Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai phường hương long thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 54 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
ĐạI HọC HUế
TRƯờNG ĐạI HọC Y DƯợC





HONG B CN




NGHIÊN CứU TìNH HìNH TIÊM VắC XIN
PHòNG UốN VáN ở PHụ Nữ MANG THAI
PHƯờNG HƯƠNG LONG THàNH PHố HUế






Ngi hng dn lun vn
PGS.TS. inh Thanh Hu








HUế, 2012

Lời cảm ơn

Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự nổ lực của bản
thân, tôi xin bày tổ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu,
phòng đào tạo Đại học trường Đại học Y Dược Huế, thư viện
trường Đại học Y Dược Huế cùng toàn thể

quy Thầy Cô giáo
trong toàn trường đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
PGS.TS Đinh Thanh Huề về sự dạy dỗ và hướng dẫn tận
tình của Thầy đối với quá trình học tập và nghiên cứu của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
Thừa Thiên Huế, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Huế,
Uỷ ban nhân dân phường Hương Long, trạm Y tế phường
Hương Long thành phố Huế và các bà mẹ mang thai, các bà mẹ
có con dưới 1 tuổi đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
những người thân trong gia đình, toàn thể bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Huế,ngày 20 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Hoàng Bá Cần



Lời cam đoan



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn đều có thật và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào.
Huế,ngày 20 tháng 5 năm 2012
Sinh viên



Hoàng Bá Cần















NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

CBVC Cán bộ viên chức
DCL Dây chuyền lạnh

DS – KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
ĐHYD Đại học Y Dược
TCMR Tiêm chủng mở rộng
TCQG Tiêm chủng quốc gia
THPT Trung học phổ thông
UBND Uỷ ban nhân dân
UVSS Uốn ván sơ sinh
YTDP Y học dự phòng
WHO World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)





MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử bệnh uốn ván 3
1.2. Mục tiêu của chương trình tiêm vắc xin phòng uốn ván cho
phụ nữ mang thai 4
1.3. Đối tượng tiêm chủng 4
1.4. Chiến lược của chương trình tiêm vắc xin phòng uốn ván
cho phụ nữ mang thai 5
1.5. Tình hình mắc bệnh uốn ván sơ sinh trên thế giới 5
1.6. Tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai
tại Việt Nam 5
1.7. Dịch tể học và lâm sàng bệnh uốn ván 6
1.8. Dự phòng bệnh uốn ván 7

1.9. Vắc xin phòng uốn ván 8
1.10. Quản ly dây chuyền lạnh và vắc xin 10
1.11. Một số nét về địa điểm nghiên cứu 12
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
2.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu 14
2.4. Thu thập số liệu 16
2.5. Phương pháp xử ly số liệu 18
2.6. Thời gian nghiên cứu 18
2.7. Đạo đức nghiên cứu 18
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1. Một số Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 19
3.2. Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván của đối tượng nghiên cứu 21
3.3. Các yếu tố liên quan đến tiêm vắc xin phòng uốn ván 24
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 28
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 28
4.2. Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai 30
4.3. Các yếu tố liên quan đến thực trạng bà mẹ tiêm vắc xin phòng
uốn ván khi mang thai 32
KẾT LUẬN 38
KIẾN NGHỊ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC







1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Uốn ván ở phụ nữ mang thai và ở trẻ sơ sinh là bệnh rất nguy hiểm, với
tỉ lệ tử vong cao. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi năm
trên Thế giới ước tính có khoảng 500.000 trẻ em tử vong vì uốn ván sơ sinh
(UVSS) [12]. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc UVSS giảm một cách
đáng kể nhờ có việc tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai
(PNMT) và phụ nữ tuổi sinh đẻ (PNTSĐ). Năm 2000, cả Thế giới có khoảng
200.000 trẻ em tử vong vì UVSS, tỷ lệ này ở Việt Nam là 70 trẻ [12]. WHO
đã đúc kết và chính thức nhận định “Uốn ván hầu như không có miễn dịch tự
nhiên và nếu hữu hạn có thì củng không đủ lượng kháng thể để phòng bệnh
uốn ván” [8],[19]. Vì thế để tạo được miễn dịch chống lại bệnh uốn ván ở bà
mẹ và uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh thì không có cách nào khác là phải làm tốt
công tác dự phòng, đặc biệt là tiêm vắc xin phòng uốn ván cho PNMT và
PNTSĐ [8],[14].
Chính vì vậy, gần 3 thập kỷ qua, chương trình tiêm chủng mở rộng
(TCMR) đã được WHO phát động và triển khai rộng khắp trên toàn thế giới.
Năm 1981 nước ta đưa TCMR vào thực hiện, trong đó có tiêm vắc xin phòng
uốn ván cho PNMT [4]. Từ đó đến nay, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván cho
PNMT không ngừng được tăng lên. Năm 1995 UVSS được loại trừ trên quy
mô tỉnh (Tỷ lệ mắo UVSS < 1/1000 trẻ đẻ sống) và đến năm 2005 cả nước đã
loại trừ được UVSS trên quy mô huyện, tỷ lệ tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn
ván cho PNMT luôn đạt trên 80%, các hoạt động nhằm bảo vệ thành quả loại
trừ UVSS luôn được duy trì [2].
Được sự hổ trợ của WHO, chương trình TCMR Quốc gia, năm 1982
Thừa Thiên Huế đưa chương trình TCMR triển khai. Sau gần 20 năm thực

