Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị vết thương tim tại bệnh viện hữu nghị việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI




PHAN THANH NAM



ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VẾT THƯƠNG TIM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
VIỆT ĐỨC




LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC





HÀ NỘI - 2009

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI


PHAN THANH NAM



ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VẾT THƯƠNG TIM TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC


CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI KHOA
MÃ SỐ: 60 72 07


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU ƯỚC



HÀ NỘI - 2009

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi
đã nhận được sự chỉ bảo dạy dỗ tâm huyết, động viên chu đáo và
giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo, nhà trường, các cơ quan, các
phòng ban cũng như của gia đình và bè bạn. Với tất cả sự kính
trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- TS. Nguyễn Hữu Ước, Phó chủ nhiệm Bộ môn Ngoại,
Trường Đại học Y Hà Nội, Phó chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tim
mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức, người Thầy đã tận tâm dạy
dỗ trong quá trình học tập, hướng dẫn tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa
học cũng như trong suốt quá trình thực hiện bản luận văn này.
- PGS. TS. Lê Ngọc Thành, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tim

mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức, người Thầy đã tâm huyết
truyền thụ kiến thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học
tập và đóng góp nhiều ý kiến quý báu khi thực hiện bản luận văn.
- GS. Đặng Hanh Đệ và các Thầy trong hội đồng thông qua
đề cương đã dành thời gian đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu
cho bản luận văn này.
- TS. Dương Đức Hùng, Phó chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tim
mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức, người Thầy đã chỉ bảo tận
tình, giúp đỡ nhiều mặt trong quá trình học tập và làm việc tại
khoa.
- TS. Đoàn Quốc Hưng, Giảng viên Bộ môn Ngoại Trường
Đại học Y Hà Nội, người Thầy đã dạy dỗ tỉ mỉ, cặn kẽ và chu đáo
trong suốt quá trình học tập cũng như đóng góp nhiều ý kiến quý
báu khi thực hiện bản luận văn.

- ThS. Nguyễn Công Hựu, ThS. Đỗ Anh Tiến,
ThS. Vũ Ngọc Tú, BS. Lê Đức Thắng, BS Phan Thảo Nguyên,
BS Nguyễn Văn Dũng cùng tập thể khoa Phẫu thuật Tim mạch -
Lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
trong chuyên môn, học tập.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu, Bộ môn Ngoại, Phòng Đào tạo sau Đại
học Trường Đại học Y Hà Nội.
- Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng lưu trữ
hồ sơ Bệnh viện Việt Đức.
- Ban Giám đốc, Khoa Chấn thương – Chỉnh hình Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Nghệ An.
Những nơi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học
tập cũng như giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận văn
này.

Xin cảm ơn bạn bè, những người đã luôn động viên giúp đỡ
trong quá trình học tập, trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Kính tặng thành quả này tới Gia đình nội ngoại và người vợ
thương yêu với lòng biết ơn vô hạn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2009

Phan Thanh Nam


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi.
Các kết quả được trình bày trong bản luận văn này hoàn toàn
trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất cứ một
nghiên cứu nào khác trước đây.


Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2009
Tác giả


PHAN THANH NAM
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………
Chương 1: TỔNG QUAN………………………………………………
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vết thương tim
1.1.1. Trên thế giới……………………………………………………

1.1.2. Ở Việt Nam…………………………………………………….
1.2. Một số đặc điểm giải phẫu tim và ứng dụng…………………
1.3. Giải phẫu – Sinh lý bệnh của vết thương tim………………….
1.3.1. Tổn thương giải phẫu………………………………………
1.3.2. Rối loạn sinh lý bệnh…………………………………………
1.4. Chẩn đoán vết thương tim………………………………………
1.4.1. Lâm sàng……………………………………………………….
1.4.2. Cận lâm sàng…………………………………………………
1.4.3. Các thủ thuật thăm dò………………………………………….
1.5. Điều trị vết thương tim………………………………………….
1.5.1. Sơ cứu ban đầu…………………………………………………
1.5.2. Điều trị thực thụ ……………………………………………….
1.5.3. Điều trị sau mổ…………………………………………………
1.6. Biến chứng sau mổ vết thương tim……………………………
1.6.1. Biến chứng sớm………………………………………………
1.6.2. Biến chứng muộn………………………………………………
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân………………………………
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu……………………………
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu và cỡ mẫu… ……………………….
2.2.2. Các tham số nghiên cứu………………………………………
2.2.3. Các biến số nghiên cứu…………………………………………
2.2.4. Thu thập và xử lý số liệu……………………………………….
Chương 3: KẾT QUẢ………………………………………………….
3.1. Đặc điểm chẩn đoán………………………………………….….
3.1.1. Dịch tễ … …………………… ………………………………
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng…… ………………………………………
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng…………………… …………………

1
3
3
3
6
7
12
12
16
19
19
23
25
26
26
27
31
32
32
33
34
34
34
34
34
34
34
35
39
40

40
40
45
50
3.1.4. Chẩn đoán trước mổ……………… …………………………
3.2. Kết quả điều trị phẫu thuật… …………………………………
3.2.1. Đặc điểm trong mổ……………………………………………
3.2.2. Kết quả sớm sau mổ….…………………………………………
3.2.3. Kết quả khám kiểm tra………………………………………….
Chuơng 4: BÀN LUẬN…………………………………………………
4.1. Đặc điểm chẩn đoán…… ……………………………………….
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ……… ………………………………………
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng….………………………………………….
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng……………………… ……………….
4.1.4. Chẩn đoán trước mổ……………………………………………
4.2. Kết quả điều trị phẫu thuật………………………………….….
4.2.1. Đặc điểm trong mổ……………………………………………
4.2.2. Kết quả sớm sau mổ……………………………………………
4.2.3. Kết quả khám lại………………………………………………
KẾT LUẬN……………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


