuận lợi
cho xu thế toàn cầu hóa, các nước giúp đở lẫn nhau về vấn đề này. Mô hình
chính phủ điện tử ở các nước là bài học, là kinh nghiệm là mô hình mẫu cho
chúng ta học hỏi, rút kinh nghiệm.
Và tiếp đến là Chính phủ Việt Nam đã kí hiệp định khung về ASEAN điện tử,
và chúng ta có người tham gia trong nhóm này, tạo điều kiện chúng ta tiếp cận
đến một kinh nghiệm nhất định trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử.
Trong thời gian qua (theo đề án 112, nghị định 64) chúng ta đã có khá nhiều
thành công tạo bước đầu cho chính phủ điện tử như: hệ thống mạng giữa chính
phủ, các bộ, ngành và địa phương; nhiều địa phương đã có hệ thống website
riêng, đáp ưng những nhu cầu về thông tin nhất định cho người dân. Đặc biệt là
website của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, và
thành phố Đà Nẵng là những ví dụ.
Môi trường pháp lí đã được cải thiện, Bộ chính trị có chủ trương đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách pháp luật để đẩy mạnh phát triển

công nghệ thông tin như: Luật giao dịch điện tử; Luật công nghệ thông tin; Pháp
lệnh bưu chính, viễn thông; các nghị quyết, nghị định của chính phủ về phát
triển công nghệ phần mềm và bảo mật.
Nhiều cá nhân, tổ chức đang đi sâu vào nghiên cứu mô hình chính phủ điện
tử. Nhiều dự án đang được xem xét và đem ra ứng dụng. Thành phố Hồ Chí
Giải pháp Chính phủ điện tử cho Việt Nam Trang 7
Bài luận môn: Tin học ứng dụng trong quản lí Hành chính Nhà nước
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng đang đi vào thí điểm để thực hiện toàn quốc hóa quá
trình ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lí nhà nước.
Nguồn vốn được cải thiện, từ năm 2006, dành 1% ngân sách nhà nước cho
quá trình xây dựng chính phủ điện tử. Các nguồn vốn ODA của các nước dành
cho quá trình xây dựng chính phủ điện tử tăng lên. Và chính phủ có nhiều chính
sách huy động vốn khác
2.2 Hạn chế.
Nhận thức về chính phủ điện tử còn thấp. Sự hiểu biết và nhận thức của
người dân, lãnh đạo và công chức còn thấp. Khái niệm chính phủ điện tử còn
khá mới mẽ đối với Việt Nam. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động quản lí thấp.
Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông yếu. Thứ nhất, nói về trang thiết
bị chưa được trang bị đúng mức, còn lạc hậu. Số lượng chưa được phổ biến
rông rãi, chỉ tập trung một số vùng có trình độ dân trí cao. Thứ hai, nói về khả
năng chuyên môn, nhìn chung là còn thấp. Thiếu về số lượng lẫn chất lượng.
Môi trường pháp lí chưa hình thành. Mặt dù đã có nhiều văn bản qui định về
vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin. Các văn bản ứng dụng công nghệ thông
tin thì chưa sát với thực tế nên mức độ khả thi rất thấp. Chính phủ điện tử là
mục tiêu lớn của đất nước, chưa có một văn bản nào nói về xây dựng chính phủ
điện tử ở Việt Nam.
Bí mật và an toàn thông tin chưa đảm bảo. Đây là vấn đề của toàn cầu, cả thế
giới đang hướng tới sự hoàn thiện về lĩnh vực bảo mật. Khả năng bảo mật còn
kém, an toàn thông tin không đảm bảo được, đây là hạn chế lớn đối với quá