2

hiện, nay đã có 9/9 Huyện, Thành phố và 150 xã, phường đã triển khai đầy đủ
[28]. Qua kết quả tổng kết chương trình TCMR của tỉnh năm 2010 cho thấy, tỉ
lệ tiêm vắc xin uốn ván cho PNMT đạt 92,8%, luôn đạt chỉ tiêu loại trừ UVSS
[13].
Tuy UVSS đã được loại trừ hơn 5 năm qua, nhưng chúng ta không chủ
quan mà cần chủ động giám sát, đôn đốc và thường xuyên theo dõi tình hình
chủng ngừa và sự tiếp cận dịch vụ tiêm vắc xin phòng uốn ván, đặc biệt là ở
PNMT, nhằm nâng cao chất lượng của công tác phòng bệnh mà cụ thể là tỉ lệ
PNMT được tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván đạt yêu cầu và luôn đạt chỉ
tiêu loại trừ UVSS, góp phần trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức
khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc thai sản nói riêng, phù hợp thực tế với
chiến lược hoạt động và phát triển của ngành y tế nước ta lấy “ y học dự
phòng làm gốc”. Chính vì những lẽ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dề tài:
“Nghiên cứu tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai
phường Hương Long thành phố Huế ”.
Với những mục tiêu như sau:
1. Xác định tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai phường
Hương Long thành phố Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván
cho phụ nữ mang thai.






3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU



1.1. LỊCH SỬ BỆNH UỐN VÁN:
Bệnh uốn ván được mô tả từ rất cổ xưa, vào thời Hyppocrates. Nhưng
mãi cho đến năm 1884, người ta mới gây được bệnh uốn ván thực nghiệm
bằng cách tiêm dịch nghiền ở vết thương tấy mủ của người mắc bệnh uốn ván
cho súc vật thí nghiệm. Họ đã chứng minh tính chất nhiểm khuẩn và mô tả
được bệnh uốn ván điển hình ở Thỏ [6],[33].
Năm 1884 SIMSPSON khám phá rằng: “Triệu chứng bệnh uốn ván rất
giống với những trường hợp ngộ độc Strysthnine” [33].
Năm 1885 NICOLAIER thấy rằng, khi ủ đất cát bẩn cho chuột nhắt và
các súc vật khác ở, thì chúng thường mắc bệnh có triệu chứng giống như uốn
ván ở người. Ông đã tìm thấy một loại trực khuẩn dài ở tại vết thương tấy mủ,
nơi mà trước đây đã ủ đất cát bẩn nhưng lại không nuôi cấy được chủng thuần
khiết. Ông cho rằng, chủng sinh bệnh học của bệnh uốn ván là do một chất
độc giống như Strysthnine của trực khuẩn này tiết ra [6],[33].
Năm 1889 KITASATO đã phân lập được trực khuẩn uốn ván tại một
vết thương tấy mủ, ông đã thuần khiết được trực khuẩn uốn ván trong môi
trường nuôi cấy và nhận thấy canh khuẩn thuần khiết này chứa một loại độc
tố hòa tan, độc tố này gây nên triệu chứng bệnh uốn ván [6],[10],[33].
Trực khuẩn uốn ván thuộc họ Bacillaceae, giống Clostridium, tên khoa
học của trực khuẩn uốn ván là Clostridium Tetani. Đây là loại trực khuẩn kỵ
khí bắt buộc, hình thái trực khuẩn uốn ván mảnh, hơi cong, khi mới nuôi cấy
trên môi trường đặc thì sinh ra những hình thể dài như sợi chỉ, bắt màu Gram
dương [5],[33].