52
57
57
62
63
65

65
65
69
76
79
82
82
87
87
89

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt Chữ gốc
ALTMTƯ
BN
BV
Áp lực tĩnh mạch trung ương
Bệnh nhân
Bệnh viện
ĐM Động mạch
ĐMV Động mạch vành
TK Thần kinh
TKMP Tràn khí màng phổi
TM Tĩnh mạch
TMMP Tràn máu màng phổi
VT Vết thương

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH MINH HỌA
BẢNG TÊN BẢNG


Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.
Bảng 3.22.
Bảng 3.23.
Bảng 3.24.
Phân độ tổn thương tim………………………………………………
Phân độ mất máu theo ATLS………………………………………….
Chỉ số sinh lý (PI)……………………………………………………
Phân bố BN theo nghề nghi
ệp……….………………………………

Hoàn cảnh tai nạn………………………………………………………
Thời gian từ khi bị thương đến khi vào BV Việt Đức………………….
Liên quan giữa địa điểm tai nạn và thời gian đến BV Việt Đức……….
Vị trí VT thành ngực theo vùng giải phẫu………………
Vị trí VT thành ngực theo vùng cảnh giác của Peitzman
Vị trí VT thành ngực theo vùng lâm sàng………………
Tình trạng VT thành ngực……………………………………………
Phân bố các dấu hiệu sinh tồn………………………………………….
Chỉ số sinh lý (PI) ở các BN nghiên cứu……………………………
Phân bố một số triệu chứng thực thể…………………………………
Trung bình ALTMTƯ trước mổ……………………………………….
Phân bố ALTMTƯ trước mổ theo nhóm………………………………
Liên quan giữa tam chứng Beck và hội chứng ép tim ………………
Liên quan giữa tam chứng Beck và ALTMTƯ………………………
Bề dày trung bình của dịch màng ngoài tim trên siêu âm (mm)……….
Các dấu hiệu trên phim Xquang ngực………………………………….
Trung bình mức độ thiếu máu theo xét nghiệm huyết học…………….
Chẩn đoán ban đầu tại tuyến y tế cơ sở………………………………
Chẩn đoán trước mổ tại BV Việt Đức………………………………….
Liên quan giữa chẩn đoán VT tim với ALTMTƯ……………………
15
17
21
42
43
43
44
45
45
47

47
47
48
48
49
49
50
50
51
51
52
52
53
55
Bảng 3.25.
Bảng 3.26.

Bảng 3.27.
Bảng 3.28.
Bảng 3.29.
Bảng 3.30.
Bảng 3.31.
Bảng 3.32.
Bảng 3.33.
Bảng 3.34.
Bảng 3.35.
Bảng 3.36.
Bảng 3.37.
Bảng 3.38.
Bảng 4.39.

Liên quan giữa chẩn đoán VT tim với hội chứng sốc mất máu.……….
Liên quan giữa chẩn đoán VT tim - tam chứng Beck – hội chứng ép
tim……
Liên quan giữa chẩn đoán trước mổ với siêu âm tim….……………….
Đường mở ngực xử trí VT tim…………….………………………….
Liên quan giữa đường mổ ngực với vị trí lỗ vào theo vùng lâm sàng
Thương tổn giải phẫu tại tim………………………………………….
Đối chiếu vị trí lỗ vào của VT với thương tổn buồng tim………….….
Trung bình ALTMTƯ theo vị tí tổn thương tim……………………….
Liên quan vị trí VT tim với hội chứng ép tim………………………
Cách thức xử trí VT tim………………………………………………
Tổn thương phối hợp trên đường đi của VT xuyên tim………………
Diễn biến nặng và tử vong trong mổ…………………………………
Các thông số giai đoạn sau mổ VT tim……………………
Biến chứng sau mổ……………………………………………………
Số lượng BN VT tim ở các nghiên cứu tại BV Việt Đức……………
55
55
56
57
57
58
59
60
60
60
61
62
62
63

65

BIỂU ĐỔ TÊN BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.
Biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.4.
Biểu đồ 3.5.
Liên quan giữa chỉ số sinh lý và khả năng sống sót………………….
Phân bố số lượng BN theo từng năm…………………………………
Phân bố BN theo nhóm tu
ổi…………….……………………………
Phân bố BN theo giới………………………………………………
Liên quan địa điểm tai nạn và thời gian tới BV Việt Đức……………
21
40
41
41
44

HÌNH TÊN HÌNH
Hình 1.1.

Hình 1.2.
Hình 1.3.
Hình 1.4.
Hình 1.5.
Hình 1.6.
Hình 1.7.
Hình 1.8.

Hình 1.9.

