Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ nhiễm chlamydia trachomatis đến khám vô sinh tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 80 trang )



1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, một vấn đề xã hội mà thế giới đang rất quan tâm, đó là các
bệnh lây truyền qua qua đường tình dục. Theo ước tính của WHO, mỗi năm
trên thế giới có tới 370 triệu trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường tình
dục. Trong đó, nhiễm Chlamydia chiếm tỷ lệ cao nhất: khoảng 89 triệu ca
nhiễm C.trachomatis, 62 triệu ca lậu, 12 triệu ca giang mai. Mặc dù tỷ lệ
nhiễm C.trachomatis chỉ chiếm khoảng 5% dân số nhưng viêm nhiễm sinh
dục do C.trachomatis để lại nhiều biến chứng nguy hiểm lâu dài đặc biệt là
trong lĩnh vực sản sinh sản [39],[78].
Triệu chứng lâm sàng của nhiễm C.trachomatis rất nghèo nàn, thường ở
dạng tiềm ẩn khó phát hiện, khoảng 50-70% nhiễm C. trachomatis không có
triệu chứng, ngay cả khi có biến chứng viêm vùng chậu cũng chỉ khoảng 25%
có triệu chứng. Do vậy bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị sớm
làm gia tăng lây lan bệnh và gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm
tiểu khung, chửa ngoài dạ con, viêm vòi tử cung, ảnh hưởng đối với phụ nữ
mang thai đặc biệt hậu quả nặng nề nhất là vô sinh do viêm tắc vòi tử cung
[2],[11],[29],[34].
Số người nhiễm C.trachomatis trên thế giới ngày càng tăng. Năm 1990
có 5 triệu người nhiễm C.trachomatis, năm 1999 có 92 triệu người nhiễm, đến
năm 2001 đó có 300 triệu người nhiễm [55],[66]. Theo một điều tra của Mỹ ở
nữ, tuổi từ 15-25 đến khám phụ khoa có tới một phần ba nhiễm C.trachomatis
và mỗi năm có khoảng 3-4 triệu người nhiễm mới. Khoảng 40% phụ nữ
nhiễm C.trachomatis mà không được điều trị sẽ bị bệnh viêm nhiễm vùng
chậu (Pelvic Inflammatory Disease = PID) và 20% trong số phụ nữ PID sẽ vô
sinh [75]. Ở Việt Nam, Viện Da liễu Quốc gia đó có thống kê về tình hình
nhiễm C.trachomatis trên toàn quốc từ năm 1996 nhưng các số liệu thống kê



2
không thường xuyên từ các tỉnh và trong các năm. Theo thống kê giai đoạn
1996 đến 2000 có 14.800 ca nhiễm C.trachomatis. Năm 2007 có 2.414 ca ở
nam giới và 3.473 ca nhiễm ở nữ giới [14],[15].Nghiên cứu năm 1999-2000 ở
415 phụ nữ tại huyện Hóc Môn Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp
miễn dịch huỳnh quang kết quả cho thấy tỷ lệ viêm CTC do C.trachomatis là
18,07% [4]. Nghiên cứu khác ở bệnh nhân vô sinh có tắc vòi tử cung đều cho
thấy tỷ lệ nhiễm C.trachomatis khá cao 40-59,5% [22],[26].
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, hằng năm có rất đụng các cặp vợ
chồng đến khám vô sinh và xét nghiệm C.trachomatis là một trong những xét
nghiệm thăm dò thường quy được áp dụng cho tất cả phụ nữ đến khám vô
sinh. Chúng tôi chưa tìm thấy một nghiên cứu nào đầy đủ và có hệ thống về
tình hình nhiễm C.trachomatis ở phụ nữ đến khám vô sinh tại đây vì vậy đề
tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ nhiễm
Chlamydia trachomatis đến khám vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung
Ương năm 2012” đã được tiến hành với 2 mục tiêu:

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ nhiễm C.trachomatis
đến khám vô sinh tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương năm 2012.

So sánh đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm C.trachomatis
bằng test nhanh.










3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm vi sinh vật và khả năng gây bệnh của Chlamydia trachomatis.
1.1.1. Lịch sử phát triển và phân loại
Chlamydia lần đầu tiên được Halberstacdter và Von Prowacek phát hiện
vào năm 1907. Năm 1910 Linder mô tả thể vùi CTC ở người mẹ của trẻ bị đau
mắt hột và của người vợ mà người chồng bị viêm niệu đạo không do lậu [34].
Năm 1938, C.trachomatis mới được phân lập đầu tiên từ tỳi phụi của
trứng đã thụ tinh. Sử dụng phương pháp miễn dịch huỳnh quang để phát hiện
kháng thể và phân loại được giới thiệu năm 1970 [32]. Vai trò của
C.trachomatis gây tắc vòi tử cung dẫn đến vô sinh đầu tiên được Paanoven
phát hiện năm 1979 và năm 1980 được khẳng định nhờ vào sự nuôi cấy phân
lập vi khuẩn và phản ứng huyết thanh dương tính với C.trachomatis ở bệnh
nhân vô sinh do tắc vòi trứng [55].
C.trachomatis thuộc họ Chlamydiaceae: có nhiều hình thái gây bệnh ở
người. Có 15 typ C.trachomatis, được chia làm 3 nhúm chớnh [11],[18],[33]:
+ Nhóm gây bệnh hạch sinh dục lymphogranuloma venereum (LGV).
Khi Chlamydia trachomatis ở typ này xuất hiện thì có nhiều tế bào cảm thụ
trên cơ thể người so với các typ khác [68].
+ Nhóm gây bệnh mắt hột, gây sẹo giác mạc có thể dẫn đến mù lòa.
+ Nhóm gây bệnh qua đường tình dục như: Viêm niệu đạo, viêm ÂĐ,
viêm tuyến Bartholin, viêm CTC, viêm vòi tử cung, viêm mào tinh hoàn,
viêm hạch sinh dục ở nam, Đặc biệt là typ D và K gây viêm CTC, gây viêm
VTC, làm hẹp, tắc VTC dẫn đến vô sinh.



