Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

sáng kiến kinh nghiệm khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.81 KB, 23 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
MỤC LỤC
Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài……………………………………… ……………….2
II. Mục đích nghiên cứu……………………………………………… … 3
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu………………………………………3
IV. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….………3
V. Nhiệm vụ nghiên cứu… …………………………………….…………3
Nội dung
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn…………………………………………………4
I.1. Cơ sở lí luận…………………………………….………………… … 4
I.1.1. Văn nghị luận…………………………………………………… ….4
I.1.2. Giá trị thẩm mĩ trong văn bản văn học và văn bản nghị luận…… …4
I.2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………….…6
I.2.1. Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12……… 6
I.2.2. Mục đích của việc hướng dẫn khai thác giá trị thẩm mĩ
trong dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận…………… …… ……… ….7
I.2.3. Thực trạng của việc dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận
trong nhà trường phổ thông…………………………………………………7
II. Một số kinh nghiệm khai thác giá trị thẩm mĩ khi dạy bài
đọc – hiểu văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12….……… …
8
II.1. Khai thác giá trị thẩm mĩ của văn bản nghị luận qua tư tưởng
và tình cảm….…………………………………………………….……… 8
II.2. Khai thác giá trị thẩm mĩ qua nghệ thuật lập luận……………………11
II.3. Khai thác giá trị thẩm mĩ qua hệ thống ngôn ngữ……………………13
II.4. Khai thác giá trị thẩm mĩ qua các phương tiện và
biện pháp tu từ từ ngữ, cú pháp……………………………………… …14
Kết luận
I. Hiệu quả của đề tài………………………………………… ………… 18
II. Bài học kinh nghiệm………………………………………… ……… 18


III. Một số kiến nghị ………………………….………………….……….19
Tài liệu tham khảo………………………………………………… …… 21
Phạm Thị Bích Thủy -1-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
Đề tài:
KHAI THÁC GIÁ TRỊ THẨM MĨ TRONG DẠY HỌC
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN LỚP 12
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình ngữ văn THPT, bên cạnh các tác phẩm văn học
thuộc thể loại thơ, truyện, kịch, còn có một số văn bản nghị luận. Việc đưa
những văn bản nghị luận này vào giảng dạy trong chương trình không chỉ
nhằm mở rộng cho học sinh những kiến thức đa dạng về đời sống, về thể
loại văn học, mà còn giúp xây dựng cho học sinh thái độ đúng đắn, quan
điểm tiến bộ, hình thành những phẩm chất cao đẹp, rèn luyện những kĩ năng
cần thiết cho các em về sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, lập luận, năng lực ứng
xử trước những vấn đề trong đời sống.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng việc giảng dạy và tiếp nhận các tác
phẩm thuộc thể loại này chưa được chú ý đúng mức, giáo viên còn gặp
không ít khó khăn trong việc tạo sức hấp dẫn cho giờ dạy. Trong chương
trình, số tác phẩm nghị luận hiện đại được đưa vào giảng văn rất ít so với
văn hình tượng (như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ ca…). Việc giảng văn đọc
– hiểu tác phẩm văn nghị luận cũng còn phiến diện. Phần lớn giáo viên
thường chỉ chú ý đến nội dung, hướng dẫn học sinh khai thác tư tưởng yêu
nước, yêu chính nghĩa, niềm tự hào dân tộc… mà chưa chú ý đến vẻ đẹp
thẩm mĩ của những áng văn chính luận đó. Nói đúng hơn là chưa xuất phát
từ đặc trưng của văn nghị luận, từ các hình thức nghệ thuật để chỉ ra vẻ đẹp
của nội dung tư tưởng. Vì đó không chỉ là những áng văn nghị luận mẫu
mực mà còn là tác phẩm nghệ thuật đích thực.

Làm thế nào để giúp các em không chỉ lĩnh hội được những tri thức
hàm chứa trong văn bản mà còn có sự rung cảm trước vẻ đẹp văn chương
Phạm Thị Bích Thủy -2-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
của tác phẩm nghị luận? Đó quả là một vấn đề mà không ít giáo viên trăn
trở. Bởi vậy, xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề và tình hình thực tiễn,
người viết chọn đề tài Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc - hiểu
văn bản nghị luận lớp 12, nhằm góp thêm một vài kinh nghiệm trao đổi với
đồng nghiệp để cùng nâng cao hiệu quả của việc dạy văn.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này có mục đích làm rõ thực trạng dạy đọc hiểu văn bản nghị
luận ở chương trình Ngữ văn 12. Từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất
hướng nâng cao, mở rộng chất lượng dạy học thể loại văn bản này.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Văn bản nghị luận lớp 12 (cả chương trình Cơ
bản và Nâng cao)
- Đối tượng nghiên cứu: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc
– hiểu văn bản nghị luận lớp 12.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phân tích, tổng kết, so sánh qua các bài dạy.
- Khảo sát kết quả học tập của học sinh.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc dạy học văn bản
nghị luận trong bộ môn Ngữ văn ở trường THPT.
- Phân tích được thực trạng việc dạy học văn bản nghị luận ở
trường phổ thông hiện nay.
- Một số kinh nghiệm trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận
khối 12 ở trường THPT Gia Hội.