Hình 1.10.
Hình 1.11.
Hình 3.12.
Hình 3.13.
Ludwig Van Rehn (1849 – 1930), phẫu thuật viên đầu tiên khâu vết
thương tim thành công trên thế giới…………………………………
Vị trí của tim trong lồng ngực………………………………………
Vị trí giải phẫu của tim trên thành ngực……………………………
Mặt trước tim và vị trí các tổn thương liên quan……………………
Liên quan mặt trước tim………………………………………………
Chèn ép tim…………………………………………………………
Rối loạn sinh lý bệnh trong hội chứng ép tim………………………
Vùng cảnh giác vết thương tim……………………………………….
Đường mở ngực trái và đường mở ngực trái kéo dài sang phải qua
xương ức……………………………………………………………
Đường mở giữa xương ức…………………………………………….
Cách khâu cầm máu vết thương cơ tim và động mạch vành…………
Mô tả vị trí VT thành ngực gây VT tim theo sơ đồ ……… ………
Sơ đồ hóa vị trí VT thành ngực tương ứng với tổn thương tim………
4
8
9
9
10
18
19
20
28

29
30
46
59

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vết thương tim (VT tim) ñược ñịnh nghĩa khi có tổn thương các cấu
trúc giải phẫu của tim bao gồm: rách màng ngoài tim ñơn thuần, rách cơ tim,
xuyên thủng buồng tim với các cấu trúc bên trong (van tim, dây chằng, cột
cơ) hay gốc các mạch lớn ñi ra từ tim [23]. Theo Lê Ngọc Thành (1999), VT
tim chiếm 2,8 - 3,3% trong tổng số các vết thương ngực với tỷ lệ tử vong
khoảng 5% ở những bệnh nhân ñược mổ [16]. Hiện nay, với sự gia tăng của
vết thương ngực, tỷ lệ VT tim cũng có xu hướng tăng lên, có thể gặp ở mọi
tuyến y tế và vẫn là một vấn ñề còn nhiều thách thức, khó khăn trong thực
hành cấp cứu ngoại khoa [1], [4], [7], [9], [10], [13], [16], [21].
Hai tác nhân gây VT tim ñược ñề cập ñến nhiều nhất trong các y văn
trên thế giới là bạch khí (dao kéo, lưỡi lê…) và hỏa khí (ñạn, mảnh bom…)
[23], [45], [68]. Ở Việt Nam, nghiên cứu mới ñây nhất của Phạm Minh Ánh
(2007) cho thấy hoàn cảnh gây VT tim chủ yếu do tai nạn sinh hoạt: ñâm,
chém nhau với tác nhân bạch khí chiếm tới 97,5% [1].
Chẩn ñoán VT tim dựa nhiều vào các triệu chứng lâm sàng. Biểu hiện
thường gặp nhất của VT tim là vị trí vết thương ở quanh vùng trước tim kết
hợp với một trong hai hội chứng: ép tim hoặc sốc mất máu. Tuy nhiên, triệu
chứng ñôi khi có thể không rõ do tổn thương nhỏ, ñược cục máu ñông hoặc tổ
chức xung quanh bịt lại [42]. Một số dấu hiệu như tam chứng Beck, mạch
ñảo, tĩnh mạch (TM) cổ nổi hay tăng áp lực tĩnh mạch trung ương
(ALTMTƯ)… rất giá trị ñể phát hiện tình trạng ép tim nhưng không hằng

ñịnh và có thể nhầm lẫn. Hiện nay, siêu âm có khả năng phát hiện dịch màng
ngoài tim với ñộ nhạy 100%, ñộ ñặc hiệu 97% nên ñóng vai trò rất quan trọng
trong chẩn ñoán VT tim [59]. Ngoài ra một số phương pháp như chụp cắt lớp
vi tính, chụp cộng hưởng từ, chọc hút hay mở ngực nhỏ thăm dò màng ngoài
2

tim (cắt sụn sườn 5 trái), nội soi lồng ngực…cũng có những giá trị nhất ñịnh
[42], [50], [51], [56]. Các phương pháp thăm dò kinh ñiển như Xquang ngực,
ñiện tâm ñồ tuy không ñặc hiệu song còn ñược sử dụng do có giá trị gợi ý ở
một số trường hợp [42].
Phẫu thuật ñiều trị VT tim cho ñến nay là phương pháp ñược sử dụng
rộng rãi trên toàn thế giới. Có thể mở ngực theo các ñường: dọc giữa xương
ức, ngực trước bên (phải/trái) ñơn thuần hoặc kéo dài sang bên ñối diện cắt
ngang qua xương ức [18], [28]. Phần lớn VT tim ñược khâu cầm máu bằng
những mũi khâu ñơn thuần hoặc có ñộn. Một số trường hợp tổn thương phức
tạp như: thủng nhiều buồng tim, ñứt ñộng mạch vành (ĐMV) lớn, rách van
tim hoặc dị vật trong tim… có thể phải sử dụng ñến tuần hoàn ngoài cơ thể ñể
sửa chữa nếu có sẵn phẫu thuật viên tim mạch và hệ thống tim phổi nhân tạo
[25], [68]. Những thương tổn khác nếu có kèm theo nhưng không quá nặng sẽ
ñược giải quyết sau này khi tình trạng bệnh nhân ổn ñịnh, với trang bị kỹ
thuật cho phép [4], [15], [23], [32].
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trước ñây có một số nghiên cứu về
VT tim và rút ra nhiều nhận ñịnh quan trọng [3], [4], [16], [21]. Từ ñó ñến
nay ñã có nhiều thay ñổi trong quá trình chẩn ñoán cũng như ñiều trị với sự
hỗ trợ của các phương tiện hiện ñại. Một nghiên cứu mới về thương tổn này
sẽ cho phép rút ra những kết quả cập nhật, giúp ích cho thực hành cấp cứu
ngoại khoa tại các tuyến y tế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành ñề tài “Đánh giá
kết quả chẩn ñoán và ñiều trị vết thương tim tại Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức”, với hai mục tiêu:
1. Mô tả ñặc ñiểm chẩn ñoán vết thương tim.

