1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, có đầy đủ sức khoẻ, con
người mới có niềm vui và hạnh phúc thật sự, đặt biệt là ở xã hội văn minh thì
vấn đề sức khoẻ càng được ưu tiên hàng đầu. Đạt được sức khoẻ tốt là một
trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên
trong trường học các cấp [13].
Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục cho thế hệ trẻ, trong đó có giáo dục sức
khoẻ ở các trường học là mối quan tâm lớn của Đảng, nhà nước, của mỗi gia
đình và toàn xã hội[7].
Học sinh nước ta chiếm trên ¼ dân số, thuộc lứa tuổi trẻ tương lai của
đất nước. Vì thế sức khoẻ của học sinh hôm nay chính là sức khoẻ của dân tộc
mai sau. Trường học là ngôi nhà chung của học sinh. Hằng ngày các em học
tập, rèn luyện vui chơi, giải trí ở đó. Do vậy, môi trường học tập hết sức quan
trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất, tinh thần và học tập,
cũng như có thể góp phần nâng cao hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ học sinh
[1], [35],[36].
Sức khoẻ của trẻ em có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự bền
vững của đất nước và sự tồn vinh của dân tộc. Nếu trẻ em ngày hôm nay có
sức khoẻ không tốt, gầy gò, ốm yếu, bệnh tật… thì đó sẽ là một dấu hiệu
không tốt đẹp và ảnh hưởng đến nguồn nhân lực mai sau cho Quốc Gia và dân
tộc [31].
Học sinh ngồi trên ghế nhà trường ngày hôm nay sẽ là những ông bố,
bà mẹ trong tương lai. Những gì các em có được trong tương lai về sức khoẻ,
tri thức, tình cảm, đạo đức đều khởi hành từ ngày hôm nay.
Định hướng công tác Y tế trường học đến năm 2010, Bộ Y tế xác định
chăm sóc sức khoẻ học sinh là một mục tiêu trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ
nhân dân [36].
2
Trong nhiều năm qua, vấn đề sức khoẻ học sinh chưa được quan tâm
đúng mức. Công tác Y tế trong các trường học vẫn còn tồn tại nhiều khó
khăn, bất cập. Mạng lưới cán bộ y tế nhà trường còn thiếu về số lượng, chưa
đảm bảo chất lượng, điều kiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh
chưa đảm bảo do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động.
Các khó khăn, tồn tại nêu trên đã dẫn đến tình trạng sức khoẻ học sinh có
phần giảm sút, gia tăng một số bệnh, tật học đường như bệnh cận thị và cong
vẹo cột sống.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay tình trạng dạy thêm, học thêm tràn
lan làm cho học sinh phải dồn hết sức lực và thời gian vào học tập, mất dần đi
quyền được vui chơi, giải trí. Chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ
tới sức khoẻ của học sinh [10],[36].
Cong vẹo cột sống và cận thị là hai bệnh chính khá phổ biến ở lứa tuổi
học đường, và tỷ lệ này ngày càng cao. Chúng có liên quan chặt chẽ với quá
trình học tập của học sinh. Theo quan điểm vệ sinh học đường hai bệnh có khác
nhau về sinh bệnh học nhưng nguyên nhân và cách phòng chống có nhiều điểm
giống nhau. Việc phát hiện bệnh muộn thì điều trị sẽ rất tốn kém và khó khăn,
ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ, giảm khả năng lao động và học tập [12].
Thời gian gần đây, các nghiên cứu về sức khoẻ học sinh thường tập
trung ở thành phố mà chưa đi sâu nghiên cứu ở học sinh tại các vùng nông
thôn và miền núi, nơi mà môi trường học tập của học sinh còn nhiều yếu tố
bất lợi, vấn đề sức khoẻ học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ
những đặc điểm trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Mô tả thực trạng về bệnh
cận thị học đường và cong vẹo cột sống của học sinh Trung học cơ sở tại
huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum”, với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ cận thị và cong vẹo cột sống của học sinh Trung học
cơ sở trên địa bàn huyện Đăk Hà năm 2009.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến cận thị và cong vẹo cột sống.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SỨC KHOẺ TRƢỜNG HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƢỚC
1.1.1. Sức khoẻ trƣờng học trên thế giới
1.1.1.1. Quá trình phát triển của Y tế trường học
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), sức khoẻ là
một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không
đơn thuần là không có bệnh, hay thương tật. Vì vậy chăm sóc sức khoẻ cho
mọi người nói chung và học sinh (HS) nói riêng là rất quan trọng. Vấn đề
chăm sóc sức khoẻ học sinh (SKHS) được thế giới đặc biệt quan tâm, vì HS là
tương lai của nhân loại [13].
Những năm cuối thế kỷ XIX, hệ thống y tế trường học đã phát triển và
các bác sĩ, y tá học đường có nhiệm vụ khám sức khoẻ định kỳ và khám
chuyên khoa cho HS, tổ chức tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh trong
trường học.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về Y tế trường học trên thế giới
Một số nghiên cứu trong nhà trường của các tác giả trên thế giới đã
chỉ ra, tỷ lệ đau lưng ở học sinh tăng lên cùng với thời gian ngồi học ở trường.
Troussier và cộng sự (1999) cho thấy 23% học sinh có đau lưng khi ngồi và
tần suất đau tăng lên cùng với thời gian ngồi học ở trường [17].
Ian Morgan và Kathryn Roes (2005), nghiên cứu sự tiến triển của
bệnh cận thị của lứa tuổi 11-13 tại các nước trên thế giới cho thấy, tỷ lệ cận
thị tăng dần theo thời gian ở hầu hết các nước nghiên cứu. Nhật Bản năm
1984 cận thị 39% đến 1996 tăng lên 59%, tại Trung Quốc cận thị chỉ có 18%,
năm 2003 lên đến 45,6%-49,7%; Đài loan năm 1983 cận thị 36,7% đến năm
2000 tăng lên 60,7% [59]
4
1.1.2. Sức khoẻ trƣờng học ở trong nƣớc
1.1.2.1. Tầm quan trọng của công tác y tế trường học
Với mong muốn trường học không chỉ là nơi dạy chữ, dạy nghề mà
còn phải là nơi giáo dục, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho học sinh, từ năm
2001 Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ y tế với sự trợ giúp của TCYTTG tại Việt
Nam đã tiến hành xây dựng mô hình Trường học nâng cao sức khoẻ. Đến nay
đã được thực hiện ở một số địa phương như TP Hải Phòng, huyện Hương
Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ năm 1960 y tế học đường ở nước ta đã được sự quan tâm chỉ đạo
của Liên Bộ Y tế - Giáo dục và đã có nhiều nguyên cứu về sức khoẻ HS. Tiêu
chuẩn xây dựng, chiếu sáng, bàn ghế (BG) với 6 loại kích thước từ I đến VI
đã được ban hành trong điều lệ vệ sinh bảo vệ sức khoẻ từ năm 1964 [36].
