Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu hình thái học và một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít hút máu triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773) (Heteroptera Reduviidae) ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 82 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT





NGUYỄN THỊ KHUYÊN



NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI HỌC VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI BỌ XÍT HÚT MÁU
Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773)
(HETEROPTERA: REDUVIIDAE) Ở HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC





HÀ NỘI- 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT




NGUYỄN THỊ KHUYÊN



NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI HỌC VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI BỌ XÍT HÚT MÁU
Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773)
(HETEROPTERA: REDUVIIDAE) Ở HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: ĐỘNG VẬT
MÃ SỐ: 60 42 01 03


LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN : PGS.TS. TRƢƠNG XUÂN LAM


Hà Nội - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
tới Thầy giáo, PGS.TS. Trương Xuân Lam – Trưởng phòng Côn trùng học
thực nghiệm – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – người đã luôn tận tình
hướng dẫn, định hướng và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Để có được các số liệu trong luận văn này, em xin chân thành cảm ơn
sự hỗ trợ kinh phí của Đề tài độc lập cấp Viện Hàn Lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam về “Nghiên cứu sinh học, sinh thái học của Bọ xít hút máu và
phân bố của chúng ở Việt Nam”.
Lời cảm ơn xin được gửi tới tập thể cán bộ nghiên cứu, các bạn đồng
nghiệp trong phòng Côn trùng thực nghiệm - Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật đã có những góp ý bổ ích cho em khi thực hiện luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ,
giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành tốt luận văn này.
Do điều kiện thời gian còn hạn chế, nên bài viết không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo cũng như
toàn thể các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Khuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Thị Khuyên - Học viên cao học K15 Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật. Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong
luận văn tốt nghiệp là kết quả do tôi thực hiện tại phòng Côn trùng học thực

nghiệm - Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn Lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam. Kết quả không sao chép từ bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học đã công bố.
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2013
Học viên

Nguyễn Thị Khuyên




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nghiên của loài Triatoma rubrofasciata trên thế giới 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phân bố và hình thái của loài T. rubrofasciata 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về sinh học của loài Triatoma rubrofasciata 5
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về sinh thái học của loài Triatoma rubrofasciata 6

1.2. Tình hình nghiên cứu bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata ở Việt Nam 7
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 8
2.2. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu 8
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
2.3.1. Điều tra, thu thập mẫu BXHM 8
2.3.2. Xử lý và bảo quản mẫu 9
2.3.3. Làm tiêu bản 10
2.3.4. Nghiên cứu hình thái học 10
2.3.5. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học 11
2.3.6. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của loài BXHM 12
2.3.7. Xử lý số liệu và công thức tính toán 13
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3.1. Nghiên cứu hình thái học của các pha phát triển loài bọ xít hút máu
Triatoma rubrofasciata. 15
3.1.1. Đặc điểm hình thái của pha trứng 15
3.1.2. Đặc điểm hình thái của các tuổi thiếu trùng 18
3.1.3. Đặc điểm hình thái của trưởng thành 29
3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài BXHM Triatoma
rubrofasciata 30
3.2.1. Sự phát dục của của trứng 30
3.2.2. Sự phát dục của các tuổi thiếu trùng 31
3.2.3. Sự phát dục của trưởng thành 33
3.2.4. Vòng đời của loài bọ xít hút máu T. rubrofasciata 35
3.2.5. Nhịp điệu đẻ trứng, sức sinh sản và tỷ lệ giới tính của loà BXHM
T. rubrofasciata 36
3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của loài BXHM T. rubrofasciata 38

3.3.1. Đặc điểm hút máu của loài bọ xít T. rubrofasciata 38
3.3.2. Nghiên cứu khả năng nhịn đói của loài BXHM T. rubrofasciata 40
3.3.3. Ảnh hưởng của số lượng cá thể nuôi, số lần hút máu đến khả năng sống
của BXHM T. rubrofasciata 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 59



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BXHM : Bọ xít hút máu
CT1 : Công thức 1
CT2 : Công thức 2
CT3 : Công thức 3
♂ : Con đực
♀ : Con cái


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Kích thước của trứng loài BXHM T. rubrofasciata 17
Bảng 2. Kích thước của thiếu trùng bọ xít hút máu T. rubrofasciata 27
Bảng 3. Kích thước của trưởng thành bọ xít hút máu T. rubrofasciata 29