2.
Đánh giá kết quả ñiều trị phẫu thuật vết thương tim.

3

Chương 1.
TỔNG QUAN

1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG TIM
1.1.1. Trên thế giới
Khoảng 3000 năm trước Công Nguyên, Imhotep – vị tể tướng của Ai
Cập cổ ñại ñược xem là người ñầu tiên ñề cập ñến VT tim. Khi ñó ông coi VT
tim như một loại bệnh và có thể ñiều trị bằng cách băng vết thương với thịt
[70]. Homer – một nhà thơ Hy Lạp cổ (thế kỷ 8 trước Công Nguyên), trong
bản trường ca Iliad ñã mô tả VT tim là nguyên nhân gây ra cái chết của
Sarpedon [26]. Ngay từ giai ñoạn ban ñầu ghi nhận về bệnh lý này, VT tim
luôn ñược xem như tổn thương nặng nề nhất. Từ những ông tổ của nền y học
hiện ñại là Hippocrate, Aristotle (thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên) ñến Galen
(thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) rồi Paré ở thế kỷ 16, tất cả ñều tin rằng VT
tim ñồng nghĩa với cái chết.
Nhiều sự kiện quan trọng liên quan ñến VT tim ñã diễn ra ở thế kỷ 17:
những hiểu biết ñầy ñủ về giải phẫu của hệ tuần hoàn thể hiện qua tác phẩm
“De humani corporis fabrica” của Vesalius (1543); Hollerius (1498 – 1562)
cho rằng VT tim chưa chắc ñã chết; Cabriolanus lần ñầu tiên mô tả về sự liền
VT tim ở một nạn nhân treo cổ (1604), rồi các thông báo tương tự của Wolf
và Tourby (1642); Morgagni là người ñầu tiên mô tả về tình trạng ép tim.
Mặc dù vậy, các thầy thuốc thời kỳ ñó vẫn cho rằng VT tim là không thể ñiều
trị ñược [26].
Năm 1839, Jobert ñề xuất chủ trương hút máu ở khoang màng ngoài tim
ñể giảm nguy cơ tử vong. Năm 1868, Fisher tổng kết toàn bộ các báo cáo

trong y văn thấy trong số 452 trường hợp VT tim và màng tim có khoảng 10%
sống sót. Từ ñó diễn biến tự nhiên, giải phẫu, sinh lý bệnh của VT tim ñã
4

ñược hiểu biết ñầy ñủ, rõ ràng hơn. Sau ñó Roberts (1881) và Block (1882)
với thành công khi khâu thực nghiệm VT tim trên súc vật ñã cho thấy khả
năng áp dụng phẫu thuật ñể ñiều trị VT tim. Tuy ña số vẫn phản ñối quan
ñiểm trên nhưng Cappelen (Na Uy - 1895) và Farina (Ý - 1896) vẫn tiến hành
phẫu thuật khâu VT tim. Mặc dù cả hai bệnh nhân ñều chết sau mổ nhưng nỗ
lực của họ ñã ñể lại dấu ấn sâu ñậm trong lịch sử ñiều trị VT tim [26]. Tới
năm 1897, Ludwig Van Rehn (Đức) là người ñầu tiên thông báo một bản toàn
văn về ca mổ khâu vết thương thất phải thành công. Sự kiện này ñã mở ra một
kỷ nguyên mới không chỉ trong ñiều trị VT tim, mà còn cho cả ngành phẫu
thuật tim [61].




Hình 1.1.
Ludwig Van Rehn (1849 –
1930), phẫu thuật viên ñầu
tiên khâu vết thương tim
thành công trên thế giới
(Nguồn: Stephenson LW [61])

Năm 1926, Beck – phẫu thuật viên người Mỹ, ñã tạo ra một bước tiến
quan trọng trong ñiều trị VT tim với một loạt ñóng góp như: xuất bản bài báo
mô tả các kỹ thuật khâu cầm máu VT tim; các ñường mở ngực khác nhau
(dọc giữa xương ức, mở ngực qua khoang liên sườn); nghiên cứu thực nghiệm
khẳng ñịnh một lượng ít dịch ở khoang màng ngoài tim có thể gây nên ép tim,

