Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển chính phủ điện tử ở việt nam và đề xuất mô hình chính phủ điện tử tại đại học thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.11 KB, 87 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN










Đoàn Mạnh Hồng









NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI ĐẠI HỌC
THÁI NGUYÊN











LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÁY TÍNH










Thái Nguyên – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN







Đoàn Mạnh Hồng








NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI ĐẠI HỌC
THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số : 60.48.01






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÁY TÍNH





NGƯỜI HƯỚNG DẤN KHOA HỌC
TS. BÙI THẾ HỒNG








Thái Nguyên – 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, ngoài
việc phục vụ nhu cầu truy cập internet để cập nhật và khai thác thông tin phục vụ
công việc hàng ngày của ngƣời dân, còn đáp ứng đƣợc những nhu cầu về giao dịch
trực tuyến thông qua hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan của
Chính phủ nhƣ kê khai hồ sơ cá nhân, đăng ký nộp thuế thu nhập cá nhân, đăng ký
tạm trú tạm vắng, gửi và nhận công văn, cung cấp và hƣớng dẫn thủ tục hành
chính,…
Khi nói đến cụm từ “Chính phủ điện tử”, ngƣời ta có thể hiểu ngay đƣợc tầm
quan trọng và các lợi ích mà nó đem lại cho một quốc gia đang phát triển nhất là sự
phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm giải quyết và khắc phục cách
làm việc trên giấy tờ nhƣ hiện nay – giúp cho quốc gia có thể cải cách hành chính
trong phần lớn các công việc hiện còn chồng chéo nhau.
Hiện nay, rất nhiều quốc gia đã và đang từng bƣớc xây dựng và đƣa chính
phủ điện tử vào hoạt động trong đời sống kinh tế và xã hội, đất nƣớc chúng ta cũng
đang trên đƣờng phát triển để hội nhập vào trào lƣu phát triển chung của thế giới, vì
vậy việc nghiên cứu, xây dựng một lộ trình phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam
là một việc làm hết sức cần thiết để giúp đất nƣớc nhanh chóng phát trển và hội
nhập với thế giới.

Mục đích của luận văn này là tìm hiểu, nghiên cứu về phƣơng pháp luận xây
dựng, phát triển và thực thi chính phủ điện tử. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các cơ
sở hạ tầng về pháp lý và công nghệ của Việt Nam, bƣớc đầu đề xuất một lộ trình
xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam, tiếp theo là phát triển thí điểm một ứng
dụng nhỏ về chính phủ điện tử cho Đại học Thái Nguyên, trong đó đƣa ra những
phân tích và đánh giá cũng nhƣ đề cập đến một số cách làm việc theo xu hƣớng cải
cách hành chính. Do phạm vi của đề tài này rất rộng nên luận văn chỉ tập trung vào
những nghiên cứu thông qua sự tham khảo cách xây dựng Chính phủ điện tử ở một
số quốc gia có nền Công nghệ thông tin phát triển nói chung, cũng nhƣ thí điểm một
số lĩnh vực trong Đại học Thái Nguyên nhằm mô phỏng cách làm việc “một cửa
một dấu” trong Chính phủ điện tử này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Nội dung nghiên cứu của luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng, cụ thể:
Chƣơng 1: Tổng quan và tình hình phát triển chính phủ điện tử trên thế giới và
taị Việt Nam
Chƣơng 2: Đề xuất lộ trình xây dựng và thực hiện Chính phủ điện tử tại Việt Nam
Chƣơng 3: Đề xuất mô hình Chính phủ điện tử tại Đại học Thái Nguyên
Luận văn này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn nhiệt tình của Tiến sĩ Bùi
Thế Hồng và sự giúp đỡ của các thày giáo, cô giáo đang công tác trong khoa Công
Nghệ Thông Tin – Đại học Thái Nguyên. Do đây là một đề tài nghiên cứu về Chính
phủ điện tử - một lĩnh vực rất rộng mà nhiều quốc gia, nhiều tổ chức trên thế còn
gặp nhiều khó khăn từ việc nghiên cứu tới việc phát triển. Với góc độ là một cá
nhân nghiên cứu về lĩnh vực nhƣ vậy nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
trong quá trình nghiên cứu, vậy nên tôi rất mong nhận đƣợc những đánh giá cũng
nhƣ những góp ý để khắc phục và phát triển đề tài này, góp phần cải thiện Chính
phủ điện tử của nƣớc ta.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 11/11/2009
Học viên thực hiện


Đoàn Mạnh Hồng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHÍNH
PHỦ ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM


A. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Cuộc cách mạng toàn cầu về công nghệ thông tin, truyền thông, Internet
đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi cách thức sống, học tập, làm việc, vui chơi,
giải trí và ngay cả việc quản lý quốc gia. Khái niệm Chính phủ Điện tử đã ra đời
trên cơ sở những tiến bộ công nghệ này. Ngay từ đầu những năm 1990, rất nhiều
quốc gia đã tiến hành thực hiện cuộc cách mạng Chính phủ điện tử. Nội dung
chƣơng này nêu lên những vấn đề về khái niệm về Chính phủ điện tử, những quan
điểm và tầm nhìn về Chính phủ điện tử, cũng nhƣ tìm hiểu những mô hình Chính
phủ điện tử của các nƣớc trên thế giới, đánh giá những mặt đƣợc và chƣa đƣợc của
việc triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam.