Bảng 4. Thời gian phát dục và tỷ lệ nở của trứng T. rubrofasciata 30
Bảng 5. Thời gian phát dục và tỷ lệ lột xác của thiếu trùng loài BXHM T.
rubrofasciata (Nhiệt độ 28,55-30,45
0
C, ẩm độ 71,12-76,20 % ) 32
Bảng 6. Thời gian trước phát dục, số lượng trứng đẻ và thời gian sống của trưởng
thành bọ xít hút máu T. rubrofasciata 34
Bảng 7. Thời gian giao phối của trưởng thành đực loài bọ xít hút máu 35
Bảng 8. Vòng đời của bọ xít hút máu T. rubrofasciata 36
Bảng 9: Thời gian thiếu trùng và trưởng thành T. rubrofasciata hút máu trên gà
trong phòng thí nghiệm 38
Bảng 10: Khả năng nhịn đói của thiếu trùng loài BXHM T. rubrofasciata (Nhiệt
độ: 22.2 – 28.1
0
C , Ẩm độ: 57.3 – 75.72%) 40
Bảng 11: Thời gian sống của trưởng thành T. rubrofasciata thu ngoài tự nhiên
(Nhiệt độ: 22.2 – 28.1
0
C , Ẩm độ: 57.3 – 75.72%) 45
Bảng 12: Tỷ lệ sống và lột xác của thiếu trùng BXHM T. rubrofasciata được cho
hút máu sau khi bị nhịn đói (Nhiệt độ: 22.2 – 28.1
0
C , Ẩm độ: 57.3 – 75.72%) 47
Bảng 13: Khả năng sống không hút máu của thiếu trùng tuổi BXHM T.
rubrofasciata (Nhiệt độ 28.55-30.45
0
C, ẩm độ 71.12-76.20 %) 50
Bảng 14. Ảnh hưởng của số lần hút máu đến thời gian phát dục của thiếu trùng
(Nhiệt độ 28,55-30,45
0

C, ẩm độ 71,12-76,20 %) 51



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Đặc điểm hình thái của BXHM T. rubrofasciata 16
Hình 2. Thiếu trùng tuổi 1 của BXHM T. rubrofasciata 19
Hình 3. Thiếu trùng tuổi 2 của BXHM T. rubrofasciata 21
Hình 4. Thiếu trùng tuổi 3 của BXHM T. rubrofasciata 23
Hình 5. Thiếu trùng tuổi 4 của BXHM T. rubrofasciata 25
Hình 6. Thiếu trùng tuổi 5 của BXHM T. rubofasciata 27
Hình 7: Thiếu trùng BXHM T. rubrofasciata 28
Hình 8. Trưởng thành loài BXHM T. rubrofasciata 30
Hình 9: Nhịp điệu đẻ trứng của BXHM T. rubrofasciata 37
Hình 10: Bọ xít T. rubrofascia hút máu gà 39
Hình 11. Thiếu trùng các tuổi của BXHM T. rubrofasciata nhịn đói 42
Hình 12. Thiếu trùng các tuổi của BXHM T. rubrofasciata no máu 43
Hình 13: Tỷ lệ lột xác của thiếu trùng BXHM T. rubrofasciata thu ngoài tự nhiên và
không cho tiếp tục hút máu 44
Hình 14: Tỷ lệ sống và lột xác của thiếu trùng BXHM T.rubrofasciata sau khi bị
nhịn đói 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Loài bọ xít hút máu (BXHM) Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773)

thuộc phân họ Triatominae, họ Bọ xít ăn sâu Reduviidae, bộ cánh khác
Heteroptera, là nhóm côn trùng sống bằng máu của động vật có xương sống
trong đó có con người. Loài này có thể là vector truyền bệnh Chagas- một loại
bệnh gây tắc nghẽn mạch máu, làm xơ tim, nhiễm trùng máu, bệnh có nguồn
gốc từ khu vực Mĩ La Tinh. Vào những năm 70, bệnh Chagas đã nhiễm cho 18
triệu người khu vực Mĩ La Tinh và mỗi năm khoảng 41.000 người chết. Bệnh
Chagas đã lan ra nhiều nước ở khắp các châu lục, nặng nhất là ở Nhật Bản và
Ôxtrâylia.
Ở Việt Nam, loài BXHM Triatoma rubrofasciata xuất hiện khắp các
khu dân cư và ở cả một số thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lí của người dân. Hơn nữa, với
xu thế hội nhập và mở cửa nền kinh tế, loại kí sinh trùng gây bệnh Chagas rất
có thể di nhập vào nước ta, khi đó loài BXHM này sẽ trở thành vật trung gian
truyền bệnh Chagas, dịch bệnh sẽ khó có thể kiểm soát được.
Cho đến nay, các thông tin về BXHM ở Việt Nam còn rất ít ỏi, một số
câu hỏi về BXHM còn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Mặc dù một số loài
BXHM đã được ghi nhận và nhắc tới ở Việt Nam nhưng việc định tên loài
còn nhầm lẫn. Các nghiên cứu về mặt hình thái, đặc biệt là các đặc điểm về
sinh học và sinh thái ở các pha phát triển của các loài BXHM còn chưa được
tiến hành, chưa được mô tả, minh họa cũng như không có thông tin về vùng
phân bố và mẫu vật nghiên cứu. Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ ghi nhận 2
loài BXHM nhưng thiếu các dẫn liệu về hình thái, đặc điểm sinh học, sinh
thái học và tập tình hút máu của chúng, nhất là các số liệu của loài BXHM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Triatoma rubrofasciata (De Geer,1773) - loài đang xuất hiện ở nhiều thành
phố lớn của nước ta và được nhiều người dân quan tâm.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
hình thái học và một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít hút

máu Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773) (Heteroptera: Reduviidae) ở
Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm hình thái từ đó đưa ra đặc điểm nhận dạng loài
BXHM Triatoma rubrofasciata (De Geer,1773). Nghiên cứu một số đặc điểm
sinh học và sinh thái học của loài BXHM này trong phòng thí nghiệm nhằm
tạo cơ sở khoa học góp phần phòng trừ chúng, bảo vệ sức khỏe cho người
dân.
3. Nội dung nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm hình thái ở các pha phát triển của loài BXHM Triatoma
rubrofasciata (De Geer,1773).
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài BXHM Triatoma
rubrofasciata (De Geer,1773).
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của loài BXHM Triatoma
rubrofasciata (De Geer,1773).