Phạm Thị Bích Thủy -3-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn
I.1. Cơ sở lý luận
I.1.1. Văn nghị luận
Văn nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán,
chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó thuộc nhiều lĩnh vực đời sống
khác nhau: chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức…Vấn đề
đặt ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng rõ. Người viết bàn về đúng,
sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người đọc, người
nghe nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin,
hành động theo những điều mà mình đề xuất.
Xét trên phương diện nội dung, văn nghị luận được chia thành hai
loại thể: văn chính luận (luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học,
đạo đức), và văn phê bình văn học (luận bàn về các vấn đề văn học nghệ
thuật). Văn nghị luận thời trung đại thể hiện ở các bài cáo, chiếu, hịch, bình
sử, điều trần, luận… (như Đại cáo bình Ngô, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ,
Xin lập khoa luật…). Văn nghị luận hiện đại thể hiện ở các lời kêu gọi, bài
bình luận, xã luận, tranh luận… rất đa dạng (như Tuyên ngôn độc lập, Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Một thời đại trong thi ca, Mấy ý nghĩ về
thơ…).
Văn nghị luận có những đặc điểm cơ bản như sau: Văn nghị luận
mang tính thuyết lí, biện luận, trực tiếp trình bày tư tưởng, quan điểm của
người viết; văn nghị luận không chỉ có tư tưởng đúng đắn, sâu sắc mà còn
có những tình cảm lớn, bồi dưỡng cho con người những tình cảm sâu sắc,
đúng đắn về thời đại, dân tộc, nhân loại; văn nghị luận đòi hỏi tính mạch
lạc, chặt chẽ của lập luận, sự xác đáng của luận cứ, sự chính xác, thuyết
phục của lời văn và lí lẽ.

Phạm Thị Bích Thủy -4-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
I.1.2. Giá trị thẩm mĩ trong văn bản văn học và văn bản nghị luận
Giá trị thẩm mĩ của văn học là vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc
đời do văn học tạo nên. Đó là những bức tranh, những hình tượng sống
động, độc đáo, giàu ý nghĩa, có sức lôi cuốn và lay động tâm hồn con người
(vẻ đẹp trong thiên nhiên, cảnh vật, vẻ đẹp của con người từ những cảnh
đời khác nhau trong đời sống hàng ngày, trong chiến trận…). Cái đẹp trong
văn học không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức. Hình thức đẹp là
những thủ pháp làm cho hình tượng văn học trở nên sinh động, hấp dẫn,
nghệ thuật kết cấu tác phẩm một cách hợp lí, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
một cách điêu luyện… Sự thể nghiệm thẩm mĩ trong nghệ thuật là một hoạt
động giải trí cao quý của tâm hồn. Văn học giúp con người thêm yêu mến
cuộc sống, thêm khao khát hướng tới những cái đẹp, cái cao cả…
Là một thể loại đặc biệt của văn học, vẻ đẹp của văn nghị luận không
phải ở bức tranh đời sống, không phải ở những hình tượng nghệ thuật độc
đáo được sáng tạo bằng hư cấu, liên tưởng. Giá trị thẩm mĩ của văn nghị
luận được bộc lộ ở sự sâu sắc của tư tưởng, sự mãnh liệt của tình cảm, tính
mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sức thuyết phục của nghị luận.
Vì thế, khi dạy đọc hiểu văn bản nghị luận, giáo viên phải nắm chắc
và định hướng cho học sinh thấy được những đặc trưng này của thể loại để
chú ý khai thác. Đó là giúp học sinh cảm nhận được những giá trị thẩm mĩ –
vẻ đẹp mĩ cảm của văn bản nghị luận. Qua một giờ đọc văn, học sinh không
chỉ khám phá được các giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm mà còn
cảm thụ được vẻ đẹp của một tác phẩm văn học được cất lên từ tâm hồn,
trái tim người nghệ sĩ. Để làm được điều đó, người giáo viên còn cần phải
có một vốn hiểu biết phong phú về những yếu tố làm nên giá trị thẩm mĩ
của văn bản nghị luận. Hơn thế nữa phải thực sự đồng cảm, thâm nhập vào
tác phẩm để cùng với học sinh có những rung động thẩm mĩ trước những vẻ

đẹp của văn bản.
Phạm Thị Bích Thủy -5-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
I.2. Cơ sở thực tiễn
I.2.1. Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12
Bảng hệ thống các tác phẩm văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12
Chương
trình
Loại thể Tên văn bản Tác giả Ghi chú
CT
Cơ bản
Chính
luận
Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh Đọc - hiểu
Phê bình
văn học
Nguyễn Đình Chiểu –
ngôi sao sáng trong văn
nghệ của dân tộc
Phạm Văn Đồng Đọc – hiểu
Mấy ý nghĩ về thơ Nguyễn Đình Thi
Đọc thêm
Đô-xtôi-ép-xki X.Xvai-gơ
Đọc thêm
CT
Nâng cao
Chính
luận
Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh Đọc - hiểu