1. ĐỊNH NGHĨA VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

1.1. Chính phủ điện tử là gì?
Do hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về Chính phủ điện tử (E-
Government) nên trong nội dung của nghiên cứu này cần phải có một giải thích
nhất quán về Chính phủ điện tử.
Chính phủ điện tử đơn giản là Chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông để tăng cƣờng khả năng truy cập và cung cấp các dịch vụ của Chính
phủ tới các công dân, các doanh nghiệp và các nhân viên Chính phủ. Chính phủ
điện tử cũng góp phần tạo ra các cơ hội sau:
- Giúp tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin của nhà nƣớc.
- Tăng cƣờng các cơ hội trao đổi tƣơng hỗ giữa các cơ quan nhà nƣớc và cộng
đồng.
- Giúp tăng cƣờng tính minh bạch trong các hoạt động của các cơ quan nhà
nƣớc, hạn chế sự kém hiệu quả và bệnh quan liêu giấy tờ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Mang lại các cơ hội phát triển cho các đối tƣợng ở các vùng nông thôn và các
vùng kém phát triển khác.
Việc triển khai Chính phủ điện tử giúp sắp xếp hợp lý bộ máy nhà nƣớc, cải
thiện sự liên kết và hợp tác giữa các bộ ngành với nhau và với các tổ chức khác,
cũng nhƣ mối quan hệ với các chủ thể là đối tƣợng phục vụ của các cơ quan nhà
nƣớc. Điều này cũng góp phần thúc đẩy các tiến trình kinh tế, chính trị và xã hội
phát triển hơn.
1.2. Tầm nhìn chính phủ điện tử
Khi đề cập đến Chính phủ điện tử là nói về sự phát triển rộng rãi của
Internet và sự thâm nhập của nó trên thị trƣờng, trong cộng đồng và các tổ chức
công cộng. Ngƣời ta nhận thấy rằng để có đƣợc Chính phủ điện tử không chỉ đơn
thuần là việc áp đặt công nghệ truyền thông thông tin vào các mô hình quản lý nhà
nƣớc hiện tại.

Chính phủ phải tự thích ứng trong một môi trƣờng mới và hƣớng dẫn cho
tất cả các chủ thể khác (nhƣ công dân, doanh nghiệp, nhân viên chính phủ, các tổ
chức phi chính phủ v. v. . ) theo một hƣớng đi chung. Điều này bao gồm cả việc
xem xét lại hoạt động hoạch định chính sách của Chính phủ, sự điều hành của bộ
máy nhà nƣớc và việc cung ứng các dịch vụ công cộng. Cần thay đổi suy nghĩ của
các công chức nhà nƣớc, thiết kế lại quy trình làm việc và cải cách các thủ tục
hành chính. Cần tuyên truyền giáo dục và tạo ra nhận thức cho tất cả mọi chủ thể
liên quan trong quá trình hƣớng tới Chính phủ điện tử.
1.3. Những quan điểm về CPĐT
Khi nói đến CPĐT, chúng ta có thể nhìn nhận nó dƣới những quan điểm
sau đây:
Về nội bộ
1.3.1. Chính phủ với Chính phủ (G-to-G)
 Nhóm G - G đề cập tới các quy trình và hệ thống nội bộ hình thành nền tảng
cho các bộ ngành và các tổ chức thuộc khu vực hành chính công. Nó bao gồm
việc chia sẻ thông tin thông qua các giao dịch điện tử giữa các cơ quan chức
năng của nhà nƣớc. Sự trao đổi tƣơng tác có thể diễn ra trong nội bộ các ngành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
và liên ngành, giữa các bộ phận của các cơ quan chức năng và thậm chí là với
các nhà nƣớc khác.
1.3.2. Chính phủ với công chức nhà nước (G-to-E)
 Nhóm G - E đề cập tới các hệ thống hành chính và hỗ trợ nội bộ, bao gồm các
thủ tục và thông tin có liên quan để hỗ trợ các công chức nhà nƣớc, giúp họ
thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao.
Về quan hệ với bên ngoài
1.3.3. Chính phủ với Doanh nghiệp (G-to-B)
 Nhóm G - B hỗ trợ các hoạt động kinh doanh thƣơng mại và làm giảm các chi

phí giao dịch trong kinh doanh. Bằng cách đƣa các giao dịch của nhà nƣớc lên
trên mạng sẽ tạo ra các cơ hội kinh doanh theo hƣớng đơn giản hoá các thủ tục
hành chính, giảm bớt quan liêu, đảm bảo sự phù hợp về mặt pháp lý và làm
cho các tác nghiệp diễn ra nhanh hơn và dễ dàng hơn thông qua việc điện tử
hoá các công việc vào sổ, lƣu trữ và báo cáo thông kê. Ví dụ, một doanh
nghiệp nhà thầu đề nghị cấp giấy phép xây dựng qua mạng, nếu thực hiện đƣợc
rõ ràng sẽ thuận tiện hơn việc phải tới cơ quan chức năng nhiều lần để đăng ký
và điền vào các biểu mẫu cần thiết.
 Sự cung cấp các dịch vụ hành chính công dù là toàn diện hay đơn lẻ cũng tạo
cơ hội cho doanh nghiệp và cơ quan nhà nƣớc phối hợp với nhau sao cho các
dịch vụ kinh doanh và các dịch vụ hành chính công đƣợc triển khai một cách
hài hoà thống nhất. Ví dụ, thông qua cổng giao dịch trực tuyến, chủ doanh
nghiệp không những chỉ tiến hành đăng ký kinh doanh mà còn có thể lựa chọn
để mua bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động của doanh nghiệp.
1.3.4. Chính phủ với Công dân (G-to-C)
 Nhóm G - C hỗ trợ sự trao đổi tƣơng hỗ giữa công dân với các cơ quan nhà
nƣớc. Điểm mấu chốt của hình thức Chính phủ – Công dân là cung cấp các
dịch vụ hƣớng tới khách hàng và các dịch vụ tổng hợp trên mạng, nơi mà các
thông tin và dịch vụ công có thể đƣợc cung cấp theo chế độ “một cửa”. Điều
này có nghĩa là các công dân khi phải thực hiện một loạt các nghĩa vụ, đặc biệt
là các nghĩa vụ liên quan đến nhiều cơ quan chức năng khác nhau, không cần
thiết phải liên hệ và đi đến từng cơ quan chức năng đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
 Chế độ một cửa cũng tạo điều kiện cho công dân tham gia vào các quy trình
làm việc dân chủ và trao đổi thông tin phản hồi, công khai vì họ có thể tiếp cận
các thủ tục và khớp nối các nhu cầu của họ với các quan chức nhà nƣớc.