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu của loài Triatoma rubrofasciata trên thế giới
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phân bố và hình thái của loài T. rubrofasciata
Trên thế giới, họ Bọ xít ăn sâu Reduviidae là một trong những họ lớn

của bộ cánh khác Heteroptera, tổng bộ Rhynchota, của lớp côn trùng Insecta.
Về mặt phân loại, họ Bọ xít ăn sâu được chia thành 32 phân họ, tuy nhiên một
số tác giả khác chỉ chia họ này thành từ 21-28 phân họ (Maldonado, 1990,
Randall and James, 1995) [21, 24].
Các loài bọ xít thuộc phân họ Triatominae thuộc họ Reduviidae đã
được nhiều tác giả nghiên cứu và công bố như: Dias and Neves (1943) [11],
Lucena and Marques (1955) [19], Lucena (1959) [18], Fuentes et al.(1971)
[13], Sherlock and Serafim (1974) [25], Braxin and Silva (1983) [5],
Carcavallo et al. (1997) [8], Galvaxo et al. (2003) [15] trong các nghiên cứu
các loài bọ xít hút máu thuộc họ Reduviidae đã ghi nhận họ phụ Triatominae
có khoảng 139 loài thuộc 16 giống, trong đó giống Triatoma có 67 loài. Các
giống ghi nhận gồm Alberprosenia Martisnez & Carcavallo, 1977; Bolbodera
Valdes, 1910; Belminus Stal, 1859; Microtriatoma Prosen & Martínez, 1952;
Parabelminus Lent, 1943; Cavernicola Barber, 1937; Torrealbaia Carcavallo,
Jurberg & Lent, 1998; Psammolestes Bergroth, 1911; Rhodnius Stål, 1859;
Dipetalogaster Usinger, 1939; Eratyrus Stål, 1859; Hermanlentia Jurberg &
Galvão, 1997; Mepraia Mazza, Gajardo & Jörg, 1940; Panstrongylus Berg,
1879; Paratriatoma Barber, 1938; và Triatoma Laporte, 1832.
Cai et al. (2001) [7] đã ghi nhận loài bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata
(De Geer, 1773) là loài côn trùng dịch tễ trong danh lục các loài côn trùng có ý
nghĩa trong thế kỷ 21 ở Trung Quốc. Số lượng loài BXHM phía bắc của Châu Á

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

thuộc Khu vực Palaearctic cũng đã ghi nhận 2 loài bọ BXHM thuộc giống
Triatoma của phân họ Triatominae (Bogitsh et al., 2005) [4].
Hầu hết các loài BXHM thuộc phân họ Triatominae (họ Reduviidae)
đều có phân bố rộng ở Châu Mĩ từ Mêxicô đến Ác-hen-tina và Chilê. Loài T.
rubrofasciata (De Geer, 1773) phân bố toàn thế giới trong đó phải kể đến
những nước như Ấn Độ (đảo Andaman, Assam), Ăng-go-la, quần đảo An-ti-

goa, Ác-hen-ti-na, Braxin (Alagoas, Bahia, Ma-ran-hao, Paras, Paraiba,
Pernambuco, Rio de Janeiro, RGN, Sao Paulo, Sergipe), Campuchia, Trung
Quốc, Comoros, Cu Ba, Đô-mi-ni-ca-na, Guy-a-na, Granada, quần đảo Goa-
đê-lốp, Haiti, Hồng Kông, Inđônêxia (Borneo, Java, Sumatra, Papua), Gia-
mai-ca, Nhật Bản (Okinawa), Madagasca, Malaixia, Mauritius, Mianma,
Philíppin, Nam Phi, Sri-Lanka, Đài Loan, Tanzania, Thái Lan, Vê-nê-zu-ê-la,
Việt Nam, Anh (đảo Virgin), Hoa Kì (đảo Carolina, Florida, Hawaiiatoma); T.
sinica Hsaio, 1965; phân bố ở Trung Quốc (Nam Ninh); loài T. cavernicola
phân bố ở Malaysia; loài T. leopoldi phân bố Ôxtrâylia và Inđônêxia và T.
pugasi phân bố ở Ôxtrâylia, Nhật Bản và Trung Quốc và 6 loài thuộc giống
Linshcosteus phân bố ở Ấn Độ (Lent and Wygodzinsky, 1979) [20].
Loài bọ xít hút máu được mô tả lần đầu tiên là Triatoma rubrofasciata
(De Geer, 1773) và làm lây truyền loài ký sinh trùng Trypanosoma lewisi và
Trypanosoma conorrhini ở chuột (Emmanuel et al., 1943)[12]. Ở ngoài tự
nhiên loài bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata là véc tơ truyền ký sinh
trùng Trypanosoma cruzi. Khi có ký sinh trùng Trypanosoma cruzi hiện hành
đã được phát hiện bởi Dias and Neves (1943), Lucena and Marques (1955),
Fuentes et al.(1971), Sherlock and Serafim (1974), Braxin and Silva (1983) và
Braxin (1986) [6, 5, 11, 13, 19, 25].
Gần đây tại Braxin, Fundacao Nacional the Saude (FNS) đã phát hiện
T. rubrofasciata di chuyển vào các vùng nông thôn cùng với các loài gậm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