Phê bình
văn học
Nguyễn Đình Chiểu –
ngôi sao sáng trong văn
nghệ của dân tộc
Phạm Văn Đồng Đọc – hiểu
Mấy ý nghĩ về thơ Nguyễn Đình Thi
Đọc thêm
Đô-xtôi-ép-xki X.Xvai-gơ
Đọc thêm
Thương tiếc nhà văn
Nguyên Hồng
Nguyễn Đăng Mạnh
Đọc thêm
Nhận xét: Những văn bản nghị luận được học trong chương trình 12 đều là
tác phẩm nghị luận hiện đại. Chỉ có hai tác phẩm được PPCT bố trí dạy
trong hai tiết (Tuyên ngôn độc lập, Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng
trong văn nghệ của dân tộc), hai tác phẩm còn lại (Mấy ý nghĩ về thơ, Đô-
Phạm Thị Bích Thủy -6-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
xtôi-ép-xki ) là bài đọc thêm. Chương trình Nâng cao có thêm bài đọc thêm
Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng.
I.2.2. Mục đích của việc hướng dẫn khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy
học đọc hiểu văn bản nghị luận
Với tác phẩm văn học nói chung và với văn bản nghị luận nói riêng,
giá trị thẩm mĩ là đặc trưng cơ bản, làm nên sức cuốn hút và rung cảm đặc
biệt đối với độc giả. Khai thác những biểu hiện này trong đọc hiểu văn bản
nghị luận sẽ giúp học sinh phám phá những vẻ đẹp của tác phẩm cả về tư
tưởng, tình cảm và nghệ thuật lập luận, nghệ thuật ngôn từ. Để từ đó cuốn

hút học sinh vào bài học, giúp các em thích thú, đam mê hơn trong việc tìm
hiểu những văn bản thuộc thể loại này. Không những vậy, còn khơi gợi ở
các em những xúc cảm thẩm mĩ từ tác phẩm.
Hướng đến giá trị thẩm mĩ của văn bản nghị luận không chỉ có ý
nghĩa bồi đắp tư tưởng, tình cảm cho các em mà còn nhằm bồi dưỡng cho
học sinh kĩ năng tư duy một cách khoa học, biện chứng.
I.2.3. Thực trạng của việc dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận trong
nhà trường phổ thông
Phần lớn các giờ dạy đọc – hiểu văn bản nghị luận trong nhà trường
phổ thông còn ít chú trọng về việc hướng dẫn học sinh khai thác giá trị
thẩm mĩ trong tác phẩm nghị luận. Thiếu chất văn, nên những giờ học văn
bản nghị luận đối với học sinh thường nặng nề, khô cứng và thiếu hứng thú,
hấp dẫn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Trước hết là do đặc
trưng của thể loại. Văn nghị luận là lối văn thiên về trình bày các ý kiến, lí
lẽ, với các thao tác lập luận chủ yếu như giải thích, phân tích, chứng minh,
bác bỏ, so sánh… Văn nghị luận là kết quả của tư duy logic nhằm tác động
vào lí trí, nhận thức của người đọc. Cho nên giáo viên khi hướng dẫn học
Phạm Thị Bích Thủy -7-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
sinh tìm hiểu văn bản nghị luận thường sa vào lối mòn khai thác những luận
đề, luận điểm và cách thức lập luận của văn bản, dẫn đến giờ học gần với
một tiết học làm văn.
Văn bản nghị luận được chọn học trong chương trình phổ thông là
sản phẩm tư duy của các tác giả có tầm văn hóa lớn, vì thế lượng kiến thức
hàm chứa trong văn bản rất lớn. Khi giảng dạy văn bản, giáo viên thường
hay ôm đồm kiến thức, nên tập trung vào việc khai thác mặt này của văn
bản mà bỏ rơi phần khám phá vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm.
II. Một số kinh nghiệm khai thác giá trị thẩm mĩ khi dạy bài đọc – hiểu

văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 12
II.1. Khai thác giá trị thẩm mĩ của văn bản nghị luận qua tư tưởng và
tình cảm
II.1.1. Vẻ đẹp của tư tưởng
Như đã nói ở trên, sức mạnh của văn nghị luận trước hết là ở sự sâu
sắc của tư tưởng, tình cảm. Viết văn nghị luận là nhằm bày tỏ một cách trực
tiếp tư tưởng, quan điểm của người viết về vấn đề thông qua một hệ thống
lập luận chặt chẽ. Tuy nhiên, với tất cả nhiệt tình bảo vệ chân lí mà mình
theo đuổi, lí trí, lí lẽ ở đây đã đạt đến độ nhuần nhuyễn, chín muồi, gắn bó
chặt chẽ và chuyển hóa thành tình cảm.
Ví dụ:
+ Về mặt tư tưởng, có thể khẳng định Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm kết
tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập,
tự do. Cần gợi dẫn để học sinh thấy rằng, cả hai phẩm chất này của tác
phẩm là đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong
những trào lưu tư tưởng cao đẹp, vừa mang tầm quốc tế, vừa mang ý nghĩa
nhân đạo của nhân loại thế kỉ XX.
Phạm Thị Bích Thủy -8-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
Khi phân tích Tuyên ngôn độc lập, nên cho học sinh so sánh với
những bản “tuyên ngôn độc lập” trước đó để thấy Hồ Chí Minh đã kế thừa
và có những sáng tạo gì về mặt tư tưởng. (Chẳng hạn: Bình Ngô đại cáo
khẳng định nền độc lập qua văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập
quán, lịch sử…; thì Tuyên ngôn độc lập viết trong thời đại mới nên khẳng
định nền độc lập xuất phát từ quyền của mỗi cá nhân, của dân tộc; So sánh
với hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ để thấy Bác có những quan điểm
tiến bộ và sâu sắc, từ quyền con người Bác nâng lên thành quyền dân tộc…)
+ Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc
thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc, mới mẻ của Phạm Văn

Đồng về con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Người viết khẳng định,
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn, vì thơ văn của ông đã ghi lại được
một chặng đường lịch sử “khổ nhục nhưng vĩ đại”, vì thơ văn của ông đã
trở thành vũ khí chiến đấu vì nước vì dân, vì Nguyễn Đình Chiểu đã mang
nghệ thuật về gần với những con người bình dị. Qua cuộc đời và sự nghiệp
của nhà thơ mù đất Đồng Nai, Phạm Văn Đồng đã liên hệ sâu sắc với thời
đại, với lí tưởng tiến bộ nhất lúc bấy giờ - đấu tranh để bảo vệ nền độc lập
tự do của dân tộc, và với trách nhiệm cao quý của một người cầm bút trước
vận mệnh của nhân dân và đất nước.
Có thể thấy, các áng văn nghị luận tiêu biểu thường nêu các vấn đề
mới mẻ, độc đáo, thể hiện những tư tưởng, lí tưởng cao đẹp của con người.
Đó có thể là những tư tưởng chính nghĩa, quan điểm nhân văn, lập trường
cách mạng, quan điểm nghệ thuật… Các tư tưởng ấy bộc lộ sự sâu sắc của
lí trí, sự phóng khoáng của tâm hồn, sự kiên định của niềm tin. Vì thế, khi
dạy văn bản nghị luận, cần hướng dẫn học sinh nắm bắt được các tư tưởng
lớn và cách suy nghĩ của người viết. Bởi, vẻ đẹp trí tuệ của văn nghị luận
không chỉ hình thành lí tưởng tiến bộ mà còn giúp cho tư duy con người
thêm nhạy bén và sắc sảo.
Phạm Thị Bích Thủy -9-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
II.1.2. Vẻ đẹp của tình cảm
Sức hấp dẫn của văn nghị luận còn ở “mạch chìm” của những tình
cảm lớn. Vì văn nghị luận cũng nằm trong quy luật sáng tạo của văn học
nghệ thuật “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ”.
Nếu thiếu đi tình cảm thì văn nghị luận chỉ là những câu chữ vô hồn, những
luận thuyết khô khan, cứng nhắc, dù lí lẽ có hay đến mấy cũng khó chạm
được vào trái tim của con người.
Khi dạy văn bản nghị luận không thể không hướng dẫn học sinh
phân tích những sắc thái tình cảm của tác giả thể hiện trong văn bản. Bởi nó

là một phương diện nội dung quan trọng của văn bản, đồng thời, phải chỉ
cho học sinh thấy nếu thiếu đi tình cảm, nhiệt huyết của người viết thì văn
nghị luận sẽ mất đi bao nhiêu sự hấp dẫn của nó. Văn nghị luận không chỉ
tác động vào lí trí mà cả tình cảm, ý chí, niềm tin của độc giả. Hơn nữa,
chính tình cảm của người viết đã tăng cường tính thuyết phục cho lập luận.
Ví dụ:
+ Với bài đọc – hiểu Tuyên ngôn độc lập, cần để học sinh đồng cảm với
cảm hứng dạt dào của người viết qua mỗi phần của văn bản: đó không chỉ
là niềm hân hoan, tự hào trước niềm vui độc lập của dân tộc, mà còn là
niềm căm phẫn tột cùng trước tội ác của kẻ thù, là niềm đau xót vô hạn
trước sự điêu linh của dân chúng, đồng thời còn là ý chí, quyết tâm kiên
quyết bảo vệ nền độc lập của dân tộc vừa giành lại được… Tất cả những
biểu hiện đó đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Trong Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng, cảm hứng của người viết
không chỉ là bày tỏ tình cảm tiếc thương mà nổi bật là cảm hứng ngợi ca,
trân trọng đối với một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.
Phạm Thị Bích Thủy -10-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
+ Từ văn bản Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân
tộc, cần thấy được tâm huyết của người cầm bút - một con người luôn gắn
bó với Tổ quốc, nhân dân, luôn trân trọng những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc.
Cảm nhận được vẻ đẹp của tình cảm trong văn nghị luận cũng đồng
nghĩa với việc các em được đắm mình trong “suối nguồn” của tình yêu chân
lí, yêu đất nước, yêu nhân dân, yêu con người… Những xúc cảm thẩm mĩ
đó sẽ nuôi dưỡng và bồi đắp cho các em những tình cảm sâu sắc, đúng đắn
về thời đại, dân tộc, nhân loại. Vì thế, trong một giờ đọc – hiểu văn bản
nghị luận, nếu các em chưa cảm nhận được những lời tâm huyết, những