trong khi bóng tim ít thay ñổi trên phim Xquang. Từ ñó ông ñưa ra tam chứng
5

mang tên mình giúp cho chẩn ñoán hội chứng ép tim trên lâm sàng. Các tác
giá khác như Elkin, Blalock, Bigger cũng ñồng ý với Beck, cho rằng phim
chụp ngực thẳng ít có giá trị chẩn ñoán tình trạng ép tim. Sau ñó, Bigger
(1939) ñã mô tả hai hội chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân VT tim là
hội chứng ép tim và hội chứng sốc mất máu. Theo ông ñó cũng là những
nguyên nhân chính gây nên tử vong ở những BN này [26].
Kinh nghiệm về xử lý dị vật trong tim ñược Dwight Harken – bác sỹ
quân y người Mỹ, báo cáo trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ II. Ông
ñã lấy thành công 134 dị vật trong trung thất (56 dị vật trong tim và 13 dị vật
trong các xoang TM) mà không có trường hợp nào tử vong. Kết quả ấn tượng
này tạo ra một sự thúc ñẩy mới trong những nỗ lực về lấy dị vật trong tim -
vấn ñề còn gây nhiều tranh cãi thời bấy giờ.
Những năm ñầu nửa sau thế kỷ 20 là ñỉnh ñiểm của những tranh luận về
phương pháp ñiều trị VT tim. Quan ñiểm ñiều trị bảo tồn cho rằng chỉ cần
chọc hút dẫn lưu hoặc mở cửa sổ màng ngoài tim cộng với hồi sức tích cực,
do Ravitch và Blalock ñề xướng (1943) ñã ñược chấp nhận rộng rãi trong một
thời gian. Tuy nhiên, cùng với những tiến bộ trong phẫu thuật tim, gây mê hồi
sức cũng như bằng chứng về tính không ổn ñịnh của VT tim, quan ñiểm ñiều
trị bằng mở ngực khâu VT tim và xử lý các thương tổn phức tạp kèm theo
ñược xem là lựa chọn tối ưu cho tới hiện nay [26].
Trên thế giới ñã có nhiều báo cáo về các khía cạnh khác nhau của VT
tim: biểu hiện lâm sàng ñược mô tả tỉ mỉ; sinh lý bệnh, giải phẫu bệnh ñược
tìm hiểu kỹ lưỡng. Việc áp dụng siêu âm tim chẩn ñoán mang lại những kết
quả tốt - với ñộ nhạy và ñộ ñặc hiệu cao. Các phương pháp kinh ñiển như
Xquang ngực, ñiện tâm ñồ, chọc hút, mở thăm dò màng tim …vẫn còn giá trị
trong một số trường hợp. Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ ñang ñược áp
dụng ñể phát hiện tổn thương ở những trường hợp khó hoặc có biến chứng xa

6

sau mổ. Nội soi lồng ngực với sự hỗ trợ của camera trong chẩn ñoán và xử trí
thương tổn ñã ñược ñưa vào thử nghiệm và thu ñược kết quả ñáng khích lệ.
Điều trị thực thụ tổn thương cũng có nhiều ứng dụng mới bên cạnh những kỹ
thuật kinh ñiển [35], [42], [64]. Mặc dù vậy, theo những nghiên cứu gần ñây
nhất, tỷ lệ tử vong của những bệnh nhân VT tim ñược mổ còn cao [27]. Điều
ñó làm cho VT tim vẫn là một vấn ñề thời sự và cần nhiều nghiên cứu ñánh
giá ñầy ñủ hơn về kết quả ñiều trị mổ cũng như tiên lượng xa sau mổ.
1.1.2. Ở Việt Nam
Phẫu thuật tim ở Việt Nam mới chỉ ñược bắt ñầu từ cuối thập niên 50
của thế kỷ 20. Thời gian ñầu, các nghiên cứu về VT tim hầu như chỉ tập trung
ở những trung tâm lớn ở hai ñầu ñất nước.
Ở phía Bắc, tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – Hà Nội: BN bị VT tim
ñầu tiên ñược mổ là vào năm 1957 [4]. Sau ñó các nghiên cứu ñược tiến hành
với số lượng bệnh nhân lớn hơn ñã góp phần mô tả cụ thể các biểu hiện lâm
sàng, chẩn ñoán VT tim cũng như kết quả ñiều trị. Điển hình là báo cáo của
các tác giả như: Đặng Hanh Đệ với 37 BN trong 25 năm (1957 – 1981) [4],
Vũ Công Vinh với 40 BN trong 7 năm (1982 – 1988) [21] và Lê Ngọc Thành
với 44 BN cũng trong 7 năm (1990 – 1996) [16]. Biến chứng của VT tim
cũng ñã ñược ñề cập ñến, tuy nhiên mới chỉ là những trường hợp cá biệt do
phát hiện ngẫu nhiên [3], [4]. Gần ñây với việc bổ sung phương tiện mới
trong chẩn ñoán hình ảnh cũng như sự phát triển của ngành gây mê hồi sức và
mổ tim, chẩn ñoán và ñiều trị VT tim ñã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên những
thay ñổi này chưa ñược ñánh giá lại một cách ñầy ñủ.
Ở phía Nam, tại các bệnh viện lớn cũng ñã có một số nghiên cứu về VT
tim và thu ñược những kết quả tương tự. Những báo cáo ñược xem là có ý
nghĩa quan trọng theo mốc thời gian gồm: Đỗ Kim Mai với 8 trường hợp ở
bệnh viện Chợ Rẫy trong 12 năm (1955 – 1966); Nguyễn Quang Nhật với 10
7