trình xây dưng Chính phủ điện tử.
Cải cánh hành chính chậm với phương thức điều hành lạc hậu. Vấn đề này
được là vấn đề nan giải, ngay cả trong quá trình xây dựng mô hình ứng dụng
công nghệ thông tin, các thủ tục, qui định lạc hậu là một lực cản mạnh đối với
quá trình phát triển chính phủ điện tử.
Thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực cao cấp. Nguồn nhân lực và vốn là các yếu
tố đần tiên để triển khai bất cứ một hoạt động nào. Chính phủ điện tử cũng vậy,
Giải pháp Chính phủ điện tử cho Việt Nam Trang 8
Bài luận môn: Tin học ứng dụng trong quản lí Hành chính Nhà nước
là mô hình áp dụng công nghệ cao đòi hỏi có nguồn vốn lớn và nguồn nhân lực
thật sự mạnh về chuyên môn và quản lí.
2.3 Giải pháp.
Thứ nhất, nâng cao năng lực toàn xã hội về nhận thức, kinh tế xã hội và tổ
chức triển khai.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo, công chức và nhân
dân về chính phủ điện tử. Mô tả cho họ thấy sự cần thiết của chính phủ điện tử
trong thời đại ngày nay. Phân tích các ưu điểm và kết quả do chính phủ điện tử
mang lại.
Đào tạo cán bộ lãnh đạo thông tin và cán bộ, công chức chuyên trách về
thông tin. Đào tạo cán bộ, công chức nâng cao hiểu biết cho cán bộ, công chức
về chính phủ điện tử. Đào tạo khả năng chuyên môn đáp ưng được các yêu cầu
mà chính phủ điện tử đề ra.
Thành lập các trung tâm đào tạo và giúp đỡ người dân khai thác thông tin qua
mạng và sử dụng các dịch vụ công do chính phủ điện tử mang lại. Xuất bản các
ấn phẩm về chính phủ điện tử, thông tin đại chúng về chính phủ điện tử, Hình
thành công dân điện tử, phải tin học hóa đến tận nhân dân.
Quản lí các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Thường
xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
Cấp trên, cấp có thẩm quyền chuyên môn phải thường xuyên đôn đốc cấp thực
hiện.

Kiện toàn ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin, phải nhận thức rõ đây
là chương trình trọng điểm quốc gia ban chỉ đạo phải là người có thẩm quyền
cao nhất là thủ tướng chính phủ và các bộ trưởng là thành viên. Với đòi hỏi như
vậy, thì chương trình mới thành công được.
Tăng cường vai trò quản li nhà nước, đòi hỏi vai trò quản lí nhà nước gắn liền
với ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin. Quản lí nhà nước cũng như
quản lí nhà nước trên các lĩnh vực khác, cần phải đẩy mạnh kiểm tra giám sát,
thường xuyên đánh giá kết quả đạt được. Xây dựng chương trình, ban hành văn
Giải pháp Chính phủ điện tử cho Việt Nam Trang 9
Bài luận môn: Tin học ứng dụng trong quản lí Hành chính Nhà nước
bản pháp luật tạo điều kiện cho công nghệ thông tin phát triển. Quản lí nhà nước
kịp thời ngăn cản và khắc phục các tiêu cực kịp thời.
Kiện toàn đầu mối quản lí công nghệ thông tin ở các địa phương, và ở các bộ
ngành. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông suốt từ trung ương đến địa phương. Thống
nhất trong quá trình quản giữa các cơ quan quản lí theo ngành, lĩnh vực và theo
khu vực hành chính. Thống kê, theo dõi các hoạt động ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin để đánh giá, báo cáo, tạo cơ sở để nghiên cứu.
Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực và nguồn tài chính mạnh mẽ.
Nguồn nhân lực, vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề. Chương trình thành công hay
không, thành công ở mức độ nào đều do nhân tố nguồn nhân lực quyết định. Để
giải quyết tốt vấn đề nguồn nhân lực, thì cần có các giải pháp cụ thể:
Xây dựng các trường, các viện chuyên nghiên cứu, đào tạo nhân lực công
nghệ thông tin, truyền thông. Đào tạo nguồn nhân lực cấp cao về công nghệ
thông tin và truyền thông.
Xây dựng chuẩn mực đối với cán bộ, công chức trong chính phủ điện tử. Cán
bộ, công chức phải là những con người tiên tiến, mẫu mực, có đạo đức cách
mạng, có đủ trình độ sử dụng công nghệ thông tin và quản lí nhà nước tốt thông
qua mô hình chính phủ điện tử.
Đưa ra chính sách thu hút nhân tài, tạo điều kiện thuận lợi cho người có tài
vào làm việc trong cơ quan nhà nước bằng các chính sách về lương, bổng, môi