4
1.1.2. Đặc tính sinh vật
C.trachomatis thuộc nhóm vi khuẩn gram (-), có kích thước nhỏ khoảng
2-10μm, có đặc điểm của vi khuẩn vì có màng tế bào, có nguyên sinh chất,
cấu tạo ADN và ARN, có men tổng hợp protein và nhạy cảm với kháng sinh.
Nhưng cũng có một số đặc điểm giống vi rút vỡ chỳng không phát triển trên
môi trường nuôi cấy vi khuẩn mà phải ký sinh bắt buộc trong tế bào.
C.trachomatis chết ở nhiệt độ 600
0
C trong 10 phút, nhưng có thể giữ vi khuẩn
sống hàng năm ở nhiệt độ (-700
0
C) đến (-500
0
C), bị phenol và ether làm bất
hoạt. Mặc dù có hoạt động biến hình nhưng C.trachomatis không có hệ thống
enzym để tự tổng hợp ATP nên bắt buộc chúng cần một cơ thể tế bào sống để
chúng nhân lên và tồn tại [3],[11],[18].
C.trachomatis có các loại kháng nguyên:
- Kháng nguyên giống (genus): Là loại kháng nguyên chung của nhiều
loại Chlamydia khác nhau, bản chất là gluco-lipid, không chịu nhiệt, gắn liền
với thân.
- Kháng nguyên loài: Bản chất là protein, không chịu nhiệt. Kháng thể
tương ứng với nó hiện nay được dùng để chẩn đoán loài, tức là xác định sự có
mặt của kháng thể kháng C.trachomatis, đây là một phản ứng đặc hiệu
- Ngoài ra cũn có kháng nguyên đặc trưng cho từng typ, bản chất là
protein [3],[18],[33].
1.1.3. Phương thức sinh sản và lây truyền
C.trachomatis ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, dựa vào sự chuyển
hóa của tế bào chủ, chúng tự phân chia theo một chu kỳ. Chu kỳ sống của

C.trachomatis gồm thể sơ khởi và thể lưới. Thể sơ khởi (Elementary Body –
EB) có hình tròn, kích thước khoảng 0,3μm, là dạng lây nhiễm. Thể lưới
(Reticulate Body – RB) có hình cầu, kích thước lớn hơn, là dạng không lây
nhiễm. Mỗi chu kỳ phát triển của C.trachomatis khoảng từ 48- 72 giờ và mỗi
lần giải phóng khoảng 100- 1000 thể sơ khởi [18],[43].


5


Hình 1.1: Chu kỳ phát triển của Chlamydia trachomatis [47]
C.trachomatis lây truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình
dục đường âm đạo, hậu môn, miệng do một trong 2 người mắc bệnh hoặc lây
truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ. Đối với bệnh mắt hột do C.
trachomatis chủ yếu do tình trạng vệ sinh kém của người dân [2],[3],[43].
1.1.4. Dịch tễ học vi khuẩn C.trachomatis
Nhiễm C.trachomatis đã được quan tâm từ rất sớm và có rất nhiều
nghiên cứu đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới. Tình hình nhiễm
C.trachomatis ngày càng tăng. Theo tổ chức Y tế Thế giới, năm 1990 số


6
người nhiễm C.trachomatis là 50 triệu người, năm 1999 là 92 triệu người, đến
năm 2001 lên 300 triệu người. Mỗi năm có thờm 90 triệu người mới mắc
C.trachomatis trên toàn thế giới, trên 70% là viêm cổ tử cung [57],[77]
.
C.trachomatis là vi khuẩn thường gặp nhất và gây nên bệnh lây truyền qua
đường tình dục phổ biến nhất tại Mỹ, Anh, Thụy Điển, Đông Nam Nigeria và
các nước đang phát triển. Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc C.trachomatis ở Mỹ
tăng từ 289,4/100.000 dân năm 2002 lên 347,8/100.000 dân năm 2006

[31],[35],[37],[65].
C.trachomatis có thể gây viêm kết mạc mắt, viêm khớp, viêm phổi, gây
bệnh ở hệ sinh dục tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm CTC, viêm tắc vòi tử
cung, viêm dớnh quanh gan
So với nam giới thì phụ nữ là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và bị ảnh
hưởng nhiều hơn bởi C.trachomatis. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm
C.trachomatis ở nữ cao hơn ở nam. Năm 2006, tỷ lệ nhiễm C.trachomatis ở nữ
giới tại Mỹ là 515,8/100.000 dõn cũn nam giới là 173/100.000 dân [36].
Các yếu tố nguy cơ làm tăng nhiễm C.trachomatis bao gồm: Tuổi trẻ,
kinh tế xã hội thấp, nhiều bạn tình, tình trạng không kết hôn, tiền sử nạo hút
thai, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục Sử dụng bao cao su có thể
đề phòng sự lây truyền của bệnh, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh [25],[41].
Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, 20- 40% nhiễm
C.trachomatis dẫn đến viêm vùng chậu và gây hậu quả như vô sinh, thai ngoài
tử cung, đau vùng chậu mãn tính. Nhiễm C.trachomatis làm tăng nguy cơ ung
thư CTC, tăng nguy cơ nhiễm HIV lên gấp 2-3 lần [45],[46],[55].
1.2. Chlamydia trachomatis và vấn đề vô sinh ở nữ giới
1.2.1. Các khái niệm về vô sinh
Theo định nghĩa cổ điển, một cặp vợ chồng gọi là vô sinh khi người vợ
không thụ thai sau 2 năm chung sống thực sự mà không áp dụng bất cứ biện
pháp tránh thai nào.