nhấm. Tập tính thích nghi này có khả năng làm tăng nguồn lây nhiễm kí sinh
trùng T. cruzi cho con người, do sự gia tăng của quần thể loài bọ xít T.
rubrofasciata (Fuentes et al. 1971) [14]. Đây là loài phân bố rộng và đã được
mô tả hình thái con trưởng thành (Lent and Wygodzinsky, 1979) [20].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về sinh học của loài Triatoma rubrofasciata
Các dẫn liệu về đặc điểm sinh học của loài bọ xít hút máu thuộc phân họ

Triatominae như: Triatoma infestans, Triatoma dimidiata, Rhodnius prolixus,
Triatoma maculata, Panstrongylus megistus và loài Eratyrus mucronatus cũng
đã được nghiên cứu và thu được nhiều kết quả như: cấu trúc trứng, thời gian đẻ
trứng của con cái (từ 10-30 ngày sau khi giao phối), tổng số lượng trứng đẻ được
cho cả vòng đời (trung bình khoảng 500 quả, nhiều nhất 1000 quả). Cấu trúc
hình thái của thiếu trùng các tuổi, thời gian nở của trứng (khoảng 17- 30 ngày),
thiếu trùng tuổi 1 sau 48 đến 72 giờ bắt đầu hút máu. Vòng đời của một số loài
như Triatoma vitticeps, Triatoma dimidiata, Triatoma arthurneivai, Triatoma
eratyrusiformis, Rhodnius prolixus, Panstrongylus megistus, Paratriatoma
hirsuta giao động khoảng từ 120 - 300 ngày tùy trong điều kiện nhiệt độ khác
nhau từ 27- 36ºC, ẩm độ 70 - 80%.
Loài T. rubrofasciata là một loài quan trọng của phân họ Triatominae, một số
người dân của Salvador thuộc Braxin đã bị nhiễm T. cruzi lây truyền qua T.
rubrofasciata trong khu vực trung tâm của thành phố trong những năm 1970. Các
nghiên cứu về sinh học của nó vẫn còn ít được nghiên cứu trong điều kiện phòng
thí nghiệm (Sherlock, 1979) [25]. Một số nghiên cứu đã được tiến hành và thu
được kết quả: Vòng đời của loài Triatoma rubrofasciata đã được nghiên cứu
trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 20,5- 33°C và ẩm độ 85% ) và trong tủ
nuôi (nhiệt độ: 29 °C,độ ẩm: 80% ). Các nhóm được cho ăn hàng tuần hoặc hai
tuần một lần bằng máu của chuột. Kết quả cho thấy trong điều kiện (nhiệt độ 20,5-
33°C và ẩm độ 85% ) vòng đời kéo dài từ 315- 677 ngày và trong tủ nuôi (nhiệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

độ: 29 °C,độ ẩm: 80% ) vòng đời kéo dài từ 283- 376 ngày tùy thuộc vào khoảng
thời gian cho ăn khác nhau (Vianna et al., 1998) [27]. Vòng đời của Triatoma
rubrofasciata nuôi trong điều kiện nhiệt độ 20.5- 33°C, ẩm độ 85% ± 5 dao động
từ 83 đến 206 ngày, và trong điều kiện nhiệt độ 29°C, ẩm độ: 80% ± 5% dao động
từ 115 tới 385 ngày (Lucena et al., 1955, 1959) [18, 19]. Các dịch tuyến và cơ
quan sinh dục của con đực Triatoma rubrofasciata cũng đã được mô tả và minh