trường hợp tại bệnh viện Bình Dân trong 9 năm (1962 – 1967); Đỗ Hoài Nam,
Nguyễn Địch thống kê ñược 72 VT tim do hỏa khí trong thời gian chiến tranh
[1]; Trần Công Khanh báo cáo 100 trường hợp tại bệnh viện Chợ Rẫy trong
10 năm (1987 – 1996) [10].
Ngoài các trung tâm lớn nói trên, một số ñịa phương khác cũng ñã có
báo cáo về VT tim. Từ những thông báo một vài trường hợp ban ñầu cho ñến
những nghiên cứu có hệ thống hơn sau này cho thấy VT tim ñang giành ñược
sự quan tâm ngày càng rộng rãi: Vũ Duy Khương với 4 BN tại bệnh viện Hà
Nam Ninh [11]; Dương Kỳ Hào với 4 BN tại bệnh viện Saint-Paul, Hà Nội
[6]; Hoàng Đăng Sơn với 2 BN tại bệnh viện tỉnh Lâm Đồng [14]; Đoàn Quốc
Hưng với 1 trường hợp tại bệnh viện tỉnh Cao Bằng [7]; Vũ Minh Giang với 9
BN tại bệnh viện tỉnh Bình Dương [5]; Nguyễn Phi Ngọ với 17 BN tại bệnh
viện Lê Lợi – Vũng Tàu [13]; Vũ Duy Trinh với 14 BN tại bệnh viện tỉnh
Khánh Hòa [17]; Phạm Minh Ánh với 37 BN tại bệnh viện Việt Tiệp – Hải
Phòng [1].
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU TIM VÀ ỨNG DỤNG
Tim là một khối cơ rỗng, có chức năng như một máy bơm vừa hút, vừa
bơm máu ñi nuôi cơ thể. Ngừng tim sẽ gây nên thiếu máu ñến các cơ quan
trong cơ thể, ñặc biệt là thiếu máu não, nên bệnh nhân sẽ chết chỉ sau ít phút.
Điều ñó nói lên vai trò quan trọng và tính chất khẩn cấp khi xử lý VT tim.
Tim nằm trong lồng ngực, trên cơ hoành, phía sau thân xương ức và các
sụn sườn, giữa hai phổi, trong trung thất giữa. Tim nằm hơi lệch sang trái. Ở
người trưởng thành, tim dài khoảng 12cm, rộng 8cm, bề trước sau 6cm, nặng
khoảng 270 – 300gr ở nam và 250 – 260gr ở nữ. Tim giống như một hình
tháp 3 mặt, một ñỉnh và một ñáy, nằm theo trục từ trên xuống dưới, từ sau ra
trước, từ phải sang trái, ñỉnh ở dưới, ñáy ở trên.
8



Hình 1.2. Vị trí của tim trong lồng ngực
(Nguồn: Weinhaus AJ [69])
Hình chiếu giải phẫu của tim và các cuống mạch lớn trên lồng ngực là
một hình thang ñược giới hạn bởi: góc trên trái ở khoang liên sườn II, cách bờ
trái xương ức 1cm; góc trên phải ở khoang liên sườn II, cách bờ phải xương
ức 1cm; góc dưới trái ở khoang liên sườn V ngay phía trong hoặc dưới núm
vú trái khoảng 1cm, tương ứng với ñỉnh tim; góc dưới phải ở khoang liên
sườn V, sát bờ phải xương ức [12]. Các VT ngực vào vùng diện tim có nguy
cơ rất cao gây VT tim. Theo tác giả Phạm Minh Ánh, trong số 37 BN VT tim
thì 59,46% có lỗ vào nằm trong hình chiếu giải phẫu của tim [1].
Mặt trước của tim (còn gọi là mặt ức sườn) nằm sát với thành ngực
trước, bao gồm mặt sau xương ức, các sụn sườn III – VI cùng với các khoang
liên sườn tương ứng và bó mạch vú trong phải và trái. Ở mặt trước, phần trên
hay phần nhĩ chủ yếu là tâm nhĩ phải và các mạch máu lớn ñi ra từ tim (ĐM
chủ lên và thân ĐM phổi) (Hình 1.4). Nhĩ trái bị che lấp bởi hai gốc ĐM này
còn tiểu nhĩ thì thập thò ở bên trái. Phần dưới hay phần thất gồm thất phải
chiếm 2/3 bên phải, thất trái chỉ chiếm 1/3 bên trái. Chạy trong rãnh liên thất
9

là ĐM liên thất trước – 1 trong 2 nhánh chính của ĐMV trái, cấp máu nuôi
thất trái và 1 phần thất phải. Mặt trước tim là nơi dễ bị tổn thương nhất khi có
vết thương vùng trước ngực. Với 128 ca VT tim trong nghiên cứu của Harris
thì 92,2% có vết thương nằm ở mặt trước tim [39].


Hình 1.3. Vị trí giải phẫu của tim trên thành ngực
(Nguồn: Weinhaus AJ [69])




Hình 1.4. Mặt trước tim và vị trí các tổn thương liên quan
(Nguồn: Weinhaus AJ [69] và Neclario EA [48])
10

Ở phía dưới, mặt trước tim còn liên quan với túi cùng màng phổi – trung
thất trước trái. Từ ñỉnh phổi cho tới sụn sườn IV, màng phổi hai bên ñi sát vào
nhau và ở phía trước màng tim nên khi mở ngực dọc xương ức phải tách 2
màng phổi ra hai phía. Không nên chọc màng tim ở vùng này ñể tránh làm
thủng khoang màng phổi. Từ sụn sườn IV trở xuống, túi cùng trái chạy chếch
dần ra ngoài xương ức, cách bờ trái xương ức 2cm ở sụn sườn VI, rồi tiếp với
bờ dưới như ở bên phải. Do vậy ở ñây có một diện tam giác mà màng tim liên
quan thẳng với thành ngực không qua màng phổi. Phần mũi ức và ñầu các sụn
sườn VIII, IX, X cũng liên quan trực tiếp với màng tim (Hình 1.5). Vì thế có
hai ñường ñể chọc dò màng tim: ñường qua khoang liên sườn V sát bờ trái
xương ức (ñường Dieulafoy) và ñường sát dưới bên trái mũi ức (ñường
Marfan), hoặc hai ñường ñể mở thăm dò màng tim: cắt sụn sườn V và cắt mũi
ức [15].