nhịp đập trái tim của người cầm bút thì sẽ thiếu sót biết bao nhiêu!
II.2. Khai thác giá trị thẩm mĩ qua nghệ thuật lập luận
Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính lập luận chặt chẽ. Văn
nghị luận không dùng hư cấu, không dựa vào trí tưởng tượng mà dựa vào tư
duy lô gích nhằm trình bày tư tưởng, quan điểm của người viết. Nếu chất
liệu của văn chương thẩm mĩ là những chi tiết để xây cất nên những hình
tượng nghệ thuật, thì trong văn nghị luận đó là hệ thống luận điểm, luận
chứng, luận cứ. Khi dạy học văn bản nghị luận, nhất thiết phải hướng dẫn
học sinh nắm rõ đặc trưng và cảm nhận được vẻ đẹp của thể loại ở phương
diện này.
Ví dụ:
- Một bài văn nghị luận muốn có sức thuyết phục cao, tác động mạnh mẽ
đến người đọc, thì người viết phải đưa ra những lập luận và các bằng chứng
tiêu biểu, xác đáng. Lí lẽ và lập luận giúp người đọc hiểu, còn bằng chứng
làm người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Chẳng hạn: Để bác bỏ
những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp nhằm chuẩn bị thôn tính nước
ta, trong Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một cuộc tranh
Phạm Thị Bích Thủy -11-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
luận ngầm với những lí lẽ xác đáng, bằng chứng xác thực không thể chối
cãi: Thực dân Pháp kể công “khai hóa”, thì bản Tuyên ngôn tố cáo tội ác
của chúng (lập nhà tù nhiều hơn trường học, thi hành chính sách ngu dân,
làm suy nhược nòi giống, gây ra nạn đói khủng khiếp giết hơn hai triệu
đồng bào…). Pháp kể công “bảo hộ”, thì bản Tuyên ngôn lên án chúng
trong năm năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Pháp khẳng định Đông
Dương là thuộc địa của chúng, thì bản Tuyên ngôn nêu rõ, Đông Dương đã
trở thành thuộc địa của Nhật và nhân dân ta đã đứng lên giành lại quyền độc
lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp… Tính chiến đấu của văn học
nghệ thuật, vẻ đẹp của trí tuệ được biểu hiện trong cách lập luận như thế;

Trong đoạn trích Mấy ý nghĩ về thơ, nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi cũng
bộc lộ rõ trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng… Mở đầu bài viết, tác
gỉa đã dùng cách lập luận phủ nhận (một số quan niệm có phần phiến diện
về thơ) để khẳng định (đặc trưng bản chất của thơ là biểu hiện tâm hồn con
người), từ đó triển khai các ý cụ thể hơn, xoáy sâu vào vấn đề chính. Những
yếu tố đặc trưng khác của thơ như hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc… cũng
được tác giả bàn bạc một cách thấu đáo, lĩ lẽ gắn với dẫn chứng.
- Cách lập luận và lí lẽ của bài văn nghị luận muốn chặt chẽ, phải xuất phát
từ một chân lí hiển nhiên hoặc một ý kiến đã được nhiều người thừa nhận.
Ví dụ: Bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn lời
văn của hai bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của Pháp vì mục đích ấy. Lời văn được trích dẫn là
những danh ngôn, những chân lí lớn của nhân loại, không ai có thể bác bỏ
được. Đó cũng là tư tưởng của chính tổ tiên người Pháp, người Mĩ, vì vậy
không có lí do gì mà họ lại dám phản bác lại tổ tiên mình. Việc trích dẫn
những danh ngôn của cách mạng Pháp và Mĩ để mở đầu cho bản Tuyên
ngôn độc lập là thủ pháp đánh địch “gậy ông đập lưng ông” rất đích đáng
của Hồ Chí Minh.
Phạm Thị Bích Thủy -12-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
Một bài văn nghị luận hay tất phải có lập luận chặt chẽ, sắc bén, luận
cứ xác thực. Vì thế, muốn khám phá vẻ đẹp nghệ thuật của văn nghị luận
cần phát hiện được cách nêu và luận giải vấn đề của tác giả, cách phân tích,
khẳng định hoặc cách phê phán, bác bỏ giàu sức thuyết phục của bài văn.
Đó là nhiệm vụ của thầy và trò trong mỗi giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận.
II.3. Khai thác giá trị thẩm mĩ qua hệ thống ngôn ngữ
Văn nghị luận ngoài yếu tố trình bày, diễn giải, còn ít nhiều có yếu
tố tranh luận. Bởi vậy, ngôn ngữ trong văn nghị luận không chỉ “phải dùng
từ với một sự chính xác nghiệt ngã” (M.Go-rơ-ki) mà còn phải giàu hình