7
Hiện nay, theo tổ chức y tế thế giới (WHO) quy định: Vô sinh là tình
trạng không có thai sau 1 năm chung sống vợ chồng, sinh hoạt tình dục đều
đặn và không áp dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Riêng đối với những
cặp vợ chồng tuổi trên 35 thì thời gian quy định là 6 tháng [77]
Vô sinh được phân làm 2 loại
- Vụ sinh nguyờn phỏt hay còn gọi là vô sinh I: là trong tiền sử chưa có

thai lần nào
- Vô sinh thứ phát hay còn gọi là vô sinh II: là trong tiền sử ít nhất đó có
một lần có thai
Vô sinh chưa rõ nguyên nhân là trường hợp các kết quả thăm khám lâm
sàng và các xét nghiệm thăm dò cho kết quả hoàn toàn bình thường, không
phát hiện thấy nguyên nhân nào gây vô sinh [12].
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng nhiễm C.trachomatis ở nữ giới
C.trachomatis có khả năng gây ra 2 bệnh chính cho người là bệnh mắt
hột và bệnh nhiễm trùng đường sinh dục tiết niệu.
* Nhiễm C.trachomatis ở đường sinh dục nữ
Thời gian ủ bệnh khoảng 3-30 ngày. Nhiễm C.trachomatis thường diễn
biến âm thầm khoảng 50-70% không biểu hiện triệu chứng, diễn biến bệnh từ
từ trở thành mạn tính và lây nhiễm cho bạn tình. Ở nữ giới, triệu chứng lâm
sàng biểu hiện viêm cổ tử cung lộ tuyến, ra khí hư, cổ tử cung phù nề sung
huyết và dễ chảy mỏu. Viêm niệu đạo biểu hiện có dịch niệu đạo, miệng niệu
đạo đỏ hoặc phù nề, thường kèm theo đái rắt, đỏi khú, quan hệ ra máu. Cũng
thường gặp trường hợp không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, chỉ được phát
hiện khi bạn tình đi khám có bệnh hoặc khi đã bị biến chứng viêm tiểu khung
(viêm phần phụ, viêm hố chậu), vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung
[2],[13],[18].


8

Hình 1.2: Ảnh hưởng của Chlamydia trachomatis lên đường sinh dục nữ [48]
 Viêm CTC
Viêm CTC do C.trachomatis có biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc
không triệu chứng. Ra khí hư mủ nhầy màu vàng xanh 30-60% số trường hợp,
kèm theo đỏi khú 20-60% số trường hợp và ra máu 30% số trường hợp. Đặt
mỏ vịt đa số trường hợp có lộ tuyến CTC, CTC phì đại, phù nề, xung huyết,

dễ chảy máu khi chạm vào[27].
Chẩn đoán xác định viêm CTC dựa vào các triệu chứng ra khí hư, CTC
loét đỏ, không bắt màu lugol khi làm chứng nghiệm Schiller [2].
Viêm CTC ở bệnh nhân có nhiễm C.trachomatis chiếm tỷ lệ rất cao. Theo
nghiên cứu của Johanisson (1980) ở những phụ nữ đang điều trị BLTQĐTD có
tới trên 35% nhiễm C.trachomatis và viêm CTC chiếm 81% [53].
Nghiên cứu của Nguyễn Năng Hải (2004) tại bệnh viện Phụ sản trung ương
thấy tỷ lệ viêm CTC ở phụ nữ có thai có nhiễm C.trachomatis là 85,1% [9]
 Viêm niệu đạo
Hội chứng đỏi khú, đỏi mủ niệu đạo cấp tính. Bệnh nhân viêm niệu đạo
do C.trachomatis than phiền tiểu khó, tiểu buốt. Xét nghiệm có tăng số lượng
bạch cầu trong nước tiểu [13].


9
 Viêm tuyến Bartholin
C.trachomatis gây viêm xuất tiết ống tuyến Bartholin, tuyến Bartholin sưng,
đau, có mủ. Có thể viêm đơn thuần hoặc phối hợp với lậu.
 Viêm nội mạc tử cung
Có tới gần một nửa bệnh nhân viêm CTC và hầu hết bệnh nhân có viêm vòi
trứng có kèm theo viêm nội mạc tử cung. Nhiễm C.trachomatis khi mang thai
nếu không điều trị dễ dẫn đến sốt sau đẻ và viêm nội mạc tử cung sau đẻ [29].
Nếu không được điều trị, nhiễm trùng Chlamydia có thể tiến triển thành
các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với sinh sản với cả hai hậu quả ngắn
hạn và dài hạn.
* Các bệnh lý do C.trachomatis gây ra ở phụ nữ mang thai.
Nhiễm C.trachomatis không được điều trị trong lúc mang thai có thể dẫn
đến những biến chứng như là: gây sẩy thai tự nhiên, thai chậm phát triển
trong tử cung, ối vỡ sớm, ối vỡ non, đẻ non [39]
1.2.3. Chlamydia và vấn đề vô sinh ở nữ


Hình 1.3: Chlamydia gây viêm vùng chậu và viêm vòi tử cung [49]
Nhiễm C.trachomatis nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm vùng
chậu, viêm tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh ở nữ giới [45]. Điều này xảy ra trong
khoảng 10 đến 15% của phụ nữ nhiễm C.trachomatis không được điều trị.


10
*Chlamydia gây ra viêm vùng chậu (PID: Pelvic Inflammatory Disease)
Theo CDC khoảng 40% phụ nữ nhiễm C.trachomatis mà không được
điều trị sẽ bị bệnh viêm nhiễm vùng chậu và 20% trong số phụ nữ PID sẽ vô
sinh [35]. Mỗi năm lên đến 1 triệu phụ nữ ở Mỹ phát triển bệnh viêm vùng
chậu, nhiễm trùng nghiêm trọng của các cơ quan sinh sản, hơn một nửa
trường hợp viêm vùng chậu là do Chlamydia và nhiều người trong số này xảy
ra không có triệu chứng. PID có thể gây tổn thương vĩnh viễn vòi tử cung, tử
cung và các mụ xung quanh. PID có thể dẫn đến sẹo của các ống dẫn trứng,
tắc hẹp ống dẫn trứng và ngăn ngừa sự thụ tinh diễn ra. Một ước tính khoảng
100.000 phụ nữ mỗi năm trở nên vô sinh như là hậu quả của PID. Trong các
trường hợp khác, sẹo có thể gây trở ngại cho sự di chuyển của trứng đã thụ
tinh vào tử cung gây chửa ngoài tử cung, đe dọa tính mạng cho người mẹ.
PID là nguyên nhân phổ biến nhất tử vong của phụ nữ mang thai trong số các
thanh thiếu niên nghèo khu vực nông thôn Hoa Kỳ [29],[37],[46].
* Viêm tắc vòi tử cung:
Vô sinh do VTC chiếm 20-25% các trường hợp vô sinh [20],[29].
Thường tắc hoàn toàn 2 vòi tử cung hoặc ở những phụ nữ chỉ tắc 1 vòi nhưng
vòi kia hỏng hoặc bị sẹo hoặc có ứ dịch vòi trứng. Viêm nhiễm vòi tử cung có
thể do lao, lậu, Chlamydia. Vi khuẩn gây viêm vòi tử cung hiện nay đang
được đề cập nhiều nhất là C.trachomatis là nguyên nhân đầu tiên gây viêm
vòi tử cung cấp hay mạn tính. Viêm vòi tử cung thường phối hợp với viêm
CTC và niêm mạc tử cung, có cả viêm nhiễm của buồng trứng và cạnh buồng

trứng. Là nguyên nhân chớnh gây biến chứng vô sinh và thai ngoài tử cung.
Chlamydia cũng có thể gây nhiễm trùng vòi tử cung mà không có bất kỳ triệu
chứng nào [1],[69].
Theo Ehret J.M nghiên cứu thực nghiệm trên lợn cho thấy tỷ lệ nhiễm
C.trachomatis ở giống cái là rất cao, là yếu tố quan trọng trong rối loạn cơ
quan sinh dục nữ [42].