Hình 1.5. Liên quan mặt trước tim
(Nguồn: Weinhaus AJ [69])
Mặt dưới tim hay còn gọi là mặt hoành gồm hai tâm thất mà chủ yếu là
thất trái, nằm ñè lên cơ hoành trái và qua cơ hoành liên quan với mặt hoành
của thùy trái gan và ñáy vị. Những vết thương bụng - ngực có thể ñi qua gan,
11

cơ hoành ñể vào tim theo mặt này [16]. Trái lại, vết thương ngực – bụng cũng
có thể ñi qua tim rồi qua cơ hoành ñể xuống bụng [8]. Ở hai bên, tim liên
quan mật thiết với màng phổi và 2 phổi. Các buồng tim và các mạch máu lớn
xuất phát từ tim tạo nên các nếp hằn ở hai mặt trung thất của phổi (hình các
cung tim trên Xquang ngực). Khi bị VT tim, do có dịch trong màng tim nên

trên Xquang ngực thẳng, bên cạch dấu hiệu bóng tim to ra, còn thấy mất hình
thù các cung tim. Ở phía sau, tim liên quan với thực quản và cột sống. Như
vậy, thương tổn phối hợp của các tạng trong VT tim sẽ tùy thuộc vào tính chất
của tác nhân, vị trí lỗ vào cũng như hướng ñi của vết thương.
Bọc ngoài quả tim là màng ngoài tim (Hình 1.2), ñó là một túi kín hình
nón bọc quanh tim và các cuống mạch lớn. Màng ngoài tim gồm có 2 bao:
bao sợi ở ngoài và bao thanh mạc ở trong. Bao sợi chắc, chun giãn kém, do ñó
khi ñột ngột có dịch ở khoang màng ngoài tim – dù số lượng không nhiều,
vẫn dễ gây nên tình trạng ép tim cấp. Bao thanh mạc gồm 2 lá: lá tạng phủ
trên bề mặt tim và lá thành phủ trên mặt trong bao sợi. Giữa hai lá này có một
khoang ảo – chính là khoang màng ngoài tim, chỉ chứa một ít thanh dịch ñể
bôi trơn khi tim co bóp. Trên thực tế, chỉ cần có khoảng 20ml dịch trong
khoang màng ngoài tim là ñã có thể phát hiện ñược bằng siêu âm tim [20]. Lá
tạng khi tới gốc các mạch máu lớn thì liên tiếp với lá thành, do ñó các mạch
máu lớn ñều có một phần nằm trong khoang màng ngoài tim nên có thể xếp
vết thương ở gốc các mạch máu lớn trong màng tim vào VT tim. Vì cấu trúc
thành mạch mỏng, áp lực bên trong lại lớn nên rất khó xử trí khi có tổn
thương [12], [21].
Cấu trúc tim gồm có 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất ngăn cách với
nhau bởi các vách và các van. Độ dày mỏng của cơ ở các buồng tim khác
nhau tương ứng với áp lực ở mỗi buồng: cơ tâm nhĩ dày khoảng 1- 2mm trong
khi cơ tâm thất phải dày khoảng 5mm, và 10mm ở cơ tâm thất trái. Đặc ñiểm
12

này có ảnh hưởng ñến khả năng tự cầm máu tạm thời của vết thương: vết
thương ở thất dễ ñược cục máu ñông bịt lại trong khi vết thương ở nhĩ ít khi
tự cầm. Kỹ thuật khâu cầm máu vì thế cũng khác nhau ở mỗi vùng [12], [23],
[70]. Bên trong các buồng tim còn có van tim gồm lá van, dây chằng, cột cơ
… Các thành phần này có khả năng bị thương tổn trong VT tim.
Tim ñược nuôi dưỡng bởi hệ ñộng mạch vành (ĐMV) gồm ĐMV trái và

phải. ĐMV trái chia thành 2 nhánh lớn là ĐM liên thất trước và ĐM mũ. Tổn
thương các thân ĐMV chính trong VT tim có nguy cơ gây thiếu máu cơ tim
cấp tính nên có thể phải bắc cầu chủ - vành ñể tưới máu cơ tim [23], [53],
[68]. Nếu vị trí VT tim nằm cạnh các thân ĐMV lớn thì khi khâu VT cũng
cần có những kỹ thuật xử lý riêng ñể tránh làm tổn thương ĐMV [42], [48].
Hệ thống TK tự chủ của tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất và bó nhĩ thất.
Khi bị tổn thương ở những vùng TK này sẽ làm cho nhịp tim bị rối loạn [12],
[34].
1.3. GIẢI PHẪU – SINH LÝ BỆNH CỦA VẾT THƯƠNG TIM
1.3.1. Tổn thương giải phẫu
1.3.1.1. Màng ngoài tim
Thương tổn màng ngoài tim gặp trong hầu hết các VT tim. Theo Lê
Ngọc Thành, tổn thương màng ngoài tim ñơn thuần chỉ chiếm khoảng 6,8%,
còn lại chủ yếu là phối hợp với tổn thương các cấu trúc khác [16]. Tùy thuộc
theo vị trí, kích thước VT mà biểu hiện trên lâm sàng có thể khác nhau.
Những VT màng tim nhỏ, nằm ở mặt trước có thể ñược bịt lại bởi cục máu
ñông, làm cho máu ứ lại trong khoang màng ngoài tim gây nên hội chứng ép
tim, nhưng mất máu ra ngoài không nhiều. Ngược lại, những VT màng tim
lớn, nhất là nằm ở mặt bên của tim, gây chảy máu rất nhiều vào khoang màng
phổi nên biểu hiện chính là hội chứng sốc mất máu nặng [16], [42]. Với BN
VT tim ñến muộn còn gặp những biến chứng bán cấp ở màng ngoài tim như:
13