ảnh và sắc thái biểu cảm.
Ví dụ:
+ Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh rất cụ thể, sinh động, gây ấn tượng mạnh
với người đọc trong Mấy ý nghĩ về thơ: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói
thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống. Tóe lên ở những nơi
giao nhau của tâm hồn với ngoại vật, trước hết là những cảm xúc”; “Mỗi
chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau tạo
thành một vùng sáng chung”… Với cách diễn đạt ấy, một vấn đề của lí luận
văn học trừu tượng, khô khan bỗng trở nên hết sức cụ thể và sinh động.
+ Trong Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng, Nguyễn Đăng Mạnh đã có
những lời văn rất giàu cảm xúc, hình ảnh, giàu chất thơ: “Văn Nguyên
Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa
quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt với con
người”; “Ngòi bút ấy đã chế tạo lấy cho mình một chất thơ độc đáo, không
phải từ mây, gió, trăng, hoa mà luyện bằng than bụi những nhà máy, những
bến tàu, bằng sỏi đá những đồi khô cỏ cháy, hòa với chất mồ hôi mặn chát
và nóng bỏng của những người lao động”…
Phạm Thị Bích Thủy -13-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
+ Viết về nỗi khốn cùng của Đô-xtôi- ép-xki trong những năm lưu vong nơi
đất khách quê người, tác giả Xvai-gơ đã miêu tả thật sinh động qua những
từ ngữ, hình ảnh cụ thể, gây ấn tượng mạnh: “Trái tim ông chỉ đập vì nước
Nga còn thân thể ông sống leo lét trong một thế giới đối với ông là xa lạ”;
“Năm mươi tuổi, nhưng ông đã chịu hàng thế kỉ dằn vặt”.
+ Tuyên ngôn độc lập là áng văn nghị luận mẫu mực với ngôn ngữ súc tích,
chính xác, giàu sức biểu cảm. Chẳng hạn: Nói về Pháp, tác giả dùng những
từ đầy sức mạnh tố cáo và mai mỉa. Như câu "Chúng tuyệt đối không cho
nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào" thì hai chữ tuyệt đối có tác dụng
nhấn mạnh, chính xác hơn ý văn. Câu "Bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu

hàng, mở cửa nước ta rước Nhật", hai chữ quỳ gối và rước đã vẽ lên tư thế
nô lệ đê hèn của Pháp, hoặc: "Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ"
được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật". Thì
chữ bảo hộ đầy châm biếm chữ bán nước ta hai lần đã vạch rõ bộ mặt xấu
xa của chúng.
Vẻ đẹp của ngôn từ là nhân tố quan trọng tạo nên chất văn, giá trị thẩm
mĩ cho văn bản nghị luận. Trong giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận, hướng
dẫn học sinh đi tìm chất văn trong hệ thống từ ngữ này không chỉ giúp các
em rung cảm trước những giá trị biểu cảm của ngôn từ, mà còn góp phần
rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ cho các em trong quá trình làm văn.
II.4. Khai thác giá trị thẩm mĩ qua các phương tiện và biện pháp tu từ
từ ngữ, cú pháp
II.4.1. Về ngữ pháp
Mỗi thể loại văn học có phong cách ngôn ngữ riêng phù hợp. Để
phục vụ cho lập luận chặt chẽ, lô gíc, văn nghị luận hay dùng loại câu
khẳng định và phủ định với nội dung thường là các phán đoán, nhận xét hay
đánh giá. Loại câu có mệnh đề chính phụ thường được sử dụng để tạo nên
Phạm Thị Bích Thủy -14-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
sự rõ ràng, mạch lạc, đanh thép, hùng hồn của lời văn. Ví dụ: “Dân tộc đó
phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập”; “Toàn thể dân tộc Việt nam
quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy”…
Văn bản nghị luận thường sử dụng kiểu câu giàu màu sắc phong
cách. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, một trong những đặc trưng cú pháp
của văn nghị luận là sự có mặt của những câu dạng nghi vấn và cảm thán.
Đặc biệt là dạng câu nghi vấn (câu hỏi tu từ) có tần số xuất hiện khá cao.
Đó là những câu văn có ý nghĩa sâu sắc, tập trung biểu hiện thái độ, tình
cảm của người viết. Chẳng hạn: Trong bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao

sáng trong văn nghệ của dân tộc, tác giả Phạm Văn Đồng đã dùng rất nhiều
câu cảm thán (12 câu). Điều đó cho thấy người cầm bút không nói về
Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông một cách vô tình. Bài văn đã được
làm nên không chỉ bằng một trí tuệ sáng suốt, sâu sắc mà còn bằng một tình
cảm đang trong trạng thái xúc động mạnh mẽ khác thường. Sự kết hợp giữa
con tim và khối óc đã khiến tác giả viết được những câu văn vào hàng hay
nhất, làm rung động lòng người nhiều nhất, trong số những câu văn đã được
viết ra để bàn về Nguyễn Đình Chiểu; Hay trong bài Thương tiếc nhà văn
Nguyên Hồng, tác giả đã sử dụng nhiều câu hỏi tu từ để đồng cảm và cũng
đầy dư ba: “Nguyên Hồng đã sống hơn sáu mươi năm, đã viết hơn bốn
mươi năm, ai biết ông đã đổ ra bao nhiêu nước mắt cho đời và cho nghệ
thuật? Bây giờ nằm dưới ba thước đất, nguồn nước mắt ấy liệu có bao giờ
khô cạn được chăng?” … Cần chú ý hướng dẫn học sinh phân tích giá trị
biểu cảm qua những yếu tố ngôn từ đó.
II.4.2. Về từ ngữ
Phạm Thị Bích Thủy -15-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
Do nhu cầu lập luận, văn nghị luận thường dùng hệ thống từ ngữ có
tính lập luận như: “thật vậy”, “tuy thế”, “bởi lẽ”, “cho nên”, “vì vậy”,
“không chỉ”, “mà còn”, “giả sử”, “nếu như”, “hễ”, “thì”, “trước hết”, “sau
cùng”, “một mặt”, “mặt khác”, “nói chung”, “tóm lại”, “tuy nhiên”, “bên
cạnh đó”… Hoặc là những từ ngữ có tính nhấn mạnh, khẳng định hay phủ
định như: “thà”, “chứ nhất định”, “quyết không”, “quyết đem”, “sự thật
là”…Cần giúp học sinh phát hiện và phân tích được vai trò của những từ
ngữ đó. Chúng không chỉ có tác dụng liên kết văn bản mà còn thể hiện mối
quan hệ nhân quả của các luận điểm, luận cứ. Hoặc chúng làm cho lập luận
thêm chặt chẽ, giọng điệu thêm mạnh mẽ, dứt khoát.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu phong cách học thì văn bản
nghị luận đứng hàng thứ hai, sau văn bản nghệ thuật, trong việc sử dụng các

phương tiện và biện pháp tu từ. Chúng ta bắt gặp rất nhiều các yếu tố này
trong các văn bản nghị luận ở chương trình lớp 12.
Ví dụ:
+ Những so sánh rất giàu ý nghĩa, vừa chính xác, vừa gợi cảm trong bài
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc: “ngôi sao”,
“bầu trời văn nghệ của dân tộc”, “một thời khổ nhục nhưng vĩ đại”, “khúc
ca khải hoàn”, “khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên
ngang”, “những đóa hoa, những hòn ngọc”, “những đóa hoa của một thời
buổi oanh liệt và đau thương”…
+ Những biện pháp so sánh, ẩn dụ mà Xvai-gơ đã sử dụng một cách tập
trung để khắc họa sứ mệnh và tầm vóc của thiên tài Đô-xtôi-ép-xki: “tác
phẩm (…) là rượu ngọt”, “đếm các ngày như trước đây đã đếm cái cọc của
trại giam”, “trở về như một kẻ hành khất”, “lời như sấm sét”…; hay “quả đã
được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống”, “hạt đã gieo xuống, mùa gặt sẽ vô
tận”, “thành phố ngàn tháp chuông”, ‘tia chớp”, “tiếng sấm”, “dông bão”…
Phạm Thị Bích Thủy -16-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
Những so sánh và ẩn dụ có hệ thống ở đây nhằm mục đích ngợi ca và nâng
tầm vóc Đô-xtôi-ép-xki như một vị thánh, một con người siêu phàm.
Cần hướng dẫn để học sinh thấy rằng, việc sử dụng các phương tiện
và biện pháp tu từ tạo nên lối diễn đạt giàu hình ảnh, tăng cường tính biểu
cảm của văn nghị luận. Không những thế, lối diễn đạt này còn tạo nên cách
hành văn hoa mĩ và biến hóa, gợi nhiều liên tưởng độc đáo mà lại chặt chẽ,
xác đáng về mặt lí luận, vừa thấu tình đạt lí, tạo hứng thú đặc biệt cho
người đọc.
Phạm Thị Bích Thủy -17-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
KẾT LUẬN