11
Sự nhiễm C.trachomatis đơn thuần hay phối hợp là nguyên nhân gây vô
sinh. Theo Navarro nghiên cứu ở 162 phụ nữ vô sinh thấy tỷ lệ bệnh nhân có
kháng thể IgG kháng C.trachomatis là 62,3%. Kiểm tra 29 phụ nữ có tắc vòi
tử cung một hoặc hai bên đều có sự hiện diện của kháng thể IgG kháng
C.trachomatis. Ở nghiên cứu này đã đưa đến kết luận những phụ nữ có tiền sử
nhiễm C.trachomatis có nguy cơ tắc vòi tử cung cao gấp 4 lần những phụ nữ
không có bằng chứng nhiễm C.trachomatis [64].
Theo nghiên cứu của Semberova tại khoa phụ sản bệnh viện Charles,
Plzen ở Tiệp Khắc so sánh giữa nhóm phụ nữ vô sinh và nhóm chứng tác giả
đã đi đến kết luận mức độ cao của kháng thể kháng C.trachomatis và vô sinh
gây dớnh, tắc vòi tử cung [72].
1.3. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm Chlamydia trachomatis
1.3.1. Tuổi
Tuổi được xem là yếu tố nguy cơ chính quan trọng nhất, nhiễm
C.trachomatis thường xảy ra ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chiếm 75% các
trường hợp nhiễm trong cộng đồng Mỹ
[67]
. Tuổi vị thành niên có quan hệ tình
dục tỷ lệ nhiễm 5-10%, khoảng 50% phụ nữ tuổi 30 có kháng thể C. trachomatis
trong huyết thanh, cho thấy tình trạng phơi nhiễm bệnh trước đó. Ghi nhận qua
thống kê ở Anh 87,9% phụ nữ nhiễm C. trachomatis ở độ tuổi dưới 25 và ở Thụy

Điển độ tuổi nhiễm bệnh chủ yếu dưới 19 tuổi
[50]
.
Tuổi dưới 25 chiếm 563 trường hợp mắc bệnh trên 100.000 dân ở Canada ,
còn ở Mỹ là 1.132 trường hợp [57],[71].
Nghiên cứu của Phạm Văn Đức và cộng sự thấy rằng nhiễm C. trachomatis
ở nhóm tuổi 18-25 tăng nguy cơ nhiễm lên 2-3 lần so với nhóm tuổi lớn hơn [6].
Theo nghiên cứu tại viện Da liễu quốc gia của Trần Hậu Khang và cộng
sự tỷ lệ nhiễm C.trachomatis ở phụ nữ dưới 25 tuổi là 28,3% trên 25 tuổi là
5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [14].


12
1.3.2. Tuổi giao hợp lần đầu tiên
Nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi bắt đầu quan hệ tình dục càng sớm thì
nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường tình dục và bệnh lây truyền qua
đường tình dục càng cao.
Nghiên cứu của Nguyễn Cụng Trỳc (2007) cho thấy ở nhóm tuổi có quan
hệ tình dục trước 25 tuổi có tỷ lệ nhiễm C.trachomatis cao hơn nhóm có quan
hệ tình dục sau 25 tuổi [25].
Theo Nguyễn Vũ Thượng nghiên cứu thấy tuổi quan hệ tình dục càng
sớm gia tăng nguy cơ nhiễm C.trachomatis [23].
Nghiên cứu của Eckert L.O trên 11.034 trường hợp thấy có mối tương quan
có ý nghĩa thống kê giữa tuổi quan hệ tình dục và tình trạng nhiễm C.trachomatis,
tuổi quan hệ tình dục càng sớm thì nguy cơ nhiễm C.trachomatis càng cao [41].
1.3.3. Số bạn tình
Việc có nhiều bạn tình sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
Theo tác giả Trần Thị Lợi và cộng sự (2001) nếu người phụ nữ có quan
hệ với 2 bạn tình trở lên thì tỷ lệ nhiễm C.trachomatis tăng lên gấp 3 lần so

với phụ nữ chỉ quan hệ với 1 bạn tình [17]. Thái Ngọc Huỳnh Vân (2005)
nghiên cứu cũng thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số bạn tình và
tình trạng nhiễm C.trachomatis[26]. Theo Levidioton (2005) nghiên cứu
16.834 phụ nữ và 1.035 nam kết luận rằng người trẻ tuổi, có bạn tình mới và
nhiều bạn tình trong vòng một năm là yếu tố nguy cơ tăng nhiễm
C.trachomatis [60].
1.3.4. Tiền sử đặt DCTC và uống thuốc tránh thai
Theo Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2000) khi nghiên cứu 602 phụ nữ thấy
đặt DCTC chỉ liên quan đến nhiễm Bacterial vaginosis, không thấy mối liên
quan với nấm hay Chlamydia [15].