2. MÔ HÌNH CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
Trƣớc khi tập trung vào quan hệ với các đối tƣợng bên ngoài, một tiền đề là
phải đảm bảo trong nội bộ Chính phủ có hệ thống intranets (kết nối trong mỗi đơn
vị) để giúp cho các cơ quan chức năng của Chính phủ chia sẻ và phổ biến thông tin.
Cụ thể có ba giai đoạn cơ bản để phát triển Chính phủ điện tử đối với công dân,
doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Ba giai đoạn cụ thể nhƣ sau:
2.1. Cung cấp thông tin
Các cơ quan chức năng của Chính phủ có thể bắt đầu quy trình Chính phủ
điện tử bằng cách ban hành các thông tin của Chính phủ lên mạng, bắt đầu từ việc
thông tin về quy trình và các thủ tục giấy tờ cần thiết, các văn bản quy phạm pháp
luật, các quy định và biểu mẫu cần thiết. Điều này cho phép các công dân và doanh
nghiệp sẵn sàng tiếp cận các thông tin của nhà nƣớc mà không cần phải đi đến các
cơ quan chức năng có liên quan.
2.2. Trao đổi tương hỗ
Điều này có liên hệ tới các thông tin hai chiều, bắt đầu từ các công việc cơ
bản nhƣ thông tin liên lạc giữa các quan chức nhà nƣớc, hoặc các ý kiến phản hồi
của công dân, cho phép ngƣời sử dụng đóng góp ý kiến, đề xuất về các dự thảo
chính sách và pháp luật. Thông qua cổng thông tin điện tử, Chính phủ có thể minh
họa và chuyển tải các đƣờng lối chính sách thành những nội dung dễ hiểu, lôi
cuốn đƣợc ngƣời dân quan tâm tìm hiểu và dễ dàng nhận đƣợc các phản hồi của
họ. Chúng cũng thúc đẩy việc phổ biến sử dụng các dịch vụ tƣ vấn trực tuyến.
2.3. Giao dịch
Khi đã có cổng thông tin điện tử thì ngƣời dân có thể truy cập bất kì lúc nào
và bất kì ở đâu (không cần thiết phải đến các cơ quan chức năng mà chỉ cần có
máy tính kết nối Internet) và nhƣ vậy, ngƣời dân có thể giao dịch với các cơ quan
chức năng một cách dễ dàng (điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ,...) và sau
đó họ sẽ nhận đƣợc kết quả qua mạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
Đối với những quốc gia đã phát triển qua cả ba giai đoạn trên, giai đoạn
tiếp theo sẽ tiến hành mô hình hợp tác. Một số nƣớc đã nhận ra sự cần thiết của
mô hình mà Công ty Oracle đã sử dụng: “Dịch vụ trọn gói của Chính phủ” để thực
thi các dịch vụ điện tử tích hợp với một hạ tầng tập trung. Đó là một sự chuyển đổi
từ mô hình cung cấp dịch vụ đơn lẻ của mỗi cơ quan Nhà nƣớc sang mô hình dịch
vụ trọn gói của Chính phủ. Theo đó các dịch vụ do các cơ quan này cung cấp đã
đƣợc tổng hợp nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của công dân và cần thiết có sự phối
hợp giữa các bộ ngành có liên quan.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
B. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

Trên thế giới, một số nƣớc đã nghiên cứu và triển khai Chính phủ điện tử từ
rất sớm, nhƣ Ấn Độ bắt đầu thực thi Chính phủ điện tử thông qua Kế hoạch quốc
gia về IT từ năm 1998. Hàn Quốc là một trong những nƣớc tiến bộ nhất trong lĩnh
vực Chính phủ điện tử. Trong 4 Kế hoạch Quốc gia về Chính phủ điện tử, Hàn
Quốc đã lần lƣợt triển khai một cách nhất quán các kế hoạch tổng thể quốc gia về
Công nghệ thông tin nhờ sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ giai đoạn trƣớc đó.
Singapore là một trong những nƣớc tiến bộ nhất trong lĩnh vực Chính phủ điện tử.
Là một nƣớc nhỏ và hệ thống chính phủ dân cử với chế độ một đảng cầm quyền
hoạt động trong suốt hơn 40 năm qua nên nó có thể thực thi các dự án quốc gia về
công nghệ thông tin một cách thành công và có thể áp dụng mô hình thử nghiệm các
dạng khác nhau của các dự án Chính phủ điện tử ở các cấp nhƣ Chính phủ - Chính
phủ, Chính phủ – Công chức nhà nƣớc, Chính phủ - Công dân.
Tại Việt Nam, mặc dù thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu và tiến hành

nhiều hoạt động liên quan tới Chính phủ điện tử nhƣ: hơn 50% bộ, ngành và hơn
80% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đã có cổng thông tin điện tử hoặc
Website. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nƣớc tại Hội
thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử lần thứ 7 đƣợc tổ chức ngày 16/7/2009 tại Tp
HCM thì quá trình triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam còn chậm nhƣng cũng
đã có những bƣớc tiến đáng mừng. Cụ thể, năm 2004 xếp thứ 112, năm 2005 xếp
thứ 105 và năm 2008 tăng hẳn 16 bậc - vƣơn lên xếp hạng thứ 91 Thế giới về triển
khai Chính phủ điện tử

1. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ
ĐIỆN TỬ VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC TRÊN THẾ GIỚI

Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia về CPĐT, các nƣớc tiên tiến
trên thế giới đã phát triển và đang dần từng bƣớc đƣa chính phủ điện tử vào các hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
động quản lý nhà nƣớc và cung cấp cho các tổ chức cá nhân các dịch vụ công một
cách hữu hiệu. Những bài học rút ra đƣợc từ việc áp dụng CPĐT trên thế giới có thể
đúc kết lại nhƣ sau.
1.1. Chính phủ cần cải tạo, tái thiết chứ không chỉ cung cấp thông tin.
Nói đến Chính phủ điện tử là nói đến cải thiện hệ thống quản lý hành chính
hiện hành của Chính phủ chứ không phải chỉ là những tác nghiệp thông tin đơn
thuần. Các nghiên cứu cho thấy những chính phủ nào (kể cả cấp liên bang hoặc
địa phƣơng) tiến hành tự động hoá và tin học hoá các hoạt động hiện có mà không
cải tạo, tái thiết lại các quy trình và thủ tục hành chính thì sẽ không đạt đƣợc tiến
bộ đáng kể trong các dự án về Chính phủ điện tử. Điều cần thiết và then chốt là
cần có các cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo các cấp khi triển khai các
dự án Chính phủ điện tử. Trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, tính quan