Đã có nhiều hướng dẫn công tác y tế trường học, cả về mặt tổ chức và
các quy định vệ sinh. Thông tư Liên Bộ Y tế - Giáo dục số 32/TTLB ngày
27/2/1964 về việc quy định về vệ sinh trường học, hướng dẫn tổ chức Y tế
trong các trường nội trú và quy định nhiệm vụ cho Trạm Y tế xã chăm lo sức
khoẻ cho học sinh trong các trường học ở xã. Thông tư liên bộ số 09/LB/YT-
GD ngày 07/6/1973 về việc hướng dẫn y tế trường học. Đến năm 1982 lại có
Thông tư Liên bộ số 13/LB-GD-YT ngày 09/6/1982 về việc đẩy mạnh công
tác vệ sinh trường học trong những năm 1980.
Bắt đầu từ năm 1998 Bộ Y tế có chủ trương khôi phục lại và phát triển
y tế trường học, liên bộ đã có văn bản pháp quy hướng dẫn công tác y tế
trường học. Thông tư Liên bộ Giáo dục và Đào tạo-Y tế số 40/1998/TTLB-
BGDĐT-BYT, ngày 14/7/1998, về việc hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế
học sinh. Thông tư Liên Bộ Y tế - Giáo dục và Đào tạo số 03/2000/TTLT-
BYT-BGDĐT, ngày 01/3/2000 về việc hướng dẫn thực hiện y tế trường học
[36].
5
Bộ Y tế và Bộ Giáo dục-Đào tạo đã có nhiều văn bản liên quan đến
công tác y tế học đường. Quyết định của Bộ Y tế số 1221/2000/QĐ-BYT,
ngày 18/4/2000 ban hành Quyết định vệ sinh trường học. Quyết định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT, ngày 03/5/2001 ban hành
quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học [7], [8], [36].
Ngoài ra, nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức
khoẻ cho học sinh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/2006/CT-
TTg, ngày 12/7/2006 về tăng cường công tác y tế trong các trường học [10].
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu về y tế trường học ở trong nước
Trần Văn Dần (1999), nghiên cứu tình hình bệnh tật HS thập kỷ 90, tỷ
lệ cận thị và CVCS ngày càng tăng. Ở Hà Nội, tỷ lệ CVCS 16%-27%, cận thị ở
tiểu học (TH) 9,6%; THCS 36,5% và trung học phổ thông (THPT) 24% [14].
Trong những năm gần đây, xuất hiện tình trạng trẻ em mắc cận thị
nhiều và ngày càng tăng cao ở các lứa tuổi. Ở Hà Nội, tỷ lệ cận thị của HS năm
1964 chỉ có 4,2%; năm 1998 là 15,5% đến năm 2001 tăng lên 21,8% [54].
Nghiên cứu của tác giả như Ngô Thị Bé 2006 ở tỉnh Nghệ An và
Thanh Hoá, Dương Thị Hương 2004 và Nguyễn Hữu Chỉnh 2006 tại Hải
Phòng. Nông Thanh Sơn (2001), (2002),(2003),(2004) tại tỉnh Thái Nguyên
đã xác định tỷ lệ cận thị và CVCS trong HS tăng dần theo tuổi, nữ cao hơn
nam, khu vực nội thành cao hơn ngoại thành [2], [3], [11], [26], [48], [49],
[50], [51].
Trịnh Công Huấn (2006) nghiên cứu tại Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, tỷ
lệ cận thị ở khu vực thành phố là 31,9%, thị xã 145%, nông thôn 8,5% và tăng
lên theo cấp học. Tỷ lệ cận thị ở TH là 7,26%; THCS 18,9% và THPT 29,6%
[22]. Đào Thị Mùi (2005) cho thấy HS mắc bệnh CVCS quá cao, từ 17%-30%
tuỳ theo cấp học và địa bàn. Tỷ lệ CVCS HS Hà Nội 18,9% [34].
Nghiên cứu tại các trường tiểu học, THCS năm học 2001-2002 tại tỉnh
Lai Châu của tác giả Trần Thị Dung (2006) cho thấy tỷ lệ bệnh mắt của HS là
6
23,2% trong đó tật khúc xạ 6,4% [20]. Trần Văn Nhựt (2004) đưa ra tỷ lệ HS
bị cận thị tại thành phố Đà Nẵng 12,46% trong đó ở HS tiểu học là 11,1%;
THCS là 10,2% và ở học sinh THPT là 22,6% [44].
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thế Thự (2004), tỷ lệ HS tiểu học và
THCS ở thành phố Hồ Chí Minh bị tật khúc xạ (TKX) từ 26,4%-36,4%, tỷ lệ
CVCS từ 12,1%-34,0% [53]. Tác giả Hồng Lân (2006) nghiên cứu tại huyện
Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (2003), tỷ lệ TKX 21,7% và CVCS 18,1% [30].
Nghiên cứu tại Hải Phòng Đồng Trung Kiên (2006), tỷ lệ cận thị của HS là
19,8%, trong đó cao nhất là ở học sinh nội thành 29,2% so với nội thành chỉ
3,0%, tỷ lệ CVCS 23,3% và cao nhất là ở học sinh THCS ngoại thành 41,3%
[28], [29].
Nguyễn Thị Bích Diệp (2004) và (2006), tại Hải Phòng và TP Hồ Chí
Minh cho thấy mức độ không phù hợp giữa kích thước cơ thể và kích thước
bàn ghế [16], [17], [19].
1.1.2.3. Tình hình nghiên cứu về y tế trường học ở tỉnh Kon Tum.
Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, năm học
2008- 2009 toàn tỉnh có 265 trường học, 2.128 lớp và 120.654 HS. Trong đó
234 trường TH với 90.742 HS, 60 trường THCS với 18.311 HS và 16 trường
THPT với 9.091 HS.
Huyện Đăk Hà năm học 2008-2009 có 9 trường THCS với 222 lớp và
8.853 HS chiếm 9,2%, HS THCS trong tỉnh [46[,
Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào trên địa bàn toàn tỉnh về y tế
trường học; mà chủ yếu là những thống kê đơn thuần về y tế đối với các HS.