họa chi tiết (Christiane, 2003) [10].
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về sinh thái học của loài Triatoma rubrofasciata
Nghiên cứu về các đặc điểm sinh thái học của các loài BXHM thuộc phân
họ Triatominae: Triatoma infestans, Triatoma dimidiata, Rhodnius prolixus,
Triatoma maculata, Panstrongylus megistus và loài Eratyrus mucronatus cũng
đã được nghiên cứu và thu được kết quả: Nhiệt độ thích hợp để BXHM phát
triển là từ 27- 33
0
C. Đa số các loài BXHM đều rất ít khả năng sống sót ở nhiệt
độ trên 40
0
C và dưới 10
0
C. Sinh cảnh sống của phần lớn các loài bọ xít thuộc
phân họ Triatominae là gần gia súc, gia cầm, người và động vật có xương sống
khác và sử dụng máu làm thức ăn. Các vật chủ thường bị bọ xít hút máu là các
loài gậm nhấm, các loài gia súc thuộc lớp thú (Mammalia), một số loài thuộc
lớp chim (Aves), một số loài thuộc lớp lưỡng cư (Amphibia), một số loài
thuộc lớp bò sát (Reptilia) và con người. Sự phát triển của trứng, tập tính hút
máu của thiếu trùng cũng như tỷ lệ chết của loài BXHM Lishcostens kali,
Triatoma rubrofasciata và T. mazzoottii cũng đã được nghiên cứu (Pellegrino,
1952; Lucena, 1959; Zeledon et al. 1970; Lent & Wygodzinsky, 1979; Silva,
1985; Goncalves et al.,1989; Costa et.al., 1989 và Ambrose ,1999) [3, 9, 16,
18,20, 22, 26, 28].
Bên cạnh đó, các thử nghiệm về tính chống chịu và khả năng thiếu thức
ăn trong điều kiện nhiệt độ trung bình 29 ± 1°C và ẩm độ 70% với 300 thiếu
trùng các tuổi của loài Triatoma rubrofasciata đã được tiến hành [10].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Nhìn chung, trên thế giới thì các loài bọ xít hút máu thuộc phân họ
Triatominae rất được quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay số lượng loài đã được
nghi nhận là 139 loài trong đó 111 loài đã mô tả hình thái và xác định vùng phân
bố. Nhiều loài và véctơ truyền bệnh nguy hiểm cho người và gia súc đã được
nghiên cứu sinh học, sinh thái học cũng như cơ chế truyền bệnh đặc biệt là các
loài như Triatoma infestans, Triatoma dimidiata, Triatoma vitticeps, Triatoma
arthurneivai, Triatoma eratyrusiformis, Triatoma rubrofasciata, Rhodnius
prolixus, Panstrongylus megistus và Paratriatoma hirsuta. Các kết quả phân loại
học bằng phương pháp sinh học phân tử cũng đã được thực hiện và cây phát sinh
chủng loại cho 4 giống thuộc phân họ Triatominae cũng được xây dựng.
1.2. Tình hình nghiên cứu BXHM Triatoma rubrofasciata ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cho đến nay chưa quan tâm nghiên cứu chuyên sâu về các
loài BXHM thuộc phân họ Triatominae. Tuy nhiên, một số tác giả trong và
ngoài nước đã ghi nhận sự có mặt của chúng ở Việt Nam như: Lent and
Wygodzinsky (1979) [20] đã ghi nhận các loài Triatoma rubrofasciata, T.
migrans có phân bố ở Việt Nam và đã mô tả chi tiết loài T. rubrofasciata.
Hsiao and Ren (1981) [17] đã ghi nhận và mô tả loài T. rubrofasciata (De
geer, 1773) có vùng phân bố ở Trung quốc và Việt Nam. Tạ Huy Thịnh và cs
(2002) [2] cũng ghi nhận loài T. rubrofasciata có ở Vĩnh Phúc. Trương Xuân Lam
(2004) [1] đã xây dựng khóa định loại các loài thuộc giống Triatoma đã biết ở
Việt Nam và mô tả hình thái của loài T. bouvieri Larrousse, 1924 .
Cho đến nay, 2 loài thuộc giống Triatoma đã được ghi nhận và mô tả
tóm tắt hình thái con trưởng thành. Tuy vậy, các nghiên cứu về các pha phát
triển đặc biệt là pha trứng, thiếu trùng và sự ghi nhận trong các khu dân cư ở
thành phố, cũng như các nghiên cứu về sinh học, sinh thái học và tập tính hút
máu của chúng còn bị bỏ ngỏ và chưa được quan tâm nghiên cứu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm điều tra: Nghiên cứu được tiến hành ở một số điểm tại thành
phố Hà Nội như: Điều tra tại xóm 3, Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm) và Sài Đồng
(quận Long Biên). Điều tra tại Quan Nhân, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Quốc Việt
(Cầu Giấy), Láng Hạ, Khâm Thiên (Đống Đa), Minh Khai, Nguyễn Công Trứ
(Hai Bà Trưng) và Định Công, Tam Trinh (Hoàng Mai). Điều tra tại Thụy Khuê,
Lạc Long Quân (Tây Hồ) và Hà Đông, Mỗ Lao, Văn Quán (Thanh Xuân).
- Nghiên cứu sinh học tại phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh
thái và Tài Nguyên sinh vật Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: năm 2012
2.2. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là BXHM Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773)
- Vật liệu nghiên cứu: Vật chủ là gà, tủ nuôi, đĩa petri, hộp nhựa nuôi,
môi trường nuôi, hộp cho bọ xít ăn, lọ đựng mẫu, hóa chất (cồn, glycerin ).
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều tra, thu thập mẫu BXHM (Carcavallo et al.,1997, Lent and
Wygodzinsky , 1979 ) [8,20].
Tại các địa điểm điều tra xác định 1 hoặc 2 xã/quận (huyện) đại diện cho
điểm nghiên cứu. Tùy theo từng mục tiêu nghiên cứu mà tiến hành điều tra
ngẫu nhiên theo các cụm dân cư hoặc theo tuyến (tuyến điều tra có thể là theo
tuyến phố, xóm của khu dân cư ở nông thôn hay thành thị). Đơn vị điều tra có
thể là hộ gia đình, ổ, hang, chuồng gia súc, gia cầm, có gắn liền với vật chủ có
khả năng liên quan đến sự hiện diện của các loài BXHM. Ở trong nhà, tập
trung điều tra ở các vật dụng gần người (gường, tủ, kệ bàn ), các ổ nuôi gia
súc trong nhà (chó, mèo hoặc các ổ chuột ), ở ngoài nhà, tập trung các khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