4
Trực khuẩn uốn ván có lông, di động mạnh trong môi trường kỵ khí
(Có chủng không có lông),
gặp điều kiện thuận lợi, vi
khuẩn sinh nha bào, nha bào

to hơn thân và nằm về một
đầu vi khuẩn nên vi khuẩn có
hình dạng giống như đinh
Ghim. Sự hình thành nha bào
nhanh hay chậm phụ thuộc
vào điều kiện nhiệt độ, tăng
lên trong điều kiện canh
thang có huyết thanh và
không có Glucose [33].
1.2. MỤC TIÊU CHƢƠNG TRÌNH TIÊM VẮC XIN PHÒNG UỐN
VÁN CHO PHỤ NỮ MANG THAI:
Tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai là một trong những
hạng mục bắt buộc của chương trình TCMR ở nước ta củng như trên thế giới,
nhằm mục tiêu hạn chế tỉ lệ mắc, giảm tỉ lệ tử vong do bệnh uốn ván gây ra.
Tiến tới loại trừ UVSS [3],[4].
1.3. ĐỐI TƢỢNG TIÊM CHỦNG:
Chương trình này phục vụ cho đối tượng PNMT và PNTSĐ (Lứa tuổi
trong độ tuổi sinh đẻ có thể chưa có thai lần nào thì được tiêm 5 mũi vắc xin
phòng uốn ván hoặc có thai lần đầu tiên thì được tiêm 2 mũi vắc xin phòng
uốn ván, lần mang thai kế tiếp thì được tiêm thêm 1 mũi nữa nếu chưa quá 5
năm tính từ lần đẻ trước, nếu đã quá 5 năm thì phải tiêm lại 2 mũi vắc xin
phòng uốn ván như lần mang thai đầu tiên) [3],[7],[9].


Trực khuẩn uốn ván

5
1.4. CHIẾN LƢỢC CỦA CHƢƠNG TRÌNH TIÊM VÁC XIN PHÒNG
UỐN VÁN CHO PHỤ NỮ MANG THAI:
Chương trình TCMR được áp dụng rộng rãi trên khắp toàn quốc với 2

chiến lược:
- Tiêm chủng định kỳ: Đây là hình thức tổ chức thường xuyên hàng tháng
vào các ngày cố định, từ ngày 25 – 30 tùy vào điều kiện của từng địa phương.
Hình thức này được tổ chức ở nơi có điều kiện thuận lợi như: thành phố, đồng
bằng, khu vực đông dân cư [7].
- Tiêm chủng chiến dịch: Đây là hình thức tổ chức tập trung vào những ngày
tiêm chủng nhất định của từng quý hoặc theo mùa Đông - Xuân, có sự huy
động lớn về nhân lực trong thời điểm cố định. Hình thức này thường được
thực hiện ở khu vực dân cư thưa thớt, điều kiện đi lại khó khăn [7].
Hiện nay Thừa Thiên Huế đang áp dụng hình thức tiêm chủng định kỳ
vào ngày 25 hàng tháng [21].
1.5. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH UỐN VÁN SƠ SINH TRÊN THẾ GIỚI:
Trên thế giới, mỗi năm ước tính có khoảng 500.000 trẻ chết vì UVSS,
gặp ở nông thôn nhiều hơn thành thị và những nước đang phát triển
[18],[23],[27]. Ở Braxin, năm 1990 có 5.900 ca UVSS đến năm 1997 còn 80
ca. Ở Phillippin, năm 1990 có 4.700 ca UVSS đến năm 1997 còn 1.900 ca
[18].
1.6. TÌNH HÌNH TIÊM VẮC XIN PHÒNG UỐN VÁN CHO PHỤ NỮ
MANG THAI TẠI VIỆT NAM:
Việt Nam đạt tỉ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván cho PNMT > 80% trên
quy mô toàn quốc và > 85% PNTSĐ tại các huyện có nguy cơ UVSS cao
trong nhiều năm [13]. Cùng với việc tăng cường đẻ sạch, năm 2005 Việt Nam
đã đạt mục tiêu loại trừ UVSS [16].[17].

6
Việc bảo vệ thành quả này đòi hỏi sự nổ lực bền bỉ thực hiện các hoạt
động: duy trì tiêm chủng vắc xin phòng uốn ván cho PNMT > 80%, tăng
cường công tác đẻ sạch, đẻ tại cơ sở Y tế và đảm bảo tính thường xuyên của
công tác giám sát chết sơ sinh và nghi ngờ UVSS. Theo số liệu của dự án
TCQG giai đoạn 1991–2009, tỉ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván cho PNMT từ