1.1.2.4. Một số đặc điểm về tình hình kinh tế, xã hội của huyện Đăk Hà
Đăk Hà là một huyện miền núi ở phía Bắc của tỉnh Kon Tum được
thành lập từ năm 1994, có 8 xã 1 thị trấn. Là địa phương có đời sống nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn, hạ tầng cơ sở nghèo nàn lạc hậu. Thu nhập bình quân
7
đầu người chỉ # 8 triệu đồng/năm. Số HS thuộc các gia đình nghèo, thu nhập
thấp còn nhiều, điều kiện cơ sở vật chất các trường học còn quá kém.
1.2. KHÁI NIỆM VỆ SINH TRƢỜNG LỚP VÀ TIÊU CHUẨN VỆ SINH
1.2.1 Khái niệm vệ sinh trƣờng lớp
Y tế học đường là hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp
nhằm bảo vệ, nâng cao sức khoẻ học sinh và biến các kiến thức khoa học
thành các kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học
đường [6].
Thị giác mang lại cho con người một lượng thông tin về thế giới xung
quanh rất lớn (khoảng 80-85% lượng thông tin). Ánh sáng đảm bảo cho hoạt
động sống bình thường của cơ thể, khi thiếu ánh sáng lâu dài dẫn đến tình
trạng suy giảm miễn dịch, chức năng của hệ thần kinh và cũng là nguyên nhân
gây bệnh cận thị [27].
Chiếu sáng là yếu tố quan trọng trong điều kiện học tập, liên quan chặt
chẽ tới sức khoẻ thị giác và hiệu quả hoạt động học tập của học sinh do tác động
sinh lý của quang năng đối với vỏ não [32], [52], [55]. Trong học tập, sự mệt
mỏi, sự ức chế sẽ giảm đi khi lượng ánh sáng tự nhiên tăng lên. Cho nên yêu cầu
đầu tiên trong chiếu sáng là tăng cường ánh sáng tự nhiên (ASTN) [36].
1.2.2. Tiêu chuẩn vệ sinh (Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm
theo quyết định số 1221/2000/ QĐ-BYT, của Bộ Trưởng Bộ Y tế) [8]
1.2.2.1. Yêu cầu về vệ sinh môi trường học tập
Địa điểm xây dựng khu trường phải cao ráo, sạch sẽ, thuận tiện cho
việc đi lại của HS, xa những nơi phát sinh ra các hơi khí độc, khói bụi, tiếng
ồn. Diện tích khu trường bình quân cho một học sinh ở thành phố, thị xã >=
6m
2
/HS, ở nông thôn và miền núi >= 10m
2
, trong đó diện tích xây dựng các
công trình từ 20%-30%, cây xanh 20%-40% và sân chơi chiếm từ 40%-50%
so với diện tích khu trường [8].
8
1.2.2.2 Yêu cầu về vệ sinh trường học
Diện tích phòng học
Phòng học phải đúng quy cách và đủ diện tích, thông thoáng, mát mẻ về
mùa hè, ấm áp về mùa đông. Diện tích phòng học trung bình cho một HS từ
1,10m
2
– 1,25m
2
. Kích thước phòng học: chiều dài không quá 8,5m; rộng không
quá 6,5m; chiều cao 3,6m và cần lưu ý sĩ số học sinh tại các lớp [8], [74], [76],
Chiếu sáng
Phòng học cần phải đảm bảo độ chiếu sáng và đồng đều ở các vị trí,
không xấp bóng và chói loá, độ rọi không dưới 100lux và không quá 500lux
[35], [55].
Chiếu sáng phòng học bao gồm chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân
tạo. Về phương diện CSTN, hướng để lấy ánh sáng tự nhiên chủ yếu là hướng
nam (phía không có hành lang) về phía tay trái của HS khi ngồi viết [5].
Để hỗ trợ khi phòng học thiếu ASTN cần CSTN. Số bóng đèn: Nếu là
bóng đèn tóc thì mỗi phòng cần 4 bóng, mỗi bóng có công xuất từ 150w-
200w. Bóng đèn neon thì cần 6-8 bóng 1,2m. Đèn treo ở độ cách mặt bàn
2,8m [5], [8], [32].
Bàn ghế học sinh
Bàn, ghế đảm bảo thuận tiện khi học sinh đứng lên, ngồi xuống, lúc
vào học ra chơi và bố trí hợp lý trong một lớp học. Bàn, ghế phải đủ rộng, đẹp
và chắc chắn, các góc cạnh phải tròn, nhẵn, đảm bảo an toàn [36].
Kích thước bàn ghế phải tương ứng với nhau đồng thời kích thước và
hiệu số bàn, ghế phải phù hợp với tầm vóc HS. Tính toán hợp lý, chiều cao bàn
bằng 42% và ghế bằng 26% chiều cao HS ngồi học ở bàn, ghế đó [5], [8], [39].
Tư thế ngồi học đúng: Thân thẳng, đầu hơi cúi về phía trước một góc 10-
15 độ, vai cân bằng, cả hai tay đặt thoải mái trên bàn. Mắt cách mặt bàn từ
25cm-35cm. Vở ghi đặt hơi chếch 25 độ và lệch qua phần tay phải. Thân, đùi,
cẳng chân và bàn chân hợp với nhau ba góc vuông, ngực không tỳ vào bàn [39].
9
Bảng học
Bảng cần chống loá. Chiều dài bảng từ 1,8m-2m, chiều rộng từ 1,2m-
1,5m. Màu xanh lá cây hoặc đen nếu viết phấn trắng, màu trắng nếu viết bút
dạ đen. Treo bảng ở giữa tường, mép dưới cách nền phòng học 0,8m-1m [8].
1.3. KHÁI NIỆM BỆNH HỌC ĐƢỜNG
Ngoài các bệnh phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên như các bệnh
nhiễm ký sinh trùng, bệnh ngoài da, bệnh tiêu hoá, hệ xương khớp… trong
các HS thường mắc cả hai bệnh có liên quan đến quá trình học tập của các
em, đó là bệnh cong vẹo cột sống và cận thị trường học, còn gọi là các bệnh
học đường [5], [39].
1.3.1. Khái niệm bệnh cận thị
1.3.1.1. Định nghĩa
Mắt người trẻ có khả năng nhìn rõ vật ở xa và vật ở gần mắt trong một
khoảng cách nhất định. Một vật được nhìn rõ khi hình ảnh của vật đó có thể
tạo thành một hình nằm đúng trên vùng tâm của hoàng điểm [35], [55].