13
1.3.5. Tiền sử sản khoa
Theo Nguyễn Năng Hải (2004) nghiên cứu có thấy mối liên quan giữa tiền
sử sản khoa và nhiễm C.trachomatis, tỷ lệ cao ở nhóm đã đẻ và có nạo hút thai,
nhiễm C.trachomatis tăng lên theo số lần đẻ và số lần nạo hút thai [9].
Thái Ngọc Huỳnh Vân (2005) cũng cho thấy có mối liên quan giữa tiền
sử nạo buồng tử cung và tình trạng nhiễm C.trachomatis [26].
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm C.trachomatis với tiền
sử có can thiệp vào buồng tử cung theo nghiên cứu của Nguyễn Cụng Trỳc
(2007) [25].
1.3.6. Tiền sử viêm nhiễm trùng đường sinh dục
Theo Nguyễn Thị Thanh Hải (2006) thấy rằng nhiễm C.trachomatis ở
nhóm phụ nữ có tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục cao hơn nhóm không có
tiền sử, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [10].
Bất kỳ người nào hoạt động tình dục có thể bị nhiễm Chlamydia. Số
lượng bạn tình càng nhiều, nguy cơ nhiễm trùng càng lớn. Bởi vì cổ tử cung
(mở vào tử cung) của các cô gái vị thành niên và phụ nữ trẻ không hoàn toàn
trưởng thành có thể dễ bị nhiễm trùng, họ có nguy cơ đặc biệt cao đối với

nhiễm trùng nếu có quan hệ tình dục.
1.4. Các nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế về nhiễm Chlamydia trachomatis
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước
Nhiễm C.trachomatis gần đây đã trở thành vấn đề thời sự và được nhiều
tác giả trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên ở Việt Nam cũn có ớt
các nghiên cứu về C.trachomatis một cách hệ thống.
Viện Da liễu Quốc gia đó có thống kê về tình hình nhiễm C.trachomatis
trên toàn quốc từ năm 1996, nhưng số liệu thống kê không đồng đều và
thường xuyên từ các tỉnh và trong các năm. Theo thống kê trong giai đoạn
1996 đến năm 2000 có 14.800 ca nhiễm C.trachomatis, năm 2007 là 2.414


14
nam giới và 3.473 nữ giới nhiễm C.trachomatis. Con số này chỉ phản ánh một
phần nhỏ tình hình bệnh nhân nhiễm C.trachomatis ở Việt Nam vì tại Việt
Nam vẫn còn tồn tại song song hai hệ thống báo cáo số liệu theo hội chứng và
theo nguyên nhân [14]. Ở Hà Nội, tỷ lệ nhiễm C.trachomatis với kỹ thuật phát
hiện ELISA là 5,5 - 10% phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện [15].
Năm 1999, Nghiên cứu của Trần Thị Lợi cho thấy tỷ lệ nhiễm
C.trachomatis là 32,5% ở phụ nữ đi khám phụ khoa tại bệnh viện trường đại
học Y Thành phố Hồ Chí Minh [16].
Vũ Thị Nhung và cộng sự (1995) nghiên cứu trên 2 nhóm đối tượng
nguy cơ cao và nguy cơ thấp tỷ lệ nhiễm C.trachomatis là 11,1% và 3,9%, tỷ
lệ chung cả 2 nhóm là 4,5% [21]
Nguyễn Thị Thanh Hà (2000) lấy bệnh phẩm ở CTC xét nghiệm tìm
C.trachomatis bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp thấy tỷ lệ
49,5% ở phụ nữ vô sinh do tắc vòi trứng. Năm 2007 tỷ lệ là 51,2% [7],[8].
Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001) đã nghiên cứu trên 602 phụ nữ mang
thai thấy tỷ lệ nhiễm Chlamydia là 8,1% [15].
Qua nghiên cứu trên 415 phụ nữ độ tuổi từ 15-49 tại huyện Hóc Môn

thành phố Hồ Chí Minh của Lê Hồng Cẩm (2000) tỷ lệ nhiễm C.trachomatis
là 18,07% [4].
Tại khoa hiếm muộn bệnh viện Từ Dũ năm 2004, Đỗ Quang Minh và
Bựi Trỳc Giang nghiên cứu trên 425 bệnh nhân vô sinh có 99 bệnh nhân
(23,3%) có kết quả dương tính với C.trachomatis [20].
Thái Ngọc Huỳnh Vân (2005) nghiên cứu tình hình nhiễm C.trachomatis
ở 42 bệnh nhân vô sinh có tắc hẹp vòi trứng tại Huế tỷ lệ này là 59,5%.
Nghiên cứu của Cao Ngọc Thành viêm dớnh do C.trachomatis phát hiện qua
nội soi chiếm 40%, Nguyễn Cụng Trỳc (2007) cho thấy tỷ lệ nhiễm
C.trachomatis ở đối tượng đến khám phụ khoa là 14,1% [22],[25],[26]


15
1.4.2. Các nghiên cứu trên thế giới
Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 4-5 triệu người nhiễm mới C.trachomatis.
Năm 2004 là 929.462, năm 2005 là 976.445 ca, năm 2007 là 1.108.374.
Chlamydia là bệnh thường xuyên nhất được báo cáo bệnh lây truyền qua
đường tình dục vi khuẩn tại Hoa Kỳ. Trong năm 2009, 1.244.180 nhiễm trùng
Chlammydia được báo cáo với CDC từ 50 bang và quận Columbia. Ước tính
có 2,8 triệu ca nhiễm C.trachomatis xảy ra hằng năm ở phụ nữ Mỹ thường
xuyên bị tái nhiễm nếu các đối tác tình dục của họ không được điều trị
[36],[37],[75],
Theo Boseley S nghiên cứu ở Anh cho thấy năm 1996 có 32000
trường hợp nhiễm mới và tăng 11% so với năm trước và tăng gấp 2 lần
trong vòng 5 năm [31].
Levidiotou S và cộng sự nghiên cứu ở Greece năm 2005 bằng test
khuếch đại acid nucleic thấy tỷ lệ nhiễm C.trachomatis thấp 3,9% [60].
Riêng Trung Quốc hiện nay đang phải đối mặt với các bệnh lây truyền
qua đường tình dục, đặc biệt là nhiễm C.trachomatis [79].
Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy tỷ lệ nhiễm C.trachomatis ở gái

mại dâm là 19,8%, còn ở đối tượng có nguy cơ thấp là 3%. Trong đối tượng
mại dâm ở San Francisco, bao gồm cả nam, nữ và nữ chuyển giới, tỷ lệ nhiễm
C.trachomatis là 6,8% [38],[52].
Tại Philipin, bằng phương pháp PCR, người ta xác định tỷ lệ nhiễm
C.trachomatis ở phụ nữ đến khám thai là 6,3%, còn ở đối tượng mại dâm tỷ lệ
này dao động từ 17,9% đến 32% tùy từng thời điểm nghiên cứu [70]
Ở vùng Đông Nam của Nigeria, tỷ lệ nhiễm C.trachomatis ở bệnh nhân
đến phòng khám các BLTQĐTD là 25% ở nam và 36,1% ở nữ giới [65]
Như vậy có thể thấy rằng tình hình nhiễm C.trachomatis đặc biệt cao ở
các nước đang phát triển và đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao như gái mại
dâm. Đây là nguồn lây lớn cho cộng đồng.