vực gần chuồng nuôi gia súc, gia cầm, các khe gỗ, đống gỗ có chuột thường trú
ngụ và làm tổ Điều tra tuân thủ theo nguyên tắc là điểm điều tra lần sau
không được trùng với điểm lần trước.
Tại các nơi BXHM sinh sống tiến hành quan sát, điều tra và liệt kê các vật
dụng mà bọ xít trú ngụ, thu bắt và đếm số lượng cá thể và trứng của bọ xít, điều
tra khả năng ổ bọ xít sinh sống có sự liên thông với nơi ở của chuột hoặc có
đường thông với nơi sống của chuột, xác định vị trí có ổ bọ xít hút máu, cấu
trúc tuổi của các pha trong ổ để phục vụ cho việc nghiên cứu về sinh thái học.
Việc thu bắt bọ xít hút máu theo phương pháp thu mẫu của Lent and
Wygodzinsky, 1979 ) [20] như: Thu mẫu bằng tay (có găng tay bảo vệ), ống
hút côn trùng để thu bắt trứng và thiếu trùng tuổi 1. Kết hợp thu thập các
thông tin, quan sát và chụp ảnh các sinh cảnh sống của các loài BXHM, điều
kiện môi trường sống và sự có mặt của vật chủ bị đốt (nếu có) để tìm hiểu về
vật chủ của chúng ở ngoài tự nhiên.
Cùng với việc điều tra thu mẫu ngẫu nhiên, tiến hành cung cấp thông tin
nhận dạng về hình thái của BXHM và đến các nơi mà người dân bắt được
chúng để điều tra tại chỗ cũng như xung quanh khu vực có bọ xít. Tiến hành
trực tiếp thu các mẫu BXHM do người dân bắt và ghi chép tất cả các số liệu
về vị trí của nơi có BXHM, nơi bắt được, tình trạng vết thương do chúng gây
lên, thời gian bắt được, thời gian bị bọ xít tấn công Điều tra người dân đã
nhìn thấy hoặc phát hiện nơi có BXHM, ghi chép vị trí có ổ của BXHM và
các địa điểm ghi ngờ có tồn tại ổBXHM hoặc nơi phát tán của BXHM.
2.3.2. Xử lý và bảo quản mẫu (Carcavallo et al.,1997) [8]
Mẫu vật thu được, một phần được xử lý qua và bảo quản trong cồn, một
phần được giữ sống trong các lọ nuôi kín ánh sáng (đường kính 15 cm và cao
20 cm). Mẫu vật được vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm. Các mẫu ngâm
cồn thu thập ngoài thực địa một phần sẽ được bảo quản trong các đệm bông,
một phần tách ra đựng trong lọ nhỏ có chứa cồn. Mẫu vật sống được nuôi tiếp


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

tục trong các lọ nuôi bằng thức ăn là máu gà. Quá trình xử lý và bảo quản
mẫu phải tuân thủ nghiêm ngặt và quản lý từng cá thể sống trong phòng thí
nghiệm tránh nguy cơ mẫu có thể bị phát tán hoặc bò mất trong khi bảo quản
để làm các thí nghiệm về sinh học và sinh thái học.
2.3.3. Làm tiêu bản
Sau mỗi đợt thu mẫu, tiến hành xử lý và phân loại sơ bộ mẫu. Mẫu
được định vị bằng kim côn trùng hoặc ngâm cồn, mỗi cá thể mẫu ngắn với
êteket ghi nhận các thông tin về mẫu. Mẫu định vị bằng kim côn trùng được
sấy khô trong vòng 24- 48 giờ ở nhiệt độ 50
o
C, xử lý sạch và bảo quản trong
các hộp gỗ đựng mẫu.
2.3.4. Nghiên cứu hình thái học (Lent and Wygodzinsky, 1979; Maldonado,
1990 ) [20, 21].
Phân loại học truyền thống bằng hình thái của các loài BXHM thuộc phân
họ Triatominae đã không ngừng thay đổi cho đến tận ngày nay. Các tài liệu
chuyên sâu sẽ được sử dụng để tham khảo trong khi phân loại dựa theo các tài
liệu của Distant (1904), Hsiao (1981), Maldonado and Capriles (1990), Lent
and Wygodzinsky (1979), Cai Wanzhi (2004). Các loài mô tả sẽ được kiểm
định bởi các chuyên gia Cai Wanzhi (Trung Quốc), Dimitri Forero (USA),
David Redei (Hunggari).
Cơ sở để phân loại là dựa trên các đặc điểm về hình thái của các phần đầu
(antenna, anteocular, ocelli, eyes, rostrum), phần ngực (anterior pronotum
lobe, posterior of pronotum lobe, legs ), scutellum, bụng (Abdomen), cánh
(wing), các gai trên cơ thể và đặc biệt là cấu tạo của cơ quan sinh dục
(pygophore, right clasper, phallus, phallobase, phallosoma) để xác định tới
loài. Tiến hành phân tích hình thái lượng (morphometrics) hay còn gọi là số
đo kích thước, số đo kích thước cần đủ về số lượng (> 10 cá thể) và cần có