Cận thị là tật khúc xạ làm cho mắt chỉ thấy rõ vật ở gần trước mắt chứ
không thấy vật ở xa, mắt cận thị hình ảnh tạo thành trước võng mạc
[55],[63],[71].
1.3.1.2. Nguyên nhân của cận thị
Yếu tố liên quan vệ sinh học đường:
- Ánh sáng: Thiếu ánh sáng và chiếu sáng không hợp lý trong khi học
sẽ gây mệt mỏi thị lực, tạo điều kiện thuận lợi cho mắc bệnh cận thị [39].
- Bàn ghế: Kích thước bàn ghế không phù hợp với tầm vóc học sinh.
Bàn cao, ghế thấp làm cho khoảng cách giữa mắt và vở quá gần, nên mắt phải
điều tiết nhiều. Bàn thấp, ghế cao, học sinh phải cúi xuống để viết làm cho
máu dồn vào hố mắt nhiều làm cho áp lực trong hố mắt tăng lên, đẩy thuỷ tinh
thể phồng ra phía trước [5], [35].
- Tƣ thế sai khi học: Cúi gần, nhìn gần, nằm, quỳ học bài ở nhà.
10
- Một số yếu tố bất lợi khác: Sách vở, chữ viết…chưa đạt vệ sinh, nhìn
gần liên tục, đọc sách truyện quá nhiều, sử dụng máy vi tính, chơi trò chơi
điện tử quá mức, do đó mắt phải điều tiết nhiều có thể ảnh hưởng đến cận thị.
Yếu tố thể trạng:
- Những trẻ em gầy yếu hay ốm đau hoặc mắc các bệnh như bị sởi, ho
gà, lao… dễ bị cận thị hơn trẻ khoẻ mạnh [35], [12].
1.3.1.3. Tác hại của bệnh cận thị trong trường học
Bệnh cận thị trường học là tật khúc xạ phổ biến nhất, ảnh hưởng đến
quá trình học tập, ảnh hưởng đến việc phát triển trong tương lai của các em
[35], [44], [73].
1.3.1.4. Biện pháp phòng bệnh cận thị trong trường học
- Đảm bảo đầy đủ ánh sáng (chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo).
- Bàn, ghế đúng quy cách và phù hợp với tầm vóc của HS. Tư thế ngồi
học, khi đọc, viết phải đúng khoảng cách từ mắt đến chữ 35 – 40cm [5]. [6].
- Góc học tập ở gần cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên, đảm bảo đủ
ánh sáng. Có chế độ học tập khoa học, nghỉ ngơi hợp lý [6].
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt các thức ăn có nhiều
vitamin A như hoa quả có màu đỏ, rau xanh thẩm, dầu gan cá… luyện tập thể
dục thể thao và chơi các trò chơi vận động cơ bắp nhiều [35].
- Hàng năm khám sức khoẻ định kỳ cho HS, phát hiện những HS bị tật
khúc xạ gửi đến chuyên khoa mắt thử kính và cho đeo kính cho đúng số [6],
[12], [35].
1.3.1.5. Điều trị bệnh cận thị
Mang loại kính thích hợp, mỗi người cận thị phải dùng riêng một loại
kính, không thể có cặp mắt kính chung cho hai người [73].
Kiểm tra thị lực và kính, mỗi 3-6 tháng để có thể điều chỉnh kịp thời
[4].
11
1.3.2. Khái niệm bệnh cong vẹo cột sống
1.3.2.1. Định nghĩa
Cột sống gồm 33-34 đốt, bao gồm 7 đốt cổ, 12 đốt lưng, 5 đốt thắt
lưng, 5 đốt cùng và 4-5 đốt cụt, giữa các đốt có đĩa liên đốt bằng sụn. Nhìn từ
phía sau, cột sống thẳng, các gai đốt sống nhô ra sau. Nhìn từ phía bên, cột
sống có 4 đoạn cong sinh lý, đoạn cổ cong ra sau, đoạn lưng cong ra trước,
đoạn thắt lưng cong ra sau, đoạn cùng cụt cong ra trước [6], [35], [36], [59].
Vẹo cột sống: Nhìn từ phía sau, nếu cột sống lệch sang bên phải hoặc
trái của cơ thể thì gọi là vẹo. Độ cong được xem là vẹo cột sống là 10
0
. Cong
cột sống khi thay đổi các đoạn cong sinh lý như gù, ưỡn [12], [35], [59], [70].
1.3.2.2. Nguyên nhân cong vẹo cột sống
Do chiếu sáng không đầy đủ khi học ở lớp cũng như góc học tập ở
nhà, học sinh phải xoay ra phía có nhiều ánh sáng để viết.
Do kích thước bàn, ghế không phù hợp với tầm vóc học sinh.
Tư thế ngồi học sai như: nghiêng, vẹo đầu, xoay vẹo người, ngồi lệch
một bên.
Do lao động nặng quá sớm, tư thế bị gò bó như gánh, vác, đội, cõng
hoặc bế nách em bé nhỏ. Đeo cặp sách quá nặng, không đều hai bên.
Do bệnh tật, tai nạn còi xương, suy dinh dưỡng, bẩm sinh [5], [35], [36].
1.3.2.3. Phân loại cong vẹo cột sống
Hình dạng cong vẹo cột sống
- Gù lƣng: Đứng thẳng nhìn nghiêng từ phía bên, đường cong ở phần
lưng cong ra sau quá nhiều, hai mỏm vai đưa ra trước, hơi so, mỏm xương bả vai
nhô rõ. Ngực lõm, xương sườn phía sau lộ rõ, đầu cúi. Gù hay đi đôi với vẹo.
- Ƣỡn lƣng: Thường ưỡn đoạn thắt lưng, nhìn từ phía bên, vòng cong
thắt lưng ưỡn ra phía trước làm ngực nhô lên, bụng ưỡn ra trước, mông nhô ra
sau, hai vai so lại, mặt có xu hướng ngửa lên [12], [35], [36], [39].
12
- Vẹo cột sống: Đứng thẳng nhìn từ phía sau cột sống có đường cong.
Hay gặp hai loại đường cong hình chữ C hoặc chữ S, thuận và ngược.
+ Vẹo hình chữ C thuận toàn bộ (Ct): Vị trí vẹo nằm ở cả phần lưng
và thắt lưng, cột sống vẹo sang trái, làm đường cong lồi sang một bên hình
chữ C thuận, đường nối vai nghiêng, đường nối mỏm xương bả vai nghiêng,
đường nối mào chậu nghiêng, tam giác cạnh thân hai bên không bằng nhau
[12], [55].