4% năm 1991 lên 94% năm 2009 [17].
1.8. DỊCH TỂ HỌC VÀ LÂM SÀNG BỆNH UỐN VÁN:
1.8.1. Dịch tể học bệnh uốn ván:
Hơn một thế kỷ qua, kể từ ngày tìm ra trực khuẩn uốn ván, nhưng bệnh
uốn ván vẫn là vấn đề cần được quan tâm vì tỉ lệ tử vong cao khi đã mắc
bệnh, nhất là trẻ sơ sinh. Theo thông báo dịch quý II năm 1993, trẻ sơ sinh bị
bệnh uốn ván là 36,4%, lứa tuổi khác là 15,1% [11],[15].
Mọi người đều có thể mắc bệnh uốn ván. Ở các nước phát triển bệnh
uốn ván tương đối ít gặp và có tính chất tản phát, tỉ lệ chết/mắc theo tuổi từ
27% ở những người từ 40 – 49 tuổi, cho tới 80% ở những người trên 80 tuổi
[2],[8].
Qua số liệu năm 1993 và 2001 của hệ thống giám sát báo cáo
UVSS/chết tại 11 tỉnh khu vực miền Trung Vệt Nam cho thấy: Năm 1993 có
tới 235/317 tỉ lệ chết/mắc [11], năm 2001 có 70/93 tỷ lệ chết/ mắc [12]. Tỉ lệ
chết do UVSS chiếm 40% tổng số chết sơ sinh[9],[12].
1.8.2. Khả năng lây bệnh và lâm sàng bệnh uốn ván:
Uốn ván là bệnh nhiểm độc thần kinh Trung ương bởi độc tố của trực
khuẩn uốn ván, trực khuẩn này tồn tại trong môi trường bẩn, phân gia súc, gia
cầm và ngay cả trong ruột già của người[2],[30]. Chúng tồn tại trong thiên
nhiên rất lâu dưới dạng nha bào và xâm nhập vào cơ thể qua vết thương bẩn,
ở trẻ sơ sinh qua vết cắt rốn do dụng cụ cắt rốn mang nha bào uốn ván không
được tiệt trùng kỉ [5],[8].

7
Khi xâm nhập vào cơ thể chúng sinh ra ngoại độc tố, độc tố này vào
máu, tác động vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm co cơ rồi dần dần
bệnh nhân co giật, hôn mê và tử vong. Tuy nhiên khi ta ăn phải nha bào uốn
ván thì trực khuẩn uốn ván sẻ bị phá hủy bởi acid ở dạ dày, do vậy chúng
không lây bệnh qua đường tiêu hóa [2],[6],[15].
1.9. DỰ PHÒNG BỆNH UỐN VÁN:

1.9.1. Biện pháp tổng quát:
- Tiệt trùng các vật dụng tiêm chích, châm cứu…
- Xử lý phân, rác và môi trường sạch sẻ.
- Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động.
- Tiêm vắc xin phòng uốn ván.
- Đẻ tại cơ sở y tế.
- Sử dụng phòng đẻ sạch.
1.9.2. Biện pháp cụ thể:
1.9.2.1. Miễn dịch thụ động:
Dùng huyết thanh kháng độc tố uốn ván sản xuất từ huyết thanh Ngựa,
huyết thanh này đã được gây miễn dịch bằng giải độc tố uốn ván để phòng
bệnh uốn ván (Trong một thời gian ngắn cần ngay một lượng kháng thể đủ
khả năng để chống uốn ván) [26].
1.9.2.2. Miễn dịch chủ động nhân tạo.
Đưa vắc xin phòng uốn ván vào cơ thể để gây miễn dịch, tạo kháng thể
chống lại bệnh uốn ván là biện pháp gây miễn dịch có hiệu quả nhất để phòng
bệnh uốn ván.
Năm 1974 WHO đưa ra chương trình TCMR, trong đó có tiêm vắc xin
phòng uốn ván. Từ năm 1987 chương trình TCMR toàn cầu khuyến cáo dùng
vắc xin TT tiêm cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ để tiến tới lọai trừ
UVSS[4].[14].

8
1.10. VẮC XIN PHÒNG UỐN VÁN:
1.10.1.Vắc xin uốn ván:
Vắc xin là các chế phẩm được sản xuất từ các vi sinh vật gây bệnh hoặc
từ các độc tố của chúng, các thành phần này được biến đổi để trở nên vô hại
cho cơ thể, nhưng chúng vẫn đóng vai trò là kháng nguyên, nghĩa là chúng
kích thích cơ thể tạo ra kháng thể[1].
Từ khi bệnh đậu mùa có thể phòng được bằng chủng đậu Bò đã bất