16
C.trachomatis là mối quan tâm sức khỏe cộng đồng đối với nhiều nước
trên thế giới. Chính vì vậy việc tầm soát nhiễm C.trachomatis đã trở thành
vấn đề được quan tâm, tầm soát hàng năm đối với tất cả phụ nữ có độ tuổi từ
15-29 và 6 tháng đối với phụ nữ có tiền sử nhiễm trùng thì sẽ có hiệu quả
kinh tế cao so với các can thiệp lâm sàng.
1.5. Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Chlamydia trachomatis
Do phần lớn trường hợp nhiễm C.trachomatis không có triệu chứng và
triệu chứng nếu có cũng không điển hình, nên việc chẩn đoán và tầm soát nhiễm
C.trachomatis đơn thuần dựa vào triệu chứng lâm sàng hoàn toàn không khả thi.
Cho đến khi có biểu hiện viêm vùng chậu hoặc khi bệnh nhân khám vô sinh phát
hiện có tổn thương ống dẫn trứng thì C.trachomatis đó gây biến chứng khó phục
hồi. Cần thiết phải có những phương tiện chẩn đoán chính xác và phù hợp để
giúp phát hiện C.trachomatis và những hậu quả mà nó gây ra. Trên thế giới và
trong nước cũng đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp phát hiện
Chlamydia. Điều đó cho thấy tình hình nhiễm Chlamydia và biến chứng của nó
quan trọng và rất được quan tâm. Dưới đây là một số phương pháp đã và đang

được áp dụng để chẩn đoán Chlamydia.
1.5.1. Phương pháp nhuộm soi trực tiếp
Bệnh phẩm là mủ, chất tiết niệu đạo của nam giới, chất tiết ở CTC hoặc
âm đạo ở nữ hoặc lấy bệnh phẩm bằng cách nạo nang ở bệnh mắt hột
Nhuộm Giemsa hoặc nhuộm Iod. Nhuộm Giemsa kết quả phụ thuộc vào
chất lượng Giemsa, đòi hỏi phải luôn kiểm tra dung dịch đệm. Đối với nhuộm
iod chỉ cần 1 kính hiển vi thông thường tuy nhiên độ nhạy lại kém.
Phương pháp này ít được sử dụng vì hiệu quả thấp do bệnh phẩm lấy
được ít vi khuẩn, độ nhạy thấp, tỷ lệ dương tính giả cao [3],[11].



17
1.5.2. Nuôi cấy vi khuẩn
Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp nhuộm. Cấy
vào tế bào McCoy hoặc Hela 229. Quan sát sau 48 giờ nuôi cấy bằng kỹ thuật
miễn dịch huỳnh quang.
Phương pháp tốn kém, phải thực hiện ở các labo kỹ thuật cao, mất nhiều
thời gian, đòi hỏi vận chuyển bệnh phẩm lạnh để đảm bảo vi khuẩn còn sống
cho tới khi tiến hành nuôi cấy. Độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy thấp khoảng
80%. Do đó phương pháp này chủ yếu được dùng trong nghiên cứu khoa học,
ít được áp dụng trong thực tế lâm sàng, nhưng đây vẫn là tiêu chuẩn vàng
chẩn đoán C.trachomatis [3],[33].
1.5.3. Phương pháp miễn dịch
- Phƣơng pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (Direct Fluorescent
Antibody- DFA):
Các kháng thể đơn dũng khỏng kháng nguyên đặc hiệu loài được gắn
huỳnh quang. Phức hợp này sẽ gắn đặc hiệu với C.trachomatis có trong bệnh
phẩm. Kết quả được nhận định dưới kính hiển vi huỳnh quang, nếu có trên 10
hạt phát quang màu xanh lục trên 1 tiêu bản là dương tính. Cho kết quả sau 2

giờ. Độ nhạy cảm 85-90%, độ đặc hiệu khoảng 95% [33].
- Phƣơng pháp miễn dịch men (ELISA: Enzyme Linked Immuno
Sorbent Assay): Tự động để phát hiện mầm bệnh. Phát hiện kháng nguyên vỏ
bằng kháng thể đơn dòng hoặc đa dòng được gắn emzym. Enzym làm thay
đổi màu sắc từ đó có thể xác định sự có mặt của C.trachomatis. Thích hợp cho
sàng lọc nhưng tỷ lệ dương tính giả cao và ít đặc hiệu. Độ nhạy 85%, độ đặc
hiệu 80% [28],[61].
- Test chẩn đoán nhanh miễn dịch sắc ký: Có nhiều loại như test
Hexagon (Đức), AmeriTek (Mỹ) Dùng kháng thể phát hiện kháng nguyên


18
C.trachomatis. Nguyên lý kết hợp kháng nguyên- kháng thể và tạo màu khi
xảy ra phản ứng. Không đòi hỏi trang thiết bị, có thể làm ở bất cứ một cơ sở y
tế nào [51]. Nghiên cứu của Phạm Văn Đức và cộng sự đánh giá hiệu quả của
test nhanh kết quả thấy rằng so với PCR, test nhanh có độ nhạy 62,5%, độ đặc
hiệu 99,5%, giá trị dự báo dương 90,9%, giá trị dự báo âm 96,9%, khả năng mắc
bệnh trước test nhanh (tần suất bệnh) là 7,9%, khả năng mắc bệnh sau test
nhanh(+): 90,91%, khả năng mắc bệnh sau test nhanh (-): 3,125% [6].
So sánh tính giá trị của một số xét nghiệm EIA so với PCR:
Test EIA so với
PCR
Cỡ mẫu tần
suất (%)
Độ
nhạy
Độ
chuyên
Giá trị tiên đoán
Dương

tính
Âm tính
ClearviewEIA (59)