+ Vẹo chữ C thuận lưng (Ct): Vị trí vẹo nằm ở cả phần lưng, cột sống
vẹo sang trái, hình chữ C thuận, hai bả vai không bằng nhau.
+ Vẹo chữ C thuận thắt lưng (Cttl): Vị trí vẹo ở phần thắt lưng.
+ Vẹo chữ C ngược toàn bộ (Cn): Vẹo cả phần lưng và thắt lưng, cột
sống vẹo đều sang phải, làm đường cong lồi sang một bên chữ C ngược,
đường nối vai, nối mỏm bả vai, nối mào chậu nghiêng, tam giác cạnh thân
không đều.
+ Vẹo chữ C ngược lưng (Cnl): Vị trí vẹo nằm ở phần lưng, cột sống
vẹo sang bên phải, hình chữ C ngược.
- Vẹo chữ C ngược thắt lưng (Cntl): Vị trí vẹo ở phần thắt lưng.
+ Vẹo chữ S thuận (St): Vẹo 2 đoạn cong đối lập nhau, đoạn trên
(lưng) vẹo sang trái, đoạn dưới (thắt lưng) vẹo sang phải, giống chữ S thuận.
+ Vẹo chữ S ngược (Sn): Vẹo 2 đoạn cong đối lập nhau, vẹo cả đoạn
lưng và thắt lưng, đoạn trên vẹo sang phải, dưới sang trái, chữ S ngược.
Mức độ cong vẹo cột sống
- Vẹo cột sống không có cấu trúc: Đây là vẹo cột sống với cột sống
không biến dạng, không xoáy vặn và các đốt sống ở vị trí bình thường. Đây là
trường hợp hay gặp trong cong vẹo cột sống trường học, có thể can thiệp hiệu quả.
- Vẹo cột sống có cấu trúc: Đây là CVCS mà các đốt sống ít nhiều có
biến dạng, xoáy vặn ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan nội tạng. Cột sống
13
bị biến dạng chữ S, chữ C, ở tư thế cúi thấy khối cơ thẳng lưng không vồng
đều mà có ụ lồi ở thắt lưng, ở chỗ cơ đốt sống xoáy vặn.
Vẹo không cấu trúc không tiến triển thành vẹo có cấu trúc. Vẹo cấu
trúc ngày càng tăng cần theo dõi và điều trị kịp thời [35],[36],[35].
Phân loại cong vẹo cột sống
- Vẹo độ I: Cột sống vẹo nhẹ, do tư thế là chủ yếu, vẹo nhận biết được
bằng mắt nhưng hình thể vẹo không thấy rõ ràng, các cơ ở hai bên lưng chưa
mất cân đối, khi HS duỗi thẳng người lên hoặc cúi gập người thì hết nhận ra.
- Vẹo độ II: Cột sống vẹo vừa và chưa thành tật. Đứng thẳng thấy rõ
hình dáng cong vẹo của cột sống, vai có hiện tượng lệch, hai xương bả vai
lệch nhau, cơ ở lưng mất cân đối, thấy được u lồi sườn do đốt sống bị xoáy
vặn, khi cúi vẹo có giảm nhưng không mất hẳn. Bắt đầu ảnh hưởng tới chức
năng hô hấp.
- Vẹo độ III: Cột sống vẹo nặng, vẹo quá rõ và đã thành tật. Vẹo độ 2+
các biến dạng xương (biến dạng có cấu trúc) hoặc vẹo độ 2+ gù hoặc ưỡn. Đứng
thẳng thấy rõ, cột sống bị cong và xoáy vặn ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, cơ
lưng mất cân đối rõ, cúi gập người vẹo không thay đổi [5], [6], [39].
1.3.2.4. Tác hại của bệnh cong vẹo cột sống trong trường học
Tuỳ theo mức độ biến dạng mà có ảnh hưởng tới sức khoẻ HS. Ở mức
độ I chưa ảnh hưởng gì. Ở mức độ II đã ảnh hưởng đến hình dáng, tư thế, chức
năng hô hấp. Ở mức độ III thì ảnh hưởng rõ rệt đến hô hấp, tư thế xấu [5].
1.3.2.5. Biện pháp phòng bệnh cong vẹo cột sống trong trường học
Lớp học phải chiếu sáng đầy đủ cả chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng
nhân tạo, góc học tập ở nhà phải đảm bảo đủ ánh sáng.
Bàn, ghế, phải hợp với tiêu chuẩn vệ sinh. Tư thế ngồi học ở lớp cũng
như ở nhà phải đúng và ngay ngắn.
Đeo cặp hai vai mà không được xách cặp ở một bên.
Lao động và tập luyện vừa sức cân đối.
14
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng [5],[12],[35],[47].
1.3.2.6. Điều trị cong vẹo cột sống
Nếu vẹo cột sống được phát hiện sớm trước khi trẻ đạt đến tuổi phát
triển hệ xương đầy đủ thì có thể không cần mổ vẫn có thể điều trị vẹo cột
sống nhẹ hay trung bình.
Đối với loại cong vẹo cột sống nhẹ: Kiểm tra mỗi 6 tháng 1 lần, dùng
biện pháp vật lý trị liệu, tập thể dục, chế độ học tập và vui chơi hợp lý. Loại
trung bình: Nẹp hoặc mặc áo cong vẹo cột sống, kết hợp với tập thể dục thể
thao, các hoạt động khác, loại nặng phải tiến hành phẩu thuật [59], [60], [61].
Vẹo cột sống không cấu trúc, cần xác định và điều trị nguyên nhân.
Đối với vẹo có cấu trúc, trường hợp vẹo <20
0
, phải theo dõi, đánh giá
3-6 tháng/lần. Nếu độ vẹo tiến triển nhanh có thể dùng nẹp hay phẩu thuật.
Trường hợp vẹo cột sống từ 20-40
0
, sử dụng áo nẹp nhằm ngăn ngừa
vẹo tăng thêm đồng thời có tác dụng nắn chỉnh lâu dài hoặc dùng phương
pháp kích thích điện.
Trường hợp vẹo cột sống từ >40-50
0
, có chỉ định phẩu thuật nối khớp
các đốt sống bị ảnh hưởng (phẫu thuật ở Harrington) [12].
15
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh trung học cơ sở tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, năm học
2008 - 2009.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang [24].