hoạt do EDWART JENNER phát hiện ra, đã có nhiều loại vắc xin được sản
xuất thử nghiệm thành công [22], một trong số đó là vắc xin phòng uốn ván.
Tại Việt Nam, từ năm 1986 trở về trước, áp dụng sản xuất vắc xin
phòng uốn ván theo phương pháp nuôi cấy cổ điển. Từ 1986 lại nay, nước ta
đã sản xuất vắc xin này theo phương pháp nuôi cấy trên nồi lên men, chủng
sản xuất có nguồn gốc từ Harward (Mỹ) mang số hiệu 40205, môi trường
nuôi cấy lấy độc tố là FMM(Fisek-Mueller-Miller), thành phần chính của môi
trường nuôi cấy là các acid amin từ nguồn N2-CaseTT (thủy phân Cazein),
dung dịch đường Glucose, muối NatriClorua, các Vitamin và một số chất
khoáng vi lượng. Nuôi cấy vi khuẩn trên nồi lên men 100 lít thu nhận độc tố,
tiến hành giải độc, tinh chế và cuối cùng hỗn hợp thành vắc xin DPT và vắc
xin TT[26],[33].
Công hiệu vắc xin DPT 120UI/ml và công hiệu vắc xin TT là 80UI/ml
[33].
Khi cơ thể đã được dùng giải độc tố uốn ván sẽ tạo được miễn dịch chủ
động và tình trạng miễn dịch được tồn tại ít nhất 10 năm sau khi tiêm chủng
đầy đủ, nếu được tiêm nhắc lại sau tiêm chủng đầy đủ sẻ tạo được miễn dịch
cao hơn, bằng cách cứ 01 năm tiêm nhắc lại 01 lần.
Tiêm vắc xin phòng uốn ván cho tất cả PNMT và PNTSĐ ở những
vùng có nguy cơ mắc UVSS là biện pháp quan trọng để phòng UVSS. Nếu

9
mẹ trẻ được phòng uốn ván đầy đủ thì trẻ đó cũng có miễn dịch uốn ván kéo
dài đến 1 tháng sau sinh [26]. Đây là miễn dịch thụ động được truyền qua
nhau thai với điều kiện bà mẹ đã được tiêm vắc xin phòng uốn ván ít nhất 2
liều trong khi mang thai lần đầu hoặc 1 mũi trong lần có thai tiếp đúng lịch
[29]. Như vậy tiêm chủng cho PNMT nhằm ngăn ngừa UVSS, đồng thời bảo
vệ bà mẹ không bị đe dọa bởi những nguy cơ do bệnh uốn ván khi sinh đẻ
trong điều kiện kém vệ sinh [31].
1.10.2. Các chế phẩm của vắc xin uốn ván:

Vắc xin uốn ván bảo vệ cơ thể chống lại bệnh uốn ván, có dạng dung
dịch đóng trong lọ thủy tinh, ngoài ra còn được đóng sẵn trong bơn kim tiêm
tự khóa.
- Vắc xin uốn ván có tác dụng phòng bệnh uốn ván và bệnh uốn ván sơ sinh.
- Vắc xin DPT (Bạch cầu-Ho gà-Uốn ván) phòng các bệnh Bạch hầu, Ho gà,
Uốn ván.
- Vắc xin DT ( Bach cầu, Uốn ván) phòng các bệnh Bạch hầu, Uốn ván do
loại vắc xin này có chứa giải độc tố Bạch hầu ở mức cao nên nó không được
tiêm cho trẻ trên 6 tuổi và người lớn.
- Vắc xin Td ( Uốn ván, Bạch hầu cho người lớn) củng giống như vắc xin DT
nhưng thành phần Bạch hầu thấp hơn. Loại vắc xin này dùng cho cả trẻ trên 6
tuổi và người lớn, kể cả phụ nữ đang mang thai.
- Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT), phòng duy nhất bệnh uốn ván. Vắc xin này
dung cho PNMT và PNTSĐ.
1.10.2 Chỉ định và hiệu quả vắc xin uốn ván:
Tất cả mọi người đều có thể phòng ngừa được bệnh uốn ván bằng cách
tiêm vắc xin phòng uốn ván, trong đó có vắc xin phòng uốn ván cho PNMT
(TT). Đây là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và rẻ tiền nhất.

10
- Phụ nữ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi): Sau 5 mũi tiêm sẻ có kháng thể phòng
bệnh uốn ván trong suốt thời kỳ sinh đẻ, hiệu lực bảo vệ đạt từ 98-100%
[4].[25],[33], cụ thể ở bảng sau:

Liều
Thời gian tiêm
Thời gian bảo vệ
Hiệu lực bảo vệ
UV1
Càng sớm càng tốt

Không có tác dụng

UV2
Ít nhất 4 tuần sau UV1
3 năm
80 – 90%
UV3
Ít nhất 6 tuần sau UV2
5 năm
95 – 98%
UV4
Ít nhất 1 năm sau UV3
10 năm

UV5
Ít nhất 1 năm sau UV4
Suốt thời kỳ sinh đẻ
98 – 100%

- Phụ nữ mang thai: Nếu có thai lần đầu, chỉ cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng
uốn ván (Mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt khi có thai, mũi thứ 2 tiêm sau
mũi thứ nhất ít nhất 4 tuần và trước ngày sinh ít nhất 2 tuần). Nếu lần có thai
tiếp theo cách lần trước dưới 5 năm (với điều kiện lần mang thai trước đã
được tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ) thì chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin nhắc
lại là đủ, nếu đã quá lần mang thai trước 5 năm thì cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin
phòng uốn ván như lần mang thai đầu tiên [4].
1.10.3. Kỷ thuật tiêm chủng:
Tiêm chủng được SALK định nghĩa như sau: “Tiêm chủng là nghiên
cứu và ứng dụng miễn dịch học vào công tác phòng chống các bệnh truyền
nhiểm bằng vắc xin” [20].