trọng các nhân tố về thể chế, pháp luật, quản lý điều hành nguồn nhân lực, tài
chính cần phải đƣợc đề cao không kém nhƣ đối với các khía cạnh về kỹ thuật công
nghệ.
1.2. Tập trung vào đối tượng sử dụng cuối cùng, bắt đầu ở quy mô nhỏ sau đó
phát triển ra diện rộng
Các cấp lãnh đạo của nhà nƣớc và cán bộ quản lý các dự án tham gia công
cuộc Chính phủ điện tử cần tập trung xác định rõ về các nhu cầu của những ngƣời
sử dụng dịch vụ cuối cùng. Cần khởi đầu với các dự án Chính phủ điện tử với quy
mô nhỏ, với điều kiện là các dự án nhỏ này sẽ có giá trị thực sự và có khả năng
phát triển nhân rộng nhanh.
1.3. Những lợi ích hữu hình đạt được từ việc triển khai các dịch vụ có hiệu quả
Những nƣớc đi tiên phong về Chính phủ điện tử đã quan tâm đến việc cung
cấp những dịch vụ đƣợc cải thiện tốt đồng thời chú ý đến cung cấp các kênh phục
vụ thay thế. Nhiều Chính phủ nhận thấy lợi ích của Chính phủ điện tử nằm ở cách
thức mà nó giúp cho Chính phủ cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn và quá trình quản
lý điều hành minh bạch hơn. Ví dụ, các chi phí phải trả cho mỗi giao dịch ở
Canada nhƣ sau: chi phí giao dịch trực tiếp là 44 đô la Ca- na- đa, qua thƣ $ 38, và
giao dịch qua điện thoại là $26. Còn đối với các giao dịch trên mạng thì chi phí
chƣa đến 1 đô la cho mỗi một giao dịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
1.4. Tăng cường sự tham gia của các chủ thể vào Chính phủ điện tử
Thực tiễn đã chứng minh, cần tăng cƣờng hỗ trợ sự tham gia vào Chính phủ
điện tử bằng cách sử dụng các cơ chế và phƣơng thức sáng tạo khác nhau.
- Vương quốc Anh: Chính phủ Anh sử dụng các trung gian trong để hỗ trợ thực
thi Chính phủ điện tử. Ví dụ: làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ điện tử
để khuyến khích sử dụng các dịch vụ Chính phủ điện tử.
- Nam Phi: Chính phủ sử dụng hệ thống bƣu điện, ngân hàng, các tổ chức cộng

đồng và khối tƣ nhân khác ngay từ khi nghiên cứu khả thi việc áp dụng Chính
phủ điện tử
- Singapore và Canada: Các nƣớc này sử dụng các phƣơng tiện marketing
truyền thống nhƣ tivi, radio và các chiến dịch quảng cáo.
1.5. Định hướng, tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan ban ngành khi triển
khai Chính phủ điện tử
Các yếu tố chủ yếu dẫn đến thành công là các Bộ, Ngành phải đóng vai trò
dẫn dắt theo định hƣớng đúng và tiến hành các thay đổi cần thiết khiến cho các cơ
quan ban ngành hợp tác đƣợc với nhau. Theo gƣơng những quốc gia đi đầu về
Chính phủ điện tử nhƣ Úc và Singapore, các quốc gia kế tiếp đang bắt đầu triển
khai cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho các công dân và doanh nghiệp. Đối với
các nƣớc đang phát triển, đã có một số thách thức từ quá trình ứng dụng hệ thống
công nghệ thông tin nhƣng điều cần phải chú trọng đó là sự hợp tác và liên kết
giữa các cơ quan chức năng.
1.6. Triển khai các cổng thông tin
Một số quốc gia đi đầu đang sử dụng một số sản phẩm cổng của doanh
nghiệp làm cơ sở cho việc cung cấp các dịch vụ điện tử trọn gói và lập kế hoạch
tổng thể để hỗ trợ cho việc phát triển các ứng dụng cung cấp các dịch vụ điện tử
đƣợc triển khai một cách nhanh chóng hơn. Xu hƣớng hiện nay trong những tổ
chức lớn là tiến hành cá nhân hoá trong các cổng cho những ngƣời sử dụng hợp lệ
các trang Web cá nhân, một số quốc gia nhƣ nhƣ Singapore và Pháp đang triển
khai các thử nghiệm cho việc cá nhân hóa các trang Web cá nhân cho công dân và
cung cấp các kênh truy cập khác.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
2. NHỮNG ĐIỂN HÌNH TRONG TRIỂN KHAI CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ


Sau đây là những đặc trƣng cơ bản trong thực tiễn ứng dụng đƣợc đúc rút
trong quá trình triển khai và thực thi Chính phủ điện tử ở các nƣớc:
2.1. Công khai các thông tin (cấp độ cung cấp thông tin)
Chính phủ đối với công dân:
- Thông tin về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nƣớc từ
trung ƣơng đến địa phƣơng.
- Địa chỉ, thời gian làm việc viên chức - công chức, điện thoại liên lạc.
- Luật và các văn bản dƣới luật.
- Các thông báo, chú giải của Nhà nƣớc.
- Các thông tin khác.
Chính phủ đối với doanh nghiệp
- Thông tin kinh doanh
- Địa chỉ, thời gian làm việc, điện thoại liên lạc
- Luật và các văn bản dƣới luật
Chính phủ đối với công chức
- Các thông tin cơ bản (Intranet tĩnh)
- Kho lƣu trữ/Knowlwdge management(Mạng LAN)

2.2. Tương tác (cấp độ tương tác)
Chính phủ đối với công dân
- Tải các mẫu từ các website
- Nộp hồ sơ, các loại đơn và giấy tờ khác
- Hỗ trợ điền các thông tin vào biểu mẫu
- Thƣ điện tử
- Newsletters
- Thảo luận theo nhóm lấy ý kiến về chính sách của Chính phủ
- Điều tra trực tuyến
- Web cá nhân
- Các thông báo


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Chính phủ đối với doanh nghiệp
- Tải các mẫu từ cổng thông tin điện tử
- Nộp hồ sơ, các loại đơn và giấy tờ khác
- Hỗ trợ điền các thông tin vào biểu mẫu
- Thƣ điện tử
- Các thông báo
Chính phủ đối với cơ quan nhà nƣớc/công chức
- Thƣ điện tử
- Các cơ sở dữ liệu tƣơng hỗ
- Các công cụ giải quyết khiếu nại, tô cáo
2.3. Giao dịch trực tuyến (cấp độ giao dịch)
Chính phủ đối với công dân
- Cấp mới, cấp bổ sung giấy phép
- Xét cấp đăng ký xe
- Nộp thuế cá nhân, nộp phạt,...
- Mua vé và trả các loại phí
- Trả các hoá đơn dịch vụ tiện ích
- Ứng cử và bầu cử trên mạng
Chính phủ đối với doanh nghiệp
- Cấp mới, cấp bổ sung giấy phép thông qua cổng thông tin điện tử
- Nộp thuế
- Cung cấp các thông tin cần thiết về doanh nghiệp
Chính phủ đối với cơ quan nhà nƣớc/công chƣc
- Các giao dịch liên bộ ngành
- Hệ thống hỗ trợ công chức (ví dụ hệ thống thông tin về nhân sự)