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính dựa theo công thức [25].
n= Z
2
α/2
x
Trong đó:
P: Dự đoán tỷ lệ cong vẹo cột sống của học sinh trường THCS
tại tỉnh Kon Tum (P = 26,8%) [12].
d: Độ chính xác mong muốn (sai số chọn) (d = 0,05).
α: Mức ý nghĩa thống kê (0,05).
Z
α/2
= 1,96; với độ tin cậy 95%.
Thay vào công thức ta có: n = (1,96)
2
x 0,268 x (1-0,268)/(0,05)
2
=
301. Do sử dụng cách chọn mẫu chùm, để tăng độ chính xác ta nhân cỡ mẫu
lên 2 lần nên n = 602.
2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
Chọn mẫu chùm, chia thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 chọn cụm (chọn
trường), giai đoạn 2 chọn đối tượng nghiên cứu [24].
2.2.3.1. Chọn cụm (trường)
Chọn cụm điều tra theo phương pháp chọn mẫu xác suất tỷ lệ với kích
thước của cụm (PPS - Probability Proportional to Size) [24].
16
Trên cơ sở số liệu trường học của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon
Tum năm học 2007-2008, danh sách các trường trung học cơ sở huyện Đăk
Hà [46], chúng tôi đã chọn 3 trường để nghiên cứu bao gồm các trường:
THCS Ngọc Wang, THCS Ngọc Réo, THCS Chu Văn An [46].
2.2.3.2. Chọn lớp
Hiện nay, mỗi lớp học có từ 18 – 32 học sinh (trung bình là 25 em),
với cỡ mẫu là 602 thì số lớp học cần được khảo sát là 602/25 = 24 lớp.
Chúng tôi chọn 24 lớp đưa vào mẫu nghiên cứu, tiến hành khám mắt,
cột sống và khảo sát thời gian biểu, thói quen sức khoẻ học đường của tất cả
các học sinh trong lớp.
Tại các trường làm việc cùng với Ban giám hiệu, bốc thăm ngẫu nhiên
chọn 2 lớp mỗi khối (có 4 khối ) để nghiên cứu.
Như vậy sẽ có: 2 lớp x 4 khối x 3 trường = 24 lớp.
2.2.3.3. Tiêu chuẩn chọn
Tất cả học sinh, có mặt ở lớp trong thời điểm đoàn đến khám, khảo sát
và chịu hợp tác nghiên cứu.
2.2.3.4. Chọn phòng học để khảo sát
Chọn 12 phòng học của 12 lớp được chọn nghiên cứu (4 phòng x 3
trường = 12 phòng).
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu: Huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
2.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 5 năm 2009
2.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.5.1. Các thông tin cần thu thập
Giới tính.
Trường học.
Khối lớp.
17
Chiều cao đứng học sinh.
Thị Lực.
Bệnh cận thị.
Bệnh cong vẹo cột sống.
2.5.2. Xác định tỷ lệ cận thị và cong vẹo cột sống
Tỷ lệ % mắc bệnh cận thị.
Tỷ lệ % mắc bệnh cong vẹo cột sống.
2.5.3. Đánh giá tình hình vệ sinh trƣờng học
- Tỷ lệ % trường học đạt về vệ sinh môi trường học tập
Tỷ lệ % phòng học đạt về diện tích.
Tỷ lệ % phòng học đạt về chiếu sáng
- Tỷ lệ % phòng học đạt về bàn ghế.
- Tỷ lệ % phòng học đạt về bảng học.
2.5.4. Khảo sát thời gian biểu, thói quen sức khoẻ học đƣờng
Tỷ lệ % học sinh có thói quen học thêm ở ngoài trường.
Tỷ lệ % học sinh có thói quen tham gia các hoạt động ngoài trời (thói
quen tập thể dục, chơi thể thao ở nhà).
Tỷ lệ % học sinh có thói quen và tư thế ngồi học, đọc ở nhà đúng (thói
quen và tư thế học bài, đọc truyện, sách báo.)
2.6. KỶ THUẬT, PHƢƠNG TIỆN, CÔNG CỤ VÀ NHÂN LỰC THU
THẬP THÔNG TIN
2.6.1. Khám mắt, đo thị lực và phát hiện cận thị
Phương pháp đo thị lực
- Tiêu chuẩn vàng đo lường tật khúc xạ (TKX) trẻ em là bảng thị lực.
Phòng có chiều dài 5m, đủ ánh sáng, dùng bảng thị lực vòng hở Landolt [4],
[39], [55], [71].
Dùng bảng thị lực: Đo thị lực từng mắt một, mắt phải trước trái sau.
Học sinh đứng cách xa bảng thị lực 5m và che mắt bằng bìa cứng. Dùng que
18
chỉ lần lượt các hàng chữ, đầu que chỉ cách phía dưới chữ 2mm. Ghi thị lực
tương ứng với hàng nhỏ nhất mà học sinh còn đọc được. Nếu thị lực quá kém
chuyến sang đếm ngón tay, bóng bàn tay, phân biệt sáng tối [35], [36], [55].
- Tất cả HS thị lực< 10/10 đều chuyển sang khám bước tiếp theo.
Tiêu chuẩn chẩn đoán cận thị
Tất cả các trường hợp thị lực tăng lên sau điều chỉnh với kính phân kỳ
(-) được chẩn đoán tật khúc xạ cận thị [4], [12],[55].
Phương pháp thử kính lỗ và khúc xạ kế tự động xác định cận thị
Phương tiện, dụng cụ khám: Máy khúc xạ kế tự động: TR - 4000
(Tomray Orbis), Bảng đo thị lực vòng hở Landotl, hộp thử kính, kính lỗ.
- Khi thị lực dưới 10/10, cho HS đeo kính có lỗ thủng với đường kính
lỗ là 1,5mm, nếu thị lực không tăng lên, hoặc giảm đi thì nguyên nhân giảm
thị lực là do tổn thương thực thể. Với kính lỗ, nếu thị lực tăng lên nguyên
nhân làm giảm thị lực là do TKX, có thể là cận thị, viễn thị hoặc loạn thị
[4],[12],[55].
- Cho HS đeo kính phân kỳ - 1 đi ốp (D), nếu thị lực không tăng thì
mắt có thể là viễn hoặc loạn thị. Nếu thị lực tăng thì mắt bị cận thị. Muốn xác
định mức độ cận thị, lần lượt cho đeo kính phân kỳ số lớn dần - 1,5D; -2D; -
2,5D… Kính phân kỳ số nhỏ nhất tương ứng thị lực tối đa, xác định mức cận
thị [35].