Đối với vắc xin TT: Tiêm bắp sâu [8].
1.11. QUẢN LÝ DÂY CHUYỀN LẠNH VÀ VẮC XIN:
Tất cả các loại vắc xin phải được bảo quản trong suốt thời gian từ nơi
sản xuất đến khi tiêm và uống.

11
Trang thiết bị và nhân lực bảo quản vắc xin gọi là dây chuyền lạnh
(DCL). Hệ thống DCL quan trọng và rất cần thiết vì vắc xin rất nhạy cảm với
nhiệt độ. DCL gồm 3 yếu tố: Trang thiết bị, con người và các thao tác khi sử
dụng.
So với các loại vắc xin, thì vắc xin uốn ván ít nhạy cảm với nhiệt độ
nhất, trong lúc đó vắc xin bại liệt lại nhạy cảm nhất, nếu vắc xin được bảo
quản ở nhiệt độ quy định (2-8
0
C) thì sẻ giữ được chất lượng trong thời gian
dài. Vắc xin uốn ván không được để đóng băng, nếu bị đóng băng thì phải
hủy bỏ.
1.11.1. Hệ thống dây chuyền lạnh:
Dây chuyền lạnh gồm hàng loạt các khâu vận chuyển nối tiếp nhau kèm
theo cách làm lạnh thích hợp nhằm bảo quản, duy trì chất lượng vắc xin.
Nguy cơ DCL mất tác dụng sẻ tăng lên vì vắc xin phải vận chuyển theo DCL
từ nơi sản xuất đến tận nơi các bà mẹ và trẻ em được tiêm và uống.
Dù có tổ chức tiêm chủng ở địa điểm nào đi chăng nữa thì cán bộ Y tế
vẫn là người trực tiếp tiêm phòng. Do vậy, ý thức và trách nhiệm đối với việc
bảo vệ chất lượng vắc xin là rất cần thiết.
1.11.2. Nhận vắc xin:
Hiện nay trên khắp cả nước, hệ thống YHDP tổ chức tiêm chủng đều
phải lấy vắc xin từ trung tâm bảo quản vắc xin Huyện, Thành phố hoặc có thể
nhận từ kho vắc xin của tỉnh nếu tổ chức tiêm chủng theo chiến dịch, Dù nhận
bằng hình thức nào thì củng phải trang bị đầy đủ phương tiện máy móc để

đảm bảo DCL
Vắc xin TT cùng dung môi phải được bảo quản ở ngăn mát của tủ
lạnh(2 – 8
0
C), không bỏ ở ngăn cánh tủ.



12
1.12. VÀI NÉT VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Phường Hương Long Thành phố Huế, nằm cách Trung tâm Thành phố
Huế 6 km về phía Tây, với tổng diện tích 720ha. Phường gồm 1850 hộ gia
đình, với 9850 nhân khẩu. Tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi)
là 2655 người, trong đó số phụ nữ đã có chồng là 1586 người[33].
- Phía Tây giáp với xã Hương Hồ, Hương An huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Phía Bắc giáp với phường Hương Sơ – Thành phố Huế.
- Phía Đông giáp với phường Kim Long – Thành phố Huế.
- Phía Nam giáp với sông Hương và phường Thủy Biều – Thành phố Huế.
Năm 1995, cán bộ và nhân dân phường Hương Long được Nhà nước
phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Trạm y tế phường Hương Long nằm trên địa bàn Tổ 14, Khu vực 2
phường Hương Long Thành phố Huế, với diện tích 500m
2
. Năm 2008, Trạm
được công nhận là trạm Y tế chuẩn quốc gia, theo quyết định số 962/QĐ-
UBND ký ngày 21 tháng 4 năm 2008. Là đơn vị chịu trách nhiệm về công tác
tiêm chủng trên địa bàn phường, trong đó có tiêm vắc xin phòng uốn ván cho
phụ nữ mang thai.