trường làm việc, giải trí, cơ hội thăng tiến và các chế độ đãi ngộ khác.
Nguồn tài chính, kết hợp với nguồn nhân lực tạo thành nguồn lực mạnh mẽ
cho quá trình xây dựng chính phủ điện tử. Để có nguồn tài chính mạnh mẽ, đòi
hỏi nhà nước quan tâm đúng mức (cụ thể là dành một phần ngân sách nhà nước
cho quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin hướng tới xây dựng
mô hình chính phủ điện tử.
Xây dựng quỹ nhằm thu hút ngân sách từ trung ương, từ địa phương, từ các
nguồn khác.
Giải pháp Chính phủ điện tử cho Việt Nam Trang 10
Bài luận môn: Tin học ứng dụng trong quản lí Hành chính Nhà nước
Kêu gọi sự hỗ trợ từ các nước, tập đoàn, tổ chức nước ngoài dưới các hình
thức vay vốn dài hạn, vay không hoàn lại, thiết bị kĩ thuật công nghệ, chuyên
gia, công nghệ và các hình thức khác.
Vận động doanh nghiệp, cá nhân đóng góp dưới các hình thức tự trang bị
thiết bị cho chính mình. Kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ của các tập đoàn lớn của
Việt Nam.
Ngoài vấn đề thu hút vốn, quá trình sử dụng vốn cần được kiểm tra, kiểm soát
thường xuyên tránh lãng phí, tham nhũng các tiêu cực khác.
Thứ ba, tạo môi trường hoàn thiện về pháp lí, hợp tác và cơ chế thị trường.
Xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong quá
trình xây dựng và hoạt động của chính phủ điện tử.
Xây dựng các quy định, chuẩn mực rõ ràng để tránh các hình thức tham
nhũng, lãng phí. Gắn trách nhiệm với nghĩa vụ trong quá trình thực thi công
việc. Tránh tình trạng trên đưa xuống, dưới không hiểu, không làm.
Xây dựng quy chế, nội quy, nguyên tắc cho quá trình ứng dụng công nghệ
thông tin và xây dựng chính phủ điện tử.
Xây dựng các chính sách hợp lí, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp nước ngoài hợp tác. Các doanh nghiệp có thể hợp tác về vốn,
khoa học kĩ thuật, máy móc, nhân lực và chương trình đào tạo cho cán bộ công
chức.

Hợp tác hoặc giao hoàn toàn cho các đơn vị ngoài quốc doanh thực hiện các
mục tiêu của chính phủ.
Xây dựng kinh tế thương mại điện tử, tạo ra “một cửa” thứ hai để bước vào
chính phủ điện tử. Xây dựng một thị trường thông thoáng, có khả năng thu hút
nhiều nguồn lực.
2.4 Mục tiêu.
- Công khai, chia sẽ và dùng chung thông tin.
- Thông tin, cơ sở dự liệu được bảo mật an toàn.
Giải pháp Chính phủ điện tử cho Việt Nam Trang 11
Bài luận môn: Tin học ứng dụng trong quản lí Hành chính Nhà nước
- Đưa vào hoạt động chữ kí số, xác thực điện tử.
- Tạo sự phối hợp hiệu quả giữa chính phủ với các bộ, chính phủ với các địa
phương, các bộ với các địa phương.
- Có tinh thần trách nhiệm, cơ quan nhà nước hoạt động theo nguyên tắc
một cửa. Các thủ tục hành chính nhanh gọn, quản lí nhà nước rõ ràng
minh bạch
- Giảm chi phí của Chính phủ, chi phí truyền tải thông tin, chi phí liên quan
khác.
- Thực hiện thanh toán điện tử.
- Dịch vụ công được cung cấp trực tiếp qua mạng. Các giao dịch của cơ
quan hành chính với công dân, với doanh nghiệp được thực hiện qua
mạng, xóa bỏ hình thức xếp hàng để được giải quyết công việc./.
Giải pháp Chính phủ điện tử cho Việt Nam Trang 12

×