- Các trường hợp giảm thị lực do tật khúc xạ sẽ được do tiếp bằng máy
khúc xạ kế tự động TR - 4000 (Tomray Orbis) để xác định cận thị.
Phương pháp soi bóng đồng tử xác định cận thị
- Soi bóng đồng tử là một phương pháp khách quan giúp xác định chính
xác tật khúc xạ ở mắt. Kỹ thuật này rất quan trọng trong khám mắt cho trẻ em.
- Phương tiện, dụng cụ khám: Đèn Landolt, gương phẳng (có lỗ ở
trung tâm), đèn soi bóng đồng tử Skiascopie (Heine Beta 200) và 2 thước kính
Parent (Heine) với các thấu kính hội tụ và phân kỳ.
19
Khám mắt
Dụng cụ khám: Dùng đèn soi đáy mắt K 180 (Heine), kính lúp, khay
men, bông cồn [4], [55].
Khám bán phần trước mắt để phát hiện các rối loạn chức năng và tổn
thương thực thể.
2.6.2. Khám cột sống phát hiện cong vẹo cột sống
Phương tiện, dụng cụ khám: Bục đứng khám HS, miếng gỗ chêm
chân, màng che, dây dọi, bút xạ, ghế khám của bác sĩ.
Học sinh khám phải cởi trần, mặc quần lót, đối với HS nữ lớn mặc nịt
vú và quần lót, tóc quấn lên cao, hở gáy để có thể quan sát được toàn bộ hình
dạng cột sống và hai bên lưng, chân đi đất, đứng chụm hai gót chân. Chỗ đứng
khám phải bằng phẳng, có đủ ánh sáng để nhìn rõ lưng [6], [36], [39], [55].
Người khám ngồi trên ghế, cách lưng HS 0,5m, nhìn vào chính giữa lưng
HS và nhìn cho đều hai phần nửa cơ thể bên phải và bên trái nửa cột sống.
Khám chung
Quan sát tư thế đi lại của HS xem có gì bất thường không.
Khám tư thế trước sau
Học sinh đi chân không, đứng thẳng, thả lỏng ở tư thế tự nhiên, hai
chân thẳng, gót chụm, hai tay buông thẳng, mắt nhìn thẳng, không ngã người
ra trước, ra sau: không nghiêng phải, nghiêng trái: không so vai, ưỡn ngực.
Thầy thuốc nhìn phía trước xem có gì bất thường không, các điểm mốc
đối xứng hai bên như mỏm vai, mào chậu, vị trí, khoảng cách các điểm đó.
- Thầy thuốc nhìn phía sau (trước – sau) lưu ý vị trí, khoảng cách các
điểm đối xứng hai bên cơ thể:
Khám tư thế cúi
Học sinh đứng dang hai chân bằng vai, người cúi gập hai tay buông
song song thẳng góc với nền nhà. Quan sát: Các gai đốt sống có thẳng hàng
không, khối cơ lưng có đều hai bên, có bên nào lồi cao hơn không, đánh dấu
20
gai đốt sống xem có xoáy vặn đốt sống không. Thầy thuốc dùng ngón tay miết
theo các gai đốt sống hoặc có thể dùng bút đánh dấu các gai đốt sống, trong
trường hợp cong vẹo cột sống có cấu trúc, sẽ thấy các gai đốt sống bị xoáy
vặn làm cho các gai đó không nằm trên một đường thẳng.
Khám tư thế nghiêng
Xem mỏm vai có nhô ra phía trước hay sau, các đoạn cong của cột
sống có gì bất thường không. Khi có cong vẹo cột sống, xương bả vai nhô lên,
hai mỏm vai dãn xa nhau, ngực lõm ra sau, xương sườn lộ rõ, bụng ưỡn ra
trước [36].
Tiêu chuẩn chẩn đoán cong vẹo cột sống
Chẩn đoán cong vẹo cột sống theo 10 loại vẹo và hình dạng vẹo như
sau: Vẹo chữ C thuận toàn bộ, C thuận đoạn lưng, C thuận thắt lưng, C ngược
toàn bộ, C ngược lưng, C ngược thắt lưng, S thuận, S ngược, gù, ưỡn.
Ký hiệu: Ct, Ctl, Cttl, Cn, Cnl, Cntl, St, Sn, G, U
Phân loại cong vẹo cột sống theo mức độ vẹo từ nhẹ đến nặng: Vẹo độ
I, vẹo độ II, vẹo độ III. Vẹo có cấu trúc và vẹo không có cấu trúc [6], [12],
[32], [36], [39], [55].
2.6.3. Kỹ thuật đánh giá vệ sinh trƣờng lớp
Tiêu chuẩn đánh giá vệ sinh trường lớp áp dụng theo quy định về vệ
sinh trường học, ban hành kèm theo quyết định số: 1221/2000/QĐ-BYT, ngày
18/04/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế [8].
Vệ sinh môi trường học tập
Địa điểm xây dựng trường, diện tích khu trường, diện tích cây xanh,
diện tích sân chơi cho học sinh.
Diện tích phòng học
Đo chiều dài, chiều rộng của phòng học, số học sinh trong lớp.
Kỹ thuật đo chiếu sáng phòng học
21
Khi đo tắt hết đèn và mở hết cửa sổ. Đo độ rọi ngoài trời (Eng) đo ở
dưới mái hiên ngay vị trí giọt nước, trong điều kiện không có tia nắng rọi
thẳng [5], [6], [36], [39], [55].
Đo diện tích cửa sổ, số bộ cửa sổ, chiều ánh sáng chính của phòng học.
Hệ thống chiếu sáng nhân tạo trong lớp học: Số bóng đèn điện, loại
đèn, cách treo đèn.
Kỹ thuật đánh giá bàn ghế học sinh
Đo kích thước bàn, ghế: Chiều rộng, chiều dài, chiều cao , hiệu số
chiều cao giữa bàn và ghế [36], [39], [55].
Đo khoảng cách từ bàn đầu đến bảng, bàn cuối đến bảng.
Kỹ thuật đánh giá bảng học
Đo chiều dài, rộng bảng, khoảng cách nền nhà đến dưới mép bảng [8].
Kỹ thuật đo chiều cao đứng
Theo thường quy kỹ thuật của viện YHLĐ và VSMT [55] [32],
2.6.4. Phƣơng tiện thu thập thông tin
Máy đo cường độ ánh sáng Luxmetre điện tử: Testo 545.