3. VAI TRÕ CỦA QUẢN LÝ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ


Cần xác định một khuôn khổ Chính phủ điện tử để hỗ trợ cho việc triển
khai Chính phủ điện tử. Điều này giúp tạo ra một môi trƣờng để thực thi một cách
hiệu quả các dự án Chính phủ điện tử. Chính phủ có thể nâng cao năng lực quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
và đảm bảo cho các chƣơng trình và dự án về chính phủ điện tử đƣợc thực thi. Ví
dụ các nƣớc nhƣ Mỹ, Vƣơng quốc Anh, Singapore và Hồng Kông. Các thành tố
then chốt của Chính phủ điện tử có thể bao gồm:
3.1. Quản lý chính sách
- Các chính sách hỗ trợ Chính phủ điện tử (hỗ trợ về mặt quản lý và thủ tục
hành chính trong việc ứng dụng công nghệ thông tin)
- Cơ cấu tổ chức (sắp xếp việc sử dụng công nghệ thông tin với các chiến lƣợc
và mục tiêu của Chính phủ)
- Các vai trò và các trách nhiệm (các vai trò và trách nhiệm đã điều chỉnh và
mới của các cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ các cải cách và bƣớc tiến của
Chính phủ điện tử)
- Nhân lực (bố trí lại và đào tạo lại nguồn nhân lực)
- Hoạch định ngân sách
3.2. Quản lý mua sắm
- Giảm công việc chồng chéo và giảm chi phí
- Làm rõ các điều kiện và cơ chế thực hiện
- Xúc tiến ứng dụng công nghệ thông tin
3.3. Kiến trúc và quản lý Công nghệ thông tin
- Xác định Kiến trúc công nghệ diện rộng, tạo khuôn khổ chung cho việc triển
khai ICT và quản lý chính sách ICT
- So sánh, đối chiếu và học tập các từ thông lệ quốc tế tốt về chính phủ điện tử.
3.4. Cải cách hành chính

- Cải tiến các quy trình của Chính phủ
- Xem xét lại và điều chỉnh các ứng dụng hiện có
- Cải cách lại cách thức cung cấp các dịch vụ công với công nghệ ICT và các
năng lực về chính phủ điện tử.
3.5. Cải cách luật pháp
- Các luật về giao dịch điện tử và sắp xếp lại các luật hiện hành của chính phủ
- Các luật tác động đến thƣơng mại điện tử
- Luật về các loại tài nguyên trên mạng và khai thác các tài nguyên này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
- Các luật liên quan đến chính phủ điện tử và thƣơng mại điện tử (thẻ chứng
minh điện tử, chứng thực điện tử, an ninh và an toàn mạng v. v. )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
4. THỰC TRẠNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Tình hình xây dựng Chính phủ điện tử của Việt Nam
4.1.1. Tiến bộ về phát triển công nghệ thông tin truyền thông tại các cơ quan bộ
ngành của Chính phủ
Do thiếu các chuẩn chung về ICT và cấu trúc thông tin, nhiều ứng dụng
trong mạng LAN mà các Bộ, các tỉnh, thành phố không thể trao đổi đƣợc với
nhau. Phần lớn các Bộ có mạng LAN riêng không kết nối trực tiếp với CPNet.
Cấu trúc 2 tầng Client-Server của các ứng dụng hiện nay không tƣơng xứng và
một trở ngại khác là việc sử dụng bảng mã tiếng Việt 8 bIT (TCVN 5712:1993)
trong các ứng dụng của hệ thống công nghệ thông tin truyền thông cũ. Rất nhiều

Bộ ngành, tỉnh, thành phố phát triển các ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin
nội bộ bằng ngân sách của mình.
4.1.2. Các cổng thông tin và trang web Chính phủ
Hiện nay, đã có một số cổng thông tin Chính phủ ở Việt nam bao gồm cổng
thông tin của T. p Hà Nội, tỉnh Lào Cai, T. p Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh....
Rất nhiều các Bộ, Ngành, Tỉnh, Thành phố đã xây dựng các trang Web. Phần lớn
các trang web này không phải là cổng thông tin, chúng đƣợc tổ chức và quản lý
một cách tập trung trong cơ cấu hành chính. Do các trang web đƣợc các cơ quan
này tự xây dựng nội dung nên chúng đã không tích hợp một cách đồng bộ với quy
trình làm việc của các cơ quan Nhà nƣớc khác. Một số trang web sau khi xây dựng
đã không đƣợc cập nhật thông tin thƣờng xuyên hoặc thông tin quá nghèo nàn,
cũng không ít trang web đã trở thành "web chết".
Gần đây, Chính phủ đã khai trƣơng cổng thông tin điện tử Chính phủ
(www.chinhphu.vn) cổng thông tin này đã cung cấp rất nhiều các thông tin bổ ích
cho ngƣời dân.
4.1.3. Cơ sở hạ tầng tại các khu vực nông thôn
Một trong những thách thức lớn nhất đối với Chính phủ điện tử là việc phát
triển hạ tầng thông tin truyền thông, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Các cơ hội Chính phủ điện tử chủ yếu thuộc về các thị xã và một số huyện
đƣợc kết nối mạng. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) và các nhà
tài trợ nhƣ Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) trợ giúp chƣơng trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
xoá đói giảm nghèo đối với các xã tại khu vực nông thôn. Trọng tâm là cung cấp
các dịch vụ và thông tin cho các làng xã, huyện thị điểm thuộc khu vực nông thôn.
Tiếp cận đƣợc với các thông tin phù hợp sẽ tạo ra các cơ hội chuyển đổi kinh tế và
cải thiện đời sống cho các hộ nông thôn. Điều này sẽ giúp cải tiến kỹ thuật canh
tác, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, giảm thiểu lãng phí, tăng tính hiệu quả của lƣu