I. Hiệu quả của đề tài
Sau khi áp dụng đề tài này đối với các lớp 12 đang trực tiếp giảng
dạy, tôi nhận thấy kết quả khả quan như sau:
- Phần lớn học sinh tích cực, chủ động hơn trong học tập. Các em có hứng
thú học tập bộ môn, có ý thức, động cơ học tập tốt hơn. Giờ học văn bản
nghị luận đối với các em không còn nhàm chán, cứng nhắc mà thực sự trở
thành tiết học để các em phát hiện những thông tin mới mẻ, chia sẻ những
quan điểm, cách nhìn riêng, khơi gợi, nuôi dưỡng những cảm xúc và mĩ
cảm nghệ thuật.
- Phát huy được năng lực nhiều mặt của học sinh: như cảm nhận tinh tế,
khả năng thẩm bình, bình luận, cách sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt… ngày
càng tốt hơn.
- Một số bài kiểm tra về các văn bản nghị luận cho thấy: so với những lớp
không áp dụng sáng kiến, lớp được áp dụng có số học sinh đạt điểm khá
giỏi tăng lên, số học sinh yếu giảm rõ rệt. Chứng tỏ các em nắm được bài
và yêu thích môn học hơn.
Bảng thống kê khảo sát chất lượng học sinh (qua bài kiểm tra)
Đối tượng
khảo sát
Lớp Sĩ số Giỏi
SL TL%
Khá
SL TL%
TB
SL TL%
Yếu
SL TL%
Lớp không áp dụng SK
12b9
42 0 0 7 16,7 25 59,5 10 23,8

Lớp có áp dụng SK
12A2
45 4 8,9 12 26,7 23 51,1 6 13,3
12B10
44 9 20,5 23 52,3 10 22,7 2 4,5
II. Bài học kinh nghiệm
Phạm Thị Bích Thủy -18-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
- Để giúp học sinh chiếm lĩnh trọn vẹn cái hay, cái đẹp của văn bản nghị
luận, người giáo viên không chỉ cần kiến thức chuyên môn, kĩ năng sư
phạm, biết định hướng học sinh theo mục tiêu giáo dục chung, mà còn phải
biết “sống” với tác phẩm, và trăn trở, tìm tòi những cách khai thác hiệu
quả.
- Cần chuẩn bị bài kĩ lưỡng, chú ý phát huy vai trò tích cực, chủ động của
học sinh bằng nhiều cách, như:
+ Giao vấn đề cho các em suy nghĩ, chuẩn bị ở nhà
+ Đặt câu hỏi phù hợp với mức độ học sinh, từ dễ đến khó.
+ Trong quá trình học sinh trả lời, giáo viên biết gợi mở và khuyến khích,
động viên các em kịp thời.
- Có biện pháp phù hợp quan tâm tới từng đối tượng học sinh (khá, giỏi,
trung bình, yếu, kém) để đảm bảo tới mức cao nhất học sinh tiếp nhận
được kiến thức của bài học, nâng cao hứng thú và niềm yêu thích đối với
bộ môn.
III. Một số kiến nghị
Vẻ đẹp thẩm mỹ của một tác phẩm nghị luận là do nhiều yếu tố khác
nhau tạo thành. Khi dạy văn nghị luận, giáo viên cần bám sát văn bản, nắm
vững đặc trưng cơ bản của thể loại, chú ý mối quan hệ gắn bó giữa nội
dung và hình thức của văn bản – tác phẩm. Cùng với việc giúp học sinh
khám phá các giá trị nội dung và nghệ thuật, hãy để các em được rung cảm

và cảm thụ chất văn của tác phẩm, được thăng hoa với những xúc cảm
thẩm mĩ mà văn học đem đến cho con người.
Để mỗi giờ dạy thực sự tạo được niềm hứng khởi cho thầy và trò,
người giáo viên phải không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp, tâm
huyết với nghề.
Kính đề nghị cấp trên tổ chức nhiều hơn các hoạt động chuyên môn
để giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm và nâng cao tay nghề như:
Phạm Thị Bích Thủy -19-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
+ Tổ chức các chuyên đề, hội thảo
+ Các giờ thao giảng sinh hoạt cụm cần đa dạng hơn về thể loại văn bản
+ Nhân rộng các sáng kiến kinh nghiệm có tính thực tiễn cao.
Thành phố Huế, tháng
3/2014
Giáo viên
Phạm Thị Bích Thủy
Phạm Thị Bích Thủy -20-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn 12 chương trình Cơ bản và
Nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn
học, Nhà xuất bản Giáo dục, 1993.
3. Phạm Viết Chữ, Phương pháp dạy tác phẩm văn chương theo loại
thể, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
4. Bảo Quyến, Rèn luyện kĩ năng nghị luận, Nhà xuất bản Giáo dục,
2003.
5. Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nhà xuất

bản Giáo dục, 1994.
6. Nguyễn Thị Thanh Hương, Dạy văn ở trường phổ thông, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
7. Nguyễn Quốc Siêu, Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, Nhà xuất
bản Giáo dục, 2005.
8. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, Nhà xuất bản Giáo
dục, 2001.
9. Nguồn tài liệu từ các website: http//tvtl.bachkim.vn;
http//phongdiep.net; http//nguvan.hnue.edu.vn; http//vnthuquan.net…
Phạm Thị Bích Thủy -21-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG THPT GIA HỘI
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TP Huế, ngày tháng năm 2014
HIỆU TRƯỞNG
(Chủ tịch Hội đồng)
Phạm Thị Bích Thủy -22-
Trường THPT Gia Hội
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác giá trị thẩm mĩ trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 12

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN SỞ
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TP Huế, ngày tháng năm 2014
(Chủ tịch Hội đồng)
Phạm Thị Bích Thủy -23-
Trường THPT Gia Hội

×