13
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu tình trạng tiêm
vắc xin phòng uốn ván khi mang thai trên hai đối tượng:
- Bà mẹ đang mang thai.
- Bà mẹ đã sinh con (con dưới 1 tuổi). Số bà mẹ này được đánh giá tình trạng
tiêm vắc xin phòng uốn ván thông qua việc tiêm vắc xin phòng uốn ván trong
lần mang thai đứa con này.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp điều tra mô tả cắt ngang,
có phân tích, tiến hành vào tháng 12 năm 2011.
- Thu thập thông tin dựa vào:
+ Biểu mẫu thu thập số liệu sẵn có tại tram Y Tế phường.
+ Biểu mẫu thiết kế sẵn để phỏng vấn các bà mẹ.
- Thông tin được thu thập qua:
+ Phương pháp trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ bằng bộ câu hỏi thiết

kế sẵn, với nội dung câu hỏi sát, rõ ràng và cụ thể, có thái độ tôn trọng, thân
thiện và chú ý lắng nghe ý kiến của người dân.
+ Phương pháp gián tiếp: Thông qua sổ sách thống kê báo cáo của trạm Y Tế
phường Hương Long thành phố Huế.




14
2.2.2.Phƣơng pháp chọn mẫu:
2.2.2.1.Cách chọn mẫu:
Chọn tất cả các bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại thời
điểm điều tra của phường Hương Long thành phố Huế.
2.2.2.2. Quy trình chọn mẫu:
Lập khung mẫu: Là bản danh sách gồm 256 bà mẹ mang thai và bà mẹ
có con dưới 1 tuổi của phường Hương Long thành phố Huế.
Trong khung mẫu có một số đối tượng vắng mặt khi chúng tôi điều tra,
do vậy nghiên cứu điều tra được 240 bà mẹ, trong đó có 107 bà mẹ mang thai
và 133 bà mẹ có con dưới 1 tuổi.
2.3.CÁC CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU:
2.3.1. Đặc điểm dân số học của các bà mẹ:
- Tuổi của các bà mẹ được chia thành các nhóm:
+ 18 – 29 tuổi
+ 30 – 43 tuổi
- Nghề nghiệp chính của các bà mẹ được phân theo:
+ CBVC.
+ Buôn bán.
+ Làm ruộng.
- Trình độ học vấn của các bà mẹ được phân theo:
+ Tiểu học.

+ THCS.
+ THPT.
+ Trên THPT (Trung cấp, Cao đảng, Đại học).
- Mức thu nhập bình quân/người/tháng, sau đó được phân theo:
+ Từ 1000.000vnđ/người/tháng trở lên.
+ Dưới 1000.000vnđ/người/tháng.

15
2.3.2. Đặc điểm về sức khoẻ sinh sản:
- Số con hiện có của các bà mẹ.
+ ≤ 2 con
+ > 2 con
- Số lần mang thai của các bà mẹ.
+ Mang thai lần đầu.
+ Mang thai lần hai.
+ Mang thai > 2 lần.
- Tuổi thai của các bà mẹ.
+ 3 tháng đầu.
+ 3 tháng giữa.
+ 3 tháng cuối.
+ Đã sinh con (Con dưới 1 tuổi).
2.3.3. Kiến thức của bà mẹ về tiêm vắc xin phòng uốn ván:
- Hiểu biết về sự cần thiết và vai trò của tiêm vắc xin phòng uốn ván.
- Nguồn thông tin có được về tiêm vắc xin phòng uốn ván.
2.3.4. Thực trạng các bà mẹ tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai:
- Tỷ lệ bà mẹ được tiêm vắc xin phòng uốn ván (Theo mũi tiêm) tại trạm Y
Tế phường và cơ sở Y Tế khác khi mang thai.
- Thời điểm tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai.
- Tỷ lệ các bà mẹ được tiêm đủ, tiêm thiếu, không tiêm vắc xin phòng uốn ván
khi mang thai.

2.3.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván
khi mang thai:
Nghiên cứu mong muốn tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tình
hình tiêm vắc xin phòng uốn ván cho PNMT, gồm có các yếu tố:

16
- Mối liên quan giữa tiêm vắc xin phòng uốn ván và đặc điểm dân số học của
các bà mẹ được điều tra.
- Mối liên quan giữa tiêm vắc xin phòng uốn ván và sự hiểu biết về tiêm vắc
xin phòng uốn ván của các bà mẹ được điều t ra.
2.4. THU THẬP SỐ LIỆU:
Những đơn vị, cá nhân cần phải phối hợp để tiến hành lập kế hoạch và
điều tra:
+ Phòng Đào tạo Đại học - Trường ĐHYD Huế.
+ Giáo viên hướng dẫn làm luận văn.
+ Trung tâm YTDP tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Trung tâm YTDP thành phố Huế.
+ UBND phường Hương Long thành phố Huế.
+ Trạm Y Tế phường Hương Long thành phố Huế.
2.4.1. Công tác chuẩn bị:
- Phương pháp chọn hộ điều tra: Điều tra tất cả các hộ gia đình có bà mẹ
mang thai và bà mẹ có con dưới 1 tuổi.
- Hướng dẫn mẫu điều tra cho bà mẹ mang thai và bà mẹ có con < 1 tuổi.
- Đối tượng được điều tra: Tất cả các bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 1
tuổi (tháng 12 năm 2011).
- Sắp xếp, bố trí thời gian tiến hành điều tra (Theo lịch nhà trường ).
2.4.2. Tiến hành điều tra:
Điều tra 240 bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại phường
Hương Long thành phố Huế vào tháng 12 năm 2011.