thông, tăng cƣờng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính và cải thiện các dịch vụ
về giáo dục, y tế. Chính phủ điện tử với việc sử dụng ICT làm đòn bẩy giúp tiếp
cận đƣợc các dịch vụ và thông tin cần thiết. Trong giai đoạn đầu, tiếp cận với
Internet và tiến bộ công nghệ là nền tảng cơ bản để phổ biến Chính phủ điện tử tới
các vùng nông thôn.
4.1.4. Các hoạt động do Bộ thông tin và truyền thông tiến hành
Bộ thông tin và truyền thông đã đƣợc thủ tƣớng chính phủ trực tiếp giao
nhiệm vụ và nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Bộ này trong việc triển khai Chính
phủ điện tử.
Ngân hàng thế giới đã hỗ trợ tài chính nhằm xây dựng kế hoạch tổng thể về
phát triển công nghệ thông tin truyền thông của Việt Nam. Mục tiêu của kế hoạch
tổng thể này là sự sẵn sàng và quyền truy cập tốt hơn đối với các thông tin về
chính sách, quy trình và các dịch vụ của nhà nƣớc. Dự án này sẽ tăng cƣờng tính
hiệu quả, minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc góp phần cung cấp
các dịch vụ công tôt hơn. Dự án bao gồm 5 cấu phần trên ba lĩnh vực
(a) Hiện đại hoá công nghệ với vai trò dẫn dắt của bộ thông tin và truyền
thông về ICT;
(b) Hiện đại hoá Tổng cục Thống kê;
(c) xây dựng các phần mềm ứng dụng cho các thành phố lớn.
4.1.5. Tóm tắt
Mƣời năm cho những nỗ lực ban đầu triển khai Chính phủ điện tử Việt
Nam nhƣng vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức phía trƣớc. Thành quả ban
đầu cho thấy những dấu hiệu tích cực nhƣng để tiến xa hơn nữa trong lộ trình xây
dựng Chính phủ điện tử, chính phủ, các bộ ngành địa phƣơng, doanh nghiệp và
ngƣời dân vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Dƣới đây là các vấn đề cơ bản cần
xem xét:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ
- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của các lãnh đạo
- Khả năng đóng góp của khối doanh nghiệp
- Môi trƣờng chính sách và thể chế
- Môi trƣờng văn hoá và xã hội
- Hỗ trợ các dịch vụ điện tử
4.2. Những thách thức và những vấn đề đặt ra đối với Chính phủ điện tử tại
Việt Nam
4.2.1. Sự lãnh đạo và phối hợp trong thực thi Chính phủ điện tử
Cần có một quan điểm chính trị mạnh mẽ cùng với sự lãnh đạo vững vàng
để tạo ra một bộ máy chính quyền nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng và tạo
nguồn lực và nguồn tài chính cho việc thực thi Chính phủ điện tử. Vì vậy, cần có
sự phối hợp đồng bộ để các dự án về Chính phủ điện tử có khả năng thành công.
Việc triển khai Chính phủ điện tử ở nƣớc ta sẽ gặp phải những khó khăn
lớn. Đó là, các lãnh đạo của nƣớc ta chƣa có kinh nghiệm về việc triển khai Chính
phủ điện tử và GDP của nƣớc ta còn tƣơng đối thấp. Vì vậy, việc triển khai Chính
phủ điện tử phải đƣợc thực hiện trên các quy mô nhỏ, phù hợp với từng địa
phƣơng, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng ra mô hình lớn hơn để có thể đem
lại hiệu quả, tránh lãng phí tiền của và công sức. Chúng ta cần tránh việc chống
chéo trong quản lý, thẩm định đầu tƣ CNTT. Hiện số lƣợng đơn vị triển khai lớn
nhƣng lặp nhiều.
Những thách thức là không hề nhỏ. Theo một điều tra mới nhất (công bố
tháng 3/2009) của Tổng cục Thống kê, cả nƣớc hiện mới chỉ có 17,2% số lao động
biết sử dụng máy tính, chủ yếu là các ngành nghề có liên quan chẳng hạn nhƣ
ngành thông tin truyền thông, tài chính ứng dụng… Các chuyên gia khẳng định tỉ
lệ 17,2% là con số cực kỳ khiêm tốn cho thấy trình độ ứng dụng công nghệ thông
tin tại Việt Nam vẫn còn khá thấp, và điều này sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới việc triển
khai Chính phủ điện tử hiện nay và sau này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18
4.2.2. Song song tiến hành phát triển Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành
chính
Việc xây dựng chính phủ điện tử là một phần trong chiến lƣợc cải cách thủ
tục hành chính, hƣớng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ và chính
quyền các cấp, giúp cho ngƣời dân và doanh nghiệp làm việc với các cơ quan,
Chính phủ nhanh chóng thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Chính phủ điện tử
cũng hỗ trợ cho công cuộc hiện đại hoá công tác hành chính Nhà nƣớc. Rõ ràng là
có những sự phụ thuộc lẫn nhau giữa việc phát triển Chính phủ điện tử và cải cách
hành chính công. Tuy nhiên, cả hai quá trình này đều cần đƣợc đồng thời triển
khai. Dƣới đây là những vấn đề cần xem xét:
- Cải thiện các dịch vụ công thông qua cải cách hành chính một cửa và lấy
công nghệ thông tin làm đòn bẩy nhằm tạo ra các kênh cung cấp dịch vụ thay
thế.
- Hiện đại hoá hành chính công và cung cấp hệ thống và hạ tầng công nghệ
thông tin để tăng tính hiệu quả và năng suất.
- Nâng cao hiểu biết và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công
việc của các công chức nhà
- Hỗ trợ các cấp cơ sở bằng cách tạo điều kiện để cung cấp ngày càng nhiều
hơn các thông tin và dịch vụ công tới các địa phƣơng (thông qua các cổng
trông tin điện tử và các trang web)
- Làm cho ngƣời dân và cộng đồng doanh nghiệp hiểu rằng các hoạt động của
Chính phủ nhằm vụ lợi ích của họ
- Tái cơ cấu và đổi mới các thủ tục hành chính lỗi thời để có thể ứng dụng toàn
diện công nghệ thông tin. Điều căn bản không phải là tự động hoá các quy
trình kém hiệu quả mà cần phải tổ chức tốt hơn các quy trình nhằm đạt đƣợc
hiệu quả cao hơn.
4.2.3. Khuôn khổ pháp lý hỗ trợ Chính phủ điện tử
Trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử phải tuân thủ hệ thống pháp luật