viêm màng ngoài tim tơ huyết, viêm mủ màng ngoài tim hay viêm màng
ngoài tim chảy máu. Ngoài ra còn gặp những biến chứng muộn như viêm
màng ngoài tim co thắt [44].
1.3.1.2. Cơ tim
Có thể gặp VT cơ tim ở mọi vị trí. Tuy nhiên do ñặc ñiểm giải phẫu và
cơ chế tổn thương, thất phải với vị trí nằm sát thành ngực ở phía trước nên
khả năng bị tổn thương cao nhất. Trong nghiên cứu của mình, Wall và cộng

sự thấy rằng tổn thương thất phải chiếm tới 40%. Tiếp theo sau ñến VT thất
trái, VT nhĩ phải và cuối cùng là VT nhĩ trái (xấp xỉ 3%) [68]. Vị trí VT cũng
có liên quan ñến tiên lượng bệnh. Trong nghiên cứu của Rodrigues ở những
bệnh nhân tử vong thì VT thất trái chiếm ña số với tỷ lệ khoảng 30,4%, sau ñó
ñến thất phải với tỷ lệ 26% [58].
Độ dài và chiều sâu VT cơ tim ña dạng từ vài milimet ñến vài centimet.
Những VT lớn và sâu vào buồng tim thường có tiên lượng xấu do mất nhiều
máu, dẫn ñến bệnh cảnh sốc mất máu nặng trên lâm sàng. Những VT nông và
bé có tiên lượng tốt hơn vì có thể tự cầm máu bởi cục máu ñông. Đặc ñiểm
của VT cũng tùy vào tác nhân: VT do bạch khí thường sắc, gọn trong khi VT
do hỏa khí thường nham nhở và phức tạp. Ở các nước phương Tây gặp nhiều
VT tim do hỏa khí, trong khi ở Việt Nam chủ yếu gặp VT tim do bạch khí gây
nên (97,7%) [1].
Cũng theo Wall, ña số các trường hợp chỉ có 1 VT tim duy nhất. Ở
những trường hợp có nhiều VT tim, lượng máu mất nhiều làm cho bệnh cảnh
vốn ñã nặng nề lại càng trở nên phức tạp. Nhiều VT cùng trên một quả tim
làm cho việc khâu VT trở nên khó khăn, tổn thương dễ bị bỏ sót dẫn ñến phải
mổ lại, tiên lượng bệnh nhân vì thế cũng trở nên xấu hơn [68].
14

1.3.1.3. Các cấu trúc trong tim và ñộng mạch vành
Tổn thương van tim bao gồm: rách lá van, ñứt dây chằng, cột cơ. Tổn
thương van ĐM chủ, van hai lá có biểu hiện lâm sàng rầm rộ và gây rối loạn
huyết ñộng nặng. Tổn thương van tim thường phối hợp với thủng vách liên
thất hoặc liên nhĩ…, tạo luồng thông giữa các buồng tim hoặc giữa ĐM chủ
với buồng tim [1], [3], [32], [36], [41].
Tổn thương ĐMV chiếm khoảng 3 – 9% các VT tim. Có thể gặp ñứt
ĐMV với có hoặc không kèm theo nhồi máu cơ tim, thông ñộng TM vành
hoặc phồng ĐMV. Vết thương ĐMV thì tiên lượng xấu với tỷ lệ tử vong trên
54% khi không khâu phục hồi hoặc bắc cầu nối ñể tưới máu cho cơ tim. Do vị

trí giải phẫu nằm ở phía trước, ĐM liên thất trước hay bị tổn thương nhất,
chiếm 87,5% trong các tổn thương ĐMV nói chung, sau ñó ñến ĐMV phải
[16], [63].
Tổn thương TK tim: thường gặp tổn thương ở các nhánh phải hoặc trái
của bó His. Các tổn thương nặng của hệ TK tim sẽ làm cho bệnh nhân chết
ngay tại hiện trường do ngừng tim. Những tổn thương nhẹ hơn thì thường
biểu hiện trên lâm sàng bởi hội chứng rối loạn dẫn truyền [34].
1.3.1.4. Dị vật trong tim
Dị vật trong tim thường gặp ở các VT tim do hỏa khí, như mảnh kim
loại, ñầu ñạn. Dị vật có khả năng ñược phát hiện sớm nhờ chẩn ñoán hình
ảnh. Chỉ ñịnh mổ lấy dị vật nhằm mục ñích dự phòng huyết khối tắc mạch,
giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng trong tim, hạn chế tình trạng tái tràn dịch
màng tim và tổn thương cơ tim [1].
1.3.1.5. Phân ñộ tổn thương tim theo Hội chấn thương Mỹ
Tổn thương giải phẫu trong VT tim có thể từ nhẹ là rách/thủng màng
ngoài tim ñơn thuần cho ñến nặng như mất nhiều tổ chức cơ tim, tổn thương
ĐMV, hệ TK tự ñộng của tim… Tiên lượng bệnh hoàn toàn tùy thuộc vào

×