đủ cả đực và cái. Việc phân tích hình thái và hình thái lượng được tiến hành
với kính lúp Olympus SZX7. Tuy nhiên, để quan sát và đánh giá một số đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

điểm hình thái quan trọng trong phân loại thì cần có sự trợ giúp của kính
hiển vi điện tử (SEM) cho phép quan sát chi tiết và chụp ảnh một số cấu trúc
hiển vi rất quan trọng cho phân loại như: cấu trúc vùng ngực, đốt ống chân
trước và đỉnh đầu, cấu trúc lông và vùng bụng bên, gai giao cấu và bộ phận
sinh dục đực.
2.3.5. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học (Ambrose,1999) [3]
Các mẫu sống của các loài bọ xít hút máu thu được kể cả trứng được bảo
quản trong các lọ nuôi kín ánh sáng (đường kính từ 10- 20 cm và cao từ 20-
30 cm) hoặc trong các ống nuôi có đường kính 10- 20mm và điều kiện nhân
nuôi phải đảm bảo an toàn vệ sinh.
Chuẩn bị vật liệu thực nghiệm: đối tượng thực nghiệm là loài bọ xít hút
máu Triatoma rubrofasciata và vật chủ của chúng gà; tủ kính nuôi, đĩa Petri,
hộp nhựa nuôi, hộp ghép đôi, môi trường nuôi, hộp cho BXHM ăn và ống cho
ăn…
Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các pha phát triển: tiến hành bảo quản
mẫu nuôi trong glycerin hoặc cồn 90% ở tất cả các pha trứng, thiếu trùng tuổi
1-5, xác lột, trường thành. Đo đếm kích thước trứng, các pha phát dục (đơn vị
đo là mm), mô tả, chụp ảnh và vẽ hình bằng kính lúp Olympus SZX7.
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ xít hút máu theo phương
pháp nuôi cá thể bằng thức ăn là máu của gà trong điều kiện phòng thí nghiệm
và trong tủ nuôi ở các điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khác nhau. Số lượng cá thể
theo dõi là từ 25 cá thể trở lên. Các cá thể được nuôi trong các hộp nuôi tối từ
thiếu trùng tuổi 1 cho đến thiếu trùng tuổi 5 và trưởng thành. Sau khi thu được
trứng từ cá thể cái, theo dõi trứng nở và tiến hành tách thiếu trùng tuổi 1 (mỗi
cá thể/1 hộp) và sau 48 giờ thì bắt đầu cho ăn máu bằng cách sử dụng ống ăn

(đường kính 10mm) được gắn vào cơ thể vật chủ hoặc cho hút máu trức tiếp từ
vật chủ đã được cố định. Thời gian cho ăn khoảng từ 1-2 giờ, tùy theo các pha
khác nhau tiến hành cho bọ xít hút máu vật chủ từ 7- 15 lần trong quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

nuôi thiếu trùng và từ 1- 3 lần trong quá trình nuôi trưởng thành. Các thiếu
trùng tuổi 2- 5 cũng được nuôi tách rời nhau và cho ăn như thiếu trùng tuổi 1
bằng phương pháp cho ăn máu trực tiếp từ vật chủ cố định hoặc cho ăn qua ống
ăn gắn với vật chủ không cố định. Hàng ngày theo dõi bọ xít hút máu, thay hộp
nuôi, theo dõi thời gian lột xác của thiếu trùng, thu xác đã lột, nhiệt độ và ẩm
độ ở trong phòng được ghi lại bằng máy ghi tự động RH 250. Các chỉ tiêu theo
dõi bao gồm: thời gian phát dục của trứng, thiếu trùng từ tuổi 1 đến tuổi 5
(ngày), tỷ lệ trứng nở %, tỷ lệ chết %, tỷ lệ cá thể hút máu (%), tỷ lệ lột xác
(%), tỷ lệ giới tính (đực/cái) và số lần lột xác (lần).
Thiếu trùng tuổi 5 sau khi lột xác chuyển thành trưởng thành, tiến hành
xác định đực cái qua kính lúp và ghép đôi (1 đực + 1 cái) hoặc ( 1 đực + 2 cái)
trong hộp ghép đôi (đường kính từ 20 cm và cao 30 cm) và thường xuyên cho
ăn máu. Theo dõi thời gian cá thể cái đẻ ổ trứng đầu tiên cho đến khi cá thể
cái chết vì sinh lý. Hàng ngày ghi chép tập tính và thời gian bọ xít hút máu
giao phối, thời gian đẻ, số lần đẻ và cách thức đẻ của con cái. Các chỉ tiêu
theo dõi bao gồm thời gian tiền phát dục (ngày), số lượng trứng đẻ (quả), thời
gian đẻ (ngày), thời gian sống của con cái, đực trưởng thành (ngày).
2.3.6. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của loài BXHM (Ambrose,
1999) [3].
Tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của số lượng nuôi đến khả năng sống
sót khi không được hút máu của thiếu trùng tuổi 1 (mới nở từ trứng). Thí
nghiệm được tiến hành với các công thức nuôi cá thể và tập thể trong các lọ
nuôi kín ánh sáng (đường kính 10 cm, cao 15 cm) bao gồm công thức nuôi 1 cá
thể/ lọ, 5 cá thể/ lọ, 10 cá thể/ lọ và 15 cá thể/ 1 lọ. Nghiên cứu ảnh hưởng của