Việt Nam, tuy nhiên có hai luật cần quan tâm nhiều đó là Luật công nghệ thông tin
và Luật giao dịch điện tử, cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
a) Luật giao dịch điện tử: qui định về giao dịch điện tử trong hoạt động của
các cơ quan nhà nƣớc; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thƣơng mại và các lĩnh
vực khác do pháp luật quy định.
b) Luật công nghệ thông tin là cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ quan Nhà nƣớc cũng nhƣ khu vực tƣ nhân. Luật Công nghệ
thông tin quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; các
biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; quyền và nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin.
4.2.4. Xây dựng các năng lực về Chính phủ điện tử
Ở bất cứ một quốc gia nào, khi thực thi Chính phủ điện tử cũng cần xây
dựng một bộ máy làm việc có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. Trƣớc hết
là các nhà lãnh đạo cần hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của Chính phủ điện
tử, từ đó mới có thể hoạch định đƣợc chiến lƣợc phát triển một cách hiệu quả. Các
cán bộ công chức cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về Chính
phủ điện tử và thành thạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc hàng
ngày của mình.
Để triển khai có hiệu quả Chính phủ điện tử, trƣớc hết cần phải tạo dựng và
phát triển các năng lực, khả năng về Chính phủ điện tử cho các cấp mà bắt đầu từ
nhà lãnh đạo cấp cao – là những ngƣời cầm lái chủ chốt của công cuộc đổi mới.
Tiếp sau là các nhà lãnh đạo cấp dƣới - đội ngũ những ngƣời thực thi quan trọng
để điều hành các nhân viên thuộc quyền. Sau cùng sẽ là việc đào tạo bồi dƣỡng
các kỹ năng cần thiết cho nhân viên để họ làm tốt các công việc đƣợc giao. Thực
tế cần có các chƣơng trình điều phối nhằm phát triển các năng lực và khả năng của

những ngƣời hoạch định chiến lƣợc và hỗ trợ tƣ vấn cho các công chức đã qua học
các khoá đào tạo khác nhau. Hiện tại, việc điều phối này còn để ngỏ cho các cấp
các ngành tự xây dựng các năng lực dựa trên các yêu cầu của riêng họ. Để hƣớng
tới Chính phủ điện tử, một lộ trình về đào tạo sẽ rất có ích trong việc định hƣớng
cho các bộ ngành chức năng và các tỉnh thành địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
4.2.5. Công tác truyền thông nhằm thay đổi tư duy và nhận thức của các cấp lãnh
đạo, các công chức viên chức nhà nước
Trong thực tế, khi cần thay đổi bất cứ một thói quen gì cũng cần bắt đầu từ
việc tƣ duy và nhận thức về vấn đề mới, cần phải xem xét kỹ giữa cái đƣợc và cái
chƣa đƣợc để đƣa ra quyết định. Triền khai Chính phủ điện tử là thay đổi thói
quen làm việc cũ của cả của cả một hệ thống lớn, nên việc tuyên truyền để tất cả
mọi ngƣời từ lãnh đạo đến nhân viên, từ cán bộ làm việc lâu năm đến cán bộ trẻ
hiểu rõ vai trò của Chính phủ điện tử là một vấn đề lớn và cần có thời gian.
Hai vấn đề then chốt của sự thay đổi này là việc sử dụng công nghệ thông
tin vào các tác nghiệp và thay đổi các phƣơng thức quản lý truyền thống. Cần phải
có sự thay đổi trong phƣơng thức quản lý chuyển từ phƣơng pháp truyền thống
sang hƣớng thông qua các thiết bị điện tử.
Tóm lại, để triển khai thành công Chính phủ điện tử cần làm tốt công tác
tuyên truyền tới tất cả các tầng lớp từ lãnh đạo đến nhân dân và để làm tốt đƣợc
việc này nên triển khai từ qui mô nhỏ sau đó phát triển ra diện rộng và đặc biệt
quan tâm tới nhấn mạnh quyền lợi của ngƣời dân và doanh nghiệp.
4.2.6. Vấn đề cung cấp các thông tin đại chúng và các dịch vụ công
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số cổng thông tin điện tử và trang thông tin
điện tử cung cấp các dịch vụ công nhƣ cổng thông tin của Bộ NN&PTNT, thành phố
Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, tỉnh Lào Cai,... Thách thức đặt ra là trƣớc hết phải
đƣa các biểu mẫu văn bản lên mạng để ngƣời sử dụng có thể dễ dàng tải xuống để thực

hiện một số các dịch vụ phổ biến trong mô hình chế độ một cửa và sau đó ngƣời sử
dụng có thể tƣơng tác với các cơ quan chức năng thông qua các cổng thông tin điện tử
này. Các trang Web, cổng thông tin điện tử phải dễ dàng sử dụng, tra cứu các thông tin
thiết thực dành cho công dân và dành cho doanh nghiệp.
Sau đây là những vấn đề cần cân nhắc khi lập kế hoạch cung cấp thông tin
và dịch vụ trực tuyến:
- Mô hình cung cấp dịch vụ có thể triển khai áp dụng đều khắp tại các tỉnh,
thành trên cả nƣớc
- Khuôn khổ cho công tác thông tin truyền thông
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Chƣơng 2. ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam đã đi qua đƣợc những chặng
đƣờng nhất định. Khởi đầu là quá trình tin học hóa theo Nghị định 43/CP của
Chính phủ với những bƣớc sơ khai là trang bị máy tính và nối mạng, đào tạo cán
bộ và công chức sử dụng máy tính. Rồi đến Đề án 112, Nghị định 64/CP với
nhiệm vụ tin học hóa quản lí hành chính, xây dựng nền tảng CPĐT và cung cấp
dịch vụ hành chính công. Tuy nhiên, kết quả mà chúng ta nhìn thấy vẫn còn rất
khiêm tốn. Chƣơng này sẽ trình bày một đề xuất nhỏ về xây dựng lộ trình Chính
phủ điện tử tại Việt Nam.