17
2.4.3. Đánh giá kết quả:
2.4.3.1.Đánh giá bà mẹ có đƣợc tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ khi
mang thai không:
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã được tiêm đầy đủ 5 mũi vắc xin phòng uốn
ván đúng lịch thì đánh giá đã tiêm đầy đủ.
- Nếu bà mẹ mang thai lần đầu được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván,
(Mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt khi mang thai, mũi 2 tiêm cách mũi 1 ít nhất 4
tuần và trước khi sinh ít nhất 2 tuần) được đánh giá tiêm đầy đủ.
- Nếu bà mẹ mang thai lần sau mà lần mang thai này cách lần mang thai trước
dưới 5 năm và lần mang thai trước đã được tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn
ván. Lần mang thai này đã được tiêm thêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván được
đánh giá tiêm đầy đủ .
- Nếu bà mẹ mang thai lần sau mà lần mang thai này cách lần mang thai trước
trên 5 năm thì lần mang thai này phải được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván
giống như với lần mang thai đầu tiên, được đánh giá tiêm đầy đủ .
- Nếu bà mẹ mang thai không tuân thủ lịch tiêm vắc xin phòng uốn ván như
trên thì xem như chưa được tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ (tiêm thiếu)
và tiêm không đúng lịch.
2.4.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá mức hiểu biết và xác định tỷ lệ tiêm vắc xin
phòng uốn ván không đầy đủ của nghiên cứu:
- Mức hiểu biết: Để đánh giá sự hiểu biết của bà mẹ về tiêm vắc xin phòng
uốn ván, nghiên cứu thống nhất, bà mẹ có hiểu biết tốt về vấn đề này chiếm từ
70% trở lên (≥ 3 câu trả lời đúng) thì được đánh giá có hiểu biết tốt, số còn lại
là hiểu biết không tốt.
- Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván không đầy đủ: Tại thời điểm điều tra có

thể có một số bà mẹ chỉ mới tiêm được 1 mũi hoặc chưa được tiêm mũi nào
(do tuổi thai còn nhỏ), nên chúng tôi quy ước như sau:

18
+ Với bà mẹ mang thai lần đầu, nếu trong 3 tháng cuối của thai kỳ mà chưa
tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.
+ Với bà mẹ đã có ≥ 1 con (Con nhỏ nhất dưới 5 tuổi) mà trước đó đã tiêm
vắc xin phòng uốn ván đầy đủ, nếu trong lần mang thai này chưa được tiêm
thêm mũi nào vắc xin phòng uốn ván.
+ Với bà mẹ có con < 1 tuổi, nếu khi mang thai đứa con này không được tiêm
vắc xin phòng uốn ván đầy đủ.
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU:
Sử dụng phần mềm Excel, test 
2
hiệu chỉnh của Yale và ngưỡng p = 0,05
2.6. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu được tiến hành trong một đợt, tháng 12 năm 2011.
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU:
Điều tra, phỏng vấn không gây tổn hại đến sức khỏe cho các bà mẹ ,
các bà mẹ có quyền đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc không đồng ý mà
không cần phải giải thích.
Mọi thông tin cá nhân đều được giử bí mật.













19
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số học
Đặc điểm
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Tuổi
18 – 29
30 – 43
138
102
57,5
42,5
Học vấn
Tiểu học
THCS
THPT
> THPT
7
24
166
43

2,9
10
69,2
17,9
Nghề nghiệp
CBVC
Buôn bán
Làm ruộng
43
87
110
17,9
36,3
45,8
Mức thu nhập
(Vnđ)
≥1.000.000
<1.000.000
110
130
45,8
54,2

Nhận xét: Từ bảng 3.1 thấy
- Độ tuổi dưới 30 chiếm phần lớn (57,5%).
- Đa số các bà mẹ có trình độ học vấn là THPT chiếm 69,2%.
- Nghề nghiệp là CBVC chiếm tỷ lệ 17,9%, buôn bán chiếm 36,3% và
làm ruộng chiếm tỷ lệ nhiều nhất (45,8%).
- Số bà mẹ sống trong hộ gia đình có mức thu nhập bình quân
≥1.000.000vnđ /người/tháng chiếm tỷ lệ 45,8%.


×