Bảng đo thị lực vòng hở Landotl, hộp thử kính, kính lỗ.
Máy khúc xạ kế tự động: TR-400 (Tomray Orbis).
Đèn soi đáy mắt kính K180 (Heine)
Đèn soi bóng đèn tử Skíacopie (Heine Beta 200)
Cặp thước kính Parent (Heine).
Bục đứng khám cột sống HS: Chiều dài 45cm, rộng 30cm gồm 2 bậc.
Miếng gỗ có kích thước18x24 cm, dày 0,3cm, 1cm, 2cm để kê chân.
Thước đo chiều cao Anthropometer, thước dây, dây dọi, bút xạ
2.6.5. Công cụ thu thập thông tin
Phiếu đo đạc chiếu sáng phòng học.
Phiếu điều tra khảo sát vệ sinh trường lớp.
Bảng chấm điểm vệ sinh trường học.
22
Phiếu khám mắt và cột sống.
Phiếu điều tra thời gian biểu, thói quen sức khoẻ học đường.
2.6.6 Nhân lực thu thập thông tin
Khám mắt, phát hiện cận thị: Y bác sĩ bệnh viện huyện Đăk Hà.
Khám cột sống, phát hiện cong vẹo cột sống: Y bác sĩ phụ trách y tế
học đường, đội Y tế Dự phòng huyện Đăk Hà.
Khảo sát vệ sinh trường học, đo chiếu sáng phòng học: Cán bộ khoa
Sức khoẻ cộng đồng - Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh.
Đo chiều cao học sinh, khảo sát thời gian biểu, thói quen sức khoẻ học
đường: Cán bộ Đội y tế Dự phòng và Trung Tâm y tế huyện Đăk Hà.
Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm tham gia tổ chức
lớp và ổn định học sinh trong quá trình khám mắt, cột sống, đo chiều cao và
phát phiếu điều tra học sinh tại các lớp học.
2.6.7. Phƣơng pháp tiến hành thu thập thông tin
Tập huấn điều tra
Mời chuyên gia tập huấn cho y bác sĩ tham gia khám mắt và cột sống.
Tập huấn cho cán bộ tham gia khảo sát vệ sinh trường học, đo chiếu
sáng, đo chiều cao đứng, điều tra thời gian biểu, thói quen sức khoẻ học
đường.
Điều tra thực địa
Làm việc trực tiếp với ban giám hiệu các trường để chọn lớp, thống
nhất thời gian đến khám, khảo sát vệ sinh trường lớp, phát phiếu điều tra học
sinh.
Giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách học sinh các lớp được chọn.
Tổ chức đoàn khảo sát đánh giá, đo đạc các chỉ số vệ sinh trường học.
Tổ chức đoàn khám mắt và cột sống, đo chiều cao và phát phiếu điều
tra thời gian biểu, thói quen sức khoẻ học đường.
23
2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.7.1. Hoàn thiện những công cụ thu thập thông tin
Kiểm tra, hoàn thiện các phiếu khám mắt và cột sống, điều tra khảo
sát vệ sinh trường lớp, phiếu điều tra thời gian biểu, thói quen sức khoẻ học
đường.
Hiệu chỉnh các sai số, làm sạch thông tin số đã thu thập được.
2.7.2. Tính các chỉ số
HSAS: Là tỷ lệ % giữa tổng diện tích các cửa sổ so với diện tích
phòng học, tiêu chuẩn ≥ 20%. Tổng diện tích cửa sổ không tính cửa ra vào,
nếu có chấn song sắt thì trừ đi 10% diện tích, nếu chấn gỗ trừ đi 20% [6],
[35], [47].
HSCSTN (K.E.O): Là tỷ lệ phần trăm giữa độ rọi trung bình trong
phòng học và độ rọi của ánh sáng bên ngoài trên cùng một mặt phẳng và thời
điểm (đo bằng Lux) [23], [27], [35]. Tiêu chuẩn: K.E.O= 3%-5% và tính theo
công thức.
K.E.O= x 100(%)
Vệ sinh bàn ghế: Dựa vào 6 loại kích cỡ bàn ghế, đồng bộ giữa bàn và
ghế, kích thước bàn, ghế phù hợp với tầm vóc học sinh: Cao bàn, cao ghế,
hiệu số chiều cao bàn, ghế so với chiều cao HS, Tỷ lệ HS có chỗ ngồi thích
hợp (≥90%) [36].
Diện tích phòng học trung bình: Lấy tổng diện tích 4 phòng, chia cho 4.
Diện tích phòng học bình quân cho 1 HS: lấy diện tích phòng học,
chia cho số học sinh của lớp.
Diện tích khu trường bình quân cho 1 HS: Lấy diện tích khu trường
chia cho tổng số HS của trường.
Chiều cao đứng chỗ học sinh: Đánh giá theo trung bình và độ lệch
chuẩn (X± SD cm) theo khối lớp và giới tính [39], [55], [56].
Số lux ngoài trời
24
2.7.3. Phân định các biến nghiên cứu
Khối lớp: Được phân thành 2 nhóm (Khối 6,7 và khối 8,9).
Dân tộc kinh và dân tộc thiểu số.
Hệ số ánh sáng: Đạt ≥20%, không đạt < 20%.
Hệ số chiếu sáng tự nhiên (K.E.O): Đạt: ≥3%, không đạt; < 3%.
Số bóng đèn trong phòng học: Đạt ≥ 8 bóng. Không đạt: < 8 bóng.
2.7.4. Nhập số liệu và phân tích số liệu
Thông tin, số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm EPI INFO 6.04
Sử dụng test χ
2
khi so sánh các tỷ lệ quan sát [24], [25].
25
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
3.1.1. Tỷ lệ học sinh trong mẫu theo khối lớp
Bảng 3.1. Tỷ lệ học sinh trong mẫu nghiên cứu theo khối lớp
Tên trƣờng
Số học sinh
Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
Tổng
Chu Văn An
64
60
62
59
245
Ngọc Wang
42
38
44
44
168
Ngọc Réo
45
48
50
46
189
Tổng
151
146
156
149
602
Tỷ lệ (%)
25
24,2
25,9
24,7
100
64
42
45
60
38
48
62
44
50
59
44
46
0
10
20
30
40
50
60
70
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Chu Văn An
Ngọc Wang
Ngọc Réo
Biểu đồ 3.1. Số học sinh nghiên cứu theo khối lớp
Tỷ lệ học sinh theo trường và theo khối lớp là tương đương nhau ở các
trường phổ thông cơ sở.