1. ỨNG DỤNG CNTT VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thực tế tại các nƣớc trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy, ứng dụng công
nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính công đƣợc coi là việc làm mở màn
cho lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử và hai vấn đề này phải đƣợc thực hiện

song song.
1.1.Ứng dụng công nghệ thông tin
Để đƣa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các cơ quan, doanh nghiệp
phải bắt đầu từ việc tuyên truyền làm thay đổi tƣ duy của lãnh đạo và công chức
nhà nƣớc; đầu tƣ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; đào tạo bồi dƣỡng kiến thức,
kỹ năng làm việc với các thiết bị CNTT cho cán bộ, công chức. Đây là giai đoạn
quan trọng có tính chất quyết định vì để thay đổi đƣợc tƣ duy và hiểu đƣợc tầm
quan trọng của việc ứng dụng CNTT của lãnh đạo và cán bộ công chức là không
hề dễ, bên cạnh đó là kinh phí đầu tƣ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
CNTT và đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ tiếp cận, sử dụng các kỹ thuật mới này.
Trong nhiều năm trở lại đây, cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông Việt
Nam đƣợc đánh giá có tiến bộ hơn trƣớc. Mật độ ngƣời dân sử dụng điện thoại đạt
88,7 %, internet 24,2%, băng rộng đạt 2,33 % với 1.994.815 thuê bao. Chính
quyền cấp tỉnh trên 60% có mạng nội bộ (mạng LAN), trên 90 % có kết nối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
Internet, trong đó 80% là kết nối băng rộng...Điều này cho thấy Việt Nam đã có
những kết quả ban đầu để tiếp tục công cuộc xây dựng Chính phủ điện tử.
Để khai thác đƣợc những tiềm năng to lớn của việc ứng dụng công nghệ
thông tin đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải đƣợc trang bị những kiến thức về
lĩnh vực này và phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng kỹ năng để sử dụng những công
nghệ mới và liên tục đƣợc thay đổi này.
1.2. Cải cách thủ tục hành chính công
Để ứng dụng Công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử hiệu quả thì
phải tối ƣu hóa đƣợc thủ tục hành chính. Việc ứng dụng CNTT và cải cách hành
chính cần phải đƣợc tiến hành song song, vì cải cách hành chính là một quá trình
lâu dài, không thể đợi cải cách hành chính xong rồi mới tin học hóa. Khi ứng dụng
CNTT tại cơ quan Nhà nƣớc chƣa cao, thì chƣa thể cung cấp dịch vụ công hiện đại

cho ngƣời dân đƣợc.
Đơn giản hóa thủ tục hành chính là một nhiệm vụ trọng tâm Chính phủ đặt
ra, với mục tiêu là loại bỏ bớt các thủ tục hành chính rƣờm rà với ngƣời dân.
Thống kê sơ bộ, hiện, chúng ta có khoảng 6.000 thủ tục hành chính thuộc phạm vi
chức năng quản lí của Bộ, cơ quan ngang Bộ đƣợc thực hiện tại 4 cấp chính quyền
(Bộ, tỉnh, huyện, xã), có 63 phiên bản thủ tục hành chính đƣợc thực hiện tại 63
tỉnh thành phố trực thuộc Trung ƣơng với trên 400.000 biểu mẫu thủ tực hành
chính; có khoảng 20.000 văn bản pháp luật quy định thủ tực hành chính, mẫu đơn,
tờ khai…Với con số “khổng lồ” nhƣ thế, chúng ta cần phải rà soát, công khai, xây
dựng đƣợc cơ sở dữ liệu chung, tiến tới cung cấp trực tuyến cho ngƣời dân.
Vấn đề quan trọng ở đây là các cơ quan công quyền sẽ phải thay đổi thói
quen làm việc dựa trên công văn, tài liệu giấy tờ chuyển sang phong cách làm việc
dựa trên các văn bản điện tử và hệ thống thông tin trợ giúp. Quá trình số hóa thông
tin phải đƣợc đẩy mạnh. Cải tiến quy trình thủ tục hành chính, chuẩn hóa nghiệp
vụ, cung cấp thông tin trực tuyến cho cán bộ, ngƣời dân.

2. QUẢN LÝ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
Để lộ trình triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam đƣợc sớm đi tới đích
và đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc đầu tƣ về hạ tầng kỹ thuật và công nghệ, cải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
cách thủ tục hành chính công cũng nhƣ đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực thực
thi thì vấn đề quản lý trong quá trình triển khai là hết sức quan trọng, quản lý tốt
giúp cho việc triển khai đƣợc đồng bộ hơn, tiết kiệm đƣợc các chi phí không cần
thiết và đặc biệt là chống tham nhũng trong quá trình thực hiện. Nội dung chính
của phần này đƣợc đề cập đến những vấn đề sau:
- Những lĩnh vực trọng tâm của quản lý Chính phủ điện tử
- Chỉ ra những thách thức trong quản lý Chính phủ điện tử

- Tổng quan và phân tích những vấn đề trọng tâm
- Đánh giá / Khuyến nghị
2.1. Mục tiêu và các lĩnh vực trọng tâm của quản lý Chính phủ điện tử
Quản lý chính phủ điện tử luôn là một trong những thử thách lớn nhất trong
việc triển khai Chính phủ điện tử ở nhiều quốc gia. Trong điều kiện hiện tại của
Việt Nam, đây là một lĩnh vực cốt yếu để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của
những sáng kiến chính phủ điện tử. Việc quản lý chính phủ điện tử nhằm đạt đƣợc
những mục tiêu sau:
- Thiết lập sự lãnh đạo và tạo ra một ban thƣờng trực, đi đầu trong việc triển
khai các dự án Chính phủ điện tử.
- Xác định vai trò của bộ phận điều phối các dự án Chính phủ điện tử.
- Xác định vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chủ chốt và cơ quan hỗ trợ.
- Xác định vai trò của quản lý chƣơng trình đối với các dự án Chính phủ điện
tử.
- Tăng cƣờng vai trò của tổ chức CNTT và truyền thông, bao gồm cả việc xác
định chức năng của CIO trong các cơ quan nhà nƣớc.
- Xác định và lý giải nhu cầu phải có quản lý ICT và các chuẩn về CNTT.
2.2. Những thách thức hiện tại của quản lý Chính phủ điện tử
Xây dựng Chính phủ điện tử là quá trính lâu dài và có nhiều khó khăn,
thách thức đối với hầu hết các quốc gia, đặc biệt đối với Việt Nam, một đất nƣớc
đang phát triển thì những khó khăn thách thức càng lớn hơn. Dƣới đây là tóm tắt
những thách thức trong quản lý Chính phủ điện tử mà luận văn này sẽ đề cập:
1) Cần phải có các nhà lãnh đạo quyết đoán để dẫn dắt các dự án Chính phủ
điện tử.

×