số lần hút máu đến thời gian phát dục thiếu trùng các tuổi của loài bọ xít hút
máu T. rufrofasciata được tiến hành trong các công thức thử nghiệm gồm:
Công thức 1 (CT 1) là công thức không cho hút máu của vật chủ. Công thức 2
(CT2) là công thức được cho hút máu gà 1 lần sau 2- 3 ngày lột xác và công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

thức 3 (CT 3) là công thức cho hút máu gà 2 lần (lần 1 sau 2- 3 ngày lột xác và
lần 2 sau lần hút máu thứ nhất 7 ngày). So sánh sự sai khác giữa các công thức
qua phân tích Anova (P<0.05).
2.3.7. Xử lý số liệu và công thức tính toán
Các số liệu thử nghiệm với các chỉ tiêu theo dõi: kích thước hình thái
của các pha phát triển (mm), kích thước phần bụng ở từng pha trước và sau
khi hút được máu (mm), thời gian phát dục của trứng (ngày), của thiếu trùng
từ tuổi 1 đến tuổi 5 (ngày), tỷ lệ trứng nở (%), tỷ lệ chết (%), tỷ lệ cá thể hút
máu (%), tỷ lệ lột xác thành trưởng thành (%), tỷ lệ giới tính (đực/cái), số lần
lột xác (lần), thời gian sống của trưởng thành (ngày) được xử lý, phân tích
và tính toán với mức xác suất (P<0.05) theo Poelou (1977) [23]. Các chỉ tiêu
so sánh thực nghiệm được so sánh sự sai khác giữa các công thức qua phân tích
Anova (P<0.05) và được hỗ trợ bởi phần mềm SPSS sản xuất năm 2008.
Tỷ lệ nở của trứng: f(%) = x100%
A: số lượng trứng nở B: số lượng trứng đẻ theo dõi
Thời gian phát dục trung bình của trứng:
X
etb
(ngày) = X
e
±
Trong đó: X
e

= X
e
: Thời gian phát dục của trứng (ngày)
X
etb
: Thời gian phát dục trung bình của trứng (ngày)
X
i
: Thời gian phát dục của trứng theo dõi ngày thứ i
t
i
: Số lượng trứng phát dục ngày thứ i
n: Tổng số trứng theo dõi
S
x
: Độ lệch chuẩn
Thời gian phát dục của thiếu trùng:
X
ltb
(ngày) = X
1


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Trong đó X
1
=
X
1

: Thời gian phát dục của thiếu trùng (ngày)
X
ltb
: Thời gian phát dục trung bình của thiếu trùng (ngày)
t
i
: Số lượng thiếu trùng phát dục ngày thứ i
n: Tổng số thiếu trùng theo dõi
S
x
: Độ lệch chuẩn






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nghiên cứu hình thái học của các pha phát triển loài bọ xít hút máu
Triatoma rubrofasciata.
3.1.1. Đặc điểm hình thái của pha trứng
Trứng của loài BXHM T. rubrofasciata mới đẻ có màu vàng nhạt (hình
1a), hình bầu dục, một đầu của trứng có nắp đậy giống như nắp ấm. Trứng có
bề mặt nhẵn, không có chất dính bám, trên bề mặt của trứng có các vân xếp
hình lục giác đều, các hình lục giác này xếp kế tiếp nhau liên tục tạo thành
hình mạng lưới. Trứng của loài BXHM này trước khi nở ra thiếu trùng chúng

qua giai đoạn chuyển màu từ vàng nhạt sang màu hồng nhạt và màu hồng thẫm
(hình 1b). Khi thiếu trùng được nở, vỏ trứng còn lại có màu trắng (hình 1c).

(a). Trứng của BXHM T. rubrofasciata mới đẻ



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


(b). Trứng của BXHM T. rubrofasciatachuyển màu


(c). Vỏ trứng của BXHM T. rubrofasciata
Hình 1. Đặc điểm hình thái của BXHM T. rubrofasciata
(Nguồn: Phòng Côn trùng học thực nghiệm)
Nghiên cứu kích thước của trứng được trình bày trong bảng 1 cho thấy
kích thước của trứng thu ở ngoài tự nhiên không sai khác với kích thước của
trứng đẻ trong phòng cả chiều dài lẫn chiều rộng qua cả 3 lần đo. Biên độ dao
động của chiều dài là từ 1-2 mm ( trung bình 1,68-1,69 mm), biên độ dao
động của chiều rộng là 0-1 mm ( trung bình 0,89 mm).

×