787(p=8,4)
50%
100%
100%
91,7%
Optical
Immunoassay (73)
1384 (p=10,7)
64,2%
99,1%
89,6%
95,9%
One – Step
Chlamydia (6)
203 (p=7,9)
62,5%
99,5%
90,9%
96,9%

1.5.4. Phương pháp lai acid nucleic (ADN Probe)
Người ta sử dụng một ARN mồi đặc hiệu của C.trachomatis lai với ARN
trong bệnh phẩm. Nếu có sự tích hợp đặc hiệu thì ARN mồi sẽ kích hoạt quá
trình tổng hợp ADN. Trong môi trường lai đã có sẵn nucleotid phát quang,
ADN tổng hợp sẽ được phát hiện bằng quang kế. Phương pháp này có độ đặc
hiệu tương đối cao nhưng cũng phản ứng với chủng Chlamydia khác ngoài

C.trachomatis, ngoài ra xét nghiệm này đòi hỏi phải có dây chuyền vận
chuyển lạnh bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm [58].
1.5.5. Phương pháp khuếch đại gen
Có nhiều phương pháp khuếch đại DNA nhưng hay sử dụng nhất là
phương pháp Polymerase Chain Reation (PCR)


19
PCR là sự tổng hợp ADN ngoài cơ thể, kỹ thuật này giúp nhân lên một
số lượng lớn đoạn ADN đích mà ta muốn nhân lên từ đoạn gen ban đầu có
trong bệnh phẩm. Với số ADN thu được sẽ dễ dàng phát hiện bằng các kỹ
thuật thông thường, giúp chẩn đoán một cách chính xác sự có mặt của
C.trachomatis có trong bệnh phẩm.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về những ưu điểm của kỹ thuật
này với độ nhạy và độ đặc hiệu cao (95- 98%) thậm chí nú cũn được xem là
tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán. Các tác giả đều thấy PCR có độ nhạy và độ
đặc hiệu cao hơn hẳn EIA. Tuy nhiên phương pháp này mới chỉ có ở một số
labo lớn vì quy trình phức tạp, đòi hỏi trang thiết bị, hóa chất đắt tiền
[14],[50],[58].
1.5.6. Phát hiện kháng thể
- Xác định kháng thể IgG kháng kháng nguyên giống Chlamydia có bản
chất là glyco-lipid trong huyết thanh người. Các kháng nguyên vỏ được gắn
vào các giếng. Khi các kháng thể kháng kháng nguyên này hiện diện trong
huyết thanh bệnh nhân chúng sẽ kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên, sau đó
cho kháng kháng thể IgG lấy trong huyết thanh dờ có gắn men peroxydase kết
hợp với chất tạo màu, nếu cho màu vàng là kết quả dương tính [62].
- Phản ứng vi lượng huỳnh quang xác định kháng thể chẩn đoán loài.
Đây là một xét nghiệm đặc hiệu. Xét nghiệm định lượng kháng thể ít
được sử dụng vì kháng thể IgG còn tồn tại nhiều năm sau khi đã điều trị khỏi
bệnh và không đặc hiệu riêng cho nhiễm trùng ở hệ sinh dục tiết niệu [40].



20
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa
khám- Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Đây là Bệnh viện đầu ngành của cả nước,
tập trung một đội ngũ cán bộ khoa học có
chuyên khoa sâu, tay nghề cao, có nhiều đề tài
nghiên cứu khoa học chuyên ngành thành công
và phục vụ tốt trong thực tiễn.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng
 Người vợ đến khám vô sinh trong độ tuổi sinh đẻ 18 – 45 tuổi
 Có xét nghiệm Chlamydia trachomatis
 Đồng ý và hợp tác tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
 Có rối loạn tâm thần hoặc có bệnh nội, ngoại khoa cấp tính
 Dị dạng sinh dục
 Có dùng thuốc kháng sinh hoặc đặt thuốc âm đạo trước đó 2 tuần.
 Đang ra máu âm đạo
 Bệnh nhân không đồng ý hoặc không hợp tác tham gia nghiên cứu
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, Mô tả cắt ngang (Cross-sectional study).



21
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
2
2
)2/1(
)(
)1(






p
pp
n
Z

Trong đó:
n cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
* Cỡ mẫu của nhóm xét nghiệm C.trachomatis dương tính là: n
1
Z = 1,96. (Hệ số tin cậy ở mức α = 95%)
p = 0,39 là tỷ lệ nhiễm C.trachomatis ở phụ nữ vô sinh theo nghiên cứu
của Jorn Siemer [54].
q = 1- p
 = 0,25 (Độ chính xác tương đối).
Thay vào công thức trên tính được n
1

= 96. Chúng tôi lấy cỡ mẫu là
100 đối tượng.
* Cỡ mẫu của nhóm xét nghiệm C.trachomatis âm tính để so sánh là n
2
:
p = 0,72 là tỷ lệ không nhiễm C.trachomatis ở phụ nữ vô sinh theo
nghiên cứu của Black C. M [30].
 = 0,12
Thay vào công thức trên tính được n
2
= 100.
* Cỡ mẫu nghiên cứu là: n = 100 + 100 = 200.
2.2.3. Cách chọn mẫu
Chọn mẫu chủ đích các đối tượng đạt tiêu chuẩn nghiên cứu cho đến khi
đủ số lượng cần cho nghiên cứu.
2.2.4. Các bước tiến hành
- Phỏng vấn
- Thăm khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm
- Tiến hành xét nghiệm và đánh giá kết quả


22
- Những bệnh nhân có xét nghiệm C.trachomatis dương tính sẽ được
điều trị và làm lại xét nghiệm sau điều trị, bệnh nhân có xét nghiệm
C.trachomatis âm tính và không bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới sẽ hẹn
chụp phim tử cung vòi trứng.
2.2.4.1. Phỏng vấn (Phụ lục 1)
 Hành chính: Họ và tên, tuổi, địa chỉ, trình độ học vấn, nghề nghiệp.
 Tiền sử:
- Tiền sử phụ khoa: Tiền sử nhiễm trùng đường sinh dục, tiền sử đau

vùng hạ vị, tiền sử mổ can thiệp vùng tiểu khung, vùng bụng. Tuổi giao hợp
lần đầu tiên.
- Tiền sử sản khoa: PARA (Số lần sinh đủ tháng; Số lần sinh thiếu tháng;
Số lần nạo, hút, sẩy thai, thai lưu, chửa ngoài tử cung; Số con sống hiện tại),
tiền sử đặt DCTC, tiền sử thai kỳ lần cuối, thời gian vô sinh, loại vô sinh.
 Các triệu chứng cơ năng hiện tại: Ra khí hư, đau bụng khi gia hợp, ra
máu sau giao hợp, đái buốt, đái dắt
2.2.4.2. Khám phụ khoa (phụ lục 2): Nhằm đánh giá tình trạng viêm đường
sinh dục gồm:
Viêm âm hộ: Quan sát và đánh giá
+ Viêm đỏ, sẩn ngứa
+ Sùi
+ Loét AH
Viêm âm đạo: Đặt mỏ vịt và đánh giá. Bình thường niêm mạc âm đạo có
màu tím nhạt, có ớt dịch
+ Viêm đỏ, loét, trợt



23
Cổ tử cung:
+ Viêm đỏ, phù nề.
+ Viêm trợt.
+ Chảy máu.
+ Xung huyết, chạm vào dễ chảy máu.
+ Lộ tuyến CTC.
+ Polyp, sùi.
Khí hư:
+ Số lượng khí hư:
- Nhiều: Ra tự nhiên, thấm ướt băng vệ sinh, thay băng > 1 lần/ngày.

- Vừa: Dịch ra tự nhiên, thấm băng, thay băng vệ sinh 1 lần/ngày.
- Ít: Đặt mỏ vịt mới thấy.
+ Tính chất dịch, màu sắc:
- Khí hư trong
- Khí hư đục
- Khí hư nhầy mủ
Thăm âm đạo kết hợp nắn bụng
Lấy bệnh phẩm: Lấy bệnh phẩm bằng 2 tăm bông:
Tăm bông thứ 1: Lấy bệnh phẩm ở cùng đồ sau để soi tươi với NaCl
0,9% tìm nấm, tricomonat, G.Vaginalis, mật độ vi khuẩn, tế bào.
Tăm bông thứ 2: Lấy ở cổ tử cung sử dụng chẩn đoán Chlamydia.
2.2.4.3. Xét nghiệm tìm Chlamydia
Xét nghiệm tìm Chlamydia bằng kỹ thuật: Miễn dịch sắc ký
Tất cả bệnh nhân đều được làm xét nghiệm miễn dịch sắc ký để tìm
kháng nguyên LPS của C.trachomatis


24
Xét nghiệm được tiến hành tại Phòng xét nghiệm Vi sinh, Bệnh viện Phụ
sản Trung Ương. Áp dụng phương pháp miễm dịch enzyme sắc ký, phát hiện
chọn lọc kháng nguyên C.trachomatis, bằng test thử nhanh dBest One Step
CT test Strip của hãng AmeriTek (Mỹ). Đây là phương pháp kết hợp kết dính
kháng thể đơn dòng và kháng thể đa dòng để tìm kháng nguyên
Lipopolysaccharides (LPS) của C.trachomatis. Bộ thử hoạt động giống như
que thử thai nhanh, 2 vạch có nghĩa là bạn đã nhiễm C.trachomatis, một vạch
là âm tính [29].
 Nguyên lý xét nghiệm:
Kháng thể kháng LPS đơn dũng có gắn chất màu và kháng thể kháng
LPS đa dũng (dờ) được gắn vào vạch thử nghiệm ở thanh thử để xác định
kháng nguyên LPS của các dũng C.trachomatis. Kháng thể kháng IgG chuột

đa dòng gắn ở vạch kiểm tra.
Khi nhỏ mẫu bệnh phẫm đã được xử lý bằng dung dịch chiết tách LPS
vào ụ trũn của thanh thử, hỗn dịch chảy qua giấy thấm, LPS được bắt giữ bởi
kháng thể đơn dòng LPS và chất tạo màu tạo thành phức hợp miễn dịch kháng
nguyên- kháng thể. Phức hợp này gắn với kháng thể kháng LPS đa dòng ở
vạch thử nghiệm và hình thành vạch màu tím đỏ. Chất kết hợp màu thừa sẽ
tạo phản ứng ở vạch kiểm tra với kháng thể kháng IgG chuột tạo thành vạch
màu tím đỏ thứ 2, điều này chứng tỏ thuốc thử hoạt động tốt [51].
 Lấy bệnh phẩm:
Lấy ở cổ tử cung sử dụng chẩn đoán Chlamydia. Trước khi lấy dùng
bông lau sạch nhầy ở CTC. Đưa tăm bông vào lỗ trong CTC khoảng 1,5cm,
xoay và miết mạnh cho phần tăm bông chạm vào thành CTC trong khoảng
10-30 giây để lấy tế bào biểu mô ống CTC. Lấy tăm bông ra chú ý không để
tăm bông chạm vào thành âm đạo [3],[13].



25
 Bảo quản bệnh phẩm:
Bệnh phẩm nếu không được làm xét nghiệm ngay thì bảo quảntrong điều
kiện 2-8C.

Hình 2.1: Vật liệu xét nghiệm [47]
 Vật liệu xét nghiệm:
Bộ test dBest One Step CT test Strip của hãng AmeriTek bao gồm:
Que test, bảng hướng dẫn, dụng cụ lấy bệnh phẩm, dung dịch đệm xét
nghiệm, ống nhựa để chứa dung dịch đệm và bệnh phẩm
 Tách chiết mẫu:
 Tất cả bệnh phẩm được đặt ở nhiệt độ phòng trước khi làm test
 Đánh dấu ống nghiệm cho mỗi bệnh nhân và đặt lên giá đỡ

 Nhỏ 6 giọt dung dịch đệm A vào ống nghiệm, đặt que tăm bông vào
và xoay nhẹ tăm bông khoảng 15 giây để trộn đều hóa chất. Ủ ở nhiệt độ
phòng khoảng 3 phút.
 Cho tiếp vào ống nghiệm 6 giọt dung dịch B, xoay nhẹ tăm bông
trong vòng 15 giây.
 Vắt tăm bông bằng cách ép và miết vào thành ống nghiệm. Vứt bỏ tăm bông.
 Xét nghiệm được thực hiện ngay hoặc để trong vòng 3 giờ ở nhiệt độ
phòng mà không ảnh hưởng đến kết quả.

×